You are on page 1of 9

Hệ thống hóa kiến thức: ĐẤT NƯỚC (Trích Trường ca “Mặt đường khát vọng”) - Nguyễn Khoa

Điềm
I. Mở bài:
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mỹ với phong cách trữ
tình- chính luận. Đoạn trích “Đất nước” là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam
hiện đại. Đặc biệt là đoạn thơ dẫn luận đề - dẫn thơ......
II. Thân bài - Phần 1 khái quát: Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971.
Đoạn trích Đất nước là phần đầu của chương V, thể hiện tư tưởng: “Đất nước của nhân dân”.

Phần 2. Nội dung


1.Cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm 1.Cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
a. Cảm nhận về Đất Nước ở chiều sâu văn hóa a. Cảm nhận về Đất Nước ở chiều sâu văn hóa
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi –Đất Nước có từ bao giờ?
* Mở đầu đoạn trích là lời khẳng định Đất Nước
có trước khi ta sinh ra:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
- Nhà thơ không xác định được chính xác Đất Nước có
từ giờ bao giờ. Nhưng ta chỉ biết Đất Nước có trước
khi ta sinh ra, hiện hữu quanh ta với những gì quen
thuộc.
- Cụm từ “đã có rồi” thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về
sự trường tồn của Đất Nước. Như Nguyễn Trãi đã từng
khẳng định:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
- Cấu trúc câu viết theo lối tăng cấp: Đất Nước đã có,
Đất Nước bắt đầu, Đất Nước lớn lên
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước có trong nhằm giúp người đọc dễ hình dung
về quá trình hình thành và phát triển của Đất Nước.
Đất * Khởi đầu của Đất Nước nhuốm màu sắc cổ tích,
Nướ đẹp như một huyền thoại:
c bắt Đất Nước có trong những cái “ngày
đầu xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
với - Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” là khoảng thời gian
miến không xác định, thường mở đầu cho câu chuyện cổ
g tích. Nghĩa là Đất Nước có từ rất lâu, rất xa, có trong
trầu câu chuyện cổ mà mẹ thường hay kể cho ta nghe.
bây - Chính những câu chuyện kể là nguồn sửa ngọt lành
giờ bồi đắp tâm hồn, hình thành giá trị “Chân – Thiện –
bà Mỹ”. Bởi “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”.
ăn Đặc biệt, khi lớn lên ta biết yê Đất Nước. Bàn về giá trị
của những câu chuyện cổ, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
1
khẳng định:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm”
(Truyện cổ nước mình)
* Sự hình thành Đất Nước bắt đầu từ thuần phong
mỹ tục và truyền thống, đạo lý của dân tộc.
- Đất Nước được hình thành từ “miếng trầu”- chứa
bốn nghìn năm phong tục:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu
bây giờ bà ăn
+ Hình ảnh “miếng trầu” gợi nhắc đến sự tích “Trầu
cau”. Từ đó, phong tục cưới xin ra đời.
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc + Đó còn là phong tục giao tiếp. Phong tục ăn trầu
nhuộm răng. Hình ảnh này để lại ấn tượng sâu sắc
trong thơ của Hoàng Cầm:
“Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng”
- Đất Nước hình thành từ “búi tóc”, “cái kèo, cái cột”:
Tóc mẹ thì bới sau đầu…
Cái kèo, cái cột thành tên
+ Hình ảnh “búi tóc” gợi được vẻ đẹp thuần hậu, chất
phác, nữ tính của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh
búi tóc cũng đi vào ca dao:
“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài bối rối lòng anh”
Tóc mẹ thì bới sau đầu + Hình ảnh “cái kèo, cái cột” gợi được phong tục làm
nhà gỗ, tục đặt tên con.
- Đất Nước hình thành từ “gừng, muối” :
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Thành ngữ “gừng cay muối mặn” cho ta thấy
được sự nồng nàn, mặn mà trong tình chồng nghĩa vợ.
Đất Nước được hình thành từ đạo lý thủy chung của vợ
chồng.
- Đất Nước hình thành từ “hạt gạo” :
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
+ Thành ngữ “một nắng hai sương”
+ Liệt kê : “ xay, giã, giần, sàng”
Từ đó, hình ảnh “hạt gạo” gợi được truyền thống lao
động cần cù, vất vả của ông cha ta để làm ra hạt gạo.
Trần Đăng Khoa bồi hồi xúc động viết:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Của sông Kinh Thầy
Cái kèo, cái cột thành tên
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay”
(Hạt gạo làng ta)
+ Đồng thời, qua hình ảnh “hạt gạo” nhằm nhắc nhở
khéo léo chúng ta phải biết quý trọng hạt gạo cũng như
người làm ra nó:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
(Ca dao)
* Đất Nước lớn lên gắn liền với truyền thống đánh
giặc cứu nước:
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng
tre mà đánh giặc
- Hình ảnh “cây tre” gợi nhớ đến truyền thuyết “Thánh
Gióng”. Thánh Gióng là biểu tượng của tryền thống
đánh giặc kiên cường, bất khuất của ông cha. Đồng
thời, Người trai làng Phù Đổng còn biểu tượng cho sức
khỏe của tuổi trẻ Việt Nam.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng - Hình ảnh “cây tre” biểu tượng cho phẩm chất và tâm
Đất Nước có từ ngày đó… hồn của con người Việt Nam: cần cù, chịu thương chịu
khó, yêu thương, đoàn kết, kiên trung. Nguyễn Duy

