You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



CHUYÊN ĐỀ THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI:

MẶT CHẤT VÀ LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA


TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT VỚI
HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA

GVHD: LÊ VĂN ĐẠI


MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

HCM THÁNG 12/2023


SINH VIÊN THỰC HIỆN

ĐỖ THÁI HỌC 22120115


HOÀNG TIẾN HUY 22120134
TRẦN ĐÔNG UYÊN 22180224
NGUYỄN TRẦN MỸ NGỌC 23200027
NGÔ ANH THY 23200030
NGUYỄN TUẤN KHẢI 23200043
NGUYỄN HỒNG ANH 23200060
DƯƠNG HOÀI BẢO 23200062
PHAN THÀNH ĐẠT 23200075
NGUYỄN HẠ GIANG 23200080

2
MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn 4
Lời Mở Đầu 5
Chương 1: Tổng quan về hàng hóa 6
1. Tất yếu khách quan
1.1. Phân công lao động xã hội
1.2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
2. Nội dung
2.1. Mặt chất của hàng hóa
2.2. Mặt lượng của hàng hóa
Chương 2: Quan hệ giữa mặt chất và mặt lượng của hàng hóa đến hai thuộc tính
của hàng hóa
11
Chương 3: Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa, tính chất hai mặt của lao
động sản xuất hàng hóa
12
1. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Tài Liệu Tham Khảo 16

3
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học
Khoa học Tự Nhiên-Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh đã đưa học phần “Kinh
tế Chính trị Mác-Lênin” vào chương trình giảng dạy. Tiếp theo đó, chúng
em xin cảm ơn sâu sắc tới giảng viên bộ môn - thầy Lê Văn Đại đã đồng
hành, chia sẻ, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập. Qua thời gian học tập dưới sự chỉ bảo tận tình
của thầy, nhóm em cũng như các bạn đã trau dồi được nhiều điều bổ ích,
tinh thần học tập nghiêm túc. Đó sẽ là hành trang cho chúng em vững bước
trên con đường sau này.

Dù cố gắng hết sức tuy nhiên do vốn kiến thức tích lũy còn hạn chế nên bản
báo cáo đồ án của nhóm em sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng
em mong được thầy xem xét và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của nhóm
được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


TPHCM, tháng 12/2023

4
LỜI MỞ ĐẦU

Từ chiến thắng của chiến dịch mùa xuân 1975, đất nước ta đã hoàn toàn
được độc lập, Bắc Nam thống nhất một nhà. Khi Cách mạng dân tộc dân chủ đã
hoàn toàn thành công trên phạm vi cả nước thì cả dân tộc cùng tiến hành cách
mạng XHCN, từng bước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với tính chất như chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói “Đặc điểm lớn nhất của ta trong thời kì quá độ là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên Chủ Nghĩa Xã Hội chứ không qua giai
đoạn phát triển Tư Bản Chủ Nghĩa”. Ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức
vào năm 1986, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã thay mặt toàn Đảng ta chỉ ra
đường lối mới cho kinh tế Việt Nam đó là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của
nhà nước.
Mô hình kinh tế mới hướng đến sự xóa bỏ nền kinh tế bao cấp, quan liêu,
phải tập trung phát tiể nên kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế trong đó
nhà nước đóng vai trò chủ yếu. Trong nền kinh tế “mở cửa” đó, không thể thiếu
được kinh tế hàng hóa, là một mô hình kinh tế kích thích tính năng động, sáng tạo
của chủ thể kinh tế.
Hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội giao thương buôn bán. Bất
kì một hình thái xã hội nào cũng liên quan mật thiết đến hàng hóa. Hàng hóa ra đời
khi con người có sự phát triển nhất định. Một trong những vấn đề trung tâm của
phần thứ 1, quyển thứ nhất, bộ Tư Bản mà Mác đã phát hiện ra là vấn đề tính chất
hai mặt của lao động kết tinh trong hàng hóa. Mác viết: “Tôi là người đầu tiên đã
chứng minh một cách có phê phán tính chất hai mặt đó của lao động chứa đựng
trong hàng hóa và toàn bộ khoa học Kinh tế chính trị xoay quanh vấn đề này.”
Với những kiến thức đã tích lũy được cũng như mong muốn truyền tải nhiều
hơn về tính cấp thiết của hàng hóa trong sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay,
nhóm em đã sàng lọc thị trường và tiến hành thảo luận kĩ càng để đi đến thực hiện
đề tài “Mặt chất và lượng của hàng hóa có quan hệ gì đến hai thuộc tính của hàng
hóa. Phân tích mối quan hệ giữa tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
với hai thuộc tính của hàng hóa.”

