You are on page 1of 23

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

IOT VÀ ỨNG DỤNG

Đề tài:

Xe điều khiển bằng wifi và hệ thống cảnh báo vật cản

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Tiến Công

Sinh viên thực hiện:

Trần Nguyễn Đức Anh – B19DCCN043

Luyện Trần Anh – B19DCCN019

Lê Mạnh Dương – B19DCCN151

Hà Nội, tháng 11 năm 2022


Mục lục
I. Mô tả hệ thống:....................................................................................3
1. Mục đích:..........................................................................................3
2. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống:..............................................3
3. Sơ đồ truyền dữ liệu của hệ thống:.................................................3
II. Sơ đồ thiết kế:....................................................................................5
1. Quá trình thiết kế hệ thống:............................................................5
1.1. Sơ đồ hệ thống tổng thể:............................................................5
1.2. Lắp ráp mô tơ của xe mô hình:.................................................6
1.3. Giải thích về cách thiết kế theo sơ đồ trên:..............................6
2. Quá trình hoạt động của hệ thống:.................................................7
3. Code và giải thích chi tiết:...............................................................8
III. Giao diện hệ thống:........................................................................14
I. Mô tả hệ thống:
1. Mục đích:
- Hệ thống sử dụng bộ cảm biến vật thể bằng sóng siêu âm để thông
báo khoảng cách từ xe đến vật thể cho người dùng qua ứng dụng có kết
nối Internet, khi đến một khoảng cách nhất định thì hệ thống sẽ dừng xe
ngay lập tức và cảnh báo bằng còi, xe không thể tiến tiếp được, qua đó
tránh các tai nạn không mong muốn. Hệ thống còn có thể điều khiển xe
di chuyển, đèn và còi từ xa thông qua ứng dụng có kết nối Internet.
2. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống:
Phần cứng:
- 1 xe ô tô giả lập (xe mô hình) tự chế gồm 4 động cơ hộp giảm tốc,
điện áp cung cấp cho động cơ 6-9V.
- 1 mạch ESP8266 NodeMCU.
- 1 module điều khiển động cơ 12V L298N.
- 1 bộ cảm biến sóng siêu âm HC-SR04.
- 3 cục pin lithium: mỗi cục 3,7V và 3000mAh.
- Điện thoại có kết nối Internet.
- Dây nối, đèn LED và còi.
Phần mềm:
- Arduino IDE
- Ứng dụng Blynk

3. App IOT hỗ trợ và mô hình cloud sử dụng


- Thiết bị Arduino chịu trách nhiệm điều khiển các thiết bị trong nhà
(hay bất kỳ thiết bị nào mong muốn) thông qua relay lắp trực tiếp vào
các GPIO (chân) của arduino. Thiết bị này yêu cầu phải kết nối Internet
(ESP8266, ESP32, …).
- Thiết bị Arduino được tích hợp thư viện Blynk trong code được nạp
để kết nối đến server của Blynk.
- Khi thiết bị Arduino đã kết nối được đến server của Blynk, ứng dụng
Blynk từ điện thoại thông qua đám mây sẽ gửi tín hiệu đến thiết bị
arduino và ngược lại, các thiết bị arduino được đánh dấu bằng 1 token -
chữ kí số, tạo ra trong quá trình setup ứng dụng.
=> Điều khiển bất kỳ thiết bị nào thông qua ứng dụng vừa setup miễn
là có kết nối Internet.
II. Sơ đồ thiết kế:
1. Quá trình thiết kế hệ thống:
1.1. Sơ đồ kĩ thuật
- Sơ đồ kĩ thuật hệ thống điểu khiển xe
- Sơ đồ kĩ thuật hệ thống dừng xe cảm biến siêu âm SRF05
- Mô hình thông tin hệ thống dừng xe cảm biến siêu âm SRF05

1.2. Sơ đồ thông số dịch vụ


- Sơ đồ thông số dịch vụ hệ thống dừng xe cảm biến siêu âm
SRF05
1.3. Sơ đồ mô hình IOT hệ thống
1.4. Sơ đồ tổng thể hệ thống vật lý
1.5. Lắp ráp mô tơ của xe mô hình:

- Lắp 4 mô tơ vào tấm đế, sau đó gắn 4 bánh xe vào 4 mô tơ.