2
trong bài thơ “Tre Việt Nam” hết lời ngợi ca và xúc
động viết:
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”
Hay hình ảnh cây tre còn xuất hiện trong thơ của
Viễn Phương thật liêng liêng:
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
(Viếng lăng Bác)
* Khép lại đoạn thơ là lời khẳng định Đất Nước đã
có từ rất lâu:
Đất Nước có từ ngày đó…
- Câu thơ này hô ứng với câu thơ mở đầu: “Khi ta lớn
lên Đất Nước đã có rồi” nhằm thể hiện niềm tự hào về
sự trường tồn của Đất Nước.
- Cụm từ chỉ thời gian không xác định: “có từ ngày
đó”. Ngày đó là ngày nào, nhà thơ không xác định
được cụ thể nhưng chỉ biết một điều, khi Đất Nước có
thuần phong mỹ tục, có truyền thống đạo lý, có văn
hóa nghĩa là có Đất Nước.
* So sánh: Hình ảnh Đất Nước- cảm nhận về Đất
Nước (Mở rộng chung toàn bài- Vị trí trước kết
bài)
- Đề tài Đất Nước là điểm hẹn tâm hồn, nơi giao thoa
cảm xúc của các văn nghệ sĩ. Mỗi người đều có cách
cảm nhận, phát hiện riêng về Đất Nước.
- Những nhà thơ trước và cùng thời với Nguyễn Khoa
Điềm, họ thường tạo khoảng cách xa để cảm nhận Đất
Nước. Vì thế, Đất Nước hiện lên trong mỗi trang thơ
của họ thật lớn lao, kỳ vĩ:
“Việt Nam Đất Nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
(Quê hương Việt Nam – Nguyễn Đình Thi)
Hay Đất Nước là của vua chúa, nối tiếp các triều
đại. Đất Nước gắn liền với tên tuổi của các danh nhân,
anh hùng dân tộc:
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Chế Lan Viên)
- Nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã tạo cho mình một
lối đi riêng trong cách cảm nhận và khám phá Đất
Nước.
+ Nhà thơ cảm nhận Đất Nước từ nhiều phương
diện: văn hóa, lịch sử, địa lý. Đất Nước hiện hữu quanh
ta với những gì nhỏ bé, bình dị, quen thuộc nhưng
không kém phần thiêng liêng: miếng trầu, cây tre, bới
tóc, gừng muối, cái kèo, cái cột, hạt gạo.
+ Đặc biệt, Nguyễn Khoa Điềm khẳng định Đất
Nước là của Nhân dân, do Nhân dân lao động, chiến
b. Cảm nhận về Đất Nước ở chiều rộng địa lý
đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để làm nên “bốn
Đất là nơi anh đến trường
nghìn năm Đất Nước”:
Nước là nơi em tắm
“ Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
thoại”
Như vậy, Đất Nước được Nguyễn Khoa Điềm cảm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
nhận sâu sắc, toàn diện và mới mẻ hơn.
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
b. Cảm nhận về Đất Nước ở chiều rộng địa lý – Đất
Không gian mênh mông
Nước là gì?
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Nếu chín câu thơ đầu, Nguyễn Khoa Điềm đi
tìm cội nguồn của Đất Nước để trả lời cho câu hỏi Đất
Nước có từ bao giờ? thì những dòng thơ sau nhà lý
giải, định nghĩa về Đất Nước theo lối tư duy chiết tự.

