You are on page 1of 11

MỞ ĐẦU

Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam có ý nghĩa lớn thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hoạt động làng nghề thu hút nhiều
thành phần kinh tế tham gia, giải quyết việc làm cho hơn 30% lực lượng
lao động nông thôn, đóng vai trò rất quan trọng đối với vấn đề xóa đói
giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao
động. Việc duy trì và mở rộng hoạt động làng nghề đã đem lại nhiều lợi
ích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Làng
nghề phát triển từ rất sớm, là nơi lưu trữ nhiều giá trị văn hóa lâu đời. các
làng nghề chủ yếu tập ở Bắc Bộ.
Theo thống kê, Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 30% số
làng nghề truyền thống của cả nước với các làng nghề điển hình như:
chạm khắc gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Từ Sơn; giấy Phong Khê; tái chế sắt
vụn, kim loại Văn Môn, Yên Phong; Đa hội, Châu Khê; tranh dân gian
Đông Hồ; đúc đồng Đại Bái, Gia Lương…
Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động làng nghề cũng gây ra không
ít ảnh hưởng tiêu cực không chỉ ở môi trường xung quanh mà còn ảnh
hưởng trực tiếp sức khỏe của người tham gia sản xuất. Nguyên nhân
chính có thể kể đến là cơ sở hạ tầng còn kém, công nghệ kỹ thuật áp dụng
trong quy trình sản xuất còn lạc hậu, sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân tán
khắp làng, ý thức và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn
chưa cao… Vì vậy, vấn đề ô nhiễm của tỉnh Bắc Ninh đang dần trở nên
nghiêm trọng và làng tái chế nhôm, xã Văn Môn đang là một trong những
làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do chưa có các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý chất thải rắn từ các hoạt động tái chế.
Trước tình hình môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng, tôi đã thực hiện đề tài:“Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại
làng nghề tái chế nhôm, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
PHẦN 1
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI LÀNG NGHỀ TÁI
CHẾ NHÔM, XÃ VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG,
TÌNH BẮC NINH

1.1 Tình hình sản xuất tại làng nghề


Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong làng nghề tái chế
nhôm xã Văn Môn hầu hết các hộ có máy móc sản xuất, đã giảm thiểu lớn
thời gian và sức lao động của người dân trong làng, trong đó có những
nhà có quy mô sản xuất rất lớn. Do đó, kinh tế người dân trong làng ngày
được nâng cao.
Hiện nay, hoạt động chủ yếu của làng nghề là đúc nhôm. Cả xã hiện
có khoảng 450 hộ làm nghề cô đúc nhôm (có trên 100 hộ sản xuất lớn),
ngoài ra còn có 236 hộ chuyên thu gom phế liệu. Sản lượng nhôm, đồng
phế liệu chế biến hàng năm khoảng trên 3000 tấn. Các mặt hàng sản xuất
gồm:
- Đúc nhôm: 450 hộ sản xuất gồm các mặt hàng như đồ gia dụng,
nhôm thỏi…
- Đúc chì: 1 hộ sản xuất chì kẹp công tơ điện với sản lượng khoảng
100kg/ngày.
- Đúc kẽm: 2 hộ sản xuất với lượng trên 2 tấn/ngày.
Song song với sự phát triển của làng nghề là sự gia tăng ô nhiễm
môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là việc rác thải của các hộ làm nghề cô
bã nhôm,…đổ bừa bãi ra môi trường.
Hiện tại, hầu hết các ao hồ trong làng đã bị lấp do lượng bã thải ra
một ngày quá lớn và không có bãi rác tập trung. Mỗi ngày, lượng sản
phẩm và lượng chất thải rắn được thải ra của làng được thể hiện trong
bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1: Lượng sản phẩm và lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày.
Nấu các
Đúc Nấu các Nấu các
Loại hình sản xuất loại kẽm,
xoong loại nhôm loại bã
gang
Xoong, Phôi
Các sản phẩm chính Phôi nhôm Phôi kẽm
nồi nhôm
Lượng sản phẩm 1,5 tấn 120 tấn 70 tấn 40 tấn
Tỉ lệ % số hộ theo loại
3% 30% 9% 40%
hình nghề/tổng số hộ
Lượng chất thải rắn
2 tấn 12 tấn 7 tấn 60 tấn
thải ra trong 1 ngày
Ao,
Nơi thải bỏ chất thải Ao, Ao, đồng , Ao, đồng,
đồng,
rắn đồng ruộng ruộng
ruộng
Loại chất thải rắn Bã các Bã các
Bã các loại Bã các loại
chính loại loại
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tình Bắc Ninh, 2015)