1.6. Giải thích về cách thiết kế theo sơ đồ trên:
- Ở module điều khiển động cơ, nối chân 12V vào cực dương của pin,
chân GND vào cực âm của pin để cấp điện cho module điều khiển động
cơ.
- Nối 4 mô tơ vào 2 chân cấp điện cho mô tơ của module điều khiển
động cơ OUT1 – 4 sao cho 2 mô tơ cùng bên được mắc song song với
nhau và 2 cặp mô tơ 2 bên nối tiếp nhau. Lắp như vậy để 2 mô tơ cùng
bên hoạt động giống nhau giúp xe có thể quay trái, quay phải.
- Nối chân 5V của module điều khiển động cơ vào chân VIN của
ESP8266, chân GND của module điều khiển động cơ vào chân GND của
ESP8266 để cấp điện cho ESP8266 hoạt động.
- Nối các chân của module điều khiển động cơ ENA, IN1, IN2, IN3,
IN4, ENB với các chân tượng ứng của ESP8266: D1, D2, D3, D4, D5,
D6 để điều khiển các mô tơ và tốc độ của chúng.
- Nối cực dương của đèn LED trước vào chân D0 của module điều
khiển động cơ, cực dương của đèn LED lùi vào chân TX của module
điều khiển động cơ và cực âm của 2 đèn LED trên vào chân GND của
module điều khiển động cơ để bật/tắt đèn LED trước và sau.
- Nối cực dương của còi vào chân RX của module điều khiển động cơ
để bật/tắt còi.
- Nối chân VCC, GND, Trig, Echo của cảm biến vật thể bằng sóng
siêu âm HC-SR04 tương ứng vào chân VU, GND, D8, D7 của module
điều khiển động cơ để điều khiển hoạt động của cảm biến vật thể bằng
sóng siêu âm HC-SR04.
2. Quá trình hoạt động của hệ thống:
- Điều khiển cho xe chạy tiến, lùi, rẽ trái, rẽ phải, bật tắt đèn phía
trước, bật còi. Khi xe lùi thì đèn đỏ phía sau sẽ sáng.
- Khi chưa bật cảm biến vật thể HC-SR04, ứng dụng trên điện thoại
thông báo khoảng cách mặc định là 100 và không có bất kỳ dao động
nào.
- Khi vào tầm phát hiện của cảm biến vật thể HC-SR04, ứng dụng trên
điện thoại sẽ hiện lên khoảng cách từ mũi xe đến vật thể, số liệu này sẽ
thay đổi tùy thuộc vào sự di chuyển tiến lùi của xe.
- Khi khoảng cách trên giảm xuống dưới 20 cm thì xe sẽ tự động dừng
lại đồng thời phát cảnh báo bằng còi và không thể điều khiển tiến, chỉ có
thể điều khiển lùi, quay trái và quay phải sao cho thoát khỏi tầm của vật
cản.
3. Code và giải thích chi tiết:

Ảnh 1 Ảnh 2
- Định nghĩa các kết nối giữa các chân của module điều khiển động
cơ, còi, đèn LED và của cảm biến vật thể bằng sóng siêu âm HC-SR04
với ESP8266 trong code (Ảnh 1).
- Các chân cùng với số thứ tự tượng ứng để code (Ảnh 2).
- Đặt tên device trên Blynk để kết nối đến đúng device đó:

- Tên wifi để sử dụng kết nối mạng và token để cấp quyền truy nhập
vào device trên Blynk:

- Các biến cần thiết cho việc điều khiển xe mô hình và cho hệ thống:
- Các hàm di chuyển xe:
Hàm chạy tiến Hàm chạy lùi

Hàm rẽ phải Hàm rẽ trái

Hàm dừng xe
Hàm thực hiện gọi đến 5 hàm trên
- Các hàm thực hiện việc bật /tắt đèn LED và còi:

- Hàm thực hiện việc bật/tắt cảm biến vật thể HC-SR04:

- Hàm chuẩn bị cài đặt trạng thái của các chân (OUTPUT cho chân
đầu gửi tín hiệu, INPUT cho chân nhạn tín hiệu, LOW là trạng thái tắt,
HIGH là trạng thái bật) và kết nối đến ứng dụng điều khiển từ xa trên
ứng dụng Blynk:
- Hàm loop() để mọi thứ được vận hành liên tục:
III.Giao diện hệ thống:

- Joystick: sử dụng để điều khiển xe di chuyển


- Button Đèn/Còi/Cảm biến vật cản: Sử dụng để bật tắt đèn/còi/cảm
biến vật cản
- Values Display: hiển thị khoảng cách từ xe đến vật cản
1. Datastream

2. Cài đặt
- Điều khiển:

- Đèn:
- Còi:
- Cảm biến vật cản:
- Khoảng cách:

You might also like