You are on page 1of 6

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, em xin gửi lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất
đến các thầy cô, các vị ban giám khảo và các bạn sinh viên đang có mặt
tại hội trường ngày hôm nay.
Em là: Nguyễn Vy Trà My
Em là: Nguyễn Thị Bảo Chinh
Đại diện cho nhóm Một triệu năm đến từ tập thể lớp Luật 23A.
Pháp luật hiện nay của nước Việt Nam ta đã có những bước đột phá hay
đồng thời là có thêm những điểm mới trong vấn đề về Luật An ninh mạng
và Quyền tự do ngôn luận. Để cụ thể hoá những vấn đề đó, chúng em đã
chuẩn bị 1 vở kịch nhỏ, xin trân trọng kính mời ban giám khảo, thầy cô
và các bạn cùng xem.

SÂN KHẤU HOÁ

(Kết hợp trình chiếu slides - hình ảnh xóm)

Quán phở của gia đình ông Triệu cũng mở bán trở lại, ông Triệu đang
chuẩn bị nguyên liệu cho những bát phở thơm ngon của mình. Hàng xóm
là bà Năm cũng đã ra ngoài tập thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ. Nhìn
thấy nhau hai ông bà vẫn giữ khoảng cách và chào hỏi hàng xóm:

Đột nhiên, ông Triệu ho vài tiếng và chống tay xuống bàn như thể mệt
mỏi:

- Ông Triệu: *khụ, khụ..* Cái Bông lấy cho bố lọ dầu, từ hôm qua đến
giờ chuẩn bị đồ mệt quá.

- Bông: Vâng ạ, ba đợi con tí. *vào lấy dầu và đi ra* Bố ơi nè.

Chứng kiến cảnh như vậy bà Năm vội về nhà lấy điện thoại, vừa ra khỏi
cửa thì nhìn thấy bà Hai đang gánh hàng rau đi ra chợ. Hai bà chào nhau
và bà Năm kể lại những gì mình vừa chứng kiến:

- Bà Năm: Bà biết gì không ông Triệu bán phở bị covid hay sao ấy, nãy
tôi đi qua đó tập thể dục thấy ông ấy ho rồi còn nhức đầu nữa, triệu chứng
nêu đầy trên thời sự đó còn gì. *liếc qua quán phở*

- Bà Hai: Ôi vậy á, thế nguy hiểm quá. Thời điểm vừa mới đỡ dịch bệnh,
mọi người vừa đi làm trở lại mà dính covid lại thì nguy hiểm quá không
khéo lại bùng dịch lần nữa. *thở dài, vẻ buồn*
- Bà Năm: Thôi chị em mình cứ thấy ai có triệu chứng thì cách xa ra,
đừng đến gần. À đúng rồi, nhớ bảo mọi người tránh tránh ra không lại bu
đầy vào đấy thành một ổ thì xóm mình lại cách ly tiếp.

Gần đó có mấy bà nội chợ đang xách làn đi chợ, bà Năm với tính tọc
mạch của mình vội kéo mấy người lại và kể lại.

- Bà Năm:*tỏ vẻ nghiêm trọng* Mấy bà đừng vào quán phở ông Triệu
nhá, tôi vừa thấy ông ý có mấy triệu chứng của covid đấy, có khi giờ này
còn lây cho cả nhà rồi không bằng. Ho nhiều như vậy mà tôi còn chưa
thấy ông ấy xịt khử trùng đâu, đi qua đó đi xa xa ra không con covid nó
dính vào người lại không hay.

- Người dân 1: Ôi dào bà ơi, người ta ho chưa chắc đã dính covid đâu bà
ạ. *xua tay*

- Người dân 2: Đúng vậy đấy, các triệu chứng ấy bây giờ còn lại đầy ý
mà, sau covid sức khoẻ mọi người ai cũng yếu đi đôi chút. Nếu test lên 2
vạch thì mới lo chứ triệu chứng ấy là bình thường rồi, thằng cháu tôi cũng
thế mà, test 2 lần rồi mà đã thấy lên đâu. *cười*

- Người dân 3: Thôi bà đừng bụng ta suy bụng người, tung tin vớ vẩn để
cho người ta kinh doanh kìa.

