You are on page 1of 22

Lan Anh

CHƯƠNG 3:
1. Cấu tạo KHV và công dụng của từng bộ phận:
Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:
* Hệ thống giá đỡ gồm:
Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp
tiêu bản.
 * Hệ thống phóng đại gồm:
–  Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2
loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn,
dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)
–  Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn
quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một
thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh
thật).
* Hệ thống chiếu sáng gồm:
–  Nguồn sáng (gương hoặc đèn).
–  Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi
qua tụ quang.
–  Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào
tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản.
Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.
* Hệ thống điều chỉnh:
–   Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)
–   Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp)
–   Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống
–   Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang
–   Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng)
–   Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải)

2. Trình bày 2 loại tiêu bản phổ biến để quan sát vsv dưới KHV
Tiêu bản giọt ép và tiêu bản buồng treo
- Tiêu bản giọt ép:

3. Trình bày các phương pháp nhuộm vsv phổ biến:


- Có 2 loại thuốc nhuộm:
+ Phẩm nhuộm kiềm: các cation (+)
+ Phẩm nhuộm acid: các anion (-)
- Nhuộm dương: phẩm nhuộm kiềm trên bề mặt của mẫu.
- Nhuộm âm: phẩm nhuộm acid, nhuộm nền không nhuộm mẫu.
- Nhuộm đơn: sử dụng 1 phẩm nhuộm,đánh giá hình dạng kích thước,các sắp
xếp.
- Nhuộm phân biệt: gồm 1 phẩm nhuộm chính với 1 phẩm nhuộm tương phản
=> phân biệt các loại tế bào hay thành phần tế bào.
- Nhuộm đặc biệt: đánh gia các thành phần của tế bào không thể nhuộm được
bằng các phương pháp thông thường

1
Lan Anh

4. Trình bày kỹ thuật 6Is (tên, mục đích từng bước, nội dung thực hiện) trong
nghiên cứu vsv :

Tên kỹ thuật Phương pháp Mục đích


Inoculattion Chuyển mẫu chưa vsv vào môi Giúp tăng khả năng hiển
Cấy/ nuôi cấy trường dinh dưỡng thích hợp cho thị, xử lí và quản lí các
sự sinh trưởng phát triển của vsv. chủng vsv trong MT phục
Môi trường đó có thể ở dạng vụ cho nghiên cứu
lỏng, rắn,v..v…
Incubation Tạo điều kiện tối ưu cho sự sinh Thúc đẩy sự tăng trưởng và
(ủ/nuôi ủ) trưởng,phát triển của vsv trong nhân giống của vi sinh vật,
môi trường (nhiệt độ,không làm tăng số lượng vi sinh
khí,ánh sáng,..) vật

Isolation Tách từng tế bào vsv ra khỏi 1 Tạo các khuẩn lạc biệt lập
( phân lập) hỗn hợp rất nhiều vsv khác bằng để đảm bảo chúng tinh
các kỹ thuật cấy trên môi trường khiết nhằm nghiên cứu về
rắn(cấy ria, cấy điểm, cấy gõ,…) cấu trúc đặc tính của từng
vsv đơn lẻ

Inspection Đánh giá và ghi nhận các đặc Phân tích các đặc điểm ban
(khảo sát đặc điểm của khuẩn lạc và tế bào vsv đầu, cơ bản của vsv trong
điểm đại thể,vi dưới KHV. mẫu để lấy thông tin cơ
thể) Đại thể: những hình thái có thể bản.
ghi chép , quan sát bằng mắt
thường
Vi thể: quan sát hình thái, đặc
điểm của vsv dưới KHV

Information Đánh giá và ghi nhận thêm các Cung cấp dữ liệu, thông tin,
gathering đặc điểm sinh hoá,sinh lý miễn bằng các kết quả kiểm tra
(thu thập thông dịch,di truyền,tính nhạy cảm với và mô tả này sẽ là yếu tố
tin) kháng sinh… quyết định chính của vsv
được định danh

Identification Tổng hợp thông tin và so sánh đối Hiểu sâu về loài vsv, cung
(định danh) chiếu với cơ sở dữ liệu để xác cấp nhiều ứng dụng trong
định vsv. chuẩn đoán bệnh.

- Khuẩn lạc: 1 tập hợp/quần thể các tế bào cùng loài phát sinh từ MỘT tế bào bố
mẹ ban đầu

5. Các kỹ thuật phân lập:


- Cấy ria_VK/Nấm men: dùng đầu que cấy vòng chấm vào vsv bạn muốn lấy rồi
ria từng đường, lúc này bạn sẽ phân lập được 3-4 chủng vsv khác nhau.

2
Lan Anh

- Cấy đổ/hộp đổ_VK/ Nấm men/ mốc: bước đầu tiên của phương pháp cấy này
là pha loãng mẫu: 10-1,10-2,10-3,…. mục đích là giảm nồng độ của nó xuống như
vậy mật độ vsv khi cấy sẽ kh bị dày đặc. Vsv sẽ có mặt ở khắp mọi nơi, như trên
bề mặt thạch, trong hoặc dưới bề mặt thạch,….
- Cấy trải_ VK/ Nấm men/ Mốc: bước đầu tiên của phương pháp cấy này là pha
loãng mẫu: 10-1,10-2,10-3,…. mục đích là giảm nồng độ của nó xuống như vậy mật
độ vsv khi cấy sẽ kh bị dày đặc. Mỗi tế bào vi sinh vật nằm ở đâu thì sẽ ở đó,
năm ở trên bề mặt thạch.

