You are on page 1of 29

TRẮC NGHIỆM QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Câu 1: Khi bằng chứng kiểm toán từ hai nguồn khác nhau cho kết quả khác biệt trọng
yếu, kiểm toán viên nên:
a. Các câu trên đều sai.
b. Thu thập bổ sung bằng chứng và đánh giá để kết luận xem là nên dựa vào bằng
chứng nào.
c. Dựa vào bằng chứng có độ tin cậy cao hơn.
d. Thu thập thêm bằng chứng thứ ba và kết luận theo nguyên tắc đa số thắng thiểu số

Câu 2: Tình huống nào dưới đây kiểm toán viên thường ít vận dụng nhất khái niệm
trọng yếu:
a. Xem xét đề nghị điều chỉnh báo cáo tài chính đối với các sai sót phát hiện được qua
các thủ tục kiểm toán.
b. Xem xét có cần thiết phải đề nghị công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính về
các thông tin đặc biệt hay các nghiệp vụ đặc biêt.
c. Xem xét bằng chứng kiểm toán có phù hợp với cơ sở dẫn liệu không?
d. Xác định cỡ mẫu.

Câu 3: Việc tổng hợp các sai lệch phát hiện được để xem có trọng yếu hay không sẽ
được kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn nào của quy trình kiểm toán báo cáo tài
chính?
a. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
c. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán.
d. Không nằm trong giai đoạn nào của quy trình.

Câu 4: Công việc nào dưới đây kiểm toán viên thường thực hiện trong giai đoạn hoàn
thành kiểm toán:
a. Thiết kế các thủ tục kiểm soát để yêu cầu đơn vị chấn chỉnh lại hệ thống kiểm soát
nội bộ trước khi cho ý kiến trên báo cáo kiểm toán.
b. Yêu cầu đơn vị điều chỉnh các sai sót chưa được điều chỉnh nếu sai sót tổng hợp
vượt quá mức trọng yếu.
c. Xác định mức trọng yếu.
d. Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

CHƯƠNG 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh quốc tế (34 câu)
C1_1: Hình thức kinh doanh quốc tế bao gồm:
A. Xuất nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ
B. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
C. Liên doanh, liên kết đầu tư (hợp đồng quản lý, nhượng quyền thương mại, cấp
phép kinh doanh)
D. Tất cả các hình thức trên

C1_2: Tất cả các hàng hóa và dịch vụ được mua từ nước ngoài được gọi là ________.
A. Sản phẩm nội địa
B. Sản phẩm xuất khẩu
C. Sản phẩm quốc gia
D. Sản phẩm nhập khẩu

C1_3: Bất kì một giao dịch thương mại diễn ra qua biên giới của hai hay nhiều quốc
gia được gọi là ________.
A. Xuất khẩu
B. Thương mại điện tử
C. Kinh doanh quốc tế
D. Nhập khẩu
C1_4: Dầu Olive được sản xuất tại Ý và bán tại Mỹ là một trường hợp ví dụ nào sau
đây?
A. Nhãn hiệu toàn cầu
B. Xuất khẩu Mỹ
C. Nhập khẩu Mỹ
D. Sản phẩm được chuẩn hóa

C1_5: Một công ty mở rộng đầu tư (dưới dạng marketing sản phẩm hoặc các công ty
con sản xuất) ra nhiều quốc gia được gọi là ________.
A. Công ty xuất khẩu trực tiếp
B. Công ty đa quốc gia
C. Công ty nước ngoài
D. Công ty có mối quan hệ làm ăn toàn cầu

C1_6: Cách đơn giản nhất để thâm nhập một thị trường nước ngoài thông qua
________.
A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
B. Liên kết đầu tư
C. Hợp đồng sản xuất
D. Xuất khẩu

C1_7: Một thỏa thuận mà theo đó một công ty cho phép công ty khác sử dụng tên, sản
phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu, nguyên vật liệu thô và các quy trình sản xuất được
gọi là:
A. Cấp phép kinh doanh
B. Liên kết đầu tư
C. Đầu tư trực tiếp
D. Giao dịch thương mại
E. Nhập khẩu

C1_8: MNC là từ viết tắt của


A. Multinational companies
B. Multinational Corporation (Công ty đa quốc gia)
C. Multi nation culture
D. Mutual northern committee

C1_9: Khi 2 công ty cùng bắt tay hợp tác để sản xuất các sản phẩm mới được gọi là
A. Sát nhập
B. Liên kết đầu tư
C. Mua bán lại
D. Thỏa thuận sản xuất

C1_10: WTO là từ viết tắt của


A. World technology association
B. World time organization
C. World trade organization
D. World tourism organization

C1_11: Nếu lợi thế cạnh tranh của công ty là dựa trên nguồn lực quốc gia thì công ty
phải khai thác thị trường nước ngoài bằng cách:
A. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
B. Thực hiện liên doanh, liên kết đầu tư với đối tác nước ngoài
C. Xuất khẩu
D. Tất cả đều đúng
C1_12: Nếu lợi thế cạnh tranh của công ty là dựa trên nguồn lực đặc trưng của công
ty, đồng thời lợi thế này được chuyển đổi trong công ty thì công ty khai thác thị
trường nước ngoài bằng cách:
A. Thương mại xuất nhập khẩu
B. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
C. Liên doanh – liên kết đầu tư với đối tác nước ngoài
D. Tất cả đều đúng

C1_13: Nếu một sản phẩm không thể buôn bán được vì những khó khăn về vận
chuyển hoặc những giới hạn về nhập khẩu thì để tiếp cận được thị trường nước ngoài,
công ty sẽ sử dụng hình thức:
A. Thương mại xuất nhập khẩu
B. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
C. Liên doanh – liên kết đầu tư với đối tác nước ngoài
D. Cả đầu tư và liên doanh
C1_14: Việc cấp phép sử dụng những nguồn lực của công ty thường được sử dụng
trong những ngành nào?
A. Công nghệ phần mềm
B. Thiết bị, linh kiện máy vi tính
C. Ngành hóa chất, dược
D. Không phải những ngành này.
C1_15: Lợi nhuận của những công ty liên minh được phân chia như thế nào là tùy
thuộc vào:
A. Mục đích chiến lược của hai bên đối tác.
B. Mức đóng góp của hai bên
C. Khả năng lĩnh hội của công ty
D. Cả 3 yếu tố trên.

