You are on page 1of 21

8 TƯ DUY CỦA MỘT COACH CHUYÊN NGHIỆP

MỤC LỤC
Coach Giỏi Thường Mắc Sai Lầm Như Thế Nào? ...................................................1
Tư Duy 1: Đừng Cố Tỏ Ra “Thông Minh” ....................................................................... 3
Tư Duy 2: Cho Khách Hàng Thấy Họ Luôn Là Nhân Vật Chính ....................... 5
Tư Duy 3: Phát Triển Tư Duy Tối Giản ............................................................................. 7
Tư Duy 4: Đồng Hành Cùng Khách Hàng Trong Mọi Tình Huống ................... 9
Tư Duy 5: Luôn Đề Cao Tính Tò Mò ............................................................................ 11
Tư Duy 6: Đừng Lo Lắng Khi Bạn "Không Biết Phải Giải Quyết Thế Nào"
Tư Duy 7: Tránh Thể Hiện Sự Đồng Cảm Quá Mức Với Khách Hàng ........15
Tư Duy 8: Đề Cao Tư Duy Sáng Tạo............................................................................17
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 1

.
COACH GIỎI THƯỜNG MẮC SAI LẦM NHƯ THẾ NÀO?
.
Huấn luyện là một nghề đang ngày càng phổ biến và đồng thời là một
phương pháp hỗ trợ phát triển khả năng lãnh đạo, quản lý hoặc nuôi dạy con. Ngày
càng có nhiều người chuyển hướng sang làm coach bởi đây là một công việc mang
lại giá trị to lớn. Tuy nhiên một số coach mới có thể tiếp cận khách hàng của mình
một cách sai lầm qua việc họ luôn đưa ra lời khuyên và mong muốn khách hàng
làm theo ý họ. Điều này giống với công việc tư vấn hơn là coach. Coaching là một
cách trợ giúp khác biệt và hiệu quả hơn nhiều so với tư vấn. Thay vì nói với khách
hàng họ phải làm gì, coach sẽ giúp khách hàng tự nói với bản thân họ cần phải làm
gì. Thay vì cung cấp kiến thức chuyên môn của bản thân, coach rút ra kiến thức
chuyên môn từ khách hàng. Thay vì để khách hàng xoay sở với các kế hoạch và
mục tiêu mà bản thân đã vạch sẵn ra, coach lại ưu tiên việc giúp khách hàng nhận
thức được quá trình tiến bộ mà họ đã đạt được sau khi hoàn thành mục tiêu của
chính họ. Không phải coach nào cũng là coach giỏi. Việc đặt ra mục tiêu để bản
thân phấn đấu trở thành một coach chuyên nghiệp là điều rất đáng khuyến khích.
Đây là một mục tiêu tuyệt vời và cần trải qua một quá trình học hỏi, phát triển,
thích nghi và gắn bó dài lâu với nó mới có thể đạt được. Vì vậy, không có coach
nào chuyên nghiệp ngay từ bước khởi đầu cả. Coach cũng phải mắc lỗi và lặp lại
nhiều sai lầm mới có thể thay đổi tư duy, trưởng thành hơn và dần dần làm chủ
được coaching. Một lời khuyên hữu ích dành cho các coach mới là: huấn luyện là
một việc (tốt), trong đó đề cao tính tư duy (thinking) hơn là thực hành (doing). Nếu
bạn mắc phải sai lầm trong khi coach tức nghĩa là bạn đang nghĩ sai, chứ không
chắc là làm sai. Những coach mới học việc thường đặt ra nhiều câu hỏi:

● Câu hỏi nên hỏi khách là gì?


● Tip để không phá hỏng buổi coach
● Giai đoạn nào nên thể hiện ý niệm sâu sắc của mình cho khách nghe?
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 2

● Cách tạo điều kiện để khách suy nghĩ tốt nhất?


● Cần nói gì khi phải coach những khách hàng đang gặp khó khăn?

Những ý trên là những băn khoăn khá tốt, tuy nhiên đó là những kĩ năng
thiên về phương pháp chứ không phải tư duy. Vận dụng phương pháp đúng thời
điểm nhưng tư duy sai lệch thì cũng bằng thừa. Là một coach mới, những gì bạn
cần nhất không chỉ đơn giản là thay đổi kỹ năng, mà là thay đổi cách bạn nghĩ. Khi
bạn tư duy như một coach chuyên nghiệp, các kỹ năng sẽ tự động áp dụng đúng
lúc, cuộc trò chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ và bạn sẽ mang lại giá trị to lớn cho khách
hàng.

