You are on page 1of 21

Mã phát hành: 2227

MỤC LỤC

1. Các tiêu chuẩn quan trọng cần chú ý khi lắp đặt ...........................................................................2
1.1 Tiêu chuẩn về mức độ chống xâm nhập (chỉ số IP) ...............................................................2
1.2 Tiêu chuẩn về hệ thống tiếp địa ..................................................................................................4
1.3 Tiêu chuẩn về hệ thống chống Xung điện cao áp (Surge Protection) ..............................4
1.3.1 Xung điện cao áp là gì và sinh ra từ đâu ? .......................................................................4
1.3.2 SPD là gì ? .................................................................................................................................5
1.3.3 Tại sao phải có hệ thống chống Xung điện cao áp? ......................................................6
1.3.4 Thông tin thêm về SPD ..........................................................................................................7
1.4 Tiêu chuẩn về chống ăn mòn .......................................................................................................8
1.5 Tiêu chuẩn về độ lệch màu sắc của ánh sáng (SDCM) .........................................................8
1.5.1 SDCM là gì ?..............................................................................................................................8
1.5.2 Các lưu ý khi lắp đặt đèn LED có SDCM cao. ..................................................................9
1.6 Tiêu chuẩn về bóng LED tube ....................................................................................................10
1.6.1 Tại sao bóng LED tube chỉ cấp điện một đầu (single-ended) ? ................................10
1.6.2 Lưu ý khi dùng bóng LED tube cấp điện 1 đầu. ............................................................10
2. Các lỗi thường gặp khi lắp đặt đèn LED ngoài trời .....................................................................11
2.1 Nước xâm nhập vào bên trong bộ đèn ....................................................................................11
2.2 Bộ đèn hư do Xung điện cao áp ................................................................................................14
3. Các lỗi thường gặp khi lắp đặt đèn LED trong nhà ......................................................................16
3.1 Thắp sáng liên tục > 12h/ngày ...................................................................................................16
3.2 Không có đủ không gian để thoát nhiệt ..................................................................................16
3.3 Điều khiển On/Off theo sensor...................................................................................................16
3.4 Bóng LED tube loại 1 đầu (Single End) bị cấp nguồn sai đầu. .........................................17
3.5 Lắp đặt trong môi trường bán ngoài trời (semi-outdoor)...................................................18
3.6 Sử dụng bóng đèn cho chiếu sáng khẩn cấp (Emergency). ..............................................18
4. Các đầu mục (checklist) cần kiểm tra cho đèn LED ...................................................................18
4.1 Lắp đặt ngoài trời ..........................................................................................................................18
4.2 Lắp đặt trong nhà ..........................................................................................................................19
5. Liên hệ ......................................................................................................................................................19

Trang 1/19
Mã phát hành: 2227

1. Các tiêu chuẩn quan trọng cần chú ý khi lắp đặt
1.1 Tiêu chuẩn về mức độ chống xâm nhập (chỉ số IP)
Chỉ số IP được quy định bởi tiêu chuẩn EN 60529 và IEC 60509, được viết tắt bởi 2 chữ
số, ví dụ: IP65, IP66, IP67,... Trong đó, chữ số thứ nhất cho biết mức độ chống vật rắn
xâm nhập, chữ số thứ hai cho biết mức độ chống nước xâm nhập, cụ thể:

Mức độ chống vật rắn xâm nhập Mức độ chống nước xâm nhập

Vật rắn có đường Nước nhỏ giọt thẳng đứng.


kính ≥50mm. Thử nghiệm trong 10 phút.
1 1
Vật rắn có đường Nước nhỏ giọt ở góc 15O
kính ≥12mm. với phương đứng. Thử
2 2 nghiệm trong 10 phút.

Vật rắn có đường Tia nước ở góc nhỏ hơn


kính ≥2.5mm. 60O với phương đứng. Thử
3 3 nghiệm trong 5 phút.

Vật rắn có đường Tia nước ở tất cả các


kính ≥1mm. hướng. Thử nghiệm trong 5
4 4 phút.