3
Vì thế, Đất Nước được cảm nhận toàn diện và sâu sắc
hơn. Nhà thơ đi từ không gian của cá nhân đến không
gian sinh hoạt của cộng đồng.
* Đất Nước gắn liền với không gian của cá nhân,
của tình yêu đôi lứa:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn
trong nỗi nhớ thầm
- Đất Nước là không gian sinh hoạt của cá nhân gắn
c. Cảm nhận về Đất Nước ở chiều dài lịch sử liền với kỷ niệm của mỗi người.
+ Đất là con đường để anh đến trường, là mái
Đất là nơi Chim về trường để anh học hành mở mang tri thức, gắn liền với
Nước là nơi Rồng ở kỷ niệm của tuổi học trò.
+ Nước là dòng sông, là ao, là hồ để em tắm gắn liền
với kỷ niệm của tuổi thơ.
- Đất Nước là không gian của tình yêu, không gian của
nỗi nhớ.
+ Đất Nước là nơi hò hẹn của đôi lứa yêu nhau: cây
đa, bến nước, cầu tre, sân đình
+ Đất Nước còn là không gian của chiều sâu
thương nhớ “em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ
thầm”. Ý thơ gợi nhớ đến bài ca dao “Khăn thương
nhớ ai”:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”
* Đất Nước là không gian sinh hoạt của cộng đồng,
Lạc Long Quân và Âu Cơ là “rừng vàng biển bạc”:
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi
Những ai đã khuất bạc”
Những ai bây giờ Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Yêu nhau và sinh con đẻ cái Thời gian đằng đẵng
Gánh vác phần người đi trước để lại Không gian mênh mông
Dặn dò con cháu chuyện mai sau Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
- Nếu tách Đất Nước ra hai thành tố thì Đất là núi non
hùng vĩ, Nước là biển khơi mênh mông. Đó là không
gian của “rừng vàng biển bạc”. Ý thơ trên lấy ý từ câu
hò Bình Trị Thiên.
- Nếu gộp lại thì Đất Nước là “nơi dân mình đoàn tụ”:
không gian sinh hoạt tập thể, mái nhà chung để “dân
mình” sinh sống, lao động, sản xuất.
c. Cảm nhận về Đất Nước ở chiều dài lịch sử
Đất Nước được cảm nhận suốt chiều dài lịch sử
từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Đất Nước có mối
quan hệ vô cùng thiêng liêng giữ các thế hệ. Các thế hệ
lưu truyền và gìn giữ để tạo nên chiều dài bốn nghìn
năm.
* Đất Nước thiêng liêng và hào hùng ở quá khứ gắn
liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ:
Đất là nơi Chim về
Hàng năm ăn đâu làm đâu Nước là nơi Rồng ở
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Trong anh và em hôm nay - Lật lại từng trang sử vàng, ngược dòng lịch sử để tìm
Đều có một phần Đất Nước về quá khứ từ thuở tổ tiên ta mở mang bờ cõi đất nước,
Khi hai đứa cầm tay tự hào về cội nguồn của dân tộc: “Con Rồng Cháu
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Tiên”. Ý thơ trên gợi nhớ đến truyền thuyết “Lạc Long
Khi chúng ta cầm tay mọi người Quân và Âu Cơ”.
Đất nước vẹn tròn, to lớn - Ý thơ trên còn gợi nhắc đến sự tích “Bọc trăm trứng”
để lý giải cách gọi đồng bào. Hơn thế nữa, nhà thơ khơi
Mai này con ta lớn lên gợi tinh thần đoàn kết của dân tộc.
Con sẽ mang Đất Nước đi xa - Chính cội nguồn, quá khứ là sợi dây gắn kết giữa các
Đến những tháng ngày mơ mộng thế hệ. Đồng thời nhà thơ còn nhắn mạnh trách nhiệm

