You are on page 1of 37

CHIẾN THUẬT BÓNG RỔ


* Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Bồi dưỡng cho sinh viên các kiến thức chuyên môn về khái niệm
chiến thuật và các đặc điểm chính từng nhóm chiến thuật thi đấu bóng rổ.
+ Hệ thống hóa các tình huống xử lý của các nhóm chiến thuật tấn công
và phòng thủ trong thi đấu.
- Kỹ năng:
+ Sau khi học xong chương 3 sinh viên có khả năng phân loại hệ thống
chiến thuật môn bóng rổ.
+ Nắm vững yếu lĩnh và cách phối hợp khi vận dụng các chiến thuật tấn
công và phòng thủ môn bóng rổ.

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG


3.1.1 Khái niệm chiến thuật
Chiến thuật (CT) là một từ dùng trong quân sự. Trong các môn bóng thi
đấu, gọi chung chiến thuật là các phương pháp tấn công (TC) và phòng thủ
(PT), là hình thức tổ chức phối hợp đồng đội trên cơ sở vận dụng hợp lý năng
lực sẵn có của từng cá nhân. Trên thực tế, tổ chức chiến thuật sẽ đạt hiệu quả
cao nếu huấn luyện viên biết lựa chọn và ứng biến linh hoạt các đối sách phù
hợp với cục diện tấn công hoặc phòng thủ trong trận đấu.
Trong môn bóng rổ hiện đại, hệ thống chiến thuật tấn công và phòng thủ
đã ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Mục đích chính trong vận dụng
chiến thuật là phát huy tối đa tính tích cực và sở trường cá nhân của vận động
viên theo hướng có lợi để đội nhà giành quyền chủ động, hạn chế được thế
mạnh của đối phương và đi đến thắng lợi chung cuộc.
3.1.2 Phân loại chiến thuật
Phân loại chiến thuật nhằm xác định nhận thức đúng đắn, đi sâu nghiên
cứu các chiến thuật có tính đồng đội, tính cá nhân, mối liên hệ giữa các chiến
thuật vừa hỗ trợ lại vừa hạn chế lẫn nhau, có lợi cho việc hình thành hệ thống
chiến thuật, trên cơ sở nghiên cứu tham khảo, thảo luận về tổ chức chiến thuật,
đặc điểm của phương pháp, nguyên tắc và phương pháp biến hóa trong vận
dụng chiến thuật, quan hệ giữa kỹ thuật và chiến thuật…lấy hệ thống chiến
thuật tổ chức giáo dục, huấn luyện một cách khoa học và xúc tiến phát triển
liên tục chiến thuật mới.
Nội dung chủ yếu của một trận đấu là đối kháng từ đó có thể phân ra:
chiến thuật lớn, chiến thuật phòng thủ và chiến thuật tấn công. Trong quá trình
phát triển bóng rổ trong thực tiễn, căn cứ vào các tài liệu thu được người ta đã
tổng kết rằng mối liên quan hỗ trợ tương ứng và hạn chế lẫn nhau giữa chiến
thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ, hình thành phát triển nhiều hệ thống
chiến thuật tấn công và phòng thủ khác nhau, mỗi loại đều có những yêu cầu,
phương pháp, nguyên tắc và biến hóa….Ví dụ như: tấn công nhanh và phòng
thủ tấn công nhanh, phòng thủ 1-1 và tấn công phòng thủ 1-1, phòng thủ liên
phòng và tấn công phòng thủ liên phòng, tấn công phòng thủ khu vực và phòng
thủ khu vực…
Khi tổ chức giảng dạy, huấn luyện cần phải căn cứ vào số lượng vận
động viên tham gia luyện tập để tiến hành lựa chọn các bài tập cá nhân thích
hợp phục vụ cho chiến thuật, các bài tập phối hợp giữa các đấu thủ và các bài
tập phối hợp chiến thuật của toàn đội, đây là sự lựa chọn mang tính nguyên tắc.
Trong thực tiễn thi đấu, tổng kết các bài tập chiến thuật đã đưa ra hàng loạt các
phương pháp phối hợp vận dụng chiến thuật cơ bản đồng thời giảng dạy các
chiến thuật này trong thực tiễn và huấn luyện rộng rãi cho các đội sử dụng.

Sơ đồ 6: Nhóm chiến thuật tấn công


CHIẾN THUẬT
TẤN CÔNG

CÁ NHÂN NHÓM ĐỒNG ĐỘI

Phá Phá P.hợ P.hợ P.hợ Tấn Phá Phá


K.N K.N p2 p3 p4 công kèm liên
ko có ngư ngư ngư nha ngư phò
bóng bóng ời ời ời nh ời ng

Sơ đồ 7: Nhóm chiến thuật phòng thủ

CHIẾN THUẬT
PHÒNG THỦ

CÁ NHÂN NHÓM ĐỒNG ĐỘI

P.th P.th P.th P.th P.th P.th Kèm Liên


ủ ko ủ có ủ2 ủ3 ủ4 ủ ngư phò
bóng bóng ngư ngư ngư hỗn ời ng
ời ời ời hợp
3.2 CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG
3.2.1 Chiến thuật tấn công nhanh
3.2.1.1 Căn cứ để phán đoán TC nhanh
Có một số mặt làm căn cứ chủ yếu để phán đoán TC nhanh:
-Tốc độ: Về mặt thời gian, mỗi lần TC nhanh mất từ 3-5 giây; từ lúc giữ
bóng đến khi ném rổ chỉ qua từ 1-4 lần chuyền bóng; đấu thủ hành động từ PT
chuyển sang TC trong phút chốc thực hiện: phân tán (tách ra) nhanh, phát
động (khởi động) nhanh, di chuyển nhanh và chuyền bóng nhanh.
-Phương thức phối hợp: Đấu thủ kịp thời, nhanh chóng chuyền dài 1
lần để phối hợp; từng bước lần lượt tiến về phía trước, không bỏ qua 1 cơ hội
nào truy đổi TC và TC mạnh; có cơ hội liên tục TC toàn sân, hình thành phối
hợp TC toàn bộ.
-TC ném rổ: ném rổ trong trường hợp không có người PT, trường hợp
ở sân trước hình thành “lấy nhiều đánh ít” hoặc “2-2”, “3-3”, né rổ.
3.2.1.2 Đặc điểm chủ yếu của TC nhanh
Đặc điểm rõ ràng của TC nhanh là biểu hiện chủ yếu về tốc độ. Trong
một trận đấu, số lần TC nhanh chiếm khoảng 1/3, số điểm đạt được trong TC
nhanh so với số điểm toàn trận đấu chiềm từ ¼ đến 1//3. TC nhanh trong thi
đấu đã thành 1 vũ khí lợi hại (sắc bén). Hiện tại đặc điểm chủ yếu TC nhanh
là: số đấu thủ tham gia TC nhanh đông, cự ly chuyền 1 dài hơn, phương thức
nhiều hơn, thường có 2 đấu thủ trở lên có cơ hội tiếp ứng; giảm số lần chuyền;
phản công có tốc độ rất cao, lần lượt làm chủ các bước và có độ phân tán
nhanh, 3 tuyến đẩy tiến hỗ trợ nhau, thời gian tiến về sân trước kết thúc nhanh
hơn và vận dụng nhảy ném rổ ở cự ly trung bình.
3.2.1.3 Biện pháp tăng số lần TC nhanh
- Vận dụng PT có tính công kích, tăng cường gây áp lực đội với người
có bóng, tăng cường trnh cướp bóng, gây cho đối phương phạm lỗi, sai sót, tạo
cơ hội giành lại bóng phản công.
- Nâng cao ý thức TC nhanh (phản kích). Ý thức TC nhanh là ĐK cơ
bản, là tiền đề để phát động TC nhanh, đã trải qua 1 thời gian dài được bồi
dưỡng chu đáo. Phải làm cho toàn đội hiểu rõ, tín hiệu TC nhanh là khi đội đã
giành được bóng, nhằm quyết định phản công nhanh, tiến hành chuyền nhanh,
tiếp ứng, phân tán, tiến về sân trước nhanh.
- Tích cực cướp bóng bật rổ ở sân nhà, cướp được bóng bật rổ ở sân
nhà là nguồn gốc chủ yếu để phát động TC nhanh. Sau khi có bóng phải có
phương pháp sử dụng bóng nhanh. Bất cứ 1 sự chậm trễ đều làm giảm hiệu quả
của TC nhanh.
- Nâng cao năng lực tranh cướp bóng. Nâng cao được ý thức và năng
lực tranh cướp bóng là tích cực tăng số lần TC nhanh và đạt hiệu quả cao.
- Nâng cao tốc độ phối hợp ném bóng biên từ sân nhà. Cần phải phát
động TC nhanh ngay khi được quyền ném bóng biên ở sân sau (sân nhà), vấn
đề mấu chốt rất quan trọng là ý thức của đấu thủ có liên quan đến hành động
ném bóng biên có tốc độ cao, đồng thời đứng trước mặt phải di chuyển dọc
biên nhanh tạo cơ hội để nhận bóng của đồng đội chuyền đến.
3.2.1.4 Những vấn đề cần chú ý khi huấn luyện TC nhanh
-Thường xuyên bồi dưỡng mạnh mẽ ý thức TC nhanh. Khi huấn luyện
cũng phải ôn luyện về ý thức TC nhanh. HL đấu thủ biết quan sát, phán đoán
nhanh, đấu thủ ở sân trước có ý thức thoát khỏi kèm của đối phương, đấu thủ ở
sân sau có ý thức vượt tiến về trước tiếp ứng, không được bỏ qua 1 cơ hội TC
nhanh nào.
- Coi trọng HL mạnh mẽ tư tưởng, tác phong. HL TC nhanh phải xuất
phát từ thực tế, khó, nghiêm va LVĐ cao hợp lý. Giáo dục đấu thủ có ý chí tiến
thủ tích cực, không ngại khó khăn, có tác phong, tư tưởng dũng cảm, quyết
đoán và kết hợp HL kỳ, chiến thuật chặt chẽ.
- Trong giáo dục, HL các hành động tiếp ứng, vượt tiến lên trước,
đường chạy, trình tự các bước trước sau đều phải nhanh,.. và đề ra yêu cầu rõ
rang. Sau khi thực hiện tốt, tiếp tục nâng cao thêm độ khó để có năng lực cơ
động, linh hoạt trong giai đoạn quá độ.
- Tăng cường HL, vận dụng kỹ thuật nhanh, nắm vững nhịp độ. Bảo
đảm chiều sâu (tung thêm) đội hình và đề cao năng lực ứng phó.
- Tích cực tổ chức HL trung phong cao to tham gia cướp bóng bật rổ, có
năng lực chuyền bóng lần thứ nhất nhanh và tiến lên sân trước TC nhanh.
- Kiên trì HL “trong nhanh phải chuẩn” lấy “nhanh, chuẩn” chỉ đạo tư
tưởng. Lúc đầu HL TC nhanh khó tránh phạm nhiều sai sót, phải tìm rõ nguyên
nhân, có biện pháp giải quyết đúng đắn, từng bước cải tiến và nâng cao trình
độ, không bao giờ áp dụng biện pháp HL hạ thấp tốc độ TC nhanh.
3.2.1.5 Một số quan điểm CT tấn công nhanh
Vấn đề chủ yếu nghiên cứu TC nhanh là tăng số lần TC nhanh và nâng
cao hiệu quả của nó. Trước mắt, để nâng cao TC nhanh liên tục biến đổi, cần
thống nhất một số quan điểm chính như sau:
- TC nhanh lần thứ 2. Luận điểm chủ yếu của vấn đề này là khi đội PT
có thể đối phó và phản kích lại hoặc chưa hoàn toàn lui về PT, hoặc có thể lợi
dụng đấu thủ từ phía sau nhanh chóng vượt lên trước.
Hình (H) 3.1 chỉ dẫn TC nhanh lần thứ 1 gặp trở ngại khi bóng vẫn do
số 4 khống chế. Số 6 kịp thời siết vào hướng dưới rổ, số 5 từ phía sau cũng
chạy lên phía trước tiến hành lập đi lập lại phối hợp, không ngừng sáng tạo cơ
hội siết nhập TC rổ.
- Giai đoạn TC nhanh nối tiếp nhau. Quan điểm này là khi kết thúc TC
nhanh chưa đạt được cơ hội tốt ném rổ, lập tức tổ chức từ 2-3 người phối hợp,
lôi kéo để ném rổ hoặc đan xen nhau yểm hộ ném rổ.
H 3.2: Khi TC nhanh đẩy tiến bóng về sân trước nhưng chưa có thể trực
tiếp thắng điểm, số 6 chuyền bóng cho số 7, số 7 sau khi nhận bóng tăng tốc độ
đột xuất chuyền bóng cho tiền đạo, số còn lại lập tức tổ chức cùng phối hợp
ném rổ.
Hình 3.1 Hình 3.2

