You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


-----o0o-----

BÀI BÁO CÁO


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Chuyên đề: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
GVHD: LÊ VĂN ĐẠI

NHÓM 9

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023.


Danh sách nhóm 9
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Stt MSSV Họ và tên Ghi chú
1 21120268 Nguyễn Việt Khánh
2 21150296 Huỳnh Bùi Tuyết Nhung
3 22120278 Nguyễn Văn Hoàng Phúc
4 22180165 Trương Ngọc Quý
5 23200011 Nguyễn An Hoà
6 23200031 Nguyễn Phạm Tiến
7 23200038 Đặng Lê Nhật Duy
8 23200051 Mai Phước Trí
9 23200055 Lê Thế Vinh
10 23200082 Cao Phúc Hậu
11 23200083 Vũ Minh Hiến

PAGE \* MERGEFORMAT 2
LỜI CAM ĐOAN
Qua quá trình nghiên cứu , tìm hiểu về đề tài “Cách mạng công nghiệp.” là công trình
nghiên cứu của tập thể thành viên nhóm 9 và hoàn toàn dựa trên các tài liệu khách quan
được công bố các nguồn chính thống. Chúng emđã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện
hành. Kết quả báo cáo cuối kỳ nay là hoàn toàn trung thực và không hề sao chép của bất
kì nhóm nào. Tập thể nhóm 9 xin cam đoan chịu hoàn toàn trách nhiệm với các thông
tin và số liệu được đưa ra trong bài này.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, cho chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên đã đưa môn học Kinh tế chính trị Mác – Lênin vào chương trình giảng dạy. Đặc
biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy Lê Văn Đại đã
dạy dỗ,truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học Kinh tế chính trị Mác -Lênin của thầy, chúng em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc
chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau
này.Bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin là môn học thú vị, vô cùngbổ ích và có tính
thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem
xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng emđược hoàn thiện hơn.
Thành viên của nhóm 9 xin chân thành cảm ơn!

PAGE \* MERGEFORMAT 2
Mục lục
1. Lời nói đầu
2. Lý do chọn đề tài
3. Nội dung
a. Cách mạng công nghiệp.
i. Khái niệm
ii. Điều kiện ra đời của cách mạng công nghiệp
iii. Khái quát các cuộc cách mạng công nghiệp
b. Các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới đã diễn ra trong lịch sử nhân
loại.
i. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
ii. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
iii. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
iv. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
c. Liên hệ với Việt Nam hiện nay trong phát triển kinh tế - xã hội.
i. Vấn đề nhận thức, quan điểm
ii. Vấn đề đổi mới nội dung công nghiệp
iii. Vấn đề phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao năng
lực sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực
iv. Vấn đề đổi mới, hoàn thiện thể chế
v. Vấn đề đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản trị
thông minh
4. Kết Luận
5. Tài liệu tham khảo
6.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
1. Lời mở đầu
Cách mạng công nghiệp, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội, đã
mang lại những biến động sâu sắc không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh
vực chính trị và xã hội. Chủ đề này không chỉ là cuộc chuyển đổi về công nghệ và sản
xuất mà còn là cuộc cách mạng trong tư duy, cấu trúc xã hội và quan hệ quyền lực.
Trong ngữ cảnh của môn kinh tế chính trị Mác-Lênin, cách mạng công nghiệp không chỉ
là sự thay đổi trong sản xuất và quy trình lao động mà còn là cuộc cách mạng toàn diện,
tác động đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội. Karl Marx và Friedrich Engels đã
phân tích chi tiết về cách mà cách mạng công nghiệp tạo ra sự phân chia giai cấp, khủng
bố lao động và tăng cường sự tập trung quyền lực.
Trong triết lý Mác-Lênin, cách mạng công nghiệp được coi là giai đoạn chuyển động từ
xã hội phong kiến sang xã hội xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng này không chỉ đánh
bại các hệ thống kinh tế cũ mà còn đặt ra những thách thức lớn về xây dựng một xã hội
công bằng, không phân biệt giai cấp.
Trong bối cảnh này, chủ đề về cách mạng công nghiệp từ góc độ kinh tế chính trị Mác-
Lênin đặt ra những câu hỏi sâu sắc về quyền lực, tư duy giai cấp, và hướng phát triển
của xã hội. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách mà những biến động trong sản xuất đã ảnh
hưởng đến cấu trúc xã hội, tạo ra những thách thức và cơ hội mới trong việc xây dựng
một xã hội có tính công bằng và bền vững.
2. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều thành tựu khoa
học công nghệ tiến bộ góp phần thúc đẩy sự phát triển chính trị, kinh tế- xã hội toàn cầu.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tưu có tác động rất lớn đối với các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam. Tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp nói chung và
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng góp phần giúp nhận thức sâu sắc các
tiềm năng và những thách thức cần phải đối mặt nắm bắt được những cơ hôi phát triển
từ đó rút ra con đường phát triển cho con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là lý do nhóm 9 chọn chuyên đề ‘Thế nào là cách mạng
công nghiệp? Trình bày và phân tích các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới đã
diễn ra trong lịch sử nhân loại? Liên hệ với VN hiện nay trong phát triển kinh tế xã hội’
làm chuyên đề báo cáo.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
3. Nội dung
a. Cách mạng công nghiệp.
i. Khái niệm
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu
lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình
phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng
như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến
những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội
ii. Điều kiện ra đời của cách mạng công nghiệp
- Sau thời kỳ Thập tự chinh, những chiến binh trở về mang theo những vật phẩm
quý giá và mới lạ với xã hội châu Âu thời bấy giờ như nước hoa, các loại gia vị
mới, các sản phẩm bằng thép,… Việc này thúc đẩy việc trao đổi mua bán của các
thương nhân châu Âu. Vào thế kỷ 15, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát
triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị
trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.
- Tại Tây Âu, tầng lớp quý tộc cũng tăng lên, do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc
sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm
(dâu tằm tơ), ngà voi,... đã tăng vọt.
- Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc
đó lại đang bị Đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ khiến cho hoạt động giao
thương của phương Tây không thể qua đây được, vì vậy chỉ có cách tìm một con
đường đi mới trên biển
- Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ
cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt
đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự
quyết tâm cho những thủy thủ dũng cảm.
 Những phong trào tri thức tại Châu Âu: Những phong trào tri thức tại Châu Âu
đã tạo ra nền tảng kiến thức cho các cuộc cách mạng công nghiệp ở châu lục này.
 Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16:
- Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý.
Năm 1415 một trường hàng hải do Hoàng tử Henrique sáng lập và bảo trợ. Từ đó,
hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía
tây châu Phi.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Bartolomeu Dias chỉ huy đã tới được
cực nam châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hảo Vọng.

