You are on page 1of 81

KẾT CẤU GẠCH ĐÁ VÀ

GẠCH ĐÁ CỐT THÉP


2014
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU SỬ DỤNG GẠCH ­ ĐÁ.......................................... 1

VẬT LIỆU DÙNG TRONG KHỐI XÂY GẠCH ­ ĐÁ........................................... 5

TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA KHỐI XÂY GẠCH ­ ĐÁ...................................... 17

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ..........................................30

TÍNH TOÁN KHỐI XÂY GẠCH ĐÁ KHÔNG CỐT THÉP THEO CƯỜNG
ĐỘ (TTGH 1)............................................................................................................ 33

TÍNH TOÁN KHỐI XÂY GẠCH ĐÁ CÓ ĐẶT CỐT THÉP THEO CƯỜNG
ĐỘ (TTGH 1)............................................................................................................ 48

THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN CỦA NHÀ GẠCH.................................................... 66


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Hình 0­1 Kim tự tháp Ai Cập....................................................................................1


Hình 0­2 Đền thờ nữ thần Diana.............................................................................2
Hình 0­3 Hải đăng Alexandria (Hy Lạp).................................................................3
Hình 0­4 Vườn treo Babylon.....................................................................................3
Hình 1­5 Gạch 4 lỗ Hình 1­6 Gạch 6 lỗ...............................................................6
Hình 1­5 Gạch 4 lỗ Hình 1­6 Gạch 6 lỗ...............................................................6
Hình 1­7 Gạch 2 lỗ Hình 1­8 Gạch đặc...............................................................6
Hình 1­7 Gạch 2 lỗ Hình 1­8 Gạch đặc...............................................................6
Hình 1­9 a. Thí nghiệm nén mẫu, b. Thí nghiệm uốn............................................6
Hình 1­10 Thiết bị đo độ sệt vữa.............................................................................9
Hình 1­11 Liên kết gạch đá trong khối xây...........................................................12
Hình 1­12 Tường góc 110.........................................................................................12
Hình 1­13 Tường góc 220.........................................................................................13
Hình 1­14 Tường góc 220.........................................................................................13
Hình 1­15 Tường chữ đinh 220...............................................................................14
Hình 1­16 Tường chữ đinh 330...............................................................................14
Hình 1­17 Tường chữ thập 220..............................................................................15
Hình 1­18 Cách giằng trong khối xây đặc.............................................................15
Hình 1­19 Cách giằng trong khối xây hai lớp........................................................16
Hình 1­20 Cách giằng trong khối xây rỗng...........................................................16
Hình 2­21 Cách giằng trong khối xây rỗng...........................................................17
Hình 2­22 Các giai đoạn làm việc của khối xây chịu nén ...................................18
Hình 2­23 Phá hoại kéo theo tiết diện không giằng.............................................24
Hình 2­24 Phá hoại kéo theo tiết diện có giằng....................................................25
Hình 2­25 Khối xây chịu uốn..................................................................................27
Hình 2­26 Khối xây chịu cắt không giằng.............................................................27
Hình 2­27 Khối xây chịu cắt có giằng....................................................................28
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 2­28 Khối xây chịu nén cục bộ......................................................................28


Hình 4­29 Khối xây chịu đúng tâm.........................................................................33
Hình 4­30 Xác định chiều dài tính toán..................................................................34
Hình 4­31 Xác định hệ số thay đổi theo chiều cao...............................................36
Hình 4­32 Các trường hợp chịu nén cục bộ của khối xây..................................37
Hình 4­33 Xác định diện tích tính toán cho khối xây chịu nén cục bộ...............39
Hình 4­34 Sự thay đổi ứng suất trong khối xây chịu nén lệch tâm....................39
Hình 4­35 Sơ đồ tính toán khối xây chịu nén lệch tâm........................................41
Hình 5­36 Gia cường khối xây bằng lưới thép ngang..........................................48
Hình 5­37 Gia cường khối xây bằng lưới thép dọc.............................................55
Hình 5­38 Sơ đồ tính toán thép chịu nén lệch tâm...............................................57
Hình 5­39 Sơ đồ tính toán thép chịu nén lệch tâm...............................................63
Hình 6­40 Cấu tạo tường và trụ gạch...................................................................66
Hình 6­41 Sơ đồ tải trọng đứng tác dụng vào tường..........................................68
Hình 6­42 Nội lực tường chịu uốn cục bộ do tải trọng gió................................69
Hình 6­43 Sơ đồ tính tường chịu uốn tổng thể do tải trọng gió.......................70
Hình 6­44 Cách xác định tiết diện ngang của nhà có sơ đồ kết cấu mềm.......74
Hình 6­45 Cấu tạo móng cứng................................................................................76
Hình 6­46 Cấu tạo móng mềm...............................................................................77
1
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU SỬ DỤNG GẠCH ­ ĐÁ


0.1. Sơ lược lịch sử phát triển của kết cấu gạch đá
Kết cấu gạch đá được dùng rất sớm gắn liền với sự hình thành và phát triển
của xã hội loại người, từ thời kỳ nguyên thuỷ con người đã biết xếp các
khối đá thành hang hốc để ở.

Cách đây 8000 năm trước con người đã dùng gạch không nung, 5000 6000
năm trước con người đã biết dùng đá có gia công, 3000 năm trước đã dùng
gạch nung.

Những công trình nổi tiếng trên thế giới được xây bằng kết cấu gạch đá:

Kim tự tháp Ai Cập: xây dựng cách đây trên 5000 năm, cao 146,6m, cạnh đáy
dài 233m, khoảng hơn 2 triệu viên đá mỗi viên nặng từ 2,5 đến 50 tấn

Hình 0­1 Kim tự tháp Ai Cập

Đền thờ nữ thần Diana ở Hy Lạp (nay thuộc Thỗ Nhĩ Kỳ): xây dựng thế kỷ
thứ 6 trước công nguyên, trong đền có 127 cột đá cao 19m
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Cây Hải Đăng ở thành phố Alexandria (Ai Cập): 127m bằng đá (bị hỏng vào
năm 1935 do động đất).

Vườn treo Babylon: xây dựng vào thế kỉ 15 trước công nguyên .

Điện Pantheon ở Rome: cao 42.7m.

Nhà thờ Đức Bà, điện Kremlin, Vạn lý trường thành,…

Ở Việt Nam cũng có một số công trình bằng gạch đá như: Thành Tây Đô
(1937) tại Vĩnh Lộc ­ Thanh Hoá, Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), Thành Hà
Nội, Cột Cờ, Chùa Thiên Mụ…

Ngày nay kết cấu gạch đá đã được dùng rộng rãi. Xây dựng cầu vòm đá nhịp
đến 90m, vò mỏng cong 2 chiều, mái vòm gạch nhịp 15m, nhà, ống khói…

Hình 0­ 2 Đền thờ nữ thần Diana


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 0­3 Hải đăng Alexandria (Hy Lạp)

Hình 0­ 4 Vườn treo Babylon

0.2. Ưu nhược điểm của kết cấu gạch đá


0.2.1. Ưu điểm
Có độ cứng lớn, khá vững chắc và bền lâu, ít cần được bảo vệ và tu bổ;

Chống cháy tốt;


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Dùng vật liệu địa phương rẻ tiền;

Cách âm, cách nhiệt tốt;

Tiết kiệm thép, xi măng so với bê tông cốt thép, không cần ván khuôn, thiết
bị thi công đơn giản.
0.2.2. Nhược điểm
Trọng lượng bản thân lớn, khẩu độ nhỏ, vận chuyển nhiều;

Khả năng chịu lực không cao;

Khó cơ giới hoá thi công;

Lực dính kém nên chịu kéo, chịu tải trọng động kết cấu dễ nứt ;

Dùng nhiều đất ảnh hưởng đến đất nông nghiệp.

Khắc phục: chế tạo ra các vật liệu xốp nhẹ, dùng gạch bằng bê tông nhẹ,
gạch rỗng, khối xây rỗng, nhiều lớp. Để thuận tiện cho việc cơ giới hoá thi
công người ta dùng bằng cách lắp ghép các tấm lớn. Dùng các kết cấu hợp
lý: tưởng rỗng, mái vòm, vỏ, gạch đá có cốt thép.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

VẬT LIỆU DÙNG TRONG KHỐI XÂY GẠCH ­ ĐÁ


0.3. Gạch
0.3.1. Phân loại gạch
Theo vật liệu

Gạch đất sét

Gạch bê tông

Gạch silicat

Theo phương pháp chế tạo

Gạch nặng: γ ≥ 1800kG/m3

Gạch nhẹ: γ < 1800kG/m3

Gạch rất nhẹ: γ < 1000kG/m3

Theo số hiệu:

Gạch có cường độ thấp: 4,7,10,15,25,35,50

Gạch có cường độ trung bình: 75,100,125,150,200

Gạch có cường độ cao: 250 1000

Kích thước và trọng lượng viên gạch được quy định phù hợp với sức khỏe
trung bình của công nhân và kích thước tiêu chuẩn của kết cấu.

Gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn: 220x105x60

Gạch thẻ: 5x10x20, 4x8x19

Gạch ống: 10x10x20, 8x8x19

Gạch ống 6 lỗ: 10x13.5x22, 8.5x13x20

Gạch bê tông: 20x20x40, 15x20x40, 10x20x40, 15x20x30

Gạch silicat: 6.5x12x25


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 1­ 5 Gạch 4 lỗ Hình 1­ 6 Gạch 6 lỗ

Hình 1­ 7 Gạch 2 lỗ Hình 1­ 8 Gạch đặc

0.3.2. Các đặc trưng của gạch

Hình 1­ 9 a. Thí nghiệm nén mẫu, b. Thí nghiệm uốn

Cường độ chịu nén: xác định bằng thí nghiệm nén


N
Rg =
F
Cường độ chịu uốn:
M
Rgu =
W
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Cường độ tiêu chuẩn: được lấy trung bình của 5 mẫu thử

Cường độ tiêu chuẩn khi nén:


n R gi
Rgtb =
i =1 5
Cường độ tiêu chuẩn khi uốn:
n Rgiu
Rutb
g =
i =1 5
Cường độ chịu kéo của gạch thì chỉ bằng (5 10)% cường độ chịu nén.

Mác gạch được xác định trên cơ sở cường độ trung bình và cường độ bé
nhất của các mẫu thử khi nén và uốn được ký hiệu là M.

Gạch mác thấp: 7,10,25,35,50 dùng làm lớp đệm, lót, xây tường ngăn.

Gạch mác trung bình: 75,100,125,150 xây kết cấu chịu lực cho nhà từ 3 5
tầng trở xuống.