6. Phân loại môi trường nuôi cấy vsv theo trạng thái vật lý, thành phần hoá
học, mục đích sử dụng:

Trạng thái vật lý Thành phần hóa học Mục đích


Lỏng Môi trường tổng hợp: là Nuôi cấy thông thường
(không có agar, không môi trường đã xác định tăng sinh vi khuẩn khó
hóa rắn ) được thành phần hữu cơ nuôi
và vô cơ( biết trong đó có
Bán rắn những chất HC và VC gì, Chọn lọc
(0,3–0,5 % agar) liều lượng ra sao Phân biệt
3-5gram agar

Rắn Mỗi trường không tổng Nuôi cấy kị khí


(có thể hoá lỏng) hợp/ tự nhiên: phức tạp, Vận chuyển mẫu
có thành phần hóa học
không xác định.
* brain-heart extract: dịch
Rắn (không hoá lỏng) chiết/ cao. Thử nghiệm
Định lượng

- Lỏng: không hóa rắn


- Bán rắn: 3-5gram agar, mềm, sệt, lợn cợn, chứa 0.3-0.5% agar/gelatin hoặc các
thành phần làm rắn khác -> khảo sát khả năng di động, sinh khí H2S, sinh
indole…
- Rắn (có thể hóa lỏng): tạo môi trường có bề mặt cứng để khuẩn lạc phát triển,
chứa 1.5-2% agar(dạng rắn nhưng siêu mềm).
+ Agar( có thể hóa lỏng): phức hợp polysaccharide từ tảo đỏ có vai trò làm
đông/rắn phổ biến nhất; hóa lỏng ở 1000C, hóa rắn ở dưới 42oC. Vai trò tạo bề
mặt rắn để nuôi cấy vsv, giúp giữ nước và chất dinh dưỡng. Agar không bị vsv
phân hủy được(gelatin bản chất là protein nên dễ bị phân hủy).
- Rắn ( không hóa lỏng) : không chứa agar như( lúa, bã mía, xơ dừa, mùn cưa,….)

* những môi trường dinh dưỡng phổ biến:


- Môi trường dinh dưỡng lỏng chủ yếu chứa: cao thịt, peptone
- Môi trường dinh dưỡng rắn chủ yếu chứa: cao thịt, peptone, agar

3
Lan Anh

- Môi trường nuôi cấy thông thường: nuôi cấy đa dạng các nhóm loài vsv,
thường là MT không TH
- Môi trường tăng sinh: chứa các hợp chất phức tạp như máu, huyết thanh,
hemoglobin, các yếu tố sinh trưởng đặc biệt để cung cấp cho các vsv khó nuôi
- môi trường chọn lọc: là môi trường chứa một hay vài chất ức chế sinh trưởng
vi sinh vật không mong muốn và hỗ trợ sinh trưởng vi sinh vật mục tiêu
- môi trường không chọn lọc: cho phép nhiều loại vsv sinh trưởng, mỗi loại sẽ
thể hiện các đặc điểm khác nhau.
- môi trường khử : chứa chất hấp thụ oxy hay ngăn cản sự khuếch tán oxy vào
môi trường
- môi trường lên men carbohydrat: chứa các loại đường có thể được lên men
bởi vsv (đặc biêt là vi khuẩn, vi nấm) →sinh acid hữu cơ →giảm pH →đổi màu
chất chỉ thị.
- môi trường nuôi cấy thuần khiết: chỉ phát triển một loài vi sinh vật đã biết
- môi trường nuôi cấy hỗn hợp – giữ hai hoặc nhiều loài hoặc vi sinh vật được
xác định
- ◦ môi trường nuôi cấy bị nhiễm bẩn – từng là môi trường nuôi cấy thuần túy
hoặc hỗn hợp có vi khuẩn không mong muốn phát triển
* Loại bỏ môi trường nuôi cấy:
- các mẫu vật chứa vsv và môi trường nuôi cấy vsv có khả năng gây nguy hiểm
thường được loại bỏ bằng: tiệt trùng bằng hơi nước, tro hóa bằng nhiệt khô

4
Lan Anh

CHƯƠNG 7:
1. Sự dinh dưỡng ở vsv:
- Sự dinh dưỡng: quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng (hợp chất hoá học) từ
môi trường để sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào
- Chất dinh dưỡng thiết yếu: phải được cung cấp cho một sinh vật, có 2 loại chất
dinh dưỡng thiết yếu:
+ Chất dinh dưỡng đa lượng(nghĩa là cần nhiều, cần 1 lượng lớn): cần được
cung cấp với lượng lớn, có vai trò cấu thành tb và sự trao đổi chất ( protein,
carbohydrate)
+ Chất dinh dưỡng vi lượng: cần được cung cấp với lượng nhỏ, cần thiết cho
hoạt động của enzyme và duy trì cấu trúc protein (chất khoáng: manganese,
zinc, nickel)

2. Chất dinh dưỡng được chia làm 2 loại


- Chất dinh dưỡng vô cơ : như các muối kim loại: magie sulfat, sắt nitrate,
sodium phosphate); khí: oxy, carbon dioxide); nước
- Chất dinh dưỡng hữu cơ: chứa các nguyên tử C và H và thường là sản phẩm
của các sinh vật sống. Bao gồm các chất hữu cơ như: Carbohydrate, lipid,
protein, nucleic acid,…ngoài ra còn có metan(CH 4), ….