- Trì hoãn TC nhanh. Đây là qui ước khi TC nhanh không thành công,
lúc này cần phải đẩy tiến đưa bóng vào sân trước, tạo thế liên tục triển khai TC.
Trường hợp này xảy ra khi đối phương đã ném bóng vào rổ, đội vận dụng
trong tình hình có 2-3 đối phương đang hoạt động ở sân trước, ngăn cản TC
nhanh chưa quay về PT,…
- H 3.3: Khi đối phương đã ném
bóng trúng rổ, số 5 tiếp ứng nhận quả
chuyền 1, đúng ra là chuyền bóng vào khu
giữa cho số 8, số 8 sẽ dẫn bóng dọc biên
phải sang sân trước, 3 đấu thủ còn lại chạy
nhanh ở giữa hoặc ở biên tiến sang sân
trước.
Nếu số 8 ở khu giữa do bị kèm
không nhận được bóng chuyền đến, số 8
cần phải tiếp tục di chuyển ven dọc biên
về hướng trước, lúc này số 5 dẫn bóng dọc
biên và nhanh chóng chuyền cho đồng đội
ở phía trước mặt.

Hình 3.3

-H 3.4: đấu thủ đứng các vị trí trong hình hướng dẫn, khi số 8 dẫn bóng
sang sân trước, số 7 ở vị trí trung phong có bóng ở gần rổ có nhiệm vụ tiếp ứng
ở tuyến trong. Số 6 không bóng ở phía trong trung phong, số 4 tiến lên trước
vạch phạt bóng. Lúc này cả đội đã ở trên sân đối phương. Số 5 (hậu vệ biên)
tiếp ứng nhận bóng ở tuyến ngoài do một đấu thủ ở tuyến trong chuyền đến.
5 đấu thủ tấn công phải chiếm vị trí thuận lợi và tùy tình hình triển khai tấn
công.
Ở vị trí cuối sân số 8 đang có bóng, phải nhớ là số 7 trung phong ở bên
trong nên không thể chuyền bóng trực tiếp. Nên chuyền bóng cho số 5 hoặc số
4 hậu vệ đang ở vị trí vạch ném phạt. Số 5 và số 4 có thể trực tiếp ném rổ hoặc
chuyền bóng cho số 7 hoặc số 6 ném rổ.

Hình 3.4

3.2.2 Chiến thuật tấn công kèm người toàn sân


Để đối phó một các hiệu quả với chiến thuật phòng thủ kèm người toàn
sân thì phải tìm hiểu loại hình chiến thuật phòng thủ này một cách đầy đủ. Phải
phân tán các đấu thủ phòng thủ trên một diện rộng để không thể hỗ trợ phòng
thủ cho nhau và căn cứ vào tình hình thực tế trên sân để phối hợp tổ chức tấn
công. Khi vừa chuyển đổi từ phòng thủ sang tấn công phải tranh thủ khi đối
phương chưa kịp tổ chức phòng thủ tập thể, nhanh chóng phát động tấn công
ngay.
3.2.2.1 Yêu cầu cơ bản tấn công chiến thuật kèm người toàn sân
Các đấu thủ phải luôn bình tĩnh, tư tưởng thoải mái, hành động ăn ý và
có ý thức hỗ trợ lẫn nhau. Bố trí tấn công để các vị trí trên sân luôn bảo đảm
giữ đúng cực ly nhất định, kéo dãn đội hình phòng thủ để tạo nên những điểm
yếu của phòng thủ, nắm vững nhịp điệu tấn công, hành động đột biến, cố gắng
đột phá đường giữa, tránh dừng bóng ở góc sân; chuyền bóng nhanh, ngắn,
tránh chuyền bóng bổng và dài; lợi dụng khi đồng đội khống chế và chi phối
tốt đối phương để đột phá, làm rối loạn đội hình phòng thủ.
Các đấu thủ không bóng phải tích cực di chuyển, vận dụng yểm hộ để
thoát kèm, sách ứng, kiềm chế đối phương, kịp thời hỗ trợ và tiếp ứng cho đấu
thủ có bóng.
3.2.2.2 Một số ví dụ tấn công chiến thuật kèm người toàn sân
-H 3.5: phối hợp cố định, yểm hộ tập thể. Khi phát bóng biên ở vạch
cuối sân bị đối phương tổ chức kèm người toàn sân, số 6, 7, 8 ở vạch ném phạt
nhanh chóng di chuyển tới trước mặt số 4, tạo thành một bình phong yểm hộ
mạnh mẽ, số 5 đứng một bên khu ném phạt. trong tình huống này số 4 phải
mạnh bạo chuyền bóng hoặc dẫn bóng chính xác. Số 5 đột phá phải thật nhanh
và ném rổ chuẩn. Trung phong số 7 phải có ý thức yểm hộ nhanh và mạnh mẽ.

Hình 3.5 Hình 3.6


- H 3.6: khi triển khai phối hợp, số 5 lôi kéo người phòng thủ vào vị trí
có đồng đội yểm hộ rồi đột ngột tăng tốc thoát kèm lên sân trước. số 4 chuyền
bóng nhanh cho số 5 đột phá và tranh thủ ném rổ. khi số 5 bắt đầu di chuyển,
số 6 cũng di chuyển lên phía trước tiếp ứng quả bóng chuyền lần một, đồng
thời số 8 cũng nhanh chóng di chuyển tiếp ứng quả bóng chuyền lần một.
Trường hợp ý đồ của số 5 bị phát hiện, số 4 phải chuyền bóng nhanh cho số 6
hoặc số 8.
- H 3.7: nếu số 4 chuyền bóng cho số 6, số 7 tăng tốc chạy dọc biên
phải, số 8 sau khi thoát kèm nhanh chóng di chuyển vào giữa tiếp ứng, số 6
tranh thủ dẫn bóng đột phá cùng số 5, 7 ở phía trước thực hiện “lấy nhều đánh
ít”. Nếu số 4 chuyền bóng cho số 8 thì cũng tương tự như vậy.
- H 3.8 : Phối hợp cố định yểm hộ hai bên. Số 6, 8 tiếp ứng hai bên để
nhận quả chuyền thứ nhất, số 5, 7 chiếm vị trí cách số 6 , 8 khoảng 4-5m. Lợi
dụng những vị trí này số 4 phán đoán nhanh và chuyền bóng dài chuẩn xác cho
trung phong cao, to. Số 6, 8 có tốc độ nhanh, đột phá giỏi, di chuyển vào vị trí
ném rổ thuận lợi. Số 5, 7 là đấu thủ có khả năng khống chế bóng tốt, tốc độ
nhanh và kỹ thuật toàn diện.
Hình 3.7
Hình 3.8

-H 3.9. Khi bắt đầu phối hợp, số 5 và 7 phải đồng thời tiến hành yểm hộ
phía sau cho số 6,8. Số 6, 8 nhanh chóng chuẩn bị nhận quả bóng chuyền dài
của số 4, lên rổ ghi điểm.
Hình 3.9 Hình 3.10
H 3.10. Nếu ý đồ tấn công lần thứ nhất của số 6, 8 bị phòng thủ ngăn
chặn, số 7 sau khi yểm hộ phải tăng tốc thoát khỏi phòng thủ, nhanh chóng di
chuyển lên sân trước nhận quả bóng chuyền tới của số 4. Số 5 sau khi yểm hộ
chạy lên nhận bóng của số 7 sau đó dẫn bóng đột phá, tạo nên cục diện “ nhiều
đánh ít”.
- Phối hợp sách ứng liên tục: phối hợp chiến thuật tấn công liên tục sách
ứng nhằm sử dụng chuyền bóng nhiều, giảm bớt dẫn bóng, nhanh chóng thoát
kèm của đối phương đồng thời giải quyết vấn đề khống chế bóng hay dẫn bóng
đột phá còn yếu kém.
H 3.11: Số 4 phát bóng từ vạch ngoài cuối sân, số 6 thoát kèm tiếp ứng
nhận bóng chuyền lần 1. Sau khi chuyền bóng cho số 6, số 4 di chuyển nhanh
vào trong sân, tìm khoảng trống cho mình. Số 7 nhanh chóng thoát kèm, từ sân
sau di chuyển vào gần đường trung tuyến chiếm vị trí sách ứng. Số 6 sau khi
chuyền bóng cho số 7 tăng tố vượt qua người phòng thủ. Khi số 7 nhận được
bóng, số 8 thoát kèm và di chuyển tới đỉnh vòng tròn ném phạt, sách ứng nhận
quả bóng do số 7 chuyền tới và chuyền bóng cho số 5 hoặc số 6 ở hai bên
đang siết vào trong rổ, số 8 cũng có thể tự đột phá vào rổ.
Phối hợp yểm hộ, sách ứng nhưng không siết liên tục: tổ chức phối hợp
yểm hộ, sách ứng trên toàn sân tạo nhiều cơ hội tấn công, phá được chiến thuật
phòng thủ kèm người chặt toàn sân của đối phương và luôn giữ thế chủ động.
Ở chiến thuật này đòi hỏi sự phân bổ vị trí trên sân có khoảng cách nhất định,
tăng cường tấn công trung lộ, giảm dẫn bóng nhiều, không bị đối phương vây
ép, tạo điều kiện thuận lợi để đột phá qua phòng thủ ở khu vực giữa sân. Sau
khi đã lên tới sân trước có thể tổ chức tấn công trận địa kịp thời.
H 3.12: Bố trí đội hình như trong hình vẽ: số 6 phát bóng ngoài vạch
cuối sân, số 4, 5 ở sân sau tiếp ứng, số 7 ở gần trung tuyến, số 8 ở gần góc sân
trước. Nhìn tòan đội ta thấy số 5, 7, 8 có vị trí một bên sân, số 4 và 6 ở bên sân
còn lại. Sử dụng đội hình này số 6 phải là người có trình độ kỹ thuật thật toàn
diện, năng lực phán đoán nhanh nhạy và kinh nghiệm dày dặn.

