You are on page 1of 5

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

1.1 Cơ sở hình thành TTHCM về đại đoàn kết dân tộc

1.1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.1 Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng
đồng của dân tộc Việt Nam

1.1.1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1 Thực tiễn cách mạng Việt Nam

1.1.2.2 Thực tiễn cách mạng thế giới

1.2. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

1.2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công
của cách mạng

1.2.2. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu và nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng

1.3. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

1.3.1. Chủ thể của đại đoàn kết dân tộc

1.3.2. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc

1.4. Nguyên tắc xây dựng đại đoàn kết dân tộc

1.4.1. Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi
ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng
liêng của con người

1.4.2. Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân
1.4.3. Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn
kết rộng rãi, lâu dài, bền vững

1.4.4. Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự
phê bình, phê bình vì sự thống nhất bền vững

1.4.5. Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ
nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng của giai cấp công nhân

1.5. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

1.5.1. Mặt trận dân tộc thống nhất

1.5.2. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống
nhấ

1.6 Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Chương 2: VẬN DỤNG VÀO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT
TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. Những vấn đề lí luận chung về tôn giáo

2.1.1 Tôn giáo và bản chất của tôn giáo

2.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo

2.1.3 Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội

2.1.4 Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội

2.2. Vấn đề tôn giáo của nước ta

2.2.1 Đặc điểm tình hình các tôn giáo ở Việt Nam

2.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh khi giải
quyết vấn đề tôn giáo

2.2.3 Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo qua các
thời kì cho đến nay

2.2.4 Thực trạng về việc thực hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo ở
nước ta hiện nay

2.2.4.1 Thành tựu

2.2.4.2 Hạn chế

2.2.4.3 Nguyên nhân


2.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách đại
đoàn kết tôn giáo ở nước ta hiện nay

2.2.5.1 Từ phía của Đảng và Nhà nước

2.2.5.2 Từ phía nhân dân

2.2.5.3 Vai trò của sinh viên

TỔNG KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cơ sở lí luận của Người là kết quả của sự kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là
tình yêu nước nồng nàn, là sức mạnh đoàn kết vĩ đại không “vũ khí” nào có thể thay thế. V.I.Lênin
từng nói “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm,
hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình
thành từ đó và đã trở thành điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Việt Nam, là sợ dây bền chặt gắn bó, cố
kết con người Việt Nam tạo thành sức mạnh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông bờ cõi,
đó chính là nét đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam. Yêu nước, nhân nghĩa, trọng đạo lý
làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với xã hội, coi trọng lòng khoan dung độ lượng, hoà hiếu,
không gây thù oán, cố kết cộng đồng đã trở thành tình cảm tự nhiên của mỗi con người Việt Nam.
Tình cảm ấy đi vào trong ca dao, văn chương của Việt Nam: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn. Truyền thống ấy còn được kết tinh thành một triết lí nhân sinh: Một
cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Chủ nghĩa yêu nước cố kết cộng đồng và
triết lý nhân sinh, được khái niệm thành tư duy chính trị, phép ứng xử của con người trong tình làng
nghĩa nước: Tình làng, nghĩa nước. Truyền thống ấy không chỉ được phản ánh trong kho tàng văn
hoá, văn học mà còn được những anh hùng dân tộc ở các thời kỳ lịch sử khác nhau như Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung,…đúc kết nâng lên thành phép đánh giặc giữ nước, “trên dưới
đồng lòng, cả nước chung sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”,…Truyền thống ấy được tiếp nối trong tư
tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
xâm lược và các thế lực phong kiến tiếp tay cho ngoại bang, mà tiêu biểu nhất là cụ Phan Bội Châu và
cụ Phan Chu trinh ở một phần từ đầu thế kỷ XX. Sớm hấp thu được truyền thống yêu nước – nhân
nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Người đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là
truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Có thể thấy, chính chủ nghĩa yêu nước và truyền thống
đoàn kết của nhân dân ta là cơ sở mạnh mẽ thúc đẩy nên việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tình yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Nó
được hun đúc và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử, trở thành cội nguồn sức
mạnh tinh thần to lớn của dân tộc. Tình yêu nước được thể hiện trong nhiều khía
cạnh của đời sống xã hội, từ tình cảm gia đình, làng xóm đến tinh thần yêu nước,
chống giặc ngoại xâm.Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Nó được thể hiện trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đoàn kết là
sức mạnh vô địch, giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành
thắng lợi trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của tình yêu nước và
đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người đã khẳng định: "Dân ta
có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta từ xưa đến
nay". Trên cơ sở kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước và đoàn kết của
dân tộc, Hồ Chí Minh đã sáng lập và phát triển tư tưởng đại đoàn kết toàn dân
tộc. Tư tưởng này là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho sự nghiệp cách mạng
của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Học thuyết Mac-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá hình xây dựng và hình thành nên
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc nói riêng và cả tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn của
tư tưởng đoàn kết trong học thuyết Mac-Lênin rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân
dân, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn
của cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn vớii đoàn kết quốc tế, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng
phải đi từ chiến lược “giai cấp vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” tới chiến lược “giai cấp vô sản tất
cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa MacLênin, xem
đây là ánh sáng mới cho đường cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ta vì Mac-Lênin đã chỉ
ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng, đã chỉ ra sự cần thiết trong việc tập hợp lại,
đoàn kết các lực lượng cách mạng trong phạm vi tuưng nước và trên thế giới đêr giagnh thắng lợi
hoàn toàn trong cuộc đấu tranh chống nghĩa đế quốc thực dân. Sớm nắm được linh hồn của chủ
nghĩa Mac-Lênin, nhờ đó Người đã nắm rõ các vấn đề cơ bản và cốt lỗi để lấy đó làm cơ sở khoa học
trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân - khiến cho tư tưởng này trở
thàh truyền thống, bài học sâu sắc đối với mỗi người con đất Việt. Có thể nói những quan điểm đoàn
kết trong học thuyết Mac-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất, bởi nó không chỉ trang bị thế giới
quan, phương pháp luận, mà còn chỉ ra những phương hướng rõ ràng trong quá trình thực hiện
đoàn kết.

You might also like