3. Trong tế bào có những thành phần hóa học:


- 70% là nước
- chất hữu cơ chiếm khoảng 97% trọng lượng khô
- protein choeems tỷ lệ lớn
- 96% thành phần tế bào được cấu tạo bởi 6 nguyên tố: Carbon, hydrogen,
oxygen, nitrogen, phosphorous, sulfur.

4. Nguồn dinh dưỡng thiết yếu:


- nguồn carbon nguồn C: được chia làm 2 loại:
 Sinh vật dị dưỡng: phải lấy nguồn C từ chất hữu cơ (protein,
carbohydrate…) tạo ra từ các sinh vật khác
 Sinh vật tự dưỡng chỉ sử dụng CO2 làm nguồn C, không phụ thuộc
nguồn chất dinh dưỡng từ các sinh vật khác (CO2 + H2O -> C6H12O6 +
O2 )

- Nguồn Nitrogen nguồn N:


 N2 là nguồn dự trữ N chính, chiếm khoảng 79% thành phần không
khí.
 Là thành phần cấu tạo nên protein, nucleic acid, ATP. Các hợp chất
này lại là nguồn N cho sinh vật dị dưỡng.
 Một số vk và vi tảo sử dụng nguồn N vô cơ, vd: NO3-, NO2-,NH3
 Dù tb hấp thụ dạng N nào, các dạng này đều được chuyển hoá thành
NH3 , dạng duy nhất được sử dụng tiếp tục để chuyển hoá thành
amino acid.

- Nguồn oxygen nguồn O:


5
Lan Anh

 chiếm khoảng 20% thành phần không khí


 Thành phần của các muối vô cơ (sulfates, phosphates, nitrates)…và
nước
 Thành phần chính cấu tạo nên carbohydrat, lipids, nucleic acids và
protein,….
 Vai trò quan trọng trong cấu tạo tb và chức năng của enzyme
 không thể thiếu cho hoạt động trao đổi chất ở nhiều sinh vật

- Nguồn Hydrogen nguồn H


 nguyên tố chính của tất cả các hợp chất hữu cơ và nhiều chất vô cơ
(nước, muối, khí)
 Thành phần của các khí tạo bởi và được sử dụng bởi các vsv
 Vai trò của H : duy trì pH, tạo các liên kết H, nguồn năng lượng tự do
cho các phản ứng oxy hóa

- Nguồn Phosphorous nguồn P :


 Nguồn P vô cơ chủ yếu là PO4-3 trong đá, mỏ khoáng ở đại dương
 Thành phần cấu tạo của nucleic acid, phospholipid
 Thành phần cấu tạo ATP
- Nguồn Sulfur nguồn S :
 có nhiều trong tự nhiên, đá; các lớp trầm tích chứa SO42- S2- , H2S, S
 thành phần cấu tạo của một số vitamin và amino acid
 ổn định cấu trúc protein bởi các cầu nối disulfide

5. Các chất dinh dưỡng quan trọng khác đối với sự trao đổi chất ở vsv:
- K: thiết yếu cho quá trình sinh tổng hợp protein, quan trọng đối với một số cơ
chế vận chuyển qua màng
- Na: quan trọng đối với một số cơ chế vận chuyển qua màng, duy trì áp suất
thẩm thấu của tb
- Ca: ổn định vách tb và sức chống chịu của nội bào tử
- Mg: thành phần của chlorophyll; ổn định màng tb và ribosome, cofactor của
nhiều enzyme
- Fe: quan trọng đối với quá trình hô hấp của tb
- Zinc, copper, nickel, manganese, etc cofactor của các loại enzyme