Sau đây là 8 lời khuyên được thiết kế và chắt lọc từ kinh nghiệm của một
coach chuyên nghiệp. Nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc coaching theo hướng tư
duy, giúp bạn nhận thấy suy nghĩ của bản thân và xây dựng thói quen coaching tư
duy dài lâu.
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 3

.
TƯ DUY 1: ĐỪNG CỐ TỎ RA “THÔNG MINH”
.
Kể từ lúc học mẫu giáo, bạn sẽ được thầy cô khen thưởng nếu mình thông
minh, giỏi giang. Bởi có tồn tại một quy tắc ngầm phổ biến trong cuộc sống đó là:
thông minh luôn tốt hơn là ngu ngốc. Tuy nhiên trong huấn luyện, tỏ ra thông minh
có thể là một việc làm "ngu ngốc".

Một trong những tư tưởng phổ biến của coach đó là luôn lao đầu vào giải
quyết những vấn đề của khách hàng hay luôn cố gắng áp dụng cách nghĩ và trình
độ của riêng mình để xử lí những rắc rối của khách. Đây là một tư tưởng sai lầm.
Nguyên nhân của sai lầm này bắt nguồn từ não bộ và hành vi xử lý của bản năng
con người. Não bộ con người là một cơ chế đối sánh mẫu (pattern-matching) tuyệt
vời. Khi chúng ta thấy một điều gì đó mới lạ, chúng ta luôn cố gắng liên kết nó với
một điều gì đó quen thuộc đã từng trải qua, xử lý và rút kinh nghiệm. Nhưng cơ
chế đối sánh mẫu tuyệt vờai của chúng ta sẽ không phù hợp với lợi ích của khách
hàng vì bộ não của người ấy cũng là một cơ chế đối sánh mẫu. Công việc của coach
là phải tạo điều kiện để não của khách hàng phát huy năng lực chứ không phải
khoe khoang của chính mình. Giá trị đích thực của một coach chuyên nghiệp không
phải là thể hiện cho khách hàng thấy trí tuệ của bạn, tài năng của bạn, óc sáng tạo
của bạn hay kĩ năng giải quyết vấn đề tuyệt vời của bạn. Mà nó nằm ở việc bạn có
thành công khơi gợi được trí tuệ, tài năng, óc sáng tạo hay kĩ năng tuyệt vời từ
khách hàng của bạn hay không. Điều đó có nghĩa rằng: bạn phải làm nền để cho
khách hàng của mình “tỏa sáng”. Tư duy của một coach tài năng không phải là
chủ động giải quyết vấn đề của khách hàng, mà là tạo điều kiện thuận lợi để giúp
khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Khi vờ như mình chưa biết mọi thứ, chúng
ta sẽ truyền cho não một hiệu lệnh để dừng việc suy nghĩ theo cách thông thường.
Chúng ta làm điều này bởi vì não của coach cần hoạt động khác với người bình
thường não người. Não bộ của coach hoạt động không phải để giải quyết vấn đề,
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 4

mà là tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giải quyết của vấn đề của họ. Não
của coach không phải để suy tính trước plan cho tương lai mà là hòa hợp với tư
duy của khách hàng trong thời điểm hiện tại. Tóm lại, việc của coach là đồng hành,
hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng nhận định và xử trí vấn đề của họ.
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 5

.
TƯ DUY 2: CHO KHÁCH HÀNG THẤY
HỌ LUÔN LÀ NHÂN VẬT CHÍNH
.
Coach là một công việc có thể rất thú vị. Khách hàng luôn gặp phải những
rắc rối, thử thách khó khăn và tầm nhìn của coach là quan sát khách xử lý những
chướng ngại ấy theo cách của riêng họ. Tuy vậy việc coaching không phải là nhàn
nhã thích thú ngồi xem khách tự xoay sở xử lý vấn đề một cách sáo rỗng, mà là
phải xem buổi coach giống như một tập phim phiêu lưu trong đó khách hàng là
ngôi sao, anh hùng, nhân vật chính, và là người luôn hành động đầu tiên. Khách
hàng đôi khi có thể đối mặt với khó khăn thực sự. Là một coach giỏi, bạn cần phải
nghĩ, “Ồ đây là thử thách lớn đây. Không biết khách của mình sẽ làm cách nào để
vượt qua nhỉ? ”; chứ không phải là "Ồ đây quả là một thử thách lớn. Mình phải
làm sao để giúp khách đây?" Việc sai lầm nhất là chuyển thử thách của khách trở
thành thách thức của chính bạn. Hãy nghĩ về việc coaching như một bộ phim hành
động bởi vì nhân vật chính luôn tìm ra mọi cách thoát để thoát khỏi bất cứ rắc rối
nào xảy đến. Ví dụ, bạn hãy ví khách hàng của mình như một James Bond, Jason
Bourne hoặc hay Tom Cruise của "Nhiệm vụ bất khả thi". Khi xem việc coaching
như bộ phim James Bond, chúng ta có thể thư giãn và để khách hàng thực hiện tất
cả những nhiệm vụ: chiến đấu với kẻ xấu, thoát khỏi những kẻ bắt cóc hoặc cắt
dây hủy kích hoạt bom. Chúng ta có thể thư giãn và để khách hàng làm công việc
của mình và tin tưởng rằng họ sẽ làm rất tốt. Từ đó khách hàng sẽ nhận thức được
vấn đề này và lâu dần tích lũy nhiều kinh nghiệm. Trong phiên huấn luyện, một
coach chuyên nghiệp sẽ vận dụng tư duy xem khách hàng là “nhân vật chính” đóng
vai trò quan trọng và chủ động nhất. Khách hàng sẽ là người xúc tiến suy nghĩ và
hành vi để giải quyết vấn đề của chính họ. Còn việc của coach không chỉ đơn thuần
là quan sát, mà là phải tin tưởng, đốc thúc, phối hợp và tạo điều kiện tốt nhất để
khách hàng xử lý trở ngại của họ. Các coach cần nên giữ nếp tư duy như vậy vì
khách hàng sẽ thường xuyên mang những vấn đề mang tính thách thức to lớn vào
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 6

