You are on page 1of 43

VIÊM GIÁP

ĐỊNH NGHĨA
• Viêm giáp là một bệnh lý bao gồm tình trạng
thấm nhuận các tế bào viêm hoặc mô sơ tại
tuyến giáp. Viêm giáp thường xảy ra trên một
tuyến giáp bình thường trước đó hoặc có thể
trên một bướu giáp đã có sẵn gọi là viêm bướu
giáp.
• Tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến
giáp gây ra những thay đổi trong chức năng
tuyến giáp
PHÂN LOẠI
Về lâm sàng viêm giáp được chia làm 4 nhóm
1.Viêm giáp do vi trùng.
2.Viêm giáp bán cấp (Viêm giáp de Quervain)
3.Viêm giáp tự miễn
Ø Viêm giáp Hashimoto
Ø Viêm giáp thể sơ teo
Ø Viêm giáp lympho bào bán cấp
Ø Viêm giáp trên người trẻ
4.Viêm giáp RIEDEL
Hoặc phân loại theo viêm giáp có triệu chứng đau
hay không có triệu chứng đau.
Viêm giáp có triệu chứng đau
Ø Viêm giáp do vi trùng (Viêm tuyến giáp cấp)
Ø Viêm tuyến giáp bán cấp.
Ø Viêm giáp do xạ.

Viêm giáp không có triệu chứng đau


Ø Viêm giáp Hashimoto
Ø Viêm giáp lympho bào bán cấp
Ø Viêm giáp thể xơ teo
Ø Viêm giáp trên người trẻ
Ø Viêm giáp sau sinh
Ø Viêm giáp xơ hóa xâm lấn
Ø Viêm giáp do thuốc
VIÊM TUYẾN GIÁP CẤP

• Hay còn gọi là viêm giáp do vi trùng sinh mủ


bệnh tương đối hiếm và có nguyên nhân rõ
• VT thường xâm nhập từ nhiễm trùng vùng lân
cận (hầu họng, đầu cổ…) hoặc đường máu, qua
da do cắt lể, đường dò xoang lê.
• VT thường gặp
Ø Gr(+):Staphylococcus, streptococcus,
pneumococcus.
Ø Gr(-): E.coli,Pseudomonas
Ø Vi nấm
Lâm sàng

Ø Toàn thân: Dấu hiệu nhiễm trùng rõ, sốt cao,


lạnh run
Ø Tại chỗ: Đau, sưng, đỏ vùng trước cổ, tuyến
giáp thường mềm, sờ rất đau. Triệu chứng viêm
nơi VT xâm nhập (sưng, nóng, đỏ, đau), abces
hóa
Ø Đau họng, khan tiếng, nuốt khó, nói khó.
Cận lâm sàng

Ø BC tăng cao (đa nhân trung tính), VS tăng, CRP


tăng
Ø Chức năng tuyến giáp thường không thay đổi
(đôi khi có nhiễm độc giáp tố)
Ø Xạ hình: Cho thấy nhân lạnh nhưng độ thu nạp
iod phóng xạ 24h bình thường.
Ø Siêu âm TG: Sang thương khu trú, độ phản âm
thay đổi theo lượng mủ
Ø Chọc hút mủ nhuộm Gram, cấy, kháng sinh đồ
Ø CT scan:thấy khối abcess trong tuyến
Ø Chụp vùng cổ với uống cản quang có thể phát
hiện đường dò
Điều trị

Ø Bao gồm kháng sinh, rạch tháo mủ, giảm đau.


Ø Kháng sinh tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ.
Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể lựa
chọn kháng sinh theo kinh nghiệm, trường hợp
nhiễm khuẩn nặng cần dùng kháng sinh phối
hợp.
Ø Khi ổ abcess hóa mủ: cần dẫn lưu ổ abcess
Ø Phẩu thuật loại bỏ đường dò trong trường hợp
dò xoang lê vào tuyến giáp gây VTG cấp.
VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP

• Bệnh còn được gọi là viêm giáp do virus, viêm


giáp tế bào không lồ, Viêm giáp De Quervain.
• Nữ/nam=3-4/1, thường 30-50 tuổi.
• Hay xảy ra ở người có nhóm HLA-B35 (80%)
• Chưa xác định rõ nguyên nhân, nhưng nghĩ do
virus vì: Xảy ra sau nhiễm siêu vi vài tuần, giai
đoạn toàn phát KT kháng virus cúm, adenovirus,
coxsakievirus tăng và giảm sau vài tháng.
LÂM SÀNG
Bệnh điển hình thường diễn ra qua 4 giai đoạn
Giai đoạn 1: Lâm sàng

