You are on page 1of 8

BTVN: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

CHUYÊN ĐỀ: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


MÔN: HÓA HỌC 10
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU

✓ HS gọi được tên và viết được kí hiệu nguyên tố hóa học.


✓ HS xác định được các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Câu 1: (ID: 441499) Nguyên tố hóa học là


A. những nguyên tử có cùng số khối. B. những nguyên tử có cùng phân tử khối.
C. những nguyên tử có cùng số nơtron. D. những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 2: (ID: 575756) Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây?
A. Số proton. B. Số neutron. C. Số khối. D. Nguyên tử khối.
Câu 3: (ID: 575755) Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron.
C. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số neutron.
D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
Câu 4: (ID: 575758) Kí hiệu nguyên tử nào sau đây viết đúng?
15
A. 7 N. B. 16O. C. 16S. D. Mg1224 .

Câu 5: (ID: 575757) Dãy nào sau đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?
14
A. 6 X ,14 14
7 Y ,8 Z . B. 19
9
19
X ,10 20
Y ,10 Z. C. 28
14
29
X ,14 30
Y ,14 Z. D. 40
18
40
X ,19 40
Y ,20 Z.

Câu 6: (ID: 575760) Cho kí hiệu các nguyên tử sau: 14


6 7 Y ,8 Z ,9 T ,8 Q,9 M ,10 E , 7 G ,8 L . Dãy nào sau đây
X ,14 16 19 17 16 19 16 18

gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học?


14
A. 6 X ,14 16
7 Y ,8 Z . B. 16
8 Z ,16 16
9 M ,7 G . C. 17
8 Q,16 19
9 M ,10 E . D. 16
8 Z ,17 18
8 Q,8 L .

Câu 7: (ID: 466866) Nguyên tử flour có 9 proton, 9 electron và 10 neutron. Số khối của nguyên tử flour là
A. 28. B. 18. C. 19. D. 9.
Câu 8: (ID: 523530) Ion X- có 10 electron, hạt nhân có 10 neutron. Số khối của X là
A. 20. B. 18. C. 21. D. 19.
Câu 9: (ID: 575759) Thông tin nào sau đây không đúng về 206
82 Pb ?

A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82. B. Số proton và neutron là 82.


C. Số neutron là 124. D. Số khối là 206.
Câu 10: (ID: 575769) Cho các phát biểu sau:

1
(1) Trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(4) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: (ID: 575772) Số proton, neutron và electron của nguyên tử 6530Zn lần lượt là
A. 35; 30; 30. B. 30; 35; 30. C. 35; 30; 35. D. 30; 30; 30.
Câu 12: (ID: 575773) Iodine là một trong những nguyên tố vi lượng cần có trong chế độ dinh dưỡng của con
người. Chế độ ăn uống thiếu hụt Iodine sẽ dẫn tới phì đại tuyến giáp gây ra căn bệnh bướu cổ. Thông qua chế
độ dinh dưỡng, các nguyên tử Iodine thường được đưa vào cơ thể dưới dạng anion có điện tích là -1, số proton
là 53 và số khối là 127. Số proton, neutron và electron có trong anion I- lần lượt là
A. 53, 74, 54. B. 53,74, 53. C. 54, 74, 54. D. 54, 74, 53.
Câu 13: (ID: 517202) Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: 26
13 X ,55 26
26 Y ,12 Z ?

A. X và Z có cùng số khối.
B. X và Y có cùng số neutron.
C. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
D. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 14: (ID: 523517) Hydrogen có 3 đồng vị 11 H , 12 H , 13 H và oxygen có đồng vị 16
8 O, 17
8 O, 18
8 O . Có thể có

bao nhiêu phân tử H2O được tạo thành từ các đồng vị hydrogen và oxygen khác nhau?
A. 18. B. 16. C. 9. D. 12.
Câu 15: (ID: 575761) Nitrogen có 2 đồng vị bền là 147N và 157N. Oxygen có 3 đồng vị bền là 168O; 178O
và 188O. Số hợp chất NO2 tạo bởi các đồng vị trên là
A. 3. B. 6. C. 9. D. 12.
Câu 16: (ID: 379707) Hai nguyên tử X và Y tạo thành phân tử XY có chứa 28 proton. Biết rằng:
- X và Y đều có số hạt proton bằng số neutron.
- Số khối của X lớn hơn số khối của Y là 24 đơn vị.
Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là:
A. 20 và 8. B. 24 và 4. C. 18 và 10. D. 17 và 9.
Câu 17: (ID: 575770) Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị?
A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.
B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là đồng vị của nhau.
C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.
D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.

2
Câu 18: (ID: 513071) Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 neutron, 19 proton và
19 electron?
39 40 37 40
A. 19 K. B. 19 K. C. 17 Cl. D. 18 Ar.

Câu 19: (ID: 575771) Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 neutron. Kí hiệu của
nguyên tử nguyên tố A là
137 56 81 56
A. 56 A. B. 137 A. C. 56 A. D. 81 A.

Câu 20: (ID: 441507) Hai nguyên tử nào sau đây là đồng vị của cùng một nguyên tố?
31 32 12
A. 15 X và 16 Y. B. 6 X và 14
7 Y . C. 24
12 X và 25
12 Y. D. 31
15 X và 31
16 Y.

----- HẾT -----

3
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.D 2.A 3.C 4.A 5.C 6.D 7.C 8.D 9.B 10.A
11.B 12.A 13.A 14.A 15.D 16.A 17.D 18.A 19.A 20.C

Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào định nghĩa nguyên tố hóa học.
Cách giải:
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Chọn D.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về nguyên tố hóa học.
Cách giải:
Số hiệu nguyên tử bằng số proton trong hạt nhân.
Chọn A.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về nguyên tố hóa học.
Cách giải:
A, B, D đúng.
C sai, vì số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton.
Chọn C.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về nguyên tố hóa học.
Cách giải:
Kí hiệu nguyên tử viết đúng là 15
7 N.