Chống lại sự xâm Thử nghiệm trong 3 phút


nhập của bụi. dưới vòi nước có lưu lượng
5 5 12.5 l/phút, 30 kPa từ
khoảng cách 3 m
Chống xâm nhập Thử nghiệm trong 3 phút
trong môi trường dưới vòi nước có lưu lượng
6 bụi hoàn toàn. 6 100 l/phút, 100 kPa từ
khoảng cách 3 m.
Thử nghiệm ngâm trong
nước liên tục 30phút ở độ
7 sâu từ 15cm tới 1m.

Thử nghiệm ngâm lâu trong


nước với các điều kiện
8 được công bố bởi nhà sản
xuất.

CẢNH BÁO:
Từ nội dung trên, cần chú ý với các bộ đèn có chỉ số như sau:
- IP65 và IP66 : bộ đèn không có khả năng ngâm hoàn toàn trong nước, vì vậy
môi trường lắp đặt phải đảm bảo không bị ngập nước (đặc biệt là vào mùa mưa
bão).
- IP67 : bộ đèn chỉ có thể ngâm trong nước khoảng 30 phút, vì vậy cần chú ý khả
năng thoát nước của môi trường lắp đặt. Tham khảo hướng dẫn lắp đặt của bộ
đèn.

Trang 2/19
Mã phát hành: 2227

Ngoài ra, khi lắp đặt bộ đèn IP65/ IP66/ IP67 cần lưu ý thêm:

- Để đảm bộ độ kín nước, các bộ đèn cần có phụ kiện phù hợp và lắp đặt đúng cách,
vì vậy cần tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu trong tài liệu Hướng dẫn lắp đặt được đính
kèm theo sản phẩm.

- Cáp nguồn cần được đấu nối bằng linh kiện chống nước và sử dụng cáp điện loại 2
lớp vỏ bọc để đảm bảo hơi nước không bị hút ngược vào bên trong bộ đèn. Nguyên
nhân: Khi bộ đèn hoạt động, nhiệt độ bên trong nóng lên, áp suất tăng cao; khi đèn
tắt, nhiệt độ giảm xuống làm áp suất bên trong giảm, từ đó hút hơi ẩm vào bên trong
đèn thông qua đường cáp nguồn, lâu ngày ngưng tụ thành nước bên trong đèn.

- Đảm bảo cáp nguồn không bị bể/nứt vì hơi nước có thể xâm nhập thông qua cáp
nguồn.

- Chú ý sản phẩm được khuyến cáo lắp đặt trong nhà hay ngoài trời, vì một số sản
phẩm được sản xuất từ vật liệu đặc biệt chỉ để sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời.

- Tham khảo thêm mục 2: Các lỗi thường gặp khi lắp đặt đèn LED ngoài trời.

- Hình minh họa các đầu mục quan trọng cần lưu ý:

Trang 3/19
Mã phát hành: 2227

1.2 Tiêu chuẩn về hệ thống tiếp địa


- Tại sao phải có hệ thống tiếp địa ?
Tiếp địa hay còn gọi là tiếp đất, hoặc là nối đất. Hệ thống tiếp địa cung cấp một
đường dẫn an toàn để phân tán các dòng sự cố do rò điện, sét đánh, phóng tĩnh
điện, các nhiễu điện từ, .. xuống lòng đất; từ đó giúp bảo vệ con người, nhà máy và
trang thiết bị điện, điện tử.
- Một số tiêu chuẩn điển hình cho hệ thống tiếp địa chống sét:
➢ Tiết diện cáp tiếp địa giữa các tủ điện và giữa tủ điện đến cọc tiếp địa:
≥16mm2 (tiêu chuẩn IEC 62305-3 cho hệ thống chống sét)
➢ Điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa ≤10Ω (tiêu chuẩn TCVN-9385-2012).
- Một số tiêu chuẩn điển hình cho hệ thống tiếp địa an toàn:
➢ Tiết diện cáp tiếp địa cho hệ thống điện: chọn theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-
54.
➢ Điện trở nối đất của hệ thống tiếp địa ≤4Ω (TCVN-4756-1989 - Muc 2.3.2).