phiên huấn luyện. Nếu không cẩn thận, coach sẽ dễ bị lạc lối và vô tình mắc kẹt
vào việc tự mình giải quyết mớ rắc rối do chính khách hàng bày ra. Các coach nên
nhớ rằng vấn đề khách hàng đưa ra càng khó giải quyết thì càng phải để cho khách
hàng là người chủ động nắm bắt và giải quyết vấn đề đó. Những vấn đề càng khó
giải quyết sẽ thách thức lối suy nghĩ cũ của khách hàng, từ đó tạo điều kiện để
khách hàng nhận thức được tầm nhìn mới, tạo động lực để họ tự tìm tòi và phát
triển năng lực giải quyết những khó khăn mang tầm vĩ mô hơn. Nếu coach cản trở
quá trình ấy bằng việc tự mình giải quyết vấn đề của khách thì chúng ta không phải
đang giúp khách, mà là đang “hại” khách.
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 7

.
TƯ DUY 3: PHÁT TRIỂN TƯ DUY TỐI GIẢN
.
Một quy tắc cơ bản để sở hữu tư duy của một coach thực thụ là: không nên
suy nghĩ quá nhiều. Tư duy này cũng gần giống với Tư duy số 1 đã phân tích ở
trên. Một coach chuyên nghiệp là người có óc quan sát và biết đặt những câu hỏi
“tối giản” nhất có thể. Câu hỏi được cho là tối giản khi nó không trải qua một giai
đoạn suy nghĩ kĩ lưỡng. Giả sử tình huống khách hàng của bạn nói rằng anh ấy
muốn viết một cuốn sách, nhưng anh ấy vẫn còn đang "bí". Ngay sau khi anh ta
đưa vấn đề đó vào cuộc trò chuyện, bộ não của bạn bắt đầu tư duy và bạn sẽ nghĩ
một loạt các suy nghĩ. Dòng suy nghĩ của bạn có thể diễn biến như sau:
- "Ừm, "bí" theo ý của anh ấy có nghĩa là gì nhỉ?."
- “Điều đó có thể có nghĩa là anh ấy không thể viết mặc dù anh thực sự muốn
và biết rằng đó là việc cần phải làm.”
- "Vậy thì điều gì đã khiến anh ấy bị "bí"?"
- “Chắc là anh ấy không có thời gian hoặc tâm trí dành cho việc viết sách đâu
bởi vì anh ấy bận rộn quá mà. "
- “Vậy chắc là việc viết sách không phải là ưu tiên hàng đầu của anh ấy nhỉ.
Phải làm sao để anh ưu tiên viết sách bây giờ?”

Sau tất cả những suy nghĩ đó, cuối cùng bạn sẽ hỏi, "Vậy làm thế nào để
anh ưu tiên cho việc viết sách hơn?"