- Năm 1497, Vasco da Gama đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ.
Ông được phong làm Phó vương Ấn Độ

- Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt Trời lặn. Năm 1492, một đoàn
thám hiểm do Christopher Columbus chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu
Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ. Ông gọi những người thổ dân ở đây
là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra
Ấn Độ của Colombo không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với
người châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất
mới đó sau này mang tên America.

- Năm 1519–1522, Ferdinand Magellan đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần
đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại
Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mỹ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần
cực nam châu Mỹ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá
trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magellan hầu như không
gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình
Dương. Magellan đã thiệt mạng ở Philippines do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn
thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247
người thiệt mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những
nguyên nhân khác nhau. Những thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần
đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.
 Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lý:
- Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng
minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất
nhiều hiểu biết mới về địa lý, thiên văn, hàng hải, sinh vật học,...

- Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới
diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn,
những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16–18 với những dòng người châu
Âu di chuyển sang châu Mĩ, châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi
quê hương xứ sở sang châu Mĩ.

- Hoạt động buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ
quốc tế được thành lập.

- Những cuộc phát kiến địa lý này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp
bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.

 Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỷ 16–18):
- Sự phát triển của thị trường trên quy mô toàn thế giới đã tác động tới sự phát triển
của nhiều quốc gia, trước hết là các nước bên bờ Đại Tây Dương, sự thay đổi về mặt
chế độ xã hội sẽ diễn ra là điều tất yếu. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặt
kinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương xứng, chế độ chính trị đương thời
ngày càng cản trở cách làm ăn của họ. Thế kỉ 16-18 đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng
tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

- Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng tư sản như:
Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1572), Cách mạng tư sản Anh (1640-1689), Chiến
tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1775–1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789–1799),…

- Các cuộc biến động xã hội đó tuy cách xa nhau về không gian, thời gian cũng cách
xa nhau hàng thế kỉ nhưng đều có những nét giống nhau là nhằm lật đổ chế độ lạc
hậu đương thời, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. Với sự thắng lợi của các
cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các quốc gia tư bản, công nghiệp thương
nghiệp đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lịch sử nhân loại đang bước sang một
giai đoạn văn minh mới.
Cho đến nay, con người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
iii. Khái quát các cuộc cách mạng công nghiệp
Cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệpvà đang bắt đầu
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các cuộc cách mạng công nghiệp đã để lại
nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiến bộ góp phần thúc đẩy kinh tế và

PAGE \* MERGEFORMAT 2
chất lượng cuộc sống con người. Trong đó, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp gắn với sự
thay đổi về chất của nền sản xuất dựa trên sự phát triển đột phá về khoa học – công
nghệ.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XIX, làm xuất hiện nền sản xuất cơ khí với máy móc dựa trên phát minh ra động cơ hơi
nước, động cơ đốt trong làm cho năng xuất lao động tăng cao trong mọi lĩnh vực và xã
hội phát triển phồn vinh hơn.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX,
làm xuất hiện nền sản xuất theo dây chuyền hàng loạt bằng máy móc dựa trên phát minh
ra điện, động cơ điện, đẩy mạnh năng suất lao động và phát triển xã hội văn minh công
nghiệp.
Các mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) diễn ra vào cuối thế kỷ XX (từ thập niên 70), làm
xuất hiện nền sản xuất tự động hóa, dựa trên máy tính, điện tử, Internet và cách mạng số
hóa và phát triển xã hội văn minh trí tuệ.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) diễn ra từ đầu thế kỷ XXI (được chính thức gọi
tên tại Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 46 ở Davos – Klosters, Thụy Sĩ), với sự ra đời
của nền sản xuất thông minh dựa trên sự tích hợp và hội tụ của nhiều công nghệ, mà trụ
cột là công nghệ thông tin, Internet, công nghệ số và công nghệ sinh học.
b. Các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới đã diễn ra trong lịch sử nhân loại.
i. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
 Thời gian: Khởi đầu từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ
XIX.
 Nội dung: Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực
hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
 Thời gian: Khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế Nội
dung:
 Tiền đề của cuộc cách mạng này xuất phát từ sự phát triển hang hóa của
- Tiền đề của cuộc cách mạng này xuất phát từ sự phát triển hàng hóa của ngành công
nghiệp dệt vải sau đó lan tỏa ra các ngành kinh tế khác của nước Anh.
 Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hi
 Thành tựu:
- Phát minh máy móc trong ngành dệt: thoi bay của John Kay (1733), xe kéo sợi
Jenny của Jame Hargreaves (1764), máy dệt của Edmund Cartwright (1785)…
làm cho ngành công nghiệp dệt phát triển mạnh mẽ