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG HÓA
1. Tất yếu khách quan
- Lịch sử phát triển xã hội trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế là tự cung tự cấp
và kinh tế hàng hóa.
+ Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm chúng ta làm
ra nhằm mục đích phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của bản
thân. Những sản phẩm này được tạo nên từ những nguồn lực tự có của thiên
nhiên nơi chúng ta sinh sống.
+ Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản
xuất không phải để phục vụ nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra nó mà để
trao đổi hoặc bán trên thị trường. Khi sản xuất chúng, người sản xuất không
chỉ chú trọng đến chất lượng mà còn phải quan tâm tới mặt hình thức bên
ngoài sao cho phù hợp với thời đại và thị hiếu người tiêu dùng. Và sản xuất
hàng háo chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau:
1.1. Phân công lao động xã hội
- Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành
nghề khác nhau của nền sản xuất hàng hóa, khi sự phân công lao động càng
cao thì nền sản xuất hàng hóa càng đạt trình độ cao.
- Phân công lao động tạo ra sự chuyên môn hóa lao động do đó làm chuyên
môn hóa những ngành nghề khác nhau. Quá trình phân công lao động xã hội
làm cho một sản phẩm được sản xuất ra không chỉ do một người mà các sản
phẩm này được tách thành những phần nhỏ, mỗi phần nhỏ do một người
hoặc một dây chuyền khác nhau sản xuất, do đó mỗi nguồi sản xuất chỉ tạo
ra một hoặc một vài bộ phận trong sản phẩm hoàn thành, cũng có thể mỗi

6
vùng miền chỉ sản xuất một loại hoặc một vài loại sản phẩm đặc trưng của
vùng mà thôi.
C.Mác viết: “Chỉ có những sản phẩm của lao động tư nhân độc lập không
phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là hàng hóa”. Vậy điều kiện
đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại là:
1.2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
- Sự tách biệt này là do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà bắt
nguồn là do chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất đã xác định người sở hữu
tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Những người sản xuất
độc lập và đối lập được với nhau do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản
xuất chi phối, tuy nhiên họ lại phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng vì
họ nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.
 Sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại được khi có đồng thời cả hai điều kiện
trên. Nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa
2. Nội dung
2.1. Mặt chất của hàng hóa

Hàng hóa
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động dùng để thỏa mãn một nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao đổi, mua bán
- Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, sách vở hay vô hình như sức lao
động
Thuộc tính của hàng hóa: Hàng hóa có 2 thuộc tính
- Giá trị sử dụng của hàng hóa
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm nhằm thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người
+ Đặc trưng:

7
 Do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định tính có ích của vật thể.
 Được phát hiện dần trong quá trình sản xuất của khó học kĩ thuật , của
lực lượng sản xuất
 Là nội dung vật chất của của cải  GTSD là phạm trù vĩnh viễn.
 Được thể hiện trong tiêu dùng
- Giá trị của hàng hóa:
+ Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa.
+ Đặc trưng:
 Là thuộc tính xã hội của hàng hóa
 Phản ánh quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
 Giá trị là phạm trù lịch sử
 Được thể hiện trước giá trị sử dụng
 Giá trị trao đổi là hình thức tiêu biểu của giá trị. Giá trị là cơ sở, là nội
dung của giá trị trao đổi.
Như vậy, hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính gái trị sử dụng và giá
trị nhưng đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối lập với người sản xuất
hàng hóa họ tạo ra giá trị sử dụng nhưng mục đích của họ không phải là giá
trị sử dụng vì hàng hóa họ sản xuất ra không phải để thỏa mãn nhu cầu của
họ, mục đích mà họ muốn đạt được là giá trị. Ngược lại, đối với người mua,
cái mà họ quan tâm tới là giá trị sửu dụng để thỏa mãn nhu cầu của mình,
nhưng để đạt được giá trị sử dụng đó họ phải trả giá trị cho người sản xuất
hàng hóa đó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá
trị của nó, nếu không thực hiện được giá trị thì sẽ không thực hiện được giá
trị sử dụng và đồng nghĩa với không đạt được giá trị sử dụng của hàng hóa.
2.2. Mặt lượng của hàng hóa

8
Thời gian lao động xã hội cần thiết
- Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng
hóa đó quyết định. Ví dụ: người thợ mộc tốn 6h để khắc ra một cái bàn,
người thợ may dùng 4h để may được một bộ quần áo,...
Mác đã viết: “Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại
lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.” Qua câu nói của Mác thì thước đo giá
trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.Thời gian
lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa
trong điểu kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kĩ thuật trung
bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với
hoàn cảnh xã hội nhất định. Và thời gian lao động xã hội cần thiết được xác
định thông qua giá cả thị trường.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa
- Tác động của năng suất lao động:
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số
lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+ Năng suất lao động tỉ lệ nghịch với thời gian lao động, thời gian lao dộng
càng ít thì năng suất lao động càng cao và ngược lại. Mặt khác lượng giá trị
hàng hóa tỉ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỉ lệ nghịch với năng
suất lao động.
+ Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động là tác động khác nhau
đối với lượng giá trị của hàng hóa. Khi cường độ lao động tăng thì mức hao
phí lao động trong cùng một đơn vị thời gian tăng và lượng sản phẩm được
tạo ra tăng còn lượng giá trị của đơn vị sản phẩm không đổi.
- Lao động giản đơn và lao động phức tạp:
9
+ Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kì
một người lao động bình thường nào cũng có khả năng lao động đều có thể
thực hiện được.
+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải có sự huấn luyện.
 Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá
trị hơn so với lao động giản đơn. Để có sự bình đẳng, người ta quy mọi lao
động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
- Cấu thành lượng giá trị hàng hóa: Để sản xuất ra hàng hóa cần phải có chi
phí lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc,
công cụ, nguyên vật liệu và lao động sống. Vì vậy lượng giá trị hàng hóa
được cấu thành bởi cả giá trị của những tư liệu sản xuất đã sử dụng để sản
xuất hàng hóa

10
Chương 2: Quan hệ giữa mặt chất và mặt lượng của hàng hóa đến hai thuộc
tính của hàng hóa
- Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người, xã hội), nhưng không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động
thì sẽ không có giá trị và ngược lại.
Ví dụ: Không khí trong tự nhiên.
- Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
Hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm càng nhiều thì giá trị của
chúng càng lớn và ngược lại.
Ví dụ: Sản phẩm từ một thương hiệu trang sức xa xỉ sẽ có hao phí lao động
để sản xuất ra một sản phẩm (thời gian lao động xã hội cần thiết) nhiều hơn,
bao gồm hao phí lao động quá khứ (vật tư, nguyên liệu đắt tiền được dùng
để sản xuất ra sản phẩm) vào hao phí lao động mới kết tinh thêm (do chế tác
tinh xảo). Do đó sản phẩm có giá trị cao.
- Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất
ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên
nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới
kết tinh thêm.
- Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao
động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của
đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian
lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ
thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.