Hình 3.11 Hình 3.12

Số 7 là tiền đạo cao, linh hoạt, giỏi sách ứng, cơ động và ném rổ chuẩn
xác. Số 8 là người thể hình cao, tấn công dưới rổ có uy lực, là người ném rổ cự
ly gần rất chuẩn
H 3.13: Lúc số 6 phát bóng ở vạch biên cuối sân, số 4 phải hạn chế được
hai người phòng thủ đối phương. Số 5 kịp thời thoát khỏi người phòng thủ
mình vượt lên trước nhận bóng, số 7 phải chú ý nếu số 5 gặp khó khăn khi
nhận bóng phải tiếp ứng nhận bóng kịp thời. Toàn đội có ba điểm tiếp ứng
nhận bóng là số 4,5,
H 3.14: Khi số 6 chuyền bóng cho số 5, số 7 di chuyển hướng về phía
trước để lôi kép người phòng thủ bám theo. Số 4 di chuyển yểm hộ phía sau
cho số 6, số 6 sau khi chuyền bóng lợi dụng đồng đội yểm hộ chạy nhanh lên
sân trước. Nếu có cơ hội, số 5 chuyền bóng cho số 6 trực tiếp ném rổ hoặc tổ
chức “ lấy nhiều đánh ít”.

Hình 3.13 Hình 3.14

H 3.15: Nếu số 6 không kịp ném rổ thì các vị trí ở sân trên phải kiềm
chế đối phương. Số 4 hoặc số 5 sử dụng dẫn bóng đột phá gần trung tuyến, số 7
thoát kèm di chuyển đến gần đỉnh vòng ba điểm sách ứng. Số 4 sau khi chuyền
bóng cho số 7 tăng tốc vượt qua phòng thủ, nếu có cơ hội số 7 chuyền bóng lại
cho số 4. Nếu không thể chuyền lại cho số 4, số 8 phải nhanh chóng thoát kèm,
siết mạnh vào khu ba giây đồng thời số 6 cũng siết dọc biên vào khu ba giây.
Số 7 quay người chuyền bóng cho số 8 hoặc số 6 ném rổ, số 7 có thể đột phá
vượt qua phòng
thủ để tìm cơ hội tấn
công.
Hình 3.15
3.2.3 Tấn công chiến thuật phòng thủ kèm khu vực toàn sân
3.2.3.1 Yêu cầu cơ bản khi tấn công chiến thuật kèm nghiêm ngặt
khu vực trên toàn sân
Chiến thuật PT kèm nghiêm ngặt khu vực trên toàn sân dựa trên các
nguyên tắc của các chiến thuật kèm người 1-1, tức là khống chế khu vực giữa
sân, kèm chặt các góc biên, không ngừng tổ chức vây ép.
Do đó, khi tổ chức tấn công phá chiến thuật trên bên tấn công cần đẩy
mạnh phát động tấn công nhanh và đột phá trung lộ. Các biện pháp cụ thể để
tấn công lối phòng thủ kèm người khu vực toàn sân của đối phương là các đấu
thủ cần phải chạy nhanh, chuyền bóng nhanh, chuyền cự ly ngắn, ít dẫn bóng,
không siết phía trước, không dẫn bóng ra biên, công kích mạnh mẽ trung lộ,
nghiêm cấm dừng bóng ở góc biên.Các đấu thủ phải bình tĩnh trong mọi tình
huống, không bị áp lực phòng thủ chi phối, tổ chức sách ứng, tích cực yểm hộ..
để triển khai phối hợp tấn công.
3.2.3.2 Tấn công chiến thuật kèm khu vực toàn sân
+ Chuyền lùi rồi tiến: phải chuyền bóng tấn công trước khi đối phương
tổ chức vây ép, như vậy cần một đấu thủ ở sân sau tiếp ứng nhận đường bóng
chuyền vào của người bị vây ép. Chuyền lại bóng cho người tiếp ứng rồi tiến
lên là phương pháp hiệu quả nhất để chống lại sự vây ép của người phòng thủ.

Hình 3.16 Số 5 chuyền bóng lại cho số 4.


+ Chuyển đổi hướng tấn công: khi đã vô hiệu hóa sự vây ép của đối
phương phải ngay lập tức chuyển đổi hướng tấn công để tìm ra khu vực yếu
kém của đội hình phòng thủ.
Hình 3.17 (Số 4 chuyền bóng cho số 6)
+ Chạy ngược tiếp ứng: để chuyển đổi phương hướng tấn công an toàn,
buộc đối phương phải di chuyển phòng thủ nhiều thì đấu thủ ở xa bóng cần
chạy ngược về, nhận bóng chuyền tới để đổi phương hướng tấn công.

Hình 3.18 (Số 8 chạy ngược tiếp ứng nhận bóng do số 6 chuyền tới)
+ Sách ứng trung khu: khi tấn công chiến thuật phòng thủ kèm người
khu vực toàn sân thì việc sách ứng ở trung lộ cần hết sức liên hoàn, phối hợp
chặt chẽ mới phát huy hết tác dụng. khi làm được điều này không những
chuyển đổi được hướng tấn công mà còn liên kết được các đấu thủ trên sân với
nhau, như vậy có thể áp dụng những đường chuyền bóng nhanh, đẩy tiến bóng
nhanh. Vận độngviên có vị trí sách ứng ở trung lộ đã tạo nên một hướng
chuyền bóng mới. Người sách ứng ở trung khu phải là vận động viên có tốc độ
cao, ý thức chiến thuật mạnh mẽ và kỹ thuật toàn diện.
+ Đột phá: sau khi sách ứng ở trung lộ, trong trường hợp người phòng
thủ đứng ở sau lưng người tấn công không bóng thì người tấn công phải lợi
dụng cơ hội này để thoát khỏi phòng thủ để tạo nên cục diện “nhiều đánh ít” ở
gần rổ.
Khi sử dụng chiến thuật này phải căn cứ vào các đặc điểm của đội kết
hợp với tình hình thi đấu thực tế, vận dụng chiến thuật một cách linh hoạt mới
thu được kết quả tốt.
3.3 CHIẾN THUẬT PHÒNG THỦ
3.3.1.Phòng thủ tấn công nhanh
3.3.1.1 Nguyên tắc cơ bản khi phòng thủ tấn công nhanh
Xu thế hiện nay của Bóng rổ là liên tục phát triển tốc độ vì vậy vận
động viên cần có ý thức mạnh về tấn công. Tốc độ chuyển đổi từ tấn công sang
phòng thủ và ngược lại phải thật ngắn thì tỷ lệ thắng điểm càng nhiều. Vì vậy
phòng thủ tấn công nhanh đã thành một bộ phận cực kỳ quan trọng trong chiến
thuật phòng thủ. Lý luận về tấn công nhanh ngày càng phong phú, các phương
pháp cũng không ngừng tăng lên. Về cơ bản phòng thủ tấn công nhanh gồm
những điểm sau: quán triệt tư tưởng phòng thủ tích cực, tác phong thi đấu dũng
cảm, ngoan cường, thi đấu nhiệt tình. Hạn chế nguồn gốc phát động tấn công
nhanh của đối thủ: hạn chế sai lầm, nâng cao hiệu quả tấn công; cướp bóng bật
rổ hiệu quả; tích cực tổ chức phong tỏa, ngăn cản và lui về phòng thủ nhanh;
nâng cao ý thức và tốc độ khi chuyển đổi tấn công và phòng thủ, đặc biệt là ý
thức đuổi bám đối phương.
3.3.1.2 Phương pháp cơ bản phòng thủ chiến thuật tấn công nhanh
Phong tỏa đường phát biên (đường chuyền thứ nhất) và tiếp ứng bóng
của đối phương một cách có tổ chức. Làm trì hoãn tốc độ phát động tấn công
nhanh của đối phương để đội mình có thời gian tổ chức phòng thủ hiệu quả.
+ Các phương pháp cụ thể:
H 3.19: Số 8 tấn công đến rổ để cướp bóng bật rổ có vị trị rất gần vận
động viên phòng thủ số 4, 5, 6. Số 7 phòng thủ ở vị trí cướp bóng và ngăn cản
được các đấu thủ tấn công số 4, 5, 6,7 chạy tiếp ứng và số 7 có thể cắt được
đường chuyền bóng lần 1.

Hình 3.19

Các đấu thủ còn lại phải đặt biệt chú ý những vị trí có thể tiếp ứng,
khống chế đường chuyền bóng của đối phương , phán đoán ngăn chặn những
khu vực đối thủ có thể tiếp ứng.
H 3.20: Áp dụng phương pháp “2 kèm 1” để phong tỏa quả chuyền thứ
nhất. Sau khi số 5 đến rổ thì người phòng thủ số 5 phải lập tức tìm cách vượt
lên trước để ngăn cản. Số 4 phòng thủ ở gần mạnh dạn bỏ người mình phòng
thủ lên hỗ trợ đồng đội vây ép số 5 tấn công. Số 6 phòng thủ chủ động lên ù lại
vị trí phòng thủ của số 4, số 7 và số 8 căn cứ khoảng cách và tình huống thực tế
trên sân để chiếm các vị trí phòng thủ có lợi.
Hình 3.20

+ Khi tấn công chuyển sang phòng thủ: tổ chức phòng thủ sân trước
được gọi là “lĩnh phòng”. Mục đích của lĩnh phòng là làm giảm tốc độ phát
động tấn công nhanh của đối phương, ngăn cản dẫn bóng đột phá và chuyền
bóng thuận lợi.
Khi từ tấn công chuyển sang phòng thủ phải áp sát người mình được
phân công phòng thủ, bảo đảm cự ly thích hợp, khống chế hướng tấn công và
đường chuyền bóng lên sân trước, buộc đối phương phải giảm tốc độ tấn công;
tích cực di chuyển phòng thủ người không bóng, ngăn cản đường bóng chuyền
đến, làm giảm cơ hội nhận bóng của đối thủ. Khi đối phương đẩy tiến bóng
trên sân thì 5 vận động viên phải chuẩn bị hình thành nhanh đội hình phòng thủ
để trì hoãn tốc độ tấn công của đối phương.
H 3.21: Phòng thủ chuyền bóng dài để tấn công nhanh thì lúc lui về
phòng thủ phải ép sát hai biên của người tấn công.
Khi phong tỏa quả chuyền bóng thứ nhất cần chú ý 2 điểm sau:
Khi số 8 tấn công cướp bóng bật rổ, người phòng thủ số 8 phải áp dụng
phương pháp “ kèm giữa bỏ biên” thật chặt đề phòng số 8 đột phá dẫn bóng
vào giữa.
Số 5 và số 6 áp dụng phương pháp kẹp hai bên, ngăn cản đường bóng
chuyền đến số 5 và số 6 tấn công.
Hình 3.21

+ Phương pháp phòng thủ 1 kèm 1: trong thi đấu, khi đối phương
chuyền dài tấn công nhanh ở sân sau thường xuất hiện tình huống 1 đánh 1.
Trừ những trường hợp có những đấu thủ cao to, có kinh nghiệm đứng ở dưới
rổ chờ để “che rổ” còn lại các đấu thủ không nên chờ mà phải chủ động cản
phá đối phương, làm chậm tốc độ tấn công, không để đối phương lên rổ và sẵn
sàng cướp bóng bật rổ.
+ Phương pháp lấy ít phòng nhiều:
- 1 phòng 2: khi xuất hiện tình huống này người phòng thủ phải căn cứ
vào vị trí của hai đấu thủ tấn công để chọn cự ly phòng thủ thích hợp, chuẩn bị
và phán đoán ý đồ tấn công của họ, sử dụng động tác giả để cướp bóng. Phòng
thủ ưu điểm của đối phương, buộc họ mắc sai lầm trong kỹ thuât khống chế
bóng để hình thành tình huống 1 đánh 1.
- 2 phòng 3: khi 2 phòng thủ 3, người phòng thủ phải sử dụng tốt vị trí
so le hoặc ngang bằng của đội hình để dễ dàng hỗ trợ phòng thủ cho nhau. Ưu
điểm của phương pháp này là đối phương khó đột phá vào giữa, cự ly di
chuyển của người phòng thủ được thu ngắn lại. Người phòng thủ phải cố gắng
không cho đối phương ném rổ ở vị trí gần, buộc họ phải ném ở vị trí xa hoặc
trung bình. Đồng thời đồng đội khác phải nhanh chóng về phối hợp phòng thủ.
- Khi lấy “ít phòng nhiều” cần chú ý bảo vệ khu gần rổ, chọn khu vực
phòng thủ có lợi, kịp thời điều chỉnh các vị trí phòng thủ, chú ý bóng, người và
sử dụng nhiều động tác giả. Khi có cơ hội phải cướp bóng và tấn công nhanh
ngay.