Gạch mác cao: 200, 300,400,500,600,800,1000 xây kết cấu chịu lực cho nhà
từ 7 10 tầng hoặc kết cấu đặc biệt như ống khói đài nước.
Bảng 1­ 1 Mác gạch trung bình bằng đất sét nung

Cường độ nén mẫu nén, (kG/cm2) Cường độ nén mẫu uốn,


Mác (kG/cm2)
Trung bình Bé nhất Trung bình Bé nhất
150 150 100 28 14
100 100 75 22 11
75 75 50 18 9
50 50 35 16 8
Quan hệ giữa σ và ε của gạch đất sét gần như theo quy luật đường thẳng. E
xác định bằng thực nghiệm, có giá trị như sau:

Với gạch đất sét ép dẻo và gạch silicat: Eg = (1 2 ).105 kG/cm2

Với gạch đất sét ép khô và gạch silicat: Eg = (0,2 0,4).105 kG/cm2

Hệ số biến dạng ngang của gạch tăng theo cùng với sự tăng ứng suất, gạch
đất sét nung có hệ số Poison biến dạng ngang 0,03 0,1.
0.4. Đá
Đá được khai thác trong tự nhiên, có thể gia công đến một mức độ nào đó để
có hình dáng và kích thước nhất định.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Đá nặng có γ≥ 1800kG/m3 như: đá hoa cương, đá vôi sa thạch, đá bazan, đá


đôlômit…

Đá nhẹ có γ < 1800kG/m3 như: đá bọt, đá vôi vỏ sò…

Mác đá cũng căn cứ vào giới hạn cường độ chịu nén, đá có các loại các từ 4,
10, 25 đến 3000.
0.5. Vữa
0.5.1. Yêu cầu và tác dụng
Yêu cầu :

Phải có cường độ nhất định ứng với từng loại khối xây.

Phải có tính bền vững, tính linh động, độ dẻo.

Phải có khả năng giữ nước đảm bảo dễ xây.

Tác dụng:

Liên kết các viên gạch thành khối xây vững chắc.

Truyền và phân phối ứng suất trong khôi xây từ viên đá này đến viên dá
khác.

Lấp kín khe hở trong khối xây.

Cách âm, cách nhiệt.

Cường độ chịu nén của vữa được xác định bởi các mẫu thử khối vuông cạnh
7,07cm và bảo quản trong nhiệt độ phòng t=20 ± 20C, thời gian 28 ngày. Sau
đó nén mẫu với tốc độ gia tải 2 3 kG/cm2/giây.

Các số hiệu vữa: mác thấp: 0, 4, 7, 10, 15; mác trung bình: 25, 35, 50, 75 và
mác cao 100, 150, 200 (vữa số liệu 0 là vữa mới xây xong, số hiệu 2 dùng để
xác định biến dạng của khối xây bằng vữa vôi khi tuổi dưới 3 tháng, số hiệu
4 dùng để đổ lớp đệm).

Mác vữa hay được sử dụng là mác 10, 15, 25, 35,100.

Đối với khối xây khác nhau thì độ sệt của vữa cũng khác nhau. Xác định độ
sệt dùng quả chùy tiêu chuẩn.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 1­10 Thiết bị đo độ sệt vữa

1. Giá đỡ, 2. Quả chùy tiêu chuẩn G = 300gram,


3. Khay đựng vữa, 4. Đồng hồ đo độ sụt.
Bảng 1­2 Độ sệt khối xây

Loại khối xây Giá trị


Khối xây bằng gạch hoặc bằng tảng khối đặc 3 13 cm
Khối xây bằng gạch hoặc bằng tảng khối cú lỗ 7 8 cm
ứng
đKh ối xây bằng đỏ hộc hoặc bằng khối bờ tồn đặc 4 7 cm
Khối xây rung 1 3 cm

0.5.2. Các loại vữa


Theo trọng lượng:

Vữa nặng: có γ ≥ 1500kG/m3

Vữa nhẹ: có γ < 1500kG/m3

Theo chất kết dính và cốt liệu:

Vữa khô, loại này chất kết dính thường là vôi hoặc thạch cao.

Vữa nước, loại này chất kết dính thường dùng là xi măng Poóclăng hoặc
ximăng Puzôlan.

Theo thành phần:

Vữa xi măng: cát, xi măng và nước, không có chất kết dính dẻo nên vữa xi
măng khô cứng nhanh, có cường độ khá cao nhưng giòn khó thi công.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Vữa bata (vữa tam hợp): cát, xi măng, vôi, đất sét và nước, loại vữa này có
tính dẻo cần thiết, thời gian khô cứng vừa phải.

Vữa không xi măng:

Vữa vôi gồm vôi, cát, nước.

Vữa đất sét gồm cát, đất sét, nước.

Vữa thạch cao.

Ngoài ra còn có thể phân loại theo:

Vữa thông thường: vữa vôi, vữa xi măng, vữa tam hợp.

Vữa hoàn thiện: dùng để trang trí mặt ngoài cho công trình như: vữa hạt lựu,
vữa trát gai, vữa mattít.

Vữa chịu axít: dùng để trát, lát, ốp bảo vệ các bộ phận của công trình làm
việc trong môi trường chịu tác dụng của axit (Chất kết dính thường dùng là
thuỷ tinh lỏng).

Vữa chịu nhiệt: dùng để xây, trát các bộ phận công trình chịu nhiệt, xây lò
nung, xây bếp, ống khói… (chất kết dính là ximăng) pooclăng, hoặc xi măng
pooclăng hoá dẻo, cốt liệu và bột samốt).

Vữa chống thấm: là loại vữa dùng để chát, láng bao bọc các bộ phận công
trình chịu nước (thường dùng xi măng mác cao hoặc vữa có phụ gia chống
thấm)

Thành phần, cấp phối và phạm vi sử dụng của vữa được quy định trong quy
phạm.
0.5.3. Cường độ và biến dạng của vữa
Cường độ của vữa được xác định bởi các mẫu thử khối vuông cạnh 7,07cm
trong điều kiện tiêu chuẩn: bảo quản mẫu 28 ngày đêm ở nhiệt độ phòng
t=20± 20C, độ ẩm 80%. Cường độ mẫu phụ thuộc chất kết dính, môi trường
và thời gian, cường độ tăng nhanh ở vữa xi măng cát và tăng chậm ở vữa vôi.
Trong khoảng thời gian 90 ngày thì cường độ của vữa có thể xác định theo
công thức thực nghiệm sau:
at
Rvt = Rv 28
28 ( a − 1) + t

Trong đó: Rvt và Rv28 – cường độ chịu nén của vữa ở tuổi t ngày và tuổi 28
ngày;

a – hệ số lấy bằng 1,5;t – tuổi của vữa tính bằng ngày đêm.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Biến dạng của vữa rất khác nhau. Biến dạng do vữa chiếm hơn 80% biến
dạng của khối xây trong khi thể tích trung bình của vữa chiếm 10­15%.
Khảo sát mạch vữa dày khoảng 1cm, loại vữa nặng chịu nén với tải trọng
tác dụng ngắn hạn bằng 1/3 tải trọng giới hạn. Biến dạng của vữa đo được
là:

0,007 mm khi vữa có mác ≥50;

0,039 mm khi vữa có mác ≥25;

0,062 mm khi vữa có mác ≥10;

Thấy rằng mác vữa càng thấp thì biến dạng càng nhiều. Vữa nhẹ có biến
dạng lớn hơn vữa nặng. Biến dạng của vữa tăng lên khi tải trọng tác dụng
dài hạn do vữa có tính từ biến. Khi tải trọng tác dụng trên 1năm thì biến
dạng của vữa có thể gấp hai lần biến dạng do tải trọng tác dụng ngắn hạn
gây ra .
0.6. Phân loại khối xây gạch đá
Các loại tường gạch dùng trong công trình dân dụng và công nghiệp

Tường 60 : có chiều dày bằng mặt cạnh viên gạch → làm tường ngăn, vách
ngăn, tường bao che, tường lấp kín.

Tường 110 : có chiều dày bằng mặt nằm của viên gạch →làm tường ngăn,
tường bao che, tường nhà 1 tầng, tường chèn khung BTCT.

Tường 220 : có chiều dày bằng 1 viên gạch →làm tường chịu lực chính cho
nhà 1 tầng, tường chịu lực từ tầng 3 trở lên của nhà nhiều tầng (2 tầng dưới
dùng tường 330 hay 450) .

Tường 330 : có chiều dày bằng 1,5 viên gạch →làm tường chịu lực cho nhà
nhiều tầng, nhà CN 1 tầng.

Tường 450 : có chiều dày bằng 2 viên gạch →làm tường chịu lực cho nhà
nhiều tầng, cho các công trình DD và CN.

Tường có chiều dày > 450 : dùng cho các công trình quan trọng, kiên cố,
tường móng ...
0.7. Các nguyên tắc liên kết trong khối xây
Không được xây trùng mạch, các mạch vữa đứng phải nằm ở vị trí (1/4
1/2) viên gạch để cho tải trọng từ bên trên truyền xuống cho toàn bộ khối
xây.

Chiều dày mạch vữa ngang không được quá lớn và quá mỏng.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Đối với khối xây gạch: δ = (8 15)mm.

Đối với khối xây đá có quy cách: δ ≤ 20mm.

Các viên gạch xây phải được giằng vào nhau. Các hàng giằng nhau từ 3­5
hàng gạch theo chiều cao tầng (3 dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1 ngang).

Lực tác dụng lên khối xây cần phải vuông góc với lớp vữa nằm ngang. Các
viên gạch trong khối xây cần phải đặt thành hàng trong 1mặt phẳng.

Các mạch vữa đứng phải song song với mặt ngoài của khối xây và các mạch
vữa ngang phải vuông góc với mặt ngoài của khối xây.

Bề rộng của tường xây gạch là bội số của nửa viên gạch.

Tường 1/2 gạch: dày 105mm.

Tường một gạch: dày 220mm.

Tường một gạch rưỡi: dày 335mm.

Tường 2 gạch: dày 450mm.

Hình 1­11 Liên kết gạch đá trong khối xây

Cấu tạo cụ thể :

Tường góc 110x110, 220x220, 300x330

Lớp 1 Lớp 2
Hình 1­12 Tường góc 110
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Lớp 1 Lớp 2

Lớp 3 Lớp 4
Hình 1­13 Tường góc 220

Lớp 1 Lớp 2

Lớp 3 Lớp 4
Hình 1­14 Tường góc 220

Tường chữ đinh 220x220, 300x330


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Lớp 1 Lớp 2

Lớp 3 Lớp 4
Hình 1­15 Tường chữ đinh 220

Tường chữ đinh 300x330

Lớp 1 Lớp 2

Lớp 3 Lớp 4
Hình 1­16 Tường chữ đinh 330

Tường chữ thập 220x220, 300x330

Lớp 1 Lớp 2
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Lớp 3 Lớp 4
Hình 1­ 17 Tường chữ thập 220

0.8. Yêu cầu về giằng trong khối xây gạch đá


Giằng là trình tự xây các viên gạch (đá) này so với viên gạch (đá) khác ở
trong khối xây.

