You are on page 1of 4

1

Bài tập chương IV

5.01 Ống đếm tỷ lệ hình trụ có bán kính ngoài của anode a = 100 µm, bán kính
trong của cathode b = 1 cm, hoạt động tại điện áp V = 1500 V. Hãy xác định :

a) Cường độ điện trường E trên mặt anode.

b) Hệ số nhân của ống đếm tỷ lệ khi biết quá trình ion hóa thứ cấp được thực
hiện khi cường độ điện trường E ≥ 2250 kV/m, quãng chạy trung bình của
electron trong chất khí được sử dụng trong ống đếm là λ = 5 × 10−6 m.

5.03 Hạt α có quãng chạy trong nhũ tương ảnh Rα = 300 µm. Hãy xác định
quãng chạy trong nhũ tương ảnh của các hạt nhân 3 He và 3 H có cùng vận tốc
như hạt α.
5.04 Sử dụng detector gamma để ghi quá trình hủy cặp e+ e− sẽ thu được sườn
compton phía trên tương đương với năng lượng bằng bao nhiêu.
5.07 Sử dụng detector, người ta đo được nguồn 60 Co chuẩn trực phát ra hai tia
γ với năng lượng tương ứng Eγa = 1.17 MeV và Eγb = 1.33 MeV; thông lượng
tương ứng Ia0 và Ib0 . Khi đưa một thanh vật liệu vào giữa nguồn 60 Co chuẩn trực
và detector, người ta thấy thông lượng của hai tia γ chỉ còn Ia1 = 62 % Ia0 và
Ib1 = 67 % Ib0 .
a) Hãy xác định tỷ số hệ số hấp thu µa /µb của vật liệu với hai năng
lượng trên.
b) Thông lượng Ia2 , Ib2 sẽ là bao nhiêu nếu đặt hai thanh vật liệu như
trên vào giữa nguồn 60 Co chuẩn trực và detector.
5.08 Hãy xác định độ lớn của ống dài nhất trong máy gia tốc thẳng hoạt động tại
tần số f = 50 MHz, có khả năng gia tốc proton đến năng lượng cực đại E = 300
MeV?
5.09 Hãy chỉ ra rằng xung lượng p tính theo GeV/c cho hạt tương đối tính mang
điện tích e chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính ρ trong từ trường với độ lớn
B = |B| teslas có thể được cho bởi công thức p = 0.3Bρ.
5.10 Tại collider, hai hạt năng lượng cao A và B với năng lượng EA và EB , lớn
hơn nhiều khối lượng của chúng va chạm với nhau theo một góc θ. Hãy chỉ ra
rằng khi bỏ qua khối lượng, năng lượng khối tâm EC M được cho bởi công thức

2
ECM = 2EA EB (1 + cosθ)

Tại máy gia tốc HERA (hoạt động đến năm 2007) tại phòng thí nghiệm
DESY ở Hamburg, chùm tia electron 30 GeV va chạm đối đầu với chùm tia proton
820 GeV. Hãy xác định năng lượng trong hệ khối tâm và chỉ ra rằng máy gia tốc
2