Ø Kéo dài 1-3 tháng


Ø Khởi phát từ từ hoặc đột ngột với đau vùng
cổ,đau lan lên tai, ra khắp cổ có thể gây khó
thở hay khó nuốt, tuyến giáp sưng to gấp 2-3
lần bình thường, nóng, đỏ, và rất đau.
Ø Toàn thân: có thể sốt, lạnh run, đau nhức cơ
Ø Có thể có triệu chứng nhiễm độc giáp do
tuyến giáp bị phá hủy phóng thích hormon
VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP

Cận lâm sàng

Ø BC tăng nhẹ, VS tăng nhiều (có thể


>100mm/h đầu)
Ø T3, T4 tăng, TSH giảm
Ø Độ thu nạp I131 giảm, xạ hình tuyến giáp bắt
I131 thưa thớt
Ø Thyroglobulin huyết thanh tăng cao
Ø Kháng thể Thyroperoxidaza, kháng
Thyroglobulin không có hoặc rất thấp
VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP

Giai đoạn 2: Lâm sàng


Ø Kéo dài khoảng 1-2 tuần
Ø Bình giáp tạm thời do T4 được thanh lọc
khỏi cơ thể
Cận lâm sàng
Ø T4 trở lại BT,TSH vẫn bị ức chế.
Ø VS còn cao
Ø Thyroglobulin còn cao
Ø Độ thu nạp I131 còn thấp
VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP

Giai đoạn 3
Ø Giai đoạn suy giáp, nếu tuyến giáp bị phá
hủy nhiều thì suy giáp có thể kéo dài nhiều
tháng
Ø T4 giảm, TSH tăng
Ø Độ thu nạp I131 tăng trở lại
VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP

Giai đoạn 4

Ø Giai đoạn hồi phục (đa số trường hợp hồi


phục hoàn toàn)
Ø 5% SG vĩnh viễn
Ø 2% tái phát nhiều đợt
Ø Một số trường hợp bị Basedow sau khi viêm
giáp bán cấp
Ø Đa số các xét nghiệm tuyến giáp trở về bình
thường
ĐIỀU TRỊ VIÊM GIÁP BÁN CẤP

Bệnh thường tự khỏi, chủ yếu điều trị triệu chứng,


trường hợp nhẹ không cần điều trị
Điều trị triệu chứng bao gồm
• Giảm đau
Ø Kháng viêm non-steroids: ibuprofen 800-
1200 mg/ngày hoặc naproxen 1-1.5 g/ngày,
hoặc aspirin 2-4 g/ngày trong 2-6 tuần.
Ø Một số bệnh nhân phải dùng đến prednison
20-60mg/ngày trong 2-3 tuần sau đó giảm
liều dần trong 3 tuần kế tiếp.
VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP

• Nhiễm độc tố giáp


Ø Dùng ức chế beta propranolol 40-120mg/ngày
chia 3-4lần hoặc atenolol 25-50 mg/ngày tới
khi xét nghiệm FT4 trở về bình thường.
• Giai đoạn suy giáp

Ø Thường thoáng qua không cần điều trị. Nếu


suy giáp kéo dài có thể điều trị thay thế
hormon giáp bằng L-thyroxin 50-100μg/ngày
trong vài tuần hoặc vài tháng.
VIÊM GIÁP DO XẠ TRỊ

• Xảy ra sau điều trị I131 vài tuần. Gây viêm giáp
cấp hoặc bán cấp.
• Lâm sàng tuyến giáp sưng,đau và phóng thích
các hormon giáp vào máu, kháng thể kháng
tuyến giáp có thể tăng lên trong máu. Tình trạng
này có thể dẫn tới tuyến giáp teo, sơ hóa, thâm
nhiễm lympho bào và tương bào.
• Chiếu xạ vùng cổ cũng có thể gây thiểu sản mô
tuyến giáp
• Điều trị tùy tình trạng cường hay suy giáp
VIÊM GIÁP HASHIMOTO

