You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ

Học Phần: Thực Hành Điện Tử


Lớp Học Phần:123THDT09
Giảng Viên :
Sinh Viên Thực Hiện: Trần Gia Lượng
Msv:22115055122141
1.Điện trở khái niệm: Điện trở hay còn được gọi là Resistor là một linh kiện
điện tử thụ động với 2 tiếp điểm kết nối. Một số chức năng chính
của điện trở là:
- dùng để điều chỉnh mức độ của tín hiệu,
- hạn chế được cường độ dòng điện chảy trong mạch
- được dùng để chia điện áp ra thành từng phần nhỏ, kích hoạt các
linh kiện điện tử chủ động hơn. Và là một tiếp điểm cuối trong
đường truyền điện.
Phân loại theo công suất thì có 3 loại điện trở là:
• Điện trở thường: Là các loại điện trở có công xuất nhỏ từ 0,125W – 0,5W.
• Điện trở công Suất: Là các loại điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W.
• Điện trở sứ, điện trở nhiệt: Là các điện trở công xuất, điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động
chúng sẽ thường toả nhiệt.
Cách xác định giá trị điện trở chỉ bằng cách nhìn: bằng cách nhìn số màu và vòng trên điện trở
- Đối với điện trở 4 vạch màu:
Vạch màu thứ 1: Chỉ giá trị hàng chục
trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ 2: Chỉ giá trị hàng đơn vị
trong giá trị điện trở
Vạch màu thứ 3: Chỉ hệ số nhân với giá trị
số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở

- Đối với điện trở 5 vạch màu:


Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong
giá trị điện trở
Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong
giá trị điện trở
Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong
giá trị điện trở
Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ
của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Ví dụ: Điện trở màu vàng, cam, đỏ, ứng với chữ số là: 4,3,2. Hai chữ số đầu tiên tạo số 43. Chữ số
thứ 3 (2) là lũy thừa của 10.
Cách tính như sau:43×10^2=4300Ω

Cách đo điện trở:


Bước 1: Xác định giá trị điện trở
bằng cách đọc số vòng và vạch màu
từ trái sang phải

Bước 2: Điều chỉnh đồng hồ đo về thang


đo(Ω) và điều chỉnh mức thang đo phù hợp
với giá trị điện trở đã xác định ở bước 1.

Bước 3: Đọc giá trị điện trở trên đồng hồ đo


xem kết quả có giá trị gần đúng với mình đã
xác định(vì trên điện trở có vòng màu cuối thể
hiện sai số của điện trở trong quá trình đo)

Lưu ý: trong quá trình đo không chạm trực tiếp 2 tay lên chân điện trở sẽ
làm ảnh hưởng đến kết quả đo không chính xác.
2.diode

-Khái niệm: Diode chỉ cho phép dòng điện đi qua 1 chiều mà không cho theo chiều ngược lại. Khi
điện thế tại anode lớn hơn tại cathode thì diode sẽ dẫn ngược lại thì không dẫn

Cấu tạo diode: Diode (Điốt) là một linh kiện điện tử bán dẫn được chế tạo từ hợp chất là Silic,
Photpho và Bori.

-Ba nguyên tố này được pha tạp với nhau tạo ra hai lớp bán dẫn loại P và loại N được tiếp xúc với
nhau.
Một cực của diode (đi ốt ) đấu với lớp P được gọi là Anot, cực còn lại đấu với lớp N được
gọi là Katot.
Đặc tính cơ bản nhất của một diode ( đi ốt ) đó là chỉ cho phép dòng điện đi từ A sang K.

Các điện tử dư thừa có chứa trong N sẽ khuếch tán sang vùng P (lấp chỗ trống vùng P), từ đó tạo
thành lớp lon trung hòa về điện. Tạo các miền cách điện giữa hai chất bán dẫn

Cách đo diode:

Bước 1: Điều chỉnh nút thang đo


ở vị trí đo điện trở (Ω) và chọn
mức phù hợp với để đo (từ x1-
x10k).Thường đo diode sẽ để
mức x1

Bước 2: Đặt 2 que đo vào 2 chân của diode,que đen(+)và que đỏ(-) và lượt thứ 2 sẽ đổi chiều ngược
lại.Lúc này sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Cả 2 lần kim không quay => diode bị đánh thủng.

- Trường hợp 2 : Kim chỉ quay 1 lần => diode vẫn hoạt động tốt và lúc này xác định được
chân A và chân K (trong lần kim quay nếu que đen ở vị trí chân nào thì chân đó là A và chân còn lại
là K). Vì diode là linh kiện cho phép dòng điện đi theo 1 chiều từ Anode sang cathode và ngăn
không cho dòng điện đi theo chiều ngược lại.

- Trường hợp 3 :Kim quay cả 2 lần => diode bị ngắn mạch.

