You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ

ÁNH SÁNG TRONG


KIẾN TRÚC - NỘI THẤT
(Giáo trình làm Tài liệu tham khảo cho sinh viên)

Biên Soạn: ThS. KTS NGUYỄN XUÂN PHÚC


http://www.hui.edu.vn/

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 1


MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................2

PHầN MỞ ĐẦU ................................................................................3

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ÁNH SÁNG.…………….…...6

1. ĐỊNH NGHĨA ÁNH SÁNG………………………………………………………………………….6

2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG…………………………………………………………………………..19

3. VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG TRONG KIẾN TRÚC - NỘI THẤT….…………….…32

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP CHIếU SÁNG TRONG KIếN TRÚC VÀ NỘI


THẤT…..…….……………......................................................................36

1. GIẢI PHÁP CHIẾU SÁNG NỘI THẤT VÀO BAN NGÀY……….....…………….36

2. GIẢI PHÁP CHIẾU SÁNG NỘI THẤT VÀO BAN ĐÊM ...................……..39

CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHIẾU SÁNG KIẾN TRÚC
NỘI THẤT………………………………………………………….………………….43

1. ĐẶC ĐIỂM CÁC DẠNG HƯỚNG CHIẾU…….....………………………….…………..43

2. CÁCH BỐ TRÍ CHIẾU SÁNG CHÍNH ……………………………………………………..43

3. CÁC KIỂU CHIẾU SÁNG THÔNG DỤNG……………………….……………………….46

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH THỰC TẾ…..…52

CÔNG TRÌNH 9 SPA

1. ĐIềU KIệN Tự NHIÊN .................................................................52

2. HIệN TRạNG CÔNG TRÌNH…………………………..………………………….………….56

3. HIệN TRạNG KIếN TRÚC………………………….....………………………….………….62

TƯ LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………..75

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. MÔ TẢ MÔN HỌC

- Ánh sáng trong kiến trúc là môn học giúp sinh viên nhận biết được cách
phân bố ánh sáng trong các công trình kiến trúc – nội thất công trình.

- Kiến thức: Sinh viên nắm rõ đặc điểm chức năng, nghệ thuật sắp đặt
thu hút thị giác không gian và xu hướng thiết kế các công trình kiến
trúc hiện nay.

- Kỹ năng: Sinh viên đáp ứng được yêu cầu kỹ năng thể hiện tối thiểu,
diễn tả ý tưởng rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn bằng hệ thống bản vẽ và
thuyết minh.

- Thái độ, chuyên cần: Sinh viên có niềm say mê với việc cập nhật hoàn
thiện các kiến thức, kỹ năng thiết kế, có ý thức trong việc chấp hành kỷ
luật của người hướng dẫn trong quá trình học tập, nghiên cứu.

2. NỘI DUNG MÔN HỌC

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về:

- Vai trò, chức năng của ánh sáng trong kiến trúc.

- Nghệ thuật chiếu sáng trong kiến trúc (thu hút thị giác, gây ấn tượng
tiếp thị thương hiệu...)

- Trình bày bản vẽ và thuyết minh, bảo vệ ý tưởng.

3. KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ

- Các môn học tiên quyết: Vật lý kiến trúc, Hình học họa hình, Cấu tạo
kiến trúc, Nguyên lý thiết kế, Kỹ thuật thể hiện đồ án.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 3


PHẦN MỞ ĐẦU

4. YÊU CẦU MÔN HỌC

- Sinh viên cần tuân thủ đúng giờ giấc, chú ý theo dõi nắm bắt kiến thức
được truyền thụ khi lên lớp, làm nền tảng để nghiên cứu thêm trong giờ
tự học, phác thảo nhiều phương án để mở rộng hướng ý tưởng.

- Sinh viên nên tổ chức học tập theo nhóm để trao đổi tài liệu và học hỏi
lẫn nhau.

- Sinh viên tham khảo tài liệu trong giới hạn đủ để hiểu về đặc điểm
công trình và xu hướng mới, tránh phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu.

5. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC

- Sinh viên đến lớp đúng giờ, tham dự tối thiểu 80% thời gian lên lớp.

- Sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và phác thảo phương án
thiết kế.