C1_16: Lợi ích của các công ty đa quốc gia mang lại cho nước chủ nhà?
A. Giảm việc làm trong nước
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
C. Tiếp thu kỹ thuật và công nghệ từ nước ngoài.
D. Có thể phá vỡ chính sách tiền tệ trong nước

C1_17: Phương thức thâm nhập thị trường nào sau đây được xem là có rủi ro ít nhất?
A. Cấp phép kinh doanh.
B. Nhượng quyền thương hiệu.
C. Hợp đồng quản lý.
D. Chìa khóa trao tay
E. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
F. Xuất nhập khẩu

C1_18: Phương thức thâm nhập thị trường nào sau đây được xem là có rủi ro cao
nhất?
A. Cấp phép kinh doanh.
B. Nhượng quyền thương hiệu.
C. Hợp đồng quản lý.
D. Chìa khóa trao tay
E. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
F. Xuất nhập khẩu

C1_19: Lựa chọn một phương thức thâm nhập thị trường quốc tế tối ưu phụ thuộc vào
các yếu tố nào sau đây?
A. Năng lực cốt lõi của công ty.
B. Chiến lược của công ty.
C. Rủi ro về kinh tế, chính trị.
D. Lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
E. Hàng rào thương mại quốc tế
F. Tất cả các yếu tố trên

C1_20: Trong phát biểu sau “Trong khoảng thời gian gần đây (2009 – 2013) lượng
FDI toàn cầu đang có xu hướng tập trung nhiều nhất vào các quốc gia G20”. Trong
phát biểu trên G20 được hiểu là:
A. 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
B. 20 nền kinh tế lớn nhất trong nhóm các nước đang phát triển.
C. 20 nền kinh tế lớn nhất trong nhóm các nước phát triển.
D. 20 nền kinh tế lớn nhất trong nhóm các nước kém phát triển.

C1_21: Kể tên 3 hình thức kinh doanh quốc tế phổ biến nhất?
A. Cấp phép kinh doanh.
B. Nhượng quyền thương hiệu.
C. Liên doanh – liên kết đầu tư. Giải thích: 33.33% số điểm cho câu này
D. Chìa khóa trao tay
E. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Giải thích: 33.33% số điểm cho câu này
F. Thương mai xuất nhập khẩu Giải thích: 33.33% số điểm cho câu này
G. Đầu tư gián tiếp nước ngoài

C1_22: Kể tên 3 khu vực kinh tế có kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất thế giới trong
giai đoạn hiện nay?
A. Trung Đông.
B. Liên minh châu Âu Giải thích: 33.33% số điểm cho câu này
C. Nam Mỹ.
D. Châu Á. Giải thích: 33.33% số điểm cho câu này
E. Bắc Mỹ Giải thích: 33.33% số điểm cho câu này
F. CIS

C1_23: Hãy chọn 2 quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu cao nhất thế giới hiện nay:
A. Nhật Bản.
B. Trung Quốc
C. Đức.
D. Pháp
E. Mỹ
F. Ấn Độ
G. CIS
C1_24: Chọn 3 lý do là động lực trở thành các MNEs của các công ty trong nước:
A. Tối thiểu hóa rủi ro ở thị trường trong nước và quốc tế
B. Nhu cầu vượt qua hàng rào thuế quan: EU, NAFTA…
C. Sát nhập các doanh nghiệp trong nước
D. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh: lợi nhuận lẫn chi phí
E. Vận động, tranh thủ sự ủng hộ ưu đãi từ các chính sách trong nước
C1_25: Chọn 2 khả năng rủi ro lớn nhất của trường hợp cấp phép kinh doanh là?
A. Có thể phí cấp quyền thu được hàng năm không cao.
B. Nguy cơ công ty nhận cấp phép phá sản
C. Nguy cơ lộ bí mật công nghệ
D. Nguy cơ tạo đối thủ cạnh tranh trực tiếp
E. Một số nguy cơ khác liên quan đến yếu tố pháp luật – chính trị

C1_26: Sắp xếp theo thứ tự mức độ rủi ro từ thấp đến cao của các phương thức thâm
nhập thị trường quốc tế
A. Thương mại xuất nhập khẩu
B. Cấp phép kinh doanh
C. Nhượng quyền thương mại
D. Hợp đồng quản lý
E. Chìa khóa trao tay.
F. Liên doanh – góp vốn
G. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

● (1) Mức rủi ro ít nhất -> D. Hợp đồng quản lý


● (2) -> C. Nhượng quyền thương mại
● (3) -> E. Chìa khóa trao tay.
● (4) -> B. Cấp phép kinh doanh
● (5) -> A. Thương mại xuất nhập khẩu
● (6) -> F. Liên doanh – góp vốn
● (7) Mức rủi ro cao nhất -> G. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

C1_27: Thông thường, bước cuối cùng trong quá trình hội nhập quốc tế là:
A. Xây dựng các chi nhánh bán hàng ở nước ngoài.
B. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
C. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
D. Cấp phép kinh doanh.

C1_28: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của một công ty đa quốc gia?
A. Ít nhất một nữa các giám đốc là người nước ngoài.
B. Có ít nhất 30% thị phần kinh doanh của công ty tại thị trường nước ngoài.
C. Các công ty con ở nước ngoài phù hợp tốt với môi trường văn hóa sở tại.
D. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài lớn hơn doanh thu
từ hoạt động kinh doanh trong nước.

C1_29: Cụm từ viết tắt nào sau đây đề cập đến một thỏa thuận quốc tế liên quan đến
bảo vệ “quyền sở hữu trí tuệ” trong thương mại quốc tế?
A. TRIPS
B. UNIDO
C. OECD
D. UNCTAD
E. IBRD

C1_30: Điều nào sau đây là đặc điểm của trường hợp cấp phép kinh doanh?
A. Người cấp phép có thể cho phép người được cấp phép sử dụng công nghệ của
công ty.
B. Cấp phép kinh doanh được sử dụng để tránh những rủi ro khi công ty trực tiếp
thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
C. Người cấp phép có thể cho phép người được cấp phép sử dụng một số bằng
sáng chế hoặc nhãn hiệu của công ty.
D. Tất cả các đáp án trên.