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Phát minh máy động lực, đặc biệt là máy hơi nước của James Watt (1784) là mốc
mở đầu của quá trình cơ giới hóa sản xuất.
- Phát minh trong ngành luyện kim của Henry Cort (1874), Henry Bessemer (1885)
về lò luyện gang, công nghệ luyện sắt. Đây là nhưng bước tiến lớn đáp ứng
nhucầu chế tạo máy móc.
- Phát minh trong ngành giao thông vận tải: đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước,
tàu thủy,… đã tạo điều kiện cho ngành giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ.
 Nguyên nhân
- Cải tiến công nghệ: Sự xuất hiện của máy móc và thiết bị công nghiệp mới giúp
tăng cường sản xuất và hiệu suất lao động.
- Biến đổi xã hội: Sự di chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công
nghiệp đã thúc đẩy sự đô thị hóa và thay đổi cơ cấu xã hội.
- Tăng cường vốn đầu tư: Sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư và tình hình tài chính ổn định
đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp
- Thay đổi về năng lực lao động: Sự xuất hiện của lao động chuyên nghiệp và năng
động hơn trong môi trường công nghiệp
 Kết quả:
- Sự xuất hiện của máy móc: Máy móc và thiết bị công nghiệp mới đã thay đổi cách
sản xuất và tăng cường hiệu suất lao động.
- Chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp: Sự tự động hóa và
chuỗi lắp ráp đã giảm chi phí sản xuất và tăng cường khả năng sản xuất hàng loạt.
- Đô thị hóa và tăng trưởng các thành phố công nghiệp: Sự di chuyển lớn của người
lao động từ vùng nông thôn đến thành phố đã tạo ra các trung tâm công nghiệp
mới.
- Tăng trưởng kinh tế và giàu có: Cuộc cách mạng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và tạo ra giai đoạn giàu có, mở đường cho sự phát triển của các ngành công
nghiệp mới.
- Phát triển của hệ thống giao thông: Sự xuất hiện của đường sắt và đường điện đã
cải thiện vận chuyển hàng hóa và người lao động.
- Thay đổi xã hội và văn hóa: Sự thay đổi cấu trúc xã hội, với sự gia tăng của tầng
lớp công nhân và sự gia tăng của lực lượng lao động trong các nhà máy.
- Sự đa dạng hóa kinh tế: Các ngành công nghiệp mới như dệt may, cơ khí, và hóa
chất đã mở rộng đa dạng hóa kinh tế.
 Hệ quả:
Thúc đẩy tăng tưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, gia tăng của cải vật chất, dẫn
đến những thay đổi to lớn. Cuộc cách mạng này đã đưa nước Anh trở thành một cường
quốc kinh tế ở châu Âu và khẳng định sự thắng lợi của nó với chế độ phong kiến. hình

