You are on page 1of 212

LOGO

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

NGHIỆP VỤ
NGOẠI THƯƠNG
PHẦN 1

ThS. TRẦN TRỌNG ĐỨC


GIẢNG VIÊN

ThS. Trần Trọng Đức


Tel: 0982519999
Email: duc.trantrong12@gmail.com

1 2
ĐỐI VỚI SINH VIÊN

Tài liệu v Tài liệu


Điểm o Slides bài giảng
Thi o Giáo trình
o Các tài liệu tham khảo khác
Điều kiện dự thi cuối kỳ
•Tham dự từ 80% số buổi v Điểm
học trở lên
10% 15% 15% 60%
•Tham gia đóng góp ý kiến
Tham dự Bài kiểm Bài thuyết Bài thi cuối kỳ
tại lớp và tham gia công việc
lớp học tra trình nhóm Time: 60’
nhóm tích cực
Tham gia Được sử
•Hoàn thành bài tập nhóm đóng góp ý dụng tài liệu
tính điểm 20% và bài kiểm kiến
tra 20%
v Thi :
o Đủ điều kiện dự thi
o Tham dư thi trong 90’
o Điểm thi chiếm 60% tổng số điểm học phần
1 3
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Môn học trang bị cho sinh viên:


• Kiến thức cơ bản về kỹ thuật NVNT
• Kiến thức về cách thức tiến hành thương vụ kinh doanh trong ngoại thương
• Các điều kiện giao dịch
• Trình tự tiến hành
• Thủ tục và chứng từ liên quan
• Phương thức thực hiện
• Kiến thức về việc phân tích, đánh giá và lựa chọn thương vụ KDQT

Sau khi hoàn thành, sinh viên có thể:


• Hiểu biết cơ bản các kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
• Thực hành được các nghiệp vụ ngoại thương trong kinh doanh quốc tế
• Phân tích, đánh giá được hiệu quả kinh doanh của các thương vụ kinh doanh
quốc tế
• Lựa chọn được phương án kinh doanh phù hợp nhất với doanh nghiệp và với
từng thị trường
1 4
KẾT CẤU MÔN HỌC

PHẦN 1:
Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ ngoại thương
Chương 2: Những phương thức giao dịch trong kinh doanh ngoại thương
Chương 3: Vận tải và giao nhận hàng hóa trong ngoại thương
Chương 4: Bảo hiểm hàng hóa trong ngoại thương
Chương 5: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương
PHẦN 2:
Chương 6: Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị trong ngoại thương
Chương 7: Lập phương án kinh doanh trong ngoại thương
Chương 8: Soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Chương 9: Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Chương 10: Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương

1 5
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP


VỤ NGOẠI THƯƠNG

1 6
Mục tiêu chương 1

1. Giới thiệu những vấn đề khái quát về NVNT


2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa môn học NVNT
với các môn học khác của chuyên ngành QT
KDQT
3. Nghiên cứu đối tượng, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu môn học NVNT
4. Khái quát nội dung của các chương trong môn
học NVNT

1 7
I. KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

1. Khái niệm NVNT


2. Bản chất của NVNT
3. Vai trò kỹ thuật của NVNT
4. Nhân tố ảnh hưởng thực hiện NVNT
5. Tổng quan các NVNT trên thế giới
6. Cơ sở pháp lý thực hiện NVNT

1 8
Nghiệp vụ ngoại thương là gì?

NVNT = những cách thức tiến hành các công việc


để thực hiện một thương vụ kinh doanh hay một
quyết định kinh doanh

• Quy trình thủ tục


• Chứng từ liên quan
• Kỹ thuật chuẩn bị hồ sơ (nhanh, chính xác, tiết kiệm, ít rủi ro)
• Kỹ thuật đàm phán ký kết hợp đồng
• Kỹ thuật đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh
• Kỹ thuật lập và thực hiện hợp đồng
• Trình tự tiến hành công việc

1 9
Bản chất của NVNT?

Bản chất của NVNT là tất cả những công việc cụ


thể mang tính thực hành, để phục vụ cho việc
ban hành các quyết định kinh doanh hoặc thực
hiện các quyết định kinh doanh đã ban hành.

1 10
Vai trò kỹ thuật của NVNT?

Hoạt động
kinh doanh

Hoạt động tư Các công việc


duy mang tính kỹ thuật

Lựa chọn chính xác


Lựa chọn Thực hiện nhanh
chóng, hiệu quả

1 11
Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện NVNT?

Hiệu quả thực hiện NVNT

Môi trường Môi trường Trình độ Tập quán


pháp lý văn hóa phát triển giao dịch
quốc gia quốc gia kinh tế doanh
quốc gia nghiệp

1 12
Tổng quan các NVNT trên thế giới

• Nghiệp vụ giao dịch trong kinh doanh ngoại thương


• Nghiệp vụ chuẩn bị đàm phán và kỹ thuật đàm phán hợp đồng
KDQT
• Nghiệp vụ lập hợp đồng kinh doanh ngoại thương
• Nghiệp vụ làm giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
• Nghiệp vụ quảng cáo, tiếp thị
• Nghiệp vụ tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế
• Nghiệp vụ lập phương án kinh doanh ngoại thương
• Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
• Nghiệp vụ bảo hiểm quốc tế
• Nghiệp vụ mua bán, thuê mướn thiết bị
• Nghiệp vụ đấu giá và đấu thầu quốc tế
• …v.v… 1 13
Cơ sở pháp lý thực hiện NVNT

Chung (quốc tế) Riêng (quốc gia)

v Công ước Viên • Hướng dẫn sử dụng INCOTERMS 2010 or 2000 –


1980 Phòng TM & Công nghiệp VN
v Quy định của • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu – QH nước
ICC CHXHCN VN ngày 26/12/1991
• Luật thương mại – QH nước CHXHCN VN 2005
• Thuế 2006 – Biểu thuế XK-NK và thuế GTGT hàng
nhập khẩu – Nguyễn Viết Hùng. NXB TP HCM 2006
• Bộ luật thương mại thống nhất UCC – Hoa Kỳ
2006
• Điều khoản bất khả kháng và khó khăn – Phòng
thương mại quốc tế , ấn bản số 421
• Hướng dẫn thông tin khai hải quan điện tử - Bộ tài
chính 2006
• Khác: Bảo hiểm,
1 vận chuyển…. 14
II. PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 15
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

• Tổng quát + Tình huống


• Cụ thể => Khái quát
Nghiệp vụ tổ chức
thực hiện

Các nghiệp vụ
trung gian

Những vấn đề cơ
bản trong kinh
doanh ngoại
thương (Hàng
hóa, vận tải, bảo
hiểm, thanh toán)

1 16
ĐỐI TƯỢNG và PHẠM VI NGHIÊN CỨU

q Đối tượng nghiên cứu:


• Các kỹ thuật nghiệp vụ tiến hành hoạt động kinh doanh có liên quan
đến đối tác nước ngoài
• Ngoại trừ hoạt động đầu tư nước ngoài
(vì đầu tư là hoạt động rộng hơn và phức tạp hơn nên sẽ nghiên cứu ở
môn học khác)

q Phạm vi nghiên cứu:


• Cách thức tiến hành các hoạt động kinh doanh diễn ra giữa 1 quốc
gia nhất định với 1 quốc gia khác
• Giác độ nghiên cứu vi mô
• Chỉ nghiên cứu các hoạt động giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa mà
không đi sâu nghiên cứu các hoạt động đầu tư sản xuất.
• Các hoạt động giao dịch diễn ra giữa Việt Nam và các nước khác bao gồm
các tổ chức và thể nhân nước ngoài.

1 17
NỘI DUNG MÔN HỌC NVNT (phần 1)

• Đối tượng, phạm vi, nội dung của môn học


Chương 1 • Mối quan hệ với các môn học khác

• Các phương thức giao dịch kinh doanh trong ngoại thương
• Phân loại các phương thức giao dịch theo nhóm: mua bán thông thường, đối lưu, gia công
XK, tái xuất, triển lãm, hội chợ, sở giao dịch, đấu thầu, đấu giá…
Chương 2
• Phân tích ưu, nhược điểm

• Các phương thức vận tải và giao nhận hàng hóa trong kinh doanh ngoại thương
• Các loại hình vận tải, ưu nhược điểm từng loại
• Các hình thức giao nhận và thuê vận tải, ưu nhược điểm từng loại
Chương 3
• Cách thức kết hợp các phương thức vận tải và giao nhận hàng hóa trong kinh doanh ngoại
thương nhằm thực hiện các phương thức giao dịch đã chọn
• Khái quát về bảo hiểm, thị trường bảo hiểm hàng hóa trong kinh doanh ngoại thương
• Các phương thức bảo hiểm hàng hóa trong kinh doanh ngoại thương, ưu nhược điểm của
Chương 4
từng loại
• Các trường hợp bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm và nghiệp vụ hoàn thành
trách nhiệm đó.
• Đồng tiền thanh toán trong ngoại thương
Chương 5 • Các phương thức thanh toán trong ngoại thương
• Ưu nhược điểm và cách thức vận dụng1các phương thức thanh toán trong ngoại thương
18
NỘI DUNG MÔN HỌC NVNT (phần 2)

• Các hình thức quảng cáo và tiếp thị trong kinh doanh ngoại thương
• Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị trong kinh doanh ngoại thương
Chương 6
• Cách thức lựa chọn hình thức quảng cáo, tiếp thị phù hợp

• Nghiệp vụ nghiên cứu cơ hội kinh doanh: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm,
Chương 7
lập phương án kinh doanh
• Nghiệp vụ phân tích kinh tế và lựa chọn phương án kinh doanh

• Các loại hợp đồng ngoại thương


Chương 8 • Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng ngoại thương

• Các giao dịch, đàm phám trong ngoại thương (người XK và người NK)
Chương 9 • Kỹ thuật đàm phán trong kinh doanh ngoại thương

• Quy trình thực hiện hợp đồng ngoại thương


• Kỹ năng thực hiện hợp đồng ngoại thương (thanh toán, hải quan, thuê vận tải, mua bảo
Chương
10 hiểm, thuê kho bãi, gom hàng xuất…)
• Kỹ năng xử lý tình huống trong kinh doanh ngoại thương
1 19
Mối quan hệ với các môn chuyên ngành KDQT

• Kinh doanh quốc tế


• Marketing quốc tế
• Luật kinh doanh quốc tế
• Kinh doanh dịch vụ quốc tế
• Đấu thầu quốc tế
• Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu
• Chiến lược toàn cầu và quản trị toàn cầu

1 20
Thành lập nhóm

1 21
LOGO

NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 1


LOGO

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 2
NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH
TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

ThS. Trần Trọng Đức


MỤC TIÊU CHƯƠNG 2

1. Nghiên cứu phương thức giao dịch mua bán


trên thị trường quốc tế, phân biệt chúng và hiểu
rõ ưu nhược điểm để vận dụng vào kinh doanh
quốc tế
2. Hiểu rõ các nghiệp vụ đối với mỗi phương thức
giao dịch trên
3. Vận dụng các nghiệp vụ kinh doanh phù hợp
với từng phương thức KDQT

2
NHỮNG PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TRÊN
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

1 2 3 4 5

Gia công quốc Những phương


Mua bán Mua bán đối Giao dịch tại hội
tế và giao dịch thức giao dịch
thông thường lưu chợ và triển lãm đặc biệt
tái xuất khẩu

3
1

Mua bán thông thường

4
Giao dịch mua bán thông thường

Giao dịch mua bán thông thường là phương thức


mua bán thường thấy nhất, phổ biến nhất trên cơ
sở quan hệ tiền và hàng trong ngoại thương

Người mua: người dùng tiền để mua hàng

Người bán: người có hàng để bán

5
Đặc điểm giao dịch mua bán thông thường

• Chủ thể tham gia: tại các quốc gia khác nhau
văn hóa, tính pháp lý, uy tín, tầm cỡ?

• Tiền tệ: ngoại tệ đối với 1 hoặc cả 2 bên


Ngoại tệ?
Tỷ giá hối đoái?