Trong khối xây, giằng được giải quyết bằng cách xây từng hàng ngang và
dọc xen kẽ hoặc hỗn hợp vừa ngang vừa dọc trong từng hàng.
0.8.1. Trong khối xây đặc
Đối với khối xây bằng gạch có chiều cao mỗi hàng 65mm, dùng cách xây hỗn
hợp vừa ngang vừa dọc trong mỗi hàng, hoặc ba dọc một ngang, hoặc năm
dọc một ngang (Hình 1­18).

Hình 1­18 Cách giằng trong khối xây đặc

0.8.2. Trong khối xây nhiều lớp


Khối xây hai lớp bao gồm lớp khối xây đặc chịu lực chính và lớp ốp (bằng
gạch gốm, gạch bê tông, đá thiên nhiên). Lớp ốp liên kết vào khối xây cơ bản của
tường nhờ các giằng ăn sâu vào nửa viên gạch hoặc sâu hơn. Các hàng giằng cách
nhau từ ba đến năm hàng gạch theo chiều cao tường.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 1­ 19 Cách giằng trong khối xây hai lớp

a. Giằng bằng hàng gạch ngang; b. Giằng bằng neo thép;


1.Khối ốp xây; 2. Neo thép

0.8.3. Trog khối xây rỗng


Khối xây rỗng có lớp không khí ở giữa để nâng cao khả năng cách nhiệt. Khối
xây rỗng được cấu tạo thành hình dạng giếng bên trong bằng cách dọc theo chiều
cao có các hàng ngang giằng dưới dạng vách ngang, hoặc bởi tường dọc và các
vách đứng. Theo chiều cao của khối xây vách đứng giằng vào tường dọc trong mỗi
hàng.

Hình 1­ 20 Cách giằng trong khối xây rỗng

a. Giằng bằng hàng gạch ngang; b. Giằng bằng vách đứng;


1.Lớp không khí; 2. Lớp cách nhiệt
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA KHỐI XÂY GẠCH ­ ĐÁ


0.9. Trạng thái ứng suất của gạch đá và vữa trong khối xây chịu nén đúng tâm
Dưới tác dụng của tải trọng N đặt đúng tâm thì ứng suất trong viên gạch khá
phức tạp: nén lệch tâm, nén cục bộ, uốn, cắt, kéo.

Nguyên nhân:

Do tính chất không đồng nhất của lớp vữa xây, thành phần của vữa khác
nhau, điều kiện khô cứng của vữa trong khối xây không giống nhau;

Do biến dạng của vữa không giống nhau, khi khô cứng vữa co lại nhiều hơn
gạch, kết quả làm cho mạch vữa tách ra thành nhiều đoạn;

Hình 2­21 Cách giằng trong khối xây rỗng

a. Khối xây gạch; b. Khối xây đá hộc


1­ nén; 2­ kéo; 3­ uốn; 4­ cắt; 5­ nén cục bộ

Do thi công, người công nhân không thể trải thật bằng mạch vữa nên khi đặt
viên gạch nó không tạo nên sự nén đều;

Do bề mặt của viên gạch không đều;

Do biến dạng của gạch và vữa không giống nhau. Khi chịu lực gạch cản trở
biến dạng ngang của vữa, gây σn trong vữa và gây ra σk trong gạch, ứng suất
kéo này cộng với σk khi viên gạch chịu uốn có thể vượt quá Rk của gạch làm
cho gạch nứt.

Trong khối xây đá hộc hình dáng các viên đá không có quy cách, ứng suất tập
trung lớn lớn ở những viên đá nhô ra.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

0.10. Các giai đoạn làm việc của khối xây chịu nén đúng tâm

Hình 2­22 Các giai đoạn làm việc của khối xây chịu nén

Giai đoạn 1 : khi lực nén còn nhỏ, ứng suất trong khối xây còn khá bé nên
khối xây chữa xuất hiện vết nứt.

Giai đoạn 2: Tăng N lên trong khối xây xuất hiện các vết nứt nhỏ tại một số
viên gạch → Gọi lực nén làm xuất hiện vết nứt là Nn

Giai đoạn 3 : tiếp tục tăng N → vết nứt mở rộng và xuất hiện thêm các vết
nứt mới. Các vết nứt cũ, vết nứt mới và các mạch vữa đứng được nối với
nhau làm cho khối xây bị phân thành các nhánh đứng, các nhánh này có độ
mảnh khá lớn và rất dễ bị uốn dọc

Giai đoạn 4 : tăng lực nén lên đến giá trị Np thì khối xây bị phá hoại.

Thực chất khi khối xây ở giai đoạn 2 nếu ta không tăng mà vẫn giữ nguyên
tải trọng thì các khe nứt vẫn tiếp tục mở rộng và phát triển → khối xây sẽ bị
phá hoại. Đây là trường hợp phá hoại do lực tác dụng lâu dài. Lực phá hoại
Np trong trường hợp này bé hơn trong trường hợp tác dụng ngắn hạn.

Lực nén lệch tâm làm xuất hiện vết nứt Nn phụ thuộc vào tính chất cơ học
của gạch, hình dạng của khối xây và biến dạng của vữa

Khối xây càng cứng thì giai đoạn phát sinh vết nứt càng gần với giai đoạn
phá hoại, sự khác nhau giữa N và Nnp là rất ít.
Nn
Người ta dùng tỷ số N để đánh giá mức độ an toàn về cường độ của khối
p

xây khi vừa nứt


Bảng 2­3 Mức độ an toàn về cường độ của khối xây khi vừa nứt

Nn/Np ứng với tuổi khối xây tính bằng ngày


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Loại vữa 3 28 720


Vữa xi măng 0.6 0.7 0.8
Vữa XM­vôi 0.5 0.6 0.7
Vữa vôi 0.4 0.5 0.6

Nhận xét :
Nn
N p càng lớn thì từ khi nứt đến khi phá hoại càng gần .

Nn
N p càng nhỏ thì từ khi nứt đến khi phá hoại càng xa.

Nn
Khối xây bằng vữa xi măng có N lớn nhất → Khối xây “giòn”
p

Nn
Khối xây bằng vữa vôi có N nhỏ → Khối xây “dẻo”
p

Vữa có biến dạng càng ít như vữa XM thì tính giòn của khối xây càng tăng.

Đối với khối xây bằng vữa vôi tuổi còn thấp thì xuất hiện vết nứt không
đáng kể → vẫn đảm bảo an toàn về mặt cường độ.

Đối với khối xây bằng vữa XM tuổi cao thì khi xuất hiện vết nứt tức là khối
xây đã chịu quá tải một cách nghiêm trọng → Phải có biện pháp gia cố hoặc
giảm bớt tải trọng.
0.11. Công thức thực nghiệm xác định cường độ của khối xây chịu nén đúng
tâm
Công thức tính toán giới hạn cường độ của khố xây bằng gạch đá, đá hộc,
tảng khối lớn chịu nén đúng tâm của GS L.I.ÔNHI SICH :
� �
� �
a
Rkx = ARg �
1− �
η
� b + Rv �
� 2 Rg �
� �
Rkx : giới hạn cường độ chịu nén của khối xây.
Rg : giới hạn cường độ chịu nén của gạch.
Rv : giới hạn cường độ chịu nén của vữa.
A : hệ số kết cấu phụ thuộc vào cường độ, loại gạch và dạng khối
xây
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

100 + Rg
A= (kG/cm 2 )
100m + nRg

m, n : hệ số phụ thuộc vào loại khối xây.


a,b : hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào loại khối xây.
η : hệ số hiệu chỉnh dùng cho những khối xây có số hiệu vữa thấp.

η0 R0 + ( 3 − η 0 ) Rv
Khi Rv < R0 : η =
R0 + 2 Rv

Khi Rv R0 : η = 1

Với khối xây gạch đá có quy cách : R0 = 0.04 Rg ;η0 = 0.75


Với khối xây đá hộc: R0 = 0.08Rg ;η0 = 0.25
Bảng 2­ 4 Các hệ số tính toán a,b,m và n

Loại khối xây a b m n


­ Bằng gạch, khối lớn bằng gạch đá có hình 0.2 0.3 1.25 3.0
dạng quy cách với chiều cao mỗi hàng 50­
150mm
­ Bằng gạch đặc có hình dạng quy cách, chiều
0.15 0.3 1.1 2.5
cao mỗi lớp 180­350mm
­ Bằng gạch rỗng có hình dạng quy cách, chiều
0.15 0.3 1.5 2.5
cao mỗi lớp 180­350mm
­ Bằng tảng bê tông đặc với chiều cao mỗi lớp
0.04 0.1 1.1 2.0
trên 500mm
­ Bằng đá hộc 0.2 0.25 2.5 8.0
Chú ý khi sử dụng công thức Ônhisich :

Công thức tính Rkx dùng cho trường hợp chất lượng khối xây là phổ biến,
vữa linh động dễ xây. Nếu điều kiện đó không thoả mãn thì phải thay đổi.
Ví dụ như : khi dùng vữa khô cứng khó xây như vữa ximăng không có phụ
gia vôi hoặc đất sét, dùng vữa các xỉ lò cao, hay vữa nhẹ bị biến dạng nhiều
thì R phải giảm đi 15%. Hoặc khi dùng khối xây tảng lớn có lỗ thì R giảm đi
20% so với khối xây tảng đặc.

Giới hạn cường độ khối xây gạch rung được tăng lên 1.75Rkx.
dh
Giới hạn cường độ dài hạn Rkx
Đối với khối xây gạch dùng vữa có mác ≥ 50 thì có thể lấy
Rkxdh = 0.8Rkx

Đối với khối xây dùng vữa 10, 15 thì có thể lấy Rkxdh = 0.7 Rkx
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Đối với khối xây gạch dùng vữa vôi thì có thể lấy : Rkxdh = 0.602 Rkx
Nếu ứng suất trong khối xây < Rkxdh thì khối xây chịu được lực lâu dài.
Từ công thức tính cường độ khối xây ta thấy rằng khi cường độ của gạch,
đá không đổi thì cường độ của khối xây phụ thuộc vào cường độ của vữa

� a�
Khi Rv = 0 thì Rmin = ARg �
1− �η
b
� �

Khi Rv = thì Rmin = ARg

Trị số Rmax biểu thị giới hạn cường độ mà khối xây có thể đạt được khi
cường độ của vữa rất lớn.
R
Hệ số kết cấu : A = R < 1
max
bằng phương pháp xây thông thường không
g

thể nào sử dụng hết khả năng chịu nén của gạch A càng lớn thì hiệu quả
sử dụng gạch trong khối xây càng cao. Công thức xác định A ở trên được
dùng khi gạch có các điều kiện tiêu chuẩn về cường độ chịu nén và uốn, còn
khi gạch có cường độ chịu uốn khác nhiều so với cường độ tiêu chuẩn thì A
có thể xác định theo công thức sau :
1.2
A=
R
1+ g
3Ru
0.12. Các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ chịu nén của khối xây
Cường độ và loại gạch đá :

Cường độ gạch tăng → cường độ của khối xây tăng.