4
của thế hệ hiện tại bởi là cầu nối giữa quá khứ và tương
lai:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
+ Phép điệp kết hợp với phép đối: “Những ai đã khuất
– Những ai bây giờ”
+ Liệt kê: yêu nhau, sinh con đẻ cái, gánh vác, dặn dò,..
Nhằm nhấn mạnh trách nhiệm vô cùng quan trọng của
thế hệ hiện tại: duy trì nòi giống, xây dựng và bảo vệ
Đất Nước, dạy bảo con cháu nhớ về cội nguồn.
+ Ta chợt nhớ đến câu ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
* Đất Nước giản dị và gần gũi ở hiện tại gắn liền với
anh và em:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa
nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
- Đất Nước hóa thân trong mỗi người. Mỗi người đều
được thừa thưởng những giá trị vật chất và tinh thần
mà tổ tiên ta để lại. Chính vì thế mỗi người phải có
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
trách nhiệm đối với Đất Nước. “Lẽ nào vay mà không
Phải biết gắn bó san sẻ có trả?”
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở - Phép điệp cấu trúc “khi …. Đất Nước….” kết hợp
Làm nên Đất Nước muôn đời… với pháp liệt kê
+ Khi hai đứa cầm tay thì Đất Nước hài hòa nồng
thắm
+ Khi chúng ta cầm tay thì Đất Nước vẹn tròn, to
lớn.
Tình yêu đôi lứa hòa quyện với tình yêu Tổ quốc. Khi
Tổ quốc cần chúng ta biết sống xa nhau. Đây là cơ sở
để Đất Nước bền vững và phát triển.
* Đất Nước triển vọng và sáng ngời ở tương lai con
chúng ta.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nnước đi xa
Đến những tháng ngày mơ
mộng
- Nhà thơ đặt niềm tin vào thế hệ tương lai nhằm đưa
“Đất Nước đi xa”.
- Đặt ý thơ trên trong hoàn cảnh Đất Nước đang chống
Mỹ ác liệt ta càng thấy được giá trị và ý nghĩa của tinh
thần lạc quan.
* Ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Đất
Nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương
của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình
xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
- Cách gọi thân mật “em ơi em” như một lời thủ thỉ,
tâm tình nên dễ đi vào lòng người.
- Hình ảnh so sánh giàu giá trị: “Đất Nước là máu
xương của mình”. Đất Nước giống như một cơ thể
sống. Vì thế, chúng ta phải ra sức như gìn, yêu Đất
Nước như yêu bản thân.
- Phép điệp “phải biết…” kết hợp với liệt kê: gắn bó,

5
san sẻ, hóa thân nhằm kêu gọi, đánh thức sứ mệnh của
thế hệ trẻ trong việc yêu thương, đoàn kết và phải biết
cống hiến, hi sinh cho Đất Nước để làm nên “Đất Nước
muôn đời”. Ý thơ trên gợi nhớ đến lý tưởng sống cao
đẹp của những người lính Tây Tiến: “Thà quyết tử cho
Tổ quốc quyết sinh”.
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
(Quang Dũng)
2. Triết luận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm 2. Triết luận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
a. Nhân Dân đã làm ra không gian địa lý a. Nhân Dân đã làm ra không gian địa lý
* Nhân dân góp đời mình làm nên dáng hình xứ sở
từ Bắc đến Nam:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước
những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để
lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng
Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút
non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long
thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông
Trang, Bà Đen, Bà Điểm
- Theo Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước không những do
tạo hóa tạo nên mà còn do Nhân dân góp đời mình
làm nên.
- Phép điệp “góp” kết hợp biện pháp liệt kê các địa
danh nhằm nhấn mạnh vai trò của nhân dân làm nên
danh thắng từ Bắc đến Nam.
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu + Ở miền Bắc:
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái  Núi vọng phu hình thành từ nỗi nhớ của vợ đối
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại với chồng.
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương  Hòn Trống Mái kết tinh từ tình cảm thủy
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm chung của vợ chồng.
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.  Ao đầm hình thành từ truyền thống đánh giặc
cứu nước “Gót ngựa Thánh Gióng đi qua”.
 Đất tổ Hùng Vương từ truyền thống uống nước
nhớ nguồn, chín mươi chín con voi chầu phục dựng
nên Đất tổ.
 Thắng cảnh Hạ Long mang dáng hình con cóc,
con gà.
+ Ở miền Trung “núi Bút non Nghiên” hình thành
truyền thống hiếu học của dân tộc.
+ Ở miền Nam:
 Dòng sông Cửu Long hiền hòa mang dáng hình
chín con rồng.
 Tên đất tên làng: sông Ông Đốc, cồn Ông Trang,
núi Bà Đen, địa danh Bà Điểm.
* Khép lại đoạn thơ là lời khẳng nhân dân làm nên
chiều rộng địa lý
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối
sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
- Dáng hình của Đất Nước kết tinh từ truyền thống, đạo
lý, phẩm chất, lối sống, ước mơ của ông cha ta.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh - Đặc biệt đó là những người vô danh, bình dị đã “hóa
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm vào núi sông” làm nên Đất Nước: ông Đốc, ông Trang,
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Bà Đen, Bà Điểm,...Đây là tư tưởng mới mẻ của
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước: “Đất Nước của
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Nhân Dân”, do nhân dân làm nên.
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