Vấn đề ở tình huống này là câu hỏi mà bạn đặt ra là kết quả của một quá
trình suy nghĩ và xử lý thông tin quá kĩ. Thực ra, câu hỏi tốt nhất ở đây sẽ là câu
hỏi đầu tiên bạn tự hỏi mình: " "Bí" theo ý anh có nghĩa là gì?" Đó là một câu hỏi
hay hơn vì nó khiến khách hàng xử lý vấn đề thay vì bạn phải xử lý nó. Nó là một
câu hỏi nguyên thủy, đơn giản nhất chứ không phải câu hỏi đã qua xử lý. Sự thật
là con người chúng ta xử lý rất nhiều thông tin mà không hề nhận ra điều đó. Trong
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 8

hầu hết các cuộc trò chuyện, khi ai đó đề cập đến điều gì đó (một bộ phim, một trò
chơi thể thao, một thiết bị công nghệ hoặc một sự kiện tin tức), chúng ta sẽ luôn tự
mặc định rằng mình đã biết về những chủ đề mà họ đề cập. Nói cách khác, chúng
ta luôn muốn được ở trong vùng hiểu biết và không muốn bị lọt ra khỏi vùng hiểu
biết ấy. Vì vậy, khi một khách hàng nói rằng họ đang gặp khó khăn, thì có động
lực gì đó bên trong chúng ta muốn thừa nhận rằng chúng ta đã biết chính xác ý của
anh ấy là gì.

Đây là lối tư duy mà các coach cần tránh triệt để. Bởi nếu nghĩ như vậy,
coach vô hình chung sẽ mải mê lan man với dòng suy nghĩ của chính mình đối với
vấn đề của khách. Nhiệm vụ của các coach không phải là suy nghĩ hộ khách hàng,
mà là giúp khách hàng tự tư duy vấn đề và tự phát triển các phương án giải quyết
thông qua những câu hỏi tối giản do các coach đưa ra. Các coach giỏi sẽ tự rèn
luyện và biết dừng quá trình suy nghĩ tại thời điểm thích hợp để họ có thể hỏi
những điều đơn giản, sơ khai nhất để thúc đẩy và hỗ trợ khách hàng xử lý. Tuy
nhiên việc nhận thức được dòng suy nghĩ của bản thân không hề dễ dàng đối với
những coach mới bởi nó là bản năng, phản xạ tự nhiên của não bộ con người. Sau
đây là một số gợi ý cho những câu hỏi đơn giản mà các coach có thể áp dụng tùy
trường hợp:
● Anh/ Chị hiểu điều đó như thế nào?
● Chúng ta nên bắt đầu như thế nào đây?
● Chúng ta đang ở giai đoạn nào trong việc xử lý vấn đề này?
● Điều gì thực sự quan trọng đối với anh/chị lúc này?
● Những quyết định quan trọng của chúng ta nên được tiến hành như thế nào?
...

Các coach cần lưu ý rằng không nên thuộc lòng cứng nhắc những câu hỏi
trên mà cần phải biết linh động, sáng tạo và ứng biến những câu hỏi đơn giản cho
riêng mình khi huấn luyện cho từng khách hàng khác nhau.
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 9

.
TƯ DUY 4: ĐỒNG HÀNH CÙNG KHÁCH HÀNG
TRONG MỌI TÌNH HUỐNG
.
Hài kịch ứng biến là thương hiệu hài kịch mà trong đó hai hoặc nhiều diễn
viên hài tự tạo ra mảng miếng, ứng biến để diễn với nhau ngay trên sân khấu. Quy
tắc ứng biến của loại hình này là luôn chấp nhận, đồng thuận với bất cứ điều gì
người kia nói ra. Ví dụ trong một vở hài ứng biến, nếu một người nói, "Đứng im,
tôi có súng đấy". Nếu người kia đáp, "Đó đâu phải là súng, đó là ngón tay của anh
mà," thì đó là một vở hài kịch thất bại. Nhưng nếu người đó ứng biến rằng: "A! Có
phải là khẩu súng mà tôi đã tặng anh nhân dịp Giáng sinh đấy không? Sao lại dùng
quà tôi tặng để dọa tôi thế?” thì đó chính là một mảng miếng hài thành công. Tương
tự, nếu các coach biết áp dụng tư duy từ khía cạnh này vào buổi coaching thì coach
sẽ mang lại nhiều kết quả giá trị cho khách. Trong quá trình huấn luyện, đôi khi
coach sẽ có ý hoài nghi hoặc không đồng tình với quan điểm của khách hàng. Và
các coach sẽ mắc phải một sai lầm khá nghiêm trọng nếu phản bác và nêu quan
điểm trái chiều của mình ngay sau đó. Tư tưởng của một coach tài năng sẽ không
mang tính bất đồng. Bởi sự không đồng thuận sẽ làm mất đi giá trị của phiên huấn
luyện và có thể ngầm thể hiện cho khách hàng thấy rằng vấn đề của họ không giải
quyết được thông qua coaching. Tinh thần của một buổi huấn luyện có giá trị là
tinh thần đồng thuận. Khi khách hàng nêu ra quan điểm của họ, điều trước tiên các
coach cần thể hiện cho họ thấy là tinh thần đồng thuận mang tính tích cực xen lẫn
sắc thái tò mò, muốn khám phá và đào sâu vấn đề. Khi bạn đồng thuận với những
gì khách hàng đóng góp vào buổi huấn luyện, bạn sẽ tạo ra một tín hiệu cảm xúc
tích cực có thể giúp tạo ra một mối quan hệ tin cậy và ổn định với khách hàng. Mà
trong mối liên hệ ấy, khách hàng có khả năng chấp nhận nhiều rủi ro và thoải mái
thể hiện tư duy của họ một cách tối ưu nhất. Bởi họ đã thiết lập một niềm tin mạnh
mẽ với bạn và suy nghĩ rằng buổi coach của bạn là phương pháp an toàn nhất có
thể giúp họ giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề. Tất nhiên tư duy này không bắt buộc
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 10