electron với bia proton cố định phải có năng lượng khoảng 5 × 104 GeV để đạt
được năng lượng trong hệ khối tâm như trên.
5.12 Hai hạt có cùng xung lượng p, với khối lượng khác nhau m1 và m2 bay qua
hai bản nhấp nháy đặt cách nhau một khoảng cách L. Hãy chỉ ra rằng sai khác
thời gian bay của hai hạt xung lượng lớn giảm theo p−2 .
Hãy xác định quãng bay tối thiểu để có thể phân biệt pion và kaon
nếu chúng có cùng xung lượng 3 GeV/c và thời gian bay có thể đo được với độ
chính xác 200 ps.
5.17 Nguồn phóng xạ 50 µCi phát ra hạt α 5 MeV được treo giữa hai bản của
buộng ion hóa khí. Nếu như hạt α phát ra tiêu tán hết toàn bộ năng lượng của
chúng ở trong buồng khí, hãy tính dòng điện ở đo được ở lối ra. Giả thiết rằng
năng lượng trung bình để tạo ra một cặp ion trong chất khí là 34 eV và toàn bộ
điện tích tạo ra trong buồng được thu thập.
5.18 Khi hạt α 4 MeV bị hãm trong buồng ion hóa, điện áp trên lối ra của
detector thực hiện thay đổi 2 mV. Nếu năng lượng để tạo ra một cặp ion trong
chất khí là 34 eV, hãy tính điện dung của buồng ion hóa theo đơn vị pF. Giả
thiết hằng số thời gian của hệ là dài so với độ dài xung.
5.19 Đường kính của dây anode và điện cực hình trụ ngoài của ống đếm tỷ lệ
tương ứng là 0,1 mm và 2 cm. Nếu quãng chạy tự do λ của electron trong ống
đếm chứa khí là 5 µs và ion hóa do va chạm bắt đầu xảy ra khi electron thu được
năng lượng 10 eV giữa hai lần va chạm liên tiếp với nguyên tử của chất khí. Hãy
đánh giá điện áp cần phải đặt vào để đạt được hệ số nhận M = 1024.
5.20 Khi ống đếm Geiger ghi nhận sự kiện, một lượng thời gian nhất định sẽ
trôi qua trước khi có thể ghi nhận sự kiện tiếp theo. Đại lượng này được gọi là
thời gian tê liệt hoặc là thời gian chết τ . Ống đếm Geiger, với τ = 200 µs, được
sử dụng để phát hiện nguồn phóng xạ.
a) Nếu số đếm quan sát được là m = 1000 xung/s. thì số đếm thực
là bao nhiêu?
b) Số đếm quan sát được là bao nhiêu nếu hoạt độ của nguồn tăng
lên gấp 10 lần.
5.21 Tia γ từ phân rã của trạng thái kích thích đầu tiên của 12 C sang trạng thái
cơ bản được quan sát bằng cách sử dụng detector nhấp nháy NaI(Tl)
a) Hãy giải thích tại sao người ta quan sát được ba đỉnh thay cho
việc chỉ quan sát thấy một đỉnh đầy đủ năng lượng. Bạn có thể nói gì về mối
quan hệ giữa độ cao tương đối của các đỉnh đó với kích thước của bản nhấp nháy.
b) Phổ biên độ xung của ba đỉnh trên nằm ở các kênh 1650, 1252 và
854. Năng lượng của tia γ là bao nhiêu?
5.22 Các bạn được cung cấp các thông tin sau đây về bản nhấp nháy : năng
lượng trung bình để kích thích electron từ vùng hóa trị lên vùng dẫn là 4.5 eV;
10 % electron thoát kích thích phát ra photon huỳnh quang với 90 % số photon
đó đến được photocathode của ống nhân quang điện PMT, chúng có hiệu suất
0.15 photoelectron cho một photon. Hãy tính năng lượng bức xạ E (theo eV) tiêu
tán trong nhấp nhay để sinh ra một photoelectron.
3

Ống nhân quang điện PMT có 10 dynode, mỗi dynode có hệ số phát xạ electron
thứ cấp là 4. Nếu điện dung của anode la 50 pF, hãy tính điện áp lối ra nếu
photon năng lượng E = 200 keV bị giữ lại trong nhấp nháy.
5.23 Hãy đánh giá hiệu suất detector ǫ cho neutron đập vào detector nhấp nháy
dẻo (mật độ 1.1 g/cm3 ) với độ dày t = 2 cm. Giả thiết rằng detector được xác lập
chế độ chỉ phản ứng đối với tán xạ từ proton. Nhấp nháy dẻo cấu tạo từ carbon
và hydrogen chỉ ở dưới dạng (CH)n . Sử dụng tiết diện hiệu dụng tán xạ neutron
cho carbon và hydrogen (σC và σH ) bằng nhau và bằng 2 b. Giả thiết rằng tiết
diện hấp thụ hiệu dụng nhỏ hơn nhiều so với tiết diện tán xạ hiệu dụng.
5.24 Hai detector được bố trí đối xứng cầu về hai phía của nguồn phân hạch,
ghi nhận hai mảnh phân hạch f1 và f2 từ sự kiện phân hạch. Nếu như thời gian
bay của mảnh phân hạch f1 lớn hơn thời gian bay của mảnh phân hạch f2 là 20
%, hãy tính tỷ số khối lượng của f1 và f2 . Mảnh phân hạc nào có nhiều năng
lượng hơn.
5.25 Hai detector được bố trí đối xứng cầu về hai phía của nguồn, một detector
ghi nhận tia γ và 14 ns sau đó detector kia ghi nhận neutron, cả hai đều được
phát ra đồng thời từ cùng một sự kiện phân hạch. Nếu như khoảng cách của các
detector là 0.6 m, hãy tính năng lượng của neutron theo đơn vị MeV.
5.27 Chiều dài của tia trung tâm trong từ trường của nam châm uốn cong 90◦
là 1m.
(a) Hãy xác định độ lớn từ trường để bẻ cong proton 10 MeV qua
góc 90 ◦