PAGE \* MERGEFORMAT 2
thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản>< vô sản. Cuộc cách mạng này đã có ảnh
hưởng lớn đến toàn cầu, đánh dấu sự chuyển đổi lớn từ nền kinh tế truyền thống sang
nền kinh tế công nghiệp.Những thành tựu này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và
kinh tế, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện trong thế kỷ 19 và 20.
ii. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
 Thời gian: Diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
 Nội dung: sử dụng năng lượng điện và động cơ điện. Nội dung của cuộc cách
mạng này là chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và sang
giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất.
 Đặc trưng:
- Ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát
hành sách báo
- Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng phát triển nhanh.
- Sự ra đời của phương pháp quản lý, sản xuất dây chuyền, phân công lao động
được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp đã thúc đẩy nâng cao năng suất
lao động.
- Tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
 Nguyên nhân
- Sự phát triển của công nghệ: Điện và động cơ nhiệt đã được áp dụng rộng rãi,
tăng cường hiệu suất sản xuất và tạo ra các cơ hội mới cho công nghiệp.
- Xây dựng hệ thống giao thông và truyền thông: Sự phát triển của đường sắt và
viễn thông cùng với việc cải thiện hệ thống vận chuyển đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc chuyển giao hàng hóa và thông tin.
- Sự tổ chức trong sản xuất: Nguyên tắc của quy mô lớn và hiệu quả hóa sản xuất
đã được thực hiện, bao gồm cả việc sử dụng chuỗi lắp ráp và quản lý kho.
- Phát triển các ngành mới: Năng lượng, hóa chất, và ô tô là những lĩnh vực mới có
sự phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự đa dạng hóa trong cấu trúc kinh tế.
 Thành tựu
- Sự điện và động cơ nhiệt: Sự áp dụng của điện và động cơ nhiệt đã tăng cường
nguồn năng lượng và thúc đẩy sự tự động hóa trong sản xuất.
- Xuất hiện của ô tô: Cuộc cách mạng này đã chứng kiến sự phát triển của ngành
công nghiệp ô tô, mở đường cho sự di chuyển cá nhân và hàng hóa.
- Đường sắt và giao thông công cộng: Sự mở rộng của hệ thống đường sắt và giao
thông công cộng đã giảm bớt sự phụ thuộc vào giao thông thủy và tăng cường kết
nối giữa các khu vực.
- Sự cải tiến trong vật liệu: Quá trình sản xuất thép và các vật liệu khác đã được cải
tiến, ảnh hưởng đến xây dựng và ngành công nghiệp chế tạo.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Sự tổ chức hệ thống chuỗi cung ứng: Mô hình sản xuất theo dây chuyền đã tạo ra
sự hiệu quả hóa trong quy trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng.
- Sự phát triển của ngành hóa chất: Ngành hóa chất đã trở thành một lĩnh vực quan
trọng, hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, nông nghiệp, và công nghiệp sản
xuất.
- Sự mở rộng quốc tế: Cuộc cách mạng này đã tăng cường quan hệ thương mại
quốc tế và sự liên kết giữa các quốc gia công nghiệp.
 Kết quả
- Cách mạng 2.0 đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, từ nông nghiệp
sang
- công nghiệp - dịch vụ, thương mại, đồng thời dẫn đến quá trình đô thị hoá.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã làm thay đổi về sức mạnh và tương
quan
- lực lượng, làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918) và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939
- 1945) đòi phân chia lại thuộc địa.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản
xuất, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển biến từ giai đoạn tự do cạnh tranh  giai
đoạn độc quyền.
 Hệ quả
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã làm thay đổi đáng kể cách mà xã hội và
kinh tế hoạt động, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của công nghiệp và sự gia tăng về công
nghệ và quy mô sản xuất.Những thành tựu này đã chuyển đổi cách mà xã hội và kinh tế
hoạt động, đóng góp vào sự phát triển toàn cầu trong thời kỳ lịch sử này.
iii. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
 Thời gian: diễn ra từ khoảng những năm đầu thập niên 60 đến cuối thế kỷ XX.
 Nội dung: sử dụng công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Cách mạng 3.0
diễn ra khi hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá trở nên phát triển, sau dần tiến tới
thành công trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao.
 Đặc trưng
- Sự tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó xúc tác từ sự phát triển của
chất bán dẫn, siêu máy tính máy tính cá nhân.
- Sự xuất hiện công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất
 Nguyên nhân
- Công nghệ điện tử và viễn thông: Sự bùng nổ của công nghệ điện tử và viễn
thông, đặc biệt là máy tính cá nhân và internet, đã thay đổi cách mà thông tin
được sản xuất, chia sẻ và tiêu thụ.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Internet: Sự phổ cập Internet đã mở ra một thế giới mới của kết nối và truy cập
thông tin toàn cầu.
- Công nghệ di động: Sự phát triển của điện thoại di động và các thiết bị thông
minh đã tăng cường khả năng kết nối và truy cập dữ liệu mọi nơi, mọi lúc.
- Cách mạng số hóa: Sự chuyển đổi từ hệ thống cơ bản sang số, trong đó dữ liệu và
thông tin được xử lý và lưu trữ dưới dạng số.
- Thương mại điện tử: Sự xuất hiện và phát triển của thương mại điện tử đã thay đổi
cách mà người tiêu dùng mua sắm và doanh nghiệp thực hiện kinh doanh.
- Công nghệ xã hội: Sự lan truyền của mạng xã hội đã tạo ra sự kết nối và tương tác
xã hội một cách chưa từng có.
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI): Sự tiến triển của trí tuệ nhân tạo đã mở ra khả
năng tự động hóa và phân tích dữ liệu một cách thông minh.
- Thách thức bảo mật: Với sự gia tăng của dữ liệu và sự phổ cập Internet, bảo mật
thông tin trở thành một thách thức quan trọng.
 Thành tựu
- Internet và Kết nối Toàn cầu: Sự phổ cập Internet đã kết nối mọi người trên toàn
cầu, tạo ra một thế giới liên kết thông tin.
- Công nghệ Di động: Sự phát triển của điện thoại thông minh và ứng dụng di động
đã mang lại tính di động và kết nối liên tục.
- Thương mại Điện tử: Thương mại điện tử đã thay đổi cách mà người tiêu dùng
mua sắm và doanh nghiệp tiếp thị và bán hàng.
- Công nghệ xã hội: Mạng xã hội đã tạo ra một sân chơi trực tuyến cho sự tương tác
và chia sẻ thông tin.
- Công nghệ Đám mây (Cloud Computing): Lưu trữ dữ liệu và truy cập tài nguyên
qua đám mây đã cung cấp tính linh hoạt và hiệu suất cao.
- Big Data và Phân tích Dữ liệu: Khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu đã mở ra cơ hội
mới trong việc đưa ra quyết định dựa trên thông tin chi tiết.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Sự phát triển của AI đã cung cấp khả năng tự động hóa và
phân tích dữ liệu một cách thông minh.
- Công nghệ Blockchain: Sự xuất hiện của blockchain đã cung cấp giải pháp bảo
mật và minh bạch trong giao dịch và quản lý dữ liệu.
- Điều khiển và Tự động hóa: Công nghệ đã tạo ra khả năng kiểm soát và tự động
hóa trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
- Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đã chuyển đổi từ mô hình
truyền thống sang mô hình dựa trên công nghệ và dữ liệu.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
 Kết quả:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tạo điều kiện để các nền kinh tế công
nghiệp
- chuyển giao sang nền kinh tế tri thức. Hàm lượng tri thức tăng lên trong sản phẩm
và dịch vụ, thời gian ứng dụng phát minh khoa học vào thực tiễn từng bước được
rút ngắn.
- Nhà nước và doanh nghiệp dần thích ứng với công nghệ mới, hình thành hệ thống
điều hành trên các nền tảng điện tử, tiến bộ hơn trong cách thức tổ chức và quản
trị.
- Hình thành nên các tổ chức khu vực và quốc tế tạo ra những chủ thể mới trong
điều tiết quan hệ kinh tế. Các quốc gia trên thế giới cùng nhau hợp tác và phát
triển, chú trọng chính sách kinh tế vĩ mô. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia
ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
 Hệ quả:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã có ảnh hưởng lớn đến xã hội và kinh tế, đặc
biệt là trong việc tạo ra một môi trường kết nối và số hóa.
Những thành tựu này đã định hình một thế giới mới, kết nối và thông tin, cũng như tạo
ra những cơ hội và thách thức mới cho xã hội và kinh tế.
iv. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
 Thời gian: lần đầu tiên được nhắc tới tại Đức vào năm 2011, sau đó lan rộng ra
các nước khác trên thế giới.
 Nội dung
- Được hình thành dựa trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến
của internet kết nối vạn vật với nhau nhằm hàm ý có sự thay đổi về chất trong lực
lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới.