- Khuyến khích sinh viên tìm tòi, phát triển kiến thức, kỹ năng ngoài yêu
cầu cơ bản (kiến thức về thi công, giá cả, công cụ mới, kỹ thuật mới...)

6. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

6.1. Chuyên cần (trọng số 0% - Điều kiện được thi cuối kỳ)

Tiêu chí: Sinh viên có mặt trên 80% tổng thời lượng môn học, đến
lớp đúng giờ, hoàn thành nhiệm vụ được giao trong giờ tự học, có ý
thức học tập tốt, say mê học hỏi…

6.2. Kiểm tra thường xuyên (trọng số 30%)

- Sinh viên đi học đủ thời lượng tính đến buổi duyệt tiến độ thì được
đánh giá điểm kiểm tra thường xuyên, cũng là điểm tiến độ.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 4


6. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Tiêu chí: Hoàn chỉnh trên 60% thiết kế, đã mô tả bằng bản vẽ và ghi
chú đủ để hình dung bố trí toàn bộ không gian, các góc nhìn phối cảnh
chính, gam màu, chất liệu dự kiến, ý tưởng chủ đạo... Trình bày trên

khổ A3 hoặc A4 (đóng tập, có bìa) là tập hợp của tất cả phác thảo trong
quá trình sửa bài.

6.3. Kiểm tra cuối kỳ (trọng số 70%)

• Ý tưởng thiết kế:


- Thiết kế đạt tiêu chuẩn công năng, hài hòa về thẩm mỹ, ý tưởng độc
đáo, có tính đột phá về mặt ấn tượng về mặt design thị giác, thể hiện
công nghệ mới vật liệu...

• Trình bày:
- Các thành phần bản vẽ (Mặt bằng tổng thể, chi tiết, trần – đèn, Mặt
cắt, Phối cảnh chính – phụ) đầy đủ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chiếu
sáng.

- Kỹ năng thể hiện tốt, thể hiện được phong cách trình bày riêng (màu
sắc vật liệu, ánh sáng, không gian 3D... mô tả chính xác thiết kế và
thu hút thị giác người xem).

- Bố cục bản vẽ: Trình bày rõ ràng mạch lạc, tổng thể bản vẽ hài hòa,
có chính – phụ, phù hợp với loại hình công trình và ý tưởng thiết kế.

TÀI LIỆU ĐƯỢC XÂY DỰNG THEO CHƯƠNG TRÌNH TÍN CHỈ

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 5


CHƯƠNG 1

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ÁNH SÁNG

1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG:

1.1. Khái niệm ánh sáng:

− Ánh sáng là sóng điện từ nằm trong giới hạn khả kiến.
(0,38 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm)

1.2. Đặc điểm ánh sáng:

− Lan truyền trong vật chất và chân không.


− Vận tốc phù hợp vào điều kiện tự nhiên (mây, mưa, độ ẩm…)
− Ánh sáng là sóng ngang.
− Ánh sáng mang năng lượng và truyền năng lượng
− Tuân thủ các định luật quang học (phản xạ, khúc xạ)
− Sóng điện từ gồm nhiều loại: tia vũ trụ, tia X, tia tử ngoại, 1 dải
quang phổ gồm 7 màu (ánh sang nhìn thấy), tia hồng ngoại,
song vô tuyến.

Hình 1-3

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 6


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

− Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 0,38 – 0,76 micromet.


0,38µ ≤ λ ≤ 0,76µ

Hình 1-4
1.3. Định luật quang hình học:
− Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền thẳng.
− Tia phản xạ có góc bằng tia tới.
− Ánh sáng chiếu qua môi trường nước,
gương bị khúc xạ.
Khi i2 = i2max = π/2
thì ta có: i1 = i1max với sin i1max = n21
• Góc tới i1max gọi là góc tới giới
hạn.
• Khi i1 > i1max thì ta có hiện
tượng phản xạ toàn phần.