6
Lan Anh

Elenment/Nutrient Forms( Sources/Reservoirs of Signficance to Cells


Nguyên tố/dạng dinh dưỡng) Compounds ( Nguồn) ( Vai trò đối với tế bào)
Found in Nature
Dạng
Carbon Khí carbonic CO2 Không khí (0,036%*) C2, được tạo ra bởi quá trình hô
CO32- Cacbonat trầm tích/đất hấp và được sử dụng trong quá
Hợp chất hữu cơ Những sinh vật sống trình quang hợp; CO32- được tìm
thấy trong thành tế bào và bộ
xương; các hợp chất hữu cơ rất
cần thiết cho cấu trúc và chức
năng của tất cả các sinh vật và
virus.
Nitrogen Khí N2 Không khí (79%*) Khí nitơ chỉ có sẵn cho một số vi
NO3- (nitrate) đất và nước khuẩn cố định nó thành khí khác
NO2- (Nitrite) đất và nước các hợp chất nitơ vô cơ - nitrat,
NH3 ( ammonium) đất và nước nitrit và amoni - nguồn nitơ
Organic nitrogen sinh vật chính cho tảo, thực vật và phần
(nito hữu lớn vi khuẩn; động vật và động
cơ(protein, nucleic vật nguyên sinh cần nitơ hữu
acid)) cơ; tất cả sinh vật sử dụng NH3
để tổng hợp axit amin và axit
nuclêic.
Oxygen Khí O2 Không khí( 20%), a major Khí oxy cần thiết cho quá trình
Oxit Product of chuyển hóa chất dinh dưỡng
H2 O Photosynthesis của vi sinh vật hiếu khí.
Đất Oxy là một nguyên tố quan
trọng trong các hợp chất hữu cơ
và hợp chất vô cơ (xem nước,
sunfat, phốt phát, nitrat,carbon
dioxide trong bảng này).
Hydrogen Khí H2 Nước, đầm lầy, Nước là hợp chất có nhiều nhất
H2 O bùn trong tế bào và là dung môi cho
H2S( hydrogen Núi lửa, lỗ thông hơi phản ứng trao đổi chất; Khí H2,
sulfur) đầm lầy H2S, CH4 được sản xuất và sử
CH4 (metan) sinh vật dụngbởi vi khuẩn và vi khuẩn
Hợp chất hữu cơ… cổ; Các ion H là cơ sở để chuyển
các tế bàonăng lượng và giúp
duy trì độ pH của tế bào.
Phosohorus PO43- ( phosphate) Đá, khoáng sản Phosphas, thành phần chính của
Deposots DNA và RNA, rất quan trọng đối
Đất với cấu trúc di truyền của tế bào
và vi rút; cũng được tìm thấy
trong ATP và NAD, nơi nó tham
gia vào nhiều phản ứng trao đổi
chất; sự hiện diện của nó trong
phospholipid cung cấp sự ổn
7
Lan Anh

định cho màng tế bào.


Sulfur S Mỏ khoáng Lưu huỳnh nguyên tố (S) bị oxy
SO42- (sulfate) Trầm tích núi lửa hóa bởi một số vi khuẩn như
SH( sulfhydryl) Đất một nguồn năng lượng; lưu
huỳnh có trong vitamin B1; Các
nhóm sulfhydryl là một phần
của một số axit amin, nơi chúng
hình thành các liên kết disulfide
giúp định hình và ổn định
protein.
Potassium K+ KHoáng sản, nước biển, Đóng vai trò tổng hợp protein
đất và vận chuyển qua màng
Sodium Na+ Same as potassium Người tham gia chính trong các
hành động màng; duy trì áp suất
thẩm thấu trong tế bào
Calclum Ca+ Trầm tích đại dương, đá Là thành phần của vỏ động vật
và đất nguyên sinh (dưới dạng CaCO3);
ổn định thành tế bào; thêm sức
đề kháng với endospores vi
khuẩn
Magnesium Mg2+ Trầm tích địa chất, đá và Một nguyên tử trung tâm trong
đất phân tử chất diệp lục; cần thiết
cho chức năng của màng,
ribosome và một số enzyme
Chloride Cl- Nước biển, hồ muối Có thể hoạt động trong vận
chuyển màng; được yêu cầu bởi
halophiles bắt buộc để điều
chỉnh áp suất thẩm thấu
Zinc Zn2+ Đá, đất Một đồng yếu tố enzyme; điều
hòa di truyền eukaryote
Iron Fe2+ Đá, đất Yếu tố cần thiết cho cấu trúc
của protein hô hấp (cytochrom)
Required in Địa chất trầm tích, thổ Cần thiết với số lượng rất nhỏ
tiny nhưỡng để đóng vai trò là đồng yếu tố
amounts to trong hệ thống enzyme chuyên
serve as biệt của một số vi khuẩn nhưng
cofactors in không phải tất cả
specialized
enzyme
systems of
some
microbes
but not all

8
Lan Anh

6. Yếu tố tăng trưởng: Các chất hữu cơ thiết yếu ( không thể thiếu)
- Các hợp chất hữu cơ mà một sinh vật không tự sinh tổng hợp được vì do đặc
trưng về di truyền
- Là chất dinh dưỡng bắt buộc phải được cung cấp, ví dụ như các amino acid
thiết yếu, vitamin, nucleotide…
7. Các nhóm sinh vật phân chia theo nhu cầu dinh dưỡng:
 2 dạng dinh dưỡng chính: dựa vào nguồn C và nguồn năng lượng
- Nguồn Carbon: Dị dưỡng, Tự dưỡng
- Nguồn nắng lượng chia 2 dạng :
+ SV hóa dưỡng: lấy năng lượng nhờ chuyển hóa các hợp chất hóa học
+ SV quang dưỡng: lấy năng lượng từ ánh sáng thông qua quá trình quang
hợp