Rg tăng lên 2 lần → Rkx tăng lên (1.5÷1.7) lần.

Ru cũng ảnh hưởng khá lớn đến cường độ của khối xây.

Loại gạch Rg (kG/cm 2 ) Ru (kG/cm 2 ) Rkx (kG/cm 2 )


1 209 19 25
2 174 32 36
3 143 3 33
Hình dáng và kích thước viên gạch : chiều dày của viên gạch tăng thì cường
độ của khối xây tăng do khả năng chịu uốn và chịu cắt của viên gạch cao
Chiều cao hàng
Loại vật liệu R c (kG/cm 2 )
gạch (cm)
Gạch 6 2
. 5
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Gạch bê tông 1 3
Tảng bê tông khối lớn ≥ 950 5
65
Gạch đá có hình dáng quy cách sẽ cho cường độ khối xây cao hơn gạch có
bề mặt không nhẵn.

Đá gia công cường độ khối xây có thể đạt 100kG/cm2

Đá thô thì cường độ khối xây chỉ có 16 kG/cm2

Cường độ vữa và loại vữa

Cường độ của vữa là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
cường độ chịu nén của khối xây.

Cường độ của vữa tăng lên thì cường độ của khối xây tăng lên nhưng không
theo tỷ lệ thuận, mức độ tăng nhanh rõ nhất khi cường độ của vữa còn thấp,
sau đó chậm dần khi cường độ của vữa khá lớn thì cường độ của khối xây
sẽ không tăng lên nữa.

Đối với khối xây đá hộc sự tăng cường độ của vữa ảnh hưởng lớn đến
cường độ của khối xây, đối với khối xây bằng tảng lớn thì sự ảnh hưởng đó
không đáng kể.

Việc sử dụng rộng rãi số hiệu vữa cao là không hợp lý và không kinh tế. Ví
dụ : trong khối xây bằng gạch khi tăng số hiệu vữa từ 50 lên 100 thì lượng
xi măng tăng lên gấp 2 lần trong khi đó cường độ khối xây chỉ tăng khoảng
(15 18)%.

Thành phần và tính chất biến dạng của vữa cũng ảnh hưởng đến cường độ
của khối xây : vữa có phụ gia thì cường độ của vữa tăng nhưng tính chất
biến dạng của vữa cũng tăng, VXM có độ dẻo kém khi xây khó nhét đầy các
mạch ngang và mạch đứng cho nên cường độ của khối xây cũng giảm.

Ảnh hưởng của tuổi khối xây và thời gian đặt tải

Theo thời gian thì cường độ của vữa tăng lên → cường độ của khối xây cũng
tăng lên.

Trong quá trình xây nếu có tải trọng tác dụng mà tải trọng này nhỏ hơn Nn
thì cường độ của khối xây sẽ tăng, nhưng nếu N N n thì tải trọng tác dụng
lâu dài sẽ làm giảm cường độ của khối xây.

Ảnh hưởng của phương pháp xây và chất lượng khối xây

Khi xây thủ công người công nhân không thể đảm bảo trải thật đều lớp vữa
trên viên gạch, viên gạch đặt lên vữa cũng không đều và không bịt kín hoàn
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

toàn các mạch vữa ngang →làm cho cường độ khối xây giảm → khắc phục
bằng phương pháp xây chấn động.

Ảnh hưởng của bề dày mạch vữa ngang

Chiều dày mạch vữa ngang ảnh hưởng đến việc truyền lực, chiều dày tiêu
chuẩn của mạch vữa là (1 1.2)cm chiều dày mạch vữa lớn hoặc nhỏ hơn
đều làm cho cường độ khối xây giảm.

Chiều dày mạch vữa lớn làm cho viên gạch ép đều lêm mặt vữa nhưng
ngược lại biến dạng của vữa sẽ lớn gây nên nứt trong mạch vữa do gạch
cản trở biến dạng và tăng ứng suất kéo trong viên gạch.

Ảnh hưởng của tính linh động và tính đàn hồi dẻo của vữa

Tính linh động của vữa được xác định bằng phương pháp dùng quả chùy
hình nón

Tính linh động tăng → cường độ khối xây tăng vì khi đó làm giảm nhẹ được
việc xây và tạo điều kiện để mạch vữa ngang đầy và đều. Khi mạch vữa
đứng được lấp đầy sẽ làm cho vữa trong các mạch này cùng tham gia chịu
lực làm cản trở biến dạng của gạch làm giảm sự tập trung ứng suất trong
các mạch đứng do đó làm tăng cường độ khối xây.

Biến dạng của vữa tăng thì cường độ của khối xây giảm, biến dạng của
vữa phụ thuộc vào trọng lượng riêng của vữa ( γ v = 2000 kG/cm3 ) trọng
lượng riêng của vữa lớn thì biến dạng của vữa nhỏ.

Với γ v = 2150 kG/cm3 cường độ khối xây tăng lên 30% so với
γ v = 2000 kG/cm 3 .

Với γ v = 1900 kG/cm3 cường độ khối xây giảm 30% so với


γ v = 2000 kG/cm 3 .

Kiểu xây : thường xây (3÷ 5) dọc 1 ngang, nếu số hàng dọc tăng thì cường
độ của khối xây sẽ giảm (10 30)%.

Mức độ bịt kín của mạch vữa đứng : càng tốt thì cường độ khối xây càng
tăng. Trong thực tế khi xây người công nhân ít chú ý mạch vữa đứng do đó
khi tính toán ta bỏ qua ảnh hưởng của mạch vữa đứng.

Ảnh hưởng do tác dụng lặp của tải trọng : khối xây mau chóng bị phá hoại
khi tải trọng lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là khi đối với khối xây đã xuất
hiện vết nứt.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

0.13. Cường độ tiêu chuẩn của khối xây chịu kéo, uốn, cắt, nén cục bộ
0.13.1. Cường độ chịu kéo của khối xây
a.Phá hoại theo tiết diện không giằng
Lực kéo vuông góc với mạch vữa ngang → sự phá hoại xảy ra theo các
trường hợp:

Phá hoại theo mặt cắt qua gạch : trường hợp này xảy ra khi cường độ của
gạch quá kém → thiết kế không cho phép phá hoại qua gạch.

Phá hoại theo mặt cắt qua vữa : sự phá hoại có thể xảy ra theo mặt tiếp xúc
giữa vữa và gạch, phá hoại theo mặt tiếp xúc giữa vữa ­ gạch ­ vữa , phá
hoại qua mạch vữa.

Cả 3 các phá hoại trên đều liên quan đến lực dính pháp tuyến của vữa:
3
Rdp =
40
1+
Rv

Lực dính pháp tuyến của vữa được lấy bằng cường độ chịu kéo của vữa
Rk = Rd

Hình 2­23 Phá hoại kéo theo tiết diện không giằng

Lực dính của gạch, vữa và cường độ chịu kéo của vữa trong mạch khối xây
phụ thuộc vào :

Khả năng dính kết của vữa.

Mức độ tiếp xúc giữa vữa và gạch.

Trạng thái bề mặt viên gạch.


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Mức độ hút nước của viên gạch : gạch hút nước nhanh sẽ làm cho vữa mất
nước làm giảm lực dính, nhưng nếu gạch hút nước chậm thì giữa vữa và
gạch xuất hiện một lớp nước nên lực dính cũng giảm.
b.Phá hoại theo tiết diện có giằng
Khối xây chịu kéo theo tiết diện giằng xảy ra khi lực kéo song song với
mạch vữa ngang.

Sự phá hoại có thể xảy ra theo các tiết diện sau :

Tiết diện cài răng lược (1­1).

Tiết diện bậc thang (2­2).

Tiết diện đi qua mạch vữa đứng và các viên gạch (3­3).

Hình 2­24 Phá hoại kéo theo tiết diện có giằng

Phần lớn sự phá hoại xảy ra theo tiết diện (1­1) và (2­2), sự phá hoại này do
lực dính tiếp tuyến của mạch vữa ngang Rdt và lực dính pháp tuyến của
mạch vữa đứng Rdp quyết định.

Trong tính toán ta bỏ qua lực dính pháp tuyến của mạch vữa đứng.

Lực cắt trên một mặt của mạch vữa ngang là :


Q = b.d .Rdp

b : bề rộng của khối xây (chiều dày của tường).

d : độ sâu của các viên gạch giằng vào nhau.

Ta có lực kéo N bằng tổng các lực cắt trên các mặt của mạch vữa ngang :
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

h.b.d .Rdp
N = n.Q =
a
h
n : số lượng các mạch vữa ngang (bằng số lớp gạch trong khối xây) n =
a

a : chiều cao của 1 hàng gạch.


d
Đặ t v = : độ giằng vào nhau của các viên gạch.
a
Từ suy ra:
N = v.b.h.Rd = v.F .Rdp

Cường độ chịu kéo của khối xây :


N
Rk = = v.Rdp
F
d
với khối xây giằng vào đá có quy cách mà v = > 1 thì lấy v = 1 ,
a

với khối xây đá hộc : v = 0.7

Rdt = ( 1.3 2.5 ) Rdp quy phạm Rdt = 2 Rdp

Khi lực dính tốt mà cường độ chịu kéo của gạch kém thì sự phá hoại có thể
xảy ra theo tiết diện (3­3) cường độ chịu kéo của khối xây quy định bởi khả
năng chống kéo của viên gạch :
Rk = v ' .Rkg

1
Rkg cường độ chịu kéo đúng tâm của gạch thường lấy Rkg = Rug
2
Fg
v' = : hệ số kể đến sự giảm yếu của tiết diện do bỏ qua các mạch vữa
F
đứng.
Fg : diện tích các viên gạch bị cắt qua (không kể các mạch vữa đứng).
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

0.13.2. Cường độ chịu uốn của khối xây

Hình 2­ 25 Khối xây chịu uốn

a. Theo tiết diện giằng; b. Theo tiết diện không giằng

Khi chịu uốn khối xây cũng bị phá hoại theo tiết diện giằng hoặc không
giằng.

Sự phá hoại bắt đầu từ vùng kéo → cường độ chịu kéo của khối xây :

M Rdt + Rdp
Rku = = = 1.5Rdt
W 2
M : mômen uốn làm phá hoại khối xây

W : mômen kháng đàn hồi của tiết diện


Rku = 1.5 Rk

0.13.3. Cường độ chịu cắt của khối xây


a.Cắt theo tiết diện không giằng

Hình 2­ 26 Khối xây chịu cắt không giằng

Xảy ra lực cắt song song với mạch vữa ngang.