C1_31: Thông thường, ở giai đoạn đầu các công ty thường mở rộng hoạt động kinh
doanh ra quốc tế bằng cách
A. Thiết lập một đơn vị kinh doanh quốc tế.
B. Thuê một công ty tư vấn để tạo ra một công ty con lớn ở nước ngoài.
C. Thành lập một bộ phận quốc tế.
D. Thực hiện kinh doanh như là phần mở rộng của hoạt động kinh doanh trong
nước

C1_32: Điều nào sau đây không phải là đặc điểm của một công ty đa quốc gia?
A. Công ty luôn luôn bắt đầu quá trình hội nhập quốc tế thông qua việc cấp phép
kinh doanh.
B. Các công ty con luôn thích nghi với môi trường trong nước và môi trường kinh
doanh của nước sở tại.
C. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài không hẳn luôn
cao hơn so với doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong nước.
D. Các công ty con và các bộ phận liên kết với nhau theo một tầm nhìn chiến lược
chung.

C1_33: Quản lý kinh doanh quốc tế khác với quản lý kinh doanh trong nước ở tất cả
các lý do sau, NGOẠI TRỪ:
A. Kinh doanh ở các nước khác nhau.
B. Các giao dịch quốc tế liên quan đến các đồng tiền khác nhau.
C. Các vấn đề quản lý trong kinh doanh quốc tế được thu hẹp hơn so với hoạt
động kinh doanh trong nước.
D. Doanh nghiệp quốc tế phải tìm cách hoạt động trong điều kiện ràng buộc về sự
can thiệp của chính phủ về hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư.
E. Giao tiếp trong môi trường đa ngôn ngữ.

C1_34: Khoản thu từ hoạt động du lịch quốc tế được tính vào:
A. Xuất khẩu.
B. Nhập khẩu.
C. Cả nhập khẩu và xuất khẩu.
D. Không có ở trên.
CHƯƠNG 2 : Môi trường Kinh doanh quốc tế (47 câu)
C2_1: Trường hợp về một hợp đồng R&D giữa một công ty R&D Mỹ (đại diện là nữ
doanh nhân người Mỹ) với một công ty của Anh (đại diện là nam doanh nhân người
Anh). Mọi chuyện liên lạc, trao đổi diễn ra suông sẻ cho đến khi phái đoàn Mỹ bay
qua Anh để ký hợp đồng. Cuộc gặp diễn ra không suông sẻ khi nữ doanh nhân người
Mỹ cho rằng có điều gì đó không ổn từ phía đối tác (dường như họ đang che giấu điều
gì). Theo họ, trong suốt quá trình đàm phán phía công ty Anh không ai nhìn vào mắt
họ, kể cả người đại diện thường xuyên liên lạc. Lý do giải thích cho việc này là:
A. Công ty Anh đang có vấn đề và đang cố giấu nó trước phái đoàn Mỹ
B. Phái đoàn công ty Anh ngại nhìn thẳng vào mắt của nữ doanh nhân Mỹ
C. Văn hóa Anh cho rằng trước khi trở thành thân thiết thì việc nhìn thẳng vào
mắt người đối diện là bất lịch sự, trong khi đó văn hóa Mỹ cho rằng sự chân
thành được thể hiện trong việc nhìn thẳng vào mắt nhau khi trao đổi
D. Lý do tế nhị khác

C2_2: Trong giao tiếp công sở, việc sếp nam tặng hoa cho thư kí để bày tỏ sự cảm
kích về sự giúp đỡ là:
A. Vấn đề bình thường và được chấp nhận trong tất cả các nền văn hóa
B. Vấn đề không bình thường và không được chấp nhận trong tất cả các nền văn
hóa
C. Tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa giao tiếp công sở ở mỗi quốc gia.
D. Tùy thuộc vào mục đích của vị sếp nam này.

C2_3: Hàng rào phi thuế quan bao gồm:


A. Hạn ngạch, thuế giá trị gia tăng, luật chống bán phá giá
B. Hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, luật chống bán phá giá, quan liêu hải quan
C. Hàng rào kỹ thuật, quan liêu hải quan, thuế giá trị gia tăng, quy định giá trần
D. Tất cả đều sai
C2_4: Sự hạn chế trong giao dịch thương mại quốc tế có thể bao gồm các các hàng
rào phi thuế quan, chẳng hạn như _____ và _____.
A. Thuế suất, thuế quan
B. Hạn ngạch, quy định kỹ thuật
C. Thuế, phí
D. Trợ cấp, thuế

C2_5: Bán phá giá đề cập đến vấn đề:


A. Xuất khẩu các sản phẩm mà trong nước không có nhu cầu ra bên ngoài
B. Xuất khẩu các sản phẩm với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất ở nước nhập
khẩu
C. Chỉ xuất khẩu các sản phẩm chất lượng xấu nhất
D. Tất cả đều đúng

C2_6: Rủi ro chính trị bao gồm:


A. Rủi ro quyền sở hữu
B. Rủi ro quyền chuyển giao
C. Rủi ro hoạt động
D. Tất cả các rủi ro trên

C2_7: Một mức thuế 20 cents trên mỗi đơn vị tỏi nhập khẩu là một ví dụ của:
A. Thuế cụ thể
B. Thuế giá trị
C. Thuế định danh
D. Thuế bảo vệ nhập khẩu

C2_8: Các công cụ chủ yếu trong chính sách phi thuế quan của hoạt động thương mại
quốc tế là: hạn ngạch (quota) hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu và____
A. Bảo hộ hàng sản xuất trong nước
B. Cấm nhập khẩu.
C. Bán phá giá
D. Những quy định chủ yếu về tiêu chuẩn kỹ thuật

C2_9: Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam là:
A. Chính sách thả nổi có kiểm soát của nhà nước
B. Thả nổi
C. Tự do.
D. Nhà nước hoàn toàn kiểm soát

C2_10: Sức mua của đồng nội tệ giảm so với động ngoại tệ làm cho:
A. Xuất khẩu thuận lợi và nhập khẩu gặp khó khăn.
B. Xuất khẩu thuận lợi và nhập khẩu thuận lợi.
C. Xuất khẩu gặp khó khăn và nhập khẩu thuận lợi.
D. Xuất khẩu khó khăn và nhập khẩu khó khăn.