• Hàng hóa: đối tượng của hoạt động mua bán,


luân chuyển qua biến giới quốc gia

6
Các loại giao dịch mua bán thông thường

Mua bán
thông thường

Trực tiếp Gián tiếp


Môi giới
Đại lý

7
Mua bán thông thường trực tiếp

Giao dịch mua bán thông thường trực tiếp là việc người mua và người
bán trực tiếp thiết lập quan hệ mua bán với nhau trong điều kiện mua
bán thông thường.
Xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp
v Ưu điểm:
§ Các bên phát huy hết khả năng của mình
§ Công bằng, sòng phẳng => dễ dàng chấp nhận
§ Chủ động, tự quyết định các vấn đề và nội dung mua bán
§ Trực tiếp tiếp cận bạn hàng quốc tế => quan hệ, thông tin, kinh nghiệm
§ Tiết kiệm: không mất phí giao dịch cho môi giới, hoa hồng cho đại lý….
v Nhược điểm:
§ Đòi hỏi hiểu biết về văn hóa, tập quán giao dịch của đối tác
§ Yêu cầu cao về nghiệp vụ giao dịch phù hợp
§ Khả năng tiếp cận thông tin
§ Đòi hỏi về kinh nghiệm giao dịch mua bán trực tiếp quốc tế
8
Mua bán thông thường gián tiếp

Giao dịch mua bán thông thường gián tiếp là hình thức giao
dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập
thông qua người thứ 3 (trung gian – đại lý, môi giới)

Người thứ 3 => giúp người mua-bán thực hiện giao dịch kinh doanh
§ Nắm giữ thông tin giao dịch, kinh nghiệm đàm phán => chất xúc
tác trong ngoại thương
§ Người môi giới: giới thiệu đối tác => phí môi giới
• Không chịu trách nhiệm đối với thương vụ kinh doanh
• => tìm hiểu kỹ uy tín, trách nhiệm và phương thức phục vụ của người môi giới
§ Người đại lý: hợp đồng đại lý quy định quyền hạn và nghĩa vụ của
các bên (thực hiện công việc được ủy quyền hoặc nhân danh chính
mình)
• Tham gia một phần công việc kinh doanh
• Chịu trách nhiệm về hoạt động và kết quả kinh doanh

9
Các hình thức đại lý

Danh nghĩa Nội dung


Quyền hạn
và chi phí công việc

Đại lý toàn Đại lý thụ Đại lý gửi


quyền ủy bán

Tổng đại Đại lý hoa Đại lý độc


lý hồng quyền

Đại lý đặc Đại lý kinh Đại lý sở


biệt tiêu hữu

10
Mua bán thông thường gián tiếp (t)

v Ưu điểm
§ Trên cơ sở quan hệ tiền hàng cơ bản và phổ biến => công bằng,
sòng phẳng
§ Tận dụng được lợi thế của bên trung gian: thông tin, kinh nghiệm,
tiết kiệm chi phí (tìm hiểu thị trường, thiết lập quan hệ kinh doanh,
thiết lập cơ sở vật chất…)
=> Nhanh, hiệu quả (thâm nhập thị trường mới)
v Nhược điểm
§ Hạn chế cơ hội tiếp xúc trực tiếp đối tác kinh doanh, khách hàng
§ Chia sẻ quyền lợi với người trung gian
§ Thỏa mãn các yêu cầu của người trung gian
Khó nắm bắt thông tin khách hàng, đối tác
Nguy cơ giảm sự cạnh tranh do thiếu thông tin thị trường
Chi phí kinh doanh tăng
11
Nghiệp vụ: GIAO DỊCH MUA BÁN THÔNG
THƯỜNG
1. Tìm kiếm thông tin về hàng hóa và đối tác thương mại
2. Đánh giá hàng hóa (chất lượng, giá cả) và đối tác thương mại
(quy mô, thị phần, mạng lưới phân phối, khả năng thanh
toán…)
3. Đàm phán ký kết hợp đồng: các điều khoản của HĐ
• Hàng hóa: Giá cả, số lượng, trọng lượng, bao bì
• Giao hàng: Phương thức giao hàng, thời hạn giao hàng
• Thanh toán: Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, số lần
thanh toán
• Các điều khoản kiểm định, phạt, bất khả kháng, khiếu nại….
4. Thực hiện HĐ mua bán
• Bên bán: Thực hiện giao hàng (gom hàng, thuê phương tiện, vận
chuyển đến địa điểm giao hàng cam kết,…)
• Bên mua: Thực hiện thanh toán (tiền mặt/chuyển tiền/nhờ thu/L/C và
thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo cam kết) 12
Thanh toán quốc tế

1. Tiền mặt
2. Chuyển tiền
3. Nhờ thu
4. L/C
1) Hủy ngang (revocable L/C)
2) Không hủy ngang (irrevocable L/C)
3) Trả ngay (at sight L/C)
4) Trả sau (usance L/C)
5) Chuyển nhượng (tranferable L/C)
6) Tuần hoàn (Revolving L/C)
7) Trả trước (Anticipatory L/C)
8) Dự phòng (standby L/C)
9) Giáp lưng (Back-to-back L/C)
….. 13
Thanh to¸n th tÝn dông tr¶ ngay kh«ng hñy ngang
(Irrevocable L/C At Sight)

6
NH bªn Mua NH bªn b¸n

2
5
7 1
3
Bªn Mua Bªn b¸n
4
2

Mua bán đối lưu

15
Mua bán đối lưu

Mua bán đối lưu (couter trade) là một phương thức giao
dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu được kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người
mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng
hàng nhận về
• Sự trao đổi hàng hóa
Þ Đồng tiền : chức năng tính toán (không có chức năng thanh toán)

• Xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu


Þ Thủ tục: người mua và bán vừa làm thủ tục xuất, nhập
Þ Không làm tăng giảm cán cân thương mại quốc gia

• Mục đích trao đổi nên lượng hàng giao và nhận có giá trị tương
đương (số lượng, giá cả, đk mua bán)

16
Đặc tính của mua bán đối lưu

vYêu cầu cân bằng


§ Nghĩa vụ và quyền lợi
§ Giá cả và các đk giao dịch
§ Hàng hóa: giá trị và giá trị sử dụng
vĐặc tính cân bằng:
§ Giá cả
§ Tổng giá trị hàng giao cho nhau
§ Điều kiện giao hàng

17
Các loại hình mua bán đối lưu

Hàng đổi hàng (Barter)

Mua bán bù trừ (Compensation)

Mua bán thanh toán bình hành (clearing)

Mua đối lưu (couter – purchase)

Mua bồi hoàn (Offset)

Chuyển nợ (switch)

Mua lại (Buy-backs)


18
Hàng đổi hàng (Barter)

Hàng đổi hàng là hình thức mua bán đối lưu


mà các bên trao đổi những hàng hóa tương
đương và hoạt động trao đổi diễn ra gần
như đồng thời
§ Không sử dụng tiền tệ làm chức năng thanh
toán
§ Hàng hóa tương đương
§ Giao đi và nhận về cùng lúc

19
Mua bán bù trừ (Compensation)

Mua bán bù trừ là phương thức mua bán đối lưu


mà các bên giao và nhận hàng sẽ ghi lại để đến
mỗi kỳ kinh doanh sẽ quyết toán và bù trừ cho
nhau
§ Bù trừ song hành - Bù trừ trước/sau
§ Bù trừ thực nghĩa/tài khoản bảo chứng
§ Bù trừ một phần/toàn phần

20
Mua bán thanh toán bình hành (Clearing)

Mua bán thanh toán bình hành là hình thức mua


bán đối lưu mà các bên chỉ định ngân hàng thanh
toán để ngân hàng này mở 1 tài khoản (gọi là tài
khoản Clearing) nhằm ghi chép và quyết toán
tổng trị giá hàng giao và hàng nhập của mỗi bên.
§ Mua bán và thanh toán diễn ra trên tài khoản
§ 4 chủ thể mở TK theo dõi:
• 2 Chủ thể giao dịch
• Ngân hàng hai bên mua/bán

21
Mua đối lưu (couter purchase)

Mua đối lưu là hình thức mua bán mà một bên


cam kết mua lại một số hàng hóa đã xác định của
bên kia trong tương lai
§ Bên giao hàng trước chấp nhận nhận lại một số hàng đã
xác định của bên kia trong 1 thời gian xác định
§ Bên giao hàng sẽ mua lại hàng hóa nhằm mục đích đối
lưu với những hàng hóa đã giao

22
Mua bồi hoàn (Offset)

v Mua bồi hoàn là hình thức mua bán mà 1 bên cam


kết mua lại 1 số hàng hóa nào đó của bên kia trong
tương lai nhằm bồi hoàn cho bên nhận hàng hóa
một lượng ngoại tệ tương ứng.
§ Bên giao hàng trước chấp nhận mua lại một số hàng hóa
không xác định trước của bên kia trong tương lai

§ Mục đích: hoàn trả cho bên nhận hàng trước 1 khoản tiền
hàng = ngoại tệ tương xứng để chủ động giao hàng hóa đủ
theo giá trị được nhận.

Þ Thích hợp cho quốc gia có chế độ kiểm soát ngoại hối chặt
chẽ, cán cân thương mại thâm hụt lớn

23
Chuyển nợ (Switch)

Chuyển nợ là hình thức mua bán trong đó 1 bên chuyển


nghĩa vụ mua lại từ 1 bên cho bên thứ 3 nhằm hoàn thành
trách nhiệm đã cam kết của mình tronh tương lai.
§ Thường xảy ra khi công ty nhận về hàng hóa không thuộc chuyên
ngành của mình => chuyển giao cho bên thứ 3 thực hiện nghĩa vụ
của mình.

§ Tạo đk tốt hơn cho các công ty chuyên doanh các mặt hàng tham
gia vào các cam kết mua bán đối lưu của các quốc gia

§ Thường diễn ra giữa các nước giàu (mạnh công nghệ) – nghèo
(mạnh về hàng nông sản)

24
Mua lại (Buy backs)

Mua lại là hình thức mua bán mà 1 bên giao dây truyền,
thiết bị máy móc cho bên kia nhằm nhận lại thành phẩm
được sản xuất ra từ chính dây truyền, công nghệ đó.
(nếu bán thiết bị, dây truyền, công nghệ và mua lại thành phẩm)
thường gắn với việc chuyển giao công nghệ (cung cấp thiết bị
toàn bộ/sáng chế/bí quyết kỹ thuật – know how)

• Tận dụng nguyên vật liệu và nhân công rẻ ở nước tham gia trao
đổi
• Đối tượng tham gia: Chính phủ các nước hoặc công ty được chính
phủ bảo lãnh thực hiện
• Hiệu quả không cao:
• Định giá thiết bị cao
• Khống chế giá xuất xưởng của sản phẩm
• Khống chế hoạt động của bên nhận chuyển giao
• Lợi nhuận của bên nhận chuyển giao thấp do rủi ro ít 25
Ưu, nhược điểm của mua bán đối lưu

v Ưu điểm
§ Không sử dụng tiền tệ => không chịu rủi ro tỷ giá hối đoái, giảm
chi phí giao dịch và thanh toán
§ Thúc đẩy thương mại cả khi thiếu các điều kiện giao dịch: ngoại
tệ, hàng hóa ko hoàn hảo, hàng tồn kho…

v Nhược điểm
§ Nghiệp vụ phức tạp và nguyên tắc áp dụng
§ Đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu về ngoại thương và kinh nghiệm quốc
tế
§ Hạn chế mặt hàng
§ Mâu thuẫn quyền lợi do áp đặt của các bên
§ Xu hướng tự do hóa thương mại không tạo đk khuyến khích
phương thức mua bán này

26
Hỏi đáp nhanh

1. Doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương sẽ


không đạt được gì khi sử dụng trung gian
thương mại khi thâm nhập thị trường mới:
a. Giảm chi phí thiết lập cơ sở vật chất
b. Cập nhật thông tin khách hàng (người tiêu dùng
cuối cùng)
c. Tận dụng quan hệ kinh doanh của đối tác
d. Giảm thiểu rủi ro khi hạn chế hiểu biết về thị
trường mới

27
Hỏi đáp nhanh

2. Muốn tiến hành kinh doanh ngoại thương


thông qua hình thức mua bán thông thường
gián tiếp đòi hỏi doanh nghiệp cần có:

a. Khả năng tìm kiếm thông tin và phân tích thị


trường

b. Kỹ năng đàm phán và giao dịch quốc tế

c. Khả năng xác định chính xác uy tín của trung gian
thương mại
d. Nghiệp vụ giao dịch cao
28
Hỏi đáp nhanh

3. Kinh doanh ngoại thương thông qua hình thức


mua bán đối lưu sẽ:

a. Gia tăng thặng dư của cán cân thương mại quốc


gia

b. Gia tăng thâm hụt của cán cân thương mại quốc
gia

c. Cân bằng cán cân thương mại quốc gia

d. Không làm thay đổi cán cân thương mại quốc gia
29
Hỏi đáp nhanh

4. Hình thức mua bán đối lưu nào dưới đây nhằm
mục đích hỗ trợ đối tác thực hiện cam kết
thương mại trong điều kiện nước đối tác có cán
cân thương mại thâm hụt lớn bằng cách chấp
nhận trả tiền trước đối với số hàng hóa sẽ nhận
trong tương lai.

a. Hàng đổi hàng

b. Mua đối lưu

c. Mua bồi hoàn

d. Mua lại 30
GIAO DỊCH MUA BÁN ĐỐI LƯU

1. Hình thức hợp đồng


1) 1 HĐ với 2 danh mục hàng hóa
2) 2 HĐ mỗi HĐ có 1 danh mục hàng hóa
3) 1 văn bản quy định những nguyên tắc chung ký HĐ mua bán cụ
thể
2. Nội dung hợp đồng
• Danh mục hàng hóa, số lượng, giá trị
• Giá cả, cách xác định giá cả
• Các ĐK giao hàng
3. Điều khoản đảm bảo thực hiện đối lưu
1) Dùng thư tín dụng đối ứng
2) Dùng người thứ 3: NH khống chế chứng từ sở hữu hàng hóa
3) Dùng 1 TK đặc biệt ở ngân hàng
4) Phạt giao hàng thiếu hoặc chậm giao
31
Thanh toán thư tín dụng đối ứng

2’

NH Bên a NH bên b

2
1’
3’ 1
3

4’-y
Bên A Bên b
4 -x

32
3

Gia công quốc tế



giao dịch tái xuất khẩu

33
Gia công quốc tế

Khái niệm:

Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh


doanh trong đó 1 bên (bên nhận gia công) nhập
khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên
khác (bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành
phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao
(gọi là phí gia công)
mua bán: tiền – dịch vụ
xuất khẩu lao động tại chỗ

34
Gia công quốc tế

Đặc điểm:
§ Hoạt động sản xuất gia công gắn liền với hoạt động
xuất khẩu – nhập khẩu
§ Hàng hóa: giá trị sức lao động kết tinh lớn, không đòi
hỏi nhiều chất xám
§ Hoạt động thường 1 chiều:
• Bên đặt gia công: nước có công nghệ phát triển
• Bên nhận gia công: nước kém phát triển hơn về công
nghệ, dư thừa sức lao động

35
Các hình thức gia công quốc tế

vCăn cứ hình thức thanh toán


§ Hình thức khoán: xác định 1 giá định mức cho mỗi sản
phẩm (target price) bao gồm chi phí định mức và thù lao
định mức

§ Hình thức thực thanh thực chi (cost plus contract): thanh
toán toàn bộ sản phẩm theo chi phí thực tế cộng thêm phí
gia công.
Sử dụng phổ biến khi bên đặt gia công am hiểu và
kiểm soát tốt hoạt động của bên nhận gia công

36
Các hình thức gia công quốc tế

v Căn cứ quyền chuyển giao sở hữu nguyên vật liệu và thành


phẩm
§ Giao nguyên liệu nhận thành phẩm:
• Bên đặt gia công giao nguyên liệu/bán thành phẩm cho bên nhận gia
công
• Bên nhận gia công sản xuất ra thành phẩm theo thời hạn quy định
• Bên đặt gia công thu hồi thành phẩm và trả phí gia công cho bên nhận
gia công
Trong thời gian sản xuất, quyền sở hữu nguyên liệu vẫn thuộc về
bên đặt gia công
§ Mua nguyên liệu bán thành phẩm
• Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và mua
lại thành phẩm của bên nhận gia công.
Quyền sở hữu nguyên liệu thuộc về bên nhận gia công

37
Các hình thức gia công quốc tế

vCăn cứ chủ thể tham gia


§ Gia công hai bên: chỉ có bên đặt gia công và bên nhận
gia công
§ Gia công nhiều bên: (gia công chuyển tiếp)
• 1 bên đặt gia công
• Nhiều bên nhận gia công
1 bên đặt gia công giao dịch dưới danh nghĩa của mình
với nhiều bên nhận gia công.