- Còn gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ
những thập kỷ gần đây với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet of Things (IoT),
quyền truy cập vào dữ liệu trong thời gian thực và giới thiệu các hệ thống mạng thực.

- Công nghiệp 4.0 cung cấp phương pháp tổng thể, liên kết và toàn diện hơn cho ngành
sản xuất, hỗ trợ các chủ sở hữu doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh
của hoạt động, cho phép họ sử dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy
trình và thúc đẩy tăng trưởng.
 Đặc trưng:
Bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

PAGE \* MERGEFORMAT 2
1. Sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây
và kết nối internet vạn vật là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự
động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
2. Sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất
thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị
phụ trợ
3. Công nghệ nano và vật liệu mới ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
4. Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không
giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn, chính xác hơn.
 Nguyên nhân:
- Công nghệ số và Trí tuệ nhân tạo (AI): Sự phát triển của công nghệ số và trí tuệ
nhân tạo đã thúc đẩy sự tự động hóa trong sản xuất và quản lý.
- Tự động hóa và Robot hóa: Sự tiến bộ trong tự động hóa, robot hóa và máy học
đã giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm tải lao động.
- Big Data và Phân tích dữ liệu: Khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu (big data) đã
mang lại thông tin chi tiết và thông minh, hỗ trợ quyết định và tối ưu hóa hoạt
động.
- Internet of Things (IoT): Kết nối đối tượng thông qua IoT cung cấp thông tin liên
tục về trạng thái và hiệu suất của các thiết bị và quy trình sản xuất.
- Chuỗi cung ứng thông minh: Sự tích hợp của các công nghệ đã tạo ra hệ thống
chuỗi cung ứng thông minh, từ sản xuất đến giao hàng.
 Thành tựu
- Tự động hóa và Robot hóa: Sự tích hợp của robot và hệ thống tự động đã tối ưu
hóa quy trình sản xuất và giảm tải lao động.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Sự phát triển của AI đã cung cấp khả năng phân tích dữ liệu
và đưa ra quyết định thông minh trong sản xuất và quản lý.
- Internet of Things (IoT): Kết nối của vạn vật qua IoT tạo ra môi trường thông tin
liên tục về trạng thái và hiệu suất của các thiết bị và hệ thống.
- Chuỗi cung ứng thông minh: Sự kết hợp của các công nghệ đã tạo ra hệ thống
chuỗi cung ứng thông minh, từ sản xuất đến giao hàng.
- Big Data và Phân tích dữ liệu: Khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu (big data) đã
mang lại thông tin chi tiết và thông minh, hỗ trợ quyết định và tối ưu hóa hoạt
động.
- Công nghệ Blockchain: Được sử dụng để cải thiện độ an toàn và minh bạch trong
giao dịch và quản lý chuỗi cung ứng.
- Thực tế ảo và Thực tế tăng cường: Áp dụng trong quá trình đào tạo, thiết kế sản
phẩm và giải quyết vấn đề trong quá trình sản xuất.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
- Sự linh hoạt trong sản xuất: Khả năng chuyển đổi nhanh chóng giữa các sản phẩm
và quy trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường biến đổi.
 Kết quả:
- Cách mạng 4.0 còn tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, sự ra đời của robot AI
làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng, mang lại
nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục..Cách mạng 4.0 ảnh
hưởng lớn lao và đa chiều đối với kinh tế toàn cầu đến mức khó có thể tách bạch
một tác động cụ thể nào. Tất cả các biến số vĩ mô ta có thể tính đến như GDP, đầu
tư, việc làm, thương mại, lạm phát,…đều chịu ảnh hưởng
- Cuộc cách mạng này có thể thay đổi hoàn toàn cách con người sinh hoạt, làm việc
và quan hệ với nhau. Mạng lưới thông tin toàn cầu và các sản phẩm công nghệ
thông minh đã giúp cho cuộc sống con người trở nên thuận tiện và năng suất hơn,
là bàn đạp để giải phóng con người khỏi lao động chân tay nặng nhọc để họ có
thể phát triển hơn nữa sự sáng tạo trong lao động.
 Hệ quả:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ tạo ra những thách thức mới mà còn
mở ra nhiều cơ hội để cải thiện hiệu suất và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác
nhau.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại những thách thức và cơ hội mới,
tác động mạnh mẽ đến cách chúng ta sản xuất, quản lý kinh doanh, và tương tác với
công nghệ.
c. Liên hệ với Việt Nam hiện nay trong phát triển kinh tế - xã hội.
 Tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống sản xuất:
- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải,
khai mỏ và sản xuất nông nghiệp.
- Làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất; năng suất lao động được nâng cao, tạo ra
nguồn của cải dồi dào cho xã hội.
- Làm thay đổi bộ mặt của nhiều nước tư bản: xuất hiện nhiều khu công nghiệp lớn,
thành phố lớn, đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động và dân cư,..
 Tác động của cách mạng công nghiệp đến đời sống xã hội:
- Thay đổi đời sống của người dân và cấu trúc xã hội: nhờ công nghiệp hóa, giới
chủ xưởng giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp tư sản thống trị xã hội; những
người thợ làm thuê bị bóc lột, trở thành giai cấp vô sản.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa tới nền kinh tế thông minh. Đây sẽ là bước
ngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra
những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, nhiều đối tượng xã hội, trên nhiều lĩnh
vực. Các thành tựu khoa học - công nghệ trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư
làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông giá rẻ ngày càng mất lợi thế.
Việc làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra những định hướng cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ
tư thời gian tới là cấp bách và thiết thực. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi
mới, đất nước đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn, từ một
nước nghèo, kém phát triển đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình
thấp. Trong 30 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, trung bình 6% -7%
năm. Quy mô, trình độ công nghệ chung của nền kinh tế, của các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ, của hệ thống kết cấu hạ tầng đều tăng lên; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng
hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế.
Việt Nam đã thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước, tiếp thu
được nhiều thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới. Các ngành kinh tế của đất
nước, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển cả về quy mô và trình độ
khoa học - công nghệ. Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “dân số vàng”, có nền giáo
dục phát triển từ nhiều năm qua, đã phổ cập trung học cơ sở, đang hướng tới phổ cập
trung học phổ thông; có đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học đông đảo, được đào tạo từ
nhiều nguồn, trong đó có những nhà khoa học, chuyên gia có trình độ cao ở trong
nước và người Việt Nam ở nước ngoài.
Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam còn
chưa hoàn thiện. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều
rộng, dựa nhiều vào khai thác tự nhiên và lao động phổ thông giá rẻ, chuyển đổi
chậm. Các nguồn lực vốn, lao động, đất đai, tài nguyên khoa học - công nghệ còn
chưa được huy động, phân bổ hợp lý, sử dụng có hiệu quả. Năng suất, chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của nhiều sản phẩm
của Việt Nam còn thấp. Nền công nghiệp có bước phát triển, nhưng quy mô còn nhỏ,
trình độ còn thấp. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng
thấp; trình độ công nghệ còn lạc hậu, phần lớn là của thời kỳ cách mạng công nghệ
2.0, chậm được đổi mới; năng suất lao động của Việt Nam chưa bằng 1/5 của Xin-ga-
po, 1/3 của Thái Lan, 1/2 của Phi-líp-pin; năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu rất hạn chế. Nội lực của nền công nghiệp yếu, phụ thuộc nhiều
vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tỷ lệ nội địa hóa
trong sản phẩm do doanh nghiệp FDI sản xuất thấp. Việc cơ cấu lại các ngành sản
xuất công nghiệp còn chậm. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển; chưa có những
ngành công nghiệp mũi nhọn có vai trò dẫn dắt nền kinh tế; nhiều ngành công nghiệp
được ưu tiên phát triển nhưng không đạt được mục tiêu đề ra. Các sản phẩm công