C2_11: Vai trò của thuế quan trong thương mại quốc tế?
A. Điều tiết xuất nhập khẩu, bảo hộ thị trường nội địa
B. Tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước
C. Giảm thất nghiệp trong nước
D. Tất cả các câu trên

C2_12: Nếu như đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Đôla Mỹ thì sẽ đẫn đến:
A. Xuất khẩu của Việt Nam giảm
B. Xuất khẩu của Việt Nam tăng
C. Xuất khẩu của Mỹ giảm
D. Nhập khẩu của Mỹ tăng

C2_13: Thuế quan nhập khẩu làm cho:


A. Tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu
B. Tăng mức tiêu dùng trong nước
C. Giảm giá nội địa của hàng nhập khẩu
D. Cả tăng giá nội địa và tăng tiêu dùng trong nước

C2_14: Công cụ hạn chế xuất khẩu tự nguyện được sử dụng trong trường hợp:
A. Các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng
B. Các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá nhỏ ở một số mặt hàng
C. Các quốc gia có khối lượng nhập khẩu quá lớn ở một số mặt hàng
D. Các quốc gia có khối lượng nhập khẩu quá nhỏ ở một số mặt hàng

C2_15: Sự khác biệt của hạn ngạch nhập khẩu so với thuế quan nhập khẩu:
A. Hạn ngạch nhập khẩu không đem lại thu nhập cho chính phủ và không có tác
dụng hỗ trợ cho các loại thuế khác
B. Hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà
độc quyền
C. Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu, đồng thời gây
ảnh hưởng đến giá nội địa hàng hoá
D. Vừa không mang lại thu nhập cho chính phủ vừa có khả năng hình thành các
doanh nghiệp độc quyền

C2_16: Về khía cạnh văn hóa, để thành công trong hoạt động KDQT đòi hỏi nhà quản
lý cần phải có 3 điều nào sau đây:
A. Am hiểu về nền văn hóa nước sở tại
B. Giữ gìn và nâng cao văn hóa doanh nghiệp
C. Tham gia trực tiếp vào nền văn hóa sở tại
D. Hòa nhập và thay đổi văn hóa chính mình khi tham gia vào hoạt động KDQT
E. Thích nghi với nền văn hóa sở tại
C2_17: Trong tất cả các quốc gia sau đều có kì vọng được tặng quà khi tham dự hội
thảo kinh doanh, ngoại trừ quốc gia nào dưới đây?
A. Trung Quốc
B. Nhật Bản
C. Cộng hòa Séc
D. Đan Mạch
E. Bolivia

C2_18: Tại Saudi Arabia, cử chỉ nào được xem là tình bạn giữa các người đàn ông?
Hành động chạm tay trên không (high-five)
A. Nắm tay nhau khi đi bộ
B. Bắt tay (handshake)
C. Nháy mắt (winking)
D. Một cái ôm hoặc hôn

C2_19: Tại Anh, sờ vào sóng mũi ám chỉ điều gì dưới đây:
A. Tự tin (confidential)
B. Hôi, thối (smelly)
C. Không phù hợp (inappropriate)
D. Rất quan trọng (very important)
E. Quá buồn chán (incredibly boring)
C2_20: Vật nào dưới đây được xem là liên quan đến sự chết chóc và không được xem
là quà biếu trong văn hóa Trung Quốc?
A. Đồng hồ (clocks)
B. Dép rơm (straw sandals)
C. Khăn tay (handkerchief)
D. Con cò (stork) hoặc con sếu (crane)
E. Tất cả các vật trên

C2_21: Khi chiêu đãi khách hàng tại một bữa ăn (business meal) tại Trung Quốc, mức
tiền bo (tip) hợp lý sẽ là:
A. Không có
B. 15%
C. 20%
D. 50%
E. Càng nhiều càng tốt

C2_22: Con số nào được xem là may mắn đối với người phương Đông (Trung Quốc,
Nhật) nhưng không được xem là may mắn đối với người phương Tây?
A. 6; 13
B. 3; 5
C. 4; 13
D. 4; 5
E. 5; 6

C2_23: Khi làm ăn kinh doanh tại Iran, người phụ nữ phải che:
A. Miệng (Mouth)
B. Chân (Feet)
C. Mắt (Eyes)
D. Tay và chân (Arms and Legs)
E. Tay, chân và tóc (Arms, Legs and Hair)

C2_24: Kể tên 2 yếu tố quan trọng liên quan đến việc đóng gói thực phẩm (thanh
Socola chẳng hạn):
A. Bao bì, nhãn mác
B. Yếu tố kinh tế
C. Yếu tố chính trị – pháp luật
D. Yếu tố văn hóa

C2_25: Trong mô hình văn hóa Hall (1976), nền văn hóa thế giới được chia làm mấy
loại:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
E. Đáp án khác

C2_26: Chọn 3 quốc gia Việt Nam thuộc nền văn hóa high-context từ những quốc gia
bên dưới:
A. Trung Quốc
B. Thụy Sĩ
C. Nhật Bản
D. Đức
E. Anh
F. Scandinavi
G. Ả Rập Saudi
C2_27: Kể tên 3 trong số 5 chiều trong mô hình văn hóa của Hofstede?
A. Tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước
B. Khoảng cách quyền lực
C. Tâm lý né tránh rủi ro
D. Tôn giáo
E. Định hướng dài hạn

C2_28: Một xã hội có chỉ số quyền lực (PD) cao thì xã hội đó:
A. Quyền lực được chia sẻ và được phân tán đồng đều trong xã hội (a)
B. Chấp nhận sự phân phối không công bằng về quyền lực (b)
C. Mọi người đều hiểu “chỗ đứng” của mình trong xã hội (c)
D. (a) và (c) đúng
E. (b) và (c) đúng

C2_29: Phát biểu nào sau đây là đúng về chỉ số chủ nghĩa cá nhân (IDV)?
A. IDV càng cao, càng tốt
B. IDV càng thấp, càng tốt
C. IDV thấp chứng tỏ các cá nhân gắn kết mạnh với nhau và mức độ trung thành
cũng như tôn trọng dành cho thành viên của nhóm tốt.
D. IDV cao chứng tỏ cá nhân có kết nối chặt chẽ với mọi người.