• Còn gọi là viêm giáp tự miễn, viêm giáp lympho


bào mạn tính, bướu giáp dạng lympho.
• Bệnh tự miễn đầu tiên được phát hiện, mô tả bởi
Hakaru Hashimoto một PTV người Nhật làm
việc ở Đức 1912
• Là nguyên nhân gây suy giáp (sau 6 tuổi)
thường gặp nhất.
• Bệnh thường gặp ở nữ (95%), ở độ tuổi 30-50
tuổi và có khuynh hướng di truyền.
LÂM SÀNG VIÊM GIÁP HASHIMOTO

• Xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi thường 30-50


• Đa số không có triệu chứng cho đến khi suy
giáp rõ.
• Bướu giáp có thể được phát hiện tình cờ, đôi khi
bệnh nhân thấy bị nghẹn ở cổ do bướu, nếu
bướu lớn nhanh có thể gây khó nuốt, khó thở và
khàn tiếng.
• Bệnh nhân đến khám với triệu chứng suy giáp
có kèm bướu giáp thì nguyên nhân hầu như
luôn là viêm giáp Hashimoto.
• Dưới 5% biểu hiện đầu tiên là bệnh cảnh lâm
sàng của nhiễm độc tố giáp
VIÊM GIÁP HASHIMOTO

• Khám lâm sàng trường hợp điển hình: tuyến


giáp lớn, chắc, có thể cứng, bề mặt thường gồ
ghề, nhiều thùy
• Đôi khi chỉ sờ thấy một khối u chắc hoặc cứng
• Có thể có hạch vùng cổ lớn nhưng hiếm
• Một số hiếm trường hợp có cảm giác đau tại
tuyến giáp.
VIÊM GIÁP HASHIMOTO

• FT4 giảm, TSH tăng hoặc suy giáp dưới lâm


sàng với FT4 bình thường, TSH tăng
• Kháng thể kháng TPO, và kháng thể kháng
tuyến giáp tăng cao
• Siêu âm: tuyến giáp giảm âm không đồng đều,
hình thái thay đổi tùy theo giai đoạn tiến triển
của bệnh
• FNA: để loại trừ carcinom tuyến giáp, hay u
lymphom tuyến giáp phối hợp.
ĐIỀU TRỊ VIÊM GIÁP HASHIMOTO

• Bệnh nhân có suy giáp cần điều trị Thyroxin kéo


dài
• Trường hợp bệnh nhân có bướu tuyến giáp, và
có suy giáp dưới lâm sàng thì có thể điều trị
hoặc không tùy tác giả. Nếu điều trị có thể làm
tuyến giáp nhỏ lại, nếu không điều trị có khoảng
5% suy giáp mỗi năm.
• Trên bệnh nhân lớn tuổi nên dùng liều thấp và
tăng liều từ từ.
• Phẫu chỉ khi tuyến giáp lớn chèn ép, kết hợp u
lymphom hoặc lý do thẩm mỹ
VIÊM GIÁP LYMPHO BÀO BÁN CẤP

• Là viêm giáp thể yên lặng không đau, đặc trưng


là hội chứng nhiễm độc giáp thoáng qua và
thấm nhuận lympho bào tại tuyến giáp.
• Tỷ lệ mắc bệnh không rõ, chiếm 2/3 trường hợp
là nữ, tuổi 13-80
• Nguyên nhân bệnh không rõ, không có bằng
chứng nhiễm virus
• Về mô học các nang tuyến giáp bị phá hủy,
thấm nhuận mô sợi. Tế bào khổng lồ nhiều nhân
hiếm gặp, thấm nhuận lympho bào rải rác khắp
tuyến giáp nhưng hiếm có trung tâm mầm như
viêm giáp Hashimoto.
LÂM SÀNG
Điển hình có 3 giai đoạn
• Tuyến giáp lớn nhẹ, mật độ chắc, khoảng 50%
không có bướu giáp
• Giai đoạn đầu có thể có hội chứng nhiễm độc
giáp do tuyến giáp bị phá hủy phóng thích
hormon, có thể nhầm với Basedow. Giai đoạn
này có thể kéo dài <3tháng, thường nhẹ đến
trung bình.
• Sau đó có khoảng 1/3 trường hợp có suy giáp
cần phải điều trị
• Sau khoảng 3 tháng chức năng tuyến giáp sẽ về
bình thường.
CẬN LÂM SÀNG

