You are on page 1of 12

kém phát triển trên 3 nhóm: Sản phẩm thô và sơ chế; Sản phẩm chế tạo hàm lượng kỹ

thuật thấp; Hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng không nhạy cảm khác.
 Đọc tài liệu: chương 9 tập bài giảng môn Kinh tế quốc tế; các mục IV & V của chương
V, chương VI và mục IV của chương XI giáo trình môn Kinh tế quốc tế.
 Thảo luận nhóm: 5 câu hỏi cuối chương 9 tập bài giảng môn Kinh tế quốc tế.

3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA.


Hình thức kiểm tra và kết cấu đề thi:
Hình thức được chọn là thi trắc nghiệm khách quan. Đối với hệ đào tạo từ xa, áp dụng
dạng đề thi mở (sinh viên được sử dụng tài liệu trong khi làm bài), thời gian làm bài 60
phút. Đề thi bao gồm 40 câu hỏi (mỗi câu có 4 đáp án) phân bố đều khắp 9 chương của
môn học. Mỗi lần thi, đề thi sẽ được xáo trộn làm hai đề đánh số khác nhau và phát đề xen
kẻ. Sự khác biệt giữa hai đề trong một lần thi chủ yếu là khác nhau về thứ tự câu hỏi và
khác nhau về vị trí đáp án trong một số câu nhất định, để hạn chế tình trạng trao đổi giữa
hai thí sinh ngồi gần nhau trong khi thi.
Hướng dẫn cách làm bài thi trắc nghiệm:
Sinh viên làm bài bằng cách chọn đáp án đúng nhất đánh dấu hợp lệ vào phiếu trả lời trắc
nghiệm. Lưu ý, một câu hỏi trắc nghiệm có thể có nhiều hơn một đáp án đúng, phải chọn
đáp án đúng nhất thì mới có điểm. Ngoài ra, phải xem kỹ hướng dẫn cách đánh dấu chọn
đáp án và sửa đáp án hợp lệ ở phía trên phiếu trả lời trắc nghiệm để làm cho đúng, tránh
trường hợp mất điểm vì làm sai qui cách.
Cách làm bài thi hợp lý nhất là đọc tuần tự từ câu 1 đến câu 40, thấy câu nào dễ mình đã
nắm chắc thì làm ngay vào phiếu trả lời trắc nghiệm, những câu khó thì khoanh lại để làm
sau chứ không nên mất nhiều thời gian vào đó. Khi đã làm lướt qua hết 40 câu rồi thì quay
lại nghiền ngẫm những câu khó để làm tiếp. Nếu đã làm xong mà vẫn còn thời gian thì
đừng vội nộp bài mà hãy dò xét kỹ lại xem mình có muốn điều chỉnh đáp án cho câu nào
hay không để đưa ra quyết định hợp lý. Trường hợp sắp hết thời gian làm bài (còn khoảng
5 phút nữa chẳng hạn) mà vẫn còn một số câu chưa làm được thì hãy trả lời theo kiểu hú
họa chứ đừng bỏ, vì có thể sẽ trúng thêm được một vài câu trong số đó.

4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN.


Đề thi số 01: (Đề mẫu dưới đây có 50 câu, khi ra đề thi chính thức sẽ rút lại 40 câu).
Câu 01: Đối tượng được hưởng ưu đãi GSP bao gồm các nhóm hàng sau đây, ngoại trừ:
a) Hàng thủ công mỹ nghệ.
b) Sản phẩm thô và sơ chế.
c) Sản phẩm chế tạo hàm lượng kỹ thuật thấp.
d) Sản phẩm dịch vụ.
Câu 02: Đầu tư trực tiếp giữa các nước công nghiệp phát triển vẫn chiếm đại bộ phận dòng vốn FDI hàng năm.
Nguyên nhân cơ bản nhất là:

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 19
a) Đầu tư vào các nước công nghiệp dễ dàng hơn.
b) Đầu tư vào các nước công nghiệp hiệu quả hơn.
c) FDI giúp đưa hàng hóa vượt qua rào cản thương mại của nước tiếp nhận đầu tư rất hữu hiệu.
d) Đầu tư vào các nước đang phát triển rủi ro hơn.
Câu 03: Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết giảm hàng rào thuế quan còn …… sau một
giai đoạn quá độ 7 năm kể từ ngày gia nhập.
a) 21% b) 13,4%. c) 17,4%. d) 12,6%.
Câu 04: Áp dụng chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu cần kết hợp sản xuất thay thế nhập khẩu để:
a) Tăng cường nội lực, giảm phụ thuộc các nhân tố bên ngoài, đảm bảo phát triển bền vững.
b) Giảm thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế.
c) Ổn định tình hình phát triển kinh tế.
d) Nhanh chóng hoàn thành công nghiệp hóa.
Câu 05: Nhiệm vụ cơ bản nhất của chính sách công nghiệp là định hướng sự phát triển nền công nghiệp:
a) Ưu tiên cho một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
b) Ưu tiên cho các ngành chế tạo để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
c) Ưu tiên cho một số ngành công nghệ cao.
d) Ba câu trên đều đúng.
Câu 06: Đặc điểm của khu mậu dịch tự do (Free Trade Area – FTA) là hàng rào mậu dịch nội bộ rất thấp và các
thành viên …… đối với bên ngoài khu vực.
a) Thống nhất áp dụng hàng rào thuế quan rất cao.
b) Thống nhất áp dụng hàng rào thuế quan thấp.
c) Được giữ độc lập chính sách thương mại.
d) Ba câu trên đều sai.
Câu 07: Trong hình thức đầu tư nước ngoài gián tiếp (Foreign Portfolio Invesment – FPI) nhà đầu tư mua cổ phiếu,
trái phiếu trên thị trường chứng khoán, và:
a) Không tham gia quản trị doanh nghiệp.
b) Thuê người tham gia quản trị doanh nghiệp.
c) Thuê người tham gia kiểm soát doanh nghiệp.
d) Ba câu trên đều sai.
Câu 08: Lợi ích của chính sách tự do hóa thương mại đối với các nước phát triển không bao gồm yếu tố:
a) Khai thác tài nguyên giá rẻ, dồi dào khắp thế giới.
b) Mở rộng thị trường toàn cầu.
c) Dẫn đầu về cạnh tranh toàn cầu.
d) Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Câu 09: Đường PPF trong điều kiện chi phí cơ hội gia tăng là một đường cong có …… quay vào góc tọa độ và nằm
sát trục biểu diễn sản phẩm ……
a) Mặt lõm – có lợi thế so sánh.
b) Mặt lõm – không có lợi thế so sánh.
c) Mặt lồi – có lợi thế so sánh.
d) Mặt lồi – không có lợi thế so sánh.
Câu 10: Theo công thức RCAX = (EX1/EC) ÷ (EX2/EW), khi:
a) RCAX ≤ 1 : sản phẩm X không có lợi thế so sánh.
b) 1 < RCAX < 2,5 : sản phẩm X có lợi thế so sánh, mức lợi thế cao dần khi RCAX tiến tới 2,5.
c) RCAX ≥ 2,5 : sản phẩm X có lợi thế so sánh rất cao.
d) Ba câu trên đều đúng.
Câu 11: Theo qui chế MFN đa phương vô điều kiện của WTO, một thành viên mới gia nhập tổ chức sẽ đương nhiên
được trao đổi MFN với:
a) Tất cả thành viên hiện hữu của WTO.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 20
b) Các thành viên có yêu cầu đàm phán song phương.
c) Tất cả các quốc gia trong và ngoài hệ thống WTO.
d) Tất cả các quốc gia có quan hệ thương mại.
Câu 12: Thuế nhập khẩu xe du lịch hiện hành đối với thành phẩm là 83% và đối với bộ linh kiện CKD là 35%. Giả
định, giá nhập khẩu CIF một xe du lịch là 20.000 $US và giá CIF bộ CKD của chiếc xe đó là 14.000 $US. Bậc thang
thuế quan trong trường hợp này là:
a) 2,30. b) 2,35 c) 2,40. d) 2,45
Câu 13: Chương trình hành động quốc gia để hội nhập APEC của Việt Nam đặt mục tiêu giảm hàng rào thuế quan
còn 10% và loại bỏ hầu hết NTBs vào năm:
a) 2010. b) 2015. c) 2020. d) 2025.
Câu 14: Trong hội nhập kinh tế quốc tế, khi đã cam kết thuế trần cụ thể trên hàng rào thuế quan thì về sau:
a) Phải áp dụng đúng mức đã cam kết nhưng có thể thương lượng lại để nâng lên.
b) Phải áp dụng từ mức cam kết trở xuống nhưng có thể thương lượng lại để nâng lên.
c) Phải áp dụng đúng mức đã cam kết.
d) Chỉ được áp dụng từ mức cam kết trở xuống.
Câu 15: Phân tích cân bằng mậu dịch tổng quát cho thấy mậu dịch xảy ra khi (và chỉ khi) tuyến đề cung của hai quốc
gia giao nhau (PB = PB' = 1), vì:
a) Khi đó PX/PY = 1 (PX = PY), lợi ích tiêu dùng của 2 quốc gia đều đạt cực đại.
b) Hai bên đều không muốn PX/PY < 1 (PX < PY).
c) Hai bên đều không muốn PX/PY > 1 (PX > PY).
d) Ba câu trên đều đúng.
Câu 16: Công cụ chính để điều chỉnh chính sách tài chính quốc tế là:
a) Các qui chế về thanh toán quốc tế và chuyển giao vốn đầu tư.
b) Các qui chế về quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái và quản lý rủi ro tài chính.
c) Cán cân thanh toán quốc tế.
d) Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
Câu 17: Biểu thuế nhập khẩu được công bố hoàn thành AFTA hồi đầu năm 2006 của Việt Nam có 10.747 dòng thuế.
Trong đó, GEL có 415 dòng (3,86%); IL có 10.273 dòng (95,59%); còn lại thuộc các danh mục:
a) SL 59 dòng (0,55%), HSL không có.
b) SL 58 dòng, HSL 1 dòng (tính chung 0,55%).
c) SL 57 dòng, HSL 2 dòng (tính chung 0,55%).
d) SL 56 dòng, HSL 3 dòng (tính chung 0,55%).
Câu 18: Từ một điểm bất kỳ trên một đường CIC, muốn tăng mức thỏa mãn tiêu dùng thì phải:
a) Chuyển đến một điểm trên đường CIC khác thấp hơn trong chùm đường cong bàng quan.
b) Chuyển đến một điểm trên đường CIC khác cao hơn trong chùm đường cong bàng quan.
c) Chuyển đến một điểm cao hơn trên đường CIC đó.
d) Chuyển đến một điểm thấp hơn trên đường CIC đó.
Câu 19: Theo qui định của APEC, các thành viên là nước công nghiệp phát triển phải giảm hàng rào thuế quan còn
…… và loại bỏ hầu hết N.T.Bs vào năm ……
a) 10% – 2010. b) 15% – 2015. c) 10% – 2020. d) 15% – 2020.
Câu 20: Các điều kiện ưu đãi theo qui chế đối xử quốc gia (National Treatment – NT) không bao gồm:
a) Thuận lợi hóa về xúc tiến thương mại.
b) Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
c) Giảm thuế giá trị gia tăng.
d) Giảm thuế nhập khẩu.
Câu 21: Khi tỷ lệ mậu dịch của một quốc gia lớn hơn 1, có nghĩa là trong quan hệ giao thương quốc tế:
a) Quốc gia đó có lợi nhiều nhất.
b) Quốc gia đó có lợi còn các quốc gia đối tác bất lợi.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 21
c) Quốc gia đó có lợi nhiều hơn so với các đối tác.
d) Ba câu trên đều sai.
Câu 22: Các quốc gia bị xâm hại thường chống lại hành vi bán phá giá bằng cách:
a) Nhờ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) phân xử trong khuôn khổ luật chơi của hệ thống.
b) Đánh thuế chống bán phá giá để triệt tiêu tác dụng phá giá.
c) Cấm nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp bán phá giá.
d) Cấm nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia có doanh nghiệp bán phá giá.
Câu 23: Chính sách tự do hóa thương mại yêu cầu các quốc gia mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, gắn liền thị trường
nội địa với thị trường thế giới trên căn bản:
a) Nhanh chóng gia nhập các tổ chức thương mại toàn cầu.
b) Nhanh chóng gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu.
c) Từng bước thiết lập các quan hệ hợp tác song phương, tham gia các định chế hợp tác kinh tế quốc tế ở cấp độ khu
vực rồi đến toàn cầu.
d) Nhanh chóng thiết lập các quan hệ song phương và gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế.
Câu 24: WTO qui định chỉ tiêu NTR bình quân đơn giản cho các thành viên kể từ ngày 01/01/2000 là: nước công
nghiệp phát triển ……; nước đang phát triển ……
a) ≤ 2,0%; ≤ 12,0%. b) ≤ 3,0%; ≤ 13,0%. c) ≤ 4,0%; ≤ 14,0%. d) ≤ 4,0%; ≤ 15,0%.
Câu 25: Luận điểm chi phí cơ hội không đổi không phù hợp với thực tế, bởi vì năng suất của các sản phẩm liên quan
thường xuyên ……, làm chi phí cơ hội cũng thay đổi tương ứng và có xu hướng gia tăng theo thời gian.
a) Nghịch biến. b) Đồng biến. c) Thay đổi. d) Tăng lên.
Câu 26: Bán phá giá (Dumping) là xuất khẩu hàng hóa với giá thấp hơn …… dẫn đến giá bán lẻ thấp hơn mặt bằng
giá hợp lý trên thị trường nước nhập khẩu.
a) Giá bán thông thường tại nước nhập khẩu.
b) Giá bán thông thường tại nước xuất khẩu.
c) Giá thành toàn bộ.
d) Giá thành sản xuất.
Câu 27: Ngày nay, quan hệ thương mại song phương thường được mở rộng phạm vi hợp tác, bằng cách:
a) Ký thêm hiệp định hợp tác đầu tư song phương.
b) Ký thêm hiệp định tránh đánh thuế 2 lần.
c) Ký hiệp định bao gồm nhiều lĩnh vực: thương mại; đầu tư, các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ có liên quan
đến thương mại; trợ giúp kỹ thuật…
d) Ba câu trên đều đúng.
Câu 28: Hàng rào thuế quan của một quốc gia là:
a) Thuế xuất khẩu. b) Thuế nhập khẩu. c) Thuế xuất nhập khẩu. d) Ba câu trên đều sai.
Câu 29: Sau khi gia nhập WTO vào đầu năm 2007, thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam là:
a) Doanh nghiệp nội địa (đa số có qui mô vừa và nhỏ) thất thế khi cạnh tranh quốc tế ngay trên “sân nhà”.
b) Giảm thuế nhập khẩu dẫn đến giảm mạnh nguồn thu ngân sách nhà nước.
c) Doanh nghiệp nội địa khó giữ được nhân tài trước sức hút mạnh của khu vực đầu tư nước ngoài.
d) Lệ thuộc kinh tế vào các cường quốc, mất dần tự chủ về chính trị.
Câu 30: Đại hội đồng WTO bao gồm đại sứ của:
a) Tất cả sáng lập viên WTO.
b) Tất cả thành viên WTO.
c) Một số thành viên do Hội nghị Bộ trưởng thương mại của WTO bầu ra.
d) Một số thành viên là cường quốc kinh tế do Hội nghị Bộ trưởng thương mại của WTO chỉ định.
Câu 31: Trong mô hình 2 quốc gia (1, 2) và 2 sản phẩm (X, Y): Quốc gia 1 có năng suất 6X và 4Y (giờ/người); Quốc
gia 2 có năng suất 1X và 2Y (giờ/người); Tỷ lệ trao đổi mậu dịch là 6X = 6Y. Khung trao đổi mậu dịch tương đối
giữa hai quốc gia là:
a) 4Y < 6X < 12Y. b) 2Y < 6X < 12Y. c) 1Y < 6X < 12Y. d) Ba câu trên đều sai.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 22
Câu 32: Giả định có tỷ lệ giữa tổng số lao động với tổng số vốn của hai quốc gia như sau: T K/TL(Trung Quốc) =
6.000/800; TK/TL(Singapore) = 600/4. Theo đó, có thể kết luận:
a) Trung Quốc dư thừa vốn, vì T K/TL(Trung Quốc) gấp 10 lần TK/TL(Singapore).
b) Trung Quốc dư thừa lao động, vì TL(Trung Quốc) gấp 200 lần TL(Singapore).
c) Trung Quốc dư thừa lao động tương đối và Singapore dư thừa vốn tương đối, vì T K/TL(Trung Quốc) bằng 1/20
TK/TL(Singapore).
d) Ba câu trên đều sai.
Câu 33: Vận dụng lý thuyết H – O trong điều kiện hiện nay, mô thức thương mại quốc tế của các nước công nghiệp
phát triển là xuất khẩu sản phẩm thâm dụng ……; nhập khẩu sản phẩm thâm dụng ……
a) Lao động – vốn.
b) Vốn – lao động.
c) Tài nguyên và lao động – dụng vốn và kỹ thuật.
d) Vốn và kỹ thuật – tài nguyên và lao động.
Câu 34: Tác hại lớn nhất của chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các quốc gia đang phát triển là:
a) Môi trường thương mại quốc tế kém thuận lợi, khó thực hiện lợi thế so sánh.
b) Các doanh nghiệp được bảo hộ kỹ sẽ phản ứng trì trệ với vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh.
c) Người tiêu dùng chịu nhiều thiệt hại, lẩn quẩn trong vòng nghèo đói.
d) Tăng trưởng kinh tế kém bền vững, phúc lợi quốc gia ngày càng giảm.
Câu 35: Theo CEPT, điều kiện để một mặt hàng được hưởng ưu đãi (giữa hai thành viên) là mặt hàng đó phải có
trong IL của hai bên, có NTR tối đa là …… và hàm lượng ASEAN tối thiểu là …… (được cấp C/O Form D).
a) 05% – 35%. b) 05% – 40%. c) 20% – 40%. d) 20% – 65%.
Câu 36: Xuất khẩu gạo của Việt Nam xếp thứ hai trên thế giới sau Thái Lan, nhưng năng suất lúa bình quân của Việt
Nam cao hơn 20 – 30% so với Thái Lan. Do vậy, sản xuất lúa gạo của Việt Nam có lợi thế tuyệt đối:
a) Cao hơn so với Thái Lan, Việt Nam nên chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu gạo cho Thái Lan.
b) Cao hơn so với tất cả các nước có canh tác lúa nước trên thế giới, ngoại trừ Thái Lan.
c) Cao hơn so với tất cả các nước có canh tác lúa nước trên thế giới, kể cả Thái Lan.
d) Cao hơn so với Thái Lan, nhưng không chắc lợi thế so sánh có cao hơn hay không ?
Câu 37: Các nước đang phát triển thường tạo điều kiện thu hút FDI trước (nhiều năm) so với vốn FPI, bởi vì:
a) FDI dễ quản lý hơn so với FPI.
b) Nguồn đầu tư FDI dồi dào hơn so với FPI.
c) FDI có chuyển giao công nghệ (kèm phương pháp quản lý) hiện đại và có tính chất ổn định dài hạn.
d) FPI cũng ổn định dài hạn nhưng không có chuyển giao công nghệ.
Câu 38: Quota nhập khẩu hàng hóa là giới hạn trên:
a) Bắt buộc phải thực hiện dưới mức đó.
b) Không được nhập khẩu vượt mức đó.
c) Được nhập khẩu vượt hạn ngạch nhưng phải nộp thuế cao hơn.
d) Được nhập khẩu vượt hạn ngạch nhưng phải nộp thuế cao hơn trên số lượng vượt hạn ngạch.
Câu 39: Hàng rào kỹ thuật (Technical Barriers) trong thương mại quốc tế không bao gồm các biện pháp:
a) Hành chính quản lý xuất nhập khẩu.
b) Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Kiểm dịch động, thực vật.
d) Kiểm tra qui cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu, ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm...
Câu 40: Theo lý thuyết H – O, yếu tố thâm dụng (Intensive Factor) là yếu tố sản xuất:
a) Có nguồn cung cấp nhiều nhất trong nền kinh tế.
b) Được sử dụng nhiều nhất trong nền kinh tế.
c) Được sử dụng nhiều nhất trong quá trình sản xuất một sản phẩm hàng hóa cụ thể.
d) Được sử dụng nhiều tương đối trong tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất của một sản phẩm cụ thể.
Câu 41: Đối với các quốc gia đang phát triển, lợi ích cơ bản nhất của chính sách tự do hóa thương mại là:
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 23
a) Tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp nội địa.
b) Quyết định sự thành công nhanh chóng của công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế.
c) Phát triển xuất khẩu mạnh mẽ, phát huy tốt các lợi thế so sánh để nâng cao hiệu quả nền kinh tế.
d) Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 42: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, khi cần tác động kiểm soát, Ngân hàng trung ương sẽ tham gia mua
bán ngoại tệ bằng cách: mua vào khi muốn làm ……… ngoại tệ; bán ra khi muốn làm ……… ngoại tệ
a) Giảm giá; tăng giá. b) Tăng giá; giảm giá. c) Đứng giá; giảm giá. d) Giảm giá; đứng giá.
Câu 43: Giảm hàng rào thuế quan trong quá trình thực hiện chính sách tự do hóa thương mại bao gồm:
a) Giảm mạnh NTR bình quân đơn giản và NTR bình quân gia quyền.
b) Giảm mạnh NTR bình quân đơn giản và ERP.
c) Giảm mạnh NTR bình quân đơn giản; áp dụng thuế trần để khống ERP và NTR bình quân gia quyền.
d) Giảm mạnh NTR bình quân đơn giản nhưng không khống chế ERP và NTR bình quân gia quyền.
Câu 44: Ngày nay, toàn cầu hóa phát triển với trình độ rất cao và tốc độ rất nhanh, do động lực chính là:
a) Sự phát triển của kinh tế tri thức.
b) Sự sụt giảm mạnh chi phí thông tin liên lạc.
c) Sự sụt giảm mạnh chi phí sản xuất.
d) Sự sụt giảm mạnh chi phí lưu thông phân phối.
Câu 45: Qui chế đối xử quốc gia (NT) gây sức ép làm cho:
a) Hàng nội phải thường xuyên cạnh tranh quốc tế ngay trên “sân nhà”.
b) Doanh nghiệp nội địa dù không xuất nhập khẩu cũng phải cạnh tranh quốc tế.
c) Mọi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế để tồn tại và phát triển.
d) Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 46: Phân tích thành phần lợi ích theo mô hình chuẩn cho phép khẳng định trong bài toán tăng trưởng kinh tế
quốc gia:
a) Chuyên môn hóa sản xuất (công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế) quyết định sự tăng trưởng; thương mại
quốc tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
b) Chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế có vai trò quan trọng ngang nhau.
c) Thương mại quốc tế giữ vai trò quyết định, chuyên môn hóa sản xuất giữ vai trò thúc đẩy.
d) Chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế hoán đổi vai trò cho nhau (tùy từng giai đoạn).
Câu 47: Trường hợp điều tra chống bán phá giá từ nền kinh tế phi thị trường (Non-market Economy), biên độ phá giá
được xác định căn cứ vào giá trị thông thường của sản phẩm cùng loại ở một nước thứ ba do:
a) Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện thỏa thuận.
b) Cơ quan xét xử chống bán phá giá quyết định.
c) Nguyên đơn trong vụ kiện chỉ định.
d) Bị đơn trong vụ kiện chỉ định.
Câu 48: Định chế hợp tác kinh tế quốc tế cơ bản bao gồm các loại sau đây, ngoại trừ:
a) Hiệp định thương mại song phương.
b) Hiệp định thương mại khu vực và liên minh khu vực.
c) Hiệp định thương mại đa phương toàn cầu.
d) Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Câu 49: Thuế quan, phân chia theo các phương pháp đánh thuế, bao gồm:
a) Thuế theo số lượng; thuế theo giá trị; thuế hỗn hợp.
b) Thuế theo số lượng; thuế theo giá trị; thuế tương đối.
c) Thuế tuyệt đối; thuế tương đối; thuế theo số lượng.
d) Thuế tuyệt đối; thuế tương đối; thuế theo giá trị.
Câu 50: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) do WEF thực hiện hàng
năm được đánh giá là:
a) Rất đáng tin cậy, vì các yếu tố thành phần của chỉ số GCI được lượng hóa chặt chẽ.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 24
b) Không đáng tin cậy, vì không tính đến qui mô khác nhau của các nền kinh tế được khảo sát.
c) Chỉ có ý nghĩa tham khảo tương đối về độ linh hoạt trong cạnh tranh toàn cầu của các nền kinh tế.
d) Không có ý nghĩa lắm, vì mang tính chủ quan cao.

