You are on page 1of 4

TCQ đẩy tay

Gửi bàigửi bởi Quan » 10 Tháng 2 2004, 20:01

Nhằm mục đích nâng cao kĩ năng chiến đấu tay không, các môn phái võ TQ có rất nhiều cách luyện
tập đặc biệt. Một trong những phương pháp đó là đẩy tay. Đẩy tay không chỉ có ở môn TCQ mà còn
có ở các môn võ khác như Vịnh xuân - thường được gọi là quay tay, Đại thành quyền...

Đẩy tay là cách tập 2 người chạm tay vào nhau cùng luyện tập công - thủ, hoá - đả... Đẩy tay có 2
hình thức chủ yếu: đẩy tay theo những thế, động tác căn bản có qui ước & đẩy tay tự do. Thực chất,
cách thứ nhất là tiền đề cho cách thứ 2.

Đẩy tay, xét tư góc độ thể thao, nó vừa là dưỡng sinh - nếu tập ở mức độ vừa phải, vừa là võ thuật
có tính triết học cao. Đồng thời nó cũng là phương cách rèn luyện tính cách rất tốt. Nó luyện cho
người ta tính nhẫn nại, kiên trì, tinh thần chiến đấu, tính bao dung...

Mục đích của đẩy tay là để người tập làm quen & nâng cao các kĩ năng đối kháng. Bước đầu làm
quen sẽ có nhiều khó khăn bỡ ngỡ, cần có định hướng phương pháp đúng.

Các bậc thầy đều nhấn mạnh yếu tố tinh thần, yếu tố kĩ thuật hơn là yếu tố sức mạnh trong đẩy tay.
Đẩy tay được coi là bước luyện tập để hiểu người. Do đó các yếu tố linh giác, tri giác đóng vai trò rất
quan trọng. Các yếu tố này được ví như ra-đa. Các bậc cao thủ đều có ra - đa rất nhạy bén, họ hoá
giải đòn đánh của đối phương dễ dàng như đã 'biết' trước; đòn phản công của họ tuy đơn giản
nhưng đầy uy lực &hiệu quả.

Mặc dù không đề cao sức mạnh nhưng đẩy tay chính là phương cách hữu hiệu nhất để nghiên cứu
kình lực.

Thông thường nhiều người chỉ chú trọng đến kĩ thuật của các đòn đánh, các cách biến hoá mà ít chú
ý đến sự cảm nhận - chính là yếu tố bên trong của tất cả các kĩ thuật, đòn đánh:

- Cảm nhận khoảng cách.

- Cảm nhận tốc độ.

- Cảm nhận thời gian & nắm bắt các cơ hội.

- Cảm nhận lực...


Thông qua tập đẩy tay, người tập sẽ hiểu rõ hơn điểm mạnh & điểm yếu của các đòn, thế đánh, thế
thủ, phản công... cùng các quá trình thực hiện chúng. Người tập cũng có thể luyện tập các loại chiến
thuật khác nhau.

Các kĩ thuật được dùng trong đẩy tay thường là: đẩy, kéo, nắm, đấm, khoá, vật... Người tập nên tập
từ dễ đến khó.

Bước đầu luyện tập, nên tập các động tác đơn giản như kéo, đẩy... các đòn công hay thủ đơn giản,
tốc độ chậm. Đồng thời cũng cần luyện các tư thế giao tay khác nhau. Khi đã nắm vững nguyên lí, kĩ
thuật, đòn đánh có thể phong phú dần.

Tập đẩy tay là luyện tập, không phải là chiến đấu hay thi đấu, người tập không nên có tư tưởng hiếu
thắng, ỷ mạnh hiếp yếu, cậy sức, ra đòn hiểm ác, thử sức nhau... Mà cần tương thân tương ái, khiêm
tốn cùng nhau luyện tập, nghiên cứu thì kết quả sẽ cao. Tính tự cao, ỷ mạnh hiếp yếu đã cản trở đa
số người tập đạt tới trình độ cao.

Vài vấn đề người mới tập cần chú ý:

- Buông lỏng: người mới tập thường khó vận động mà vẫn buông lỏng, ảnh hưởng của sự căng
thẳng, do không buông lỏng nên ảnh hưởng tới tính linh hoat, biến hoá của động tác...

- Không dính tay: do chưa lỏng & thuần thục kĩ thuật nên tay bị rời ra hay không theo kịp.

- Kháng cự: thông thường do căng thẳng hay sợ hãi gây nên. Nó làm cho động tác không hoà thuận
với đối phương. Đó là bản năng cần khắc phục. Nếu người mới tập mà bạn tập có kĩ thuật tốt hơn
hay khoẻ hơn lấn át thì rất khó khắc phục nhược điểm này.

- Vận động cục bộ, được chỗ này, hỏng chỗ khác.

Việc luyện tập đẩy tay cần theo trình tự nhất định, luyện tập kết hợp với lí giải các kĩ thuật, tình
huống. Trên cơ sở đã nắm tương đối vững, người tập có thể sáng tạo các kĩ thuật cho chính mình.

Năng lực linh giác hay thính kình, ban đầu đạt được ở tay, dần dần phát triển ra toàn thân & đạt đến
thần. Quá trình này đạt được từng bước qua quá trình rèn luyện lâu dài.
Ở trình độ cao, các bậc thầy nói rằng: ta có thể hoà cùng đối phương. Như Đại sư TCQ Lí Nhã Hiên
nói: toàn thân đều là hư không. Khi đó đòn tấn công của đối phương nhanh hay chậm, mạnh hay yếu
đều không còn ý nghĩa.

Tập đẩy tay là luyện kĩ thuật đối kháng. Do đó cần có những qui ước ở từng mức độ nhất định, nhằm
đảm bảo an toàn & có thể chuyên luyện một số kĩ thuật trong 1 buổi tập. Điều quan trọng nhất là
người tập cần xác định rõ ràng mục đích, phương pháp. Đặc biệt cần cần có tinh thần thượng võ,
tránh ỷ mạnh hiếp yếu, trả đũa...

Khẩu quyết có:

- niêm liên miên tuỳ

- tùy co mà duỗi

- dẫn tiến lạc không hợp tức xuất

- thượng hạ tương tuỳ

- tương liên bất đoạn

- người tiến ta lui...

- không thừa không thiếu

Tựu trung là Niêm và Tuỳ. Dùng Tâm Ý lĩnh. Tìm Thần khí.

Đẩy tay cũng là 1 phương pháp thi đấu được coi là văn minh, an toàn.

Hình ảnhHình ảnh

Hình ảnhHình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnhHình ảnh

TẬP TIN ĐÍNH KÈM

[Loại tập tin không còn được phép sử dụng và vì thế sẽ không hiển thị.]

Nguyễn Hoàng Quân


taijiquanclub@gmai.com

hanoitaijiquan@yahoo.com

Mobil: 0918255959

Quan

Super Administrator

Super Administrator

Bài viết: 1181

Ngày tham gia: 21 Tháng 12 2003, 15:57

You might also like