You are on page 1of 5

Tài Liệu Ôn Thi Group

BÀI GIẢNG: TRAO ĐỔI CHẤT SINH TRƯỞNG


VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT (TIẾT 2)
CHUYÊN ĐỀ: SINH HỌC VI SINH VẬT
MÔN: SINH HỌC 10
GIÁO VIÊN: NGUYỄN ĐỨC HẢI

MỤC TIÊU

✓ Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
✓ Giải thích được ý nghĩa của việc sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây
bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.
✓ Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT

1 Các yếu tố vật lí

Yếu tố Ảnh hưởng Ứng dụng


Mỗi VSV tồn tại và phát triển trong một khoảng
nhiệt độ thích hợp. VSV được chia thành: - Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các
- VSV ưa lạnh (dưới 150C) chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ,…
Nhiệt độ
- VSV ưa ẩm (từ 200C - 400C) - Dùng nhiệt độ thấp để kìm hãm sự
- VSV ưa nhiệt (từ 550C - 650C) sinh trưởng của VSV.
- VSV siêu ưa nhiệt (750C - 1000C)
- Mỗi VSV sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm - Dùng nước để khống chế sinh trưởng
nhất định. của các nhóm VSV có hại, kích thích
- Độ ẩm được quyết định bởi hàm lượng nước trong sinh trưởng của các nhóm VSV có lợi.
Độ ẩm
môi trường. - Điều chỉnh độ ẩm của lương thực,
- Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được
tham gia phân hủy các chất. lâu hơn bằng cách sấy, phơi khô.
Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa
các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, hình thành - Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với
T
E

ATP,…
N

từng nhóm VSV.


I.
H

Độ pH VSV được chia thành 3 nhóm: - Điều chỉnh độ pH môi trường để ức


T
N

+ VSV ưa acid. chế VSV gây hại và kích thích các


O
U

+ VSV ưa kiềm. VSV có lợi.


IE
IL

+ VSV ưa pH trung tính.


A
T

1
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Cần thiết cho quá trình quang hợp của cả VSV quang
Dùng bức xạ điện từ để ức chế, tiêu
Ánh sáng tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc
diệt VSV.
tố, chuyển động hướng sáng.
- Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế
bào VSV khiến chúng không phân chia. - Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo
Áp suất
- Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào VSV bị quản thực phẩm như ướp muối, ướp
thẩm thấu
trương nước, có thể vỡ ra (vi khuẩn không có thành đường.
TB)

Giải thích vì sao các bệnh do VSV gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phât triển thành
dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Vì sao thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt
đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách?

Trả lời:
Do vùng nhiệt đới có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với nhiều loài vi sinh vật gây bệnh và gây hỏng
thực phẩm nên chúng dễ dàng sinh trưởng mạnh hơn so với vùng ôn đới nơi có khí hậu lạnh,
nhiệt độ thấp hơn.

2 Các yếu tố hóa học

- Chất dinh dưỡng:


+ VSV chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate,
lipid, ion khoáng,...
+ Một số VSV chỉ sinh trưởng được khi có mặt các nhân tố sinh trưởng trong môi trường.
- Chất ức chế
+ Một số chất hóa học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của VSV theo các cơ chế khác nhau.
- Nhân tố sinh trưởng: Chất cần cho sự sinh trưởng của VSV với hàm lượng rất ít, có thể là một số loại
amino acid, vitamin,... Hay một số nguyên tố vi lượng.
+ VSV không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng → VSV khuyết dưỡng.
+ VSV tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng → VSV nguyên dưỡng.
T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

2
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Tác động của một số chất ức chế với sự sinh trưởng của vi sinh vật

3 Kháng sinh, ý nghĩa của kháng sinh và tác hại của việc lạm dụng kháng sinh

- Kháng sinh là chất có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn.
- Nguồn gốc
+ Do VSV tiết ra trong quá trình sinh trưởng.
+ Được con người tổng hợp nhân tạo.
- Ý nghĩa: Con người ứng dụng trong việc tạo ra các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh gây ra bởi vi khuẩn.
→ Cứu người, thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh:
❖ Nguyên nhân
- Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định, tự ý dùng thuốc.
- Sử dụng rộng rãi thuốc kháng sinh trong chăn nuôi làm tăng nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc trên
vật nuôi → Truyền sang người → gene kháng kháng sinh có thể truyền sang vi khuẩn gây bệnh ở người.
❖ Cách phòng tránh
- Tuân thủ triệt để quy trình điều trị bằng thuốc kháng sinh.
T
E
N

- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

3
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

IV. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN Ở VSV

1 Phân đôi

- Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở VSV.


- Cách tiến hành: 1 tế bào mẹ phân đôi thành 2 tế bào con giống nhau.
- VSV nhân sơ chỉ có thể phân đôi vô tính.
- Nhiều VSV nhân thực có thể phân đôi hữu tính theo cách tiếp hợp.

2 Sinh sản bằng bảo tử

- Nấm có khả năng sinh sản bằng bào tử dạng vô


tính hoặc hữu tính.
- Vi khuẩn cũng có thể sinh sản bằng ngoại bào tử
(chỉ có lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy
hợp chất calcium dipicolinate)

3 Nội bào tử

- Không phải hình thức sinh sản ở vi khuẩn, hình thành ở vi khuẩn khi gặp điều kiện khắc nghiệt.
- Có lớp vỏ dày chứa calcium dipicolinate bên trong tế bào, giúp vi khuẩn tiềm sinh khi gặp điều kiện
thuận lợi.

4 Nảy chồi
T
E
N

- Phương thức sinh sản vô tính đặc trưng của một số ít VSV
I.
H

như vi khuẩn quang dưỡng màu tía, nấm men.


T
N

- Một cá thể mới hình thành ở một phía của cá thể mẹ, sau khi
O
U

trưởng thành, cá thể con sẽ tách ra thành cá thể độc lập.


IE
IL

- Một cá thể mẹ có thể nảy chồi ra nhiều cá thể con.


A
T

4
https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) có gì khác so với
vi sinh vật nhân thực (vi nấm)?

Trả lời:
- Cả vi khuẩn và VSV nhân thực đều có các hình thức sinh sản như phân đôi, nảy chồi và sinh sản bằng bào tử.
- Tuy nhiên, cơ chế có sự sai khác, các hình thức sinh sản ở sinh vật nhân sơ là sinh sản vô tính, trong khi ở
sinh vật nhân thực đã có sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.

T
E
N
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

5
https://TaiLieuOnThi.Net

You might also like