You are on page 1of 3

www.LamManhCuong.

vn Học tốt Hóa 11 Cân bằng hóa học

LT11: Trong công nghiệp, hydrogen được sản xuất từ phản ứng CH4(g) + H2O(g) CO(g) + 3H2(g).
(a) Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên ở 760 °C. Biết ở nhiệt độ này, tất cả các chất
ở thể khí và nồng độ của CH4 là 0,126 M; H2O là 0,242 M; H2 là 1,150 M và CO là 0,126 M.

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
(b) Ở 760 °C, giả sử ban đầu chỉ có CH4 và H2O có nồng độ mol bằng nhau. Nồng độ của H2 ở
trạng thái cân bằng là 0,6 M. Xác định nồng độ của hai khí ban đầu.

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
LT12: Cho phương trình hoá học của phản ứng sản xuất ammonia trong công nghiệp như sau:
N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) ∆rH°298 = –92 kJ

(a) Yếu tố nào không làm ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng trên?
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác.
(b) Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra nhiều ammonia hơn khi
A. giảm nồng độ của khí nitrogen. B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
C. giảm nồng độ của khí hydrogen. D. tăng áp suất của hệ phản ứng.
(c) Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi
(1) giảm nhiệt độ của hệ phản ứng? (2) tăng nồng độ của khí nitrogen?

........................................................................ ......................................................................................
(3) tăng nồng độ của khí hydrogen? (4) giảm áp suất của hệ phản ứng?

........................................................................ ......................................................................................
(d) Khi tổng hợp NH3 từ N2 và H2 thấy rằng nồng độ ở trạng thái cân bằng của N2 là 0,02 M; của
H2 là 2 M và của NH3 là 0,6 M. Tính hằng số cân bằng của phản ứng.

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

LT13: Trong dung dịch AICI3 có các cân bằng sau: Al3+ + H2O AI(OH)2+ + H+ (1)
AI(OH)2+ + H2O AI(OH)2+ + H+ (2)
AI(OH)2 + H2O AI(OH)3 + H+ (3)
Khi thêm hỗn hợp KIO3 và KI vào dung dịch AlCl3, thì xảy ra phản ứng sau:
KIO3 + 5KI + 6H+ → 3I2 + 6K+ + 3H2O (4)
Hãy giải thích sự xuất hiện kết tủa keo trắng trong thí nghiệm trên.

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

Thầy Lâm Mạnh Cường • Chuyên luyện thi Hóa tại TPHCM • Liên hệ 0936.975.145 (Zalo) 7
www.LamManhCuong.vn Học tốt Hóa 11 Cân bằng hóa học

LT14: Sulfur trioxide (SO3) được tạo thành bằng cách oxi hoá sulfur dioxide (SO2) bằng oxygen
hoặc không khí ở 450–500 °C, với xúc tác vanadium(V) oxide (V2O5) theo phản ứng sau:
2SO2(g) + O2(g) SO3(g) ∆rH°298 = –19,6 kJ

(a) Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi
(1) tăng nhiệt độ của hệ phản ứng?

...................................................................................................................................................................
(2) tăng nồng độ của khí SO2?

...................................................................................................................................................................
(3) tăng nồng độ của khí O2?

...................................................................................................................................................................
(4) dùng dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 sinh ra?

...................................................................................................................................................................
(b) Cho các biện pháp sau: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ
nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ.
Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (1), (2), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (4).
(c) Nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 M và 2 M. Tính hằng số cân bằng KC của
phản ứng, biết rằng khi đạt trạng thái cân bằng đã có 80% SO2 đã phản ứng.

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
(d) Để có 90% SO2 phản ứng khi hệ đạt cân bằng thì lúc đầu cần lấy lượng O2 là bao nhiêu?

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

8 Thầy Lâm Mạnh Cường • Chuyên luyện thi Hóa tại TPHCM • Liên hệ 0936.975.145 (Zalo)
www.LamManhCuong.vn Học tốt Hóa 11 Cân bằng hóa học

LT15: Xét một ống nghiệm chứa hỗn hợp hai khí gồm NO2 (màu nâu) và N2O4 (không màu) trong
cân bằng sau: 2NO2(g) N2O4(g). Khi nhúng ống nghiệm vào nước nóng, màu nâu của hỗn hợp
đậm dần lên, ngược lại khi nhúng ống nghiệm vào nước lạnh, màu của hỗn hợp nhạt dần đi. Hãy
dự đoán dấu enthalpy của phản ứng trên. Giải thích.

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
LT16: Thành phần chính của dầu chuối là isoamyl acetate có thể được điều chế từ phản ứng sau:
CH3COOH(aq) + (CH3)2CHCH2CH2OH(aq) CH3COOCH2CH2CH(CH3)2(aq) + H2O(l)
Để thu được nhiều isoamyl acetate thì cần thay đổi nồng độ các chất như thế nào?

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
LT17: Thạch nhũ được hình thành trong các hang động liên quan đến cân bằng sau:
Ca(HCO3)2(aq) CaCO3(s) + CO2(aq) + H2O(l)
Nếu nồng độ CO2 tăng lên thì có thuận lợi cho sự hình thành thạch nhũ hay không? Giải thích.

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
LT18: Phản ứng tổng hợp isoamyl acetate từ acetic acid và isoamyl alcohol với xúc tác là H2SO4
đặc, đun nóng xảy ra theo phản ứng sau:
H2SO4 đăc
CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OH CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O
t

Ngoài vai trò là chất xúc tác, H2SO4 đặc còn có vai trò gì trong phản ứng trên?

...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Hết

Thầy Lâm Mạnh Cường • Chuyên luyện thi Hóa tại TPHCM • Liên hệ 0936.975.145 (Zalo) 9

You might also like