38
Ưu, nhược điểm của gia công quốc tế

v Ưu điểm:
§ Thúc đẩy chuyên môn hóa, phân công lao động quôc tế
§ Doanh nghiệp tại các nước nhận gia công có điều kiện tiếp cận
công nghệ sản xuất hiện đại hơn, học hỏi kinh nghiệm quản lý và
sản xuất hàng hóa quốc tế
§ Lao động được đào tạo để sản xuất hàng hóa đạt chuẩn quốc tế và
có thu nhập (giải quyết bài toán viêc làm cho nước đông dân và
kém phát triển)
§ Thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại quốc gia
v Nhược điểm:
§ Thù lao rẻ
§ Khó có mối quan hệ gia công dài hạn (khi lao động rẻ không còn là
lợi thế cạnh tranh)
§ Vấn đề mâu thuẫn văn hóa và lạm dụng sức lao động của bên nhận
gia công
39
GIA CÔNG QUỐC TẾ

v Về hàng hoá thành phẩm:


Xác định cụ thể về tên hàng hoá, số lượng, phẩm chất, đóng
gói, căn cứ tiêu chuẩn.

v Về Nguyên vật liệu: xác định rõ hai loại nguyên liệu:


v Nguyên liệu chính (main material) là nguyên vật liệu
chủ yếu để làm nên thành phẩm, xác định rõ ai cấp và
xuất xứ nguyên liệu
v Nguyên vật liệu phụ (Accessory material) là nguyên liệu
có chức năng bổ sung có giá trị nhỏ trong giá thành nhằm
hoàn thiện sản phẩm, xác định rõ nguồn cấp và xuất xứ.
40
GIA CÔNG QUỐC TẾ (t)

v Về giá gia công có thể xác định chi phí đó là:


v CMT (Cutting, making, trimming) Nếu bên nhận gia công
làm những việc pha cắt, chế tạo và chỉnh trang sản phẩm.
v CMP (Cutting, making, packaging) nếu bên nhận gia
công làm những việc pha cắt, chế tạo và bao gói sản
phẩm.

v Ngoài ra, còn có thể xác định thêm một số chi phí nào đó
vào phí gia công như những khoản tiền mới như CMTQ
hoặc CMPQ với hàm ý Q là phí hạn ngạch (Quota)
CMTthQ: + tiền chỉ (thread)

41
GIA CÔNG QUỐC TẾ (t)

v Về giá gia công:


v CMT (Cutting, making, trimming) Nếu bên nhận gia công
làm những việc pha cắt, chế tạo và chỉnh trang sản phẩm.
v CMP (Cutting, making, packaging) nếu bên nhận gia công
làm những việc pha cắt, chế tạo và bao gói sản phẩm.

v Ngoài ra, cũng có thể thêm một số chi phí vào phí gia
công như CMTQ hoặc CMPQ với hàm ý Q là phớ hạn
ngạch (Quota)
v CMTthQ: + tiền chỉ (thread)

42
Thanh toán thư tín dụng chủ-con

Giao nguyên liệu – Nhận thành phẩm

2
Master L/C trả ngay

NH bên Nhận gia NH bên Đặt gia


5
công công
Baby L/C trả chậm

6 1
3 4

(7)

Bên nhânn gia Bên đặt gia công


công

8
43
Thanh toán thư tín dụng chủ-con

Mua nguyên liệu – Bán thành phẩm

6
Master L/C trả ngay

NH bên Nhận gia NH bên Đặt gia


2
công công
Baby L/C trả ngay

3 5
7 1

(4)

Bên nhânn gia Bên đặt gia công


công

8
44
GIA CÔNG QUỐC TẾ (t)

v Về giao hàng:
v Nên qui định rõ thời gian địa điểm, phương thức giao, điều
kiện giao hàng cho cả nguyên vật liệu và thành phẩm.
v Thường các công ty Việt nam hay nhận theo điều kiện CIF
và giao FOB tuy nó không cân bằng về điêù kiện giao hàng
nhưng do các công ty yếu về nghiệp vụ ngoại thương và
nghiệp vụ thuê tàu.
v Khiếu nại và trọng tài
v Xác định rõ phương thức, thủ tục và qui trình khiếu nại.
Thường là hai bên phải thương lượng trước sau đó mới đa ra
điều kiện chọn trọng tài.
v Thông thường các bên đều muốn được xét xử khiếu kiện ở
nước mình hoặc bên thứ ba có lợi và dễ với mình hơn.
45
Tái xuất

Khái niệm:
Tái xuất là một hình thức kinh doanh quốc tế
mà hoạt động xuất khẩu diễn ra đối với những
mặt hàng ngoại nhập mà chưa qua gia công chế
biến ở trong nước.
Bản chất: trung gian thương mại, thu tiền từ dịch vụ tái xuất
3 bên = Nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất
Giao dịch tái xuất = giao dịch 3 bên / giao dịch tam giác

46
Các loại hình tái xuất

(1) Tái xuất thông thường (tạm nhập tái xuất)


Ký hiệu:
Nước xuất khẩu Hàng hóa
Tiền thanh toán

Nước tái xuất Nước nhập khẩu

(2) Chuyển khẩu


Nước xuất khẩu

Nước tái xuất Nước nhập khẩu

47
Ưu, nhược điểm của giao dịch tái xuất

v Lưu ý:
§ Tái xuất thông thường:
• Thường đòi hỏi thay đổi bao bì, thương hiệu
• Bên tái xuất không muốn giao hàng trực tiếp từ nước XK sang nước NK
• Giữ kín thông tin về nguồn cung cấp
§ Chuyển khẩu:
• Không chú trọng yếu tố bảo mật thông tin hay dịch vụ bao gói phụ trợ
• Quan tâm nhiều đến thanh toán
v Ưu điểm
§ Cơ hội lợi nhuận cao với đk tốt nghiệp vụ và các điều kiện địa lý, tài
chính (HongKong, Singapore, Anh, Mỹ, Hà Lan…)
§ Hạn chế thâm hụt cán cân thương mại quốc gia
v Nhược điểm
§ Không còn hiệu quả khi tự do hóa thương mại phát triển
§ Không là giải pháp phát triển bền vững của quốc gia
48
TÁI XUẤT

vKý đồng thời HĐ NK và HĐ XK: phù hợp về:


§ Hàng hóa
§ Bao bì nhãn hiệu
§ Thời hạn giao hàng
§ Chứng từ hàng hóa
vThanh toán: thư tín dụng giáp lưng (back-to-
back L/C) – mở trên cơ sở 1 thư tín dụng khác
(thư tín dụng gốc):
§ Giá trị thư tín dụng giáp lưng nhỏ hơn
§ Số lượng chứng từ nhiều hơn
§ Thời gian giao hàng sớm hơn
49
Thanh toán thư tín dụng giáp lưng

NH nhập (2) NH tái NH xuất


xuất (5)

(3) (4) (6)


(1)

(8)
(9)
Bên nhập Bên tái Bên xuất
xuất

(7)
4

Giao dịch tại hội chợ và triển lãm

51
Giao dịch tại hội chợ và triển lãm

vKhái niệm
Giao dịch tại hội chợ và triển lãm là hình thức giao dịch
diễn ra theo định kỳ trong một thời gian nhất định tại
một địa điểm và quy chế đã được xác định.

vĐặc trưng:
• Tại 1 địa điểm, 1 thời gian cụ thể
• Tận dụng thời gian và nắm bắt cơ hội tối đa
• Đòi hỏi quy chuẩn về chất lượng sản phẩm, trang trí,
quảng cáo…
• Đòi hỏi nghiệp vụ giao dịch cao
• Đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng
52
Các hình thức hội chợ, triển lãm quốc tế

vCăn cứ nội dung:


§ Hội chợ triển lãm tổng hợp
§ Hội chợ, triển lãm chuyên ngành
Tính hướng đích cao và tập trung vào 1 nhóm hàng và
khách hàng cụ thể
vCăn cứ quy mô tổ chức
§ Hội chợ, triển lãm địa phương
§ Hội chợ, triển lãm quốc gia
§ Hội chơ, triển lãm quốc tế
Không hướng đến nhóm hàng, khách hàng mà chú
trọng đến các doanh nghiệp tham dự

53
Lưu ý khi tham dự hội chợ triển lãm quốc tế

1. Xem xét tính chất, vị trí, thời gian diễn ra hội chợ,
triểm lãm
2. Nghiên cứu điều kiện, thể thức trưng bày
3. Đánh giá thành phần tham dự, thành phần khách
thăm quan
4. Lựa chọn vị trí gian hàng, tính toán giá cả thuê gian
hàng và chi phí dịch vụ liên quan
5. Phân tích lợi ích và chi phí khi tham dự

54
Ưu, nhược điểm giao dịch tại hội chợ, triển lãm

vƯu điểm
§ Tiếp xúc với khách hàng tiềm năng có lựa chọn
§ Phát triển nghiệp vụ kinh doanh và quảng bá DN
§ Cọ sát, nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh

vNhược điểm
§ Chỉ diễn ra tại 1 địa điểm trong 1 thời gian ngắn nhất
định
§ Đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý cao (XNK,
marketing…)

55
Nghiệp vụ: GIAO DỊC TẠI HỘI CHỢ, TRIỂN
LÃM QUỐC TẾ

vLập kế hoạch công tác chung


vLập kế hoạch tiển khai khi có các tình huống khách
hàng đến mua hàng, ký hợp đồng hay cách liên hệ
khách hàng hậu triển lãm.
vLiệt kê danh mục hàng trưng bầy và các vật dụng
mang theo
vThuê ngoài hay tự thiết kế mỹ thuật và kỹ thuật quảng
cáo
vLựa chọn và huấn luyện cán bộ tham gia
vLập kế hoạch và lịch chuyên chở và bốc dỡ hàng hoá

56
5

Những phương thức giao dịch đặc biệt

57
Những phương thức giao dịch đặc biệt

Đấu giá quốc tế

Đấu thầu quốc tế

Giao dịch tại sở giao dịch


hàng hóa

58
Đấu giá quốc tế

vKhái niệm:
Đấu giá quốc tế là một phương thức bán hàng
đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơi nhất
định mà những người mua tự do xem trước
hàng hóa, cạnh tranh trả giá để mua hàng hóa
đó.

Bản chất: 1 người bán nhiều người mua

59
Các loại hình đấu giá

v Căn cứ mục đích sử dụng


§ Đấu giá thương nghiệp: mục đích thương mại
§ Đấu giá phi thương nghiệp: hàng hóa có giá trị văn hóa hay độc đáo
(cổ vật, kỷ vật…)
Mục đích nắm giữ
Mục đích nhân đạo, từ thiện
v Căn cứ nội dung đấu giá
§ Đấu giá lên: phát giá thấp nhất và trả cao dần lên đến giá cao nhất có
thể bán.
§ Đấu giá xuống: phát giá cao nhất sẽ bán và trả thấp dần đi đến giá cao
nhất người tham dự chấp nhận mua.
v Căn cứ phạm vi và hình thức tiến hành
§ Đâu giá công khai
§ Bỏ phiếu kín
60
Ưu, nhược điểm của giao dịch đấu giá

vƯu điểm
§ Người bán được lợi: 1 người bán, tự đặt ra quy chế mua
bán và thể lệ đấu giá
§ Người mua được lợi: công bằng, công khai, hàng hóa
đảm bảo chất lượng
vNhược điểm
§ Dễ xảy ra gian lận thương mại: thông đồng dìm giá (bất
lợi cho người bán), kích động trả giá cao (bất lợi cho
người mua).
Chi phí cao

61
Đấu thầu quốc tế

Đấu thầu quốc tế là phương thức giao dịch đặc biệt


theo đó người mua công bố trước yêu cầu về hàng hóa
và dịch vụ theo các điều kiện mua bán để nhiều người
cạnh tranh chào hàng nhằm giành quyền cung cấp và
người mua lựa chọn trao hợp đồng cho người cung cấp
có giá cả và điều kiện hợp lý nhất.