các coach lúc nào cũng phải nghe theo mọi ý tưởng, quan điểm hoặc cách giải
quyết mà khách hàng đề ra một cách cứng nhắc. Mà nó ngụ ý rằng bất cứ điều gì
mà khách hàng nêu ra vào buổi huấn luyện thì đều có thể giải quyết trọn vẹn cả.

Muốn trở thành một coach giỏi thì bạn phải xem mình là cộng sự của khách
hàng. Cả bạn và khách hàng đều cùng hướng đến một mục tiêu chung. Bạn phải
tin tưởng vào khách hàng và chứng minh cho họ thấy điều đó.
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 11

.
TƯ DUY 5: LUÔN ĐỀ CAO TÍNH TÒ MÒ
.
Trong việc huấn luyện, tò mò là một bản tính tốt vì nó mang ý nghĩa rằng
coach sẵn sàng gác mọi hiểu biết của mình để lắng nghe khách hàng trong một
trạng thái "mới mẻ" nhất. Một coach "hiếu kỳ" sẽ có xu hướng đặt những câu hỏi
hữu ích, có tính đóng góp và thành công khơi gợi tư duy tối ưu nhất ở khách hàng.
Nhưng tư duy tò mò của một coach giỏi không tập trung ở bản thân họ mà là tập
trung vào khách hàng một cách tích cực. Trái ngược của tính tò mò tích cực là sự
phán xét. Phán xét một điều gì đó sẽ gây bất lợi trong việc huấn luyện vì những
phán đoán ấy sẽ cản trở tư duy học hỏi và phát triển của khách hàng. Xét một tình
huống cụ thể, giả sử khách hàng của bạn chia sẻ rằng con trai họ đã quyết định bỏ
học. Một coach mang tư duy phán xét có thể nghĩ: “Ồ, tệ quá. Điều đó thật kinh
khủng” và sau đó hỏi khách: "Bạn có thể làm gì để thay đổi quyết định của con
bạn?" Trái lại, một coach mang tư duy tò mò sẽ nghĩ: “Không biết khách hàng của
mình nghĩ gì và cảm nhận như thế nào về sự việc này nhỉ?" và sau đó hỏi: “ Bạn
có suy nghĩ gì về việc này? ” hoặc là “Hãy nghĩ về lần đầu tiên con trai nói với
bạn rằng cháu đã quyết định bỏ học, suy nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu bạn lúc
ấy là gì? Và lúc này suy nghĩ của bạn có gì khác không?" Một coach có tư duy
phán xét sẽ dự đoán vấn đề cốt yếu là gì và lập tức tìm mọi cách để giải quyết vấn
đề đó. Trong khi đó, coach có tư duy tò mò sẽ thúc đẩy khách hàng khám phá
những tác động ngoại vi đang diễn ra xung quanh vấn đề, từ đó mở rộng hiểu biết
của khách về tình huống hiện tại và giúp họ tạo ra nhận thức mới trước khi bắt tay
vào giải quyết. Sự tò mò lúc đầu có thể làm mọi việc chậm hơn dự tính, nhưng về
lâu dài, nó thực sự đẩy nhanh tiến độ. Bằng cách bắt đầu chậm, coach có tư duy tò
mò sẽ đưa khách hàng đi vào trọng tâm của mọi vấn đề trước và sau đó sẽ ứng biến
để tìm ra giải pháp phù hợp. Vì vậy hãy cố gắng duy trì phát triển tư duy hiếu kỳ
và tác động tính hiếu kỳ ấy đến khách hàng để giúp họ suy nghĩ mọi thứ qua lăng
kính mới mẻ, sáng tạo và hữu ích hơn.
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 12
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 13