3.3.2 Chiến thuật phòng thủ 1 kèm 1


Phòng thủ 1-1 là sự phối hợp trên cơ sở của các loại chiến thuật phòng
thủ. Trong các cuộc thi đấu Bóng rổ quốc tế quan trọng từ trước đến nay, tuy
có nhiều chiến thuật phòng thủ đa dạng nhưng phần lớn các đội mạnh vẫn lấy
chiến thuật phòng thủ 1 kèm 1 làm chiến thuật cơ bản.
Khi vận dụng chiến thuật này có 2 điểm cần chú ý:
- Phòng thủ bóng là chính, phải gây áp lực tối đa lên người giữ bóng,
kiên quyết không được để người có bóng ném rổ hay có cơ hội chuyền bóng
hoặc chạy thoát kèm. Người phòng thủ phải di chuyển phòng thủ sát đối thủ
tấn công, áp dụng bước trượt phòng thủ ngang, di chuyển nhanh. Đối với người
không bóng yêu cầu người phòng thủ phải luôn chiếm vị trí thuận lợi, bảo vệ
được “người, bóng, rổ”. Tóm lại, lấy “ nhiều phòng thủ ít bên có bóng” và lấy
“ ít phòng thủ nhiều” bên không bóng. Người phòng thủ phải khống chế mọi
hành động của đối phương, không cho chuyền bóng vào tuyến trong, cắt đứt sự
liên kết giữa người có bóng và các đấu thủ tấn công khác.
- Nâng cao tôi đa năng lực phòng thủ tập thể. Ở đây mỗi cá nhân không
chỉ có nhiệm vụ phòng thủ người mình được phân công mà còn phải bao quát
toàn sân và kịp thời hỗ trợ đồng đội khi cần thiết. nhằm phát huy sức mạnh tập
thể, các đấu thủ phải liên lạc với nhau thông qua lời nói hoặc ám hiệu để kịp
thời áp đảo đối phương.
3.3.2.1 Chiến thuật phòng thủ 1-1 nửa sân
Yêu cầu của chiến thuật: phải căn cứ vào đội hình đối phương để sắp
xếp đội hình và vị trí phòng thủ tương ứng. Cố gắng giảm thiểu tối đa những
lần ném rổ của đối phương, đặc biệt l2 những lần ném rổ chuẩn xác. Ngăn cản
đối phương di chuyển vào khu ba giây, không cho chuyền bóng vào vị trí trung
phong. Phải quán triệt nguyên tắc phòng thủ bóng là chính, tích cực cướp bóng
bật rổ, không cho đối phương tấn công lần hai. Phòng thủ phải mang tính áp
đảo mạnh, dung sức mạnh, tốc độ và sự khéo léo để giành quyền khống chế
bóng.
Phương pháp phòng thủ 1-1 nửa sân
- Phòng thủ 1-1 nửa sân thu hẹp: đây là phương pháp phòng thủ chặt
người có bóng và lỏng người không bóng. Căn cứ vào vị trí bóng để chiếm vị
trí phòng thủ thích hợp.
Ví dụ: H 3.22 Số 5 tấn công có bóng bên trái, người phòng thủ của số 5
ngăn không cho đối thủ chuyền bóng cho trung phong hoặc ném rổ.
Số 4 tấn công đang ở tuyến ngoài nên số 4 phòng thủ có thể co lại để
yểm trợ cho số 6 phòng thủ trung phong, số 6 phòng thủ phải vượt lên trước
mặt trung phong đối phương để phòng thủ. Số 8 có nhiệm vụ phòng thủ người
đang ở xa bóng nên cần thu lại để hiệp đồng với người trung phong, đặc biệt là
phòng thủ đường chuyền bóng của số 5 vào cho trung phong. Số 7 ở vị trí cạnh
vạch ném phạt, không cho bất cứ người tấn công nào siết vào.
Hình 3.22

- Phòng thủ 1-1 mở rộng nửa sân: đây là một loại phòng thủ rất chặt,
phá các đường phối hợp của đối phương, chiến thuật phòng thủ chủ động và
đòi hỏi các vận động viên phải tích cực. Nói chung, loại phòng thủ này được áp
dụng trong khoảng diện tích từ 8 – 10m và chủ yếu áp dụng khi đối phương có
vận động viên ném xa chuẩn còn tuyến trong thì tấn công tương đối yếu.
Phương pháp cơ bản là chuyển đổi từ tấn công sang phòng thủ thật
nhanh.
- Ví dụ: H 3.23. Trước khi bóng lên sân trên phải tìm người mình phòng
thủ trước khu A và bắt đầu kèm chặt khi đối thủ vào khu A. yêu cầu đầu tiên là
phải khống chế tốc độ đưa bóng lên của đấu thủ có bóng, đề phòng đối phương
đột phá vào rổ. Đối với các đấu thủ không bóng, người phòng thủ cố gắng làm
rối loạn vị trí tấn công của họ, cắt đứt các đường chuyền bóng đến.
Nếu đối phương sử dụng yểm hộ thì phải người phòng thủ phải chen
qua. Phương pháp phòng thủ này chủ yếu là để hạn chế tốc độ đẩy tiến của đối
phương, lưu ý không được tùy tiện vây ép.
Khi đối phương đưa bóng vào được khu B phải phòng thủ thật chặt
không cho nhận bóng, cố gắng cắt đường chuyền bóng đến, không cho đối
phương tấn công ở vị trí sở trường. Phải linh hoạt và duy trì vị trí phòng thủ
thuận lợi khi đối phương di chuyển hay chuyền bóng liên tục. khi người tấn
công dừng bóng ở góc sân phải tiến hành vây ép ngay để cướp bóng hay
chuyền bóng hỏng hoặc phạm luật giữ bóng quá 5 giây.
Hình 3.23

H 3.24. Khi số 6 tấn công dừng bóng ở góc sân thì số 5 phòng thủ phải
di chuyển nhanh xuống góc cùng số 6 phòng thủ vây ép đối phương. Những
người phòng thủ còn lại nhanh chóng điều chỉnh vị trí phòng thủ của mình, chờ
thời cơ bổ sung phòng thủ hay cướp bóng.

Hình 3.24

3.3.2.2 Phòng thủ 1-1 toàn sân


Phòng thủ 1 – 1 toàn sân bắt đầu từ khi người tấn công chuyển sang
phòng thủ. Người phòng thủ phải tích cực tìm người mình có nhiệm vụ phòng
thủ nhanh trên phạm vi cả sân. Chiến thuật này có tính công kích cao, chủ động
và kèm người nghiêm ngặt, áp đảo đối phương. Chiến thuật này cũng áp dụng
phương pháp“kèm chặt người có bóng, kèm lỏng người không bóng”, hiệp
đồng phối hợp, lấy nhiều phòng thủ ít bên có bóng và lấy ít phòng thủ nhiều
bên không bóng, tích cực di chuyển phòng thủ. Phải khống chế được tốc độ, trì
hoãn hoặc làm tiêu hao thời gian tấn công của đối phương, buộc đối phương
phạm sai lầm hoặc phạm luật. Trong huấn luyện chiến thuật phòng thủ 1-1 cả
sân cần lưu ý những điểm sau đây:
- Tăng cường huấn luyện thể lực và tâm lý đặc biệt là sức bền tốc độ, ý
chí và phải sử dụng chiến thuật thích hợp.
- Huấn luyện nhuần nhuyễn khi chuyển từ tấn công sang phòng thủ, nắm
được các tình huống có thể xảy ra trên sân, toàn đội phối hợp ăn ý, kịp thời,
phòng thủ phải sát người. Ý thức và sự phối hợp đồng nhất là tiền đề của chiến
thuật phòng thủ kèm 1-1 toàn sân.
- Nâng cao năng lực phòng thủ cá nhân, nắm vững kỹ thuật phòng thủ,
phương pháp vận dụng và tính chủ động. Mỗi người phòng thủ đều phải hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Bồi dưỡng ý thức sẵn sang chuyển từ tấn công sang phòng thủ, tìm
người mình có nhiệm vụ đeo bám nhanh…Huấn luyện các kỹ thuật, chiến thuật
phòng thủ một cách nghiêm khắc và cụ thể.
* Phương pháp của chiến thuật phòng thủ 1-1 toàn sân
Căn cứ vào nhiệm vụ và các yêu cầu của chiến thuật phòng thủ 1-1 toàn
sân, các khu vực phòng thủ được phân ra thành 3 khu vực: sân trước (sân trên),
giữa sân và sân sau.
+ Phương pháp phòng thủ sân trước: được áp dụng khi đối phương phát
bóng biên.
+ Phòng thủ kèm chặt 1-1: người phòng thủ ở sân trước phải gây rối các
vị trí tấn công, ngăn cản phát bóng biên đồng thời cố gắng tranh cướp bóng.
Các đấu thủ ở sân sau phải giữ cự ly an toàn và thuận lợi đối với người mình
phòng thủ, chú ý theo dõi hướng bóng, kịp thời cắt bóng khi có cơ hội (đặc biệt
là các đường chuyền dài). Nếu bóng đã được phát vào sân, đấu thủ kèm người
có bóng phải lùi xa người tấn công 1 bước, ngăn chặn đường dẫn bóng vào
giữa, buộc đối thủ dẫn bóng ra biên tạo cơ hội vây ép. Những người phòng thủ
khác, tùy vị trí của mình để điều chỉnh lại cự ly, căn cứ tình huống trên sân triển
khai chiến thuật phòng thủ của mình.
Vây ép người tấn công tiếp ứng: nếu đội tấn công có một vận động viên
có năng lực dẫn bóng tốt thì đó thường là người tiếp ứng. lúc này có thể buông
lỏng người phát bóng, chú trọng vây ép người tiếp ứng không cho nhận bóng.
+ Phòng thủ “du kích”: H 3.25 Số 5 và số 6 phòng thủ đứng trước đối
thủ của mình, không cho họ vượt lên tiếp ứng bóng. Số 4 bỏ kèm người phát
bóng, phán đoán ý đồ phát bóng của đối phương để phá bóng chuyền cho số 5
hoặc số 6. Người PT số 5 hoặc số 6 tiến hành vây ép đối thủ tiếp ứng bóng, số 7
và 8 phải phòng thủ tốt sân sau.
Hình 3.25

+ Phương pháp phòng thủ giữa sân: Nhiệm vụ chủ yếu khi phòng thủ
giữa sân là làm giảm tốc độ đẩy tiến tấn công của đối phương, khống chế
người có bóng vừa vượt qua trung tuyến, lợi dụng góc của đường giữa sân và
hai biên để vây ép, buộc đối phương phải phạm luật, tranh cướp bóng.
Ví dụ 1: H 3.26 Phương pháp yểm hộ phòng thủ, khi số 6 tấn công yểm
hộ cho số 5, số 5 và số 6 phòng thủ phải nhanh chóng đổi người phòng thủ.