6
b. Nhân Dân đã làm nên thời gian lịch sử
* Nhân dân lao động xây dựng Đất Nước:
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
- Cách gọi “em ơi em” như một lời thủ thỉ, tâm tình
nên dễ đi vào lòng người. Từ đó, nhà thơ dẫn người
đọc ngược dòng lịch sử trở về bốn nghìn năm dựng xây
Đất Nước của nhân dân.
- Số từ ước lệ “bốn nghìn năm” biểu tượng cho quá
trình dựng nước và giữ nước lâu đời của ông cha ta.
b. Nhân Dân đã làm nên thời gian lịch sử - Phép điệp: “người người lớp lớp” nhấn mạnh các thế
Em ơi em hệ suốt bốn nghìn năm ra sức dựng nước và giữ nước.
Hãy nhìn rất xa Đặc biệt, nhà thơ khẳng định vai trò tiên phong của
Vào bốn ngàn năm Đất Nước thế hệ trẻ “con gái, con trai” lao động vất vả “cần cù
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp làm lụng” để dựng xây đất Đất Nước:
“Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí, chung câu quân thù”
(Tố Hữu)
* Nhân dân chiến đấu bảo vệ Đất Nước:
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
- Dựng nước đã khó giữ nước càng khó hơn, các thế hệ
nối tiếp nhau để bảo vệ ĐN:
+ Người con trai ra tiền tuyến chống giặc cứu nước.
+ Người con gái là hậu phương vững chắc, nếu cần họ
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta sẵn sàng là tiền tuyến.
Cần cù làm lụng - Phép điệp “ nhiều…” nhấn mạnh vai trò và truyền
thống đánh giặc cứu nước của dân tộc.
Khi có giặc người con trai ra trận * Nhân dân tạo ra truyền thống lịch sử của Đất
Người con gái trở về nuôi cái cùng con Nước:
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
- Câu hỏi tu từ: “Nhưng em biết không” sự trăn trở,
nhắc nhở thế hệ mình về trách nhiệm đối với Đất
Nước.
- Cụm từ “có biết bao người”, “bốn nghìn lớp người”
gợi ta nhiều suy ngẫm.
+ Nhà thơ tự hào bốn nghìn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước.
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh + Nhà thơ còn khẳng định lịch sử của Đất Nước
Nhiều người đã trở thành anh hùng chính là do lớp người trẻ, thế trẻ “giống ta lứa tuổi”
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ đã làm nên. Họ nối tiếp truyền thống của cha ông để
dựng bảo vệ Đất Nước
Nhưngg em biết không + Phép đối “sống – chết” kết hợp với tính từ “giản dị”,
Có biết bao người con gái, con trai “bình tâm” nhấn mạnh vai trò của những anh hùng vô
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi danh đối với Đất Nước. Như vậy khác với các nhà thơ
Họ đã sống và chết trước nhấn mạnh lịch sử của Đất Nước là sự nối tiếp
Giản dị và bình tâm các vương triều, Đất Nước gắn liền với tên tuổi các
Không ai nhớ mặt đặt tên anh hùng thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại đề cao
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước vai trò của anh hùng vô danh:
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
c. Nhân Dân làm nên chiều sâu văn hóa Đây là quan niệm mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm –
những anh hùng vô danh làm nên “bốn nghìn năm
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng lịch sử”.
Họ chuyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

