You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA/VIỆN: VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Tên học phần:


KINH DOANH KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG
(Warehouse and Transportation in International Trade)

(ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)


Mã số học phần: TMQT 2206

Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Thương mại quốc tế
HÀ NỘI - 2015
Tên học phần: KINH DOANH KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG
Mã học phần: TMQT 2206
Số tín chỉ: 02 tín chỉ
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Thương mại quốc tế
Khoa/Viện: Viện Thương mại & kinh tế quốc tế
Các giảng viên tham gia PGS.TS. Trần Văn Bão
giảng dạy: PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc
Ths. Nguyễn Quang Huy
TS. Đặng Thị Thúy Hồng

I. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN


Học phần Kinh doanh kho vận ngoại thương giảng dạy cho hệ đào tạo cao học
ngành quản trị kinh doanh thương mại theo định hướng nghề nghiệp. Học phần
Kinh doanh kho vận ngoại thương với hai phần kiến thức. Phần kho hàng trong
ngoại thương gồm các vấn đề về kho ngoại thương, kho ngoại quan, bao bì ngoại
thương và nghiệp vụ sử dụng bao bì ngoại thương. Cảng biển và hoạt động phục vụ
tại cảng biển trong lính vực ngoại thương. Phần vận tải gồm các phương thức vận
tải hàng hóa theo các đặc điểm của loại hình vận tải. Học phần Kinh doanh kho vận
ngoại thương nghiên cứu về kinh doanh dịch vụ ngoại thương gắn với các dịch vụ
về kho hàng, bao bì hàng hóa, cảng biển và vận tại trong lĩnh vực ngoại thương.
Học phần gồm 2 chuyên đề lớn:
Chuyên đề 1: Kinh doanh kho và bao bì ngoại thương
Chuyên đề 2: Kinh doanh vận tải trong ngoại thương

II. MỤC TIÊU HỌC PHẦN


Mục tiêu của học phần Kinh doanh kho vận ngoại thương nhằm trang bị kiến
thức về những cơ sở hạ tầng cơ bản trong lĩnh vực ngoại thương, bao gồm: kho
ngoại thương, kho ngoại quan, bao bì ngoại thương, dịch vụ cảng biển, vận tải và
giao nhận hàng hoá quốc tế. Học phần cũng giúp cho các học viên hiểu rõ cách thức
vận dụng chúng trong kinh doanh thương mại quốc tế

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN

1. Phương pháp giảng dạy

1
- Giảng dạy lý thuyết kết hợp với thảo luận nhóm về các vấn đề trong kinh
doanh kho vận ngoại thương trên lớp. Học viên sẽ hoàn thành bài tập theo yêu cầu
của giảng viên sau khi kết thúc nghiên cứu học phần.
- Học viên cao học phải bảo đảm thời gian nghe giảng trên lớp, tham gia
nghiên cứu thảo luận nhóm và làm các bài tập tình huống.
- Học viên cần đọc trước bài giảng và các tài liệu bắt buộc trước mỗi buổi
giảng trên lớp. Học viên cần có máy tính cá nhận để cập nhật các mẫu hợp đồng vận
tải, giao nhận, kho hàng. chứng từ vận tải, giao nhận, kho hàng, và những tình
huống phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Phương tiện giảng dạy: Học phần này đòi hỏi phải có máy chiếu, bảng viết
để giảng viên giảng lý thuyết kết hợp với thảo luận, thực hành trên lớp.

IV. PHÂN BỔ THỜI GIAN:


Đơn vị: Giờ giảng

Thả
ST Giản Tổn
Tên chuyên đề Kiến thức và kỹ năng o
T g g số
luận

Nắm được các kiến thức cơ bản


về kinh doanh kho ngoại thương,
Kinh doanh kho kho ngoại quan, bao bì ngoại
1 và bao bì ngoại thương, dịch vụ cảng biển. Biết 10 5 15
thương cách vận dụng kiến thức đã học
vào lĩnh vực kinh doanh thương
mại quốc tế

Nắm được các nghiệp vụ cơ bản


về vận tải hàng hóa quốc tế, giao
nhận hàng hóa quốc tế và những
Kinh doanh vận
thủ tục hải quan, bảo hiểm hỗ trợ
2 tải trong ngoại 10 5 15
cho hoạt động kinh doanh này.
thương
Biết cách vận dụng kiến thức đã
học vào lĩnh vực kinh doanh
thương mại quốc tế.