C2_30: Một xã hội có chỉ số trọng nam (MAS) thấp thì việc thành lập đội nhóm kinh
doanh phụ thuộc vào?
A. Tỷ lệ giới tính với tỷ lệ nữ giới áp đảo
B. Tỷ lệ giới tính với tỷ lệ nam giới áp đảo
C. Phụ thuộc việc phân bổ hợp lý các kỹ năng chứ không phải giới tính
D. Cân đối hợp lý tỷ lệ giới tính

C2_31: Kể tên 3 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới?
A. Tiếng Phổ thông Trung Quốc
B. Tiếng Hindi
C. Tiếng Pháp
D. Tiếng Anh
E. Tiếng Tây Ban Nha
F. Tiếng Nga

C2_32: Các quốc gia thiết lập hàng rào thương mại nhằm mục đích:
A. Bảo vệ công việc địa phương
B. Khuyến khích sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu
C. Bảo vệ những ngành công nghiệp non trẻ
D. Khuyến khích sự đầu tư trong nước,
E. Giảm bớt những vấn đề về cán cân thanh toán
F. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
G. Tất cả đều đúng

C2_33: Sự khác nhau chủ yếu giữa thuế quan và hạn ngạch được thể hiện như sau:
Thuế quan tác động vào -(1)-, hạn ngạch tác động vào -(2)-. Do vậy, lượng nhập khẩu
theo -(3)- sẽ thay đổi theo sự biến động của giá thế giới và lượng nhập khẩu theo -(4)-
sẽ không thay đổi. Về nguồn thu, -(5)- có thể mang lại nguồn thu cho ngân sách.
Trong khi đó, -(6)-có thể mang lại đặc lợi cho người được phân bổ.
(1)  Giá
(2) Số lượng
(3) Thuế quan
(4) Hạn ngạch
(5)  Thuế quan
(6)  Hạn ngạch

C2_34: Một số thuật ngữ trong kinh tế vĩ mô:


Cán cân thương mại là một mục trong -(1) của -(2)- quốc tế. Cán cân thương mại ghi
lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng
thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu
trừ đi nhập khẩu). Cán cân thương mại còn được gọi là -(3)- hoặc -(4)-.
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế
của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Theo IMF
(1993), Cán cân thanh toán bao gồm tài khoản vãng lai, -(5)-, thay đổi trong -(6)- và
phần sai số.
Tài khoản vãng lai bao gồm cán cân thương mại hàng hóa, cán cân thương mại phi
hàng hóa và các chuyển khoản. -(5)-ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài
sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa
người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác.
(1) tài khoản vãng lai
(2) cán cân thanh toán
(3)  xuất khẩu ròng
(4) thặng dư thương mại
(5) tài khoản vốn
(6) Dự trữ ngoại hối

C2_35: Bộ ba bất khả thi trong chính sách tài chính:


Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên -(1)-, vì thế dòng vốn vào sẽ -(2)-,
trong khi đó dòng vốn ra sẽ -(3)-. Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, được cải thiện.
Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ -(4)-. Khi lãi suất ở nước
ngoài tăng lên, dòng tiền đầu tư trong nước có xu hướng chuyển ra bên ngoài hay cán
cân vốn xấu đi. Và, khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện.
Ở khía cạnh khác, Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là
tỷ giá hối đoái danh nghĩa -(5)-, dòng vốn vào sẽ -(6)-, trong khi dòng vốn ra -(7)-.
Hậu quả là, -(8)- xấu đi. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng), -
(8)- sẽ được cải thiện.
(1)  hấp dẫn hơn
(2)  gia tăng
(3) giảm bớt
(4) bị xấu đi
(5) giảm
(6) giảm bớt
(7)  gia tăng
(8) tài khoản vốn

C2_35: Xuất khẩu của Việt Nam gia tăng trong một thời gian dài sẽ làm cho tỉ giá của
đồng Việt Nam hay đồng Việt Nam – Thông qua đó, lãi suất đồng Việt Nam sẽ và lạm
phát trong nước sẽ .
A. tăng, giảm giá, giảm, tăng
B. giảm, tăng giá, tăng, giảm
C. tăng, tăng giá, giảm, tăng
D. giảm, giảm giá, tăng, giảm
E. giảm, tăng giá, giảm, tăng
F. Đáp án khác

C2_36: Câu nào sau đây tương ứng với định nghĩa Hofstede về một nền văn hóa đặc
trưng bởi khoảng cách quyền lực lớn?
A. Cá nhân đánh giá quyền lực dựa trên sự nhận thức của họ về tính đúng đắn mà
nó được thực hiện.
B. Quyền lực là thuộc tính cố hữu hàng đầu trong một hệ thống phân cấp.
C. Sẵn sàng thay đổi và đón nhận cơ hội mới
D. Giá trị cao được đặt trên sự cống hiến, làm việc chăm chỉ và tự nhận thức bản
thân.
E. Quyền cá nhân được ưu tiên.
C2_37: Nếu lạm phát ở Mỹ tăng lên so với các nước khác, người ta cho rằng giá của
đồng USD sẽ:
A. Có thể tăng hoặc giảm
B. Vẫn giữ nguyên
C. Giảm
D. Tăng

C2_38: Chỉ tiêu nào sau đây là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi để đánh giá các
tiêu chuẩn cuộc sống?
A. GNP thực tế trên một đơn vị vốn.
B. GNP thực tế trên đầu người.
C. GNP thực tế mỗi người sử dụng.
D. GNP danh nghĩa mỗi người sử dụng.
E. GNP danh nghĩa trên đầu người.