62
Các loại hình đấu thầu quốc tế

v Căn cứ vào đối tượng


§ Đấu thầu xây lắp, đấu thầu quản lý, đấu thầu tư vấn…
§ Phân biệt dựa trên đối tượng mua bán
v Căn cứ vào phạm vi
§ Đấu thầu mở rộng
§ Đấu thầu hạn chế
§ Chỉ định thầu
v Căn cứ hình thức bỏ thầu
§ Đấu thầu 1 phong bì/1 túi hồ sơ
§ Đấu thầu 2 phong bì/ 2 túi hồ sơ
v Căn cứ cách tổ chức đấu thầu
§ Đấu thầu 1 giai đoạn
§ Đấu thầu nhiều giai đoạn
63
Một số nguyên tắc trong đấu thầu quốc tế

o Thông tin: công khai, sớm và chính xác

o Công bằng, bí mật, khách quan

o Nguồn gốc vốn rõ ràng

o Tính kinh tế và tính hiệu quả cao

64
Ưu, nhược điểm của giao dịch đấu thầu quốc tế

vƯu điểm:
§ Người mời thầu có cơ hội lựa chọn được nhà thầu ưng
ý nhất
§ Cơ quan quản lý, cấp vốn: tránh thất thoát trong mua
bán hàng hóa và xây dựng cơ bản
§ Nhà thầu được đảm bảo về khả năng thanh toán

vNhược điểm
§ Chi phí cao
§ Khó kiểm soát gian lận: thông thầu

65
Nghiệp vụ: GIAO DỊCH ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ

1. Chuẩn bị đấu giá


§ Chuẩn bị hàng hóa
§ Xây dựng thể lệ đấu giá
§ Công khai thông tin về hàng hóa đấu giá
§ Đăng quảng cáo, thông báo ngày giờ, địa điểm, số lượng hàng, thể
lệ đấu giá
2. Trưng bày hàng hóa
3. Tiến hành đấu giá
§ Bố trí hội trường
§ Chuẩn bị trang thiết bị
§ Phương pháp đấu giá: lên, xuống
4. Ký kết và giao hàng
§ HĐ định sẵn
§ 3-14 ngày khách hàng trả tiền và lấy hàng 66
GIAO DỊCH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

1. Chuẩn bị đấu thầu


2. Sơ tuyển nhà dự thầu
3. Trả lời và giải thích thắc mắc của nhà dự thầu
4. Thu nhận hồ sơ
5. Tổ chức khai mạc đấu thầu và lựa chọn nhà
cung cấp
6. Tổ chức thông báo kết quả thầu và ký kết hợp đồng

67
Giao dịch tại các sở giao dịch hàng hóa

v Khái niệm

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa là phương thức mua
bán thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ
định để mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có
tính đồng loại, có phẩm chất thay thế được với nhau theo
những mẫu hợp đồng nhất định tại 1 địa điểm cố định.

68
Đặc điểm

1. Điều kiện mua bán quy chuẩn hóa

2. Mọi lúc mọi nơi

3. Giao dịch khống

Tham khảo giá quốc tế

San sẻ rủi ro thương mại

69
Các loại giao dịch ở sở giao dịch

Giao ngay

Giao có kỳ hạn

Nghiệp vụ tự bảo hiểm


(hedging)

70
Giao dịch giao ngay

• Giá cả hàng hóa và thời điểm giao hàng diễn ra


gần như đồng thời

• Chào mua và chào bán ký hợp đồng và thực


hiện nghĩa vụ hợp đồng (thanh toán, giao hàng)
ngay sau đó (3-10 ngày).

• Đối tượng: hàng hóa có sẵn và được phân loại


Không thu hút nhà đầu cơ giao dịch

71
Giai dịch giao có kỳ hạn

vGiá cả được ấn định vào thời điểm ký hợp đồng

vThời điểm giao hàng và thanh toán: sau 1 kỳ hạn


(1 thời điểm trong tương lai).

vHấp dẫn các nhà đầu cơ giao dịch khống


§ Đầu cơ giá lên (Bull) – bù hoãn giao dịch bán
(backwardation)
§ Đầu cơ giá xuống (Bear) – bù hoãn giao dịch
mua (contago)

72
Nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging)

Thông qua giao dịch có kỳ hạn tại sở giao dịch,


chủ sở hữu hàng hóa ký hợp đồng kỳ hạn bán
hàng hóa đó với 1 mức giá đảm bảo được ấn
định trong tương lai.

73
Ưu, nhược điểm giao dịch tại sở giao dịch

vƯu điểm
§ San sẻ rủi ro thương mại
§ Kim ngạch giao dịch XNK lớn với quốc gia có sàn giao dịch
hàng hóa quốc tế
§ Tham khảo giá cả hàng hóa quốc tế
§ Quay vòng vốn nhanh

vNhược điểm
§ Đòi hỏi nghiệp vụ cao
§ Vốn giao dịch lớn
§ Đòi hỏi khả năng phân tích thông tin va dự đoán thị trường

74
Nghiệp vụ: GIAO DỊCH TẠI SÀN GIAO DỊCH
HÀNG HÓA

v Khách hàng uỷ nhiệm mua hay bán hộ và nộp một khoản tiền bảo đảm ban
đầu.
• Nội dung giấy uỷ nhiệm được đăng ký vào một quyển sổ riêng và chuyển
ngay cho đến sở giao dịch cho người thư ký của người môi giới sở giao
dịch biết.
v Người môi giới ra đài tròn ký hợp đồng mua hoặc bán, trong lúc đó trên đài
cao nhân viên ghi chép của sở ghi lên bảng yết giá(quotation) giá cả, số lượng
và thời gian giao hàng.
• Bên chào mua và chào bán sẽ gặp gỡ và trao hợp đồng.
• Nếu đến cuối ngày mà một loại giao dịch nào đó không có hợp đồng ký kết
thì nhân viên ghi chép ghi lên giá công bố có liên quan chữ “N” (chữ
nominal có nghĩa là danh nghĩa)
v Người môi giới trao hợp đồng cho khách hàng. Khách hàng ký vào phần cuống
và trả phần cuống đó cho người môi giới, khách hàng giữ lấy hợp đồng
v Tới thời hạn, khách hàng lại trao lại hợp đồng cho người môi giới để người này đến
thanh toán tại phòng thanh toán bù trừ (clearing house)
v Nếu bán được sẽ lấy tiền, trừ các phí hoa hồng. Nếu không mua bán được có
thể ra lệnh mới hoặc rút lệnh..
75
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Theo bạn điểm khác biệt lớn nhất giữa gia công xuất khẩu và tái
xuất là gì? Khi nào người ta dễ nhầm tưởng tái xuất là gia công
xuất khẩu?
2. Đánh giá ý kiến sau: “Trong điều kiện kinh tế toàn cầu ngày càng
chuyên môn hóa cao, Việt Nam nên tập trung làm gia công quốc
tế”.
3. Thực tế cho thấy hiện nay nông dân cứ được mùa thì mất giá mà
mất mùa thì được giá. Là nhà kinh doanh ngoại thương, bạn
khuyên nông dân Việt Nam điều gì?
4. Phân tích các nguyên tắc trong đấu thầu quốc tế? Theo bạn tại sao
phải đề ra các nguyên tắc này?

76
LOGO

NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 1


LOGO

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 3
VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA TRONG NGOẠI THƯƠNG

ThS. Trần Trọng Đức


MỤC TIÊU CHƯƠNG 3

1. Phân biệt các loại hình vận tải trong ngoại thương
2. Hiểu rõ ý nghĩa, tác dụng, ưu nhược điểm của từng
loại hình vận tải trong ngoại thương
3. Thông thạo cách thức gửi hàng và giao nhận hàng
hóa trong ngoại thương, từ đó vận dụng để thực
hiện các nghiệp vụ giao nhận hàng hóa.
4. Lựa chọn và đàm phán về vận tải, giao nhận hàng
hóa trong từng tình huống cụ thể.

2
Tình huống đầu chương 3

1. Mở cửa vận tải đường bộ VN – Lào – Thái Lan

2. Phát triển đường sắt VN – Lào – Campuchia

3. Quy định về vận tải quốc tế GATS


4. Chi phí vận tải quốc tế - tách cước dịch vụ
bốc/xếp container (THC – terminal handing
charge) khỏi giá cước vận chuyển đường biển

3
Những vấn đề đặt ra

1. Các phương thức vận tải


i. Vận tải quốc tế có những hình thức nào?
ii. Vận tải quốc tế cần những điều kiện giao nhận như thế nào?
Nghiệp vụ thuê dịch vụ vận tải quốc tế ntn?
iii. Hình thức nào hợp lý nhất trong kinh doanh ngoại thương? Cách
thức giao nhận ntn?
2. Quy định cước phí về vận tải
i. Những quy định nào chi phối vận chuyển hàng hóa quốc tế?
ii. Phương thức vận tải nào chịu chi phối của các quy định quốc tế?
3. Cước phí vận tải quốc tế
i. Cước phí vận tải quốc tế có đắt không? Thông lệ thu phí ntn?
Mặt bằng giá quốc tế dịch vụ này ra sao?
ii. Thủ tục nộp phí và chứng từ giao nhận hàng hóa ntn? Ai có thể
hỗ trợ thực hiện công việc này?
4
I

VẬN TẢI TRONG NGOẠI


THƯƠNG

5
Khái niệm và vai trò của vận tải

Khái niệm: Vận tải trong ngoại thương là một hoạt


động vận hành các phương tiện vận chuyển nhằm
đưa hàng hóa hay con người từ 1 vị trí này đến 1 vị
trí khác trên phạm vi quốc tế.
§ Đối tượng chuyên chở: người, hàng hóa

§ Đòi hỏi: phương tiện vận chuyển (oto, máy bay, tàu hỏa,
tàu biển, đường ống…)

§ Hình thức vận chuyển: 1 phương thức/ đa phương thức

§ Chi phí vận tải: làm gia tăng giá trị hàng hóa
6
Vai trò của vận tải trong ngoại thương

Vai trò của


vận tải

Thúc đẩy
thương mại Gia tăng giá trị
quốc tế phát hàng hóa
triển

Tạo ra thị
trường và cơ
hội kinh doanh

7
Các phương thức vận tải trong ngoại thương

1. Vận tải hàng không


• Đặc điểm, các quy định quốc tế, các loại giá cước, chứng
từ vận tải
2. Vận tải đường biển
• Đặc điểm, các phương thức vận tải, chứng từ vận tải

3. Vận tải đường sắt


• Đặc điểm, các quy định quốc tế, chứng từ vận tải

4. Vận tải đường ống


• Đặc điểm, các hình thức vận chuyển, cước phí vận chuyển

8
1.VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

v Đặc điểm của vận tải hàng không


v Vận chuyển đường không thường có tốc độ vận chuyển lớn và
nhanh. Nếu so sánh tương đối có thể nhanh gấp 27 lần vận tải
đường biển, 10 ô tô và 8 lần tàu hoả
v Vận chuyển đường không đòi hỏi một sự trang bị hoàn hảo về
kỹ thuật và các phương tiện phục vụ cho việc vận tải như sân
bay, khí tượng, thông tin
v Chi phí cao, có thể so sánh chi phí này cao gấp khoảng 8 lần
đường biển và 2-4 lần vận chuyển bằng ô tô và tàu hoả
v Vận chuyển đường không đáp ứng kịp thời trong những
trường hợp khẩn cấp và trong trường hợp các phương tiện
khác không thể sử dụng được như cứu nạn, bão lụt, động đất

9
Các qui định và tổ chức vận chuyển
hàng không quốc tế

v Được phát minh vào đầu thế kỷ 20 nhưng đến những năm 30 của thế kỷ
này mới thực sự phát triển.
v 1944 đã thành lập tổ chức hàng không dân dụng quốc tế của Liên hiệp
quốc viết tắt là ICAO (International civil aviation organization). Chiến
tranh thứ hai bùng nổ làm cho hoạt động của tổ chức này bị đình trệ. Đến
năm 1947, tổ chức này mới thực sự đi vào hoạt động với 4 mục đích cơ
bản gồm có:
v Một là: Đảm bảo hàng không dân dụng tăng trưởng an toàn và trật tự. Vận chuyển
hàng không không có hành lang bay sẽ rất nguy hiểm và không đảm bảo an ninh
cho các quốc gia.
v Hai là: Khuyến khích phát triển hệ thống đường bay, sân bay và các phương tiện
không vận. Vận chuyển hàng không cần phải có các phương tiện phục vụ khác như
hệ thống sân bay, đèn hiệu, đài không lưu, xe chuyên chở vv...
v Ba là: Khuyến khích thiết kế và điều khiển phương tiện không vận vì mục đích hoà
bình. Tổ chức này chủ yếu hoạt động vì mục đích phát triển hàng không dân dụng.
v Bốn là: đảm bảo hàng không dân dụng phải đáp ứng đều đặn, hiệu quả và tiết kiệm

10
Các qui định và tổ chức vận chuyển hàng
không quốc tế

v Năm 1973 đã có 125 nước thành viên


v 1988 đã có thêm 34 nước tham gia nâng tổng số thành viên của tổ chức lên 159 nước.
v Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đã soạn thảo nhiều công ước quốc tế về hàng
không như công ước Giơ-ne-vơ 1948 về thừa nhận tính pháp lý của máy bay quốc tế,
công ước Rôm năm 1952 về tổn thất trên lãnh thổ ở các nước có máy bay bay qua.
v Các hãng hàng không đã tự nguyện thành lập Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế viết
tắt là IATA (International air transport Association). Hiệp hội có hơn 160 hãng ở các
nước làm thành viên nhằm hợp tác và phối hợp về các qui định qui chuẩn vận tải hàng
không, các loại cước phí và giấy tờ thủ tục hàng không vv...
v Theo đó, những người giao nhận vận tải hàng không cũng nhóm họp với nhau để lập
Hiệp hội những người giao nhận hàng không viết tắt là FIATA ( Freight International
air transport Association). Tổ chức này có mục đích là bảo vệ quyền lợi và phát huy
lợi ích và trách nhiệm của các bên giao và nhận hàng hoá đường không quốc tế.
v Hiệp hội những người giao nhận hàng không và Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
liên kết với nhau để tổ chức các cuộc hội thảo về đào tạo, vận chuyển hàng không,
phát triển thuận lợi hoá và tự động hoá hàng không.