(b) Hãy tính năng lượng E ′ của proton tán xạ phi đàn hối nếu chúng
có thể bị bẻ cong qua góc 90◦ bằng cách giảm độ lớn từ trường đi 1 %. Các tính
toán phi tương đối tính hoàn toàn thỏa mãn.
5.28 Độ dài của ống trôi dàu nhất trong máy gia tốc thẳng kiểu Sloan-Lawvrence
là bao nhiêu nếu nó hoạt động ở tần số 30 MHz và gia tốc ion 16 O lên năng lượng
80 MeV.
5.29 Hạt α được gia tốc trong cyclotron siêu dẫn hoạt động ở từ trường 4 T.
Nếu năng lượng hạt α được tách ra là 12.5 MeV, hãy xác định tần số cyclotron
và bán kính tách theo đơn vị cm.
5.31 Tại collider, chùm electron năng lượng 20 GeV va chạm với chùm proton
năng lượng 300 GeV tại góc cắt 10◦ . Hãy đánh giá năng lượng khối tâm tổng
cộng và đánh giá năng lượng chùm tia cần phải có trong thiết bị electron với bia
cố định proton để có cùng giá trị năng lượng trong hệ khối tâm.
5.34 Proton với xung lượng 50 GeV/c được làm lệch qua một khe chẩn trực rộng
2 mm bởi nam châm bẻ cong quỹ đạo dài 1.5 m, tạo ra từ trường 1.2 T. Khe
chuẩn trực phải đặt tại vị trí cách xa nam châm bao nhiêu để nó có thể thu nhận
các hạt có xung lượng nằm trong dải 49–51 GeV/c?
5.35 Hãy đánh giá độ dài tối thiểu của ống đếm chứa khí Cerenkov có thể được
sử dụng trong chế độ ngưỡng để phân biệt pion tích điện và kaon tích điện với
xung lượng 20 GeV/c. Giả thiết tối thiểu phải có 200 photon được được phát ra
để đảm bảo xác suất phát hiện cao. Đồng thời cũng giả thiết rằng bức xạ ba phủ
4

trên toàn bộ vùng phổ khả kiến giữa 400 nm và 700 nm và bỏ qua sự biến đổi
chiết suất của khí theo bước sóng.
5.36 Collider e+ e− có đường kính 8 km và tạo ra chùm tia năng lượng 45 GeV.
Mỗi chùm có 12 nhóm, mỗi nhóm chứa 3 × 1011 hạt. Mỗi nhóm có mặt cắt 0.02
mm2 . Hãy tính luminosity của thiết bị thyeo đơn vị cm−2 s−1 .
5.38 Hãy đánh gia độ dày của lớp sắt qua đó chùm neutrino với năng lượng 300
GeV có thể xuyên qua mà chỉ 1 trong 109 hạt tương tác với lớp sắt đó. Giả thiết
rằng tại năng lượng cao tiết diện tương tác tổng cộng neutrino-nucleon được cho
gần đúng theo công thức σ = 10−38 Eν cm2 , ở đây Eν được cho theo đơn vị GeV.
Khối lượng riêng của sắt là ρ = 7.9 g/cm3 .
5.39 Electron với năng lượng ban đầu 2 GeV đi qua 10 cm nước với độ dàu bức
xạ 36.1 cm. Hãy xác định năng lượng sau của electron. Độ mất mát năng lượng
sẽ thay đổi như thế nào nếu như đó là muon chứ không phải electron.
5.40 Bia hydrogen lỏng thể tích 125 cm3 và mật độ 0.071 g/cm3 bị bắn phá bởi
chùm pion âm đơn năng với thông lượng 2×107 /(m2 s) và phản ứng π − +p → π 0 +n
được quan sát bằng cách phát hiện photon từ phân rã π 0 . Hãy tính số photon
phát ra từ bia nếu tiết diện hiệu dụng là 40 mb.
5.41 Ống đếm tỷ lệ hình trụ có dây anode trung tâm với bán kính 0.02 mm và
cathode với bán kính 10 mm, được đặt vào điện áp 500 V giữa hai cực.
Diện trường trên bề mặt của anode là bao nhiêu? Nếu như ngưỡng do ion hóa
bởi va chạm là 750 kV/m và quãng chạy tự do của của hạt được phát hiện là
4 × 10−6 m, hãy đánh giá số cặp ion sinh ra bởi hạt ban đầu.

You might also like