1.4. Thông lượng bức xạ:


− Thông lượng của một dòng chảy qua một bề mặt là đại lượng chỉ
lượng chảy qua bề mặt vuông góc với hướng chảy trong một đơn
vị thời gian.
− Trong thực tế, dòng chảy là một trường vectơ, các véctơ thành
phần có thể có các hướng khác nhau đối với bề mặt dòng chảy đi
qua. Nếu gọi bề mặt đi qua là S, trường véctơ là a, n là vectơ
đơn vị pháp tuyến ngoài của S, thì thông lượng dòng chảy được
tính bằng tích phân các vectơ trên vi phân diện tích dS, vuông
góc với vectơ trên một đơn vị thời gian.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 7


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

− Một số ví dụ:
Thông lượng của dòng nước có thể đo bằng thể tích m3.s−1 hay
khối lượng kg3.s−1, nếu dòng chảy là bức xạ điện từ, thông
lượng có thể đo bằng số hạt photon, trong trường hợp bức xạ
đơn sắc, hay năng lượng trên đơn vị thời gian, với dòng các hạt
ánh sáng, thông lượng của chùm ánh sáng được gọi là quang
thông, với dòng là các hạt điện tích, thông lượng còn được gọi là
cường độ dòng điện. Thông lượng bức xạ của ánh sáng là năng
lượng ánh sáng phản chiếu lại, tác động lên môi trường xung
quanh.
1.5. Đặc điểm của thị giác ban ngày và hoàng hôn:
− Ban ngày mắt chúng ta nhạy nhất với màu vàng.
− Lúc hoàng hôn mặt chúng ta nhạy nhất với màu xanh thẫm.
1.6. Độ rọi:
− Độ rọi là cường độ ánh sáng tác động lên một diện tích nào đó.
− Độ rọi phải phù hợp với công năng sử dụng.
− Độ rọi thường gặp:
− Nắng giữa trưa E=100.000 lux
− Đủ để đọc sách E= 30 lux
− Đủ để lái xe E= 0,5 lux
− Đêm trăng tròn E= 0,25 lux
− Trong thiết kế nội thất phải bố trí đèn, cửa sổ… sao cho có độ rọi
phù hợp.
− Ở những vùng nắng yếu như châu âu, thường người ta làm mái
bằng để hấp thu tối đa áng sang.
1.7. Tính xuyên qua của ánh sáng:
− Có 3 loại vật liệu:
• Loại 1: ánh sáng xuyên qua vẫn giữ được định hướng.
• Loại 2: Ánh sáng xuyên qua bị khuếch tán.
• Loại 3: ko cho ánh sáng xuyên qua.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 8


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

− Vật liệu màu trắng phản xạ hoàn toàn ánh sáng.


− Vật liệu màu đen hấp thu ánh sáng toàn toàn.

Hình 1-6
1.8. Độ sáng:
− Độ sáng chỉ năng lượng ánh sáng mạnh bao nhiêu do một bề mặt
phản xạ. Mức độ sáng của một vật thể, ngược lại, phụ thuộc vào
màu sắc và chất liệu bề mặt của nó. Một bề mặt có màu sáng
bóng sẽ phản xạ nhiều ánh sáng hơn một bề mặt thẫm, nhám
hoặc chất liệu bề mặt thô, thậm chí cả hai bề mặt đó đều được
chiếu với cùng một lượng sáng.

Hình 1-7
CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 9
1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

− Nói chung, tính sắc nét hiển thị tang lên theo độ sáng của vật
thể. Cũng quan trọng không kém là độ sáng tương đối giữa vật
thể được nhìn thấy với xung quanh của nó. Để phân rõ hình
dáng, chất liệu đòi hỏi một số tỉ lệ giữa độ tương phản và độ
sáng. Thí dụ, một vật thể trắng đặt trên một nền sáng trắng
tương đương sẽ bị khó nhìn rõ cũng như một vật thể thẫm trước
một nền thẫm.
− Sự tương phản trong độ sáng giúp cho chúng ta cảm nhận được
hình bóng, hình dáng đồ vật.