PAGE \* MERGEFORMAT 2
nghệ cao, như điện thoại di động, máy tính, các linh kiện, thiết bị điện tử phần lớn là
do các doanh nghiệp FDI sản xuất. Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển nhanh
nhưng chủ yếu là nhập khẩu thiết bị để kinh doanh dịch vụ. Công nghiệp phần mềm
khá phát triển cũng chỉ chủ yếu là gia công cho nước ngoài. Hệ thống kết cấu hạ tầng
chưa đồng bộ. Chất lượng nghiên cứu, đào tạo của các viện nghiên cứu khoa học, các
trường đại học, dạy nghề còn hạn chế; ít có công trình được công bố, ít sáng chế
được bảo hộ quyền sở hữu, ít đại học được xếp hạng cao trong khu vực; thiếu lao
động có tay nghề cao, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu các chuyên gia lành
nghề, nhất là thiếu các tổng công trình sư có khả năng thiết kế, chế tạo những sản
phẩm công nghiệp lớn, trình độ cao,...
Thực trạng đó đặt ra những vấn đề sau đối với công nghiệp hóa theo hướng hiện đại
ở nước ta hiện nay:
i. Vấn đề nhận thức, quan điểm
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ diễn ra với tốc độ rất nhanh, quy mô rất lớn, tạo
ra những thay đổi sâu rộng trong mọi lĩnh vực, vì vậy, nếu bỏ lỡ, không tận dụng
được thời cơ này thì đất nước sẽ tụt hậu xa hơn so với các nước, những hậu quả do
nó gây ra sẽ rất to lớn. Đây là vấn đề mà toàn Đảng, toàn dân cần phải nhận thức sâu
sắc, quyết tâm nắm bắt thời cơ, phải xem đây là vấn đề hàng đầu, sống còn đối với
đất nước hiện nay.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động tới tất cả các đối tượng, các lĩnh vực của
xã hội, đồng thời có sự tham gia của tất cả các đối tượng, các lĩnh vực xã hội. Trong
đó, có thể tổng hợp lại, khái quát thành 3 lĩnh vực (3 khối) lớn: Lĩnh vực sản xuất,
lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và lĩnh vực quản lý nhà nước . Ba
lĩnh vực này có quan hệ gắn bó, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Sản xuất là lĩnh vực
trung tâm, là nơi trực tiếp diễn ra, thể hiện những diễn biến, quá trình vận động, phát
triển, những kết quả, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khoa học -
công nghệ, giáo dục - đào tạo giữ vị trí then chốt, là khâu đột phá để sản xuất phát
triển. Quản lý nhà nước có vai trò quyết định, tạo ra môi trường, động lực thúc đẩy
phát triển sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo. Cả lĩnh vực
quản lý nhà nước và khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo đều phải hướng vào
yêu cầu đáp ứng phục vụ tốt nhất mục tiêu phát triển sản xuất. Sản xuất trong cách
mạng công nghiệp lần thứ tư chỉ phát triển được trên cơ sở các thành tựu khoa học -
công nghệ, giáo dục - đào tạo và quản lý nhà nước phù hợp.