Ghi Chú: Trên đây chỉ là các tiêu chuẩn điển hình, khách hàng cần liên hệ với Đơn
vị Tư vấn chuyên nghiệp để có hệ thống tiếp địa hiệu quả và đạt chuẩn.

1.3 Tiêu chuẩn về hệ thống chống Xung điện cao áp (Surge Protection)
1.3.1 Xung điện cao áp là gì và sinh ra từ đâu ?
Xung điện cao áp là điện áp quá độ lên tới vài kV, xuất hiện ngẫu nhiên và chỉ kéo
dài trong thời gian cực ngắn (vài micro giây).

Hình minh họa: Xung điện cao áp (mũi tên đỏ)

Trang 4/19
Mã phát hành: 2227

Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra Xung điện cao áp, ví dụ như:
+ Do xung sét trực tiếp tác động vào lưới điện.
+ Hệ thống thoát tia sét xuống mặt đất làm sinh ra trường điện tử biến thiên,
từ đó sinh ra các xung điện áp trên các hệ thống điện gần đó.
+ Quá trình đóng/cắt hệ thống điện, quá trình đóng/cắt của trạm biến áp, của
mô tơ hay của các thiết bị công suất lớn (máy phát, máy hàn, máy cắt,…).
+ Phóng tĩnh điện.

Xung điện cao áp có thể xuất hiện giữa cực L và N (differential/normal mode), giữa
cực L/N và chân tiếp địa (common mode):

1.3.2 SPD là gì ?
SPD (Surge Protection Device) là thiết bị bảo vệ chống xung điện cao áp.
Nguyên lý hoạt động: SPD thường được chế tạo theo công nghệ biến trở (metal
oxide varistor, MOV). Khi điện áp đầu vào thấp hơn mức kích hoạt (clamping level),
MOV có điện trở rất lớn nên các thiết bị lắp đặt phía sau vẫn hoạt động bình thường;
nhưng khi có điện áp lớn hơn mức kích hoạt, điện trở của MOV sẽ giảm nhanh để
bảo vệ các thiết bị lắp phía sau (hình minh họa), từ đó “cắt” được xung cao cáp, khi
đó sẽ có 2 trường hợp:
- Nếu xung điện áp xuất hiện giữa chân L(hoặc N) và chân tiếp địa: xung này
sẽ được chuyển thành dòng điện và được dẫn xuống đất, vì vậy, nếu SPD không
được tiếp địa đúng cách thì xung này sẽ không được triệt tiêu, từ đó sẽ không bảo
vệ được thiết bị.
- Nếu xung điện áp xuất hiện giữa chân L và N: xung này sẽ được chuyển
thành dòng điện, nếu dòng điện này đủ lớn có thể làm MCB nhảy.

Hình minh họa: Nguyên lý hoạt động của SPD

Trang 5/19
Mã phát hành: 2227

1.3.3 Tại sao phải có hệ thống chống Xung điện cao áp?
Bộ đèn LED được sản xuất bởi các linh kiện điện tử và linh kiện bán dẫn, nên rất dễ
bị phá hủy bởi các Xung điện cao áp. Vì vậy, bắt buộc phải có hệ thống bảo vệ
chống xung điện cao áp đầy đủ và đạt chuẩn.
Hệ thống chống Xung điện cao áp cho bộ đèn LED phải bao gồm:
+ Lắp đặt SPD thành nhiều lớp bảo vệ theo từng khu vực (tham khảo Tiêu
chuẩn IEC 61643-11)

Sơ đồ nguyên lý: Lắp SPD thành nhiều lớp bảo vệ.

+ Cáp điện kết nối từ SPD với hệ thống tiếp địa phải càng ngắn càng tốt, để
các Xung điện cao áp được thoát nhanh xuống đất. (Tiêu chuẩn IEC 60364-5-53,
section 534.2.9 khuyến cáo không nên quá 0.5m).