Hình 1-8
1.9/ Sự tương phản:
− Sự tương phản giữa một vật thể và nền của nó là yêu cầu quan
trọng đối với những công việc hiển thị để phân biệt hình dáng
và đường viền của vật thể. Một ví dụ hiển nhiên cho yêu cầu
tương phản này là trang in những chữ thẫm có thể tốt nhất để
dọc rõ là được in trên giấy nhạt.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 10


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

− Đối với những công việc nhìn rõ đòi hỏi sự phân biệt chất liệu
của bề mặt và nền của nó ít yêu cầu hơn vì mắt người tự đông
điều tiết để nhận độ sáng trung bình của một khung cảnh. Một
người nào đó nhìn một nền sáng chói có thể nhận ra đường
viền, hình dáng nhưng sẽ khó nhìn rõ những nét mặt của
người.
− Độ sáng của bề mặt thao tác cần phải có cùng độ sáng như nền
của nó hoặc sáng hơn một chút. Thông thường đề xuất tỉ lệ độ
sáng tối giữa bề mặt thao tác và nền của nó nên là 3/1. Giữa
bề mặt thao tác và chỗ tối nhất của không gian chung quanh tỉ
lệ độ sáng không nên vượt quá 5/1. Các tỉ lệ độ sáng cao hơn
có thể dẫn đến chói chang và những vấn đề có liên quan đến
độ mỏi của mắt và làm mất khả năng thao diễn hiển thị.

Hình 1-9.a Hình 1-9.b

− Không gian xung quanh (3) phải có độ sáng từ 1/5 đến 5 của
độ sáng thao tác bề mặt nhìn được (1). (5:1) là tỉ lệ đề xuất về
độ sáng tối đa giữa bề mặt thao tác nhìn được (1).

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 11


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

Hình 1-10

1.10/ Độ chói sáng:


− Mắt ưa thích chiếu sáng đều, đặc biệt giữa bề mặt thao tác và
nền của nó, mắt cũng có khả năng thích nghi với một phạm vi
rộng các mức độ chiếu sáng. Ta có thể phản ứng với tỉ lệ độ
sáng tối thiểu 2/1 cũng như với tỉ lệ tối đa 100/1 hoặc hơn nữa
nhưn chỉ trong khoảnh khắc. Mắt không thể phản ứng tức thời
với những mức chiếu sáng cực lớn, chỉ có thể điều chỉnh với
một vài mức chiếu sáng. Việc tăng đáng kể độ sáng nào đó có
thể dẫn đến đô chói, làm căng mắt và làm suy yếu khả năng
thao diễn hiển thị.
− Có hai loại chói sáng, trực tiếp và gián tiếp. Chói sáng trực tiếp
là do độ sáng của nguồn nằm trong trường nhìn bình thường
của chúng ta. Nguồn sáng càng sáng thì độ chói càng lớn. Có
thể giải quyết vấn đề chiếu sáng bằng những cách sau:
• Đặt nguồn sáng ngoài vùng nhìn trực tiếp
• Nếu không thể, dung chao chắn riêng hoặc che cản ánh sáng.
• Thêm vào, tăng độ sáng nền của nguồn chiếu sáng và giảm tỉ
lệ độ sáng.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 12


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

Hình 1-11a Hình 1-11b

− Những giải pháp có thể để chói sáng trực tiếp:

Hình 1-12a Hình 1-12b

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 13


Hình 1-4
1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

Hình 1-13

− Độ chói sáng gián tiếp là do nguồn sáng được phản xạ qua bề


mặt thao tác hoặc bề mặt nhìn vào mắt. Thuật ngữ phản xạ che
khuất đôi khi được dung để diễn tả loại chói sáng này vì sự phản
xạ của nguồn sáng tạo ra sự che khuất hình ảnh trên bề mặt
thao tác và làm mất đi hiệu quả của sự tương phản cần thiết để
ngắm nhìn hình ảnh.
− Độ chói sáng phản xạ rất giản đơn khi bề mặt thao tác hoặc bề
mặt nhìn nhẵn bóng và có độ phản xạ được nghiên cứu tính toán
kỹ. Sử dụng bề mặt thao tác mờ đục, không nhẵn bóng có thể
làm dịu mắt nhưng không tránh khỏi những hậu quả của phản xạ
che khuất.
− Có thể giải quyết những vấn đề chói sáng bằng những cách sau:
• Đặt nguồn sáng sao cho các tia tới phản xạ đi khỏi người nhìn.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 14


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

• Dùng những thiết bị chiếu sáng có khuếch tán hoặc hội tụ để


giảm thấp mức sáng của chúng.
• Hạ thấp mức chiếu sáng chung trên đầu và bổ sung ánh sáng
cục bộ ở gần bề mặt thao tác.