C2_39: Một công ty của Mỹ có sản phẩm dư thừa nhưng không muốn bán vào thị
trường Mỹ vì sẽ làm giảm giá trong nước, thay vào đó là bán nó tại một quốc gia khác
ở mức dưới giá thành sản xuất. Điều này gọi là gì?
A. Bán phá giá.
B. Đối kháng.
C. Thương mại quốc tế
D. Không có ở trên.

C2_40: Trong cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được xác định trên cơ sở
A. Quy luật cung – cầu
B. Chính phủ ấn định tỷ giá
C. Quy luật cung – cầu, nhưng có sự can thiệp điều chỉnh của chính phủ
D. Ngân hàng Trung ương của quốc gia đó quyết định.

C2_41: Chỉ tiêu nào sau đây là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi để đánh giá các
chất lượng nguồn nhân lực?
A. Trình độ học vấn của người lao động.
B. Tuổi thọ của người dân.
C. Chỉ số HDI.
D. Thu nhập trung bình của người dân.
E. Tất cả đều sai.

C2_42: Chính phủ các nước sở tại thường gây áp lực cho các doanh nghiệp đa quốc
gia về việc:
A. Thuê nhân nhân địa phương.
B. Sử dụng các nguyên vật liệu địa phương.
C. Đào tạo các nhà quản lý tại chỗ.
D. Tất cả các câu trên.

C2_43: Nếu một quốc gia có giá trị xuất khẩu nhiều hơn giá trị nhập khẩu, có thể nói
rằng quốc gia đó đang có:
A. Thâm hụt cán cân thanh toán
B. Thâm hụt cán cân thương mại
C. Thặng dư cán cân thương mại
D. Thặng dư cán cân thanh toán
E. Thâm hụt cán cân vãng lai

C2_44: Quá trình mà theo đó một chính phủ cần sở hữu tài sản doanh nghiệp tư nhân
được gọi là:
A. Quốc hữu hóa
B. Chiếm hữu lại.
C. Tư nhân hoá.
D. Tái cơ cấu

C2_45: Điều nào sau đây không phải lý do để dựng lên các rào cản thương mại?
A. Giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài.
B. Bảo vệ công ăn việc làm tại địa phương.
C. Thúc đẩy hoạt động nhập khẩu.
D. Khuyến khích sản xuất trong nước.

C2_46: Một công ty của Mỹ có sản phẩm dư thừa nhưng không muốn bán vào thị
trường Mỹ vì sẽ làm giảm giá trong nước, thay vào đó là bán nó tại một quốc gia khác
ở mức dưới giá thành sản xuất. Điều này gọi là gì?
A. Bán phá giá.
B. Đối kháng.
C. Thương mại quốc

CHƯƠNG 3: Hoạch định chiến lược toàn cầu (46 câu)


C3_1: Thứ tự đúng của các giai đoạn quốc tế hóa?
A. Domestic, Transnational, Global, International, Multinational
B. Domestic, International, Multinational, Global, Transnational
C. Domestic, Multinational, International, Transnational, Global
D. Domestic, International, Transnational, Multinational, Global

C3_2: Loại thông tin được thu thập lần đầu tiên thông qua việc trả lời các câu hỏi cụ
thể được gọi là:
A. Dữ liệu sơ cấp
B. Dữ liệu thứ cấp
C. Dữ liệu chọn lọc
D. Dữ liệu liên quan

C3_3: Chiến lược hoạt động nào liên quán đến cắt giảm chi phí và có trách nhiệm với
nước sở tại cao nhất?
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

C3_4: Chiến lược hoạt động nào liên quán đến cắt giảm chi phí và có trách nhiệm với
nước sở tại thấp nhất?
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

C3_5: Chiến lược tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh trong nước được định nghĩa là:
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

C3_6: Chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng cách giao quyền tự chủ hoạt
động cho các ban điều hành sở tại và theo định hướng tách biệt địa phương được định
nghĩa là:
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

C3_7: Chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng cách xem thị trường toàn
cầu là 1 thị trường đơn lẻ, với mức chi phí cạnh tranh được định nghĩa là:
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

C3_8: Chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm khai thác các lợi thế kinh tế
bản địa, kết hợp nâng cao nâng lực lõi được định nghĩa là:
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

C3_9: Chiến lược hoạt động nào sử dụng hình thức xuất khẩu/nhập khẩu hoặc cấp
phép kinh doanh cho các sản phẩm đã có?
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)
E. Không phải các chiến lược trên

C3_10: Trong mô hình 5 sức ép, ngoài các yếu tố như khả năng mặc cả của người
mua, khả năng mặc cả của người bán, sự cạnh tranh của các đối thủ trong cùng ngành
và sự cạnh tranh của những người mới gia nhập thì yếu tố còn lại là:
A. Các yếu tố liên quan đến văn hóa, xã hội tác động đến môi trong hoạt động
công ty
B. Các rủi ro pháp luật – chính trị nơi quốc gia công ty đang hoạt động.
C. Các yếu tố kinh tế nơi quốc gia công ty đang hoạt động
D. Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế sản phẩm của công ty
C3_11: Một ngành có đặc điểm như ít có doanh nghiệp đạt được lợi thế theo quy mô
hoặc ít có các tác quyền, nhãn hiệu, bằng sáng chế… thì sẽ làm cho:
A. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cao.
B. Sự đe dọa của các đối thủ tiềm năng tăng.
C. Năng lực mặc cả của nhà cung cấp tăng.
D. Năng lực mặc cả của người mua tăng.
E. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế giảm.

C3_12: Khi một công ty thực hiện đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên
ngoài, xác định nhiệm vụ cơ bản, các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của mình và thực
hiện kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó, nghĩa là nó đang tham gia
vào:
A. Lập kế hoạch chiến lược.
B. Cơ cấu chiến lược.
C. Điều chỉnh bộ máy điều hành.
D. Tất cả các đáp án trên

C3_13: Bước đầu tiên mà công ty phải có trong quá trình hoạch định chiến lược là?
A. Phân tích môi trường bên ngoài.
B. Thiết lập các mục tiêu.
C. Phân tích môi trường bên trong.
D. Xác định nhiệm vụ cơ bản của nó.

