You are on page 1of 5

SỞ GD & ĐT BẾN TRE

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTCK I
Câu 1. Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?
A. An Nam cộng sản Đảng. B. Hội VNCMTN.
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn. D. Đông Dương cộng sản Đảng.
Câu 2. Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927 là
A. tác phẩm tuyên truyền CN Mác của Nguyễn Ái Quốc.
B. tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc.
C. tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở những lớp huấn luyện tại Quảng Châu.
D. tác phẩm nghiên cứu về CN Mác – Lê nin.
Câu 3. Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
A. Củng cố vị thế của nước Pháp.
B. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam.
C. Bù đắp những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
D. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Câu 4. Cơ quan ngôn luận của Hội VNCMTN là
A. báo Thanh Niên. B. tác phẩm Đường Kách mệnh.
C. báo Người cùng khổ. D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 5. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các
ngành nào?
A. Giao thông vận tải. B. Công nghiệp chế biến.
C. Nông nghiệp và khai mỏ. D. Nông nghiệp và thương nghiệp.
Câu 3: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp chú
trọng đầu tư vào
A. công nghiệp luyện kim. B. công nghiệp hóa chất.
C. chế tạo máy. D. khai thác mỏ.
Câu 6. Qúa trình phân hóa của Hội VNCMTN đã dẫn đến sự thành lập của các tổ chức cộng sản
nào trong năm 1929?
A. An Nam cộng sản đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng.
B. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản Đảng.
D. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.
Câu 7. Phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng là
A. tẩy chay hàng hóa nước ngoài.
B. chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.
C. chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì.
D. phong trào “Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”.
Câu 8. Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
B. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
C. giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai.
Câu 9. Sự phân hóa giai cấp tư sản Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc lần hai
của thực dân Pháp là
A. tư sản dân tộc và tư sản mại bản. B. tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
C. tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp. D. tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 10. Tờ báo nào sau đây không phải của tầng lớp tiểu tư sản xuất bản trong phong trào dân tộc
dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1925?
A. Chuông rè. B. An Nam trẻ. C. Người nhà quê. D. Người cùng khổ.
Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Đưa yêu sách đến hội nghị Véc xai.
B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.
C. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa Pari.
D. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 12. Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp, giai cấp nào không bị
ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của thực dân Pháp?
A. Tư sản dân tộc. B. Tư sản mại bản.
C. Địa chủ phong kiến. D. Công nhân, nông dân.
Câu 13. Sự kết hợp của những nhân tố nào đã thúc đẩy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời?
A. Chủ nghĩa Mác - Lê nin với phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước
D. Chủ nghĩa Mác Lê nin với phong trào công nhân, phong trào tư sản và phong trào nông dân.
Câu 14. Đặc điểm bao trùm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất đến đầu năm 1930 là gì?
A. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản.
B. cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau.
C. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh.
D. cả hai khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản cùng hoạt động mạnh mẽ.
Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu
chuyển sang tự giác?
A. Phong trào công nhân Ba son (8 – 1925).
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2 – 1930).
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời (6 – 1925).
D. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 do Đảng lãnh đạo.
Câu 16. Vào tháng 6 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đã
A. tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
B. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
C. tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 17. Lực lượng xã hội nào ở Việt Nam dưới đây sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có số lượng
đông đảo và trở thành một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc?
A. Tư sản. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Công nhân.
Câu 18. Nhận xét nào dưới đây về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là phù hợp?
A. Là một cương lĩnh cách mạng giải quyết vấn đề dân tộc cho ba nước Đông Dương.
B. Là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo.
C. Là một cương lĩnh cách mạng đề cao vấn đề giai cấp hơn vấn đề dân tộc.
D. Là một cương lĩnh cách mạng chưa thể hiện được chính sách đoàn kết dân tộc.
Câu 19. Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt
Nam?
A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 20. Đông Dương cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C. Đảng Lập hiến. D. Tân việt cách mạng đảng.
Câu 21. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức nào ra đời sớm nhất?
A. Đông Dương cộng sản đảng. B. An Nam Cộng sản đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 22. Bộ phận nào trong giai cấp địa chủ phong kiến tham gia phong trào dân tộc, dân chủ chống
Pháp và thế lực phản động tay sai?
A. Đại địa chủ C. Tiểu và trung địa chủ
B. Tiểu địa chủ D. Trung và đại địa chủ
Câu 23. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức nào ra đời muộn nhất?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Đông Dương cộng sản đảng.
C. An Nam Cộng sản đảng. D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 24. Một hệ quả tiêu cực mà các quốc gia đang gánh chịu khi tham gia xu thế toàn cầu hóa là