Tổng chiều dài cáp đấu nối với SPD được khuyến cáo không vượt quá 0.5m

+ Nếu khoảng cách từ SPD gần nhất đến bộ đèn lớn hơn 30m, cần bổ sung thêm
SPD lắp đặt tại bộ đèn (IEEE Std C62.72-2007)
+ Cáp điện nguồn phải cách xa cáp điện dùng để thoát Xung điện áp xuống đất (IEC
61643-12, Annex K) để ngăn ngừa hiện tượng cảm ứng điện từ.
+ Cáp điện cấp nguồn và cáp tín hiệu cần cách xa cáp thoát sét của hệ thống chống
sét ít nhất 2m (Tiêu chuẩn IEC 62305-3: section 6.3).
+ Cáp điện nguồn và cáp dữ liệu cần được tách biệt trong các ống dẫn riêng.

Trang 6/19
Mã phát hành: 2227

+ Tủ điện cấp nguồn chiếu sáng phải tách biệt với tủ điện của các thiết bị có công
suất lớn như máy hàn, máy cắt,..

Ghi Chú: Trên đây chỉ là các tiêu chuẩn điển hình, khách hàng cần liên hệ với Đơn
vị Tư vấn chuyên nghiệp để có được hệ thống chống Xung điện áp hiệu quả và đạt
chuẩn.

1.3.4 Thông tin thêm về SPD


SPD có 2 loại:
+ SPD mắc song song (Hình 1): bên trong là 3 bộ MOV bảo vệ 3 cặp dây. Khi SPD
bị hỏng, tải vẫn hoạt động bình thường, tình huống này khá nguy hiểm vì khi đó tải
không còn được bảo vệ.

Hình 1. SPD mắc song song và cấu tạo bên trong.

+ SPD mắc nối tiếp (Hình 2): bên trong là 3 bộ MOV bảo vệ 3 cặp dây và mạch điện
lọc nhiễu cơ bản hoặc cầu chì được mắc nối tiếp. Khi SPD bị hỏng, tải không còn
hoạt động vì đã bị cách ly khỏi hệ thống.

Hình 2. SPD mắc nối tiếp và cấu tạo bên trong.

Trang 7/19
Mã phát hành: 2227

Các sự cố thường gặp với SPD:


- MCB bị nhảy: MOV của cặp dây L và N bị phá hủy, dẫn đến bị ngắn mạch và làm
nhảy MCB. Khi đó cần thay thế SPD mới.
- RCBO bị nhảy: MOV của cặp dây L và Ground hoặc N và Ground bị phá hủy, dẫn
đến bị ngắn mạch với dây tiếp địa, làm nhảy RCBO. Khi đó cần thay thế SPD mới.
- Kiểm tra và phát hiện bộ đèn bị hư là do xung cao áp, tuy nhiên quan sát SPD thì
không có dấu hiệu gì khác thường: hiện tượng này cần lưu ý rằng năng lực của SPD
là có giới hạn: chỉ chống được các Xung có biên độ giới hạn và tốc độ thay đổi của
Xung không quá nhanh; và tuổi thọ của SPD cũng phụ thuộc vào số lần bị Xung tác
động. Do đó, các Xung có tốc độ nhanh hoặc biên độ quá lớn thì SPD không bảo vệ
được, dẫn đến tải vẫn có khả năng bị hư hỏng, vì vậy cần lắp đặt SPD thành nhiều
lớp trên các khu vực khác nhau để tải được bảo vệ hiệu quả nhất. Ngoài ra, để kiểm
tra tình trạng SPD có còn tốt hay không thì cần có thiết bị chuyên dụng hoặc phải
kiểm tra trong phòng thí nghiệm, do đó nếu không đảm bảo SPD còn tốt thì nên thay
thế mới SPD mới trong trường hợp này.

1.4 Tiêu chuẩn về chống ăn mòn


Môi trường gần biển thường có độ mặn cao, vì vậy các sản phẩm lắp đặt trong môi
trường này (cách bờ biển trong vòng 5km) cần được thử nghiệm chống ăn mòn ít
nhất 1.500 giờ theo tiêu chuẩn ASTM B117 (hoặc tương đương).