Lần 1 Lần 2 : đổi chiều 2 dây đo

3.Tụ điện

Nguyên tắc hoạt động của tụ điện: là đựa trên


nguyên lý phóng nạp và nguyên lý nạp xả. Nguyên
lý phóng nạp được hiểu là tụ điện có khả năng tích
trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng
năng lượng điện trường, lưu trữ và phóng ra các
electron để tạo ra dòng điện.
Một vài công dụng của tụ điện:
1. Tụ điện được hiểu là linh kiện điện tử có khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu
quả. Tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại
bỏ pha âm => Nguyên lý tụ lọc nguồn
2. Cho điện áp xoay chiều đi qua và ngăn điện áp một chiều lại, tụ được sử dụng để truyền tín hiệu
giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch về điện áp một chiều.
3. Với điện AC (xoay chiều) thì tụ dẫn điện còn với điện DC (một chiều) thì tụ lại trở thành tụ lọc
Cách đo tụ điện:
Bước 1: Đưa đồng hồ đo về thang đo (Ω) điều chỉnh mức thang đo phù hợp. Với giá trị điện dung
càng nhỏ chọn mức thang đo càng lớn và ngược lại.(Zc=1/ωc).

Bước 2: Trước khi đo tụ ta cần xã bỏ điện tích trong


tụ bằng cách nối 2 chân của tụ lại với nhau bằng que
đo.

Bước 3: Đưa 2 que đo vào 2 chân của tụ điện


đen(+),đỏ(-).Lúc này kim sẽ quay đến 1 vị trí xong
về lại vị trí ban đầu đây là quá trình nạp của tụ điện
Vì lúc này tụ trở thành nguồn còn đồng hồ đo là tải
dòng sẽ đi từ chân dương của tụ qua chân dương
của tải kim sẽ quay về vị trí ban đầu.

Lưu ý: không chọn mức thang đo quá cao kim sẽ không thể quay về vị trí ban đầu hoặc quá thấp
kim sẽ không quay.
4.BJT

Khái niệm: Bóng bán dẫn tiếp giáp lưỡng cực là một thiết bị bán dẫn ba cực bao gồm hai điểm nối
p-n có khả năng khuếch đại hoặc phóng đại tín hiệu. Nó là một thiết bị được điều khiển hiện tại. Ba
thiết bị đầu cuối của BJT là cơ sở, bộ thu và bộ phát. Một tín hiệu có biên độ nhỏ được áp dụng cho
cơ sở có sẵn ở dạng khuếch đại tại bộ thu của bóng bán dẫn. Đây là sự khuếch đại được cung cấp bởi
BJT. Lưu ý rằng nó yêu cầu một nguồn cung cấp điện DC bên ngoài để thực hiện quá trình khuếch
đại.

Cấu tạo của BJT:


Transistor gồm 3 lớp bán dẫn loại P và loại N ghép lại với nhau. Do đó có 2 loại transistor là NPN
và PNP tương ứng với 2 cách sắp xếp 3 lớp bán dẫn trên.

Như hình vẽ, transistor có 3 cực là B (Base), C (Collector) và E (Emitter) tương ứng với 3 lớp bán
dẫn. Sự phân hóa thành 3 cực này là do đặc tính vật lí của 3 lớp bán dẫn là khác nhau.
CÁCH ĐO BJT :
Bước 1:Đưa đồng hồ đo về thang đo(Ω)

Bước 2: Ta sẽ đo 6 lần giữa 3 chân và sẽ có 2 lần kim sẽ quay trong đó sẽ có 1 chân chung và là
chân B nếu chân chung là que đen(+) thì đây là loại NPN transistor ngược và nếu chân chung là que
đỏ(-) thì đây là loại PNP transisor thuận.

Hình ảnh sau 6 lần thử có 2 lần kim quay

Bước 3: Xác định chân C và E


Đối với loại NPN ta dùng 1 ngón tay chạm vào giữa chân B và 1 chân bất kì sau đó dùng que đo
giữa 2 chân chưa xác định được ta đo và đảo que đo lúc này sẽ có 1 lần kim quay nếu chân đen(+) ở
chân nào thì chân đó là chân C và chân còn lại là chân E.(vì ban đầu chưa có dòng Ic nên khi dùng
ngón tay mắc giữa chân B và chân bất kì lúc này dòng Ib xuất hiện làm trung hòa vách ngăn np và
dong Ic sẽ đổ từ C đến E.

Đối với loại PNP ta dùng 1 ngón tay chạm vào giữa chân B và 1 chân bất kì sau đó dùng que đo
giữa 2 chân chưa xác định được ta đo và đảo que đo lúc này sẽ có 1 lần kim quay nếu chân đen(+) ở
chân nào thì chân đó là chân E và chân còn lại là chân C.

You might also like