Hình 3.26

Ví dụ 2: Nếu đối phương áp dụng phương pháp phối hợp sách ứng,
người phòng thủ phải tích cực quan sát, phán đoán ý đồ tấn công của đối thủ để
quyết định sử dụng phương pháp làm vô hiệu hóa các phối hợp của đối thủ.
- H 3.27: Khi số 6 sách ứng, số 6 phòng thủ nhận ra ý đồ của đối
phương phải chiếm ngay vị trí sách ứng đó đồng thời quan sát đối phương
chuyền bóng. Nếu số 4 vẫn chuyền bóng tới phải cản phá mạnh. Nếu đối
phương đã chiếm được vị trí sách ứng thì số 6 phòng thủ phải vòng lên trước
để ngăn cản chuyền bóng. Trong trường hợp số 4 chuyền bóng bổng cho số 6
thì người phòng thủ số 7 có nhiệm vụ cắt quả bóng này, người phòng thủ số 8
lùi vào vạch ném phạt để hỗ trợ phòng thủ dưới rổ.

Hình 3.27

Ví dụ 3: Vây ép giữa sân và liên tục thay đổi phòng thủ: để hoàn thành
nhiệm vụ tranh cướp bóng giữa sân, người phòng thủ không được làm mất thời
cơ vây ép đối phương, phải liên tục bổ sung phòng thủ cho nhau.
H 3.28: Lúc số 4 chuyền bóng cho số 5, số 5 phòng thủ phải ép đối thủ
dẫn bóng ra biên. Khi số 5 tấn công vừa dẫn bóng qua trung lộ, số 7 phòng thủ
phải nhanh chóng phối hợp với số 5 để lợi dụng đường giữa sân tiến hành vây
ép đối phương. Số 8 cũng có thể buông lỏng người mình phòng thủ bổ sung
phòng thủ cho số 7, số 6 bổ sung phòng thủ số 8 tấn công, số 4 lui về sân sau
phòng thủ số 4 và số 6.
Cùng lúc đó có thể xuất hiện tình huống sau:
H 3.29: Số 5 cầm bóng lên, ngay lập tức số 4 phải buông lỏng đối thủ
của mình, phối hợp với số 5 phòng thủ vây ép số 5 tấn công. Số 6 tranh cướp
bóng quyết liệt, số 7 kèm chặt đối thủ của mình và cảnh giác số 5 chuyền bóng
cho số 7 tấn công, số 8 đảm nhiệm phòng thủ 2 người còn lại.
Phương pháp phòng thủ sân sau: khi vận dụng chiến thuật phòng thủ
chặt, nếu đối phương đã đưa bóng lên tới sân trước thì phải triển khai kèm
người chặt nửa sân.
Hình 3.28 Hình 3.29

3.3.3 Chiến thuật liên phòng khu vực


Liên phòng khu vực là sự phân công mỗi đấu thủ có trách nhiệm phòng
thủ trong một khu vực nhất định, căn cứ vào vị trí và hướng bóng, di chuyển
nhanh và chờ thời cơ cướp bóng. Đây là một loại phòng thủ liên hợp tập thể.
3.3.3.1 Các hình thức đặc trưng của chiến thuật liên phòng khu vực
Kỹ thuật và năng lực tấn công ngày càng phát triển, luật thi đấu luôn có
những thay đổi bổ sung. Chiến thuật liên phòng khu vực được phát triển từ
phòng thủ khu vực đơn thuần, kết hợp sự di chuyển phòng thủ khi bóng vận
động với khu vực phòng thủ và đấu thủ tấn công.
* Chiến thuật liên phòng khu vực có những hình thức đặc trưng sau:
- Mở rộng khu vực phòng thủ: trong khi phòng thủ, người phòng thủ
không chỉ chú ý tới phòng thủ tuyến trong mà còn phải mở rộng phạm vi
phòng thủ, tích cực kiềm chế “xạ thủ” ném rổ ở cự ly xa và trung bình. Phạm
vi phòng thủ của toàn đội được mở rộng từ 7m trở ra, đủ để ngăn chặn được
đối phương ném 3 điểm. mỗi đấu thủ khống chế khu vực phòng thủ lớn nhưng
toàn đội phải phối hợp phòng thủ thật nhuần nhuyễn để quản lý tốt mọi khu
vực.
- Tăng thêm nhân tố phòng thủ kèm người: khi đối phương liên tục di
chuyển, không ngừng chạy siết đổi vị trí thì thông thường người ta áp dụng
phương pháp phòng thủ kèm người, ngăn cản đường chạy siết của đối phương.
Ở khu vực bị uy hiếp phải kèm người thật chặt, không cho đối phương
có cơ hội nhận bóng để tấn công dưới rổ.
- Áp dụng phương pháp đổi vị trí luân phiên, kịp thời bổ sung phòng thủ
đạt hiệu quả cao, không để xảy ra tình huống đối phương “lấy nhiều đánh ít”.
- Phương pháp phát triển phòng thủ liên phòng tổng hợp: đây là một loại
chiến thuật có nhiều biến hóa. Nó căn cứ vào sự thay đổi trong đội hình tấn
công mà biến đổi đội hình phòng thủ theo, chiến thuật này có xu hướng giống
như liên phòng đối vị.
3.3.4 Liên phòng đổi vị
Thực chất đây là một loại chiến thuật phòng thủ kèm người mà các vị
trí được phân công căn cứ theo tình huống và được tiến hành trên nửa sân.
Phòng thủ nửa sân, 1-1 khu vực, 1-1 đều có sự liên quan với nhau nhưng ở
phòng thủ liên phòng đối vị yêu cầu người phòng thủ phải đảm bảo khu vực
được phân công, căn cứ vào hướng bóng để điều chỉnh vị trí phòng thủ, tăng
cường phòng thủ bên có bóng, kèm chặt đối thủ giữ bóng, phong tỏa đường
chuyền bóng vào tuyến trong, ngăn cản đối phương ném xa.
* Những yêu cầu của chiến thuật liên phòng đổi vị:
- Khi chuyển từ tấn công sang phòng thủ, đấu thủ phòng thủ phải vừa lui
vừa tìm đối thủ của mình làm cho đối phương nhằm tưởng là chiến thuật phòng
thủ 1 kèm 1.
- Khi phòng thủ đối thủ tấn công tuyến trong thì áp dụng chiến thuật
phòng thủ 1 kèm 1, áp sát trung phong. Bốn đấu thủ còn lại kèm người khu
vực. khi xảy ra tình huống phải đổi người phòng thủ liên tục thì trung phong là
vị trí không được đổi người phòng thủ.
- Sau khi đối thủ chuyền bóng đi và siết vào dưới rổ thì người phòng thủ
phải tìm cách ngăn cản đường siết này, không cho người chạy siết có cơ hội
nhận bóng và di chuyển theo người chạy siết.
- Nếu như người chạy siết bắt đầu ở vị trí góc cuối sân sẽ có hai tình
huống xảy ra: nếu người tấn công có sức uy hiếp lớn, có khả năng ném rổ
chuẩn thì người phòng thủ phải theo bám để phòng thủ cả khi người chạy siết
đã di chuyển khỏi khu vực phòng thủ của mình, đổi khu vực phòng thủ nhưng
không đổi người phòng thủ.
- Nếu người tấn công có sức uy hiếp yếu, khả năng ném rổ không chuẩn,
ở trong khu vực có hai đấu thủ thể hình cao lớn thì không nên đuổi bám tới
dưới rổ mà nên đổi người và đổi cả khu vực phòng thủ.
- Khi đối phương có bóng và đột phá thì phải kiên quyết kèm thật chặt,
các đấu thủ còn lại sử dụng phòng thủ liên phòng, hiệp đồng với nhau tạo nên
những lớp phòng thủ vững chắc, không để xảy ra tình trạng không ăn ý khi
phòng thủ.
* Liên phòng đổi vị 1-3-1
H 3.30 : Khi áp dụng hình thức liên phòng này trong đội cần có một đấu
thủ nhanh nhẹn, linh hoạt, có khả năng đột phá nhanh. Ví dụ: số 4 phòng thủ có
nhiệm vụ khóa chặt số 4 tấn công, ngăn chặn không cho số 4 tổ chức tấn công.
Cần có một đấu thủ cao to, linh hoạt phòng thủ dưới rổ (số 8), cướp bóng bật
rổ tốt, di chuyên phòng thủ nhanh để gây rối đội hình tấn công và phán đoán ý
đồ tấn công của đối phương.
Số 6 là trung phong có nhiệm vụ phòng thủ trung phong đối phương. Số
5 va 7 có nhiệm vụ phòng thủ hai đối thủ tấn công hai cánh, luôn nhờ phải lùi
vào giữa để cùng đồng đội cướp bóng bật rổ.

Hình 3.30
* Liên phòng đổi vị 1-2-2
H 3. 31: Đấu thủ phòng thủ số 4 có nhiệm vụ như chỉ dẫn trong hình 3-
70 (liên phòng đổi vị 1-3-1). Số 7 và 8 là hai trung tâm cao to của đội cùng
hiệp đồng phòng thủ dưới rổ và cướp bóng bật bảng. số 5 và 6 có nhiệm vụ
phòng thủ hai bên và hỗ trợ đồng đội phòng thủ tuyến trong cũng như cướp
bóng bật rổ. khi đội hình phòng thủ chuyển từ 1-2-2 thành 2-1-2 thì ố 5 ở vị trí
trung gian, số 6 di chuyển lên phía trước.

Hình 3.31
* Liên phòng đổi vị 2-1-2
Loại liên phòng này chủ yếu là để đối phó khi đối phương có hai hậu vệ
kép với đội hình 2-1-2. Đội hình này được bố trí có tính cân bằng nhờ vậy năng
lực phòng thủ ở cả tuyến trong và ngòi được nâng lên đáng kể.
H 3.32 : Số 4 và 5, hai đấu thủ có năng lực phòng thủ khá tốt của đội,
chủ động kèm chặt hậu vệ dẫn dắt tấn công của đối phương (số 4 phòng thủ).
Căn cứ vào vị trí của số 4 tấn công người phòng thủ xác định vị trí của mình,
số 7 và 9 ở tuyến sau quan sát mọi tình huống trên sân để kịp thời bổ sung và
hỗ trợ cho đồng đội. số 6 là người phải cẩn thận nhất trong việc di chuyển vì
đây là vị trí quyết định hình thức phòng thủ của toàn đội.

Hình 3.32
* Liên phòng đổi vị hình tam giác
Căn cứ đội hình của bên tấn công, năng lực tấn công của từng đối thủ
mà phân công kèm, tạo thành một hình tam giác có 3 đấu thủ ở 3 góc phòng
thủ tuyến trong. Đây là một loại phương pháp liên phòng đổi vị phòng thủ
quanh rổ.
-H 3.33: khi đối phương áp dụng đội hình tấn công 2-1-2 thì kèm số 4,5
tấn công là số 4,5 phòng thủ. Phòng thủ dưới rổ là số 6, số 7 và 8.