1.5 Tiêu chuẩn về độ lệch màu sắc của ánh sáng (SDCM)
1.5.1 SDCM là gì ?
Standard Deviation Colour Matching (SDCM) là hệ thống đo lường màu sắc ánh
sáng thực tế của bộ đèn so với màu sắc chuẩn, được thể hiện trên biểu đồ
MacAdam Ellipse (CIE 1931 2 deg (xy)). Xung quanh điểm màu sắc chuẩn, nhiều
hình elip được vẽ ra sao cho mỗi bước elip là khu vực màu sắc mà mắt thường của
con người không thể nhận ra sự khác biệt.

Trang 8/19
Mã phát hành: 2227

Để quy đổi sự khác biệt từ SDCM sang nhiệt độ màu Kelvin (CCT), tham khảo tiêu
chuẩn IEC 60081 như sau:

1.5.2 Các lưu ý khi lắp đặt đèn LED có SDCM cao.
Đối với các bộ đèn có SDCM > 5, sự khác biệt về màu sắc giữa các bộ đèn có thể
dễ dàng nhận ra, vì vậy không nên lắp các bộ đèn quá gần nhau hoặc thành một
hàng dài (nếu dự án yêu cầu tính thẩm mỹ cao).

Hình minh họa: các bộ đèn có SDCM cao khi lắp đặt thành hàng dài thì dễ thấy sự
khác biệt về màu sắc, gây mất thẩm mỹ.

Trang 9/19
Mã phát hành: 2227

1.6 Tiêu chuẩn về bóng LED tube


1.6.1 Tại sao bóng LED tube chỉ cấp điện một đầu (single-ended) ?
Bóng LED tube loại cấp nguồn 1 đầu được sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn
UL 1598 và 1598B. So với bóng loại cấp nguồn 2 đầu (Double End), loại cấp nguồn
1 đầu giúp an toàn hơn trong quá trình thi công, tránh trường hợp điện giật do người
thợ cầm 2 tay vào 2 đầu của bóng.

Hình minh họa: Bóng Single-Ended chỉ cấp điện từ 1 đầu của bóng, đầu còn lại là
cầu chì được tách biệt với đầu cấp nguồn.

Hình minh họa: Bóng Double-Ended cấp nguồn từ 2 đầu của bóng, dễ gây điện giật
khi người thợ cầm 2 tay vào 2 đầu của bóng .
1.6.2 Lưu ý khi dùng bóng LED tube cấp điện 1 đầu.
- Phải cấp nguồn đúng đầu, nếu cấp nguồn sai sẽ làm hỏng cầu chì và làm đen đầu
của bóng.

- Sơ đồ đấu nối LEDtube DE(Double-End)

Trang 10/19
Mã phát hành: 2227

2. Các lỗi thường gặp khi lắp đặt đèn LED ngoài trời
2.1 Nước xâm nhập vào bên trong bộ đèn
Sự cố nước xâm nhập vào bên trong bộ đèn, đa số các trường hợp là do không tuân
thủ đúng hướng dẫn lắp đặt đi kèm với sản phẩm. Một số lỗi thường gặp:
- Đấu nối cáp điện nguồn chỉ bằng băng keo điện đơn thuần mà không có linh kiện
đấu nối chống nước (Hình 1 + 2).
- Môi trường lắp đặt không đảm bảo việc thoát nước dẫn đến bộ đèn bị ngâm nước
trong thời gian dài (Hình 1 + 3).
- Cáp nguồn sử dụng loại cáp đơn, làm hơi nước bị hút vào bên trong bộ đèn thông
qua khe hở giữa các sợi cáp (Hình 4).
- Đầu nối connector đính kèm theo đèn không được bảo quản, bị bụi bẩn xâm nhập
(Hình 5).
- Các vị trí có khả năng bị nước xâm nhập không được dán bằng keo chuyên dụng
(Hình 6).

- Không có hộp đấu chống nước.


- Đấu nối bằng băng keo điện,
không đảm bảo kín nước

Không đảm bảo


thoát nước

Hình 1: Môi trường không đảm bảo thoát nước và đấu nối sai cách

Dây nguồn bị cắt,


không được đấu
bằng hộp đấu
chống nước

Hình 2: Mối nối không đảm bảo kín nước

Trang 11/19
Mã phát hành: 2227

Hình 3: Chú ý vấn đề thoát nước.

