You are on page 1of 4

BÀI THU HOẠCH

Môn: Dân số học tộc người


Họ và tên: Võ Trang Hoàng Thơ
MSSV: 2256220046
Đề tài: Hành trình của sự sống và cái chết
Di dân là một hiện tượng diễn ra suốt tiến trình phát triển của xã hội loài
người. Về bản chất di dân không phải là hiện tượng sinh học như sinh đẻ, tử
vong. Đây là một quá trình lặp lại nhiều lần. Và để tìm hiểu sâu hơn về di dân.
Em đã tìm hiểu một trong những cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử thông qua
bộ phim “Hành trình của sự sống và cái chết” do VTV sản xuất. Với mục đích
làm rõ vấn đề tại sao người dân lựa chọn di cư và hành trình di cư của họ đã
trải qua những gì.
Trước tiên, ta định nghĩa di dân là gì? Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển
dịch bất kỳ của con người trong không gian và thời gian nhất định kèm theo sự
thay đổi nơi cưu trú tạm thời hay vĩnh viễn. Đối với nghĩa hẹp, di dân là sự di
chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm
thiết lập 1 nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định (Liên hợp
quốc). Tóm lại, chỉ có sự di chuyển làm thay đổi vĩnh viễn nơi cư trú mới gọi là
di cư thật sự
Năm 2015, thế giới chứng kiến nhiều nỗ lực đổi thay mạnh mẽ, tích cực;
nhưng cũng trong năm 2015, thế giới phải chứng kiến một cuộc khủng hoảng
di cư chưa từng có kể từ thế chiến thứ II khi hàng triệu người hoảng loạn, mạo
hiểm cuộc sống, chạy trốn khỏi xung đột, khủng bố ở Trung Đông và châu Phi
tìm đến miền đất hứa châu Âu. Họ đi tìm đường sống, nhưng trong hành trình
của mình, họ gặp phải rất nhiều sự chia ly lẫn mất mát... Kéo dài xuyên suốt
hành trình là câu hỏi mang nhìều suy nghĩ cho người nghe “bạo lực sinh ra từ
đâu”. Tại sao hàng triệu người phải rời bỏ quê hương để đi tìm sự sống và rồi
cái chết đâu có buông tha họ? Vì đâu là nguyên do những cuộc thảm họa nhân
đạo này?
Mở đầu chuyến hành trình này chính là giọng hát non nớt của những đứa
trẻ tại một tị nạn ở Li- băng nơi nằm sát biên giới của Syria đây là điểm đến
đầu tiên mà những người Syria. Dưới cái lạnh xuống 0 độ, những vật dù lành
lặn hay rách nát đều được mang đi đắp lên lều để chắn gió. Những đứa trẻ
trong lớp áo phong phanh cũm nán lại bên ngoài để hưởng cái nắng cuối
chiều.Đến các trại tị nạn, đứa trẻ nào cũng bị bệnh ngoài da. Những vết loét đỏ
lan khắp người. Ở đây ko ai bít bọn trẻ bị gì? Có ng ns bị sởi, ng ns bị virus.
Nhưng cũng có báo chí đưa tin rằng , chính việc IS thảm sát ng dân vô tội vứt
xác họ la liệt ra đường đã phát tán những con bọ gây lở loét và dẫn đến chết
người Bữa tối của người lớn chỉ là vài ba củ khoai được đun bởi một vài nhành
cây khô mà họ lượm nhặt được. Trong mắt của họ luôn ánh lên khát vọng luôn
mong ngóng trở về quê hương để những đứa con của họ được ấm áp ở quê
hương nhưng có lẽ ước mơ ấy còn quá xa vời. Những điều cơ bản nhất đối với
một đứa trẻ là được ăn no, mặc ấm, được chơi, được học nay lại trở thành điều
xa xỉ đối với chúng.
Còn ở trại tị nạn Shatila, những đứa trẻ Syria đã được đi học. Thế nhưng
các em vẫn phải đối mặt với mỗi nguy hiểm tiềm tàng. Hàng ngày, gia đình và
các em vẫn phải sử dụng nguồn nước mang tên “Nguồn nước tử thần”- dòng
nước mặn còn hơn nước biển. Hậu quả 80% trong số họ mắc bệnh về thận.
Cuộc sống tị nạn ở Syria đã ép những đứa trẻ phải trưởng thành trước. Ở những
khu ổ chuột tăm tối, hàng ngày, những đứa trẻ vẫn đang phải cật lực kiếm ăn.
Hình ảnh đứa bé chưa đến tuổi lao động hàng ngày phải bươn ra đường để làm
việc đã trở thành hình ảnh quen thuộc nơi đây.
Điểm đến tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đây chứa 2 200 000 người tị nạn.
Tại đây họ trở thành miếng mồi béo bở cho bọn lừa đảo và buôn người.
Để đến với giấc mộng châu Âu, nơi họ đặt chân chính là Hy Lạp. Đoạn
đường đến đây chỉ dài 6km thế nhưng đã nhấn chìm ước mơ của hàng trăm
người. Cái giá của họ phải trả là quá đắt. May mắn hơn nếu sống sót họ vẫn
