You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: LOGISTICS QUỐC TẾ


Tên tiếng Anh: INTERNATIONAL LOGISTICS; Mã số môn học: INE305
Ngành đào tạo: Kinh tế quốc tế; Trình độ đào tạo: Đại học

1. Thông tin chung về môn học

Loại môn học: Số tín chỉ: 3

 Đại cương
 Khối ngành  Lý thuyết :2
 Cơ sở ngành  Thảo luận : 0,5
 Ngành  Tiểu luận/Bài tập: 0.5
 Chuyên ngành 

2. Điều kiện tham gia môn học

Kinh tế học vi mô
Môn học tiên quyết
Kinh tế học vĩ mô

Kỹ năng tự nghiên cứu


Các yêu cầu khác
Kỹ năng làm việc nhóm

3. Mô tả môn học

Môn học Logistics quốc tế là môn học tự chọn thuộc khối kiến thức
chuyên ngành định hướng thực hành và phân tích ứng dụng. Môn học trang bị
cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động logistics quốc tế và quản trị
chuỗi cung ứng quốc tế. Cụ thể, môn học đi sâu tìm hiểu về các nghiệp vụ vận tải
quốc tế, quy cách đóng gói hàng hóa vận tải quốc tế, bảo hiểm trong ngoại
thương, thủ tục hải quan và an ninh logistics quốc tế. Bên cạnh đó, cùng với xu
thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và nhu cầu về tính hiệu quả trong chuỗi
cung ứng quốc tế, môn học cũng nhấn mạnh vai trò của logistics quốc tế và quản
trị chuỗi cung ứng nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
quốc tế.

4. Tài liệu phục vụ môn học

1. Pierre A. David, Richard D. Stewart, International


Giáo trình
Logistics: The Management of International Trade Operations,
hoặc tài liệu
3rd edition. Cengage Learning, 2010.
tham khảo
(Sinh viên có thể tiếp cận giáo trình thông qua Khoa quản
chính
lý.)

2. Hoàng Văn Châu (chủ biên), Giáo trình Logistics và


Vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, 2009.

3. Đoàn Thị Hồng Vân (chủ biên), Giáo trình Logistics –


Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động – Xã hội, 2010.
Tài liệu tham
4. Nguyễn Như Tiến, Giáo trình Vận tải và giao nhận
khảo khác
trong ngoại thương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2011.

5. Hoàng Văn Châu, Giáo trình Bảo hiểm trong kinh


doanh, NXB Lao động – Xã hội, 2006.

(Sinh viên có thể tiếp cận tài liệu tại thư viện)

Các loại học 6. Tạp chí Quản trị chuỗi cung ứng Việt Nam (Vietnam
liệu khác Supply Chain Insight)

Website: http://supplychaininsight.vn/home/index.php

7. Tạp chí Cổng thông tin Logistics Việt Nam (Vietnam


Logistics Review)

Website: http://www.vlr.vn/vn/

8. Sinh viên có thể tham khảo một số website sau:

http://www.customs.gov.vn (Tổng cục Hải quan).

http://www.vlr.vn/vn/ (Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics


Việt Nam
http://www.vpa.org.vn/index (Hiệp hội cảng biển Việt
Nam)

http://www.ifwla.com/ (International Federation of


Warehousing and Logistics Associations.)

http://www.globallogisticsassociates.com/ (Global
Logistics Associates)

5. Mục tiêu môn học

Mục tiêu tổng quát Mục tiêu cụ thể

G1.1. Nhận diện và giải thích khái niệm và


đặc điểm logistics quốc tế và quản trị chuỗi
cung ứng. Giải thích vai trò của logistics
quốc tế trong xu hướng phát triển của thương
mại quốc tế.
G1. Khái quát được về G1.2. Phân loại các hình thức vận tải quốc
logistics quốc tế và giải thích tế, đặc biệt là vận tải đường biển và vận tải đa
được vai trò của logistics quốc phương thức. Trình bày khái niệm về đóng
tế, quản trị chuỗi cung ứng gói và tóm tắt những lưu ý riêng đối với
quốc tế trong hoạt động thương những loại hàng hóa được vận chuyển bằng
mại toàn cầu; phân loại được các phương thức khác nhau. Trình bày và
các hình thức vận tải quốc tế, cho ví dụ về những rủi ro trong hoạt động
vấn đề đóng gói, bảo hiểm, thủ logistics quốc tế và xác định các phương
tục hải quan và an ninh trong thức bảo hiểm phù hợp.
hoạt động logistics quốc tế. G1.3. Trình bày được quy trình thực hiện
thủ tục hải quan và giải thích vai trò của an
ninh logistics quốc tế. Giải thích và thảo
luận vai trò của logistics quốc tế trong việc
tạo nên lợi thế cạnh tranh trong thương mại
quốc tế.
G2.1. Vận dụng cơ sở lý thuyết về logistics
G2. Vận dụng kiến thức đã quốc tế giải quyết các bài tập tình huống về
học để thực hành các bài tập từng phương thức vận tải quốc tế và các rủi
tình huống liên quan đến quy ro bảo hiểm đã được tìm hiểu.
cách đóng gói hàng hóa, các G2.2. Thực hành lựa chọn việc đóng gói
hình thức vận tải và bảo hiểm hàng hóa (trong bài tập tình huống) phù hợp
quốc tế. với phương thức vận chuyển và đặc trưng
hàng hóa.