7
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói c. Nhân Dân làm nên chiều sâu văn hóa
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Nhân dân không những lao động, chiến đấu để
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái tạo nên truyền thống lịch sử mà còn làm nên chiều
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm sâu văn hóa “bốn nghìn năm”
Có nội thù thì vùng lên đánh bại Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di
dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
- Phép điệp “họ….” kết hợp với liệt kê và các động từ
“giữ, truyền, chuyền, gánh, đắp, be, chống,….” nhằm
đề cao vai trò của nhân dân giữ gìn và truyền lại cho
các thế hệ sau giá trị vật chất và tinh thần, mặc dù bé
nhỏ bình dị những không kém phần thiêng liêng.
- Các hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa về
đóng góp của nhân dân.
+ Hạt lúa: hạt giống cho mùa sau mà còn hiện thân
cho nền văn minh lúa nước của dân tộc.
+ Ngọn lửa: hơi ấm, ánh sáng mà còn đánh dấu sự
phát triển của nền văn minh nhân loại.
+ Giọng điệu: ngôn ngữ, tiếng nói mà còn là bản sắc
văn hóa của dân tộc.
+ Tên xã, tên làng: chỉ địa danh mà còn tạo nên nét
riêng từng vùng, từng không gian văn hóa.
+ Đắp đập be bờ: giữ gìn đất đai mà còn là kinh
nghiệm lao động sản xuất.
+ Đánh giặc ngoại xâm và chống nội thù: giữ gìn và
bảo vệ đất nước mà còn là truyền thống đánh giặc
dựng nước.
d. Tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của Nhân dân”
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần
thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
d. Tư tưởng cốt lõi “Đất Nước của Nhân dân” - Điệp ngữ chuyển tiếp: “Đất Nước của Nhân dân”
nhằm nhấn mạnh, khắc sâu vai trò, sứ mệnh thiêng
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân liêng của Nhân dân làm nên Đất Nước.
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại - Đất Nước đậm đà bản sắc văn hóa . Nhân dân còn tạo
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi” ra “ca dao, thần thoại” , một Đất Nước trọng tình trong
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội lý “thấu tình đạt lý”.
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy - Ba phương diện tạo nên bản sắc văn hóa:
Đi trả thù mà không sợ dài lâu + Giàu lòng yêu thương
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu + Quý trọng sức lao động
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát + Truyền thống bất khuất
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác - Khép lại đoạn thơ là hình ảnh dòng sông và điệu hò
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi. câu hát:
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
+ Dòng sông văn hóa, dòng chảy của lịch sử
+ Tiếng hát biểu tượng cho tâm hồn hồn lạc quan của
Chẳng bao giờ xương máu phải bơ vơ nhân dân
Ôi sông núi uy nghi ngàn dặm đất + Văn hóa đa dạng nhưng thống nhất” trăm màu
Có nghe tiếng chúng con xin có mặt trăm dáng sông xuôi” .
Nguyện làm người xung kích của quê hương
(Nguyễn Khoa Điềm)

8
Phần 3. Nghệ thuật.
Đoạn thơ thành công là nhờ Nguyễn Khoa Điềm vận dụng chất liệu văn hóa dân gian nhuần nhị và sáng
tạo. Thể thơ tự do. Ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi. Hai từ Đất Nước được viết hoa. Giọng điệu thơ biến
đổi linh hoạt. Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình. Biện pháp tu từ: phép
điệp, liệt kê...Tất cả tạo nên một bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm- trữ
tình chính luận.
III. Kết bài:
Đoạn trích thể hiện cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên
nhiều bình diện: văn hóa, lịch sử, địa lý. Qua đó, đoạn trích khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc
Việt Nam. Đồng thời thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”:
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

You might also like