Có linh kiện đấu nối chống


nước nhưng dây nguồn
không phù hợp.

Hình 4: Cáp nguồn không đúng chủng loại.

Hình 5: Đầu nối connector bị bụi xâm nhập nên không đảm bảo kín nước.

Hình 6: Các vị trí có khả năng bị nước xâm nhập phải được dán bằng keo chuyên dụng.

Trang 12/19
Mã phát hành: 2227

Một số ví dụ tham khảo cho việc lắp đặt đúng quy cách đối với những bộ đèn ngoài
trời:

Hệ thống đèn ngoài trời


được đấu nối với hộp đấu
chống chống
nước Junction
nước. Box
IP67

Trang 13/19
Mã phát hành: 2227

2.2 Bộ đèn hư do Xung điện cao áp


Các nguyên nhân làm bộ đèn hư do Xung điện cao áp:
- Không có SPD bảo vệ bộ đèn
- Có SPD nhưng không đấu nối vào hệ thống tiếp địa.
- Có SPD và có đấu nối vào hệ thống tiếp địa, nhưng cáp đấu nối không đạt yêu cầu về
tiết diện và bố trí cáp chưa đạt chuẩn (hình 1).
- Điện trở của hệ thống nối đất chưa đảm bảo <4Ω.
- Bộ đèn được lắp đặt quá gần kim thu sét (hình 2).
- Cáp nguồn quá gần hoặc giao cắt với cáp thoát sét (hình 3)

2
1

Hình1. Lắp đặt SPD chưa đạt chuẩn:

1 : Tủ điện bố trí dây không gọn gàng, không có sự quản lý cho cáp tín hiệu và cáp động
lực.
2 : Cáp điện đấu nối vào SPD không đáp ứng Tiêu chuẩn IEC 60364-5-53, section
534.2.9 + 534.2.10 : yêu cầu tổng chiều dài cáp tối đa 0.5m và Tiêu chuẩn IEC 61643-
12, Annex K: yêu cầu không được đi gần và song song với các cáp điện khác.

Trang 14/19
Mã phát hành: 2227

Hình 2. Bộ đèn được lắp đặt quá gần đầu thu sét

Hình 3. Cáp nguồn giao cắt với cáp thoát sét.

Trang 15/19
Mã phát hành: 2227

3. Các lỗi thường gặp khi lắp đặt đèn LED trong nhà
3.1 Thắp sáng liên tục > 12h/ngày
Chính sách bảo hành tiêu chuẩn của Signify có giới hạn thời gian sử dụng trung bình tối
đa là 12 giờ/ngày hay 4000 giờ/năm.
Các sự cố có thể xảy ra nếu sử dụng quá giới hạn nêu trên:
- Bóng đèn bị quá nhiệt, vì hoạt động liên tục trong thời gian dài.
- Bóng nhanh chóng bị giảm quang thông và nhanh bị hỏng.
Giải pháp: Cần có biện pháp để quản lý thời gian thắp sáng của bộ đèn, ví dụ: tách hệ
thống đèn thành nhiều line độc lập để bật tắt luân phiên. Hoặc liên hệ với Signify để có
giải pháp và chính sách phù hợp.

3.2 Không có đủ không gian để thoát nhiệt


Lỗi thường xảy ra khi khách hàng có nhu cầu thay mới hoặc nâng cấp hệ thống chiếu
sáng từ huỳnh quang (fluorescent)/compact(CFL) bằng bóng LED Bulb mà vẫn giữ lại
chóa đèn cũ. Cần lưu ý:
• Chóa đèn phải có đủ không gian để bóng đèn thoát nhiệt.
• Việc sử dụng chóa với mặt kính cần được cân nhắc trong điều kiện bóng đèn hoạt
động, nhằm đảm bảo không khí được đối lưu, khí nóng được thoát lên trên cao.
• Nhiệt độ để bóng hoạt động tốt được khuyến cáo không vượt quá giá trị Tc: được ghi
chú trên sản phẩm.