• Bạch cầu bình thường, tốc độ máu lắng tăng


nhẹ (50mm/h đầu)
• TSH giảm nhẹ, T4, T3 tăng
• Độ thu nạp I131 giảm
• Kháng thể kháng TPO và Thyroglobulin bình
thường hoặc tăng
• Nồng độ Thyroglobulin tăng
ĐIỀU TRỊ

• Triệu chứng nhiễm độc giáp với ức chế beta


• Giai đoạn suy giáp: thường phải dùng hormon
giáp trong 3-6tháng, sau đó đánh giá lại. Nếu
suy giáp vĩnh viễn cần phải dùng thyroxin suốt
đời.
• Đa số trường hợp bệnh thường ổn định trong
vòng 1 năm.
VIÊM GIÁP THỂ XƠ TEO

• Còn gọi là phù niêm nguyên phát


• Tuyến giáp nhỏ, bệnh nhân bị suy giáp
• Kết hợp với HLA-B8 và HLA-DRw3
• Kháng thể kháng TPO chỉ gặp trong 70%
• Có thể do kháng thể ức chế sự tăng trưởng TG
hiện diện nên bệnh nhân không có bướu giáp
VIÊM GIÁP TRÊN NGƯỜI TRẺ

• Trẻ em và thiếu niên sống ở vùng thiếu iod có


thể bị viêm tuyến giáp thấm nhuận lympho bào
gây bướu giáp bình giáp hay viêm tuyến giáp xơ
teo gây suy giáp.
• Kháng thể kháng tuyến giáp ít gặp ở người lớn
• Có thể cần chọc hút bằng kim nhỏ để chẩn đoán
• Bệnh có thể tự khỏi hoặc tiến triển đến suy giáp
• Nếu TSH tăng cao cần điều trị bằng thyroxin
• Nếu TSH không tăng điều trị LT4 giúp ngăn
ngừa suy giáp
VIÊM GIÁP SAU SINH

• Là viêm giáp xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi


sanh (có thể 12 tháng)
• Biểu hiện đầu tiên là cường giáp sau đó suy
giáp
• Tỷ lệ: 2-16% (ở Mỹ 5-10%)
• Nguyên nhân không rõ nhưng nghĩ nhiều đến
bệnh lý tự miễn giống viêm giáp Hashimoto (KT
kháng giáp (+))
• Nữ có viêm giáp sau sinh nghĩ có viêm giáp tự
miễn không triệu chứng, xuất hiện sau sanh do
thay đổi miễn dịch.
VIÊM GIÁP SAU SINH

Yếu tố nguy cơ


Ø Bệnh lý miễn dịch
Ø Kháng thể kháng giáp (+)
Ø Tiền căn rối loạn chức năng tuyến giáp
Ø Tiền căn viêm giáp sau sanh
Ø Tiền căn gia đình rối loạn chức năng
tuyến giáp

Nên tầm soát để tiên lượng và điều trị sớm cho mẹ


và con
LÂM SÀNG VIÊM GIÁP SAU SINH

• Thường nhiễm độc giáp sau đó suy giáp


• Nhiễm độc giáp 1-4 tháng sau sanh, kéo dài 1-3
tháng, triệu chứng có thể lầm với thai kỳ bình
thường do stress có em bé.
• Suy giáp xuất hiện 4-8 tháng sau sanh kéo dài
đến 9-12tháng sau sanh
• Chức năng tuyến giáp về bình thường trong
vòng 12-18tháng từ khi bắt đầu triệu chứng, hay
có thể bị suy giáp vĩnh viễn hoặc viêm giáp
Hashimoto hoặc Basedow
ĐIỀU TRỊ: VIÊM GIÁP SAU SINH