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Cường độ chịu cắt của khối xây do lực dính tiếp tuyến ( Rdt ) của mạch vữa
ngang và lực ma sát tỷ lệ với ứng suất nén σ 0
Rc = Rdt + f .σ 0
f : hệ số ma sát, f = 0.7
σ 0 : ứng suất nén trung bình do phần tải trọng bên trên truyền xuống.
b.Cắt theo tiết diện có giằng

Hình 2­ 27 Khối xây chịu cắt có giằng

Với khối xây bằng gạch đá mác thấp sự phá hoại có thể cắt qua tiết diện
gạch đá. Lúc này cường độ khối xây được quyết định bởi cường độ chịu cắt
của gạch :
Rc = Rcg

0.13.4. Cường độ chịu nén cục bộ của khối xây

Hình 2­28 Khối xây chịu nén cục bộ

Khối xây chịu nén cục bộ khi chỉ một phần tiết diện chịu ứng suất nén trực
tiếp, phần còn lại của tiết diện hoặc là không có ứng suất hoặc là có ứng
suất nhỏ hơn.

Cường độ chịu nén của phần khối xây chịu nén cục bộ lớn hơn cường độ
của phần khối xây không chịu nén hoặc chịu nén ít hơn vì phần này không có
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

hoặc có biến dạng ít hơn phần chịu nén cục bộ nên nó cản trở biến dạng
ngang của phần chịu nén cục bộ → do đó cường độ được nâng cao lên.

Cường độ chịu nén cục bộ :

F
Rcb = R 3 ψ .R
Fcb

R : giới hạn cường độ của khối xây chịu nén đúng tâm.

F : diện tích tính toán của tiết diện khối xây.

Fcb : diện tích phần chịu nén cục bộ.

ψ : hệ số phụ thuộc vào loại khối xây và vị trí tải trọng, ψ = 1 2.


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ


0.14. Phương pháp tính theo trạng thái giới hạn
0.15. Trạng thái giới hạn 1 (theo khả năng chịu lực)
Trạng thái này ứng với lúc kết cấu không thể chịu lực được thêm nữa vì bắt
đầu bị phá hoại hay bị mất ổn định :
T Tgh

T : nội lực trong kết cấu do tải trọng tính toán gây ra.

Tgh : khả năng chịu lực bé nhất của kết cấu.

Tính toán theo trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực là cần thiết cho mọi
kết cấu.
0.16. Trạng thái giới hạn 2 (theo điều kiện sử dụng bình thường)
Để đảm bảo kết cấu sử dụng bình thường cần hạn chế độ biến dạng, độ
mở rộng khe nứt, độ dao động của kết cấu.

Kiểm tra biến dạng :


f f gh

f : biến dạng của kết cấu do tải trọng tiêu chuẩn gây ra.

fgh : trị số biến dạng giới hạn cho phép của kết cấu.

Kiểm ra độ võng và khe nứt :


∆ ∆ gh

Δ : biến dạng lớn nhất ở mép chịu kéo của cấu kiện do tải trọng tiêu chuẩn
gây ra.

Δgh : biến dạng cho phép trước khi hình thành vết nứt đối với kết cấu không
cho phép nứt, với kết cấu cho phép nứt thì đó là độ mở rộng cho phép của
khe nứt.
0.17. Tải trọng tác động
Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải) là tải trọng tác dụng không thay đổi về giá
trị và phương tác dụng trong suốt quá trình sử dụng kết cấu như trọng lượng
bản thân, các tường vách cố định.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Tải trọng tạm thời (hoạt tải) là tải trọng có thể thay đổi về trị số, điểm đặt,
chiều tác dụng như tải trọng do người sử dụng, tải trọng cầu trục, tải gió,…

Tải trọng đặc biệt thường ít xảy ra như tải trọng động đất, tải trọng do các
vụ nổ,…

Tải trọng tính toán lấy bằng tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số vượt tải:
P = nPn

Trong đó hệ số vượt tải được lấy như sau:

Khi tải trọng tăng làm cho kết cấu nguy hiểm hơn: n = 1.1 1.3

Khi tải trọng giảm làm cho kết cấu nguy hiểm hơn: n = 0.9 0.8

Tải trọng tạm thời: n = 1.2 1.4


0.18. Cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán của khối xây
Cường độ tiêu chuẩn của khối xây :
n
Ri
R = c i =1

Cường độ tính toán của khối xây :

Rc
R=
k
k : hệ số an toàn xét đến các yếu tố làm giảm cường độ khối xây.

k=2 khối xây chịu nén.

k = 2.25 khối xây chịu kéo.

Để xét ảnh hưởng của phương pháp chế tạo vật liệu, điều kiện thi công và
tình trạng làm việc của kết cấu đưa vào hệ số điều kiện làm việc, m
được quy định trong tiêu chuẩn.

Khi kiểm tra cường độ của các trụ và mảng tường giữa hai ô cửa có diện
tích tiết diện ngang ≤ 0,3m2 lấy m = 0.8.

Khi tính cấu kiện có tiết diện tròn không có lưới thép xây bằng gạch thường
(không cong) lấy m = 0.6
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Khi kiểm tra cường độ khối xây chịu nén của những công trình chưa xây
xong
lấy m = 1.25

Khi tính các khối xây chịu nén mà tải trọng đặt vào khi khối xây đã khô cứng
một thời gian dài lấy m = 1.1

Khi tính toán khối xây có cốt thép :

Rac
Ra = .ma
ka
ka = 1.1 ÷ 1.25 đối với thép cán nóng.
ka = 1.5 ÷ 1.75 đối với thép sợi kéo nguội và thép sợi cường độ cao.
ma = 0.5 ÷ 0.9 : hệ số điều kiện làm việc.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

TÍNH TOÁN KHỐI XÂY GẠCH ĐÁ KHÔNG CỐT


THÉP THEO CƯỜNG ĐỘ (TTGH 1)
0.19. Cấu kiện chịu nén đúng tâm
0.19.1. Công thức cơ bản
Cấu kiện chịu nén đúng tâm là cấu kiện chịu lực nén N trùng với trọng tâm.

Cấu kiện gạch đá chịu nén đúng tâm : cột, tường...

Hình 4­ 29 Khối xây chịu đúng tâm

Điều kiện cường độ :

N ϕ .mdh .R.F

N : lực nén do tải trọng tính toán gây ra.

R : cường độ chịu nén tính toán của khối xây.

Khi diện tích tiết diện của khối xây F ≤ 0.3m 2 thì R phải được nhân với hệ
số điều kiện làm việc mk = 0,8

mdh : hệ số xét đến ảnh hưởng của tải trọng tác dụng dài hạn làm giảm
KNCL của khối xây, khi cạnh nhỏ nhất của tiết diện < 30cm hoặc bán kính
quán tính r < 8.7cm.
N dh
mdh = 1 − η.
N

η :hệ số tra bảng phụ thuộc vào l0 , l0


b r
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

l0
Khi b 30cm hoặc r 8.7cm hoặc 10 mdh = 1
b
l0 : được xác định phụ thuộc vào trường hợp tính toán, liên kết và dạng
kết cấu.

Hình 4­ 30 Xác định chiều dài tính toán

a. Cho cột hai đồng khớp; b. Cho cột của khung một nhịp;
c. Cho cột của khung hai nhịp; d. Cho cột ngàm và một đầu tự do;
e. Cho các mảng tường ngàm ba hoặc bốn cạnh; f. Cho vòm hai khớp.

ϕ :hệ số uốn dọc tra bảng phụ thuộc vào α và λr hay λh .


Với VL đàn hồi :

σ th0
ϕ=
σ ch
Khối xây là vật liệu đàn hồi dẻo :
σ th
ϕ=
1.1R c
.E0 .r 2
σ th0 =
l02
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

2
�r �
σ th = 2
.E. � �
�l0 �
Mặt khác:
� σ th �
E = E0 �
1− c �
� 1.1R �
2
� σ th ��r � 0 � σ th �
� σ th = � .E0 . �
1−2
.
c �� �
= σ th �
1− c �
� 1.1R ��l0 � � 1.1R �

σ th0
� σ th =
σ th0
1+
1.1R c
Chia 2 vế cho 1.1R c ta có:
ϕ0
ϕ=
1 + ϕ0
Trong đó:
σ th0
ϕ0 =
1.1R c
Từ và ta có:
2
2 �r �
.E0 . � �
ϕ0 = �l0 �
1.1R c
Mặt khác ta có: E0 = α .R c
2 2
�r �2
�r �
� ϕ0 = .α . � ��9α � �
1.1 �l0 � �l0 �
Công thức tính cho tiết diện bất kỳ, với tiết diện chữ nhật thì
0.75α
ϕ0 =
λb

Trị số ϕ , mdh được xác định phụ thuộc vào dạng liên kết như hình sau:
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 4­31 Xác định hệ số ϕ , mdh thay đổi theo chiều cao

0.19.2. Áp dụng
Kiểm tra KNCL của cột nhà một nhịp xây bằng gạch đất sét nung ép dẻo
mác 100, dùng vữa hỗn hợp mác 25. Cột cao 3.3m, một đầu liên kết với
móng được xem như ngàm, một đầu liên kết với dầm sàn bên trên được
xem như gối di động. Cột có TDCN 45x60cm, chịu N tt = 36T, trong đó Ndh
= 20T.

Sơ đồ chịu lực
Bài giải

Tra phụ lục 2, ứng với mác gạch 100, mác vữa 50 ta có R = 15 kG/cm 2 .

Tra phụ lục 1 với mác vữa 50 và khối xây gạch đất sét nung ép dẻo có
α = 1000

Cột có liên kết như hình vẽ :


� l0 = 1.5H = 1.5 �3.3 = 4.95m = 495cm

Kích thước tiết diện bxh = 45x60cm.


l0 495
� λb = = = 11 Tra bảng ϕ = 0.86
b 45
Vì cạnh bé của tiết diện b = 45cm > 30cm � mdh = 1
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Khả năng chịu lực của cột :

[ N ] = ϕ .mdh .R.F = 0.86 1 15 ( 45 60 ) = 34830 kG=34.83 T < 36 T

Cột không đủ khả năng chịu lực


5.1. Tính khối xây chịu nén cục bộ
5.2.1. Khái niệm

Nén cục bộ là trường hợp chỉ một phần tiết diện chịu nén.

Trong thực tế dầm, sàn, xà gồ, lanh tô, gác lên tường, cột.

Ứng suất trong khối xây có thể có các dạng : HCN, hình thang, tam giác,
đường cong tuỳ theo vật liệu gác lên khối xây.

Hình 4­ 32 Các trường hợp chịu nén cục bộ của khối xây

Không nên kê trực tiếp các kết cấu chịu lực lên tường hoặc cột gạch mà cần
dùng tấm đệm bằng bê tông cốt thép, chiều dày các tấm đệm là bội số của
chiều dày lớp gạch và không nhỏ hơn 14cm, trong tấm đệm có lưới thép,
hàm lượng cốt thép theo mỗi phương µa 0.5% .

Bản đệm không đặt trực tiếp lên gạch mà phải có một lớp vữa dày ≤ 15mm.