Dấu hiệu nhận biết: Bóng vàng bầu, ố vàng, nứt, nhanh hỏng.

3.3 Điều khiển On/Off theo sensor


Một số sản phẩm của Signify có thông tin số lần bật/tắt tối đa (Switching cycle). Việc
điều khiển bóng đèn On/Off theo cảm biến (sensor) tại những khu vực như: Hành lang,
cầu thang, toilet …. dẫn đến không kiểm soát được số lần bật/tắt, từ đó dẫn đến bóng
giảm tuổi thọ và nhanh hỏng.
Dấu hiệu nhận biết: Bóng đèn LED dễ hỏng bộ driver vì liên tục khởi động lặp đi lặp lại
trong ngày, dẫn đến bóng giảm tuổi thọ và nhanh hỏng.
Giải pháp: Cần chọn đúng sản phẩm có thể bật/tắt được bằng sensor.

Trang 16/19
Mã phát hành: 2227

3.4 Bóng LED tube loại 1 đầu (Single End) bị cấp nguồn sai đầu.
Đối với bóng LED tube loại cấp nguồn 1 đầu, nếu cấp nguồn sai sẽ làm hỏng cầu chì và
làm đen đầu của bóng:

Hình minh họa: Cấp nguồn sai đầu làm hư cầu chì bên trong, từ đó đầu đèn bị đen.

Cần thực hiện đấu nối đúng sơ đồ cho từng loại bóng như sau:
- Sơ đồ đấu nối cho LED tube 1 đầu (Single End):

- Sơ đồ đấu nối cho LED tube 2 đầu (Double-End):

Trang 17/19
Mã phát hành: 2227

3.5 Lắp đặt trong môi trường bán ngoài trời (semi-outdoor)
Các khu vực bán ngoài trời như ban công, mái hiên,… được khuyến cáo nên sử dụng
các sản phẩm dành cho ứng dụng ngoài trời (outdoor) vì liên quan đến khả năng chống
tia cực tím, chống nước và côn trùng xâm nhập, và chịu độ rung lắc.

3.6 Sử dụng bóng đèn cho chiếu sáng khẩn cấp (Emergency).
Các sản phẩm chiếu sáng thông dụng không được áp dụng cho mục đích chiếu sáng
đặc biệt như gắn kèm bộ sạc cho chiếu sáng khẩn cấp (trừ khi có sự chấp nhận bằng
văn bản từ Signify Việt Nam).
Những sản phẩm có sử dụng pin (battery) của Signify, khuyến cáo nên đưa vào sử dụng
càng sớm càng tốt, không nên lưu kho quá lâu vì sẽ làm suy giảm khả năng lưu trữ điện
của pin.