1.2 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn xã Văn
Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
a) Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Những nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu tại xã Văn Môn,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh gồm có:
- Rác thải sinh hoạt: phát sinh từ các hộ gia đình trong xã; từ các
hoạt động dịch vụ, chợ và các nơi bán hàng; từ trạm xá, trường học,
đường phố, cơ quan hành chính xã. Thành phần rác thải này bao gồm rau
quả hỏng, giấy bìa carton, nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại, tro, cành cây, lá
cây, xác động vật.
- Rác thải từ quá trình sản xuất tái chế của làng: xỉ kim loại, than
xỉ, tạp chất lẫn trong nguyên vật liệu, phế liệu, các khuôn bằng đất sau
khi ra thành phẩm bị đập bỏ….chỉ có một số ít được dùng để rải đường,
xây tường…còn lại được tập trung thành đống và không được xử lý.
- Rác thải từ hoạt động nông nghiệp: phế phẩm nông nghiệp, rơm
rạ, xác động vật, rác thải từ quá trình chăn nuôi.
- Rác thải xây dựng: gồm bê tông, gạch vỡ, bao bì,..
- Rác thải khác: bao gồm rác thải nguy hại lẫn trong rác thải sinh
hoạt (pin, ắc quy, đồ điện – điện tử hỏng), rác thải nguy hại từ trạm y tế
xã (bông băng, kim tiêm, chai lọ đựng thuốc), rác thải nguy hại từ các
hoạt động nông nghiệp (bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật).
b) Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn tại xã Văn Môn,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Chất thải rắn trên địa bàn xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh cần xử lý bao gồm cả rác thải phát sinh từ các hộ dân, rác thải thông
thường từ các cơ sở y tế, rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và
đặc biệt là rác thải từ các cơ sở tái chế trong làng,…
Hầu hết rác thải được vứt, đổ bừa bãi ở ngoài ruộng, trong vườn
nhà, ngõ xóm, những bãi đất trống,… mà chưa có các biện pháp thu gom,
xử lý tập trung, làm mất mỹ quan khu vực, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đã xuất hiện nhiều
khu vực tập trung rác tự phát, những điểm tập trung này rác đã được chất
thành tụ cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn
và được thể hiện qua hình 1.1, 1.2, 1.3:
Hình 1.1: Từ cổng đến sân, nhà nào cũng chất ngồn ngộn những nắp chai lọ, vỏ
hộp bẹp rúm.

Hình 1.2: Những chất thải độc Hình 1.3: Lượng xỉ than, bột nhôm
hại tràn lan đầu đường ngõ thải được người dân đổ ra ruộng,
xóm ao khiến diện tích nông nghiệp dần
thu hẹp, dòng sông Ngũ Huyện Khê
gần như “chết”, các loại cá tôm
không thể sống trong môi trường
nước ô nhiễm nặng nề…
c) Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường
 Đối với môi trường không khí

Khu vực rác thải sinh hoạt không được thu gom hoặc những khu
vực bãi rác chứa rác thải đã thu gom nhưng nơi đây chưa có biện pháp xử
lý hoặc chất kìm hãm mùi rác thải gây ô nhiễm bầu không khí nơi đây,
ảnh hưởng đến sức khỏe của ngưới dân lân cận xung quanh.
Nạn đốt rác diễn ra thường xuyên tại các thôn, đặc biệt là thôn
Thụy Lô khiến khu vực này như vừa trải qua một vụ hỏa hoạn gây ra
những cuộn khói đen nghi ngút và có mùi rất khó chịu. Hình 1.4 và 1.5
dưới đây cho chúng ta thấy nạn đốt rác gây ô nhiễm nghiêm trọng như thế
nào.

Hình 1.4: Đám cháy rừng rực với cuốn khói đen đặc khổng lồ gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến các khu vực lân cận
Hình 1.5: Cảnh tượng sau khi bãi rác thải bị đốt cháy.