Dầm, sàn kê lên bổ trụ thì bản đệm phải đặt sâu vào tường.
5.2.2. Công thức tính toán

Kiểm tra nén cục bộ theo công thức :


N µ .d .Rcb .Fcb
µ : hệ số hoàn chỉnh biểu đồ áp lực của tải trọng cục bộ

µ = 1 : biểu đồ HCN.
µ = 0.5 : biểu đồ tam giác.
d : hệ số xét đến sự phân phối lại ứng suất trong vùng chịu nén cục bộ.
d = 1.5 − 0.5µ : khối xây bằng gạch, gạch bê tông đặc.
d = 1 : khối xây bằng bê tông có lỗ rỗng, bê tông tổ ong.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

λcb = µ .d : tiêu chuẩn quy định với tải trọng cục bộ phân bố không đều, cbλ
không phụ thuộc vào dạng biểu đồ áp lực mà chỉ phụ thuộc vào loại khối
xây.
λcb = 0.75 khi kê lên tường, cột gạch.
λcb = 0.5 khi kê lên tường bê tông có lỗ rỗng, bê tông tổ ong.

Rcb : cường độ tính toán của khối xây khi chịu nén cục bộ

F
Rcb = R. 3 ψ .R
Fcb

F : diện tích tính toán bao gồm F cb và một phần xung quanh F được
lấy như Hình 4­33.
Bảng 4­5 ψ : hệ số phụ thuộc vào loại khối xây và vị trí đặt tải trọng cục bộ.

Tải trọng đặt ở khoảng Tải trọng đặt ở góc khối xây
giữa (hình b, c)
Loại khối xây khối xây ( hình
Tínha, vd,ớe)
i tải Tính với tải
Tính với Tính với tải
trọng cục bộ trọng cục bộ
tải trọng trọng cục bộ
và toàn bộ và toàn bộ
cục bộ
­ Gạch đất sét
và gạch bê 2 2 1 1.2
tông thường
­ Bê tông đá
hộc, tảng bê 1.5 2 1 1.2
tông lớn
­ Bê tông
rỗng, bê tông tổ
ong bằng 1.2 1.5 1 1
đá thiên nhiên
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 4­33 Xác định diện tích tính toán cho khối xây chịu nén cục bộ

0.20. Tính khối xây chịu nén lệch tâm


0.20.1. Khái niệm chung
Cấu kiện chịu nén lệch tâm là cấu kiện chịu lực nén N đặt không trùng trọng
tâm tiết diện.

Hình 4­ 34 Sự thay đổi ứng suất trong khối xây chịu nén lệch tâm

a. Khi e0 còn bé; b. e0 tăng lên, xuất hiện ứng suất kéo;
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

c. e0 tiếp tục tăng lên, vùng kéo xuất hiện vết nứt.
Độ lệch tâm:
e0 = e01 + eng

Với :
M
e01 =
N
eng : độ lệch tâm ngẫu nhiên

eng = 2cm : tường chịu lực

eng = 1cm = : tường tự mang

eng = 0 khi b > 25cm

Tuỳ theo độ lệch tâm e0 của lực dọc mà trên tiết diện có thể chịu nén hoàn
toàn hoặc một phần chịu kéo. Nếu ứng suất kéo lớn hơn cường độ chịu kéo
của khối xây thì trong mạch mạch vữa ngang sẽ xuất hiện khe nứt → làm
thay đổi chiều cao làm việc của tiết diện, lúc này chiều cao làm việc của
tiết diện là hc. Trong khối xây không cho phép lực N đặt lệch ra khỏi phạm
vi tiết diện của cấu kiện mà lực N phải đặt trong phạm vi tiết diện và phải
thoả : y − e0 2cm .

Đồng thời để đảm bảo sự làm việc an toàn của kết cấu gạch đá thì :
e0 0.9 y khi tính với tổ hợp cơ bản 1

e0 0.95 y khi tính với tổ hợp cơ bản 2

Khi chiều dày tường ≤ 25cm thì :


e0 0.8 y khi tính với tổ hợp cơ bản 1

e0 0.85 y khi tính với tổ hợp cơ bản 2

Khi e0 0.7 y : còn phải kiểm tra về nứt


0.20.2. Công thức cơ bản
Bỏ qua khả năng chịu kéo của gạch vì gạch chịu kéo kém, bỏ qua sự làm
việc của vùng kéo.

Biểu đồ ứng suất nén có dạng HCN và đạt tới cường độ tính toán về nén
cục bộ ω .R .
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 4­ 35 Sơ đồ tính toán khối xây chịu nén lệch tâm

a. Tiết diện chữ nhật; b. Tiết diện chữ T

Điều kiện cường độ :


N ϕe .medh .ω.R.Fn

N : lực dọc tính toán.


ϕe : hệ số uốn dọc dùng trong tính toán cấu kiện chịu nén lệch tâm.
ϕ + ϕn
ϕe =
2
ϕ : hệ số uốn dọc tính với toàn bộ tiết diện tra bảng phụ thuộc
vào λh , α
ϕn : hệ số uốn dọc tính riêng với phần chịu nén tra bảng phụ
l'
thuộc vào λx = 0 và α .
x
l0' :phụ thuộc vào dạng của biểu đồ moment
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

N dh � 1.2e0 dh �
medh = 1 − η . 1+
� �
N � h �
e0dh : độ lệch tâm của tải trọng tác dụng dài hạn.
M dh
e0 dh =
N dh
ω : hệ số hiệu chỉnh xác định theo công thức thực nghiệm.
e0
ω = 1+ 1.45 cho tiết diện chữ nhật.
h
e0
ω = 1+ 1.45 cho tiết diện bất kỳ.
2. y
Với khối xây bằng gạch rỗng, tảng bê tông rỗng hoặc bằng đá thiên
nhiên ω = 1 .
Để khối xây được cân bằng thì ngoại lực và nội lực phải nằm trên cùng một
đường thẳng tức điểm đặt lực phải trùng với trọng tâm tiết diện chịu nén

Với tiết diện chữ nhật thì điều kiện đó được thể hiện :
x h
= − e0 � x = h − 2e0
2 2
Từ và ta có:
N ϕe .medh .ω.R. ( h − 2e0 ) .b
�h − 2e0 �
N ϕe .medh .ω.R. � .b.h

� h �

� 2e0 �
N ϕe .medh .ω.R. �
1− .F

� h �
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Với tiết diện chữ T khoảng cách e2 từ điểm đặt lực N tới trục trung
hoà và diện tích vùng nén Fn được xác định theo các công thức :
Vùng chịu nén về phía cánh :
b1.c
( 2.e1 − c ) + ( e1 − c )
2
e2 =
b2

Fn = b1.c + ( e1 + e2 − c ) .b2

c
Nếu e1 : vùng nén nằm gọn trong cánh.
2
e1 = e2

Vùng chịu nén về phía sườn :


b2 .d
. ( 2.e1 − d ) + ( e1 − d )
2
e2 =
b1

c − ( y1 + e0 − e2 ) �
Fn = d .b2 + �
� .b1

d
Nếu e1 : vùng nén nằm gọn trong phần sườn.
2
e1 = e2

0.20.3. Trường hợp lệch tâm lớn


Lệch tâm lớn khi :
e0 > 0.7 y với tổ hợp cơ bản 1.

e0 > 0.8 y với tổ hợp cơ bản 2.


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Điều kiện bền : σ k mn .Rku

M N �e 1 � N �F .e �
Mặt khác: σ k = − = N �0 − �= . � 0 − 1� mn .Rku
W F �W F � F �W �
mn .Rku .F
N
F .e0
−1
W
b.h 2
Với tiết diện chữ nhật : W = ; F = b.h
6
mn .Rku .F
N
6.e0
−1
h
mn : hệ số điều kiện làm việc của khối xây khi tính toán để hạn chế bề
rộng khe nứt của mạch vữa ngang phụ thuộc vào cấp hay thời hạn sử
dụng của công trình.

Cấp công trình


Cấ p I Cấp II Cấp III
Thời hạn sử
100 năm 50 năm 25 năm
dụng
mn 1.5 2 3
Rku : cường độ chịu kéo khi uốn của khối xây tra bảng.
0.20.4. Ví dụ
Kiểm tra khả năng chịu lực của một trụ gạch chịu nén lệch tâm, biểu đồ
mômen không đổi dấu với các số liệu sau :
• Gạch đất sét nung ép dẻo mác 100
• Vữa XM mác 50
• Độ lệch tâm theo phương cạnh lớn e0h = 8cm
• Kích thước tiết diện : b x h = 33cm x 45cm
• l0 = 4.2m
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

• Chịu lực nén N = 9.5T

Bài giải

Gạch đất sét nung ép dẻo M100, VXM M50 → Tra phụ lục 1 ta có:
α = 1000, R = 15 kG/cm 2

Vì dùng vữa XM nên cường độ tính toán gốc : R = 15 0.85 = 12.75 kG/cm 2

Kiểm tra khả năng chịu lực theo :


2.e0
N [ N ] = ϕe .medh .ω.R. �
1−


.F

� h �
Với:
ϕ + ϕn
ϕe =
2
l0 430
λh = = = 9.33 tra bảng với α = 1000; λh = 9.33 ta được ϕ = 0.894
h 45
Vì biểu đồ mômen cùng dấu nên l0' = l0 = 420 cm
Độ lệch tâm e0 = e + eng
Vì b =33cm > 25cm eng = 0

� e0 = e = e0 h = 8 cm
� x = h − 2.e0 = 45 − 2 �8 = 29 cm

l0' 420
λx = = = 14.48 tra bảng ϕn = 0.789
x 29
0.894 + 0.789
ϕe = = 0.841
2
medh : vì b = 33cm > 30 cm lấy m→ medh = 1

R : ta có F = 33 45 = 1485 cm 2 = 0.1485 m 2 < 0.3 m 2


� R = mk .R = 0.8 �12.75 = 10.2 kG/cm 2
e0 8
ω = 1+ = 1+ = 1.17 < 1.45
h 4.5
� 2 8�
� [ N ] = 0.841�� 1−
1 1.17 �10.2 �� �1485 = 9604.9 kG = 9.6 T > 9.5 T

� 45 �
Vậy cột đủ khả năng chịu lực.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

0.21. Cấu kiện chịu kéo, chịu uốn và chịu cắt


0.21.1. Khối xây chịu kéo
Không cho phép thiết kế kết cấu gạch đá chịu kéo theo tiết diện không
giằng mà chỉ được thiết kế KC gạch đá chịu kéo theo tiết diện giằng:
N [ N ] = Rk .F
Rk : cường độ chịu kéo tính toán của khối xây
F : diện tích tiết diện