Hình 1-14

Hình 1-15
CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 15
1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

Hình 1-16

1.11/ Khuếch tán:


− Chiếu sáng khuếch tán là một biện pháp tán xạ và hướng đi của
ánh sáng khi nó phát ra từ nguồn. Chất lượng của ánh sáng này
có hiệu quả ở cả môi trường nhìn của không gian phòng và cả sự
hiển hiện của các vật thể trong đó. Một hộp sáng như ánh sáng
phản xạ trên trần được tạo ra ánh sáng thẳng, đổng đều và
không có ánh sáng chói nói chung. Ánh sáng mềm giảm thiểu độ
tương phản và bóng đổ, có thể gây khó khăn cho việc nhận biết
các chất liệu bề mặt.
− Mặt khác, một điểm sáng như bóng như đèn sợi tóc sản sinh ra ít
ánh sáng khuếch tán. Chiếu sáng trực tiếp giúp nâng cao năng
lực của ta về hình dáng và chất liệu bề mặt do những thay đổi
bóng đổ và độ sáng trên ật thể mà nó chiếu sáng.
− Chiếu sáng khuếch tán có hiệu quả cho việc nhìn tổng thể, nó có
thể đơn điệu. Một vài chiếu sáng trực tiếp có thể hỗ trợ làm nổi
sự mờ ảo này bằng những nhấn hiển thị, bằng đưa những thay

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 16


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

đổi chiếu sáng và các mặt thao tác sáng trưng. VIệc hòa trộn của
cả hai loại chiếu sáng khuếch tán và trực tiếp thường là mong
muốn và tiện lợi, đặc biệt khi có sư biến đổi những thao tác thao
diễn trong một không gian.

Chiếu sáng khuếch tán làm Chiếu sáng gián tiếp làm tăng
giảm bớt sự tương phản và sự tạo dáng hình và chất liệu.
bóng đổ.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 17


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

1.12/ Màu sắc của ánh sáng:


− Một chất lượng quan trọng khác của ánh sáng là màu sắc của nó
và tác động như thế nào đến màu sắc của các vật thể và các bề
mặt trong không gian. Trong khi chúng ta coi như ánh sáng hầu
hết là trắng và sự phân bố quang phổ của những biến đổi ánh
sáng phù hợp với bản chất của nguồn sáng. Ánh sáng trắng đều
là ánh sáng ban ngày vào buổi trưa. Nhưng trong buổi sáng sớm,
ánh sáng ban ngày có ánh tía chuyển sang đỏ. Khi chuyển thành
ngày, nó sẽ theo chu trình từ khoảng biến thiên từ da cam và
vàng đến trắng-xanh da trời về chiều, và sau đó đen trở lại sau
khi qua các ánh da cam và ánh đỏ lúc mặt trời lặn.

Hình 1-17

− Việc phân bố quang phổ của các nguồn sáng nhân tạo biển đổi
theo loại đèn. Thí dụ bóng đèn sợi tóc sản sinh ra ánh sáng
trắng-vàng trng khi đèn huỳnh quang trắng-lạnh sản sinh ra ánh
sáng trắng-xanh da trời.
− Màu sắc hiển nhiên của một bề mặt là kết quả phản xạ của màu
trội hơn bề mặt đó và sự hấp thụ các màu khác của ánh sáng
chiếu lên nó. Sự phân bố quang phổ của nguồn sáng là quan
trọng vì nếu một vài bước song của màu trượt đi rồi những màu
này không thể phản xạ được sẽ xuất hiện màu sám trên bề mặt
được chiếu sáng bằng ánh sáng này.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 18


1. ĐịNH NGHĨA ÁNH SÁNG

Hình 1-18

2. PHÂN LOạI ÁNH SÁNG:

− Trong kiến trúc phân ra 3 loại chiếu sáng : Nhân tạo, tự nhiên và
hỗn hợp.
− Trong nội thất phân ra 2 loại chiếu sáng: Nhân tạo và tự nhiên.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 19


2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

2.1. Ánh sáng tự nhiên:


2.1.1. Định nghĩa ánh sáng tự nhiên.
− Nguồn của tất cả ánh sáng tự nhiên ban ngày là mặt trời.
− Thể hiện của ánh sáng mặt trời là nắng, độ bức xạ của ánh sáng
mặt trời qua không gian khí quyển đến trái đất
− Độ bức xạ này con dao 2 lưỡi, vừa phải thì có lợi, nhưng vượt
quá mức thì hại
− Ánh sáng mặt trời là mạnh nhưng sẽ thay đổi theo thời gian
trong ngày, theo mùa và theo vị trí. Nó cũng có thể bị mây phủ,
sương mỏng, mưa tuyết khuếch tán, hay sự ô nhiễm nào đó có
thể trong không khí.
− Thêm vào ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, hai điều kiện khác
phải được xem xét đến khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên, ánh
sáng phản xạ bầu trời trong sáng và ánh sáng trong bầu trời bị
che phủ. Trong khi ánh sáng mặt chời chiếu trực tiếp nhấn
mạnh nóng bức, màu sắc chói chang, ánh sáng bầu trời khuếch
tán nhiều hơn và làm tăng các màu lạnh.

Hình 1-19

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 20


2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

Hình 1-20

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 21


2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

2.1.2. Ưu và nhược của ánh sáng tự nhiên


− Ưu điểm:
• Tạo sự thoải mái trực quan
• Tiết kiệm năng lượng
• Diệt khuẩn
• Sưởi ấm
• Tác động tới tâm sinh lý của cơ thể, tổng hợp và trao đổi
chất
− Nhược điểm:
• Khó quản lý
• Cường độ mạnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người
• Chỉ chiếu sáng ½ thời gian trong ngày
2.1.3/ Các biện pháp thiết kế chiếu sáng tự nhiên:
2.1.3.1/ Không gian lộ thiên và bán lộ thiên.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 22


2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

Chiếu sáng tự nhiên được thông qua hệ thống vách chịu lực, vách bao
của kiến trúc.
− Tường vách làm không gian đổ bóng đẹp hơn khi ánh sáng
chiếu theo góc xiêng (ánh sáng hướng Tây mạnh hơn hướng
Đông)
2.1.3.2/ Các hệ thống cửa.
− Cửa bên:
Ưu điểm:
• Giá thành rẻ, không hạn chế số tầng nhà
• Cấu tạo, quản lý và sử dụng đơn giản
• Ánh sáng lấy vào có định hướng mạnh
Nhược điểm:
• Ánh sáng lấy vào phân bố ko đều
• Hạn chế chiều sâu lấy sáng, dẫn đến hạn chế chiều
rộng nhà
− Cửa mái:
Ưu điểm:
• Cường độ lấy sáng mạnh
• Ánh sáng lấy vào có tính định hướng cao

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 23


2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

Nhược điểm:
• Khó quản lý, giá thành cao.
Các hệ thống cửa

Hình 1-21
CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 24
2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

2.2. Ánh sáng nhân tạo:


2.2.1. Định nghĩa ánh sáng nhân tạo.
− Ánh sáng nhân tạo là ánh sáng tự nhiên được sản sinh ra bằng
các thiết bị chế sẵn. Số lượng và chất lượng của ánh sáng được
sản sinh ra khác nhau tùy thuộcloại bóng đèn sử dụng. Ánh
sáng còn thay đổi nữa do ngôi nhà lắp đặt các bóng đèn đó.
− Có hai loại nguồn ánh sáng nhân tạo chính, bóng đèn sợi tóc và
đèn huỳnh quang. Các bóng đèn sợi nung gồm các sợi tóc được
đốt cháy trong một bóng thủy tinh. Nói chung, chúng rẻ tiền,
dễ bị cháy, màu nóng hơn đèn huỳnh quang. Kích cỡ tương đối
nhỏ và hình dáng chắt đặc của chúng cho phép dung chúng như
những nguồn điểm sáng để nhấn mạnh hình khối và chất liệu
của vật thể.
− Các bóng đèn sợi nung có tỉ lệ hiệu ứng thấp. Chỉ khoảng 12/
công xuất dung là để thắp sáng: số còn lại chỉ để nung nóng.
Chúng cũng có tuổi thọ tương đối thấp.