gì?
A. Sự bùng nổ về dân số. B. Nhiều tổ chức quốc tế đã xuất hiện.
C. Tình trạng biến đổi khí hậu. D. Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 25. Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự thiết lập của một trật tự thế giới mới.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
C. nước pháp tham dự Hội nghị Vécxai.
D. Phe Hiệp ước thắng trận trong chiến tranh.
Câu 26. Ở Việt Nam, Nam đồng thư xã – một nhà sản xuất tiến bộ - là cơ sở đầu tiên của
A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Hội Phục Việt.
Câu 27. Lực lượng xã hội nào ở Việt Nam dưới đây sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có số lượng
đông đảo và trở thành một lực lượng cách mạng hăng hái của dân tộc?
A. Tư sản. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Công nhân.
Câu 28. Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập
Đảng cộng sản Pháp(12.1920) là mốc đánh dấu
A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Câu 29. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam là do
A. phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.
B. phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
C. Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.
D. các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.
Câu 30. Năm 1929, những tổ chức cộng sản nào xuất hiện ở Việt nam?
A. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
C. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng.
D. Tân việt cách mạng đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 31. Tổ chức Cộng sản ra đời muộn nhất ở Việt Nam trong năm 1929 là
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Đông Dương cộng sản Đảng.
C. Đảng cộng sản Việt Nam. D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 32. Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái bắt đầu từ
A. thủ công nghiệp. B. công nghiệp. C. thương nghiệp. D. nông nghiệp.
Câu 33. Khẩu hiệu: “ Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!” của nhân dân Việt Nam
trong phong trào cách mạng 1930-1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về
A. xã hội. B. văn hóa. C. chính trị. D. kinh tế.
Câu 34. Những khẩu hiệu đấu tranh nào dưới đây đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930-
1931 ở Việt Nam?
A. “ Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!” và “Ruộng đất về tay dân cày!”.
B. “Việt Nam độc lập!” và “ Chủ nghĩa xã hội”.
C. “ Đả đảo chủ nghĩa phát xít” và “ Nhà máy về tay thợ thuyền”.
D. “ Đả đảo bù nhìn!” và “Việt Nam độc lập!”.
Câu 35. Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt
Nam?
A. Công nhân và trí thức. B. Công nhân và tiểu tư sản.
C. Công nhân,nông dân và trí thức. D. Công nhân và nông dân.
Câu 36. Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dấu bằng sự
kiện nào?
A. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930.
B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh- Bến Thủy.
D. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Câu 37. Khối liên minh công- nông lần đầu tiên được hình thành từ phong trào cách mạng nào ở
Việt Nam?
A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. B. Phong trào cách mạng 1930-1931.
C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930. D. Phong trào dân chủ 1936-1939.
Câu 38. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh thực hiện một
trong những chức năng của chính quyền là
A. quản lý đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.
B. lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chính trị.
C. tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
D. chuẩn bị tiến tới thành lập chính quyền ở Trung ương.
Câu 39. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương
chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương(10.1930) đều xác định
A. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
C. nhiệm vụ cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
D. lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm toàn dân tộc.
Câu 40. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam(10.1930) quyết
định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành
A. Đảng cộng sản Đông Dương. B. Đông Dương cộng sản đảng.
C. Đảng Dân chủ Việt Nam. D. Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 41. Luận cương chính trị tháng 10.1930 của Đảng cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc
xác định
A. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
B. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
C. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản.
D. phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.
Câu 42. Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là không đúng?
A. Đây là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.
B. Đây là phong trào cách mạng triệt để, không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc.
C. Đây là phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất cao.
D. Đây là phong trào cách mạng mang đậm tính dân tộc hơn tính giai cấp.
Câu 43. Luận cương chính trị của Đảng (10- 1930) có hạn chế nào dưới đây?
A. chưa nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh.
B. chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
C. chưa xác định đúng tính chất và đường lối chiến lược của cách mạng.
D. chưa thấy vai trò lãnh đạo của Đảng.
Câu 44. Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?
A. Phong trào thực hiện liên minh công nông vững chắc.
B. Phong trào giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân – phong kiến.
C. Phong trào đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một
số địa phương, thành lập Xô viết.
D. Đấu tranh liên tục từ Bắc chí Nam.
Câu 45. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng là
A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. B. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
C. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động. D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Hết

You might also like