4. Các đầu mục (checklist) cần kiểm tra cho đèn LED
4.1 Lắp đặt ngoài trời
STT Nội Dung Yes/ Ghi Chú
No
1 Giai đoạn lựa chọn sản phẩm
Môi trường lắp đặt có đặc biệt không ?
(Gần biển/Gần hồ bơi (có hóa chất)/Nhiệt độ cao/Rung lắc
cao…)
2 Trước khi lắp đặt
2.1 Đã đọc kỹ tài liệu hướng dẫn lắp đặt ?
2.2 Có chú ý đến các cảnh báo trong Hướng dẫn lắp đặt ?
2.3 Đã kiểm tra hệ thống tiếp địa ?
(Điện trở tiếp địa/Tiết diện cáp tiếp địa/Sơ đồ tiếp địa: TT,
TNC-S,…)
2.4 Hệ thống đèn có gần với hệ thống chống sét ?
(Khoảng cách với cáp thoát sét/Kim thu sét/….)
2.5 Hệ thống chống Xung cao áp đã đầy đủ và đạt chuẩn ?
(Bố trí SPD/Đấu nối tiếp địa/…)
2.6 Đã kiểm tra khả năng thoát nước cho bộ đèn IP67 và rủi ro
ngập nước cho đèn IP65-IP66 (đặc biệt là mùa mưa bão) ?
3 Thực hiện lắp đặt
3.1 Có tuân thủ theo tài liệu hướng dẫn lắp đặt của đèn ?
3.2 Có tuân thủ theo tài liệu hướng dẫn lắp đặt của SPD ?
3.3 Có sử dụng các linh kiện đấu nối kín nước ?
(IP67 Connector/Cáp nguồn 2 lớp vỏ/…)
3.4 Đã dán keo kín nước chuyên dụng cho các vị trí rủi ro ?
(vị trí ốc vít/vị trí ốc siết cáp/…)
3.5 Cáp điện nguồn và cáp dữ liệu có tách biệt trong các ống
dẫn riêng ?
3.6 Tủ điện cấp cho chiếu sáng có tách biệt với tủ điện của các
thiết bị có công suất lớn như máy hàn, máy cắt,.. ?
4 Giai đoạn bảo trì, bảo dưỡng.
4.1 SPD còn hoạt động tốt ?
4.2 Điện trở tiếp địa có < 4 Ohm ?
4.3 Hộp nối kín nước có hiện tượng khác lạ ?
(Ố vàng/Nứt bể/…)
4.4 Cáp nguồn có hiện tượng khác lạ ?
(Ố vàng/Nứt bể/…)
4.5 Bộ đèn có hiện tượng khác lạ ?
(Bám nhiều bụi/Bám hóa chất/Rỉ sét/…)

Trang 18/19
Mã phát hành: 2227

4.2 Lắp đặt trong nhà


STT Nội Dung Yes/ Ghi Chú
No
1 Giai đoạn lựa chọn sản phẩm
1.1 Môi trường lắp đặt có đặc biệt không ?
(Gần biển/Gần hồ bơi (có hóa chất)/Nhiệt độ cao/Rung lắc
cao/ …)
(Bán ngoài trời/Gần máy lạnh/Độ ẩm cao/Sử dụng
>12h/ngày /Điều khiển theo sensor….)
1.2 SDCM cao có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của dự án ?
2 Trước khi lắp đặt
2.1 Đã đọc kỹ tài liệu hướng dẫn lắp đặt ?
2.2 Có chú ý đến các cảnh báo trong Hướng dẫn lắp đặt ?
2.3 Đã kiểm tra hệ thống tiếp địa ?
(Điện trở tiếp địa/Tiết diện cáp tiếp địa/Sơ đồ tiếp địa: TT,
TNC-S,…)
2.4 Hệ thống chống Xung cao áp đã đầy đủ và đạt chuẩn ?
(Bố trí SPD/Đấu nối tiếp địa/…)
2.5 Bóng đèn có tương thích với chóa đèn ?
2.6 Có sử dụng linh kiện của Hãng khác ?
(Pin/Sensor/Dimmer/…)
3 Thực hiện lắp đặt
3.1 Có tuân thủ theo tài liệu hướng dẫn lắp đặt của đèn ?
3.2 Có tuân thủ theo tài liệu hướng dẫn lắp đặt của SPD ?
3.3 Cáp điện nguồn và cáp dữ liệu có tách biệt trong các ống
dẫn riêng ?
3.4 Tủ điện cấp cho chiếu sáng có tách biệt với tủ điện của các
thiết bị có công suất lớn như máy hàn, máy cắt,.. ?
4 Giai đoạn bảo trì, bảo dưỡng.
4.1 SPD còn hoạt động tốt ?
4.2 Điện trở tiếp địa có < 4 Ohm ?
4.3 Bộ đèn có hiện tượng khác lạ ?
(Bám nhiều bụi/Bám hóa chất/Rỉ sét/…)

5. Liên hệ
Quý khách vui lòng liên hệ với Bộ phận chăm sóc khách hàng nếu cần thêm sự hỗ trợ:
- Email: support.vietnam@signify.com
- Điện thoại: 18009414 (miễn phí cuộc gọi)
- Địa chỉ văn phòng Signify Việt Nam:
Tầng 8, tòa nhà A&B, 76 Lê Lai,
Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Trang 19/19

You might also like