Chọn A.
Câu 5 (TH):
Phương pháp:
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton.
Cách giải:
Dãy gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là 28
14
29
X ,14 30
Y ,14 Z.

4
Chọn C.
Câu 6 (TH):
Phương pháp:
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton.
Cách giải:
Dãy gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là 16
8 Z ,17 18
8 Q,8 L .

Chọn D.
Câu 7 (TH):
Phương pháp:
Cách tính số khối: A = p + n.
Cách giải:
Số khối A = p + n = 9 + 10 = 19.
Chọn C.
Câu 8 (TH):
Phương pháp:
X nhận thêm 1e tạo thành X-: X + 1e → X-
⟹ Số e = Số p
⟹ Số khối: A = p + n.
Cách giải:
X nhận thêm 1e tạo thành X-: X + 1e → X-
⟹ Số e = Số p = 9
⟹ Số khối: A = p + n = 9 + 10 = 19.
Chọn D.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về nguyên tố hóa học.
Cách giải:
A, C, D đúng.
B sai, số proton là 82, số neutron là 124.
Chọn B.
Câu 10 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về nguyên tố hóa học.
Cách giải:
(1), (3), (4) đúng.

5
(2) sai, vì tổng số proton và số neutron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
Chọn A.
Câu 11 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về nguyên tố hóa học.
Cách giải:
Số p = số e = 30
A = 65 ⟹ số n = 65 – 30 = 35
Chọn B.
Câu 12 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về nguyên tố hóa học.
Cách giải:
Số neutron = 127 – 53 = 74.
Số e của nguyên tử I = số proton = 53
⟹ Số e của ion I- = 53 + 1 = 54
Chọn A.
Câu 13 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về: Hạt nhân - Nguyên tố hóa học - Đồng vị.
Cách giải:
A đúng.
B sai, vì X có 26 - 13 = 13 neutron; Y có 55 - 26 = 29 neutron.
C sai, vì Z khác nhau nên không thuộc cùng nguyên tố hóa học.
D sai, vì Z khác nhau nên không thuộc cùng nguyên tố hóa học.
Chọn A.
Câu 14 (TH):
Phương pháp:
- Xác định số cách chọn 2 nguyên tử H = x cách.
- Xác định số cách chọn 1 nguyên tử O = y cách.
Số phân tử H2O khác nhau được tạo thành từ các đồng vị trên là: x × y (cách).
Cách giải:
Chọn 2 nguyên tử H có 6 cách chọn: 1H1H, 2H2H, 3H3H, 1H2H, 2H3H, 1H3H.
Chọn 1 nguyên tử O có 3 cách: 16O, 17O, 18O.
Số phân tử H2O khác nhau được tạo thành từ các đồng vị trên là: 6 × 3 = 18.
Chọn A.

6
Câu 15 (TH):
Phương pháp:
Ghép các cặp đồng vị cho phù hợp.
Cách giải:
16 14 16 16 15 16 17 14 17 17 15 17 18 14 18 18 15 18
8O 7N 8O; 8O 7N 8O; 8O 7N 8O; 8O 7N 8O; 8O 7N 8O; 8O 7N 8O
16 14 17 16 14 18 17 14 18 16 15 17 16 15 18 17 15 18
8O 7N 8O; 8O 7N 8O; 8O 7N 8O; 8O 7N 8O; 8O 7N 8O; 8O 7N 8O

Chọn D.
Câu 16 (VD):
Phương pháp:
- Phân tử XY có 28 proton (1)
- Số khối của X lớn hơn số khối của Y là 24 (2)
- Từ (1) và (2) tìm ra số hiệu nguyên tử của X và Y
Cách giải:
Phân tử XY có 28 proton → pX+ pY = 28 (1)
Số khối của X lớn hơn số khối của Y 24 đơn vị → nX + pX – (nY + pY) = 24
Mà X và Y đều có số hạt neutron bằng số proton → nX = pX; nY = pY
→ 2pX –2pY = 24 (2)
Từ (1) và (2) → pX = 20; pY = 8.
Chọn A.
Câu 17 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về đồng vị.
Cách giải:
A, B, C sai, vì đồng vị là nguyên tử không phải phân tử, ion, chất.
D đúng.
Chọn D.
Câu 18 (TH):
Phương pháp:
Kí hiệu nguyên tử: A
Z X

Trong đó:
+ Số hiệu nguyên tử: Z = p = e.
+ Số khối: A = p + n.
+ X là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
Vậy: p = e = Z và n = A - Z.
Cách giải:

7
39
19 K : p = e = 19; n = 39 - 19 = 20 (thỏa mãn).
40
19 K : p = e = 19; n = 40 - 19 = 21 (không thỏa mãn).
37
17 Cl : p = e = 17; n = 37 - 17 = 20 (không thỏa mãn).
40
18 Ar : p = e = 18; n = 40 - 18 = 22 (không thỏa mãn).

Chọn A.
Câu 19 (VD):
Phương pháp:
Dựa vào lý thuyết về nguyên tố hóa học.
Cách giải:
Số p = số e = 56 ⟹ A = số p + số n = 56 + 81 = 137
Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là 137
56 A.

Chọn A.
Câu 20 (NB):
Phương pháp:
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác số neutron.
Cách giải:
Hai nguyên tử 24
12 X và 25
12 Y cùng có 12 proton nên là đồng vị của cùng một nguyên tố.

Chọn C.

You might also like