9
Lan Anh

10
Lan Anh

 Yếu tố tăng trưởng: các chất dinh dưỡng hữu cơ cần thiết
 Các hợp chất hữu cơ không thể được tổng hợp bởi một sinh vật vì chúng
thiếu các cơ chế di truyền và trao đổi chất để tổng hợp chúng
 Phải được cung cấp như một chất dinh dưỡng - axit amin thiết yếu,
vitamin
 Căn cứ vào nguồn C mà vsv có khả năng đồng hóa mà người ta chia vsv ra
làm các nhóm sinh lý sau:
 Tự dưỡng:
 Quang tự dưỡng: nguồn C là CO2, nguồn năng lượng là ánh sáng
 Hóa tự dưỡng: nguồn C là CO2, nguồn năng lượng là một số hợp
chất vô cơ đơn giản ( chỉ một số loại vi khuẩn như vsv tạo ra khí
metan, vk sống ở khe nứt của đáy biển)
 Dị dưỡng:
 Quang dị dưỡng: nguồn C là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là ánh
sáng
 Hóa dị dưỡng: nguồn C là chất hữu cơ, nguồn năng lượng được
tạo thành từ sự chuyển hóa trao đổi chất của nguyên sinh chất của
một cơ thể khác
 Hoại sinh: nguồn C là chất hữu cơ, nguồn năng lượng được tạo
thành nhờ sự chuyển hóa trao đổi chất của nguyên sinh các xác
hữu cơ ( nấm, vi khuẩn – sinh vật phân giải)
 Ký sinh: nguồn C là chất hữu cơ, nguồn năng lượng được lấy từ các
tổ chức hoặc dịch thể của cơ thể sống.

8. Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng qua màng tế bào


 Vận chuyển thụ động: không cần năng lượng, các chất tồn tại và di chuyển
từ khu vực có nồng độ cao hơn đến các khu vực có nồng độ thấp hơn
 Khuếch tán
 Thẩm thấu – khuếch tán nước
 Khuếch tán xúc tiến - đòi hỏi phải có chất vận chuyển
 Vận chuyển chủ động: đòi hỏi năng lượng và protein vận chuyển, với mỗi
protein vận chuyển chỉ vận chuyển một loại chất hòa tan tương ứng
 Vận chuyển chủ động
 Chuyển vận nhóm – vận chuyển làm biến đổi phân tử hóa học ( chất
hòa tan ) trước và sau quá trình chuyển vận
 Vận chuyển số lượng lớn – endocytosis, exocytosis, pinocytosis
9. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vsv:
- Các yếu tố môi trường tác động chủ yếu đến các enzyme trao đổi chất của vsv
- Bao gồm: nhiệt độ, nhu cầu oxy, pH, bức xạ điện từ, áp suất môi trường
10. Các mức nhiệt độ chính:
- Nhiệt độ tối thiểu: nhiệt độ thấp nhất ở đó vsv vẫn có thể sinh trưởng, trao đổi
chất
- Nhiệt độ tối đa: nhiệt độ cao nhất ở đó vsv vẫn có thể sinh trưởng, trao đổi
chất
11
Lan Anh

- Nhiệt độ tối ưu: cho phép vsv sinh trưởng, trao đổi chất nhanh, mạnh nhất

11. 3 nhóm vsv chính được phân loại theo nhiệt độ sinh trưởng tối ưu
- Psychrophiles_VSV Ưa lạnh (nhiệt độ tối ưu 15oC; có khả năng sinh trưởng ở
0oC )
- Meosophiles_VSV Ưa ẩm (nhiệt độ tối ưu 20O-40OC)
- Thermophiles_VSV Ưa nóng/nhiệt (nhiệt độ tối ưu lớn hơnhơn 45oC)

12. Yêu cầu về khí:


 Oxygen
- Khi O2 được tb sử dụng, chúng có thể bị chuyển hoá thành các sản phẩm độc
hại như: oxy nhóm đơn (1O2), ion superoxide (O2-), peroxide (H2O2) và các gốc
hydroxyl (OH-)
- Hầu hết các tb đều có hệ enzyme trung hoà các chất này: superoxide
dismutase, catalase, peroxidase
- các vsv không thể trung hoà các chất độc này bị buộc phải sống trong môi
trường không có oxy

 Phân loại nhu cầu oxygen


 VSV hiếu khí: sử dụng oxy, có thể giải độc oxy
- VSV hiếu khí bắt buộc: không thể sinh trưởng trong môi trường không có oxy
- VSV vi hiếu khí: chỉ cần một lượng nhỏ oxy trong môi trường ( thường là 2-10%
O2)
 VSV kị khí: không sử dụng oxy
- VSV kỵ khí bắt buộc: không thể sinh trưởng trong môi trường có oxy do thiếu
các enzyme giải độc
- VSV kỵ khí không bắt buộc: sử dụng oxy nhưng vẫn sinh trưởng trong môi
trường không có oxy
- VSV kỵ khí chịu oxy: không sử dụng oxy nhưng có thể sống sót và sinh trưởng
trong điều kiện có oxy

 Nhu cầu về CO2: Tất cả vsv đều cần một lượng CO2 cho quá trình trao đổi
chất
- VSV ưa CO2: sinh trưởng tốt nhất ở môi trường có nồng độ CO2 cao(5% – 10%
CO2 và ~15% O2)
 Ảnh hưởng của pH:
- Đa số vsv sinh trưởng ở khoảng pH trung tính 6-8
- VSV ưa acid bắt buộc: chỉ sinh trưởng trong môi trường có pH acid
- VSV ưa kiềm: sinh trưởng tối ưu trong môi trường kiềm
 Áp suất thẩm thấu:
- Hầu hết vsv sống trong môi trường nhược trương và đẳng trương
- VSV ưa mặn: chỉ sống trong môi trường có nồng độ muối cao
- VSV “chịu áp”: không cần môi trường có nồng độ muối cao để sinh trưởng
nhưng có thể tồn tại được khi gặp điều kiện này