G3.1. Ứng dụng các kiến thức và kỹ năng đã
học để phân tích, so sánh, đối chiếu các
nghiệp vụ và các tình huống mô phỏng trong
G3. Phân tích về các chủ đề
lĩnh vực có liên quan.
liên quan đến logistics quốc tế
G3.2. Phân tích các luận điểm và đề xuất
và quản trị chuỗi cung ứng
quan điểm cá nhân về các vấn đề liên quan
quốc tế
đến hoạt động logistics quốc tế và quản trị
chuỗi cung ứng quốc tế của Việt Nam và khu
vực.

6. Kế hoạch giảng dạy chi tiết

Nội dung Thời lượng

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ LOGISTICS 5 tiết


QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan về môn học Logistics quốc tế

1.1.1. Khái niệm và vị trí môn học

1.1.2. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu môn học

1.1.3. Nhiệm vụ và nội dung môn học

1.2. Tổng quan về Logistics quốc tế

1.2.1. Lịch sử phát triển


1.2.2. Logistics quốc tế và quản trị chuỗi cung ứng quốc tế

1.2.3. Các đặc điểm của logistics quốc tế

1.2.4.Tầm quan trọng của logistics quốc tế

1.2.5. Cơ sở hạ tầng logistics quốc tế

CHƯƠNG 2: CÁC NGHIỆP VỤ VẬN TẢI QUỐC TẾ

2.1. Vận tải đường biển

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, khung pháp lý

2.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

2.1.3. Các phương thức thuê tàu

2.1.4. Một số vấn đề về nghiệp vụ

2.2. Vận tải đường hàng không

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, khung pháp lý

2.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật


15 tiết
2.2.3. Một số vấn đề về nghiệp vụ

2.3. Vận tải đường bộ

2.3.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, khung pháp lý

2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

2.3.3. Một số vấn đề về nghiệp vụ

2.4. Vận tải đa phương thức

2.4.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, khung pháp lý

2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

2.4.3. Một số vấn đề về nghiệp vụ

CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓI 7,5 tiết

3.1. Giới thiệu chung đóng gói


3.2. Đóng gói hàng vận tải đường biển

3.2.1. Hàng nguyên container

3.2.2. Hàng lẻ

3.2.3. Hàng rời/ hàng đống

3.2.4. Kí mã hiệu

3.3. Đóng gói hàng vận tải đường hàng không

3.3.1. Hàng hóa

3.3.2. Vật liệu đóng gói

3.3.3. Ký mã hiệu

3.4. Đóng gói hàng vận tải đường bộ

3.4.1. Hàng hóa

3.4.2. Vật liệu đóng gói

3.4.3. Ký mã hiệu

3.5. Đóng gói cho một số loại hàng hóa khác

3.5.1. Hàng nguy hiểm

3.5.2. Hàng đông lạnh

3.5.3. Hàng bán lẻ nội địa

3.6. Đóng gói – một phương thức marketing

CHƯƠNG 4: BẢO HIỂM 7,5 tiết

4.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm trong hoạt động logistics
quốc tế

4.1.1. Khái niệm

4.1.2. Bản chất

4.1.3. Đối tượng

4.1.4. Hệ thống các tổ chức bảo hiểm


4.2. Các rủi ro và phương thức bảo hiểm

4.3. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng vận chuyển

CHƯƠNG 5: THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ AN NINH


LOGISTICS QUỐC TẾ

5.1. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan

5.1.1. Quy trình chung

5.1.2. Môi giới hải quan

5.1.3. Yêu cầu về thuế, phí

5.1.4. Yêu cầu về chứng từ

5.1.5. Yêu cầu về ký mã hiệu


5 tiết
5.1.6. Một số yêu cầu khác

5.1.7. Những tồn tại của quy trình

5.2. An ninh logistics quốc tế

5.2.1. Một số nguy cơ an ninh trong hoạt động logistics quốc tế

5.2.2. Tác động của sự bất ổn an ninh trong hoạt động logistics
quốc tế

5.2.3. Đề xuất và kiến nghị nhằm củng cố an ninh logistics


quốc tế

CHƯƠNG 6: LOGISTICS QUỐC TẾ - CƠ HỘI VÀ 5 tiết


THÁCH THỨC

6.1. Thông tin liên lạc

6.2. Ngoại ngữ

6.3. Hệ thống đo lường

6.4. Độ nhạy văn hóa

6.5. Một số lời khuyên


6.5.1. Về điều khoản thanh toán

6.5.2. Đồng tiền thanh toán

6.5.3. Điều khoản thương mại

6.5.4. Bộ chứng từ

6.5.5. Đóng gói

7. Phương thức đánh giá môn học

Thành phần đánh giá Minh chứng đánh giá Tỷ lệ (%)

A1.1 Bài tập 5%

A1. Đánh giá quá trình A1.2 Thuyết trình 15%

A1.3 Kiểm tra viết 20%

A2. Đánh giá cuối kỳ A2.1 Thi viết 60%

8. Các quy định chung cho môn học

Yêu cầu về kiến thức nền tảng: Nắm chắc các kiến thức nền tảng về Kinh
tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học quốc tế.

Yêu cầu về nghiên cứu tài liệu: sinh viên tham khảo tài liệu và làm tiểu
luận theo nhóm

Yêu cầu về thực hành, xử lý tình huống: theo hướng dẫn của giảng viên

Yêu cầu về thái độ học tập, sự chuyên cần: đảm bảo thời gian học trên lớp,
có thái độ nghiêm túc và tích cực trong học tập

Yêu cầu về việc tự học: đọc tài liệu và chuẩn bị theo hướng dẫn của giảng
viên

9. Bộ môn/ Khoa phụ trách môn học: Bộ môn Thương mại và Tài chính
quốc tế - Khoa Kinh tế Quốc tế

You might also like