C3_14: Sự giảm giá của một sản phẩm có độ co dãn của cầu theo giá là tương đối co
giãn sẽ dẫn đến điều nào sau đây?
A. Tổng doanh thu không thay đổi.
B. Tổng doanh thu cao hơn.
C. Tổng chi phí thấp hơn.
D. Tổng lợi nhuận thấp hơn.
E. Tổng doanh thu thấp hơn.

C3_14: Sự giảm giá của một sản phẩm có độ co dãn của cầu theo giá là ít co giãn sẽ
dẫn đến điều nào sau đây?
A. Tổng doanh thu không thay đổi.
B. Tổng doanh thu cao hơn.
C. Tổng chi phí thấp hơn.
D. Tổng lợi nhuận thấp hơn.
E. Tổng doanh thu thấp hơn.

C3_15: Nếu Toyota nhận ra rằng nhiều mẫu xe của mình tại thị trường Mỹ bán không
được bán chạy và họ quyết định chấm dứt chúng, nghĩa là nó đang tham gia vào:
A. Đánh giá môi trường.
B. Kiểm soát và đánh giá.
C. Đánh giá thông tin.
D. Phân tích chuỗi giá trị.

C3_16: Một MNE theo chiến lược xuyên quốc gia có đặc điểm:
A. Sản xuất hàng loạt ở chính quốc.
B. Sản xuất linh hoạt với các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở từng thị
trường.
C. Sản xuất linh hoạt với các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, đồng thời phù hợp
với thị hiếu từng địa phương.
D. Sản xuất hàng loạt ở các nước sở tại.
E. Sản xuất hàng loạt với sản phẩm được chuẩn hóa trên phạm vi toàn cầu.

C3_17: Cách nào sau đây được các công ty đa quốc gia sử dụng đánh giá sơ bộ môi
trường kinh doanh và đưa ra các dự báo trong tương lai?
A. Yêu cầu các chuyên gia ngành công nghiệp thảo luận về xu thế và đưa ra các
dự báo tương lai của ngành.
B. Yêu cầu các nhà quản lý nhiều kinh nghiệm đưa ra các kịch bản về sự phát
triển của ngành.
C. Sử dụng dữ liệu lịch sử của ngành để dự báo sự phát triển của ngành trong
tương lai.
D. Tất cả các đáp án trên.

C3_18: Khi nào một công ty được gọi là thực hiện hội nhập theo chiều dọc?
A. Công ty mua nguyên vật liệu và thuê bên ngoài gia công toàn bộ.
B. Công ty mua nguyên vật liệu, thuê bên ngoài gia công toàn bộ và bán hàng
thông qua một nhà phân phối.
C. Công ty tận dụng hiệu quả các năng lực lõi của mình như sở hữu bằng sáng
chế, thương hiệu để đẩy mạnh sản xuất.
D. Công ty đầu tư tài sản của mình để kiểm soát hầu hết các hoạt động từ cung
ứng – sản xuất – phân phối sản phẩm đến khách hàng.
C3_19: Mercedes Benz, một công ty ô tô hàng đầu của Mỹ, tập trung vào những sản
phẩm được thiết kế trang trọng, chất lượng cao với mức giá cao, sẽ có lợi thế cạnh
tranh theo ________ và có phạm vi (mục tiêu) cạnh tranh ______
A. Rộng; sự khác biệt
B. Sự khác biệt; rộng
C. Sự khác biệt; hẹp
D. Hẹp; sự khác biệt.

C3_20: Trong một công ty đa quốc gia, các SBU sẽ có:


A. Mục tiêu chung của công ty.
B. Mục tiêu rất khác nhau
C. Mỗi SBU có mục tiêu riêng.
D. Mục tiêu rất giống nhau.

C3_21: Chiến lược ________ thường đóng vai trò thúc đẩy lẫn làm trì trệ các chiến
lược khác.
A. Tiếp thị
B. Sản xuất
C. Tài chính
D. Mua sắm

C3_22: Trường hợp nào sau đây một công ty có thể xem xét thực hiện chiến lược
giảm giá cho sản phẩm của mình?
A. Cầu về sản phẩm ít co dãn.
B. Cầu về sản phẩm co dãn.
C. Cầu về sản phẩm co dãn đơn vị.
D. Đối thủ cạnh tranh tăng giá.

C3_23: Trường hợp nào sau đây một công ty không nên thực hiện chiến lược giảm giá
cho sản phẩm của mình?
A. Cầu về sản phẩm ít co dãn.
B. Cầu về sản phẩm co dãn.
C. Cầu về sản phẩm co dãn đơn vị.
D. Đối thủ cạnh tranh tăng giá.
C3_24: Chiến lược nào sau đây có đặc điểm là sản phẩm được chuẩn hóa trên phạm vi
toàn cầu, và gắn liền với áp lực chi phí cao cùng địa phương hóa thấp
A. Chiến lược toàn cầu.
B. Chiến lược quốc tế.
C. Chiến lược xuyên quốc gia.
D. Chiến lược địa phương hóa

C3_25: Tối ưu hóa năng suất sẽ thích hợp nhất trong giai đoạn nào của vòng đời sản
phẩm?
A. Giới thiệu
B. Tăng trưởng
C. Chín muồi
D. Suy thoái

C3_26: Một cuộc cạnh tranh về giá khi các công ty cố gắng bảo vệ thị phần sẽ dẫn
đến điều nào sau đây?
A. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cao.
B. Sự đe dọa của các đối thủ tiềm năng tăng
C. Năng lực mặc cả của nhà cung cấp tăng.
D. Năng lực mặc cả của người mua tăng
E. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế là đáng kể

C3_27: Nhập khẩu của Việt Nam gia tăng trong một thời gian dài sẽ làm cho tỉ giá
của đồng Việt Nam hay đồng Việt Nam -: Thông qua đó, lãi suất đồng Việt Nam sẽ và
lạm phát trong nước sẽ .
A. tăng, giảm giá, giảm, tăng
B. giảm, tăng giá, tăng, giảm
C. tăng, tăng giá, giảm, tăng
D. giảm, giảm giá, tăng, giảm
E. tăng, giảm giá, tăng, giảm
F. Đáp án khác

C3_28: Các đại lý và nhà bán lẻ cùng thỏa thuận liên kết nhau để buộc các nhà sản
xuất máy tính giảm giá cho các sản phẩm họ bán, điều này sẽ làm cho:
A. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cao.
B. Sự đe dọa của các đối thủ tiềm năng tăng.
C. Năng lực mặc cả của nhà cung cấp tăng.
D. Năng lực mặc cả của người mua tăng.
E. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế tăng.