11
Các qui định và tổ chức vận chuyển
hàng không quốc tế

v Về địa lý:
v Khu vực hàng không 1 gọi là công hội vận tải khu vực 1 bao gồm Châu Mỹ, Khu
vực Greenland và Bermuda , quần đảo Hawai.
v Khu vực hàng không 2 gọi là công hội vận tải khu vực 2 bao gồm Châu Âu (tính
đến dẫy núi Ural của Nga), Aixơlen, quần đảo Azores, Châu Phi và đảo kế cận,
Trung đông và Iran.
v Khu vực hàng không 3 gọi là công hội vận tải khu vực 3 bao gồm Châu á (tính từ
Pakistan), Châu úc và các đảo ở Thái Bình Dương (trừ đảo Hawai).
v Thời gian bay sẽ chia theo 24 múi giờ, mỗi múi giờ sẽ tính cộng thêm hay trừ đi
so với múi giờ chuẩn là GMT (Greenwich mean time). Vì vậy, một ngày sẽ có
đường ranh giới quốc tế nằm đối xứng với đường phân định giờ GMT. Máy bay
bay từ Tây sang đông sẽ được một ngày và ngược lại.
v Các qui định về cước phí và thủ tục hàng không sẽ được phát hành 2 năm một
lần gồm có cuốn mầu cam qui định về qui tắc, thể lệ và thủ tục chung và cuốn
mầu xanh và đỏ qui định về giá cước. Mầu đỏ qui định mức cước phí cho khu vực
Bắc Mỹ và Canada, mầu xanh sử dụng cho các khu vực còn lại. Các qui định đó
giúp cho hàng không được coi là ngành vận chuyển có kỹ thuật công nghệ cao.
12
Các qui định và tổ chức vận chuyển
hàng không quốc tế

v Cước hàng hoá (General Cargo Rate- GCR): Là loại áp dụng cho hàng hoá phổ
thông khi cần di chuyển giữa hai điểm đã định sẵn mà không có giá trị đặc biệt.
Loại cước này thường sẽ được giảm dần với mức trọng lượng nhất định thường là
45 kg.
v Cước tối thiểu (Minimum –M): Là mức cước mà thấp hơn thì không kinh tế trong
chuyên chở (gồm cả phí xếp dỡ hàng). Mức độ cước tối thiểu phụ thuộc vào công
hội vận chuyển IATA.
v Cước hàng đặc biệt (Special Cargo Rate – SCR): Mức cước này thấp hơn hàng
hoá thông thường và phụ thuộc vào trọng lượng tối thiểu đã ấn hành theo giá cước
hoặc tuỳ điều kiện cụ thể liên quan tới tỷ trọng. Thực chất đây là cước cạnh tranh.
v Cước phân theo bậc hàng (Class Rate/ Commodity Classification Rate –
CR/CCR): Đây là loại cước chiết khấu hoặc tăng thu trên cơ sở cước hàng thông
thường. Cước này áp dụng cho một số mặt hàng nhất định, trong các khu vực đã
định sẵn hoặc áp dụng khi chưa có mức cước riêng cho các mặt hàng cụ thể như:
Súc vật sống, hàng quí có giá trị trên 1000USD/ kiện, hành lý gửi như hàng, thi hài,
hái cốt...

13
Các qui định và tổ chức vận chuyển
hàng không quốc tế

v Cước cho các loại hàng (Freight All Kinds Rate – FKR): Là loại cước tính chung
cho tất cả các loại hàng đóng trong container.
v Cước Container (Container Freight Rate – CFR): Là loại cước tính theo
container thiết kế đúng kỹ thuật và có chứng chỉ.
v Cước khác (Other Freight Rate): Đây là loại cước áp dụng cho những hàng đặc
biệt hoặc vận tải trong những hoàn cảnh đặc biệt mà không có các qui định cước
khác. Cước này gồm các loại như sau:
v Cước theo ULD (thiết bị xếp hàng theo đơn vị): Thực chất đây là chi phí dịch
chuyển Pallet, Igloo.
v Cước hàng chậm (Defered payment Rate – DPR): là loại cước tính cho hàng gủi
mà thời gian xếp hàng chưa xác định. Loại này rẻ hơn hàng bình thường vì thường
phải đi sau do bố trí chỗ.
v Cước gộp toàn chặng (Package Rate – PAR): áp dụng cho chuyển tải hàng
không. Các hãng hàng không làm như vậy để tránh bị mất khách trong trường hợp
người gửi muốn thuê hãng khác để vận chuyển tiếp.
v Cước theo nhóm (Groupage Rate –GR): Cước này được các nhà đại lý hàng
không hoặc các tổ chức giao nhận chuyên nghiệp áp dụng khi gửi hàng bằng
container. 14
Chứng từ vận tải hàng không

1. Vận đơn hàng không (airway bill – AWB)


2. Thư chỉ dẫn của người gửi hàng
3. Hóa đơn thương mại hàng không
4. Các chứng từ khác khi có yêu cầu:
1) Giấy khai báo chứng thực của người gửi về động vật tươi
sống
2) Giấy khai báo chứng thực của người gửi về hàng nguy
hiểm
3) Giấy chứng thực của người gửi về vũ khí và chất dễ nổ

15
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

Vận đơn hàng không là chứng từ do cơ


quan vận tải hàng không cấp cho người
gửi hàng để xác nhận việc đã nhận hàng
để chở.

16
Các loại vận đơn hàng không

H.AWB AWB
VĐ đại lý HK VĐ của hãng
House AWB HK

M.AWB N.AWB
VĐHK chính VĐ trung lập
Master AWB Neutral AWB
AWB

17
Các loại vận đơn hàng không

v Master Airway Bill (M.AWB): Là loại vận đơn mà hãng hàng không
cấp trực tiếp cho người gửi hàng không thông qua đại lý hàng không.
v House Airway Bill (H.AWB): Là loại vận đơn do đại lý hàng không
cấp cho người gửi hàng khi họ thực hiện dịch vụ gom hàng.
v Vận đơn của hãng hàng không (AWB): Là vận đơn do hãng hang
không phát hành trên đó có ghi biểu tượng nhận dạng của người chuyên
chở. Vận đơn nay được sử dụng khi hãng hàng không đóng vai trò là
người chuyên chở hàng không.
v Vận đơn trung lập (Neutral AWB): Là loại vận đơn tiêu chuẩn do
IATA phát hành năm 1986 trên đó có ghi sẵn tên người chuyên chở,
không có biểu tượng của người chuyên chở nhưng có chữ As Carrier.
FIATA đề nghị người giao nhận sử dụng vận đơn này khi họ làm nhiệm
vụ gom hàng (đóng vai trò nguời thầu chuyên chở)hoặc làm đại lý cho
một người chuyên chở thực tế. Vận đơn này được đưa ra nhằm thay cho
vận đơn gom hàng (H.AWB) vì vận đơn gom hàng không đáp ứng được
các yêu cầu của UCP khi thanh toán bằng L/C. 18
Cách lập vận đơn hàng không

Người gửi hàng điền thông tin vào 3 bản gốc:

Bản gốc số 1 – Bản gốc số 2 – Bản gốc số 3 –


original 1 for issuing original 2 for issuing original 3 for issuing
carrier consignee shipper
• Người phát hành: • Người phát hành: • Người phát hành:
• nhà chuyên chở • người gửi hàng • chủ phương tiện
(Carrier) (consignee) (shipper)
• Ký tên: • Ký tên: • Ký tên:
• người gửi hàng or • người gửi hàng và • người chuyên chở
đại lý hàng không người chuyên chở • người gửi hàng
cùng ký tên giữ lại bản này
• đại lý hàng không
ký thay cả 2

19
Cách lập vận đơn hàng không

Bản sao (copy): 6-11 bản tùy yêu cầu


Copy 4 – Delivery receipt for airport of destination

Copy 5 - for Customs Declaration


Copy 6 - for receiving agent

Copy 7 - for Sales office

Copy 8,9,10,11 - extra copies

20
Chức năng của vận đơn hàng không

§ Bằng chứng của hợp đồng chuyên chở


§ Bằng chứng của việc nhận hàng để chở
§ Hóa đơn tính cước
§ Giấy chứng nhận bảo hiểm
§ Chứng từ thông quan hàng hóa
§ Chứng từ chỉ dẫn nhân viên hàng không khi nhận
hàng, kiểm tra việc thanh toán cước phí

Khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không không có khả năng
lưu thông có nghĩa là không thể mua bán chuyển nhượng và khi nhận
hàng không cần xuất trình bản gốc (chỉ cần có giấy báo nhận hàng và căn
cước nhận dạng là được nhận hàng).
21
Chứng từ hàng không khác

v Thư chỉ dẫn của người gửi hàng (Shipper’s Letter of Instruction
for issued AWB)
v Là loại chứng từ của người bán cấp cho người mua hoặc cho hãng
hàng không trong đó kê khai đầy đủ các chi tiết chỉ dẫn có liên quan
đến chuyến hàng; căn cứ vào giấy này, người đại lý ký vào AWB xác
nhận nội dung với hãng hàng không. Thực chất đây là một giấy bảo
đảm, cam kết thêm về hàng hoá của mình.
v Hoá đơn thương mại hàng không (Commercial Invoice)
v Là căn cứ cho hải quan tính thuế đồng thời cũng là cơ sở cho mọi
chứng từ lãnh sự.
v Các chứng từ chứng nhận và khai báo
v Shipper’s Decleration for live Animals
v Shipper’s Decleration for Dangerous goods
v Shipper’s Certificate for Weapon and Demolition Explosive
22
2. VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Nhược điểm Ưu điểm

Quy trình phức


tạp

Nhiều luật chi


p h ối
Dung trọng lớn
Rủi ro cao

Chi phí thấp


Chậm

23
Các phương thức vận tải biển

Căn cứ lịch trình tàu


Căn cứ loại hàng hóa
biển

Tàu chuyến một – single Hàng dạng lỏng


voyage

Tàu khứ hồi – Round Hàng dạng khô


voyage

Tàu nhiều chuyến liên Hàng dạng bảo quản


tục – consecutive voyage đặc biệt

Tàu cho thuê bao –


………
lumpsum

Tàu chợ
24
Các chứng từ vận tải đường biển

25
Vận đơn đường biển – B/L

§ Vận đơn đường biển là gì?

§ Chức năng của vận đơn đường biển?

§ Các loại vận đơn đường biển? Ý nghĩa của


từng loại vận đơn đường biển là gì?

26
Vận đơn đường biển – B/L

§ Là chứng từ vận tải đường biển cấp cho người


gửi hàng (shipper) theo yêu cầu của người gửi
hàng.

§ Người cấp (carrier):


• người chuyên chở
• hoặc đại diện của người chuyên chở

§ Cấp khi:
• Hàng đã xếp lên tàu (shipped on board)
• Sau khi nhận hàng để xếp lên tàu (received for
shipment)
27
Chức năng của vận đơn đường biển

§ Bằng chứng xác định hàng hóa chuyên chở bằng


đường biển được ký kết
§ Biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho
người gửi hàng
§ Chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi
trong vận đơn
§ Chứng từ thanh toán quốc tế
§ Chứng từ thông quan hàng nhập khẩu
§ Cơ sở ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK
28
Các loại vận đơn đường biển
Khía cạnh pháp lý
• Vận đơn đích danh (straight B/L)
• Vận đơn theo lệnh (to order of)
• Vận đơn xuất trình (to bearer B/L)
Phê chú
• Vận đơn hoàn hảo (clean B/L)
• Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)
Thời gian cấp
• Vận đơn đã xếp hàng (shipped or laden in board B/L)
• Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shippment B/L)
Cách thức chuyên chở
• Vận đơn chở suốt (through B/L)
• Vận đơn vận tải liên hiệp (combined transport B/L hay Multi modal transport documents)
• Vận đơn theo HĐ thuê tàu chuyến (charter party B/L hay congen B/L)
Cách gom hàng
• Vận đơn chủ (master B/L)
• Vận đơn thứ cấp (house B/L)
Tính chất
• Vận đơn gốc (original B/L)
29
• Vận đơn bản sao (copy B/L)
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn đích danh (Straight B/L): Là loại vận đơn kí phát cho một
người nhận hàng cụ thể (B/L to a named person). Chỉ có người đứng tên
trên vận đơn mới được nhận hàng, người chuyên chở chỉ giao hàng ở
cảng đến cho người đứng tên trong vận đơn, loại này không thể chuyển
nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu.
v Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Là loại vận đơn không ghi rõ tên
người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh của ai ; có thể theo lệnh của người
gửi hàng (TO order of shipper) hoặc theo lệnh của ngân hàng (to order
of Bank). Loại vận đơn này có thể chuyển nhượng nhiều lần bằng cách
ký hậu (Endosement). Đ©y là loại vận đơn được sử dụng phổ biến trong
buôn bán và vận tải quốc tế.
v Vận đơn xuất tri`nh (To bearer B/L): Là loại mà trên đó không ghi rõ
tên người nhận hàng, thuyền trưởng sẽ giao hàng cho ai tri`nh B/L và vi`
thế loại này được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

30
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là loại B/L trên đó người vận
tải không ghi chú xấu nào về hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá; là
loại B/L được người vận tải cấp cho người gửi hàng sau khi
hàng đã được xếp lên tàu “trông bề ngoài có vẻ tốt và trong điều
kiện tốt – In appearent good order and condition”; là bằng
chứng cho việc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và
có thể là một trong những căn cứ minh chứng về chất lượng và
bao bì của hàng hoá; là loại B/L được ngân hàng chấp nhận
thanh toán tiền hàng.
v Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Là loại B/L trên đó
người vận tải có ghi chú xấu nào về tình trạng bên ngoài của
hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá như “Broken case” “Leaking
case” “Wet case” “ Empty case”...; là loại B/L không được ngân
hàng chấp nhận thanh toán 31
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn đã xếp hàng (Shipped or Laden on board B/L): là


loại B/L được cấp sau khi đã xếp hàng lên tàu. Trên B/L này
có ghi rõ ngày, tháng, năm giao hàng. Người mua và ngân
hàng thanh toán đều đòi hỏi phải xuất trình “Clean and
Shipped on board B/L”

v Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shippment B/L):


Là loại chứng từ vận tải được cấp trước khi hàng được xếp lên
tàu (có thể hàng còn ở trong kho, cảng...). Trên B/L này không
ghi rõ ngày tháng xếp hàng xuống tàu mà ghi rõ hàng được
“nhận để xếp”, về mặt pháp lý nó không đại diện cho một bằng
chứng về việc xếp hàng mà chỉ là lời cam kết của người
chuyên chở về việc chuyên chở số hàng đó.
32
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn chở suốt (Through B/L): Là loại vận đơn sử dụng
trong trường hợp chuyên chở hàng hoá có chuyển tải
(transhipment) ở dọc đường, tức là thay đổi tàu và người
chuyên chở nhưng cùng một phương thức chuyên chở.

v Vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport B/L hay
Multi modal Transport Documents): là chứng từ dùng trong
vận tảu bằng hai hay nhiều phương tiện vận tải khác nhau và
được dùng phổ biến trong vận tải container, Pallets.

v Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter party B/L
hay Congen B/L): Được sử dụng trong phương thức thuê tàu
chuyến
33
Các loại vận đơn đường biển

v Vận đơn chủ (Master B/L): là vận đơn do người vận tải
chính (Effective Carrier) phát hành cho nhà xuất khẩu hoặc
người gửi hàng làm dịch vụ về giao nhận vận tải
v Vận đơn thứ cấp (House B/L): Do người giao nhận phát
hành, nó được phát hành trên cơ sở Vận đơn chủ và là cơ sở
pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ
giao nhận với khách hàng
v Vận đơn gốc (Original B/L): Là loại dùng để nhận hàng,
thanh toán, chuyển nhượng, khiếu nại, kiện tụng...do người
chuyên chở phát hành theo yêu cầu của người gửi hàng

34
Các chứng từ trong vận tải biển

v Chỉ thị xếp hàng (Shipping note): Đây là chỉ thị của người gửi hàng cho
công ty vận tải và cơ quan quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp đầy đủ
những chi tiết về hàng hoá được gửi đến cảng để xếp lên tàu và những chỉ
dẫn cần thiết.
v Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt): Là chứng từ do thuyền phó phụ trách
về gửi hàng cấp cho người gửi hàng và chủ hàng xác nhận tàu đã nhận hàng
xong
v Bản lược khai hàng hoá (Cargo manifest): Đây là bản lược kê các loại
hàng xếp trên tàu để vận chuyển đến các cảng khác nhau, do đại lý tại cảng
xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên.
v Phiếu kiểm đếm (Dock sheet&Tally sheet): Dock sheet là một loại phiếu
kiểm đếm tại cầu tàu trên đó ghi số lượng hàng hoá đã được giao nhận tại
cầu. Tally sheet là một loại phiếu kiểm đếm hàng hoá đã xếp lên tàu do nhân
viên kiểm đếm chịu trách nhiệm ghi chép.
v Sơ đồ xếp hàng (Ship’s storage plan): Đây là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng lên
tàu.
35
3. VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

- Tính linh hoạt không cao

- Sức chở lớn


- Liên tục, đều đặn, tương đối an toàn
- Ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết
- Chi phí thấp
- Đòi hỏi đóng gói bao bì thấp hơn

36
Chứng từ vận tải đường sắt

vBản chính giấy gửi hàng: bản này đi theo hàng tới ga
đến và được giao cho người nhận cùng với hàng hoá;
vGiấy theo hàng: Giấy này đi theo hàng tới ga đến và
lưu ở đường sắt nước đến
vBản sao giấy gửi hàng: Bản này được giao cho người
gửi sau khi xếp hàng lên toa xe
vGiấy giao hàng: Giấy này đi theo hàng tới ga đến và
lưu ở ga đến
vGiấy báo tin hàng đến: Giấy này đi theo hàng tới ga
đến và được giao cho người nhận
37
Container trong vận tải hàng hóa

Sử dụng Container (công) để vận tải phối hợp đa


phương thức (đường biển, đường sắt, đường bộ và
đường thủy nội bộ)

Đặc điểm:
1) Hình dáng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần

2) Cấu tạo đặc biệt phù hợp với vận tải đa phương thức (hàng
không phải xếp dỡ dọc đường)

3) Có thiết bị xếp dỡ riêng (dễ dàng chuyển từ công cụ vận tải


này sang công cụ vận tải khác)

4) Dễ dàng xếp dỡ hàng hóa vào/ra khỏi công

5) Dung tích tối thiểu 1m3


38
Container trong vận tải hàng hóa

Kích thước, trọng


lượng Kiểu container Công dụng

Loại nhỏ Container chở


Container kín hàng bách hóa
(<5 tấn, <3m3)

Loại trung bình Container chở


Container mở hàng rời
(5-8 tấn)

Loại lớn
Container khung Container bảo ôn
(>10 tấn, >10m3)

Container gấp Container thùng


chứa

Container phẳng Container đặc biệt

Container có bánh
lăn

39
Vận đơn công – Container B/L

§ Người chuyên chở hoặc Đại diện của người chuyên chở ký
phát cho người gửi hàng sau khi đã nhận container chứa
hàng, đã kiểm tra, niêm phong kẹp chì, để chuyên chở.

§ Nhận công trước khi xếp lên tàu = Vận đơn nhận hàng để xếp
(received for shipment B/L)

§ Note: không được chấp nhận thanh toán bằng L/C nếu
trong L/C không chỉ rõ “received for shippment B/L
acceptable”

§ Do đó: người gửi hàng yêu cầu carrier ghi chú thêm trên
B/L là “container shipped on board on…” để được thanh
toán L/C
40
Cước phí vận chuyển container

Cước phí vận


chuyển công
trên chặng
chính + chặng
phụ

Chi phí lưu Chi phí xếp


dỡ công ở các
giữ công + chi điểm chuyển
phí khác tải
Giá cước
vận
chuyển
container

Cước phí chở


công rỗng về Chi phí thuê
nơi dỡ hàng công rỗng để
đến nơi trả xếp hàng
công cho
người thuê
41
Cước phí vận chuyển container

1. Cước trọn container cho mỗi mặt hàng riêng


biệt (Commodity Box Rate – CBR)

2. Cước trọn container tính chung cho mọi mặt


hàng (Freight All Kinds Rate – FAK)

3. Cước hàng lẻ (LCL or CFS charge)

4. Cước tính theo khối lượng container chuyên


chở (Time Volume Contract – TVC)

42
4. VẬN TẢI ĐƯỜNG ỐNG

• Hàng hóa: dạng khí, lỏng

• Gắn với các hiệp định do các bên tham gia ký


kết (thỏa thuận về đường vận chuyển)

• Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian dài

• Tiêu chuẩn quản lý nghiêm ngặt, trình độ vận


hành cao

• Nhưng: tiện lợi khi giao nhận

43
Các hình thức vận chuyển đường ống

v Vận chuyển bằng ống mềm:


§ Quãng đường ngắn, Không thường xuyên, Linh hoạt cao
§ Kém bền vững và kém an toàn

v Vận chuyển bằng ống cứng:


§ Quãng đường dài, thường xuyên, liên tục
§ Vận chuyển khối lượng lớn
§ Độ an toàn cao
§ Nhưng: phức tạp do quãng đường dài, qua địa phận nhiều
nước, đòi hỏi an ninh và độ bảo quan cao.

v Ngoài ra: ống ngầm, ống nổi, ống nội địa, ống ngoài khơi…

44
Cước phí vận chuyển đường ống

• Giá cước thường tính gộp trong giá hàng hóa


(không gồm chi phí đầu tư xây dựng đường
ống)

• Nước tham gia đầu tư xây dựng và vận chuyển


đường ống được hưởng tỷ lệ chiết khấu mua
hàng với giá đặc biệt.

45
II

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG


HÓA TRONG NGOẠI THƯƠNG

46
Khái niệm về giao nhận hàng hóa

v Theo Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế


(FIATA): dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là
bất kì loại dịch vụ nào liên quan tới vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc xếp đóng gói hay phân phối hàng
hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan tới
các dịch vụ trên kể cả các vấn đề về hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có
liên quan tới hàng hoá.

47
Vai trò của người kinh doanh và môi giới dịch
vụ giao nhận hàng hoá

vNgười giao nhận tại biên giới/ môi giới hải quan
(Custom Broker/Frontier Forwarder): Họ chỉ hoạt
động ở trong nước với nhiệm vụ là làm thủ tục hải
quan đối với hàng nhập khẩu như một môi giới hải
quan.

vLàm đại lý (Agent): Trong trường hợp này người


giao nhận hoạt động như một cầu nối giữa người gửi
hàng và người chuyên chở như một đại lý của người
chuyên chở hoặc người gửi hàng.

48
Dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK

• Yêu cầu về dịch vụ


Giao nhận • Dịch vụ chuẩn bị hàng để giao cho người vận tải
hàng hóa • Dịch vụ giao hàng cho người vận tải
• Dịch vụ lập bộ chứng từ
xuất khẩu • Dịch vụ thanh quyết toán

• Yêu cầu về dịch vụ


Giao nhận • Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và nhận hàng
hàng hóa • Dịch vụ bốc dỡ và nhận hàng từ người vận tải
• Dịch vụ làm thủ tục hải quan
nhập khẩu • Dịch vụ dỡ hàng và nhận hàng với chủ phương
tiện

49
GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU

Yêu cầu về dịch vụ


Dịch vụ chuẩn bị hàng để giao cho người vận tải
Dịch vụ giao hàng cho người vận tải
Dịch vụ lập bộ chứng từ
Dịch vụ thanh quyết toán

50
Yêu cầu về dịch vụ giao nhận hàng
hoá xuất khẩu

vChuẩn bị hàng đúng như hợp đồng qui định

vTổ chức giao hàng cho người vận tải nhanh


chóng, chính xác và kinh tế, giảm thiểu những tổn
thất của hàng hoá

vLập bộ chứng từ thanh toán đầy đủ, hợp lệ, đúng


thời gian

51
Dịch vụ chuẩn bị hàng để giao cho
người vận tải

vCần dựa vào hợp đồng và thư tín dụng để chuẩn bị


hàng
v Hàng hoá: tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì, kí
mã hiệu
vChứng từ hàng hoá: Giấy phép XK, hoá đơn thương
mại, phiếu đóng gói hàng hoá, bản kê khai hàng XK,
hợp đồng mua bán, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận
chất lượng, số lượng, trọng lượng, kích cỡ, vệ sinh an
toàn thực phẩm, động vật...

52
Dịch vụ giao hàng cho người vận tải

v Đối với hàng XK phải lưu kho bãi


Bước 1: Giao hàng XK cho cảng
v Chủ hàng kí hợp đồng lưu kho, bảo quản hàng hoá với cảng
v Trước khi giao hàng phải giao cho cảng các giấy tờ: bản liệt kê hàng hoá
(cargolist), giấy phép XK nếu có, lệnh xếp hàng (shipping order), thông báo
xếp hàng do hãng tàu cấp (shipping note)
v Giao hàng vào kho cảng, nhận phiếu nhập kho
Bước 2: Cảng giao hàng XK cho tàu
v Chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục như: kiểm nghiệm, kiểm dịch, hải quan
v Báo ETA cho cảng, chấp nhận NOR (nếu là tàu chuyến)
v Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: khi giao hàng xong phải lấy “Clean Mate’s
Receipt để trên cơ sở đó lập vận đơn
v Đối với hàng không phải lưu kho bãi tại cảng
Hàng hoá do chủ hàng vận chuyển tới có thể để tại các kho riêng của mình rồi giao
trực tiếp cho tàu. (Các bước giao nhận cũng giống với hàng qua cảng).

53
Dịch vụ giao hàng cho người vận tải

v Đối với hàng đóng trong container


v Hàng nguyên công (FCL)
v Người gửi hàng điền vào Booking note rồi giao cho đại diện hãng
tàu để xin kí cùng với bản danh mục hàng XK (cargolist)
v Hãng tàu kí Booking Note và chấp nhận giao vỏ container để chủ
hàng mượn
v Người gửi hàng đưa container rỗng về kho của mình, đóng hàng,
kiểm nghiệm, kiểm dịch, làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp
chì.
v Giao hàng tại tàu, trước khi hết thời hạn qui định (closing time) của
từng chuyến tàu (thường là 8h trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy
“Clean Mate’s Receipt để trên cơ sở đó lập vận đơn
v Hàng được xếp lên tàu, người gửi hàng mang Mate’s Receipt đổi lấy
B/L (nếu XK theo FOB, CFR, CIF)
54
Các dịch vụ khác

v Dịch vụ lập bộ chứng từ


v Sau khi giao hàng xong, người giao nhận phải lấy Mate’s Receipt do thuyền
phó cấp
v Mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu bán CIF hoặc CIP
v Căn cứ vào hợp đồng hoặc L/C, trên cơ sở của Mate’s Receipt để lập bộ vận
đơn và yêu cầu thuyền trưởng hoặc đại lý của tàu kí sau đó kết hợp với các
chứng từ khác để chuyển giao tới ngân hàng làm thủ tục thanh toán.
v Chậm nhất trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng xong cho người vận tải
phải thông báo kết quả giao hàng cho người mua kịp bảo hiểm hàng hoá nếu
bán theo các điều kiện FOB, FCA, CFR...
v Dịch vụ thanh quyết toán
v Thanh toán các chi phí liên quan đến quá trình giao nhận như: chi phí bảo
quản, lưu kho, bốc xếp, vận chuyển...
v Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dỡ nếu có
v Theo dõi kết quả nhận hàng của người mua, giải quyết khiếu nại về hàng hoá
(nếu có) 55
GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU
Yêu cầu về dịch vụ
Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và nhận hàng
Dịch vụ bốc dỡ và nhận hàng từ người vận tải
Dịch vụ làm thủ tục hải quan
Dịch vụ dỡ hàng và nhận hàng với chủ phương tiện

56
Dịch vụ chuẩn bị hồ sơ và nhận hàng

vKhai các chứng từ


vMua bảo hiểm cho hàng hoá ngay sau khi nhận được
thông báo giao hàng của người bán (nếu mua FOB,
CFR, FCA...)
vLập phương án giao nhận hàng
vChuẩn bị kho bãi, phương tiện công nhân bốc xếp
vThông báo bằng lệnh giao hàng (D/O) để các chủ
hàng nội địa kịp làm thủ tục giao nhận tay ba ngay
dưới cần cẩu ở cảng.