.
TƯ DUY 6: ĐỪNG LO LẮNG KHI BẠN "KHÔNG BIẾT
PHẢI GIẢI QUYẾT THẾ NÀO"
.
Trong phiên huấn luyện, việc lúng túng và không biết phải làm gì tiếp theo
là điều hết sức bình thường. Không biết không phải là xấu. Không biết mà vờ như
đã biết thì mới thực sự xấu. Khi cố tình vờ như đã biết thì theo phản xạ các coach
sẽ bắt đầu hành động như một người thông minh, chủ động giải quyết vấn đề, và
ra quyết định đối với mọi việc. Và cứ như vậy các coach vô tình mắc phải những
sai lầm đã phân tích như trên. Giả sử khách hàng của bạn muốn tìm cách tốt nhất
để nuôi dạy đứa con trai 5 tuổi cực kì hiếu động của mình. Trong lúc cô ấy kể
chuyện, não của bạn bắt đầu tư duy và có thể bạn nghĩ rằng mình không giúp được
gì cho đứa trẻ này hoặc mẹ của nó rồi. Nội tâm bạn thúc giục rằng: “Làm thế nào
để mình và khách có thể giải quyết vấn đề trước mắt bây giờ? Mình và khách nên
bắt đầu từ đâu? Mình không chắc chắn lắm. Mình cần giúp đỡ!" Và khi khách kết
thúc câu chuyện, tâm trí của bạn vẫn còn đang quay cuồng để tìm kiếm những giải
pháp tiếp theo trong tâm thế rối bời, quên đi mục đích chung. Như vậy, khi đối mặt
với tình huống này, các coach không nên lúng túng mà hãy giữ tâm thế vững vàng,
điềm tĩnh và tự tin với bản lĩnh của mình. Hãy bắt đầu bằng cách đặt những câu
hỏi vận dụng tư duy tối giản, chẳng hạn như: “Việc này thực sự quan trọng đối với
anh/chị đúng không? Vậy cách tốt nhất để chúng ta bắt đầu với vấn đề này là gì?”
coach có thể tự tin hỏi những kiểu câu hỏi như vậy bởi vì họ hiểu rằng việc nhận
chỉ dẫn từ khách hàng là hoàn toàn bình thường. coach tin rằng bằng óc sáng tạo
và tư duy nổi bật của khách hàng sẽ giúp vấn đề được mở rộng hơn và từ đó thúc
đẩy coach đóng góp những giá trị phù hợp hơn cho buổi huấn luyện. Tuy nhiên,
việc hỏi những câu hỏi đơn giản quá nhiều trong suốt phiên huấn luyện cũng không
phải là ý nghĩa cốt lõi của tư duy này. Mà tư duy này nhắc nhở rằng các coach cần
chân thành tin tưởng vào khách hàng. Nếu có bất cứ khúc mắc nào trong buổi huấn
luyện thì cũng không vấn đề gì cả bởi mối quan hệ cộng sự sâu sắc mà coach và
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 14

khách hàng đã thiết lập sẽ tạo điều kiện để cả hai hỗ trợ lẫn nhau và tìm ra giải
pháp phù hợp vì một mục tiêu chung.
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 15

.
TƯ DUY 7: TRÁNH THỂ HIỆN SỰ ĐỒNG CẢM
QUÁ MỨC VỚI KHÁCH HÀNG
.
Thấu cảm là một yếu tố giúp thắt chặt và làm khắng khít mối quan hệ giữa
con người với nhau. Tuy nhiên, khái niệm thấu cảm trong mối quan hệ của coach
với khách hàng sẽ có một vài điểm khác biệt so với khái niệm thấu cảm giữa những
mối quan hệ người với người bình thường. Lý do là trong quá trình huấn luyện,
coach chỉ có nhiệm vụ thúc đẩy và hỗ trợ khách hàng của mình hoàn thành những
mục tiêu trước mắt để phục vụ cho công việc của họ; còn những thứ khác, bao gồm
lòng thấu cảm, chỉ là những phụ tố để giúp hoàn thành mục tiêu chung ấy. Trong
quá trình huấn luyện nếu các coach để cho yếu tố thấu cảm cản trở quá mức thì vô
tình các bạn sẽ bị đóng khung vào một chiều quan điểm của khách hàng. Các bạn
sẽ trải nghiệm cảm giác, suy nghĩ, và ý kiến hệt như khách hàng. Tưởng chừng
như đây là một điều tốt, nhưng thực ra nếu xét theo góc nhìn khách quan mà nói,
bạn chẳng giúp ích gì được cho khách hàng cả. Giả sử khách hàng của bạn luôn
nảy sinh mâu thuẫn với cấp trên của mình. Khách hàng có thể tức giận với cấp trên
với lý do rằng cả hai thường xuyên cãi cọ và có thù hằn với nhau từ lâu. Khi khách
hàng bắt đầu kể câu chuyện của họ, nếu bạn đặt quá nhiều sự đồng cảm với khách,
bạn sẽ dễ mắc kẹt trong quan điểm và giận dữ cùng với khách hàng trong tình
huống ấy. Lúc này bạn cũng sẽ nghĩ về cấp trên của khách là một kẻ xấu xa và khả
năng xúc tiến để giải quyết vấn đề trước mắt sẽ giảm súc nghiêm trọng bởi vì cả
bạn và khách hàng đã bị nhất quán trong tư tưởng “cấp trên là người xấu ”. Từ đó
khách hàng không thể tìm ra giải pháp từ quan điểm này và bạn cũng không thể
coach khách theo luồng quan điểm khác bởi vì bạn đã trở nên bế tắc giống hệt
khách hàng khi đặt quá nhiều sự đồng cảm cho khách. Với quan điểm một chiều,
khách hàng có khả năng chỉ tiếp nhận được một nửa sự thật hoặc thậm chí là sai
lầm. Nếu coach cũng đồng tình với quan điểm sai lầm của khách hàng thông qua
sự đồng cảm sáo rỗng, chính họ đã khiến cho khách hàng của mình thất bại thảm
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 16