ii. Vấn đề đổi mới nội dung công nghiệp


Thực hiện công nghiệp hóa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước
hết, phải định hướng lại chính sách (hay chiến lược) công nghiệp hóa, vừa phát triển

PAGE \* MERGEFORMAT 2
theo chiều rộng để tận dụng, phát huy tiềm năng, lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt
đới và của lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ của thời kỳ “dân số vàng”; phát triển
nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, như dệt
may, giầy da; vừa phải chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu dựa trên khoa học
- công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh. Định hướng tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế đều phải đổi mới
công nghệ; chuyển mạnh sang sử dụng những công nghệ ở trình độ cách mạng công
nghiệp lần thứ tư; ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu, công nghệ in 3D, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, in-tơ-nét kết nối
vạn vật, rô-bốt, các máy móc, thiết bị thông minh... vào sản xuất, kinh doanh và quản
lý sản xuất, kinh doanh. Tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế phải từng bước chuyển
sang tự động hóa, tiến tới thông minh hóa, nông nghiệp thông minh, công nghiệp
thông minh, dịch vụ vận tải thông minh, ngân hàng thông minh...
Đổi mới cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu công nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển
của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo yêu cầu đó, những ngành, lĩnh vực kinh
tế cần tập trung phát triển sẽ bao gồm: các ngành nông, lâm, ngư nghiệp gắn với phát
triển công nghiệp chế biến nông, lâm, ngư nghiệp; công nghệ thông tin, viễn thông;
công nghiệp chế tạo sản xuất các thiết bị điện tử, tin học, các loại máy móc, thiết bị,
các rô-bốt, dây chuyền sản xuất tự động cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ, sản xuất các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, đường không, các
thiết bị y tế; các thiết bị, dụng cụ cho gia đình...; công nghiệp năng lượng, nhất là các
dạng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật
liệu sản xuất các loại vật liệu mới, công nghiệp môi trường; phát triển công nghiệp
hỗ trợ, thúc đẩy phân công, chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời tăng cường liên kết,
hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực; mở rộng khả năng, cơ hội để các doanh nghiệp Việt
Nam tham gia sâu, có giá trị lớn, có vị trí vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu. Phát
triển các ngành, các sản phẩm lưỡng dụng vừa phục vụ cho phát triển kinh tế, vừa có
thể đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, an ninh.
Phát triển các cụm, ngành công nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp có quan hệ chặt
chẽ với nhau về công nghệ, về sản phẩm chế tạo, trong đó doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm cuối cùng giữ vai trò trọng tâm, các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ trước và sau cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng. Tập trung
xây dựng, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Cần đặc biệt phát triển kết cấu
hạ tầng thông tin, thương mại điện tử, viễn thông, in-tơ-nét, cơ sở dữ liệu lớn,... đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Công nghiệp hóa luôn gắn với đô thị hóa. Trong bối cảnh mới, cùng với yêu cầu về
nâng cao chất lượng quy hoạch, xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh thì cần
định hướng xây dựng đô thị thông minh, vận hành và quản lý thông minh.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
iii. Vấn đề phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao năng lực
sáng tạo, chất lượng nguồn nhân lực
Đây là những yếu tố then chốt, tạo ra sự phát triển đột phá, là đặc trưng của phương
thức phát triển mới trong nền kinh tế tri thức - thông minh. Tăng cường đầu tư của
toàn xã hội, của Nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước
cho phát triển khoa học - công nghệ; đổi mới phương thức quản lý hoạt động khoa
học - công nghệ; thực hiện quyền tự chủ đầy đủ cho các tổ chức nghiên cứu, ứng
dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ; gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học
- công nghệ với thực tiễn cuộc sống, với nhu cầu phát triển, đổi mới của các ngành,
lĩnh vực. Phát triển thị trường khoa học - công nghệ để trao đổi, mua bán, đưa các
thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ vào sản xuất. Định hướng nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào những lĩnh vực trung tâm, mũi nhọn của
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như trí tuệ nhân tạo, điện tử, tin học, công nghệ
thông tin, truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng
lượng tái tạo... Xây dựng những viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại cho các
lĩnh vực quan trọng này. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là
các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học - công nghệ; khuyến khích mọi ý tưởng đổi mới, sáng tạo trong
doanh nghiệp, trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, kinh tế, xã hội...
Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo ở
tất cả các cấp học, ngành học theo chuẩn quốc tế, cung cấp nguồn lao động chất
lượng cao, có kỹ năng và năng lực sáng tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa đất
nước trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Định hướng phát triển giáo dục - đào
tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, với định hướng phát triển
các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thông minh của nền kinh tế tri thức. Quy
hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đào tạo nghề ở các ngành, lĩnh vực công
nghệ, xây dựng một số cơ sở đạt trình độ quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp
đào tạo lực lượng, lao động có tay nghề cao. Chú trọng đào tạo đội ngũ doanh nhân
có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, ngang tầm với doanh
nhân ở các nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp
hiện nay. Thu hút được các chuyên gia, cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao
của nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