57
Dịch vụ bốc dỡ và nhận hàng từ
người vận tải

v Dịch vụ làm thủ tục hải quan


v Làm thủ tục hải quan cho hàng NK
v Nhận thông báo nộp thuế NK
v Dịch vụ dỡ hàng và nhận hàng với chủ phương tiện
v Lập “Bảng đăng kí hàng về bằng đường biển” giao cho cảng
v Nhận và kí NOR nếu là tàu chuyến
v Thông báo cho chủ hàng nội địa thời gian giao hàng (nếu giao tay ba),
và hoặc kiểm tra lại kho bãi chứa hàng (nếu đưa về kho riêng)
v Xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng
(D/O), làm thủ tục hải quan và nộp thuế NK
v Kiểm tra sơ bộ hầm tàu,công cụ vận tải và tình trạng hàng hoá xếp bên
trong trước khi dỡ hàng (nếu nhận nguyên tàu hoặc nguyên container)
v Tổ chức dỡ hàng, nhận hàng và quyết toán với tàu theo từng B/L hoặc
toàn tàu. 58
Thuyết trình các cơ sở giao hàng
theo Incoterms 2010

1. Khi nào chuyển giao rủi ro từ người bán sang


người mua?
2. Trách nhiệm mua bảo hiểm và thuê tàu chặng
chính, quyền thông quan
3. Các điều kiện cơ sở giao hàng sinh viên nghiên
cứu thường áp dụng trong phương thức vận tải
nào?
4. Tìm 1 tình huống đã ứng dụng điều kiện cơ sở
giao hàng đó và bình luận.

59
1.Nhóm E
1. EXW - Giao tại xưởng
2.Nhóm F
1. FCA - Giao cho người chuyên chở
2. FAS - Giao dọc mạn tàu
3. FOB - Giao lên tàu
3.Nhóm C
1. CFR - cước phí
2. CIF - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
3. CPT - Cước phí trả tới
4. CIP - Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
4.Nhóm D
1. DAT - Giao tại bến
2. DAP - Giao tại nơi đến
3. DDP

60
LOGO

NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 1


LOGO

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 4
BẢO HIỂM HÀNG HÓA TRONG
NGOẠI THƯƠNG

ThS Trần Trọng Đức


MỤC TIÊU CHƯƠNG 4

vHiểu rõ về bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương, ý


nghĩa của bảo hiểm hàng hoá. Phân loại được các loại rủi
ro được mua bảo hiểm, tổn thất được bồi thường và các
điều kiện mua bảo hiểm.
vNắm vững các sản phẩm và thị trường bảo hiểm hàng
hoá trong ngoại thương, lựa chọn sản phẩm bảo hiểm
phù hợp trong các tình huống kinh doanh ngoại thương.
vThông thạo các nghiệp vụ mua bảo hiểm, biết rõ trách
nhiệm và quyền lợi của người mua bảo hiểm, cách thức
yêu cầu bồi thường và thủ tục xin bồi thường khi có tổn
thất về hàng hoá trong ngoại thương.
2
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1. Kinh doanh trong ngoại thương có cần mua bảo


hiểm không?
2. Nghĩa vụ và quyền lợi khi mua bảo hiểm như thế
nào?
3. Thủ tục mua và phí bao nhiêu? Mua ở đâu để đảm
bảo quyền lợi
4. Nghiệp vụ mua bảo hiểm này có khó không? Nếu có
sự cố sẽ được bồi thường như thế nào
5. Điều kiện và các sản phẩm bảo hiểm trong ngoại
thương có bao nhiêu loại? Theo các quy định nào?
Bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương

v Khái niệm:
Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của bên bảo hiểm đối với
người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo
hiểm do những rủi ro đã được thoả thuận gây ra tương ứng với một
khoản phí bảo hiểm đã nộp bảo hiểm.

v Vai trò
§ Bảo hiểm có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động kinh tế, nó vừa bảo đảm sự chia
xẻ trách nhiệm trong cộng đồng
§ Bảo hiểm đảm bảo bù đắp được những thiệt hại, mất mát đối với đối tượng bảo
hiểm nhằm khắc phục những hậu quả của rủi ro xảy ra.
§ Bảo hiểm tạo ra được nguồn vốn rất lớn và là một bộ phận không tách rời của thị
trường tài chính sôi động.
§ Hoạt động bảo hiểm cũng đóng góp vào ngân sách của Nhà nước thông qua hoạt
động kinh doanh của nó.
§ Bảo hiểm tạo ra tâm lý an tâm trong hoạt động kinh doanh
Những rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa

Rủi ro là những tai nạn, tai hoạ hay sự


cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên
hoặc những mối đe doạ khi xảy ra sẽ
gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.

5
Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa

v Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro

ü Thiên tai: (Act of God) Thiên tai là những hiện tượng tự


nhiên mà con người không chi phối được như động đất, lụt
lội, sống thần….

ü Rủi ro Hàng hải (Perils of the sea) là những tai nạn xảy ra
đối với hoạt động ở ngoài biển như tầu bị mắc cạn, đâm va,
cháy, nổ, lật úp, mất tích…

ü Rủi ro khác: ngoài những nguyên nhân xảy ra rủi ro không


kiểm soát ở trên còn có những rủi ro bất ngờ khác xảy ra
như: vỡ hàng khi vận chuyển trên bờ, mất trộm, mất cắp,
hao hụt…
6
Đéng đất tại Peru ảnh hưởng đến
giao thông hàng hoá
Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa

v Rủi ro được bảo hiểm:


ü Rủi ro được bảo hiểm thông thường: Là các rủi ro được các bên
chấp nhận theo các thông lệ thông thường như các điều kiện A, B
và C bao gồm những rủi ro có tính chất bất ngờ và ngẫu nhiên xảy
ra ngoài ý muốn của con người.
ü Rủi ro được bảo hiểm riêng: Là những rủi ro được tách riêng ra
cho các bên có thể thoả thuận riêng khi mua bảo hiểm bao gồm
các rủi ro đặc biệt như rủi ro chiến tranh, đình công, khủng bố
ü Rủi ro không được bảo hiểm: Là những rủi ro đương nhiên xảy
ra hoặc chăc chắn xảy ra, do lỗi của người được bảo hiểm gây
nên…Rủi ro này không được bảo hiểm trong mọi trường hợp nên
gọi là trường hợp miễn thường khi nó chắc chắn xảy ra.
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa

Tổn thất là những thiệt hại, hư hỏng, mất


mát của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây
ra

9
Các loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa

v Căn cứ vào mức độ tổn thất:


v Tổn thất bộ phận (Partial loss) là một phần của đối tượng bảo
hiểm bị hư hại, mất mát, thiệt hại.
v Tổn thất toàn bộ (Total loss) là toàn bộ đối tượng bảo hiểm bị
hư hỏng mất mát và thiệt hại hoặc không thể khác phục, sử dụng
đối tượng đó
§ Tổn thất toàn bộ thực sự là toàn bộ đối tượng bảo hiểm bị
hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất không còn như
ban đầu lúc được bảo hiểm mà không lấy lại được nữa
§ Tổn thất toàn bộ ước tính là hư hỏng mât mát, thiệt hại của
đối tượng bảo hiểm chưa tới mức toàn bộ nhưng đối tượng
đó không thể khắc phục, sử dụng được nữa

10
Một số ví dụ trong bảo hiểm hàng hải

1. Một tàu chở gạo đang trên đường về cảng đích thì gặp bão. Khi ghé cảng
lánh nạn thì gạo đã ướt hết. Nếu cứ tiếp tục chở về cảng đến thì gạo sẽ
hỏng hết, tức là sẽ xảy ra tổn thất toàn bộ và người bảo hiểm phải bồi
thường toàn bộ.

2. 1 tàu chở thép, đi dọc đường bị tai nạn, phải ghé vào 1 cảng lánh nạn và
không tiếp tục hành trình được nữa. Mặc dù sắt thép chưa bị hư hỏng gì
nhưng chi phí dỡ hàng lên bờ, thuê tàu khác chở tiếp, xếp hàng xuống
tàu, lưu kho, lưu bãi…vượt quá giá trị của lô thép tại cảng đến sau khi đã
chở đến.
Muốn được coi là tổn thất toàn bộ ước tính thì phải có hành động từ
bỏ hàng của người được bảo hiểm
Từ bỏ hàng là hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền
lợi của mình đối với hàng hóa cho người bảo hiểm trong trường hợp
tổn thất toàn bộ ước tính để được bồi thường toàn bộ. 11
Các loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa

v Tổn thất chung: là tổn thất cho sự an toàn chung, sự hy sinh cho
các lợi ích chung hay nguy hại chung.
v Đặc trưng của tổn thất chung phải thể hiện như sau:
ü Hành động tổn thất chung phải là hành động hữu ý, tự nguyện của các chủ
phương tiện và đồng đội
ü Hy sinh hoặc chi phí phải là đặc biệt và phi thường- là chi phí bất thường có ý
nghĩa và nhiệm vụ cao cả
ü Hy sinh hoặc chi phí hợp lý vì an toàn và quyền lợi chung. Nếu hy sinh quá
hoặc chi phí quá mức cần thiết thì được coi là không hợp lý.
ü Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí do hành động chung trực tiếp gây ra

v Tổn thất riêng: là những thiệt hại, mất mỏt của đối tượng bảo hiểm
do 1 rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên gây ra. Tổn thất này xảy ra đối với ai
thì người đó chịu tổn thất.
12
Tổn thất chung

v Tổn thất chung = hy sinh tổn thất chung + chi phí tổn thất chung
§ Hy sinh tổn thất chung: thiệt hại do hành động tổn thất chung gây ra
§ Chi phí tổn thất chung = chi phí cứu nạn + chi phí làm nổi tàu + chi
phí tại cảng lánh nạn + tiền lãi của số tiền được công nhận là tổn thất
chung
v Thủ tục liên quan đến tổn thất chung
§ Chủ tàu
• Tuyên bố tổn thất chung
• Mời giám định tổn thất của tàu và hàng
• Gửi cho các chủ hàng cam đoan đóng góp tổn thất chung
§ Chủ hàng:
• Kê khai giá trị hàng hóa (nếu chủ tàu yêu cầu)
• Điền vào bản cam đoan đóng góp tổn thất chung và gửi cho cty bảo hiểm ký vào để được
nhận hàng
• Nếu hàng không được BH thì chủ hàng phải ký quỹ bằng tiền mặt (=số tiến được phân bổ
tổn thất chung phải đóng)
13
Các loại hình bảo hiểm hàng hóa

v Theo Viện BH London:

ü Điều kiện bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng
FPA: Trong tiếng anh thuật ngữ PA (particular average)
có nghĩa là tổn thất bộ phận và FPA (Free particular
average) có nghĩa là miễn bồi thường tổn thất bộ phận
không phải là tổn thất chung nhưng vẫn bồi thường tổn
thất toàn bộ.

ü Bảo hiểm bao gồm tổn thất riêng (WA): Chấp nhận bảo
hiểm cho những rủi ro xảy ra gây tổn thất riêng.

ü Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (All risks)


14
Các loại hình bảo hiểm hàng hóa

v Theo ICC 1963

ü Điều kiện bảo hiểm A: Điều kiện này tương tự như điều kiện bảo
hiểm mọi rủi ro nhưng đã sửa đổi nhiều nội dung hơn điều kiện (All
risks) ở trên. ĐiÒu kiện bảo hiểm này là điều kiện được bảo hiểm lớn
nhất trong các điều kiện bảo hiểm khác gồm điều kiện bảo hiểm B và
điều kiện bảo hiểm C.

ü Điều kiện bảo hiểm B: Điều kiện bảo hiểm này tương tự điều kiện
bảo hiểm bao gồm tổn thất riêng. Theo sửa đổi năm1963 thỡ các
trường hợp được bảo hiểm là cụ thể hơn và đưa ra các điều kiện loại
trừ rõ ràng hơn.
ü Điều kiện bảo hiểm C: Điều kiện bảo hiểm này tương tự như điều
kiện bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng. Các điều khoản loại trừ
cũng được qui định tương tự như điều khoản B và A.
15
Các loại hình bảo hiểm hàng hóa

v Căn cứ theo ICC 1982: Năm 1982, đã đưa ra cách phân loại
rõ ràng hơn từ cơ bản thành nhiều hình thức mua bảo hiểm
trong đó có:
ü Điều kiện bảo hiểm A (Institute Cargo Clauses A)
ü Điều kiện bảo hiểm B (Institute Cargo Clauses B)
ü Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses C)
ü Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá
chuyên chở đường biển (Institute War Clauses, cargo)
ü Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng hoá
chuyên chở đường biển (Institute Strikes Clauses, cargo)
16
ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM C

v Rủi ro được bảo hiểm bao gồm:


ü Cháy hoặc nổ
ü Tầu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
ü Tầu đâm va với các phương tiện hay vật thể khác không phải nước hoặc bị
mất tích
ü Dỡ hàng tại nơi lánh nạn
ü Phương tiện đường bộ bị trật bánh hay lật đổ
ü Hy sinh vì tổn thất chung
ü Vứt hàng xuống biển

v Tổn thất, chi phí và trách nhiệm của bên bảo hiểm
ü Tổn thất chung và chi phí cứu nạn được tính toán và phân bổ theo hợp đồng
vận tải và/hoặc theo luật lệ và tập quán qui định hiện thời.
ü Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu khi hai tàu đâm nhau
đều có lỗi (Both to blame collision clause)
17
ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM B

vNgoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện


C, còn được bảo hiểm thêm các rủi ro sau:
ü Động đất, núi lửa phun, sét đánh
ü Nước cuốn hàng khỏi tầu
ü Nước biển, sông hồ chảy vào hầm tầu, xà lan, phương
tiện vận tải, công-ten-nơ hoặc nơi chứa hàng
ü Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi
tầu hoặc rơi trong khi xếp, dỡ lên phương tiện tầu và
xà lan
18
ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM A

vNội dung điều kiện bảo hiểm A sẽ :


üĐược bồi thường mọi mất mát, hư hỏng
hoặc chi phí của đối tượng bảo hiểm trừ
các rủi ro loại trừ như điều kiện B và C.
üNgoài ra, còn thêm điều kiện được bồi
thường rủi ro do thiệt hại cố ý hoặc phá
hoại không phải do người được bảo hiểm
gây nên.