12
Lan Anh

* Các yếu tố môi trường khác: VSV ưa áp suất: chỉ tồn tại được trong môi
trường có áp suất rất lớn và tb sẽ bị vỡ trong môi trường áp suất khí quyển tiêu
chuẩn

13. Các mối quan hệ sinh thái của vsv:


- Cộng sinh: các sv có sự chia sẻ quan hệ dinh dưỡng với nhau, cần thiết đối với
một hay cả 2 bên
+ cộng sinh bắt buộc: đôi bên có lợi
+ hội sinh: bên có lợi, bên vô hại
+ ký sinh: vật ký sinh có lợi, vật chủ bị hại
- Quan hệ không cộng sinh, vsv sống tự do, không nhất thiết cần quan hệ dinh
dưỡng để tồn tại
+ hợp tác: cùng chia sẻ chất dinh dưỡng
+ đối địch: ức chế, tiêu diệt lẫn nhau
- Mối quan hệ giữa Vi khuẩn và con người
+ Cơ thể con người là môi trường sống phong phú của vi khuẩn cộng sinh, nấm
và một số động vật nguyên sinh - hệ vi sinh vật thông thường
+ Cộng sinh, ký sinh và hiệp đồng
14. Sự sinh trưởng của vsv :
- sự sinh trưởng diễn ra ở 2 cấp độ: sự gia tăng kích thước tb và sự gia tăng số
lượng tb trong quần thể
- Sự sinh sản ở vk diễn ra theo cơ chế nhân/phân đôi
+ tb mẹ tăng kích thước, nhân đôi NST, tạo vách ngăn ở giữa chia tb mẹ thành
2 tb con
15. Tốc độ tăng trưởng của quần thể
- thời gian thế hệ hay thời gian nhân đôi: tgian cần thiết để hoàn thành 1 chu
trình phân chia/sinh sản
- mỗi chu trình phân chia làm gia tăng số lượng tb của quần thể theo cấp số
nhân (cơ số 2)
- thời gian thế hệ dài ngắn tuỳ loài
Công thức tính kích cỡ của 1 quần thể

N = (Ni).2 = (Ni).2
ƒ
n t/g

- Nƒ : tổ ng số tb củ a quầ n thể sau 1 khoả ng tgian sinh trưở ng


- Ni :số tb củ a quầ n thể ban đầ u

- n: số thế hệ
- t : tổ ng tgian sinh trưở ng

- g : tgian thế hệ/tgian nhân đôi


16. Đường cong tăng trưởng của quần thể trong điều kiện nuôi cấy theo mẻ

13
Lan Anh

- Đường cong tăng trưởng thể hiện sự thay đổi số lượng tb của quần thể theo
thời gian, thông thường gồm 4 pha
Các giai đoạn trong đường cong tăng trưởng bình thường:
1. Pha lag: giai đoạn thích nghi của quần thể, tb có thể tăng kích thước, rất ít tb
phân chia
2. Pha log/pha tăng trưởng hàm mũ/pha tăng trưởng theo cấp số nhân: giai
đoạn quần thể sinh sản nhanh, mạnh nhất miễn là môi trường và dinh dưỡng
còn thuận lợi
3. Pha cân bằng: tỷ lệ sinh sản tương đương với tỷ lệ chết do cạn
kiệt dinh dưỡng, oxy, và ngộ độc các chất thải, acid hữu cơ
4. Pha chết: các yếu tố bất lợi gia tăng làm tb chết theo ‘’

17. Các phương pháp phân tích sự sinh trưởng của quần thể:
- Đo độ đục: pp đơn giản nhất, mức độ đục tỷ lệ thuận với kích thước của quần
thể
- Phương pháp định lượng:
+ PP đếm khuẩn lạc
+ PP đếm trực tiếp: đếm tất cả các tb hiện diện trong mẫu một cách thủ công
hay tự động

14
Lan Anh

CHƯƠNG 11: Tác nhân vật lý và hóa học để kiểm soát vi sinh vật

1. Kiểm soát vi sinh vật:


- Kiểm soát vsv: sử dụng các phương pháp vật lý, hóa học và cơ học để tiêu diệt
hoặc giảm số lượng VSV không mong muốn ở một khu vực nhất định
- Đối tượng chính cần kiểm soát là các VSV gây nhiễm trùng hoặc hư hỏng
+ tb sinh dưỡng và nội bào tử của vi khuẩn
+ hệ sợi tơ và bào tử của nấm mốc, nấm men
+ tế bào sinh dưỡng và bào nang của nguyên sinh vật
+ Giun
+ Virus
+ prion
2. Khả năng chống chịu tương đối của VSV đối với các tác nhân kiểm soát vật
lý – hoá học:
- Khả năng chống chịu ở mức cao nhất :
+ prions
+ nội bào tử vi khuẩn Bacillus/Clostridium

- Khả năng chống chịu ở mức trung bình:


+ Pseudomonas, Acinetobacter
+ Staphylococcus ( tụ cầu)
+ Mycobacterium
+ Protozoan cysts/fungal zygospores/naked virus(u nang đơn bào/hợp tử
nấm/virus trần)

- Khả năng chống chịu ở mức thấp/kém nhất


+ hầu hết các tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn
+ bào tử nấm trừ hợp tử và sợi nấm, nấm men
+ virus bao bọc( enveloped viruses )
+ sinh vật đơn bào

3. Thuật ngữ và các phương pháp kiểm soát vsv:


- Tiệt/diệt trùng: quá trình trình tiêu diệt tất cả các dạng sống của VSV, bao gồm
cả virus và nội bào tử
- Khử trùng: quá trình diệt chết các mầm bệnh ở dạng tb sinh dưỡng, thường
dùng để xử lý các vật vô sinh
- Sát trùng: các chất khử trùng nhưng được sử dụng trực tiếp trên các bề mặt
tiếp xúc của cơ thể sinh vật
- Vệ sinh: bao gồm tất cả các kỹ thuật làm sạch nhằm loại bỏ vsv một cách cơ
học
- Giảm thiểu số lượng vsv
Sepsis_“Tạm dịch: Nhiễm trùng máu/huyết”: sự phát triển của VSV trong máu
và/hoặc ở các mô cơ quan khác

15
Lan Anh

Asepsis_Vô trùng: tất cả các hoạt động nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của tác
nhân gây nhiễm vào các mô lành, và từ đó ngăn chặn được sự lây nhiễm
Aseptic techniques_Kỹ thuật vô trùng: các kỹ thuật tiệt trùng thường được
thực hiện để ngăn ngừa sự “nhiễm” các vsv không mong muốn

4. Sự chết của VSV:


- Là sự mất vĩnh viễn khả năng sinh sản, kể cả trong điều kiện sinh trưởng tối ưu
-> Các tb sống và có khả năng sinh sản được gọi là Viable cell/CFU (CFU: tế bào
sống, Đơn vị hình thành khuẩn lạc)
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ chết của vsv:
- Hiệu quả của mỗi tác nhân kiểm soát chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố
+ Số lượng vsv
+ Bản chất của vsv trong quần thể
+ Nhiệt độ và pH của môi trường
+ Nồng độ và liều lượng của tác nhân kiểm soát
+ Cơ chế hoạt động của tác nhân kiểm soát
+ Sự hiện diện của các dung môi, sự cản trở bởi các chất hữu cơ, các chất ức
chế
+ Thời gian xử lý

6. Các vấn đề thực tế cần quan tâm khi kiểm soát VSV:
- Việc lựa chọn phương pháp kiểm soát phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể
- Có cần thiết xử lý ở mức tiệt trùng không?
- Vật cần xử lý có được tái sử dụng không?
- Vật cần xử lý có chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao, bức xạ, hoặc các chất hóa học
không?
- Phương pháp kiểm soát được sử dụng có phù hợp không
- Sự xâm nhập/xuyên thấu của các tác nhân kiểm soát có đủ không?
- Phương pháp xử lý có an toàn, hiệu quả, và tiết kiệm không?
7. Các cơ chế tác động của tác nhận kiểm soát:
Đích tác động của các tác nhân vật lý và hóa học :
1. Thành/vách tb: trở nên mỏng và bị ly giải bởi một số loại thuốc kháng vsv,
các chất tẩy, cồn
2. Màng tb: mất tính toàn vẹn, bị ly giải bởi một số chất tẩy rửa, chất hoạt động
bề mặt
3. Các quá trình sinh tổng hợp DNA, RNA: quá trình sao chép, phiên mã bị ức
chế bởi các loại thuốc kháng vsv, tia bức xạ, formaldehyde, ethylene oxide
4. Các protein: ribosom và quá trình dịch mã tạo protein bị ức chế, protein bị
phá vỡ hoặc biến tính bởi cồn, phenol, acid, nhiệt độ cao

16
Lan Anh

8. Các phương pháp kiểm soát vật lý:


- Nhiệt độ cao: nhiệt khô và nhiệt ẩm
- Nhiệt độ thấp
- Làm khô
- Chiếu tia bức xạ
- Lọc

9. Cơ chế tác động và hiệu quả kiểm soát bởi nhiệt độ cao
- Nhiệt ẩm: xử lý ở nhiệt độ thấp hơn và thời gian ngắn hơn phương pháp nhiệt
khô ➔làm đông tụ và biến tính protein
- Nhiệt khô: xử lý ở nhiệt độ trung bình đến cao ➔ làm mất nước, biến đổi cấu
trúc protein, tro hóa

10. Các đo lường về sự chết của vsv do nhiệt:


- Thời gian chết do nhiệt: thời gian ngắn nhất cần thiết để diệt chết tất cả các
vsv thử nghiệm ở một nhiệt độ xác định
- Điểm nhiệt gây chết: nhiệt độ thấp nhất để diệt chết tất cả các vsv trong một
mẫu trong 10 phút

