You are on page 1of 2

DÀN Ý NÓI VÀ NGHE

Đề bài: “Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác”.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Nhận lỗi: là việc tự nhận khuyết điểm và sai lầm của bản thân,
đứng ra chịu trách nhiệm cho sai lầm mà bản thân gây ra. Đây là
một hành động đáng khen, biểu hiện của con người tử tế, có tự
trọng và trách nhiệm.
- Đổ lỗi: là hành vi chối bỏ lỗi lầm, đùn đẩy trách nhiệm, hoặc cố
viện lí do để bao che cho cái sai của bản thân và đổ tội cho người
khác.
2. Biểu hiện của nhận lỗi và đổ lỗi:
a. Đổ lỗi: biểu hiện qua việc chối bỏ trách nhiệm về lỗi lầm của bản
thân bằng cách viện cớ hoặc đẩy trách nhiệm đó cho người khác
b. Nhận lỗi: biểu hiện qua việc biết tự nhìn nhận lỗi lầm của bản thân,
cụ thể hoá bằng lời xin lỗi và việc sửa chữa, khắc phục lỗi lầm.
3. Nguyên nhân và mục đích của nhận lỗi và đổ lỗi
+ Nhận lỗi:
- Mục đích của việc nhận lỗi thường đến từ sự chân thành và trách nhiệm,
- Là mong muốn người khác bao dung và tha thứ cho lỗi lầm của bản
thân; để làm cho sự việc không xấu đi và hàn gắn các mối quan hệ, lấy lại
sự tin tưởng của người khác đối với bản thân
+ Đổ lỗi:
- Ngược lại, nguyên nhân của việc đổ lỗi là do sự ích kỷ, thiếu trách
nhiệm,do “văn hóa đổ lỗi”
- Họ chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác, chỉ biết đến lợi
ích của bản thân mà không quan tâm đến người khác.
- Họ không dám đối mặt với lỗi lầm của mình vì sĩ diện và cái tôi quá
lớn, sợ bị tai tiếng, mất danh dự và quyền lợi…
4. Hệ quả của nhận lỗi và đổ lỗi:
a. Đổ lỗi:
- Đổ lỗi là hành động chối bỏ lỗi lầm của mình và đổ cho người khác.
Hành động này thể hiện sự thiếu trách nhiệm, không dám đối mặt với sai
lầm của bản thân. Khi đổ lỗi, chúng ta đã tự đánh mất cơ hội để học hỏi
và trưởng thành từ những sai lầm của mình.
- Đổ lỗi cũng làm xấu đi mối quan hệ giữa người với người. Khi chúng ta
đổ lỗi cho người khác, người đó sẽ cảm thấy bị tổn thương và khó có thể
tha thứ cho chúng ta. Điều này sẽ khiến mối quan hệ giữa chúng ta trở
nên căng thẳng, khó khăn.
- Đổ lỗi cũng làm mất lòng tin của mọi người. Khi chúng ta thường xuyên
đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ dần mất niềm tin ở chúng ta. Điều
này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta.
b. Nhận lỗi:
- Nhận lỗi là hành động thừa nhận và xin lỗi về lỗi lầm mà mình đã gây
ra. Hành động này thể hiện sự trưởng thành, chín chắn của con người.
Khi nhận lỗi, chúng ta đã thể hiện rằng mình có ý thức trách nhiệm với
hành động của mình, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng đối với người
khác.
- Nhận lỗi cũng giúp người khác hiểu và thông cảm cho lỗi lầm của mình.
Khi chúng ta thành thật nhận lỗi, người khác sẽ dễ dàng tha thứ và bỏ qua
cho chúng ta. Điều này giúp chúng ta giải quyết mâu thuẫn, cải thiện mối
quan hệ với người khác.
- Tuy nhiên, nếu nhận lỗi một cách thiếu chân thành, chỉ để mong người
khác tha thứ thì sẽ không có ý nghĩa. Trong trường hợp này, người khác
sẽ dễ dàng nhận ra sự thiếu chân thành của chúng ta và sẽ mất niềm tin ở
chúng ta.
5. Cách khắc phục
- Học cách chịu trách nhiệm với sai lầm của bản thân thay vì sợ hãi và trốn
tránh trách nhiệm.
- Cần phê phán và lên án những kẻ gây ra lỗi lầm hèn hạ không dám nhận lỗi,
chỉ biết đổ lỗi cho người khác.
- Biết nhận lỗi và tìm mọi cách sửa lỗi mới là người tử tế, người có văn hóa.
- Hãy tu dưỡng đạo đức, nhân cách để trở thành người tử tế và sống đẹp.
III. Kết bài:
- Khẳng định, đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: nhận lỗi và đổ lỗi
cho người khác.

You might also like