Đáp án đề thi số 01:


01d 02c 03b 04a 05b 06c 07a 08d 09a 10d
11a 12b 13c 14d 15a 16c 17a 18b 19a 20d
21c 22b 23c 24d 25c 26b 27d 28b 29a 30b
31a 32c 33d 34b 35c 36d 37c 38b 39a 40d
41a 42b 43c 44b 45d 46a 47b 48d 49a 50c

Đề thi số 02: (Ví dụ về cách xáo trộn từ đề thi số 01 ra đề thi số 02 này).


Câu 01: Phân tích cân bằng mậu dịch tổng quát cho thấy mậu dịch xảy ra khi (và chỉ khi) tuyến đề cung của hai quốc
gia giao nhau (PB = PB' = 1), vì:
a) Khi đó PX/PY = 1 (PX = PY), lợi ích tiêu dùng của 2 quốc gia đều đạt cực đại.
b) Hai bên đều không muốn PX/PY < 1 (PX < PY).
c) Hai bên đều không muốn PX/PY > 1 (PX > PY).
d) Ba câu trên đều đúng.
Câu 02: Đường PPF trong điều kiện chi phí cơ hội gia tăng là một đường cong có …… quay vào góc tọa độ và nằm
sát trục biểu diễn sản phẩm ……
a) Mặt lõm – không có lợi thế so sánh.
b) Mặt lõm – có lợi thế so sánh.
c) Mặt lồi – không có lợi thế so sánh.
d) Mặt lồi – có lợi thế so sánh.
Câu 03: Các nước đang phát triển thường tạo điều kiện thu hút FDI trước (nhiều năm) so với vốn FPI, bởi vì:
a) FDI dễ quản lý hơn so với FPI.
b) Nguồn đầu tư FDI dồi dào hơn so với FPI.
c) FDI có chuyển giao công nghệ (kèm phương pháp quản lý) hiện đại và có tính chất ổn định dài hạn.
d) FPI cũng ổn định dài hạn nhưng không có chuyển giao công nghệ.
Câu 04: Đầu tư trực tiếp giữa các nước công nghiệp phát triển vẫn chiếm đại bộ phận dòng vốn FDI hàng năm.
Nguyên nhân cơ bản nhất là:
a) Đầu tư vào các nước đang phát triển rủi ro hơn.
b) Đầu tư vào các nước công nghiệp dễ dàng hơn.
c) Đầu tư vào các nước công nghiệp hiệu quả hơn.
d) FDI giúp đưa hàng hóa vượt qua rào cản thương mại của nước tiếp nhận đầu tư rất hữu hiệu.
Câu 05: Xuất khẩu gạo của Việt Nam xếp thứ hai trên thế giới sau Thái Lan, nhưng năng suất lúa bình quân của Việt
Nam cao hơn 20 – 30% so với Thái Lan. Do vậy, sản xuất lúa gạo của Việt Nam có lợi thế tuyệt đối:
a) Cao hơn so với tất cả các nước có canh tác lúa nước trên thế giới, kể cả Thái Lan.
b) Cao hơn so với Thái Lan, nhưng không chắc lợi thế so sánh có cao hơn hay không ?
c) Cao hơn so với Thái Lan, Việt Nam nên chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu gạo cho Thái Lan.
d) Cao hơn so với tất cả các nước có canh tác lúa nước trên thế giới, ngoại trừ Thái Lan.
Câu 06: Áp dụng chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu cần kết hợp sản xuất thay thế nhập khẩu để:
a) Ổn định tình hình phát triển kinh tế.
b) Giảm thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế.
c) Tăng cường nội lực, giảm phụ thuộc các nhân tố bên ngoài, đảm bảo phát triển bền vững.
d) Nhanh chóng hoàn thành công nghiệp hóa.
Câu 07: Trong mô hình 2 quốc gia (1, 2) và 2 sản phẩm (X, Y): Quốc gia 1 có năng suất 6X và 4Y (giờ/người); Quốc
gia 2 có năng suất 1X và 2Y (giờ/người); Tỷ lệ trao đổi mậu dịch là 6X = 6Y. Khung trao đổi mậu dịch tương đối

