You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG SINH HKII

Lý thuyết

I. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV:


1, Khái niệm: VSV gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, là những cơ thể đơn bào
hay tập hợp đơn bào, có kích thước hiển vi.
2, Đặc điểm chung:
- Kích thước nhỏ (1-10 µm), cấu tạo đơn giản.
- S/V lớn → Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh.
- Sinh trưởng và phát triển nhanh
- Thích nghi tốt → Phân bố rộng, nhiều chủng loại.
3, Môi trường nuôi cấy:
- VSV phân bố rộng rãi trong đất, nước, đáy đại dương, trên cơ thể người, ĐV, TV,....
Các yếu tố trên được gọi là MT tự nhiên cảu VSV.
- MT nuôi cấy VSV: do con người chủ động tạo ra để nuôi cấy các VSV trong phòng
thí nghiệm. Dựa vào nguồn gốc của nguyên liệu chia 3 loại:
+ MT tự nhiên: Chứa các chất tự nhiên như sữa, thịt , trứng, huyết thanh, máu,…
với số lượng và thành phần không xác định.
+ MT tổng hợp: Đã biết thành phần hóa học và số lượng của các chất có trong MT.
+ MT bán tổng hợp: chứa một số chất tự nhiên và một số chất hóa học đã biết rõ
thành phần và số lượng.
4, Các kiểu dinh dưỡng:
- VSV có kiểu dinh dưỡng đa dạng hơn hẳn ĐV và TV.
- Kiểu dinh dưỡng là cách thức VSV sử dụng năng lượng và thức ăn trong MT.

Nguồn Cacbon
Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Ví dụ
chủ yếu
Tảo, Vk lam, Vk
Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 lưu huỳnh màu tía,
màu lục
Vk tía, lục không
Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ
chứa lưu huỳnh

Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2 Vk Nitrat hóa, Oxi


hóa lưu huỳnh,
Hiđro,....
VSV lên men, hoại
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ
sinh,...
5, Hô hấp và lên men:
- Trong MT có Oxi, một số VSV tiến hành hô hấp hiếu khí. Trong MT ko có Oxi, một
số VSV tiến hành hô hấp kị khí hoặc lên men.
- Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng các hợp chất Cacbonhidrat.
+ Hô hấp hiếu khí: là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ; chất nhận e cuối cùng là
Oxi phân tử.
+ Hô hấp kị khí: là quá trình phân giải Cacbonhidrat để thu năng lượng cho tế bào;
chất nhận e cuối cùng là một phân tử vô cơ ko phải là Oxi phân tử.
- Lên men: là quá trình chuyển hóa kị khí; chất cho e và chất nhận e là các phân tử
hữu cơ.

II. Sinh trưởng của VSV:


1, Khái niệm: Sinh trưởng là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
- Nếu cấy 1 VK vào MT thì số lượng TB sẽ tăng
1 → 2 → 4 → 8 → 16 → 32 → 64 → .....
- Sự phân chia TB theo cấp số nhân
1 → 21 → 22 → 23 → 24 → 25 → 26 → .... → 2n ( n: số lần phân chia TB )
- Nếu cấy số lượng VK ban đầu là N0 thì sau một thời gian nuôi, tổng số TB (N) đạt
là:
N = N0 . 2n

- Thời gian thế hệ (g) là thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân
chia hay quần thể nhân đôi về mặt số lượng cá thể
(t: thời gian cần cho n lần phân chia)

g=t÷n

2, Sự sinh trưởng của quần thể VSV:


a) Nuôi cấy ko liên tục: Là nuôi cấy trong dụng cụ chứa MT lỏng, không được bổ
sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất → Pha
lũy thừa chỉ kéo dài qua vài thế hệ.

ĐƯỜNG CONG SINH TRƯỞNG

- Pha tiềm phát:


+ Từ khi cấy VK vào MT cho đến khi đạt tốc độ sinh trưởng cực đại.
+ VK làm quen và thích nghi với MT mới.
+ Sự tổng hợp mạnh mẽ các thành phần TB (Protein, axit nucleic) các enzim TĐC
(proteaza, amylaza) và tích lũy các chất cần thiết hình thành TB mới.
+ TB ở trạng thái hoạt động mạnh nhất nhưng số lượng TB chưa tăng
- Pha lũy thừa:
+ VK bắt đầu phân chia mạnh mẽ
+ Số lượng TB tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại
+ Thời gian thế hệ đạt tới hằng số
+ Quá trình TĐC diễn ra mạnh mẽ nhất
- Pha cân bằng:
+ Hiệu suất sinh trưởng giảm do chất dinh dưỡng cạn dần, chất độc hại tăng lên, pH
môi trường thay đổi.
+ Sinh khối VK đạt cực đại, không đổi theo thời gian (số TB mới sinh ra bằng số
TB cũ chết đi).
- Pha suy vong:
+ Số TB có khả năng sống giảm dần theo luỹ thừa dẫn đến sự chế hàng loạt các cá
thể.
+ Chất độc hại tích lũy khá nhiều. Chất dinh dưỡng cạn kiệt dưới mức cần thiết.
+ Số TB bị tự phân bởi enzim, sự phân hủy các chất dự trữ cùng tăng lên.
b) Nuôi cấy liên tục: là trong quá trình nuôi các điều kiện MT đc duy trì ổn định nhờ
bố sung thường xuyên các chất dinh dưỡng và loại bỏ ko ngừng các chất thải → Quần
thể VK có thể sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV:
1, Các yếu tố hóa học:
a) Chất dinh dưỡng: Sgk/105, 106
b) Chất ức chế sinh trưởng: Bảng Sgk/106
2, Các yếu tố vật lí:
a) Nhiệt độ:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào nên cũng ảnh
hưởng đến tốc độ sinh trưởng ( nhanh hay chậm ) của VSV.
- Dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích, VSV được chia thành 4 nhóm chủ yếu: ưa lạnh,
ưa ấm, ưa nhiệt và ưa siêu nhiệt.
- Người ta dùng nhiệt độ cao để thanh trùng và nhiệt độ thấp để kìm hãm sự phát triển
của VSV.
b) Độ pH:
- pH là đại lượng đo độ axit hay độ kiềm tương đối, được biểu hiện từ 0 đến 14:
+ pH < 7: Chất axit
+ pH = 7: Trung tính
+ pH > 7: Chất kiềm
- Độ pH ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa VC trong tế bào,
hoạt tính enzim, sự hình thành ATP,...
- Dựa vào độ pH thích hợp, VSV được chia thành 3 nhóm chủ yếu: Nhóm ưa trung
tính; Nhóm ưa axit; Nhóm ưa kiềm.
c) Độ ẩm:
- Nước cần cho việc hòa tan enzim, chất dinh dưỡng và cũng là chất tham gia vào
nhiều phản ứng chuyển hóa VC quan trọng
- Mỗi loại VSV sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định: VK đòi hỏi độ ẩm
cao; Nấm men cần ít nước hơn; Nấm sợi có thể sống trong độ ẩm thấp. → Nước có
thể dùng để khống chế sựu sinh trưởng của từng nhóm VSV.
d) Ánh sáng:
- Mức năng lượng trong lượng tử ánh sáng phụ thuộc vào độ dài bước sóng của tia
sáng. VK cần năng lượng ánh sáng đẻ quang hợp.
- Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố,
chuyển động hướng sáng,...
- Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế VSV.
e) Áp suất thẩm thấu: Sgk/108

You might also like