Hình 1-22

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 25


2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

Hình 1-23

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 26


2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

− Đèn huỳnh quang là các đèn dạng ống, cường độ thấp, phóng
điện. Chúng sản sinh ra ánh sáng bằng phát ra hồ quang qua khí
thủy ngân ngân nạp kín trong ống, khí này sinh ra ánh sáng cực
tím, kích thích các phốt-pho tráng ở mặt trong thành ống đến
mức phát ra ánh sáng nhìn thấy.

− Các đèn huỳnh quang là đèn có hiệu suất cao (hiệu suất từ 50-
80 Lm/W) và có tuổi thọ lâu hơn (9000-20000 giờ) đèn sợi tóc
nung, ít tỏa nhiệt.

− Hình ống dài của đèn huỳnh quang đưa đến kết quả là ánh sáng
bị khuếch tán theo nguồn sáng tuyến tính. Ánh sáng này khó có
thể điều chỉnh bằng quang học và ánh sáng phẳng bị đưa đến
kết quả đơn điệu. Các bóng hình vòng tròn và hình U cũng có thể
đưa vào sử dụng trong các nhà có nhiều thiết bị cố định hơn.

Hình 1-24
CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 27
2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

− Một thứ có thể điều chỉnh sản phẩm và màu sắc của đèn bằng
cách thay đổi các phốt pho huỳnh quang tráng ở mặt trong của
thàng ống. Bởi vậy, có rất nhiều loại ánh sáng trắng do nhiều
loại đèn huỳnh quang sản xuất ra.

Hình 1-25
CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 28
2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

− M

Hình 1-26

− Nhóm nguồn sáng nhân tạo chính yếu thứ ba là các đèn phóng
điện cao áp – đèn nạp khí thủy ngân, khí natri áp lực cao và
halogen kim loại. các đèn này có tuổi thọ cao và tiêu tốn ít năng
lượng, sản sinh ra lượng ánh sáng lớn với cường độ tương đối
nhỏ. Chúng là hình thức phối hợp giữa đèn sợi tóc nung và hiệu
ứng của huỳnh quang.

Mặc dù hiệu quả của chúng, phân bố quang phổ không đều và
làm sai lệch màu sắc của các vật thể được chiếu vào, đèn phóng
điện cao áp nguyên thủy đã được dung đầu tiên là để chiếu sáng
cho dường phố và các lối đi trong các khu công nghiệp lớn. Do
vận dụng các diễn dịch màu sắc của chúng, đẻn phóng điện cao

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 29


2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

áp đã được sử dụng ngày một tăng trong các không gian nội thất
thương nghiệp và công cộng lớn.

− Các đèn thủy ngân phát sinh ra ánh sáng khi tia hồ quang va đập
trong ống thạch anh chứa khí thủy ngân. Có thể sử dụng các đèn
từ 40W- 1000W, chúng sản sinh ra gấp đôi lượng ánh sáng so
với đèn bóng sợi tóc nung và có cùng một hiệu suất (40-60
Lm/W) như các đèn huỳnh quang. Vì có tuổi thọ từ 16000-24000
giờ, chúng thường được dùng để thắp sáng kéo dài trong nhiều
giờ và ở những chỗ khó điều khiển. Những đèn thủy ngân trong
suốt phát ra ánh sáng xanh lục – da trời rõ rang. Các đèn tráng
phốt-pho có hiệu quả tốt và chất lượng màu sắc, phù hợp với
chiếu sáng nội thất.

Hình 1-27

− Thông số thông dụng, chính xác về các quy cách, công suất của
đèn lumen và độ bền, catalog tham vấn của nhà sản suất.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 30


2. PHÂN LOẠI ÁNH SÁNG

2.2.2/ Ưu và nhược điểm của ánh sáng nhân tạo:

− Ưu điểm:

• Chiếu sáng công năng ( làm sáng công trình)


• Xác định được kích thước.
• Điều chỉnh được cường độ.
• Dễ quản lý, dễ bố trí (điều chỉnh được cường độ ánh sáng
và thời gian chiếu sáng)
• Cường độ ổn định.
• Màu sắc đa dạng.
• Dễ dàng tăng hiệu quả chi tiết chất liệu trang trí (nhấn, lan
tỏa)

− Nhược điểm:
• Tiêu hao năng lượng
• Gây hiệu quả ảo trong không gian
2.2.3/ Những yếu tố cần quan tâm khi chiếu sáng nhân tạo:

− Mục đích sử dụng không gian.


