You are on page 1of 6

NHẬP MÔN

NGHỊCH LÝ
CUỘC SỐNG

PHẦN
I

E PARADOXES
#1

Hãy ước, hãy mơ, hãy có những ước mơ vĩ đại
Mơ ước viễn vông! Không biết tự xem lại mình à?

Ngay từ bé, ta
đã được dạy
rằng sống trên
đời phải có ước
mơ, hoài bão to
lớn. Ta lớn lên,
mang trong
mình những
khát vọng lớn
lao, mộng mơ
cũng như ta Ngày hôm đó, cái
thuở nhỏ, cho ngày ta tiết lộ với
đến một ngày... mọi người điều
mình hằng ấp ủ
với tâm thế thản
nhiên, vô nghĩ.
Nhưng thứ ta
nhận được không
phải là sự cổ vũ,
mà là những vẻ
mặt chê cười,
những lời phán xét
“Không ai đánh cay độc.
thuế ước mơ”

Không đánh
thuế thật, nhưng
họ không bảo
ta rằng họ cũng
không đánh giá.

2
Ta mong cầu sự kết nối, sự thấu hiểu Thế nhưng trong cõi lòng ta lại tồn tại một
vì được nói ra tâm tư, được lắng nghe nỗi lo thường trực - sợ hãi bị nhìn thấu. Chia
và chia sẻ, dù ít hay nhiều, cũng khiến sẻ càng nhiều, bản thân chúng ta càng trở
ta nhẹ lòng. “Kết nối” ở đây không đơn nên dễ đoán, dễ nắm bắt. Dần dà, ta cảm
thuần là những mối quan hệ xã giao thấy mình đang dần đánh mất sự bảo mật,
thông thường, mà là những mối liên tính riêng tư của chính mình và lo lắng liệu
kết bền chặt, được xây dựng trên lòng rằng những chia sẻ ấy có thể chăng sẽ rơi
tin. Có lẽ cũng vì thế mà những mối liên vào tay người không tốt để rồi rước hoạ vào
kết ấy khiến ta có thể bỏ đi lớp phòng thân, hay sẽ vô tình tổn thương người khác
bị mà trút hết tâm tư. bởi những suy nghĩ chủ quan ấy.

#2
KẾT NỐI

3
#3
GIÚP ĐỠ
Để tớ giúp cho! Cứ để tớ.
Không cần lo, tớ tự làm được rồi.

Ta giúp đỡ người khác vì lý do gì? Vì muốn phụ họ giải quyết


những vấn đề mà họ gặp phải? Vì để tích đức cho đời sau? Vì
để chứng minh rằng mình cũng thật có ích? Vì hai chữ “lương
tâm” - nguồn lực vô hình kêu gào tên ta, thôi thúc ta phải làm
gì đấy, thay vì cứ ngoảnh mặt cho qua? Hay vì một điều chi
khác nữa?

“Sống là cho đi” và “Hãy cho đi nhiều hơn


những gì được nhận” chính là những lẽ
đẹp mà ta đã được dạy. Ta lớn lên với suy
nghĩ răng ta luôn phải là người biết cho
đi hơn là nhận lại vì đấy mới là “người tốt”.
Tuy nhiên, tư tưởng tốt đẹp đó, khi bị nhìn
nhận một cách phiến diện, đã hình thành
nên những người chật vật trong việc cân
bằng hai yếu tố “cho đi” và “nhận lại”.
Những người đó tự cảm thấy bản thân có
trách nhiệm giúp đỡ người khác nhưng
lại e dè, ngần ngại kiếm tìm sự trợ giúp khi
rơi vào thế bí. “Mình không nên nhận quá
nhiều, đó là điều người tốt nên làm.” - Họ
mang suy nghĩ ấy đóng chặt lòng mình,
tự giam mình vào khoảng không cô độc,
tự gánh vác mọi khổ nhọc một mình.

4
Hãy điểm qua một số lời an ủi phổ biến nhé!
“Cậu sẽ ổn thôi”
“Đó chỉ là chuyện cỏn con thôi. Sau này nhìn lại, cậu sẽ thấy nó chả là gì”
“Cậu là một người mạnh mẽ mà!”
“Đừng buồn, có tớ ở đây bên cạnh cậu.”
...
Trên đây là những câu nói được xem là hiệu quả để an ủi một người đang sa sút tinh thần.
Chúng không đánh giá thấp vấn đề mà đối phương đang gặp, cũng không nặng tính
giáo điều. Tuy nhiên, trong một lần tình cờ bắt gặp một video mang tên “How to die (with-
out agonizing in pain)”, mình đã nhận ra rằng những lời nói ấy, qua cặp mắt của người đã
lún sâu vào nỗi buồn, chỉ TRỐNG RỖNG.

TRỐNG RỖNG, vì họ biết người kia chắc gì đã thực sự ở bên cạnh họ.
TRỐNG RỖNG, vì họ thất vọng khi bản thân chẳng thể mạnh mẽ, quật cường.
TRỐNG RỖNG, vì dù biết rằng mai đây nhìn lại, họ có thể cười thật to vào mình khi xưa,
nhưng chính họ ở hiện tại còn không chắc chắn mình còn có thể chống cự thêm giây
phút nào không
và TRỐNG RỖNG, bởi những câu từ ấy đã được lặp lại quá nhiều như một công thức.

#4
5
AN ỦI
HẾT
PHẦN
I

INTRO TO LIFE

You might also like