0.21.2. Khối xây chịu cắt


a.Theo tiết diện không giằng
Điều kiện kiểm tra :
Q ( Rc + 0,8.n. f .σ 0 ) .F
Rc : cường độ chịu cắt tính toán theo tiết diện không giằng (theo bảng
phụ lục 3)
f : hệ số ma sát
f = 0.7 với khối xây bằng gạch đặc có quy cách
f = 0.3 với khối xây bằng gạch rỗng
n : hệ số vượt tải
n = 1 với khối xây bằng gạch đặc
n = 0.5 với khối xây bằng gạch rỗng
σ0 : ứng suất nén trung bình được tính với tải trọng nhỏ nhất, với hệ
số vượt tải về tải trọng là 0.9
F : diện tích chịu cắt của khối xây
b.Theo tiết diện có giằng
Xảy ra khi số hiệu thấp, cường độ chịu cắt của khối xây do gạch quy
định
Q Rcg .Fg

Rcg : cường độ tính toán chịu cắt của gạch


Fg : diện tích chịu cắt của gạch không kể diện tích mạch vữa
0.21.3. Khối xây chịu uốn
Điều kiện về moment :
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

M Rku .W

Rku : cường độ chịu kéo khi uốn của khối xây (phụ lục 3)
W : mômen chống uốn của tiết diện
Kiểm tra theo lực cắt :
Q Rkc .b.z

Rkc : cường độ tính toán về ứng suất kéo chính ( phụ lục 3)
b : bề rộng tiết diện
z : cánh tay đòn nội lực, với tiết diện chữ nhật z = 2.h/3
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

TÍNH TOÁN KHỐI XÂY GẠCH ĐÁ CÓ ĐẶT CỐT


THÉP THEO CƯỜNG ĐỘ (TTGH 1)
0.22. Khối xây đặt lưới thép ngang
0.22.1. Cấu tạo và tác dụng của lưới thép
Để tăng khả năng chịu lực cho kết cấu gạch đá ta có thể đặt cốt thép vào
trong khối xây dựng.

Cách đặt lưới thép ngang được dùng cho khối xây chực nén đúng tâm hoặc
nén lệch tâm bé và độ thanh mảnh nhỏ.

Kết cấu chịu nén lệch tâm bé:


e0 0.33 y với tiết diện bất kỳ
e0 0.17 h với tiết diện chữ nhật
Cấu kiện có độ thanh mảnh nhỏ khi λb 15 cho cấu kiện chịu nén đúng tâm

Cấu tạo lưới thép:

Hình 5­ 36 Gia cường khối xây bằng lưới thép ngang

a. Lưới thép chữ nhật; b. Lưới ziczac

d = ( 3 8 ) mm

c1 , c2 = ( 3 12 ) cm

s 40cm
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

(4 5 ) lớp gạch phải có 1 lưới thép

Xét một ô khối xây dựng được gạch chéo trên hình vẽ. Hàm lượng cốt thép :

Va
µ= .100%
Vk

Va: thể tích cốt thép


Va = f a ( c1 + c2 )

Vk: thể tích khối xây dựng đang xét


Vk = s.c1.c2

Từ và ta có:
f a ( c1 + c2 )
µ= .100%
s.c1.c2

Nếu dùng lưới ô vuông c1= c2= c:


2 fa
µ= .100%
s.c
Điều kiện về hàm lượng cốt thép:
µmin % µ % µmax %
Với:
µmin = 0.1% với khối xây có quy cách
R
Khối xây đúng tâm: µmax = 50. R
a

R
µ max = 50.
Khối xây lệch tâm: � 2l0 �
1−
� �Ra
� y �
R : là cường độ tính toán của khối xây không có cốt thép
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Ra: cường độ tính toán của lưới cốt thép ( tra phụ lục 9 )
Thông thường µ = 0.1 1%
Vữa:

Số hiệu vữa ≥ 25 cho môi trường khô ráo.


Số hiệu vữa ≥ 50 cho môi trường có độ ẩm lớn.
Tiêu chuẩn Việt Nam quy định vữa cho khối xây có cốt thép ≥ 50.

Chiều dày mạch vữa ngang lớn hơn đường lưới cốt thép ít nhất là 4mm.
0.22.2. Đặc trưng tính toán của khối xây
Đặc trưng đàn hồi của khối xây có cốt thép

Rc
αa = α.
Rakc
α :đặc trưng đàn hồi của khối xây không có cốt thép

R c :cường độ tiêu chuẩn của khối xây không có cốt thép


Với khối xây bằng đá có quy cách : R c = 1.5 R đá hộc phẳng đáy.

R c = 2 R ( R : cường độ tính toán gốc chưa kể hệ số điều kiện làm việc mk ).

Rakc cường độ tiêu chuẩn của khối xây có gia cường bằng lưới cốt thép.

2 µ Rac
R =R +
c
ak
c

100
µ : hàm lượng cốt thép của lưới

Rac :lưới cốt thép

Rac = 1.1Ra với thép AI (CI ), AII (CII )

Rac = 1.25Ra sợi thép kéo nguội

0.22.3. Tính toán khối xây chịu nén đúng tâm


a.Công thức tính toán
Điều kiện cường độ :

N [ N ] = mdn .ϕ.Rak .F
mdn , ϕ , F : giống như khối xây không có cốt thép nhưng được tính toán
với đặc trưng đàn hồi α a
Rak :cường độ chịu nén đúng tâm của khối xây có gia cường lưới cốt
thép.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

2 µ Ra
Rak = R + ξ 2R
100
R: cường độ tính toán của khối xây có kể đến hệ số điều kiện làm việc.
ξ : hệ số làm giảm cường độ của khối xây khi dùng vữa số hiệu thấp,
Nếu vữa có số hiệu ≥ 25 ξ =1
R
Nếu vữa có số hiệu < 25 ξ=
R25
Ra : cường độ tính toán của cốt thép trong khối xây.
b.Ví dụ
Kiểm tra KNCL của cột gạch đá có kích thước 51x51cm, bằng gạch đất
sét ép dẻo có số hiệu 100, vữa ba ta có số hiệu 50 chịu
N dh = 36 T,N ng .h = 13 T . Nếu khối xây không đủ KNCL thì hãy thiết kế lại,
l0 = 420cm.

Bài giải

Tra số liệu: Gạch đất sét ép dẻo có số hiệu 100, vữa ba ta có số hiệu 50

Tra bảng có α = 1000, R = 15 kG/cm 2


Kiểm tra khối xây theo công thức:

N [ N ] = mdh .ϕ .R.F
Vì cạnh của tiết diện là 51cm > 30cm mdh = 1
l0 420
λb = = = 8.24 < 10
h 51
Tra bảng ta có ϕ = 0.91
F = 51�51 = 2600 cm 2 < 3000 cm 2 � mk = 0.8

Cường độ tính toán của khối xây:


R = mk R = 0.8 15 = 12 kG/cm 2

[ N] =1 0.91 12 2600 = 28.5 T

N = N dh + N ng .h = 36 + 13 = 49 T > [ N ]

Cột không đủ khả năng chịu lực


Vì gạch và vữa có số hiệu tương đối cao chọn phương án gia cường lưới
cốt thép ngang bằng thép CI
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Tra bảng ta có Ra = 1500 kG/cm


2

R 12
µmax = 50. = 50. = 0.4%
Ra 1500

Giả thuyết gia cường lưới cốt thép với hàm lượng µ = 0.35% < µmax
2µ Ra 2 0.35 1500
Rak = R + ξ = 12 + 1 = 22.5 kG/cm 2 < 2 R = 24 kG/cm 2
100 100
Kiểm tra khối xây đã được gia cường lưới cốt thép theo công thức:

N [ N ] = mdh .ϕ.Rak .F
Tính α a :
Rc
αa = α.
Rakc

R c = 2 R = 2 15 = 30 kG/cm 2
2µ Rac
Rakc = R c +
100

Với thép AI: Rac = 1.1Ra = 1.1 1500 = 1650 kG/cm 2

2 0.35 1650
Rakc = 30 + = 41.55 kG/cm 2
100
30
α a = 1000 = 722 kG/cm 2
41.55

Tính ϕ
0.75α a 0.75 722
ϕ0 = = = 7.975
λb2 8.24 2
ϕ0 7.975
ϕ= = = 0.888
1 + ϕ0 1 + 7.975

� [ N ] = 1�0.888 �22.5 �2600 = 51948 kG = 51.95 T > 49 T

Thoả mãn khả năng chịu lực.


Lưới thép ngang gia cố dùng lưới ô vuông:

Giả thiết dùng φ 6, f a = 0.283 cm


2

s=15cm ( thích hợp 3cm c 12cm )


0.22.4. Tính toán khối xây chịu nén lệch tâm
a.Công thức tính toán tính toán
N ϕe .medh .Rak .Fn .ω
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Với ϕe , medh , Fn được xác định như trường hợp khối xây không đặt cốt thép
chịu nén lệch tâm.

Rak : cường độ tính toán tương đương của khối xây đặt lưới thép ngang chịu
nén lệch tâm.

Khi số hiệu vữa ≥ 25


2µ Ra � 2e0 �
Rak = R + 1−
� � 2R
100 � y �

Khi số hiệu vữa < 25


2 µ Ra R � 2e0 �
Rak = R + . 1−
� � 2R
100 R25 � y �
e0 :độ lệch tâm của lực dọc.

y : khoảng cách từ trong tâm tác dụng đến mép chịu nén.
Chú ý: khi xác định các hệ số uốn dọc ϕ và ϕn phải lấy theo
điểm trùng đàn hồi của khối xây đặt lưới thép ngang α a .
Rc
αa = α.
Rakc
α : đặc trưng đàn hồi của khối xây không có cốt thép.
Rakc : cường độ tiêu chuẩn của khói xây đặt lưới thép ngang.

2 µ Rac
R = kR +
c
ak
100
k: hệ số an toàn, với khối xây chịu nén.
Rac :cường độ tiêu chuẩn của cốt thép.

Rac = 1.1Ra với thép CI, CII.