Tổng số 20 10 30

2
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
- Thang điểm: 10, trong đó
- Đánh giá quá trình học tập (40%) được dựa vào: Sự tham gia của học viên
vào quá trình học tập trên lớp, bài kiểm tra, bài tập, bài tập nhóm.
- Thi hết học phần (60%): Hình thức thi kết hợp thi viết với trắc nghiệm, trong
đó, tỷ trọng lý thuyết 70%, vận dụng thực tế 30%.
- Thang điểm: 10

VI. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

1. CHUYÊN ĐỀ 1: KINH DOANH KHO VÀ BAO BÌ NGOẠI THƯƠNG

A. Mục tiêu của chuyên đề: Trang bị kiến thức cơ bản cho học viên cao học
chuyên ngành quản trị kinh doanh thương mại về kho ngoại thương, kho ngoại
quan, về bao bì ngoại thương và nghiệp vụ sử dụng bao bì ngoại thương. Cảng biển
và hoạt động phục vụ tại cảng biển trong lính vực ngoại thương. Người học biết
cách thức vận dụng chúng trong kinh doanh thương mại quốc tế

B. Nội dung của chuyên đề


1. Kho ngoại thương
1.1. Khái quát về kho ngoại thương
1.2. Tổ chức các hoạt động kinh doanh kho ngoại thương
1.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh kho ngoại thương
2. Kho ngoại quan
2.1. Khái quát về kho ngoại quan
2.2. Nghiệp vụ kho ngoại quan
2.3. Quản lý hải quan đối với các hoạt động ở kho ngoại quan
3. Bao bì ngoại thương
3.1. Bao bì trong kho vận ngoại thương
3.1.1. Tiêu chuẩn hóa bao bì ngoại thương
3.1.2. Các loại bao bì sử dụng trong ngoại thương
3.1.3. Mã số, mã vạch quốc tế trong ngoại thương
3.2. Đóng gói hàng hóa trong ngoại thương
4. Cảng biển trong kho vận ngoại thương
4.1. Đặc điểm của sản xuất và dịch vụ phục vụ cảng biển
4.2. Thị trường phục vụ cảng biển

3
4.3. Tổ chức hoạt động dịch vụ cảng biển

C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
- Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Trường Đại học ngoại
thương.
- Phạm Mạnh Hiền (2010), Nghiệp vụ Giao nhận, Vận tải và Bảo hiểm trong
Ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội.
- PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc (2008), Giáo trình Luật hải quan, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân
- Nghị quyết 154/2006/NĐ-CP (ngày 15/12/2005)
- Thông tư 79/2009/TT-BTC (ngày 20/04/2009)
- Quyết định 212/1998/QĐ-TTg (ngày 02/11/1998 Ban hành quy chế kho ngoại
quan.
- Tài liệu về mã số thuế của hàng xuất khẩu
- Tài liệu về ISO 9000
- Tài liệu về phân loại hàng hóa theo WTO
- Tài liệu về tổ chức Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam

D. Vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận cho mỗi chuyên đề:
1. Đặc điểm và yêu cầu của hoạt động kinh doanh kho ngoại thương?
2. Tầm quan trọng của kho ngoại thương, kho ngoại quan, kho bảo thuế trong
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp?
3. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh kho ngoại thương?
4. Phân tích làm rõ hoạt động kinh doanh bao bì trong mối quan hệ với hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp?
5. Dịch vụ cảng biển trong kinh doanh thương mại quốc tế? Biện pháp nâng cao
chất lượng dịch vụ cảng biển để thúc đẩy kinh doanh thương mại quốc tế hiện nay?

2. CHUYÊN ĐỀ 2: KINH DOANH VẬN TẢI TRONG NGOẠI THƯƠNG

A. Mục tiêu của chuyên đề:


Chuyên đề kinh doanh vận tải trong ngoại thương đề cập đến các phương thức
vận tải hàng hóa theo các đặc điểm của loại hình vận tải. Gắn với các phương thức
vận tải hàng hóa là các vấn đề pháp lý và kỹ thuật của giao nhận, nghiệp vụ giao
nhận và hình thức giao nhận hàng hóa. Các nghiệp vụ có liên quan đến vận tải và
giao nhận hàng hóa bao gồm các vấn đề về thủ tục hải quan và bảo hiểm trong vận
tải và giao nhận hàng hóa. Học viên sau khi nghiên cứu chuyên đề này sẽ biết cách

4
vận dụng kiến thức đã học về vận tải, giao nhận trong lĩnh vực ngoại thương vào
hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế.