 Đối với môi trường đất

Môi trường đất xung quanh bãi rác xã đã chịu ảnh hưởng nghiêm
trọng bởi nước rác thải của bãi rác này. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo
thành dịch lỏng ngấm vào đất. Đặc biệt là sau mỗi trận mưa, nước mưa
chảy tràn nó không những ảnh hưởng đến nước ngầm ở tại vị trí mà còn
lan rộng và ảnh hưởng tới lượng nước ngầm khu vực lân cận.
Chất thải xây dựng như: gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp,
bê tông...Trong đất khó phân hủy, làm đất bị chai cứng gây khó khăn cho
sản xuất nông nghiệp.
Các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật …
Các loại thuốc này sau khi sử dụng người dân địa phương thường có thói
quen vứt ngay xuống bờ mương, ruộng lúa làm hàm lượng thuốc dư thừa
ngấm ngay vào đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật đất
làm suy thoái môi trường đất.
Ngoài ra, khi người dân tự do đốt rác trên bãi rác thải làm nhiệt độ
của đất tăng cao, gây chết vi sinh vật có lợi cho đất và làm đất trở nên
chai cứng.
Một trong số những điểm tập kết rác đang gấy ô nhiễm nặng nề tới
môi trường đất được thể hiện qua hình 1.6 dưới đây
Hình 1.6: Những điểm tập kết rác tại xã Văn Môn

 Đối với môi trường nước


Hiện nay làng nghề Văn Môn chưa có nguồn nước máy để dùng,
người dân khoan giếng lấy nước ngầm để sinh hoạt. nhưng do bã thải sau
cô đúc nhôm bị đổ thải bừa bãi ra ao hồ trong làng, lâu ngày nước mưa
thấm xuống khiến mạch nước ngầm bị ô nhiễm nặng, nên việc sử dụng
100% nguồn nước ngầm ở làng nghề là hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy
cơ đối với sức khỏe. Các chất thải sau khi cô đúc nhôm được xả thải ra
ngoài môi trường mà không qua xử lý được thể hiện ở hình 1.7.

Hình 1.7: Chất thải từ lò nấu nhôm được đưa thẳng ra môi trường
PHẦN 2
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI XÃ VĂN
MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TÌNH BẮC NINH

Có thể thấy là công tác quản lý chất thải rắn hiện nay còn gặp nhiều
khó khăn, để nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần phải đi giải quyết vấn
đề cốt lõi căn bản nhất, đó là sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tham gia
của đông đảo tất cả mọi người dân, các đơn vị, tổ chức xã hội, các đoàn
thể. Mà muốn thực hiện được điều này thì cần giải quyết tốt các vấn đề
như chính sách, cơ chế quản lý, giáo dục truyền thông, … Sau đây, nhóm
xin đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý chất
thải rắn trên địa bàn xãVăn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh như
sau:
2.1 Về chính sách và cơ chế quản lý
- Ban hành quy chế về quản lý chất thải rắn gồm các nội dung như:
+ Yêu cầu chủ nguồn thải phân loại chất thải rắn tại nguồn thành
hai loại hữu cơ và vô cơ.
+ Quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về
chất thải rắn: mức xử phạt vi phạm hành chính, thời gian lao động công
ích.
+ Quy định về việc đổ rác và thu gom đúng giờ và đúng nơi quy
định.
- Thành lập đội quản lý chất thải rắn của xã thường xuyên kiểm tra
việc đổ thải, thu gom, vận chuyên , xử lý chất thải rắn và xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định.
- Đầu tư kinh phí trang bị thêm các trang thiết bị và dụng cụ bảo hộ
lao động cho công nhân để phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển
chất thải rắn.
2.2 Về công tác giáo dục và tuyên truyền
Tổ chức các buổi tập huấn thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ
thuật xử lý rác thải cho các cán bộ và nhân dân.
Tuyên truyền cho người dân về vai trò và ý nghĩa của việc xây
dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, tập huấn cho người dân biết cách
phân loại rác ngay tại hộ gia đình nhằm nâng cao ý thức giữ gìn về sinh
chung cho gia đình và cộng đồng.
Thường xuyên tiến hành tuyên truyền trên hệ thống loa phóng
thanh của làng xã như đọc các thông tin về vấn đề khí hậu trái đất, vệ
sinh môi trường, nêu gương những cá nhân, tập thể thực hiện tốt cũng
như phê bình những đối tượng chưa chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề bảo
vệ môi trường.
Có các tấm panô, áp phích và tờ rơi tuyên truyền về tác hại của
chất thải rắn và vệ sinh môi trường.

You might also like