11
Chương 3: Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa, tính chất hai mặt
của lao động sản xuất hàng hóa

1. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa


- Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo
nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không
gian và cú thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là sản
phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông
qua trao đổi và mua bán.
- Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác
nhau, nhưng hàng hóa đều có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và Giá trị hàng
hóa.
 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính:
- Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau,
nó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau.
- Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại
trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng
hóa.
- Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

 Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất.
Nhưng với tư cách là giá trị thì các hang hóa lại đồng nhất về chất đều là
sự kết tinh của lao động.
 Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá
trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian
- Hai thuộc tính của hàng hoá này không phải là do có hai thứ lao động khác nhau
kết tinh trong hàng hoá mà là do lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai
mặt, vừa có tính trừu tượng (lao động trừu tượng), vừa có tính cụ thể (lao động

12
cụ thể). Ta có thể nói, giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng kết tinh trong
hàng hoá.
- Đây chính là mặt chất của giá trị hàng hóa. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở
của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên
ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao
động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người
ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá.
Vì vậy, giá trị biểu hiện quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá, trao
đổi hàng hóa và là một phạm trù có tính lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng
hóa. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của
hàng hóa. Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và
giá trị,nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá,
họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là
giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi.
Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả món
nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho
người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện
giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử
dụng.
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh
trong nó mà là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: vừa
mang tính cụ thể (lao động cụ thể) vừa mang tính trừu tượng (lao động trừu tượng).
Lao động cụ thể: lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định
VD: Lao động cụ thể của người thợ máy, thợ dệt, thợ cơ khí.

13
- Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao động,mục đích, phương pháp lao động, kết
quả sản xuất riêng. Chính cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác
nhau, mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Trong xã hội có
vụ số giá trị sử dụng muôn hình, muôn vẻ khác nhau đó là cho lao động cụ thể
đa dạng,nhiều vẻ tạo ra.
- Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn. Trong một hình thỏi kinh tế xã hội
những hình thức của lao động cụ thể phụ thuộc vào sự phát triển của kĩ thuật,
của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
VD: Lao động khai thác mỏ trước kia là lao động thủ công ngày nay là lao động
cơ giới hóa. Khoa học ngày càng phát triển thì các hình thức lao động cụ thể
càng phong phú và đa dạng.
- Lao động cụ thể khác nhau làm cho các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng
nhưng giữa các hàng hóa đó có điểm chung giống nhau, nhờ đó có thể trao đổi
được với nhau.
Lao động trừu tượng: Lao động của người sản xuất hàng hóa đó gạt bỏ hình
thức thể hiện cụ thể của nó để quy về cái chung đồng nhất đó là sự tiêu phí sức
lao động , tiêu hao cơ bắp thần kinh của con người.
- Nếu lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng thì lao động trừu tượng tạo ra giá trị
hàng hóa. Lao động trừu tượng ở đây không phải là sự tiêu hao sức lực của con
người nói chung mà là sự tiêu phí sức lực của người sản xuất hàng hóa chỉ có
sản xuất sản phẩm để bán thì lao động sản xuất hàng hóa đó mới có tính chất là
lao động trừu tượng
3. Mối quan hệ giữa lao động trừu tượng và lao động cụ thể
- Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa với
việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất.
- Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa,
với lao động của mỗi con người là một bộ phận lao động xã hội.
14
- Do yêu cầu của mối quan hệ này, việc sản xuất và trao đổi phải được xem là một
thể thống nhất trong nền kinh tế hàng hóa. Lợi ích của người sản xuất thống nhất
với lợi ích của người tiêu dùng. Người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã
hội đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng đến lượt mình lại thúc đẩy sự phát
triển sản xuất.
- Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm
do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu
xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có
thể chấp nhận. được. Khi đó, sẽ có một số hàng hóa không bán được. Nghĩa là
có một số hao phí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhận. Mâu thuẫn này
tạo ra nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
(dành cho bậc không chuyên chính trị), Nhà xuất bản Sự Thật.

16

You might also like