C3_29: Trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter (1979), sự cạnh tranh
giữa các đối thủ trong ngành sẽ tăng khi:
A. Cầu của sản phẩm tăng.
B. Rào cản rời bỏ ngành cao.
C. Tốc độ tăng trưởng của ngành tăng.
D. Rời cản gia nhập ngành thấp.
E. Tất cả đều đúng.

C3_30: Chiến lược nào sau đây không phải là một chiến lược chức năng?
A. Chiến lược tiếp thị.
B. Chiến lược khuyến mãi.
C. Chiến lược tài chính.
D. Chiến lược sản xuất.
E. Chiến lược nhân sự.

C3_31: Lực lượng nào sau đây không phải là một lực lượng trong mô hình 5 lực
lượng cạnh tranh của Porter (Porter’s “Five Forces”)?
A. Người mua
B. Nhà cung cấp.
C. Sản phẩm bổ sung.
D. Đối thủ cạnh tranh trong ngành.

C3_32: Cắt giảm chi phí là một chiến lược phù hợp trong giai đoạn nào của vòng đời
sản phẩm?
A. Giới thiệu
B. Phát triển
C. Chín muồi
D. Suy thoái.

C3_33: Cơ sở để các MNEs lựa chọn nhà cung ứng của mình?
A. Cung cấp tất cả các sản phẩm mà họ cần.
B. Có vị trí gần trụ sở của họ.
C. Những gì là tốt nhất cho công ty, bất kể vị trí.
D. Tất cả các bên trên.

C3_34: Một sản phẩm có độ co dãn của cầu theo giá cao, thì dẫn đến điều nào sau đây
khi trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter (1979)?
A. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cao.
B. Nguy cơ từ các đối thủ tiềm năng về sản phẩm đó tăng.
C. Năng lực mặc cả của nhà cung cấp tăng.
D. Năng lực mặc cả của người mua tăng.
E. Nguy cơ cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế tăng.

C3_35: Các nhà sản xuất lớn thỏa thuận liên kết với nhau về giá bán, đồng thời phân
bổ hạn ngạch cho khách hàng của mình, điều này cho thấy:
A. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành giảm.
B. Sự đe dọa của các đối thủ tiềm năng tăng.
C. Năng lực mặc cả của nhà cung cấp tăng.
D. Năng lực mặc cả của người mua tăng.
E. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế giảm.
C3_36: Quản lý sản xuất là quan tâm đến:
A. Tối đa chi phí vận hành.
B. Cạnh tranh.
C. Hiệu quả sử dụng lao động và vốn.
D. Tất cả các bên trên

C3_37: Chiến lược sản xuất bắt đầu với:


A. Phát triển sản phẩm mới.
B. Sản xuất.
C. Lựa chọn tỷ suất vốn/lao động hiệu quả nhất.
D. Phát triển các chương trình đổi mới nguồn nhân lực.

C3_38: Chiến lược sản phẩm nên tập trung vào quá trình cải tiến trong giai đoạn nào
của vòng đời sản phẩm?
A. Giới thiệu
B. Phát triển
C. Chín muồi
D. Suy thoái

C3_39: Chiến lược sản phẩm nên tập trung cải thiện quá trình kiểm soát đánh giá
trong giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm ?
A. Giới thiệu
B. Phát triển
C. Chín muồi
D. Suy thoái

C3_40: Tối ưu hóa năng suất sẽ thích hợp nhất trong giai đoạn nào của vòng đời sản
phẩm?
A. Giới thiệu
B. Tăng trưởng
C. Chín muồi
D. Suy thoái

C3_41: Tiêu chuẩn hóa sản phẩm là một chiến lược thích hợp trong giai đoạn nào của
chu kỳ sống của sản phẩm?
A. Giới thiệu
B. Tăng trưởng
C. Chín muồi
D. Suy thoái

C3_42: Mục đích cơ bản cho sự tồn tại của bất kỳ tổ chức được mô tả bởi các
A. Chính sách
B. Nhiệm vụ
C. Biện pháp
D. Chiến lược
E. Chiến thuật

C3_43: Điều nào sau đây là đúng về chiến lược kinh doanh?
A. Không thể thay đổi chiến lược trong suốt quá trình hoạt động của doanh
nghiệp.
B. Tất cả các công ty trong một ngành công nghiệp sẽ áp dụng cùng một chiến
lược.
C. Nhiệm vụ được xác định rõ thì thực hiện và phát triển chiến lược sẽ dễ dàng
hơn.
D. Chiến lược được xây dựng độc lập với phân tích SWOT.
E. ○ Chiến lược tổ chức phụ thuộc vào chiến lược hoạt động.

C3_44: Chiến lược nào trong những chiến lược hoạt động quốc tế sau liên quan đến
áp lực chi phí thấp và đáp ứng địa phương thấp?
A. Chiến lược quốc tế
B. Chiến lược toàn cầu
C. Chiến lược xuyên quốc gia
D. Chiến lược đa quốc gia

C3_45: Chiến lược nào trong những chiến lược hoạt động quốc tế sau sử dụng phương
thức nhập khẩu/xuất khẩu hoặc cấp giấy phép cho sản phẩm hiện có?
A. Chiến lược quốc tế
B. Chiến lược toàn cầu
C. Chiến lược xuyên quốc gia
D. Chiến lược đa quốc gia
E. Không có ở trên

You might also like