hại. Tư duy và tầm nhìn khách quan của các coach là một trong những giá trị mang
ý nghĩa hết sức to lớn đối với buổi huấn luyện bởi vì nó đóng vai trò làm cầu nối
để giúp khách hàng có được cái nhìn mở rộng sâu sắc hơn. Khách quan không phải
là bạn đủ tỉnh táo và hiểu mọi thứ rõ ràng hơn khách hàng. Điều đó có nghĩa là các
coach không bị ràng buộc bởi một chiều quan điểm của khách hàng. Mục tiêu của
tư duy khách quan có thể giúp khách hàng khám phá những góc nhìn mới với tư
tưởng cởi mở và hiếu kỳ (tư duy 5).

Lại nói về ví dụ cấp trên xấu tính, nếu có thể hạn chế sự đồng cảm quá mức,
bạn có thể duy trì tư duy khách quan và giúp khách hàng khám phá những tác động
khác đang diễn ra xoay quanh vấn đề. Về bản chất, bạn có thể thúc đẩy khách hàng
thoát ra khỏi quan điểm hiện có của mình và xem lại cảm xúc, suy nghĩ và thái độ
của anh ấy đối với vấn đề thay vì xem xét vấn đề thông qua những yếu tố ấy. Tác
giả Ronald Heifitz1 mô tả sự thay đổi này theo hình ảnh ẩn dụ "nhìn nhận mọi sự
việc từ tầm nhìn của ban công". Cụ thể, bạn với tư cách coach sẽ không có mặt tại
ban công ấy. Mà tư duy khách quan của bạn sẽ mời gọi khách hàng lên ban công,
nơi anh ta có thể nhìn nhận chính mình và nhìn nhận vấn đề một cách bao quát
hơn. Từ "ban công", khách hàng của bạn có thể thấu hiểu quan điểm của cấp trên,
hành vi sai trái và cách ông ta cư xử với khách. Lúc này khách hàng của bạn có thể
nhìn nhận lại sự việc theo một chiều khác: cấp trên trong mắt anh ta từ một người
xấu tính trở thành một con người bình thường có thể mắc sai lầm, ích kỷ và luôn
ưu tiên bản thân mình lên trên hết.

Như vậy điều cốt lõi của tư duy này nằm ở chỗ coach cần hỗ trợ và mở ra
một tầm nhìn bao quát hơn cho khách hàng, từ đó xem xét cảm xúc, suy nghĩ và
thái độ của họ để bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề theo chiều hướng khác.

1
Heifetz, R. (2002), Get on the Balcony, Brighton, MA. Harvard Business Review
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 17