phải chịu sự mệt mỏi, đói rét cùng cực. Ở đảo Lesbos, Hy Lạp chỉ riêng năm
nay đã có hơn 300 người bỏ mạng trước khi đặt chân lên miền đất hứa.
Hành trình tiếp theo chính là Macedonia, khác với sự niềm nở đón chào ở
Hy Lạp, hàng ngàn người di cư vẫn đang mắc kẹt ở biên giới Hy Lạp-
Macedonia bởi chính quyền Macedonia đã siết chặt quy định nhập cảnh không
cho phép những người này đi qua biên giới. Với lý do họ thuộc diện di cư theo
mục đích kinh tế nên không đạt tiêu chuẩn. Phía trong hàng rào là cảnh tượng
vô cùng hoảng loạn, đã xảy ra nhiều cuộc xung đột giữa người tị nạn và cảnh
sát. Những ngày trước đó nhiều người tị nạn đã tự khâu miệng mình lại để
tuyệt thực để phản đối chính sách phân loại người tị nạn của chính phủ
Macedonia bởi họ không còn bíết đi đâu về đâu.
Từ Macedonia người tị nạn tiếp tục di chuyển đến Hungary. Để ngăn chặn
người di cư chính phủ nước này đã cho xây dựng 1 bức tường cao 4m dài
175km dọc biên giới. Một bên hàng rào dây thép gai là lực lượng an ninh ngăn
chặn, còn bên kia là hàng trăm người tị nạn trong tình trạng kiệt quệ.
Để đến được Áo họ trốn vào trong các xe tải do tội phạm có tổ chức điều
khiển. Bi kịch đã xảy ra với những chiếc xe bên trong đó nhồi nhét hàng chục
người. Đỉnh điểm là hôm 27/08/2015, 71 thi thể trong tình trạng đang phân hủy
được phát hiện.
Đến được châu Âu, nơi họ hằng mơ ước thế nhưng chúng không giống như
giấc mộng của họ. Tại Đức không ít người tị nạn phải sống vất vưởng dưới trời
lạnh giá rét trong khi đợi sự giúp đỡ, họ cũng phải chịu ánh nhìn phân biệt,
không mấy thiện cảm từ họ. Hàng trăm cuộc tấn công hướng đến người tị nạn,
đốt cháy các khu trại nơi họ ở.
Vậy tại sao họ phải rời bỏ quê hương? Câu trả lời cho câu hỏi này chỉ đơn
giản là bởi nỗi sợ hãi, ám ảnh với chiến tranh và IS, là mơ ước về một cuộc
sống thoát khỏi những cơn ác mộng đến hàng đêm. Đến các trại tị nạn, đứa trẻ
nào cũng bị bệnh ngoài da. Những vết loét đỏ lan khắp người. Ở đây không ai
biết bọn trẻ bị gì? Có người nói bị sởi, người nói bị virus. Nhưng cũng có báo
chí đưa tin rằng , chính việc IS thảm sát người dân vô tội vứt xác họ la liệt ra
đường đã phát tán những con bọ gây lở loét và dẫn đến chết người.
Thế nhưng đâu đó vẫn còn có những câu chuyện làm ấm tình người. Câu
chuyện về “thiên thần của những người tị nạn” - bà Melinda McRostie - người
đã cứu giúp 170.000 người tị nạn tại Lesbos, Hy Lạp. Ở trại tị nạn do Melinda
và nhóm của mình dựng lên các TNV cung cấp mọi thứ từ thực phẩm, nước
uống miễn phí đến thông tin chỗ ở, cách thức đăng ký giấy phép đi vào phần
đất liền thuộc lãnh thổ Hy Lạp. Hay Adel Termos - người anh hùng đã hy sinh
bản thân để ngăn chặn một vụ nổ bom tại thành phố Belarus là những minh
chứng cho điều đó. Đó cũng chính là “câu chuyện về sự cho đi đến tột cùng”.
Thế giới đang phải làm quen với khái niệm khủng bố đáp trả. Những cuộc
khủng bố kinh hoàng nhắm vào những người vô tội. Những cuộc khủng bố đáp
trả bao giờ chấm dứt? Nó sẽ ko bao giờ chấm dứt nếu như còn những kẻ nhân
danh tôn giáo để thực hiện mưu đồ của mình; sẽ ko đc kết thúc nếu như cuộc
chiến tranh được bấm nút bởi những lý do nhầm lẫn hay dối trá. Nó sẽ luôn
hiện diện và ngày càng tàn khốc nếu như nó còn chưa giải quyết đc nguyên
nhân sâu xa, gốc rễ.
Là một người Việt Nam, hơn ai hết hiểu rõ nỗi mất mát của chiến tranh gây
ra, hơn ai hết hiểu rõ giá trị của hòa bình như thế nào. Vậy nên hãy sống và làm
việc đấu tranh vì hòa bình, vì một thế giới tươi sáng hơn như thế con người mới
hưởng cuộc sống đúng nghĩa của nó. Bản thân em cần quan tâm hơn đối với
những người xung quanh. Tích cực ủng hộ các hành động cao đẹp để bảo vệ
nền hòa bình bình và góp phần sức mình trong việc đẩy lùi các xung đột, chiến
tranh. Tham gia các hoạt động, tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè quốc tế

You might also like