Hình 3.3.3
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÓNG RỔ

* Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Bồi dưỡng cho sinh viên các kiến thức lý luận chung về các nguyên
tắc và phương pháp giảng dạy TDTT.
+ Tóm lược hệ thống bài tập giảng dạy các nhóm kỹ thuật cơ bản môn
bóng rổ về các kỹ thuật di chuyển, chuyền bắt bóng, dẫn bóng và ném rổ.
- Kỹ năng:
+ Người học có kỹ năng vận dụng hệ phương pháp vào quá trình giảng
dạy bóng rổ theo đúng các qui tắc, nguyên tắc đề ra.
+ Nắm vững yếu lĩnh và trình tự giảng dạy các kỹ thuật bóng rổ cơ bản.
4.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
4.1.1 Các nguyên tắc lý luận giảng dạy
4.1.1.1 Nguyên tắc khoa học, hệ thống và liên tục
Nguyên tắc khoa học đòi hỏi thường xuyên tham khảo, lựa chọn tài liệu
giảng dạy có nội dung cập nhật mới, cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp
khuynh hướng phát triển của môn học.
Bóng rổ có cấu trúc và logic riêng của mình, muốn đảm bào tính hệ
thống trong quá trình dạy bóng rổ cần phải xem xét về lượng vận động, chế độ
tập luyện, nghỉ ngơi và sự áp dụng hình thức, phương tiện và phương pháp
giảng dạy, vv…
Số lượng giờ học cần phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính và nội dung
giảng dạy tuân thủ sự liên tục kế tiếp khi tiến hành giảng dạy đối với người
học.
Tóm lại, để đảm bảo các nguyên tắc khoa học trong giảng dạy cần thực
hiện một số biện pháp như sau:
+ Lựa chọn tài liệu giảng dạy thể hiện được khuynh hướng hiện đại.
+ Đảm bảo tính liên tục trong quá trình học.
+ Tài liệu giảng dạy cần chọn theo quy tắc từ cái cơ bản đến cái thứ
yếu, đối với các bài tập thì áp dụng theo quy tắc từ đơn giản đến phức tạp.
+ Tiến hành các giờ học kế tiếp nhau theo kế hoạch.
+ Dự trù các phương tiện, phương pháp... trước khi giảng dạy.
+ Định kỳ đánh giá kết quả công việc giảng dạy.
4.1.1.2 Nguyên tắc tự giác tích cực
Quá trình tập luyện và thi đấu trong các môn thể thao đối kháng đòi hỏi
vận động viên phát huy tính tích cực và thái độ tự giác rất cao. Các hoạt động
vận động liên tục chuyển luân phiên từ các pha tấn công quyết liệt sang duy trì
đeo bám phòng thủ rồi đổi ngược lại khiến người chơi phải luôn vận dụng tối
đa năng lực của mình, tự giác và tích cực triển khai kỹ thuật cá nhân, sẵn sàng
hỗ trợ đồng đội đối phó với các tình huống khó khăn.
Căn cứ vào những yêu cầu của nguyên tắc tự giác tích cực, trong các giờ
học cần có biện pháp giáo dục và khuyến khích tính tự giác, tích cực của người
học, phát huy năng lực bản thân để giải quyết các nhiệm vụ học tập đề ra.
Giáo dục tình yêu lao động và sự phát triển trí tuệ là một trong những
nhiệm vụ thiết yếu của giảng dạy. Rèn luyện sinh viên khả năng tư duy về các
bài tập để có thể nắm vững các quy luật cấu trúc động tác sẽ tạo cơ sở phát
triển tư duy chiến thuật và hình thành các kỹ xảo phối hợp chiến thuật...,trong
quá trình này cần lưu ý thực hiện một số điểm quan trọng như sau:
+ Trong quá trình học tập cần tạo ra những tình huống để phát triền tính
tích cực nhận thức của học sinh.
+ Học khái quát và xem xét những dấu hiệu cơ bản của tình huống thi
đấu.
+ Xây dựng quá trình giảng dạy sao cho học sinh có thể nắm được các
mối quan hệ logic và tính liên tục của các động tác.
+ Giáo dục tư duy sáng tạo, tính tự lập khi học các biến thể của động
tác.
+ Giáo dục khả năng phân tích tình huống, và sự tham gia của bản thân
mình vào tình huống đó.
Nguyên tắc tự giác tích cực đòi hỏi người học phải đi sâu vào quá trình tư
duy về những nhiệm vụ của quá trình học tập và huấn luyện.
4.1.1.3 Nguyên tắc trực quan
Cảm nhận, cảm xúc là khâu đầu tiên của nhận thức. Biểu hiện xuất hiện
trên cơ sở các ấn tượng. Biểu tượng đúng cho phép tiếp thu nhanh hơn nội dung
cần học.
Sinh viên có thể tiếp nhận thông tin cần thiết nhờ tham khảo các giáo
trình, sách giáo khoa, băng hình, tranh ảnh, phim v.v… Những kiến thức đó sẽ
giúp họ phát triển khả năng nhận thức, tổ chức và định hướng cảm xúc và quan
sát dễ dàng hơn. Có thể nói, vận dụng tính trực quan trong giảng dạy sẽ làm các
khái niệm trừu tượng trở nên cụ thể, rõ ràng và dễ tiếp thu.
Các phương tiện giảng dạy trực quan được lựa chọn đúng sẽ góp phần tái
hiện lại trình tự thực hiện của các động tác kỹ thuật vận dụng khi thi đấu. Trên
thực tế, các phương tiện thực hiện nguyên tắc trực quan bao gồm:
+ Các loại thị phạm khác nhau.
+ Diễn giải kèm theo so sánh các hình ảnh cụ thể.
+ Áp dụng các giáo trình – tài liệu trực quan.
+ Quan sát tập luyện và thi đấu với những nhiệm vụ tương ứng.
4.1.1.4 Nguyên tắc dễ hiểu và cá biệt hóa
Trong giảng dạy cần đặt ra nhiệm vụ vừa sức với người học. Các nhiệm
vụ không vừa sức sẽ làm người học phải luôn gắng sức nhưng không đạt được
kết quả cao và dẫn đến tự ti, không tin vào bản thân, làm mất đi sự hứng thú
đối với việc học tập.
Việc học tập kỹ thuật và chiến thuật phải được tiến hành theo từng phần,
từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác với độ khó độ khó tăng dần. Các yêu cầu
được nâng cao từng bước và không vượt quá khả năng của người tập nhằm
mục đích giúp người tập có thời gian chuẩn bị tốt và sẵn sàng thích nghi với
lượng vận động ngày càng cao.
Giáo viên phải luôn lưu ý khả năng thực hiện của người tập và có sự
điều chỉnh độ khó phù hợp theo khả năng của từng cá nhân. Đảm bảo tính hợp
lý của các yêu cầu bài tập sao cho người tập cần cố gắng tập luyện nghiêm túc
thì mới có thể hoàn thành tốt các yêu cầu đặt ra, nếu yêu cầu bài tập quá dễ
thực hiện sẽ không khuyến khích được tính tích cực, gây nhàm chán và làm
hạn chế sự tiến bộ của người tập.
Các phương tiện thực hiện nguyên tắc dễ hiểu và cá biệt hóa gồm:
+ Tính toán đến trạng thái sức khỏe, trình độ huấn luyện chung và
chuyên môn, mức độ phát triển các tố chất vận động, lứa tuổi…
+ Tổ chức quá trình huấn luyện và học tập.
+ Công tác tổ chức hình thành đội.
+ Lập kế hoạch tất cả các mặt huấn luyện một cách hợp lý.
+ Nghiên cứu những năng lực cá nhân, xác định vị trí chơi trong đội
hình chiến thuật và đề ra các nhiệm vụ cụ thể mà cầu thủ cần phải giải quyết.
+ Quy định mức độ thi đấu và lựa chọn đối phương.
4.1.1.5 Nguyên tắc vững chắc tăng tiến
Trong quá trình giảng dạy cần vận dụng đồng thời hai yếu tố quan trọng
đó là một mặt phải truyền đạt kiến thức mới và đồng thời phải không ngừng
củng cố các nội dung đã học. Tránh tình trạng học sau quên trước làm hệ thống
kiến thức học trước không đủ dung lượng, không tạo được nền tảng vững chắc
và làm hạn chế sự tiếp thu đối với các kiến thức ở giai đoạn sau.
Người tập luyện bóng rổ cần thuần thục động tác kỹ thuật đã học đồng
thời đảm bảo trình độ thể lực ở mức độ nhất định trước khi tiến hành rèn luyện
các bài tập kỹ thuật, thể lực có yêu cầu vận động cao hơn. Trong đó việc củng
cố và nâng cao các tố chất thể lực cho người tập giữ vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sự hình thành và phát triển các năng lực cần thiết.
Các phương tiện thực hiện nguyên tắc vững chắc tăng tiến là:
+ Đảm bảo tính khoa học khi lựa chọn và tổ chức tập luyện các bài tập.
+ Xác định cụ thể nội dung tập luyện của các bài tập theo từng giai
đoạn.
+ Sử dụng các test kiểm tra và tiến hành đánh giá năng lực tiếp thu của
người học sau từng giai đoạn, đề ra các nhiệm vụ cho các giai đoạn tiếp theo.
4.1.2 Các phương pháp thường vận dụng trong dạy học TDTT
4.1.2.1 Các phương pháp dùng ngôn ngữ:
* Phương pháp giảng giải: Trong phương pháp này, giáo viên chủ yếu
dùng ngôn ngữ để nói rõ nhiệm vụ, tên gọi, tác dụng, yếu lĩnh, cách thức, yêu
cầu học tập của động tác và chỉ đạo học sinh học tập, nắm vững động tác.
Giảng giải phải có mục đích rõ ràng, dễ hiểu, làm nổi bật chủ đề, nội
dung cần giảng dạy. Khi nói về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu… của kỹ thuật
động tác nên liên hệ với thực tế bằng cách so sánh, hỏi đáp để gợi ý, phát huy
động cơ, hứng thú, tính tự giác và tích cực của người học.
* Khẩu lệnh và chỉ thị: Khi điều động đội hình học sinh đang tập giáo
viên nên dùng khẩu lệnh, chỉ thị một cách ngắn gọn, rõ ràng và thống nhất sao
cho học sinh thấy nghiêm túc mà bắt buộc phải làm theo.
* Đánh giá thành tích bằng lời nói: Giáo viên nên căn cứ trên thành tích
học tập và hành vi của học sinh mà dùng lời nói để đánh giá khả năng thực
hiện của họ như “ tốt”, “khá”, “ chưa nhịp nhàng”… để học sinh phân biệt
được đúng hoặc sai mà củng cố cái đúng hoặc sữa chữa cái sai.
* Báo cáo bằng lời ( hội báo ): Học sinh dùng ngôn ngữ của mình báo
cáo với giáo viên về những điều tâm đắc hoặc lý giải về những vấn đề khó
trong nội dung tập luyện để giáo viên có điều kiện tổng hợp, đánh giá hiệu quả
dạy học và có hướng chỉ đạo tiếp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
* Tự ám thị: Là hình thức ngôn ngữ không thành tiếng dưới dạng câu
tâm niệm, nhủ thầm mà học sinh dùng trong quá trình luyện tập để tự chỉ đạo
và động viên mình thực hiện một bài tập nào đó.
4.1.2.2 Phương pháp trực quan
* Làm mẫu động tác: Là phương thức trực quan chủ yếu tác động vào
cơ quan thị giác, giúp người học tri giác được hình tượng động tác. Căn cứ vào
đặc điểm quá trình nhận thức và đặc điểm hình thành kỹ năng động tác ta có
thể phân thành 3 loại làm mẫu trong dạy học như sau:
- Làm mẫu động tác cho học sinh thấy rõ cần hình tượng của động tác
mẫu.Trong trường hợp này phải thực hiện động tác mẫu chính xác, điêu luyện,
rõ ràng để gây ấn tượng đẹp, giúp người học có khái niệm đúng về động tác và
tạo hứng thú muốn học, muốn thử nghiệm cho họ.
- Làm mẫu cho học sinh hiểu rõ cách thực hiện động tác mẫu. Cần làm
mẫu chính xác và thực hiện chậm để học sinh nhìn thấy rõ cấu trúc, thứ tự hoàn
thành, điểm mấu chốt và điểm khó của kỹ thuật động tác.
- Làm mẫu động tác để sửa động tác sai. Chú trọng vào những khâu,
phần của động tác thường làm sai để có biện pháp sữa chữa kịp thời.
* Trình diễn giáo cụ, mô hình: Đây cũng là phương pháp trực quan
bằng biểu đồ, phim ảnh, mô hình và giáo cụ khác trong dạy học TDTT để giúp
học sinh hiểu được sinh động cụ thể về hình tượng, cấu trúc và chi tiết kỹ thuật
của quá trình hình thành động tác.
* Điện ảnh và tivi: Sử dụng những phương tiện dạy và học hiện đại này
sẽ kết hợp nghe và nhìn hình tượng sinh động có sức hấp dẫn cao. Do có thể
điều chỉnh hình ảnh chậm hoặc dừng lại nên có thể phân tích tỉ mỉ, rõ ràng cấu
trúc, điểm mấu chốt và tất cả các chi tiết của động tác. Ngoài ra, có thể tạo điều
kiện dẫn dắt hoặc dùng phương tiện nào đó như đệm nhạc, máy đánh nhịp… để
tạo cảm giác về tiết tấu của động tác, giúp học sinh hình thành nhanh cảm giác
không gian và thời gian của động tác.
4.1.2.3 Phương pháp hoàn chỉnh và phân chia
* Phương pháp dạy học hoàn chỉnh
Là phương pháp học ngay toàn bộ động tác từ đầu đến cuối mà không
phân đoạn. Ưu điểm của nó là tiện cho người học nắm được động tác hoàn
chỉnh mà không phá vỡ cấu trúc hoặc mối liên hệ nội tại giữa các phần của
động tác.
Phương pháp này thường vận dụng khi dạy những động tác tương đối
đơn giản hoặc phức tạp, nếu phân chia ra thì sẽ phá vỡ cấu trúc động tác.
Trong quá trình vận dụng cần chú ý một số yêu cầu sau:
- Nếu dạy động tác đơn giản, dễ thì sau khi giảng giải, làm mẫu đã có
thể cho học sinh tập động tác hoàn chỉnh.
- Nếu dạy động tác tương đối khó, phức tạp có thể nêu bật trọng điểm,
trước hết là phần cơ sở của kỹ thuật sau đó mới đến các chi tiết hoặc trước tiên
yêu cầu về phương hướng, đường chuyển động rồi mới tới biên độ, nhịp điệu.
- Đơn giản hóa yêu cầu động tác. Ví dụ có thể thu ngắn cự ly, hạ độ cao,
giảm tốc độ hoặc giảm trọng lượng vật ném… Sử dụng rộng rãi các bài tập bổ
trợ, dẫn dắt, phát triển các nhóm cơ tương ứng và năng lực phối hợp động tác
cũng như thể nghiệm được khâu mấu chốt của động tác.
* Phương pháp dạy học phân chia
Là phương pháp phân chia hợp lý một động tác hoàn chỉnh thành mấy
phân đoạn rồi lần lượt dạy cho đến khi học sinh nắm được toàn bộ động tác.
Ưu điểm của nó là đơn giản hóa, giảm độ cần thiết và thuận lợi cho luyện tập
củng cố từng phần của động tác. Khi thực hiện phương pháp phân chia cần chú
ý một số vấn đề sau:
- Khi phân đoạn cần chú ý tới mối liên hệ nội tại, hữu cơ giữa chúng sao
cho không phá vỡ cấu trúc, thay đổi động tác.
- Làm cho học sinh thấy rõ vị trí từng phần trong động tác hoàn chỉnh.
- Dùng phương pháp phân chia cũng là để nắm được động tác hoàn
chỉnh, do đó thời gian dạy từng phân đoạn không nên quá dài và nên sử dụng
kết hợp với phương pháp hoàn chỉnh. Phương pháp phân chia động tác kỹ thuật
gồm có 4 hình thức cơ bản khi áp dụng phân đoạn như sau:
- Phân đoạn đơn thuần: Chia động tác kỹ thuật thành mấy phần,
đoạn rồi lần lượt học từng phần theo thứ tự cho đến hết sau đó mới học lại
hoàn chỉnh.