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 25
giữa hai quốc gia là:
a) 4Y < 6X < 12Y. b) 2Y < 6X < 12Y. c) 1Y < 6X < 12Y. d) Ba câu trên đều sai.
Câu 08: Theo công thức RCAX = (EX1/EC) ÷ (EX2/EW), khi:
a) RCAX ≤ 1 : sản phẩm X không có lợi thế so sánh.
b) 1 < RCAX < 2,5 : sản phẩm X có lợi thế so sánh, mức lợi thế cao dần khi RCAX tiến tới 2,5.
c) RCAX ≥ 2,5 : sản phẩm X có lợi thế so sánh rất cao.
d) Ba câu trên đều đúng.
Câu 09: Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết giảm hàng rào thuế quan còn …… sau một
giai đoạn quá độ 7 năm kể từ ngày gia nhập.
a) 21% b) 17,4%. c) 13,4%. d) 12,6%.
Câu 10: Vận dụng lý thuyết H – O trong điều kiện hiện nay, mô thức thương mại quốc tế của các nước công nghiệp
phát triển là xuất khẩu sản phẩm thâm dụng ……; nhập khẩu sản phẩm thâm dụng ……
a) Lao động – vốn.
b) Vốn – lao động.
c) Tài nguyên và lao động – dụng vốn và kỹ thuật.
d) Vốn và kỹ thuật – tài nguyên và lao động.
Câu 11: Sau khi gia nhập WTO vào đầu năm 2007, thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam là:
a) Giảm thuế nhập khẩu dẫn đến giảm mạnh nguồn thu ngân sách nhà nước.
b) Doanh nghiệp nội địa khó giữ được nhân tài trước sức hút mạnh của khu vực đầu tư nước ngoài.
c) Doanh nghiệp nội địa (đa số có qui mô vừa và nhỏ) thất thế khi cạnh tranh quốc tế ngay trên “sân nhà”.
d) Lệ thuộc kinh tế vào các cường quốc, mất dần tự chủ về chính trị.
Câu 12: Hàng rào thuế quan của một quốc gia là:
a) Thuế xuất khẩu. b) Thuế nhập khẩu. c) Thuế xuất nhập khẩu. d) Ba câu trên đều sai.
Câu 13: Theo qui chế MFN đa phương vô điều kiện của WTO, một thành viên mới gia nhập tổ chức sẽ đương nhiên
được trao đổi MFN với:
a) Tất cả thành viên hiện hữu của WTO.
b) Các thành viên có yêu cầu đàm phán song phương.
c) Tất cả các quốc gia trong và ngoài hệ thống WTO.
d) Tất cả các quốc gia có quan hệ thương mại.
Câu 14: Quota nhập khẩu hàng hóa là giới hạn trên:
a) Bắt buộc phải thực hiện dưới mức đó.
b) Không được nhập khẩu vượt mức đó.
c) Được nhập khẩu vượt hạn ngạch nhưng phải nộp thuế cao hơn.
d) Được nhập khẩu vượt hạn ngạch nhưng phải nộp thuế cao hơn trên số lượng vượt hạn ngạch.
Câu 15: WTO qui định chỉ tiêu NTR bình quân đơn giản cho các thành viên kể từ ngày 01/01/2000 là: nước công
nghiệp phát triển ……; nước đang phát triển ……
a) ≤ 2,0%; ≤ 12,0%. b) ≤ 3,0%; ≤ 13,0%. c) ≤ 4,0%; ≤ 14,0%. d) ≤ 4,0%; ≤ 15,0%.
Câu 16: Công cụ chính để điều chỉnh chính sách tài chính quốc tế là:
a) Các qui chế về thanh toán quốc tế và chuyển giao vốn đầu tư.
b) Các qui chế về quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái và quản lý rủi ro tài chính.
c) Cán cân thanh toán quốc tế.
d) Tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
Câu 17: Nhiệm vụ cơ bản nhất của chính sách công nghiệp là định hướng sự phát triển nền công nghiệp:
a) Ưu tiên cho một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
b) Ưu tiên cho các ngành chế tạo để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
c) Ưu tiên cho một số ngành công nghệ cao.
d) Ba câu trên đều đúng.
Câu 18: Trong hội nhập kinh tế quốc tế, khi đã cam kết thuế trần cụ thể trên hàng rào thuế quan thì về sau:
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 26
a) Chỉ được áp dụng từ mức cam kết trở xuống.
b) Phải áp dụng từ mức cam kết trở xuống, nhưng có thể thương lượng lại để nâng lên.
c) Phải áp dụng đúng mức đã cam kết.
d) Phải áp dụng đúng mức đã cam kết, nhưng có thể thương lượng lại để nâng lên.
Câu 19: Ngày nay, quan hệ thương mại song phương thường được mở rộng phạm vi hợp tác, bằng cách:
a) Ký thêm hiệp định hợp tác đầu tư song phương.
b) Ký thêm hiệp định tránh đánh thuế 2 lần.
c) Ký hiệp định bao gồm nhiều lĩnh vực: thương mại; đầu tư, các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ có liên quan
đến thương mại; trợ giúp kỹ thuật…
d) Ba câu trên đều đúng.
Câu 20: Các quốc gia bị xâm hại thường chống lại hành vi bán phá giá bằng cách:
a) Nhờ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) phân xử trong khuôn khổ luật chơi của hệ thống.
b) Đánh thuế chống bán phá giá để triệt tiêu tác dụng phá giá.
c) Cấm nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp bán phá giá.
d) Cấm nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia có doanh nghiệp bán phá giá.
Câu 21: Đối tượng được hưởng ưu đãi GSP bao gồm các nhóm hàng sau đây, ngoại trừ:
a) Hàng thủ công mỹ nghệ.
b) Sản phẩm thô và sơ chế.
c) Sản phẩm chế tạo hàm lượng kỹ thuật thấp.
d) Sản phẩm dịch vụ.
Câu 22: Trong hình thức đầu tư nước ngoài gián tiếp (Foreign Portfolio Invesment – FPI) nhà đầu tư mua cổ phiếu,
trái phiếu trên thị trường chứng khoán, và:
a) Không tham gia quản trị doanh nghiệp.
b) Thuê người tham gia quản trị doanh nghiệp.
c) Thuê người tham gia kiểm soát doanh nghiệp.
d) Ba câu trên đều sai.
Câu 23: Thuế nhập khẩu xe du lịch hiện hành đối với thành phẩm là 83% và đối với bộ linh kiện CKD là 35%. Giả
định, giá nhập khẩu CIF một xe du lịch là 20.000 $US và giá CIF bộ CKD của chiếc xe đó là 14.000 $US. Bậc thang
thuế quan trong trường hợp này là:
a) 2,30. b) 2,35 c) 2,40. d) 2,45
Câu 24: Khi tỷ lệ mậu dịch của một quốc gia lớn hơn 1, có nghĩa là trong quan hệ giao thương quốc tế:
a) Quốc gia đó có lợi nhiều nhất.
b) Quốc gia đó có lợi còn các quốc gia đối tác bất lợi.
c) Quốc gia đó có lợi nhiều hơn so với các đối tác.
d) Ba câu trên đều sai.
Câu 25: Bán phá giá (Dumping) là xuất khẩu hàng hóa với giá thấp hơn …… dẫn đến giá bán lẻ thấp hơn mặt bằng
giá hợp lý trên thị trường nước nhập khẩu.
a) Giá thành toàn bộ.
b) Giá thành sản xuất.
c) Giá bán thông thường tại nước nhập khẩu.
d) Giá bán thông thường tại nước xuất khẩu.
Câu 26: Từ một điểm bất kỳ trên một đường CIC, muốn tăng mức thỏa mãn tiêu dùng thì phải:
a) Chuyển đến một điểm trên đường CIC khác cao hơn trong chùm đường cong bàng quan.
b) Chuyển đến một điểm trên đường CIC khác thấp hơn trong chùm đường cong bàng quan.
c) Chuyển đến một điểm cao hơn trên đường CIC đó.
d) Chuyển đến một điểm thấp hơn trên đường CIC đó.
Câu 27: Chương trình hành động quốc gia để hội nhập APEC của Việt Nam đặt mục tiêu giảm hàng rào thuế quan
còn 10% và loại bỏ hầu hết NTBs vào năm:

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 27
a) 2010. b) 2015. c) 2020. d) 2025.
Câu 28: Luận điểm chi phí cơ hội không đổi không phù hợp với thực tế, bởi vì năng suất của các sản phẩm liên quan
thường xuyên ……, làm chi phí cơ hội cũng thay đổi tương ứng và có xu hướng gia tăng theo thời gian.
a) Thay đổi. b) Tăng lên. c) Nghịch biến. d) Đồng biến.
Câu 29: Các điều kiện ưu đãi theo qui chế đối xử quốc gia (National Treatment – NT) không bao gồm:
a) Thuận lợi hóa về xúc tiến thương mại.
b) Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
c) Giảm thuế giá trị gia tăng.
d) Giảm thuế nhập khẩu.
Câu 30: Biểu thuế nhập khẩu được công bố hoàn thành AFTA hồi đầu năm 2006 của Việt Nam có 10.747 dòng thuế.
Trong đó, GEL có 415 dòng (3,86%); IL có 10.273 dòng (95,59%); còn lại thuộc các danh mục:
a) SL 59 dòng (0,55%), HSL không có.
b) SL 58 dòng, HSL 1 dòng (tính chung 0,55%).
c) SL 57 dòng, HSL 2 dòng (tính chung 0,55%).
d) SL 56 dòng, HSL 3 dòng (tính chung 0,55%).
Câu 31: Tác hại lớn nhất của chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các quốc gia đang phát triển là:
a) Môi trường thương mại quốc tế kém thuận lợi, khó thực hiện lợi thế so sánh.
b) Các doanh nghiệp được bảo hộ kỹ sẽ phản ứng trì trệ với vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh.
c) Người tiêu dùng chịu nhiều thiệt hại, lẩn quẩn trong vòng nghèo đói.
d) Tăng trưởng kinh tế kém bền vững, phúc lợi quốc gia ngày càng giảm.
Câu 32: Đặc điểm của khu mậu dịch tự do (Free Trade Area – FTA) là hàng rào mậu dịch nội bộ rất thấp và các
thành viên …… đối với bên ngoài khu vực.
a) Thống nhất áp dụng hàng rào thuế quan rất cao.
b) Thống nhất áp dụng hàng rào thuế quan thấp.
c) Được giữ độc lập chính sách thương mại.
d) Ba câu trên đều sai.
Câu 33: Đại hội đồng WTO bao gồm đại sứ của:
a) Tất cả sáng lập viên WTO.
b) Tất cả thành viên WTO.
c) Một số thành viên do Hội nghị Bộ trưởng thương mại của WTO bầu ra.
d) Một số thành viên là cường quốc kinh tế do Hội nghị Bộ trưởng thương mại của WTO chỉ định.
Câu 34: Theo CEPT, điều kiện để một mặt hàng được hưởng ưu đãi (giữa hai thành viên) là mặt hàng đó phải có
trong IL của hai bên, có NTR tối đa là …… và hàm lượng ASEAN tối thiểu là …… (được cấp C/O Form D).
a) 05% – 35%. b) 05% – 40%. c) 20% – 40%. d) 20% – 65%.
Câu 35: Lợi ích của chính sách tự do hóa thương mại đối với các nước phát triển không bao gồm yếu tố:
a) Khai thác tài nguyên giá rẻ, dồi dào khắp thế giới.
b) Mở rộng thị trường toàn cầu.
c) Dẫn đầu về cạnh tranh toàn cầu.
d) Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Câu 36: Theo qui định của APEC, các thành viên là nước công nghiệp phát triển phải giảm hàng rào thuế quan còn
…… và loại bỏ hầu hết N.T.Bs vào năm ……
a) 10% – 2010. b) 15% – 2015. c) 10% – 2020. d) 15% – 2020.
Câu 37: Giả định có tỷ lệ giữa tổng số lao động với tổng số vốn của hai quốc gia như sau: T K/TL(Trung Quốc) =
6.000/800; TK/TL(Singapore) = 600/4. Theo đó, có thể kết luận:
a) Trung Quốc dư thừa vốn, vì T K/TL(Trung Quốc) gấp 10 lần TK/TL(Singapore).
b) Trung Quốc dư thừa lao động, vì TL(Trung Quốc) gấp 200 lần TL(Singapore).
c) Trung Quốc dư thừa lao động tương đối và Singapore dư thừa vốn tương đối, vì TK/TL(Trung Quốc) bằng 1/20
TK/TL(Singapore).