11. Các phương pháp ( VẬT LÝ)


 NHIỆT ẨM:
- Hơi nước ở áp suất cao -> Tiệt trùng
- Nồi hấp cao áp 15 psi ~ 1 kgf/cm2/121oC/15 min
- Hơi nước phải bao phủ và tiếp xúc với tất cả các bề mặt của vật thể cần được
tiệt trùng
- Không sử dụng cho các vật thể không chịu nhiệt hoặc không chịu ẩm
- Cơ chế kiểm soát
+ Biến tính protein
+ Phá vỡ màng tb và DNA
 Hơi nước không áp suất:
- Phương pháp Tyndal – tiệt trùng gián đoạn: dùng cho các vật, chất không chịu
được điều kiện hấp cao áp
- Các vật, chất được cho tiếp xúc với dòng hơi nước từ 30-60 phút ➔ủ 24 giờ
➔hấp lại
- Lặp lại chu kỳ trong 3 ngày
- Ứng dụng cho một số thực phẩm đóng hộp, hoá chất, môi trường nuôi cấy
trong phòng thí nghiệm
- Còn được dùng để khử trùng một số hoá chất, thiết bị y tế
 Đun sôi:
- Đun sôi ở 100oC, 30 phút để diệt các vsv gây bệnh không có khả năng hình
thành bào tử ( quy tắc chuẩn của thế giới)
- Khử trùng
 Thanh trùng:

17
Lan Anh

- Thanh trùng: sử dụng nhiệt độ cao để diệt các mầm bệnh hoặc các vsv gây hư
hỏng mà không làm mất giá trị dinh dưỡng và hương vị của thực phẩm
- Thanh trùng theo mẻ 65OC-30p
- Thanh trùng nhanh 70OC-15s
- Không phải pp tiệt trùng: chỉ diệt các mầm bệnh không sinh bào tử và làm giảm
số lượng vsv; không diệt được nội bào tử và nhiều loại vsv không gây bệnh khác

 NHIỆT KHÔ:
- Phương pháp nhiệt khô sử dụng nhiệt độ cao hơn phương pháp nhiệt ẩm
- tro hóa: đốt bằng lửa hoặc thiết bị đốt điện →đốt cháy và làm giảm mật độ vsv
và các hợp chất khác
- Lò nung /Tủ sấy: 150-180oC →đông tụ protein
 Nhiệt độ thấp:
- Kìm hãm vsv ➔làm chậm các quá trình sinh học của tb ➔làm chậm/ức chế sự
sinh trưởng của vsv
- Làm lạnh/mát: 0-15oC hoặc Đông lạnh < 0oC
- Được sử dụng để bảo quản thực phẩm, hoá chất, môi trường, giống vsv
 Desiccation (Làm khô/hút ẩm)
- Loại bỏ dần nước khỏi tb →ức chế các quá trình chuyển hóa của tb →ức chế
sinh trưởng
- Không phải pp kiểm soát hiệu quả vì nhiều tb vẫn có khả năng sinh trưởng lại
khi có nước
- Sấy thăng hoa: loại nước ở điều kiện đông lạnh →ứng dụng để bảo quản (sấy
thăng hoa là loại bỏ tối đa lượng nước nhưng không làm mất đi kết cấu)
 Bức xạ ion hóa:
- Có năng lượng cao, xuyên thấu mạnh, làm các electron rời khỏi quỹ đạo →đứt
gãy DNA
+ Tia gamma, tia X, tia âm cực
+ Ứng dụng tiệt trùng các dụng cụ, hoá chất, vật tư y tế, sản phẩm thực phẩm
 Bức xạ không ion hóa:
- Khả năng xuyên thấu kém – cần được tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt xử lý
- Tia UV bước sóng 240-280 nm tạo Thymine dimers ➔cản trở quá trình sao
chép
 Lọc:
- Loại bỏ vsv được vào kích thước của lỗ lọc
- Không khí hoặc chất lỏng được đưa qua bộ lọc
- Ứng dụng tiệt trùng các chất lỏng nhạy nhiệt và không khí trong các khu cách ly
ở bệnh viện và các phòng sạch trong công nghiệp

12. Các tác nhân hóa học kiểm soát VSV:


- Chất khử trùng, chất sát trùng, chất tiệt trùng, chất vệ sinh, chất bảo quản…
- Các đặc điểm mong muốn của hóa chất xử lý
+ Hoạt động nhanh chóng ở nồng độ thấp
+ Tan trong nước hoặc cồn, ổn định
+ Phổ hoạt động rộng, độc tính thấp
+ Khả năng thẩm thấu, xâm nhập tốt
18
Lan Anh

+ Không ăn mòn, không nhuộm/bắt màu


+ Dễ tìm, dễ mua, giá cả hợp lý

13. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý của hóa chất:
- Bản chất của vật được xử lý
- Mức độ nhiễm
- Thời gian xử lý
- Độ mạnh và cơ chế tác động của hoá chất

14. Danh mục các chất tiệt trùng:


1. Halogens ( Halogen)
2. Phenolics (Phenol)
3. Chlorhexidine (Clohexidin)
4. Alcohols (Rượu)
5. Hydrogen peroxide (Hydro peroxit)
6. Detergents & soaps (Chất tẩy rửa & xà phòng)
7. Heavy metals (Kim loại nặng)
8. Aldehydes (Andehit)
9. Gases (Khí)
10. Dyes (Thuốc nhuộm)

19
Lan Anh

20
Lan Anh

21
Lan Anh

22

You might also like