B. Nội dung của chuyên đề


1. Các phương thức vận tải hàng hóa quốc tế
1.1. Vận tải hàng hóa bằng đường biển
1.1.1. Khái quát về vận tải hàng hóa đường biển
1.1.2. Các phương thức thuê tàu
1.1.3. Cơ sở pháp lý và kỹ thuật của vận tải hàng hóa quốc tế đường biển
1.2. Vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc tế
1.2.1. Cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật của vận tải hàng hóa đường sắt
quốc tế
1.2.2. Nghiệp vụ vận tải hàng hóa đường sắt quốc tế
1.3. Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
1.3.1. Cơ sở hạ tầng pháp lý và kỹ thuật của vận tải hàng không
1.3.2. Nghiệp vụ vận tải hàng hóa đường hàng không
1.4. Vận tải đa phương thức
1.4.1. Tổ chức vận tải đa phương thức
1.4.2. Xử lý tranh chấp trong vận tải đa phương thức
1.5. Vận tải hàng hóa bằng container
1.5.1. Nghiệp vụ vận tải hàng hóa bằng container
1.5.2. Trách nhiệm của người vận tải và xử lý tranh chấp trong vận tải
hàng hóa bằng container
2. Giao nhận hàng hóa quốc tế
2.1. Nội dung giao nhận hàng hóa quốc tế
2.1.1. Giao nhận của chủ hàng
2.1.2. Dịch vụ giao nhận
2.2. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
2.2.1. Giao nhận hàng xuất khẩu
2.2.2. Giao nhận hàng nhập khẩu
3. Các nghiệp vụ có liên quan đến vận tải và giao nhận hàng hóa quốc tế
3.1 Thủ tục hải quan trong vận tải và giao nhận hàng hóa quốc tế
3.1.1. Quy trình làm thủ tục hải quan trong vận tải và giao nhận hàng hóa
quốc tế

5
3.1.2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải, hàng hóa
trong vận tải và giao nhận hàng hóa quốc tế
3.2. Bảo hiểm và thủ tục bồi thường tổn thất trong vận tải và giao nhận hàng
hóa quốc tế
3.2.1. Rủi ro và tổn thất trong vận tải và giao nhận hàng hóa quốc tế
3.2.2. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa trong vận tải và giao nhận hàng
hóa quốc tế
3.2.3. Thủ tục bồi thường tổn thất trong vận tải và giao nhận hàng hóa
quốc tế

C. Tài liệu tham khảo bắt buộc dùng cho chuyên đề:
- Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Trường Đại học ngoại
thương.
- Phạm Mạnh Hiền (2010), Nghiệp vụ Giao nhận, Vận tải và Bảo hiểm trong
Ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội.

D. Vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận cho mỗi chuyên đề:
1. Đặc điểm và yêu cầu của kinh doanh vận tải hàng hóa quốc tế?
2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa quốc tế
3. Rủi ro trong kinh doanh vận tải hàng hóa quốc tế và biện pháp hạn chế rủi
ro trong kinh doanh vận tải hàng hóa quốc tế?
4. Các phương thức thuê tàu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
biển? Liên hệ với thực trạng hiện nay ở Việt Nam?
5. Chứng từ trong vận tải hàng hóa quốc tế? Trình bày cụ thể về chứng từ vận
tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển?
6. Chứng từ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu? Trình bày cụ thể về chứng từ
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
7. Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế bằng đường biển của
doanh nghiệp Việt nam hiện nay? Giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh
này?
8. Chi phí cấu thành giá cước vận tải hàng hóa quốc tế? Biện pháp để giảm giá
cược vận tải hàng hóa quốc tế hiện nay?

Hà Nội, ngày tháng năm 20


TRƯỞNG BỘ MÔN VIỆN TRƯỞNG

6
TS. Nguyễn Thị Liên Hương GS. TS. Hoàng Đức Thân

You might also like