• Phụ thuộc giai đoạn và triệu chứng của bệnh


nhân
• Giai đoạn nhiễm độc giáp dùng ức chế beta để
giảm triệu chứng, không nên dùng kháng giáp
tổng hợp.
• Suy giáp điều trị hormon thay thế 6-12tháng, sau
đó đánh giá lại và ngưng điều trị nếu bệnh nhân
ổn định vì 80% sẽ trở về bình thường.
VIÊM GIÁP XƠ HÓA XÂM LẤN
• Viêm giáp Riedel hay viêm giáp cứng như gỗ,
được ông Riedel mô tả năm 1896 đây là loại
viêm giáp hiếm gặp nhất.
• Bệnh chủ yếu xảy ra ở phụ nữ tuổi 30-60.
• Triệu chứng thường gặp là vùng trước cổ lớn ra
không đau, dần dần chèn ép làm khó thở khó
nuốt.
• Khám lâm sàng tuyến giáp cứng như gỗ, bướu
thường xâm lấn dính vào vùng lân cận và có thể
kết hợp với hội chứng sơ hoá ở chỗ khác như
màng bụng, trung thất, quanh nhãn cầu, đường
mật.
• Bệnh nhân thường bình giáp khi mô tuyến giáp
bị thay thế bởi toàn bộ mô sơ sẽ có suy giáp.
VIÊM GIÁP XƠ HÓA XÂM LẤN

• Chẩn đoán dựa trên sinh thiết mở, kết quả cho
thấy hầu hết mô tuyến giáp bị thay thế bởi mô
sơ. Chẩn đoán mô học để phân biệt với
carcinom tuyến giáp.
• Điều trị chủ yếu là phẫu thuật để giải phóng
chèn ép.
• Khi có suy giáp dùng hormon thay thế.
• Các trường hợp sơ hoá ngoài tuyến giáp có thể
đáp ứng với corticoid hoặc tamoxifen, thuốc này
kích thích TGF beta và ức chế sự tăng trưởng
của tế bào sợi.
VIÊM GIÁP DO THUỐC

• Viêm giáp do AMIODARON


• Viêm giáp do INTERFERON alpha
• Viêm giáp do INTERLEUKIN 2
Viêm giáp do amiodaron

• Amiodaron là dẫn xuất của benzofuran chứa iod,


công thức giống thyroxin, tan trong chất béo, tập
trung trong nhiều mô
• 1viên amiodaron chứa 75mg iod
• Thời gian bán hủy khoảng 13-103 ngày
• Thuốc có thể gây cường giáp hoặc suy giáp trên
bệnh nhân đang sử dụng
VIÊM GIÁP DO THUỐC

Cường giáp
Ø Type 1: do tăng tổng hợp hoặc phóng thích
hormon giáp, nhất là trên bệnh nhân có nhân
giáp.
Ø Type 2: xảy ra trên người không có bất
thường tuyến giáp, do phá hủy tế bào tuyến
giáp làm tăng phóng thích hormon giáp.
Suy giáp do chứa 1 lượng lớn iod nên ngăn biến
đổi T3 thành T4
viêm giáp do interferon

• Khi nhiễm virus cơ thể sản xuất interferon.


• Tác dụng chống virus, điều chỉnh miễn dịch,
chống tăng sinh, được phân loại dựa vào nơi
sản xuất
Ø IFN α (bạch cầu)
Ø IFN β (nguyên bào sợi)
Ø IFN γ (tb T)
viêm giáp do interferon

Viêm giáp do interferon alpha


Ø Thuốc điều trị viêm gan siêu vi C
Ø Gây viêm giáp lympho bào
Ø Yếu tố khởi phát
ü Nữ
ü Già
ü Dùng thuốc interferon al-pha kéo dài
ü Có kháng thể kháng TPO (60% có
kháng thể kháng giáp thì có bất thường
tuyến giáp sau điều trị)
viêm giáp do interferon

Lâm sàng
Ø Cường giáp, hoặc suy giáp

Ø Tuyến giáp chắc không đau


Cận lâm sàng bệnh nhân xuát hiện cường giáp
nên đánh giá RAIU để loại trừ bệnh Grave
viêm giáp do interferon

Điều trị
• Phụ thuộc mức độ nặng của biểu hiện lâm sàng
& bất thường sinh hóa

Ø Suy giáp điều trị LT4 trong giảm thời gian


dùng interfero
Ø Theo dõi thường xuyên TSH
Ø Suy giáp kéo dài vài tháng
• Cường giáp điều trị bằng ức chế beta
viêm giáp do interleukin

Viêm giáp do Interleukin 2


Ø Gặp trong thuốc điều trị bệnh bạch cầu
Ø Gây viêm giáp lympho không đau
Ø Cơ chế do khởi động quá trình hoạt động
tự miễn

You might also like