You are on page 1of 2

Tết Nguyên đán là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ về tổ tiên.

Mọi gia đình người Việt vào Tết đều bày biện bàn thờ cúng tổ tiên rất trang trọng;
hướng về nguồn cội là giá trị tâm linh, nếp sống, truyền thống tốt đẹp, bền vững
của người Việt
“Trải qua hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam là một quốc gia luôn
mang trong mình một nền văn hóa lớn và độc đáo. Văn hóa Việt Nam gắn liền với
văn hóa lúa nước, vì vậy nó vẫn chất phác, đơn sơ, giản dị, gần gũi nhưng không
kém phần tinh tế. Những nét văn hóa ấy được giữ gìn và lưu truyền bao đời nay.
Một trong những viên ngọc quý của văn hóa Việt Nam là các ngày lễ, tết. Tết cổ
truyền dân tộc không chỉ là nét văn hóa mà còn là vốn văn hóa quý giá do ông cha
ta gây dựng bởi nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, có những điều đẹp đẽ, nghĩa tình
và thiêng liêng”
BỎ TẾT CỔ TRUYỀN, LIỆU CÓ GIÀU HƠN
Trung Quốc cũng như Việt Nam rất coi trọng Tết Nguyên đán. Trung Quốc nghỉ
tết ít nhất 7 ngày... Nhưng 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh
mẽ và giờ đứng thứ 2 thế giới. Những năm 50, Hàn Quốc là một trong những nước
nghèo nhất thế giới, nhưng hiện nay nền kinh tế Hàn Quốc nằm trong top 20 thế
giới… mà vẫn không cần bỏ Tết cổ truyền. Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,
Malaysia vẫn phát triển rất ổn định mà không hề bỏ Tết Nguyên đán. Phát triển
kinh tế và ăn Tết cổ truyền có thể song hành cùng nhau”
Nói Tết Nguyên đán làm đình trệ sản xuất, nền kinh tế giảm sút, đó là cái nhìn
phiến diện, thiển cận. Tết Nguyên đán là “Tết đoàn viên”, thời gian để chăm sóc
gia đình, thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - tâm linh ngàn đời của người Việt.
Tết, người lao động được nghỉ ngơi để lấy lại tâm thế bước vào năm mới làm việc
phấn chấn hơn, hiệu quả hơn; là dịp đi tham quan, du lịch, thăm nhau; đặc biệt, tết
là thời điểm mua sắm tăng cao; theo đó, kích thích sản xuất…

Ngoài ra Việt Nam đã và đang thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Song, để trở thành quốc gia văn minh, không có nghĩa chối
bỏ quá khứ tốt đẹp; gạt bỏ giá trị văn hóa dân tộc.

Tết cổ truyền Việt Nam là nét văn hóa độc đáo tổ tiên truyền lại; bởi nó lưu giữ
hồn cốt tổ tiên, cội nguồn, gốc tích dân tộc. Ở đó, là những giá trị tinh thần, tín
ngưỡng, tâm linh, ước vọng, nuôi dưỡng tâm hồn Việt; đặc biệt, nó đã được “sàng
lọc” qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta. Chối bỏ Tết
cổ truyền là hành vi cổ súy chối bỏ tổ tiên, chối bỏ văn hóa Việt . Tết cổ truyền có
lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, cần gìn giữ. Ai đó, nếu
quan tâm văn hóa dân tộc, thay vì “đề xuất” bỏ Tết Nguyên đán, sao không “hiến
kế” các giải pháp góp phần hạn chế những tiêu cực phát sinh? Chớ nên “tạo cớ” để
các thế lực phản động lợi dụng xuyên tạc, chống phá Nhà nước ta…

You might also like