You are on page 1of 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI “KHOA HỌC KỸ THUẬT”

Mã số (BTC ghi)

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI: ROBOT ĐIỀU KHIỂN BẰNG GIỌNG NÓI ỨNG DỤNG VÀO
XE LĂN HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Nhóm học sinh: Nguyễn Nhật Minh

Giáo viên hướng dẫn: Lê Văn Hùng

Đơn vị: Lớp 11 Lý-Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Lĩnh vực: Robot và máy tự động


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 12

Trang | 2
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng số lượng người khuyết tật do những di chứng
chất độc màu da cam để lại, do tai nạn giao thông hay do một số lý do khác …vẫn rất nhiều.
Việc giúp cho người khuyết tật có thể hòa nhập với cuộc sống là một vấn đề được cả xã hội
quan tâm. Để phục vụ cuộc sống cho người khuyết tật có rất nhiều việc phải làm, trong đó
quan trọng nhất là hỗ trợ người khuyết tật trong việc di chuyển.
Có rất nhiều biện pháp để thực hiện vấn đề này, như sử dụng xe lăn, giả, nạng…
Tuy nhiên các thiết bị này chủ yếu sử dụng bằng tay nên khá bất tiện, đặc biệt là đối với những
người có khuyết tật cả tay và thì càng khó khăn.
Cùng với sự phát triển bùng nổ của khoa học kĩ thuật, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.
Ngày nay con người đã có rất nhiều ứng dụng thông minh để phục vụ cuộc sống.
Chứng kiến cảnh người khuyết tật di chuyển khó khăn, tôi luôn mong muốn đưa ra một giải
pháp tốt có thể giúp cho người khuyết tật có cuộc sống tốt hơn.
Vì vậy tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “robot điều khiển bằng giọng nói ứng dụng hỗ
trợ người khuyết tật”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chế tạo mô hình xe lăn điều khiển bằng giọng nói hỗ trợ người khuyết tật
3.Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động và lập trình arduino.
- Nghiên cứu điều khiển xe lăn thông qua bộ arduino bằng điện thoại với sự hổ trợ của trợ lý
google ảo dùng kết nối bằng bluetooth.
4. Địa điểm nghiên cứu:
- Trên các trang mạng Internet, các trang mạng xã hội.
- Tại phòng thí nghiệm trường chuyên Lê Quý Đôn

Trang | 3
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU
Dự án này là nhằm tạo ra một mô hình xe lăn giành cho người khuyết tật không có khả năng
di chuyển kể cả khi ngồi trên một chiếc xe lăn bình thường nhưng không thể điều khiển được
bằng tay hoặc .
Thông qua việc điều khiển bằng giọng nói nhờ vào sự giao tiếp của điện thoại thông minh với
thiết bị điều khiển thông qua kết nối bluetooth hoặc wifi, kết hợp với khả năng nhận diện giọng
nói của google với các ngôn ngữ khác nhau.
Mong muốn của tác giả là không những thiết bị này phục vụ cho nhu cầu đi lại của người
khuyết tật mà có thể phát triển thành một thiết bị có thể hỗ trợ người khuyết tật những nhu cầu
sinh hoạt khác thông qua điều khiển bằng giọng nói. Mặt khác người thân của những người
khuyết tật cũng có thể điều khiển hoạt động của thiết bị từ xa để hỗ trợ tốt hơn cuộc sống của
người khuyết tật.
II. LÝ THUYẾT CHUNG
1. Công nghệ không dây Bluetooth
1.1. Khái niệm
1.2 Đặc điểm của công nghệ Bluetooth
1.3. Hoạt động
2. Công nghệ wifi
2.1. Khái niệm
2.2. Nguyên tắc hoạt động
2.3. Các chuẩn kết nối
2.4. Giới thiệu về module esp8622
3. Giới thiệu về board arduino
3.1. Cấu tạo phần cứng
3.2. Môi trường lập trình board mạch Arduino
3.3. Các loại Board mạch Arduino
3.4. Khả năng ghép nối của Arduino.
3 . 5 . Sơ đồ board arduino uno
III. THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
1. Yêu cầu:
- Đảm bảo mô hình hoạt động tốt, phù hợp với người khuyết tật
- Xe lăn có thể điều khiển di chuyển theo các hướng tùy ý, có thể điều khiển bằng giọng nói
hoặc bằng tay.
- Xe có thể được điều khiển bằng người khuyết tật hoặc người thân của họ.
- Cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ và dễ lắp ráp
2. Giải pháp:
2.1. Giải pháp thứ nhất: sử dụng kết nối bluetooth
Ở giải pháp này tác giả điều khiển động cơ nhờ điện thoại thông minh bằng giọng nói hoặc
bằng tay.
Kết hợp modul bluetooth kết nối với arduino. Lập trình code để điều khiển các động cơ thông
qua các lệnh.
Trong bảng mã code trên tác giả đã lập trình để có thể sử dụng 4 động cơ đảm bảo trong thực
tế sẽ sinh ra lực lớn hơn và có thể điều khiển đèn tín hiệu. Tuy nhiên trong mô hình do thời
gian hạn hẹp nên tác giả đã lược bớt một số tính năng nâng cao chỉ giữ lại các tính năng cơ
bản.