− Cường độ ánh sáng (làm sao đừng quá chói để còn nhận ra
khối, vật liệu, màu sắc)
− Chiếu sáng ngoại, nội thất làm sao vẫn giữ được ý đồ kiến trúc.
− Yếu tố thẩm mỹ.
− Độ rọi của ánh sáng nhân tạo lên mặt phẳng làm việc. (Ví dụ:
Thư viện, bảo tàng…)
− Hướng chiếu sáng.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 31


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ÁNH SÁNG

3. VAI TRÒ CủA ÁNH SÁNG TRONG KIếN TRÚC- NộI THấT:

− Trang trí, tạo điểm nhấn, tăng giá trị nghệ thuất công trình kiến
trúc.

− Cung cấp năng lượng cho công trình

− L
à
m

sáng không gian sống.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 32


3. VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG TRONG KIẾN TRÚC -NỘI THẤT

− Tạo độ nông, sâu cho không gian về mặt thị giác, khẳng định
các tuyến tính, làm duyên dáng các bình diện, làm nổi bật các
khối hình trong không gian 3 chiều.

− Làm đồng nhất hóa không gian, che giấu khuyết điểm, giúp
kiểm soát khối và bề mặt (làm cho công trình cao hơn hoặc thấp
đi, lồi ra hoặc lõm vào)

− Ánh sáng thể hiện một cách hoàn hảo những triết học ẩn chứa
trong ý đồ sáng tạo nghệ thuật công trình hay ý tưởng cùa
người thiết kế nội thất.

− Trong tổng thể kiến trúc, ánh sáng làm nổi bật các nét riêng biệt
của từng hình dàng, từng cá thể, từng chi tiết trong tổng thể hài
hòa có sự đan xen phong phú.

− Ánh sáng tạo sự hòa hợp giữa công trình kiến trúc với môi
trường xung quanh.
− Ánh sáng và màu sắc của nó giúp thu hút sự bắt mắt và phản
ánh được cái hồn của đối tượng được chiếu sáng.
− Mức độ và màu sắc của ánh sáng thể hiện hình thức âm dương,
ngũ hành, nặng nhẹ, nhịp điệu.

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 33


3. VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG TRONG KIẾN TRÚC -NỘI THẤT

Hình 1-28

− Nhờ có ánh sáng, ta căn cứ vào nó để bố trí cửa nẻo, chọn loại
vật liệu, màu sắc cho hợp lý.
− Ánh sáng quyết định kiểu dáng của công trình kiến trúc.
− Nhờ có ánh sáng giúp ta tiết kiệm được điện năng vào ban ngày
bằng cách sử dụng kiến tạo biểu kiến mặt trời một cách hợp lý.
− Thể hiện được chất lượng sử dụng kiến trúc.
− Thể hiện được chất lượng không gian nội thất trong việc sắp
xếp, bố trí các thiết bị, đồ dung.
− Ánh sáng làm nổi bật các giá trị về vật liệu, màu sắc và khối
dáng của không gian kiến trúc, thiết bị nội thất.

Hình 1-29

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 34


CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ÁNH SÁNG

CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu1: Bóng đỗ vào công trình Kiến trúc khi nào rõ nhất? Giải
thích tại sao “Bóng đổ lại ảnh hưởng quan trọng trong giải pháp
thiết kế mặt đứng và bên trong không gian nội thất công trình”?

Câu 2: Theo các anh (chị), cường độ chiếu sáng ở vị trí gần cửa
sổ khác với cường độ chiếu sáng trên nóc nhà như thế nào? Hãy
đưa ra giải pháp xử lý khi không gian sử dụng gặp bất lợi?

Câu 3: Trình bày đặc điểm chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng
nhân tạo? Đánh giá ưu - nhược điểm?

CHUYÊN Đ ÁNH SÁNG Page 35

You might also like