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 28
d) Ba câu trên đều sai.
Câu 38: Chính sách tự do hóa thương mại yêu cầu các quốc gia mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, gắn liền thị trường
nội địa với thị trường thế giới trên căn bản:
a) Nhanh chóng gia nhập các tổ chức thương mại toàn cầu.
b) Nhanh chóng gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu.
c) Nhanh chóng thiết lập các quan hệ song phương và gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế.
d) Từng bước thiết lập các quan hệ hợp tác song phương, tham gia các định chế hợp tác kinh tế quốc tế ở cấp độ khu
vực rồi đến toàn cầu.
Câu 39: Theo lý thuyết H – O, yếu tố thâm dụng (Intensive Factor) là yếu tố sản xuất:
a) Được sử dụng nhiều nhất trong quá trình sản xuất một sản phẩm hàng hóa cụ thể.
b) Được sử dụng nhiều tương đối trong tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất của một sản phẩm cụ thể.
c) Được sử dụng nhiều nhất trong nền kinh tế.
d) Có nguồn cung cấp nhiều nhất trong nền kinh tế.
Câu 40: Hàng rào kỹ thuật (Technical Barriers) trong thương mại quốc tế không bao gồm các biện pháp:
a) Hành chính quản lý xuất nhập khẩu.
b) Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Kiểm dịch động, thực vật.
d) Kiểm tra qui cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu, ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm...
Câu 41: Giảm hàng rào thuế quan trong quá trình thực hiện chính sách tự do hóa thương mại bao gồm:
a) Giảm mạnh NTR bình quân đơn giản và NTR bình quân gia quyền.
b) Giảm mạnh NTR bình quân đơn giản và ERP.
c) Giảm mạnh NTR bình quân đơn giản; áp dụng thuế trần để khống ERP và NTR bình quân gia quyền.
d) Giảm mạnh NTR bình quân đơn giản nhưng không khống chế ERP và NTR bình quân gia quyền.
Câu 42: Ngày nay, toàn cầu hóa phát triển với trình độ rất cao và tốc độ rất nhanh, do động lực chính là:
a) Sự phát triển của kinh tế tri thức.
b) Sự sụt giảm mạnh chi phí thông tin liên lạc.
c) Sự sụt giảm mạnh chi phí sản xuất.
d) Sự sụt giảm mạnh chi phí lưu thông phân phối.
Câu 43: Qui chế đối xử quốc gia (NT) gây sức ép làm cho:
a) Hàng nội phải thường xuyên cạnh tranh quốc tế ngay trên “sân nhà”.
b) Doanh nghiệp nội địa dù không xuất nhập khẩu cũng phải cạnh tranh quốc tế.
c) Mọi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế để tồn tại và phát triển.
d) Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 44: Đối với các quốc gia đang phát triển, lợi ích cơ bản nhất của chính sách tự do hóa thương mại là:
a) Quyết định sự thành công nhanh chóng của công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế.
b) Phát triển xuất khẩu mạnh mẽ, phát huy tốt các lợi thế so sánh để nâng cao hiệu quả nền kinh tế.
c) Tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp nội địa.
d) Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 45: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, khi cần tác động kiểm soát, Ngân hàng trung ương sẽ tham gia mua
bán ngoại tệ bằng cách: mua vào khi muốn làm ……… ngoại tệ; bán ra khi muốn làm ……… ngoại tệ
a) Giảm giá; tăng giá. b) Tăng giá; giảm giá. c) Đứng giá; giảm giá. d) Giảm giá; đứng giá.
Câu 46: Phân tích thành phần lợi ích theo mô hình chuẩn cho phép khẳng định trong bài toán tăng trưởng kinh tế
quốc gia:
a) Chuyên môn hóa sản xuất (công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế) quyết định sự tăng trưởng; thương mại
quốc tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
b) Chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế có vai trò quan trọng ngang nhau.
c) Thương mại quốc tế giữ vai trò quyết định, chuyên môn hóa sản xuất giữ vai trò thúc đẩy.
d) Chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế hoán đổi vai trò cho nhau (tùy từng giai đoạn).
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 29
Câu 47: Định chế hợp tác kinh tế quốc tế cơ bản bao gồm các loại sau đây, ngoại trừ:
a) Hiệp định thương mại song phương.
b) Hiệp định thương mại khu vực và liên minh khu vực.
c) Hiệp định thương mại đa phương toàn cầu.
d) Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Câu 48: Thuế quan, phân chia theo các phương pháp đánh thuế, bao gồm:
a) Thuế theo số lượng; thuế theo giá trị; thuế tương đối.
b) Thuế theo số lượng; thuế theo giá trị; thuế hỗn hợp.
c) Thuế tuyệt đối; thuế tương đối; thuế theo số lượng.
d) Thuế tuyệt đối; thuế tương đối; thuế theo giá trị.
Câu 49: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) do WEF thực hiện hàng
năm được đánh giá là:
a) Rất đáng tin cậy, vì các yếu tố thành phần của chỉ số GCI được lượng hóa chặt chẽ.
b) Không đáng tin cậy, vì không tính đến qui mô khác nhau của các nền kinh tế được khảo sát.
c) Chỉ có ý nghĩa tham khảo tương đối về độ linh hoạt trong cạnh tranh toàn cầu của các nền kinh tế.
d) Không có ý nghĩa lắm, vì mang tính chủ quan cao.
Câu 50: Trường hợp điều tra chống bán phá giá từ nền kinh tế phi thị trường (Non-market Economy), biên độ phá giá
được xác định căn cứ vào giá trị thông thường của sản phẩm cùng loại ở một nước thứ ba do:
a) Cơ quan xét xử chống bán phá giá quyết định.
b) Nguyên đơn trong vụ kiện chỉ định.
c) Bị đơn trong vụ kiện chỉ định.
d) Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện thỏa thuận.

Đáp án đề thi số 02:


01a 02b 03c 04d 05b 06c 07a 08d 09c 10d
11c 12b 13a 14b 15d 16c 17b 18a 19d 20b
21d 22a 23b 24c 25d 26a 27c 28a 29d 30a
31b 32c 33b 34c 35d 36a 37c 38d 39b 40a
41c 42b 43d 44c 45b 46a 47d 48b 49c 50a

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế Quốc tế Trang 30

You might also like