PAGE \* MERGEFORMAT 2
iv. Vấn đề đổi mới, hoàn thiện thể chế
Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
trong những năm tới đòi hỏi tập trung vào tạo khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ cho
những ngành, lĩnh vực mới, những tổ chức, phương thức sản xuất, kinh doanh mới,
những thị trường sản phẩm mới; đưa vào sử dụng những loại vật liệu mới, những sản
phẩm mới.
Cần phải có những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm công nghệ cao, đặc
trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển nền công nghiệp thông minh,
nông nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh; thúc đẩy việc đổi mới mô hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế phải thúc đẩy hình
thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, để tạo môi trường, điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, chuyển những ý tưởng sáng tạo mới
thành sản phẩm cung cấp cho thị trường; thúc đẩy, hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp nhà
nước, phát triển kinh tế tư nhân, hình thành những tập đoàn kinh tế lớn tham gia, có
vị trí vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu; thu hút có chọn lọc FDI, ưu tiên thu hút
những dự án đầu tư có công nghệ cao ở những lĩnh vực mũi nhọn của cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, liên kết, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong
nước, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận, tiếp thu những thành tựu mới
của khoa học - công nghệ, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.
Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế phải tạo ra và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho
việc đổi mới cơ chế quản lý phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo; đẩy
mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển khoa học - công nghệ,
giáo dục - đào tạo; thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học - công nghệ,
giáo dục - đào tạo; hoạt động của thị trường sản phẩm khoa học - công nghệ, nhất là
đối với những sản phẩm mới do cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra; bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ với các sản phẩm nghiên cứu, sáng tạo. Việc đổi mới, hoàn thiện
thể chế cần phải có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, định hướng
nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào những lĩnh vực
khoa học, những công nghệ mũi nhọn, đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ
tư; định hướng đào tạo vào đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho
những ngành, lĩnh vực này; cần phải có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thỏa đáng đối
với các chuyên gia, cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao, những người có kết
quả nghiên cứu, sáng tạo có giá trị cao; có cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ khoa học - công nghệ trẻ, có tiềm năng ở trong và ngoài nước, thu hút chuyên gia
khoa học - công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến cho đất nước...

PAGE \* MERGEFORMAT 2
v. Vấn đề đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản trị
thông minh
Trong đổi mới quản trị nhà nước thì vấn đề trực tiếp nhất, quan trọng nhất là đổi mới
quản trị của chính phủ, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ quản trị thông minh.
Để làm được điều này, có rất nhiều công việc phải thực hiện, nhưng có thể tổng hợp
lại là: Thứ nhất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống
mạng kết nối chính phủ tới tất cả các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các
cơ quan, đơn vị, thậm chí tới từng hộ gia đình, từng người dân; xây dựng hệ thống cơ
sở dữ liệu về từng người dân, từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị, tới tất cả các
ngành, các địa phương; tất cả các văn bản chỉ đạo, các báo cáo, số liệu về tình hình
của các cấp, các ngành, các địa phương... Thứ hai, cần đổi mới tổ chức bộ máy, hoàn
thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn,
hợp lý, phù hợp với yêu cầu, chức năng, quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và với điều kiện hệ thống quản lý đã được tin học hóa, được
trang bị những thiết bị thông tin, hệ thống mạng hoàn chỉnh, hiện đại cho phép mở
rộng khả năng theo dõi, nắm bắt tình hình, phân tích, đánh giá thông tin. Thứ ba, xây
dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước có phẩm
chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý cao. Đặc biệt, trong
bối cảnh mới, công chức, viên chức phải làm chủ được các công cụ, phương tiện hiện
đại trong hoạt động quản lý; nhạy bén với cái mới, ủng hộ cái mới và có ý tưởng đổi
mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của mình.
Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Một là, nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách. Xây dựng, bổ
sung thể chế, quy định pháp luật cho các công nghệ mới, mô hình, thực tiễn kinh
doanh mới; chính phủ số và an toàn an ninh mạng; thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ các
giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện thể chế hiện hành nhằm
khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo; tiếp tục thực hiện các giải pháp cải
cách, hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ; nâng cao năng lực xây dựng chính sách
nhằm nâng cao chất lượng thể chế, khả năng phản ứng chính sách nhanh và hiệu quả.
Hai là, phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu: Phát triển dịch
vụ internet di động 5G; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng mạng lưới cáp
quang tốc độ cao quốc gia và tăng băng thông internet quốc tế bằng chính sách tín
dụng phát triển. Xây dựng xa lộ internet cho các dịch vụ nhiều người dùng, như: dịch
vụ hành chính công, dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ khác.
Ba là, phát triển nguồn nhân lực. Mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình đào
tạo đại học, đặc biệt trong các ngành đào tạo phục vụ CMCN 4.0: Áp dụng các giải
pháp sáng tạo (như là đào tạo trực tuyến (e-Learning), đào tạo tại doanh nghiệp theo
chương trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) để tăng nhanh số lượng và chất

PAGE \* MERGEFORMAT 2
lượng các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật, nhất là
các chuyên ngành An ninh mạng, Phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo…
4. Kết luận
Bốn cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang làm thay đổi thế giới. Con người luôn
luôn vận động và phát triển cả trong đời sống xã hội lần phương diện kinh tế. Trong
tiến trình ấy bốn cuộc cách mạng công nghiệp đã góp phần thúc đẩy và nâng cao chất
lượng cuộc sống con người trong hàng trăm năm qua. Các cuộc cách mạng công
nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước góp phần thúc đẩy quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay.
5. Tài liệu tham khảo
- Đảng bộ tỉnh Quãng Ngãi
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin (Dành cho bậc đại học, không chuyên lý
luận chính trị)
- Nghiên cứu của Sogeti VINT, 2016
- Klaus Schwab: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sđd, tr.56
- A Critical Historical and Scientific Overview of all Industrial Revolutions

PAGE \* MERGEFORMAT 2

You might also like