Lần 4
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Phần 1 Phần 2 Phần 3
- Phân đoạn tiến hợp từng phần: Chia động tác kỹ thuật thành mấy phần,
đoạn rồi lần lượt học theo thứ tự trình bày như sau.

Lần 5

Lần 3

Lần 1 Lần 2 Lần 4

Phần 1 Phần 2 Phần 3

- Phân đoạn thuận tiến: Sau khi học xong phần 1 sẽ dạy tiếp phần 2.
Học xong 2 phần đó lại thêm phần 3… cho đến khi nắm được động tác hoàn
chỉnh.

Lần 3

Lần 2

Lần 1

Phần 1 Phần 2 Phần 3

- Phân đoạn ngược chiều: Ngược với phương pháp thuận tiến được trình
bày như trên, ở phương pháp này sẽ học phần cuối cùng trước rồi mới học
ngược lại cho đến phần 1.

Lần 3

Lần 2
Lần 1
Phần 1 Phần 2 Phần 3
4.1.2.4 Phương pháp phòng sửa động tác sai
Trong quá trình học tập kỹ thuật động tác việc mắc phải sai sót là hiện
tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu để động tác sai hình thành động lực rồi mới
sửa thì còn mất thời gian và công sức nhiều lần hơn so với học động tác mới
tương đương, do đó phải kịp thời phòng và sửa sai sót.
Trong quá trình phòng sửa động tác cần phân tích rõ ràng, xác định rõ
các nguyên nhân tạo nên sai sót rồi căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu hoặc sai
lầm chính của động tác mà chọn biện pháp thích hợp và kiên trì gợi ý, dẫn dắt
đối tượng học từng bước sửa sai. Có khi sửa được cái sai chính thì các cái sai
khác có liên quan sẽ mất theo.
4.1.2.5 Các phương pháp luyện tập
Ngoài việc vận dụng các phương pháp đã được nêu cụ thể như trên, khi
tiến hành giảng dạy kỹ thuật thực hành giáo viên còn phải nắm vững và vận
dụng thuần thục phương pháp luyện tập trong dạy học TDTT. Đây là các
phương pháp vận động thân thể kết hợp với hoạt động tư duy lặp lại nhiều lần
để hoàn thành các nhiệm vụ dạy học cụ thể; tạo điều kiện tối ưu để học sinh
nắm vững động tác, rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực, bồi dưỡng và điều
hòa phẩm chất, tâm lý. Các phương pháp luyện tập thường dùng trong dạy học
TDTT là lặp lại, biến đổi, tuần hoàn ( vòng tròn ), tổng hợp, trò chơi, thi đấu,
tập trung sức chú ý, động niệm và thả lỏng…
4.2 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN
4.2.1 Phương pháp giảng dạy các kỹ thuật di chuyển
4.2.1.1 Kỹ thuật xuất phát nhanh
Giáo viên giảng giải, làm mẫu động tác để học sinh có khái niệm đúng
về cách thực hiện kỹ thuật động tác.
* Xuất phát ở các tư thế ban đầu khác nhau:
Giáo viên dùng tín hiệu thị giác hoặc thính giác để điều khiển học sinh
tập luyện xuất phát
+ Xuất phát mặt hướng về hướng di chuyển.
+ Xuất phát khi 1 vai hướng về hướng di chuyển.
+ Xuất phát khi lưng hướng về hướng di chuyển.
Tung bóng rời khỏi tay làm tín hiệu cho học sinh xuất phát, quy định số
lần chạm đất để học sinh phải chạy tới đích.
+ Thi đua từng hàng, nghe tín hiệu xem ai về đích trước.
+ Xuất phát kết hợp với dẫn bóng.
+ Đang phòng thủ chuyển sang xuất phát để tấn công.
4.2.1.2 Chạy nghiêng
+ Xây dựng khái niệm (tầm quan trọng – làm mẫu – giảng giải).
+ Tập động tác chạy nghiêng với tốc độ chậm sau đó nhanh dần và sau
khi đã thuần thục (từ đi, tới đi nhanh, tới chạy…).
+ Tập chạy nghiêng theo tín hiệu của giáo viên.
+ Tập chạy nghiêng vừa quan sát để nhận bóng của giáo viên chuyền
cho.
+ Tập di chuyển chạy nghiêng kết hợp với các kỹ thuật khác.
4.2.1.3 Chạy biến tốc biến hướng
+ Xây dựng khái niệm (tầm quan trọng – làm mẫu – giảng giải).
+ Tập động tác đổi hướng với tốc độ chậm, sau khi đã thuần thục thì
tăng dần tốc độ.
+ Tập chạy đổi các hướng theo tín hiệu của giáo viên.
+ Tập chạy giữa 1 người phòng thủ và 1 người tấn công để thoát người.
+ Tập di chuyển chạy biến hướng kết hợp với các kỹ thuật khác.
4.2.1.4 Chạy lùi
+ Xây dựng khái niệm (tầm quan trọng – làm mẫu – giảng giải).
+ Tập động tác chạy lùi với tốc độ chậm sau đó nhanh dần sau khi đã
thuần thục (từ đi, tới đi nhanh, tới chạy…)
+ Tập chạy lùi theo tín hiệu của giáo viên.
+ Tập chạy lùi kết hợp với các kỹ thuật khác.
4.2.1.5 Kỹ thuật dừng
+ Xây dựng khái niệm (tầm quan trọng – làm mẫu – giảng giải).
+ Tập tại chỗ miết chân.
+ Chạy chậm đến nhanh rồi đột nhiên dừng.
+ Tập dừng khi có tín hiệu hay chướng ngại vật.
+ Tập di động kết hợp với bắt bóng nhảy dừng.
+ Kết hợp với các kỹ thuật khác.
4.2.1.6 Kỹ thuật quay người
+ Xây dựng khái niệm (tầm quan trọng – làm mẫu – giảng giải).
+ Tại chỗ tập động tác quay trước, quay sau với tốc độ chậm sau đó
nhanh dần.
+ Tại chỗ cầm bóng thực hiện động tác quay trước, quay sau với tốc độ
chậm sau đó nhanh dần.
+ Tập kết hợp với các kỹ thuật khác.
4.2.1.7 Các bước trượt
+ Xây dựng khái niệm (tầm quan trọng – làm mẫu – giảng giải).
+ Tại chỗ hạ thấp trọng tâm, tập cách đạp chân về các hướng khác nhau
+ Tập động tác bước trượt với tốc độ chậm sau khi đã thuần thục thì
tăng dần tốc độ.
+ Tập các động tác bước trượt teo tín hiệu của giáo viên
+ Người tấn công di chuyển về các hướng để người phòng thủ trượt
theo.
+ Tập các bước trượt phối hợp với các động tác tay.
+ Tập phối hợp với các kỹ thuật khác.
4.2.1.8 Một số bài tập tổng hợp kết hợp di chuyển của bước chân
Bài tập 1: Tập các bước di chuyển trượt tiến, lùi, trượt ngang liên kết
theo hình tam giác và theo tín hiệu.
Bài tập 2: Tập áp sát đối phương và di chuyển cản trở đối phương
Yêu cầu: Khi trượt trọng tâm phải giữ nguyên. Có thể kết hợp với tay:
di chuyển trượt tiến, lùi thì tay của chân trước đưa lên cao, tay kia đưa ngang
chếch xuống dưới. Quan sát và di chuyển theo hướng đối phương.
Bài tập 3: Chạy thay đổi tốc độ với các động tác khác nhau; đoạn 1
chạy nhanh, đoạn 2 chạy nghiêng, đoạn ba chạy lùi.
Yêu cầu: Động tác phải xử lý nhanh và cần tăng tốc độ sau khi chuyển
hướng. Khi chạy đường vòng cung thân trên và mặt quay về hướng bóng,
nghiêng thân và vai, mũi bàn chân hướng về hướng chạy.
Bài tập 4: Di chuyển chạy đổi hướng
Hai người 1 nhóm, 1 tấn công, 1 phòng thủ. Người tấn công chạy đổi
hướng. Người phòng thủ đứng đối diện với người tấn công trượt ngang, đổi
hướng
Bài tập 5: Tập bước chạy kết hợp với quay người
Hai người 1 nhóm, 1 tấn công, 1 phòng thủ. Người tấn công chạy, kết
hợp với quay người. Người phòng thủ đứng đối diện với người tấn công chạy
nghiêng và đổi hướng theo.
Yêu cầu: Người tấn công khi quay người phải nhanh, trọng tâm thấp.
Người phòng thủ luôn chạy trước mặt người tấn công, chủ động trong bước di
chuyển.
Bài tập 6: Tấn công phòng thủ nửa sân không có bóng
Hai người 1 nhóm, 1 tấn công, 1 phòng thủ. Người tấn công sử dụng các
động tác thay đổi bước chân, thay đổi tốc độ, quay người làm động tác giả để
thoát người, người phòng thủ sử dụng bước chân và điều chỉnh tốc độ, ngăn
chặn sự di chuyển thoát ra của đối phương.
4.2.2 Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chuyền và bắt bóng
4.2.2.1 Giảng dạy kỹ thuật bắt bóng
+ Xây dựng khái niệm (tầm quan trọng – làm mẫu – giảng giải ).