Trang | 4
Bước tiếp theo tác giả đã sử dụng trang web mã nguồn mở MIT inventer để thiết kế phần mềm
điều khiển.
Trong phần mềm điều khiển tác giả đã mô tả đầy đủ hơn các giải pháp điều khiển, tuy nhiên
trong mô hình tác giả cũng đã lược bớt một số tính năng, chỉ giữ lại các tính năng cơ bản.
2.2. Giải pháp thứ 2: sử dụng kết nối wifi
Cũng tương tự với giải pháp trên tuy nhiên trong giải pháp này tác giả đã sử dụng modul tích
hợp Wemos D1 - ESP8266 Arduino – IoT gồm arduino và modul wifi ESP8266.
Code điều khiển được nạp vào modul tích hợp như phụ lục 3.
Bước tiếp theo tác giả đã sử dụng trang web mã nguồn mở MIT inventer để thiết kế phần mềm
điều khiển
3. Vật liệu thi công
3.1. Yêu cầu:
-+Đảm bảo tính chính xác, an toàn và hiệu quả.
+ Thuận tiện gia công, sử dụng.
+ Vật liệu có sẵn trên thị trường.
3.2. Giải pháp:
- Mua và sử dụng các linh kiện thiết bị ở các nhà cung cấp có uy tín.
4. Thi công chế tạo sản phẩm
4.1. Phương án 1: Sử dụng kết nối bluetooth
a. Mục đích:
- Dùng điện thoại kết nối với mạch điều khiển động cơ thông qua bluetooth để điều khiển hoạt
động của các động cơ.
b. Sơ đồ nguyên lí:

ĐIỆN THOẠI THÔNG MODUL BẢNG MẠCH


MINH CÓ ỨNG DỤNG BLUETOOTH ARDUINO
ĐIỀU KHIỂN

ĐỘNG CƠ MODUL ĐIỀU


TRÁI VÀ PHẢI KHIỂN ĐỘNG

c. Sơ đồ kết nối
- Trước tiên, ghép board Arduino UNO R3 và Motor Shield L293D lại với nhau
- Nối động cơ vào các M1, M2, M3, và M4 trong Shield.
- Cấp nguồn cho Arduino Motor Shield có 2 M+ và GND; M+ nối với cực dương nguồn, GND
nối với cực âm
Trên module Bluetooth HC-05 của các bạn sẽ thấy có 4 RXD, TXD, GND và VCC ta nối
tương ứng RXD với TX và TXD với RX trên arduino, nối GND và VCC với arduino.

d. Sơ đồ thực tế

Trang | 5
c. Nguyên lí hoạt động: Robot hoạt động thông qua lệnh được truyền từ điện thoại tới mạch
thông qua mạch Bluetooth HC-05, từ đó gửi lệnh tới mạch Arduino. Mạch arduino truyền dữ
liệu cho mạch L293D để điều khiển động cơ.
e. Nhận xét
* Ưu điểm: Điều khiển được xe lăn bằng giọng nói
* Hạn chế:
- Cần sử dụng dịch vụ của google ảo nên cần có wifi hoặc 4G
- Sử dụng kết nối bằng bluetooth nên chỉ hoạt động khi phạm vi gần.
f. Kinh phí thực hiện
TT Tên chi tiết, vật liệu Giá (VND)
1 Mạch Arduino 130.000
2 Mạch điều khiển động cơ L293D 35.000
3 Mạch thu tín hiệu Bluetooth HC05 83.000
4 Motor và các bánh xe 50.000
5 Dây nối mạch, dây điện, các thiết bị hỗ trợ khác,… 52.000
... Tổng cộng 350.000
4.2. Phương án 2: Sử dụng kết nối wifi
a. Mục đích:
- Dùng điện thoại kết nối với mạch điều khiển động cơ thông qua bluetooth để điều khiển hoạt
động của các động cơ.
b. Sơ đồ nguyên lí:

Trang | 6
ĐIỆN THOẠI THÔNG Wemos D1 - MODUL ĐIỀU
MINH CÓ ỨNG DỤNG ESP8266 Arduino KHIỂN ĐỘNG
ĐIỀU KHIỂN CƠ

ĐỘNG CƠ
TRÁI VÀ PHẢI

c. Sơ đồ kết nối
Cách nối của Wemos D1 inputs/outputs:
• Digital D3 (GPIO5) => H-Bridge ENB
• Digital D4 (GPIO4) => H-Bridge IN4
• Digital D5 (GPIO14) => H-Bridge IN3
• Digital D6 (GPIO12) => H-Bridge IN2
• Digital D7 (GPIO13) => H-Bridge IN1
• Digital D8 (GPIO0) => H-Bridge ENA
• 5V => H-Bridge 5V
• Gnd => H-bridge Gnd
cách nối của modul điều khiển động cơ
• ENB => Wemos D3
• IN4 => Wemos D4
• IN3 => Wemos D5
• IN2 => Wemos D6
• IN1 => Wemos D7
• ENA => Wemos D8
• 5V => Wemos 5V
• Gnd => Wemos Gnd
• Gnd => cực âm
• 12V => cực dương pin
• OUT1 => động cơ phải
• OUT2 => động cơ phải
• OUT3 => động cơ phải trái
• OUT4 => động cơ trái

d. Sơ đồ thực tế

Trang | 7
c. Nguyên lí hoạt động: Robot hoạt động thông qua lệnh được truyền từ điện thoại tới mạch
thông qua wifi, từ đó gửi lệnh tới mạch Arduino. Mạch arduino truyền dữ liệu cho mạch L298N
để điều khiển động cơ.
e. Nhận xét
* Ưu điểm: Điều khiển được xe lăn bằng giọng nói; điều khiển ở cự li xa, hoạt động ổn định
* Hạn chế:
- Cần sử dụng dịch vụ của google ảo nên cần có wifi hoặc 4G
f. Kinh phí thực hiện
TT Tên chi tiết, vật liệu Giá (VND)
Module Arduino WiFi ESP8266 WeMos D1
1 150.000
Module L298 Mạch Cầu H Điều Khiển Động Cơ DC
2 45.000
4 Motor và các bánh xe 50.000
5 Dây nối mạch, dây điện, các thiết bị hỗ trợ khác,… 55.000
... Tổng cộng 300.000

5. Một số hình ảnh về mô hình chạy thử và mô hình hoàn chỉnh

Trang | 8
Trang | 9
Trang | 10
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
- Nắm rõ được giao tiếp Bluetooth, wifi
- Tìm hiểu về hệ điều hành android
- Thực hiện viết ứng dụng trên Android
- Thực hiện kết nối và trao đổi dữ liệu giữa thiết bị cầm tay và Arduino UNO qua
module Bluetooth; wifi
- Tìm hiều bo mạch Arduino.
- Thiết kế kết cấu cơ khí cho khung xe.
- Thiết kế các mạch điện cho xe.
II. Kiến nghị cho hướng phát triển của đề tài
- Sản phẩm cần được hỗ trợ đầu tư và hoàn thiện tốt hơn trong tương lai, cần bổ sung
thêm một số tính năng mới giúp hỗ trợ tối đa cho người khuyết tật….
- Tích hợp thêm nhiều chức năng cho xe như: truyền hình ảnh, đo nhiệt độ, độ ẩm,
khoảng cách vật cản, đo độ nghiêng.
- Phản hồi được các sự cố về thiết bị cầm tay.
- Ứng dụng công nghệ Bluetooth vào các hệ thống khác.

Trang | 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trang web http://arduino.vn
http://arduino.vn/bai-viet/333-dieu-khien-arduino-thong-qua-bluetooth-bang-dien-thoai-
android
http://arduino.vn/tutorial/1283-tu-tay-lam-thiet-bi-dieu-khien-thiet-bi-tu-xa-qua-wifi-esp8266
[2] Trang https://blynk.hackster.io
https://blynk.hackster.io/igorF2/wi-fi-controlled-robot-using-wemos-d1-esp8266-and-blynk-
464198
[3] Trang https://www.youtube.com
https://www.youtube.com/watch?v=fNFVHupdBic
[4] Thiết kế xe điều khiển từ xa qua bluetooth (design mini car controlled via bluetooth) -
Nguyễn Thị Phương Chi -đồ án tốt nghiệp - Khoa Điện - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
[5] Hệ thống giám sát ngôi nhà thông minh - Nguyễn Tiến Hưng – đồ án tốt nghiệp – khoa điện
– điện tử - Đại học Đông Á

Trang | 12

You might also like