Bà Năm thấy mọi người phủ nhận lời nói của mình như vậy liền tỏ vẻ coi
thường, khinh miệt:

- Bà Năm: Rồi đấy mấy bà xem mấy hôm nữa mà cách ly cả nhà thì ai
mới là người phải rút lại lời nói, hàng xóm láng giềng với nhau tôi cảnh
cáo thì không nghe. *hất hàm quay ngoắt đi*

Ba người thở dài ngao ngán đi ra chợ, qua quán phở không quên chào và
hỏi thăm ông Triệu:

- 1 trong 3: Ông Triệu mới mở hàng đó hả, buôn may bán đắt nhá =))))

- Ông Triệu: Vâng, cảm ơn mọi người.

Bà Năm thấy vậy liền lôi điện thoại ra rình lúc ông Triệu ho lần nữa mà
quay lại và đăng lên mạng xã hội với tiêu đề: Ông Triệu chủ quán Phở ...
bị dương tính với covid mà vẫn mở quán bán đồ ăn sáng. Sau khi đăng
bài, bà Năm nhận lại được rất nhiều bình luận:

- Khiếp, nguy hiểm quá.

- Tôi phải né quán này thôi.


- Gọi bộ phận y tế của phường xử lí đi.

- Báo cáo với chính quyền xem xử lí chuyện này thế nào.

- ...

(Kết hợp trình chiếu slides)

Cả buổi sáng hôm đó, quán ông Triệu chỉ lác đác lúc đầu 1-2 người
khách rồi không thấy ai ra vào quán nữa.

Vì sự lan toả nhanh chóng của mạng xã hội, chẳng mấy chốc người quản
lý, công an phường và bộ phận y tế trên phường tới và nói chuyện với
ông Triệu (công an chào dáng chào cờ). Sau khi lấy mẫu test cả gia đình
ông Triệu thì nhận kết quả là âm tính, công an mời bà Năm lên phường
giải quyết:

- Quản lý: Mời chị tường thuật lại với chính quyền về vụ việc sáng nay
chị đã đăng tải lên trang cá nhân của mình.

- Bà Năm: *khoanh tay trước ngực* Tôi cần gì phải tường thuật lại, tôi
thấy sao nói vậy, đây là trang cá nhân của tôi tôi muốn đăng gì tôi đăng.
Các chị có quyền gì mà can thiệp vào bài viết của tôi.

- Công an: Chúng tôi đồng ý với chị đây là trang cá nhân của chị, chị có
quyền tự do ngôn luận, đăng tải những gì được coi là thông tin cá nhân
hợp pháp nhưng trong khuôn khổ của pháp luật. Hành vi của chị đã vi
phạm vào một số điều luật trong Bộ luật An ninh mạng bao gồm vi phạm
pháp luật về trật tự, an toàn xã hội; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế.

(Kết hợp trình chiếu slides)

- Bà Năm: Ôi tôi xin lỗi các cán bộ, xin lỗi ông Triệu tôi không biết rằng
lại có quy định như vậy, cũng chưa xác định đúng sai mà đăng video,
hình ảnh của ông Triệu lên mạng xã hội. *cúi mặt hối lỗi *Tôi cứ nghĩ
đây là quyền của tôi nên tôi đã đăng tải lên trang cá nhân như vậy, tôi sẽ
gỡ bài ngay. Xin lỗi mọi người. *vội mở điện thoại xoá bài*

- Công an: Cho dù sự việc hôm nay mang tính đúng hay sai cũng mong
chị chú ý, thời điểm này vẫn còn nhạy cảm đối với tất cả mọi người
chúng ta không nên tuỳ tiện phát ngôn như vậy được. Sự việc lần này
cũng chưa đi quá xa, chưa ảnh hưởng quá nhiều tới xã hội nên chúng tôi
chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở.
- Bà Năm: *vội vàng ríu rít* Tôi cảm ơn các đồng chí, tôi sẽ chú ý lần
sau, cảm ơn các đồng chí.

- Người quản lý, công an phường và bộ phận y tế trên phường: Chào


chị, chào mọi người. *đi về*

TỔNG KẾT
Vừa rồi là phần sân khấu hoá của đội Một triệu năm, qua tiểu phẩm
chúng ta có thể thấy rằng bà Năm đã phạm phải những sai lầm không
đáng có khi sử dụng mạng xã hội một cách tuỳ tiện. Vậy nên chúng ta cần
hiểu biết về luật an ninh mạng cũng như phân biệt rõ quyền tự do ngôn
luận với việc tự do phát ngôn, đăng tải những vấn đề chưa được kiểm
chứng và giờ mọi người hãy cùng tìm hiểu xem nhân vật trên đã vi phạm
phải những điều luật nào:

1. QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN


Quyền tự do dân chủ hay Quyền tự do ngôn luận được quy định trong
Điều 25 Hiến Pháp 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định”.
Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức
thể hiện của tự do ngôn luận đã có sự biến đổi lớn. Mạng xã hội trở
thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư
tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận thông qua các
trang thông tin điện tử và mạng xã hội, người dùng có thể tự do bày tỏ ý
kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền bất cứ thông tin gì thông qua tài
khoản cá nhân của mình mà không chịu bất kỳ giới hạn nào. Nhưng chính
điều này cũng mang đến những nguy cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất
là khi những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm
sai trái, thái độ cực đoan, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, một số trường
hợp đã đăng tải thông tin sai sự thật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

2. LUẬT AN NINH MẠNG


Luật An ninh mạng 2018 được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ
họp thứ 5 với tỷ lệ 86,86%; bao gồm 43 Điều, được chia thành 07
chương, quy định về những vấn đề chính trong hoạt động bảo vệ an ninh
quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điểm mới thứ nhất: Khác với Luật An toàn thông tin mạng 2015,
Luật An ninh mạng 2018 quy định tập trung vào chống lại các thông tin
độc hại, xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và
lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan trên môi trường mạng.

Thông qua bộ luật này chỉ rõ nhân vật trên (bà Năm) đã vi phạm :
Thứ nhất: Điều 8 Chương 1 bộ luật An ninh mạng 2018 - Thông tin sai
sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh
tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người
thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác.
Thứ hai: Điều 16 Chương 3 bộ luật An ninh mạng 2018 - Phòng ngừa, xử
lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá
rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế.
Thứ ba: Hành vi bị cấm trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP,
- Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh
dự và nhân phẩm của cá nhân.
Và đặc biệt bà Năm đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ để phát ngôn có
nội dung bịa đặt, thông tin sai sự thật về người khác gây ảnh hưởng trực
tiếp tới họ.

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng: thẩm định an ninh mạng; đánh giá
điều kiện an ninh mạng; kiểm tra an ninh mạng; giám sát an ninh mạng;
ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; sử dụng mật mã để bảo vệ thông
tin mạng; yêu cầu xoá bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự
thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thu thập dữ
liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trên không gian mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt
động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền. (slide)

Theo như sửa đổi bổ sung của bộ luật An ninh mạng 2022 đã có những
đổi mới như sau:
Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm: thẩm định, đánh giá, kiểm
tra, giám sát, bảo vệ và khắc phục sự cố an ninh mạng
Ngoài phạt tiền, Nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả là
buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi
phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm. Đó cũng là một trong
những điểm đáng chú ý của Nghị định
THÔNG ĐIỆP:
Mạng xã hội là một phương tiện truyền thông mới mẻ so với những năm
trở lại đây nên từ Hiến pháp 2013 hay các văn bản pháp luật khác hầu
như chưa có nội dung nào đề cập tới vấn đề sử dụng mạng xã hội. Phải
đến khoảng năm 2016 bộ luật An ninh mạng mới được chú trọng soạn
thảo, đề xuất tới kỳ họp Quốc hội thứ XIV và được thông qua vào
12/06/2018, chính thức được thực hiện, có hiệu lực vào 01/01/2019.

Với số lượng người dùng lên đến hơn 70% dân số Việt Nam, mạng xã hội
là nơi những thông tin nóng hổi nhất được lan truyền một cách nhanh
chóng. Vậy nên, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng phải
tuân thủ quy định chung của pháp luật.

Học sinh - Sinh viên là đối tượng tiếp cận thông tin chủ yếu trên mạng xã
hội bao gồm cả những thông tin chính thống và không chính thống, giới
trẻ có tính hiếu thắng khi tranh luận nhưng thiếu cơ sở mang tính chính
xác để làm sáng tỏ vấn đề.

Tự do ngôn luận là quyền, nhưng ngôn luận tự do là vô ý thức. Sau khi


trao đổi về vấn đề này, Team Một triệu năm mong rằng có thể phần nào
mang đến cho mọi người một số nhận thức cơ bản nhất trong việc sử
dụng mạng xã hội, hãy ghi nhớ và lan toả thông điệp này tới người thân
cũng như mọi người xung quanh để mạng xã hội là một môi trường văn
minh, mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng của chúng ta.

You might also like