You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY

CHUYÊN ĐỀ
SỬ DỤNG VECTOR TRONG GIẢI TOÁN
HÌNH HỌC PHẲNG

Họ và tên : Nguyễn Trường Sơn


Đơn vị công tác : Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy

NINH BÌNH NĂM 2020


MỤC LỤC

PHẦN 1 SỬ DỤNG VECTOR TRONG GIẢI TOÁN HÌNH HỌC PHẲNG 1

1 BÀI TẬP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
PHẦN

1 GIẢI
SỬ
GIẢITOÁN
SỬDỤNG
DỤNGVECTOR
TOÁNHÌNH
VECTORTRONG
HÌNHHỌC
HỌCPHẲNG
TRONG
PHẲNG
PHẦN 1. BÀI TẬP
L Bài toán 1. Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với
BC, CA, AB tại D, E, F . Giả sử L = BE ∩ CF , G là trọng tâm tam giác DEF .
K là điểm đối xứng của L qua G. Gọi P = DK ∩ EF, Q đối xứng với P qua
trung điểm EF . Chứng minh rằng ∠DGE + ∠F GQ = 180◦ .

L Bài toán 2. Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC
tại D. Gọi M là trung điểm BC. Kẻ đường kính DF của đường tròn (I) và AE
là đường phân giác góc ∠BAC (E ∈ BC). Đường thẳng qua D song song với
F M cắt đường thẳng qua A vuông góc với BC tại K. Đường thẳng DK cắt
F E tại L. Chứng minh D là trung điểm KL.

L Bài toán 3. Cho tam giác ABC có tâm đường tròn nội tiếp, tâm đường
tròn bàng tiếp góc B, C là lượt là I, Jb , Jc . Lấy K là điểm đối xứng với Jb qua
trung điểm M của AC và L là điểm đối xứng với Jc qua trung điểm N của AB.
Gọi D là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC. Chứng minh
Rb
rằng ba điểm D, K, L thẳng hàng và D chia đoạn KL theo tỉ số (trong đó
Rc
Rb , Rc theo thứ tự là bán kính đường tròn (Jb ), (Jc )).

L Bài toán 4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp đường
tròn (I). Lấy X, Y, Z là chân đường đối trung ứng với đỉnh I của tam giác
BIC, CIA, AIB. Chứng minh rằng AX, BY, CZ đồng quy trên OI.

L Bài toán 5. Cho tam giác ABC có hai đường phân giác BD, CE cắt nhau
tại tâm đường tròn nội tiếp I. Tiếp tuyến tại B, C của đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABC cắt nhau tại T . Chứng minh rằng T I chia đôi đoạn EF .
L Bài toán 6. Cho tam giác ABC có ba đường cao AD, BE, CF đồng quy
tại H. Tiếp tuyến tại B, C của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC cắt nhau
tại T . Gọi R = DE ∩ HC, S = DF ∩ HB. Chứng minh rằng HT chia đôi đoạn
RS.

L Bài toán 7. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). S = AB ∩ CD.
Dựng hai điểm E, F sao cho OE ∥ AC, DE ⊥ AO và OF ∥ BD, AF ⊥ DO.
Chứng minh OS ⊥ EF .

L Bài toán 8. Cho tam giác ABC có trực tâm H. Đường thẳng qua C vuông
góc với HC cắt HB tại F . Đường thẳng qua B vuông góc với HB cắt HC tại
D. Lấy điểm E đối xứng với D qua B và M là trung điểm của EF . Chứng minh
CM vuông góc với đường thẳng Euler của tam giác ABC.

L Bài toán 9. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Q = AB ∩
CD, P = AD ∩ BC. Chứng minh rằng khoảng cách giữa trực tâm hai tam
giác ABP và QBC bằng khoảng cách giữa hai trực tâm tam giác AQD và
P DC.

L Bài toán 10. Cho tứ giác lồi ABCD. P = AB ∩ CD, Q = AD ∩ BC. Phân
giác trong của các góc ∠BCD, ∠DAB cắt nhau tại I. Phân giác trong của các
góc ∠ABC, ∠CDA cắt nhau tại J. Phân giác ngoài tại P, Q tương ứng của các
tam giác P BC, QAB cắt nhau tại K. Chứng minh rằng I, J, K thẳng hàng.

L Bài toán 11. Cho hình bình hành ABCD. Các điểm K, H theo thứ tự
thuộc các cạnh CD, BC. Lấy M, N, P lần lượt là trung điểm của AH, HK, AK.
Chứng minh rằng BM, CN, DP đồng quy.

L Bài toán 12. Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O), kẻ hai tiếp tuyến
AB, AC tới đường tròn (O) (B, C là các tiếp điểm). Kẻ đường kính BD của
đường tròn (O) và trên CO lấy điểm E sao cho ∠BAE = 90◦ . Lấy K là trung
điểm BO. Chứng minh rằng EK ⊥ AD.

p Nguyễn Trường Sơn-Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy / Trang 2


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Nam Dũng, Kỹ thuật đếm bằng hai cách và ứng dụng trong giải toán, Kỷ
yếu Hội nghị Khoa học, Các chuyên đề chuyên Toán – Bồi dưỡng học sinh giỏi
THPT, Nam Định, tháng 11/2010.

[2] Stasys Jukna, Extremal Combinatorics: With Applications in Computer Science,


Second Edition, Springer, 2001.

[3] Martin Aigner, Gunter M. Ziegler, Proofs from THE BOOK, Fourth Edition,
Springer, 2010.

[4] Arthur T. Benjamin, Jennifer J. Quinn, Proofs that Really Count: The Art of
Combinatorial Proof, The Mathematical Association of America, 2003.

[5] Titu Andreescu, Zuming Feng, 102 Combinatorial Problems, Birkhauser, 2003.

[6] Yufei Zhao, Counting in Two Ways, MOP 2007 Black Group. http://web.mit.
edu/yufeiz/www/olympiad/doublecounting_mop.pdf.

[7] Carl G. Wagner, Basic Combinatorics, 2005. http://www.math.utk.edu/


~wagner/papers/comb.pdf.

[8] Diễn đàn toán học https://diendantoanhoc.net.

[9] AoPS Forum https://artofproblemsolving.com.

You might also like