.
TƯ DUY 8: ĐỀ CAO TƯ DUY SÁNG TẠO
.
Huấn luyện là sự pha trộn giữa nghệ thuật và khoa học. Tính nghệ thuật
trong việc huấn luyện là sự linh hoạt, tính khám phá và sẵn sàng chấp nhận rủi ro
để hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Còn tính khoa học trong lập trường
huấn luyện nằm ở bản năng thử nghiệm, phân tích và nghiên cứu thông qua một
số kĩ năng thiết yếu của coach. Nếu biết vận dụng cả hai thành tố ấy, coach sẽ có
thể giải phóng tối đa óc sáng tạo và tài năng của khách hàng. Về tính nghệ thuật,
coach luôn hỗ trợ khách hàng phát triển suy nghĩ mới mẻ, đa dạng và khuếch đại
tư duy đột phá. Như đã phân tích, coach cần giữ vững niềm tin rằng khách hàng
của mình rất sáng tạo và vô cùng tài giỏi. Tuy nhiên, để khai thác sự sáng tạo của
khách hàng, chính coach cũng phải sáng tạo. Với tư cách là coach, các coach không
nên chỉ dựa vào những phương pháp cũ kĩ, những giải pháp rập khuôn trong quá
khứ. Lấy ví dụ về việc lập danh sách câu hỏi coaching. Đây là danh sách có thể
phục vụ một mục đích có giá trị, nhưng khuyết điểm của nó là khiến coach dựa
dẫm vào những câu hỏi này một cách rập khuôn mỗi khi cạn ý tưởng. Khách hàng
của bạn không muốn được coach theo một công thức cũ kĩ cố định và họ không
phát huy hết thực lực khi bạn cứ áp dụng lặp đi lặp lại những câu hỏi nhàm chán.
Mà các bạn phải tư duy mọi thứ trong khoảnh khắc hiện tại, với người khách hiện
tại trong tình huống hiện tại. coach sáng tạo có xu hướng tránh những câu hỏi huấn
luyện tiêu chuẩn, truyền thống và đề xuất các câu hỏi và quy trình huấn luyện chủ
động, linh hoạt phù hợp với tình huống hiện tại. coach sáng tạo làm được nhiều
điều to lớn hơn so với việc sáng tạo thêm nhiều câu hỏi huấn luyện. Tính nghệ
thuật không tưởng của chúng ta sẽ tạo động lực cho bản thân sẵn sàng thử điều gì
đó và nếu điều đó không hiệu quả, hãy bắt đầu lại và thử những điều mới khác.
Khi coach sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thúc đẩy khách hàng làm tương tự thì cả
hai sẽ tạo nên nhiều thành quả vượt ngoài sự mong đợi. coach cần phát triển tư duy
của mình như một nghệ sĩ tài năng và như một nhà khoa học uyên bác. Về tính
8 Tư Duy Của Một Coach Chuyên Nghiệp | 18

khoa học, coach luôn áp dụng bản năng thử nghiệm, nghiên cứu và họ luôn tìm
mọi cách cải tiến không ngừng vào quá trình huấn luyện. Khi các coach suy nghĩ
như một nhà khoa học, họ luônn khao khát được khám phá mọi thứ, tạo nên nhiều
sáng kiến vĩ đại và khuyến khích khách hàng làm điều tương tự. Hãy xét một ví dụ
để làm rõ sự khác biệt rõ rệt giữa coaching bằng tư duy cũ kĩ, rập khuôn với
coaching bằng tư duy sáng tạo. Giả sử khách hàng của bạn muốn lập một kế hoạch
hoàn hảo cho kỳ nghỉ gia đình. Coach với tư duy cũ có thể hỏi khách: "Bạn đã nghĩ
ra được ý tưởng nào rồi?" hoặc "Bạn muốn làm những gì trong chuyến đi?" hoặc
"Điều gì sẽ làm cho nó trở nên hoàn hảo?"... Còn coach với lối tư duy sáng tạo có
thể trả lời bằng cách khơi gợi những gì tồi tệ nhất, kinh khủng nhất sẽ xảy đến với
kỳ nghỉ của mình. Loại câu hỏi này khai thác được nguồn sáng tạo của khách hàng
và buộc não của cô ấy tiếp cận chủ đề theo một cách hoàn toàn mới. Hoặc coach
sáng tạo có thể nói: "OK, chúng ta hãy thử làm điều gì đó mới mẻ đi. Hãy tưởng
tượng chị vừa mới trở về sau kỳ nghỉ, và một tuần sau đó có người bạn hỏi chị về
trải nghiệm kỳ nghỉ của mình như thế nào. Không kể đến việc chị làm gì, ăn gì,
chơi gì mà hãy diễn tả trải nghiệm kỳ nghỉ của chị cho bạn ấy nghe trong một tâm
thế hứng khởi nhất đi." Thông qua việc yêu cầu khách nghĩ theo hướng này, coach
có thể giúp khách khơi gợi lên những suy nghĩ mới mẻ hơn như: cảm giác gần gũi
với gia đình như thế nào, kỳ nghỉ có giúp hâm nóng đời sống hôn nhân của cô ấy
không, hoặc động lực để cô ấy sống một cuộc sống khác biệt như thế nào... Tóm
lại, nhiệm vụ của bạn với tư cách là một coach chuyên nghiệp không phải là thể
hiện với khách hàng khả năng sáng tạo tuyệt vời của mình, mà là vận dụng óc sáng
tạo của bạn để mời gọi, thúc giục và phát huy tối đa óc sáng tạo của khách hàng.

You might also like