19
Bảo hiểm chiến tranh

v Chiến tranh, nội chiến, cánh mạng, nổi loạn, khởi nghĩa
hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những bién cố đó hoặc
bất kỳ hành động thù địch nào gây ra bởi hay chống lại
một thế lực tham chiến.
v Bị chiếm đoạt, bị tích thu, bị bắt, bị kiềm chế hoặc bị giữ
lại phát sinh từ những biến cố nói trên và hậu quả của
chúng hoặc âm mưu tiến hành những hoạt động đó gây ra
v Mìn, ngư lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh vô chủ sót
lại sau chiến tranh
v Đãng góp vào tổn thất chung
20
Bảo hiểm đình công

vRủi ro được bảo hiểm cho mất mát, hư hỏng của đối
tượng bảo hiểm do:
vNgười đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc
những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo
động hoặc nổi dậy của dân chúng
vBất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc người nào hành động vỡ
mục đích chính trị
vTổn thất chung và chi phí cứu nạn

21
Những rủi ro loại trừ chung

v Mất mát, hư hàng hoặc chi phí do hành động cố ý của người được bảo hiểm
v Rò rỉ thông thường, hao hụt thông thường về trọng lượng hoặc khối lượng, hao
mòn tự nhiên của đối tượng bảo hiểm
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì không đầy đủ hặc không thích hợp
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do nội tỳ (inherent vice) hoặc bản chất của đối
tượng bảo hiểm
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ cho dù chậm
trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về
tài chính của chủ tầu, người quản lý tầu, người thuê tầu hoặc người khai thác tầu.
v Thiệt hại cố ý hoặc phá hoại cố ý đối tượng bảo hiểm bằng những hành động sai
trái của bất kỳ người nào
v Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào
có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc chất phóng xạ.
22
Những rủi ro loại trừ do phương tiện
vận chuyển

vBảo hiểm không bồi thường những tổn thất về mất


mát, hư hỏng hoặc chi phí do:

vTầu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển;

vTầu, xà lan, các phương tiện vận tải khác, công-ten-nơ,


toa xe không thích hợp cho an toàn hàng hoá vận
chuyển mà người mua bảo hiểm hoặc người làm công
của họ đã biết tình trạng nói trên khi xếp hàng lên
các phương tiện và công cụ vận tải đó.

23
Những rủi ro loại trừ do rủi ro chiến tranh

v Trong mọi trường hợp sẽ không phải bồi thường


những mất mát, hư hỏng hoặc chi phí gây ra do các
nguyên nhân sau:
ü Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa
hoặc hành động thù địch gây ra bởi hoặc chống lại một
thế lực tham chiến
ü Bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể cướp
biển), và hậu quả của những hành động đó
ü Bom, mìn, ngư lôi hoặc các vũ khí chiến tranh còn sót lại
trong các cuộc chiến.

24
Những rủi ro loại trừ do rủi ro đình công

Trong mọi trường hợp sẽ không phải bồi thường những


mất mát, hư hỏng hoặc chi phí gây ra do các nguyên nhân
sau:

ü Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc bất kỳ


một người nào tham gia gây rối loạn lao động, bạo động
hoặc nổi loạn dân sự

ü Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc nổi loạn
dân sự

ü Kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ


chính trị
25
Sản phẩm và thị trường Bảo hiểm
hàng hoá trong ngoại thương

• Các sản phẩm bảo hiểm chính


• Các sản phẩm bảo hiểm phụ
Các SP

• Quá trình hình thành và Phát triển


• Những đặc điểm thị trường bảo hiểm ngoại
thường
Các Thị • Các thị trường bảo hiểm hàng hóa trong
Trường ngoại thương
Sản phẩm bảo hiểm chính

üĐiều kiện bảo hiểm A (Institute Cargo Clauses


A): bảo hiểm mọi mọi rủi ro.
üĐiều kiện bảo hiểm B (Institute Cargo Clauses
B): bảo hiểm bao gồm tổn thất riêng
üĐiều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses
C): bảo hiểm không bao gồm tổn thất riêng

27
Giá trị BH, số tiền BH và phí BH

1. Giá trị BH = giá trị của đối tượng BH lúc ban đầu BH
+ phí BH + các chi phí khác
• Giá trị BH hàng = giá hàng tại cảng đi (C) + phí BH (I) + cước phí vc
đến cảng đến (F) = giá CIF hoặc CIP
• Khi XK theo đk FOB hoặc CFR thì giá trị bảo hiểm được tính bằng giá
CIF của hàng.
• Để đảm bảo quyền lợi, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả
khoản lãi dự tính do việc XNK mang lại.
• Do vậy, người được bảo hiểm thường mua giá trị BH = (100% + 10%) giá
CIF hoặc CIP

2. Phí BH (I) được tính theo tỉ lệ phí BH(R) hay suất phí BH: đây là
giá cả BH do công ty BH đề ra và phụ thuộc vào tính chất của
hàng hóa, phương tiện vận chuyển mà R cao hay thấp.
28
Cách tính phí BH và quy đổi giá FOB & CIF

v Phí bảo hiểm = Suất phí bảo hiểm x trị giá cơ sở sản phẩm bảo
hiểm. Công thức tính là I = R. CIF
v Trị giá cơ sở sản phẩm bảo hiểm = Giá trị hàng hoá ban đầu +
Phí bảo hiểm+ phí vận chuyển. Công thức tính là CIF = C+I+F
v Khi trị giá cơ sở sản phẩm bảo hiểm không được thể hiện hoặc thể
hiện chưa đầy đủ trên hợp đồng ngoại thương sẽ được tính như
sau:
CIF = C+I+F thay I = R.CIF ta có: CIF= C+R.CIF+F
ü Do đó, CIF - R.CIF = C+F hay CIF (1-R) = C+F
ü Vậy CIF = (C+F)/ 1-R
ü Và khi mua theo điều kiện 110% giá trị đối tượng bảo hiểm sẽ là:
CIF = (C+F)/ 1-1,1R

29
Sản phẩm bảo hiểm phụ

v Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá chuyên
chở đường biển (Institute War Clauses, cargo)
v Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá chuyên
chở đường không (Institute War Clauses, air cargo)
v Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hoá chuyên
chở đường bưu điện (Institute War Clauses, sendings by post)
v Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng hoá chuyên
chở đường biển (Institute Strikes Clauses, air cargo)
v Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng hoá chuyên chở
đường không (Institute Strikes Clauses, air cargo)

30
Thị trường bảo hiểm hàng hoá trong
ngoại thương

Từ thế kỷ thứ 17, những hình thức bảo hiểm đầu tiên đã
được đưa ra và đến nay vẫn có những giá trị nhất định. Bản
thân thị trường bao hiểm cũng là một bộ phận của thương mại
quốc tế. Năm 1997, thương mại quốc tế đạt 5.400 tỷ đô thì
trong đó thị trường bảo hiểm hàng hoá chiếm gần 2%. Đến
nay, giá trị thương mại quốc tế đã vượt qua ngưỡng 10.000 tỷ
đô Mỹ thì bảo hiểm hàng hoá đã tăng lên gần 230 tỷ đô/năm.
Trong đó, cơ cấu thương mại hàng hoá quốc tế là 80% và dịch
vụ đã bao gồm cả bảo hiểm chiếm khoảng 20%. Tốc độ tăng
trưởng thương mại quốc tế và bảo hiểm là 10% hàng năm
trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới khoảng 3%.
Đặc điểm về thị trường bảo hiểm hàng
hoá trong ngoại thương

ü Thị trường bảo hiểm vừa là thị trường cho sản phẩm dịch vụ cho
hàng hoá thương mại quốc tế lại vừa là một bộ phận góp phần
vào phát triển thương mại quốc tế.
ü Sản phẩm của thị trường bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương
là sản phẩm vô hình gắn với mức độ rủi ro trong thương mại
quốc tế.
ü Thị trường bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương thường có sự
tích tụ lớn về tài chính nên thường có sự tái đầu tư. Hoạt động
kinh doanh của các công ty bảo hiểm sẽ đa dạng và phong phú
trong quá trình tái đầu tư các khoản phí bảo hiểm. Những hoạt
động này thường gắn với các hoạt động tài chính và tín dụng.
ü Thị trường bảo hiểm có đặc điểm là có sự phân cấp nghĩa là có
thị trường bảo hiểm và thị trường tái bảo hiểm.
Những thị trường bảo hiểm
hàng hoá trong ngoại thương

v Nếu căn cứ vào phạm vi hoạt động có thị trường bảo hiểm quốc
gia, khu vực và quốc tế
v Nếu căn cứ vào cấp độ có thị trường bảo hiểm sơ cấp và thị
trường thứ cấp hay còn gọi là thị trường tái bảo hiểm
v Nếu căn cứ vào tính chất đặc thù của vận chuyển có thị trường
bảo hiểm hàng hoá đường hàng không, thị trường bảo hiểm hàng
hoá đường biển, thị trường bảo hiểm hàng hoá đường bưu điện
hoặc thị trường bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đa phương
thức…
v Nếu căn cứ vào quy mô thị trường có thể có thị trường bảo hiểm
lớn, vừa và nhỏ. Những thị trường bảo hiểm lớn thường ở các
nước phát triển và là những trung tâm thương mại và giao dịch
lớn trên thế giới
Nghiệp vụ mua bảo hiểm trong
ngoại thương

Khái niệm Nghiệp vụ Quy trình


Nghiệp vụ mua Nghiệp vụ mua Mua bảo hiểm
bảo hiểm là hoạt bảo hiểm trong
động chuyển rủi các hợp đồng
ro ngoại thương Lựa chọn sản
theo giá CIF (và phẩm bảo hiểm
CIP) sẽ tính thêm
Chế độ kết bồi 10% giá trị hàng
thường về mặt hóa
kinh tế

Mua bảo hiểm


theo lô hàng và
chuyến hàng sẽ
nhận được đơn
bảo hiểm
LOGO

NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG 1


LOGO

BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG 5
THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG
NGOẠI THƯƠNG

ThS. Trần Trọng Đức


MỤC TIÊU CHƯƠNG 5

1. Tìm hiểu các phương thức thanh toán quốc tế


trong ngoại thương
2. Tìm hiểu các vướng mắc phát sinh trong thanh
toán quốc tế và giải pháp
3. Những lưu ý cần quan tâm khi thanh toán quốc
tế cho người nhập khẩu/xuất khẩu

2
Sự khác biệt về các hệ thống luật trên thế giới

1. Thông luật 3. Thần luật


üTheo án lệ, tiền lệ üDo vị thần được tôn
üSố lượng luật nhiều và sùng
khác nhau giữa các üMang nặng tín ngưỡng
bang üKhông bao giờ sửa
đổi…
üThường phủ định

2. Dân luật
üDựa vào ban soạn thảo
üXin góp ý toàn dân
üThường huỷ các luật cũ
üPhải hướng dẫn và sửa đổi
nhiều...

3
Vấn đề đặt ra trong thanh toán quốc tế

• Sử dụng đồng tiền mạnh


• Nhân tố ảnh hưởng tỷ giá và cách
Đồng tiền giữ giá trị đồng tiền
thanh toán?
• Anh hưởng ntn đến XNK và đầu tư

Phương thức • Rủi ro đối với người nhập khẩu?


thanh toán? • Rủi ro đối với người xuất khẩu?

Thời điểm • Đối với người xuất khẩu


thanh toán? • Đối với người nhập khẩu

4
Phương thức thanh toán trong ngoại thương

Điện
Tiền Nhờ
chuyển L/C
mặt thu
tiền

5
Thanh toán bằng tiền mặt

Thủ tục thanh toán

2. Kiểm soát thanh toán: Thời điểm và chất lượng tiền

3. Các chứng từ cần thiết: Giấy giới thiệu, hộ chiếu, hợp đồng gốc,
hoá đơn thương mại.

6
Điện chuyển tiền

ü Lệnh chuyển tiền, trách nhiệm và tính pháp lý

ü Thời điểm chuyển tiền và ngân hàng chuyển


tiền

ü Thủ tục và chứng từ thanh toán điện chuyển


tiền

7
Thanh toán nhờ thu

v1. Các thủ tục và chứng từ minh chứng

v2. Xác minh quan hệ và uy tín đối tác

v3. Theo dõi và xư lý vướng mắc

8
Thanh toán bằng thư tín dụng

Người nhập khẩu Người xuất khẩu

Loại thư tín dụng: Huỷ ngang hay


không huỷ ngang Tên người hưởng lợi

Quan hệ ngân hàng đại lý Nơi trả tiền

Người ký phát chứng từ hoá đơn Hiệu lực thư tín dụng

Ký phát chứng từ chứng nhận xuất


sứ Thời gian của tiến độ thực hiện

Loại vận đơn ( sạch, Trả phí, theo


lệnh) Số các bản chứng từ xuất trình

Ký phát chứng từ giám định

Chứng từ khác như biên bản


nghiệm thu, biên bản xác nhận …
9
Request to issue a credit

10
11
Thanh toán thư tín dụng trả ngay không
hủy ngang (Irrevocable L/C At Sight)

6
NH bên Mua NH bên bán

2
5
7 1
3
Bên Mua Bên bán
4
Quy trình thanh toán thư tín dụng đối ứng

NH bên Mua
2’ NH bên bán

3’ 1 1’
5 3 5’

Bên Mua Bên bán


4

4’
13
Thanh toán thư tín dụng chủ con

Giao nguyên liệu – Nhận thành phẩm

6
Master L/C trả ngay

NH bên Nhận NH bên đặt gia


2
gia công công
Baby L/C trả chậm

3 5
7 1

(4)

Bên nhận gia Bên đặt gia


công công

8
14
Thanh toán thư tín dụng chủ con

Mua nguyên liệu – Bán thành phẩm

6
Master L/C trả ngay

NH bên Nhận 2 NH bên đặt gia


gia công công
Baby L/C trả ngay

7 1 3 5

(4)

Bên nhận gia Bên đặt gia


công công

8
15
Sơ đồ quy trình thanh toán thư tín dụng giáp lưng

(5)
NH bên NH bên NH bên
(2) xuất
nhập tái xuất

(3) (4) (6)


(1)

(8) (9)

Người tái Người


Người
xuất xuất
nhập

(7)
Sơ đồ thanh toán bằng tài khoản tích trả

Công ty A Công ty B

X: xe cẩu N: xe cẩu
N: cà phê X: Cà phê
N: gạo X: Gạo
N: lâm sản X: Lâm sản

TK Bảo chứng

Ngân hàng

You might also like