+ Tập mô phỏng hình tay bắt bóng.
+ Tập cầm bóng:
Khi cầm bóng chính xác mới tập bắt bóng tại chỗ, tự tung bóng lên rồi
bắt bóng hoặc đập bóng xuống đất nẩy lên rồi bắt bóng .
Đứng tại chỗ tập bắt với nhịp điệu chậm, một người tung bóng và một
ngường bắt bóng.
+ Tại chỗ tập bắt bóng với nhịp điện nhanh dần.
+ Tập bắt bóng tại chỗ trước, sau đó di chuyển bắt bóng .
+ Tập bắt bóng tại chỗ phối hợp với động tác chuyền bóng.
+ Tập bắt bóng bằng hai tay trược sau đó học bắt bóng bằng một tay.
+ Tập phối hợp bắt chuyển bóng tại chỗ kết hợp với nhiều hình thức
khác nhau từ dễ đến khó.
4.2.2.2 Giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực:
+ Xây dựng khái niệm (tầm quan trọng – làm mẫu – giảng giải ).
+ Tập cầm bóng khi chuyền.
+ Tập mô phỏng đồng tác chuyền không bóng .
+ Tập chuyền bóng tại chỗ với nhiệp điệu chậm.
+ Khi có khái niệm đúng về động tác thì mới chuyền bóng với nhịp
điệu nhanh.
+ Tập chuyền bóng tại chỗ với nhiều hình thức khác nhau từ dễ đến
khó.
+ Tập chuyền bóng kết hợp với di chuyển.
+ Phối hợp giảng dạy chuyền và bắt bóng.
+ Tập di động chuyền bắt bóng với nhịp điệu chậm sau đó tăng dần tốc
độ di chuyển.
4.2.2.3 Giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng 1 tay trên vai
+ Xây dựng khái niệm (tầm quan trọng-làm mẫu-giảng giải )
+ Tập đứng ở tư thế chuẩn bị .
+ Tập cầm bóng khi chuyền.
+ Tập cách cầm bóng và đưa lên vai.
+ Tập mô phỏng động tác chuyền không bóng.
+ Tập động tác chuyền với bóng ở khoảng cách gần, chú ý tới tư thế
thân người, thứ tự dùng lực khi chuyền bóng.
+ Tập chuyền bóng tại chỗ với nhịp điệu chậm.
+ Khi chuyền bóng chính xác thì kéo dài cự ly chuyền bóng.
+ Tập chuyền bóng tại chỗ với nhịp điệu chậm.
+ Khi chuyền bóng chính xác thì kéo dài cự ly chuyền bóng.
+ Tập phối hợp chuyền bóng 1 tay trên vai với các kỹ thuật khác.
4.2.2.4 Các bài tập chuyền và bắt bóng
Bài tập 1: Hai người đứng đối diện cự ly 3-6m, tại chỗ chuyền và bắt
bóng cùng hướng.
Bài tập 2 : Ba người đứng theo hình tam giác, tại chỗ chuyền và bắt
bóng khác hướng ( có thể sử dụng 4 người hoặc 5 người , chuyền và bắt bóng
khác hướng để tăng dần độ khó.
Bài tập 3: Chia làm 4 tổ , đứng đối diện nhau, cách nhau 3-5m, luân
phiên chuyền và bắt bóng di động.
Bài tập 4: Ba người đứng hình tam giác thực hiện chuyền bóng sau đó
di động tới hướng chuyền. Ba người đứng hình tam giác thực hiện chuyền một
hướng và di động một hướng.
Bài tập 5: Tập luyện với phương tiện nhiều bóng: 2 người 2 bóng, 3
ngươi 2 bóng hoặc cùng một lúc nhiều bóng với những hướng khác nhau.
Bài tập 6: Phối hợp di động chuyền và bắt bóng với đội hình 2 người và
với đội hình 3 người.
Bài tập 7: Chuyền bắt bóng trong di chuyển vị trí.
Bài tập 8: Phối hợp chuyền bóng di động thoát người bắt bóng.
4.2.3 Phương pháp giảng dạy kỹ thuật dẫn bóng
4.2.3.1 Các bước giảng dạy kỹ thuật dẫn bóng
+ Giáo viên giải thích yếu lĩnh của động tác, phân tích kỹ thuật và làm
mẫu để học sinh nắm được định hình động tác và có khái niệm đúng đắn về kỹ
thuật dẫn bóng.
+ Tại chỗ dẫn bóng cao tay, thấp tay.
+ Dẫn bóng đi thường, chạy chậm, chạy nhanh trên đường thẳng .
+ Dẫn bóng theo đường vòng, hình số 8 đổi tay và không đổi tay .
+ Dẫn bóng đổi hướng.
+ Dẫn bóng biến tốc.
+ Dẫn bóng khi có người phòng thủ.
+ Dẫn bóng kết hợp với các kỹ thuật khác như dẫn bóng kết hợp với
ném rổ, dẫn bóng nhảy dừng ném rổ.
4.2.3.2 Các bài tập tập luyện dẫn bóng :
Bài tập 1 : Dẫn bóng tại chỗ cao và thấp tay.
Bài tập 2 : Hai người đứng đối diện dẫn bóng di chuyển đổi chỗ
Bài tập 3 : Chia làm 4 tổ đứng ở đường cuối sân dẫn bóng với tốc độ
nhanh và dẫn bóng thay đổi tốc độ theo tín hiệu của giáo viên.
Bài tập 4 : Dẫn bóng di chuyển theoo hình số 8 và đổi tay qua 3 vòng
tròn trên sân.
Bài tập 5 : Dẫn bóng vượt qua chướng ngại vật, dẫn bóng đổi hướng.
Bài tập 6 : Hai người hai bóng vừa dẫn bóng vừa phá bóng của nhau.
Bài tập 7 : Phối hợp nhóm kết hợp giữa dẫn bóng , di chuyển, chuyền
bắt bóng.
Bài tập 8 : Dẫn bóng đột phá và kết hợp ném rổ .
Bài tập 9 : Phối hợp di chuyển nhận bóng dẫn bóng qua người ném rổ.
4.2.4 Phương pháp giảng dạy kỹ thuật ném rổ
4.2.4.1 Giảng dạy kỹ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên vai :
+ Xây dựng khái niệm(tầm quan trọng- làm mẫu – giảng giải ).
+ Cách cầm bóng, vị trí đặt bóng.
+ Thứ tự dùng lực toàn thân ném bóng, tập mô phỏng động tác không
bóng.
+ Tại chỗ cầm bóng, tập thứ tự dùng lực của tay (cổ tay và ngón tay)vẩy
bóng đi.
+ Tại chỗ cầm bóng, tập thứ tự dùng lực của toàn thân, cổ tay và ngón
tay để vẩy bóng đi.
+ Hai người đứng đối diện 2 - 4m , dùng lực cổ tay vẩy bóng đi.
+ Hai người đứng đối diện 2 – 4m , dùng lực toàn thân vẩy bóng đi.
+ Đứng cách rổ 2 – 4m, phối hợp ném bóng vào rổ, sau đó kéo dài cự lý
ném rổ.
+ Ném rổ tại các góc độ khác nhau .
+ Tập ném rổ xa .
+ Hoàn chỉnh ném rổ phối hợp với các kỹ thuật khác: dẫn bóng, đột
phá…

4.2.4.2 Giảng dạy kỹ thuật nhảy ném rổ:


+ Xây dựng khái niệm ( tầm quan trọng – làm mẫu – giảng giải ).
+ Cẩm bóng , đặt bóng, đưa bóng lên cao.
+ Thứ tự dùng lực của tay ném bóng ( không có bóng).
+ Thứ tự dùng lực của tay ném bóng ( hai người đứng đối diện 2-3m)
+ Tại chỗ 2 chân bật nhảy, lên gần điểm cao nhất dùng lực cổ tay vẩy
bóng đi thực hiện khi không hoặc có bóng ( hai người đứng đối diện nhau 2-
3m) .
+ Đứng gần rổ, nhảy lên ném bóng chạm bảng vào rổ ( tập ném bóng
vào thời điểm cao nhất khi nhảy ).
+ Đứng cách rổ 3 – 4m nhảy lên ném bóng vào rổ, tập bật cao và gập cổ
tay ném bóng vào rổ ở thời điểm cao nhất khi nhảy.
+ Nhảy ném rổ ở cự ly vạch phạt
+ Nhảy ném rổ ở các góc độ khác nhau.
+ Kết hợp các động tác chuyền,dẫn,nhảy ném rổ.
+ Kết hợp bắt bóng quay người nhảy ném rổ.
+ Nhảy ném rổ khi có người phòng thủ.
4.2.4.3 Giảng dạy kỹ thuật di động hai bước ném rổ:
+ Xây dựng khái niệm ( tầm quan trọng – làm mẫu - giảng giải).
+ Tập cầm bóng ném rổ một tay trên vai.
+ Cầm bóng tại chỗ ném rổ góc 450
+ Tập cầm bóng,ném bóng rổ góc 450
+ Tập mô phỏng động tác bước 1, bước 2 không có bóng.
+ Chạy nhận bóng 2 bước ném rổ.
+ Tự dẫn bóng hai bước ném rổ góc 450 hoặc chính diện.
+ Phối hợp 2 người di động chuyền bắt bóng ném rổ
+ Di động ném rổ kết hợp với một số kỹ thuật khác.
4.2.4.4 Các bài tập luyện kỹ thuật ném rổ:
Bài tập 1 : Tập ném rổ ở các góc độ khác nhau và cự ly khác nhau.
Bài tập 2 : Đứng tại vạch phạt , thực hiện 5 quả ném rổ trong 20 giây.
Bài tập 3 : Thực hiện ném rổ liên tục trong 5 vị trí khac nhau : 0 0, 450,
90 , 450 ,00 ( mỗi vị trí ném 1 quả , cự ly 4 – 5m )
0

Bài tập 4 : Dẫn bóng, di động bắt bóng 2 bước ném rổ.
Bài tập 5 : Phối hợp chuyền di động bắt bóng ném rổ
Bài tập 6 : Phối hợp nhóm 3 người chuyền, bắt bóng, di động ném rổ
Bài tập 7 : Dẫn bóng đột phá ném rổ
Bài tập 8 : Phối hợp di chuyển thoát người phòng thủ để nhận bóng
ném rổ.

You might also like