Rac = 1.25Ra sợi thép.

b.Ví dụ
Xác định khả năng chịu lực của trụ có tiết diện 51 x 64 cm xây bằng gạch
đất sét ép dẻo. Chiều dài tính toán của cột l0 = 3,2m, độ lệch tâm của lực
dọc e0=5cm theo phía cạnh lớn. Mác gạch là 100. Vữa xi măng M75. Trong
cột đặt lưới thép hàn bằng sợi thép φ 5 (fa = 0,196cm2) khoảng cách các
thanh c = 4cm, khoảng cách giữa lưới s = 21cm.
Bài giải

Tra bảng với gạch M100 và vữa M75 có :


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

R = 17 kG/cm 2 , α = 1000

Với lưới thép dùng sợi thép φ 5 : Ra = 2000 kG/cm


2

Vì h = 64cm > 30cm nên medh = 1

Vì dùng lưới ô vuông nên hàm lượng cốt thép


Va 2f 2 0.196
µ= .100% = a .100% = 100 = 0.467%
V c.s 4 21
Khoảng cách từ trọng tâm tác dụng đến mép chịu nén
y = 0.5h = 0.5 40 = 32 cm

Cường độ tính toán tương đương

2 µ Ra � 2e0 �
Rak = R + 1−
� �
100 � y �

Với F = 51 x 64 = 3264cm2 > 3000cm2 → mk = 1


� R = mk R = 1�17 = 17 kG/cm 2

2000 � 2 5 �
� Rak = 17 + 2 �0.467 � 1−
� �= 29.84 kG/cm < 2 R = 34 kG/cm
2 2

100 � 32 �

Cường độ tiêu chuẩn của khối xây có lưới thép

2 µ Rac
Rakc = kR +
100
Với : Rac = 1.25Ra = 1.25 2000 = 2500 kG/cm 2
Khối xây chịu nén k = 2.
R = 0.85R = 0.85 17 = 14.45 kG/cm 2
2 0.467 2500
� Rakc = 2 �14.45 + = 52.25 kG/cm 2
100
Đặc trưng đàn hồi của khối xây có cốt thép

Rc 28.9
αa = α c
= 1000 = 553
Rak 52.25

Với R c = kR = 2 14.45 = 28.9 kG/cm 2


l0 320
Độ mãnh: λh = = =5 tra bảng ϕ = 0.95 (phụ thuộc vào λh , α a ).
h 64
Xác định ϕe : có thể xác định giống như khối xây không có cốt thép chịu nén
lệch tâm hoặc ta có thể dùng cốt thép thực như sau:
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

� e0 � l0 ��
ϕe = ϕ �1− � 0.06 − 0.2 ��
� h� h ��
� 5 � 320 �

= 0.95 �
1− � 0.06 − 0.2 �

� 64 � 64 �

= 0.943

Diện tích vùng nén :

Fn = b ( h − 2e0 ) = 51( 64 − 2 5 ) = 2754 cm 2

Tính ω :
e0 5
ω = 1+ = 1+ = 1.078 < 1.45
2y 2 32

Khả năng chịu lực của cột

[ N ] = ϕe .medh .Rak .Fh .ω


= 0.943 1 29.84 2754 1.078 = 83549 kG = 83.55 T
0.23. Khối xây đặt cốt thép dọc
0.23.1. Cấu tạo

Hình 5­ 37 Gia cường khối xây bằng lưới thép dọc

Cốt thép dọc đặt vào khối xây để chịu ứng suất kéo khi khối xây chịu uốn,
chịu kéo hoặc chịu nén lệch tâm. Ngoài ra còn có tác dụng để gia cố các trụ,
các mảng tường mỏng có độ mảnh lớn (λh > 15 hoặc λr > 53) hoặc các trụ
và tường chịu tải trọng rung động.

Có hai cách đặt cốt thép dọc:

Đặt bên trong: thép được bảo vệ tốt nhưng khó thi công và khó kiểm
tra chất lượng, hiệu quả chịu lực không cao (do gần trục trung hòa ) cách
đặt này ít được dùng trong thực tế.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Đặt bên ngoài: cốt thép được ép ở bên ngoài khối xây có lớp vữa bảo
vệ. Cách đặt này dễ thi công, cốt thép đặt xa trục trung hoà nên chịu lực
tốt.
Vữa: phải có số hiệu ≥ 25 khi khối xây làm việc trong môi trường khô ráo
và có độ ẩm bình thường, ≥ 50 khi khối xây làm việc trong môi trường ẩm
ướt hoặc sâu dưới đất.

Cốt thép :

Cốt thép dọc: chịu nén d ≥ 8mm, chịu kéo d ≥ 3mm.


Cốt đai: d = ( 3 ÷ 8 ) mm.
Khoảng cách đai u = bội số của chiều cao hàng gạch ( kể cả vữa )
u ≤ 50 cm.
u ≤ 15d : khi cốt thép đặt bên ngoài.
u ≤ 20d : khi đặt cốt thép bên trong.
Trong đoạn nối cốt thép : u ≤ 10d
Với d là đường kính cột dọc.
Hàm lượng cốt thép : μ ≥ 0.1% với cốt thép chịu nén.
≥ 0.5% với cốt thép chịu kéo.
Chiều dày lớp bảo vệ cốt thép dọc:

10mm đối với tường khi ở môi trường khô ráo.


15mm đối với tường khi ở ngoài trời.
20mm đối tường khi khối xây ở dưới đất.
Với trụ, cột : 20mm khi khối xây ở môi trường khô ráo.
25mm khi khối xây ở ngoài trời.
30mm khi khối xây ở dưới đất.
Khi gần đến trạng thái phá hoại do khối xây có cốt thép b/d lớn làm khối xây
và cốt chép chịu nén sẽ bị tách rời ra, không làm việc cùng nhau nữa. Do đó
cường độ của khối xây không sử dụng hết mà chỉ 0085 so với khối xây
không có cốt thép.

Khi khối xây có cốt thép chịu nén thì ta nhân với hệ số điều kiện làm việc
mk = 0,85.

Khi khối xây chỉ đặt cốt thép chịu kéo thì lấy mk = 1.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

0.23.2. Tính toán chịu kéo, chịu nén đúng tâm


N ϕ .mdh ( 0.85RF + Ra' Fa' )
ϕ : xác định như trường hợp khối xây không đặt cốt thép.

R : cương độ tính toán chịu nén của khối xây.


F : diện tích tiết diện của khối xây.
Ra' :Cường độ tính toán của cốt thép trong khối xây tra phụ lục 9.
Fa' : diện tích tiết diện cốt thép dọc.

0.23.3. Tính toán chịu kéo chịu nén lệch tâm

Hình 5­ 38 Sơ đồ tính toán thép chịu nén lệch tâm

a.Trường hợp lệch tâm bé


Điều kiện để xảy ra trường hợp lệch tâm bé:
Sn 0.8S0

S n , S0 moment tĩnh của diện tích phần chịu nén và toàn bộ diện tích
tiết diện đối với trọng tâm cốt thép chịu kéo (hoặc chịu nén ít).
Với tiết diện chữ nhật thì công thức có thể viết lại :
x 0.55h0

x : chiêu cao vùng nén.


h0 : chiều cao tính toán của tiết diện.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Lệch tâm bé có 2 trường hợp : toàn bộ tiết diện chịu nén, trên tiết diện có
một phần nhỏ chịu kéo.

Cả 2 trường hợp trên thì sự phá hoại bắt đầu từ vùng nén nhiều.

Sơ đồ ứng suất như hình vẽ:

M / Fa + ϕe medh ( 0.85ω RS 0
Ne Ra' Fa' Z a )

M / Fa' + '
Ne ϕe medh ( 0.85ω RS0' Ra Fa Z a )

e : khoảng cách điểm đặt lực N đến trọng tâm cốt thép Fa .
Với tiết diện chữ nhật e = 0.5h + e0 − a .
'
e’ : khoảng cách điểm đặt lực N đến trọng tâm cốt thép Fa .
Với tiết diện chữ nhật e = h0 − a ' − e .
ϕe , medh : xác định như đối với khối xây không có cốt thép chịu nén
lệch tâm.
S0 , S0' :mômen tĩnh của toàn bộ tiết diện lấy đối với trọng tâm cốt
thép Fa , Fa' .
Z a : khoảng cách giữa 2 trọng tâm Fa , Fa' .

Với tiết diện chữ nhật thì hai công thức và có thể viết lại:

0.42ω Rbh02 + Ra' Fa' ( h0 − a ' ) �


Ne ϕe medh �
� �

Ne' 0.42ω Rbh02 + Ra Fa ( h0 − a ' ) �


ϕe medh �
� �
Trường hợp đặt cốt đơn thì điều kiện cường độ là :
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Ne ϕe medh 0.5Rbh02

b.Trường hợp lệch tâm lớn


Điều kiện để xảy ra lệch tâm lớn:
Sn 0.8S0

Với tiết diện chữ nhật:


x < 0.55h0

Khi xảy ra nén lệch tâm lớn thì tiết diện có 2 miền kéo nén rõ rệt. Sự phá
hoại bắt đầu từ vùng kéo.

Biểu đồ ứng suất như hình vẽ, xem gần đúng ứng suất vùng nén có dạng
hình chữ nhật đạt trị số ωR, bỏ qua khả năng chịu kéo của khối xây.

M / Fa + ϕe medh ( 0.85ω RS n
Ne Ra' Fa' Z a )

Y 0 − N +ϕe medh ( 0.85ω RFn Ra' Fa' Ra=Fa )

Với tiết diện HCN thì và có thể viết lại:

� � x� ' ' ' �


M / Fa − ϕe medh+�
Ne 0.85−ω Rbx �h0 � Ra Fa ( h0 a ) �
� � 2� �
Y 0 − N +ϕe medh ( 0.85ω Rbx Ra' Fa' Ra=Fa )

Với tiết diện HCN đặt cốt đơn :


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

� x�
Ne ϕe medhω Rbx �h0 − �
� 2�
N ϕe medh ( ω Rbx − Ra Fa )

Với ω 1.25 được xác định như đối với trường hợp khối xây dựng không có
cốt thép chịu nén lệch tâm.

Điều kiện hạn chế:

Để cốt thép chịu nén đạt tới trị số giới hạn về cường độ chịu nén Ra' thì
điều kiện: Z h0 với tác dụng x 2a ' .
0.24. Các bài toán cơ bản
Khi thiết kế xây dựng có cốt thép dọc ta thường gặp hai dạng bài toán sau:
0.24.1. Bài toán 1:
Biết kích thước tiết diện, số hiệu gạch, số hiệu vữa, nhóm thép, điều kiện
'
liên kết, tải trọng xác định Fa và Fa .
Tra số liệu Ra , Ra' , R , α
'
Coi như sử dụng hết khả năng chịu nén của cốt thép Fa .
'
Từ hoặc tính được Fa
Hoặc từ hoặc với giả thiết Sn = 0.8S0 (hoặc x = 0.55h0 )
'
tính được Fa .
'
Nếu Fa 0 : tức ta không càn cốt thép chịu nén → trường hợp đặt cốt đơn.

Nếu Fa > 0 :Xác dịnh chiều cao vùng nén x.


'

 Giả thiết rơi vào trường hợp lệch tâm lớn


Từ và tìm x.

Nếu x 0.55h0 : lệch tâm lớn Từ hoặc để tính Fa .


Nếu x > 0.55h0 : lệch tâm bé Từ hoặc để tính Fa .
0.24.2. Bài toán 2:
Biết kích thước tiết diện, số hiệu gạch và vữa, nhóm thép điều kiện liên
kết, diện tích cốt thép → xác định khả năng chịu lực của cấu kiện.
Tìm số liệu tính toán.

Từ , hoặc tính được chiều cao vùng nén x.


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Nếu x 0.55h0 : rơi vào trường hợp lệch tâm lớn kiểm tra khả năng chịu lực
theo , hoặc .

Nếu x > 0.55h0 : rơi vào trường hợp lệch tâm bé kiểm tra khả năng chịu lực
theo, , , hoặc .
0.24.3. Ví dụ
Cho cột gạch có tiết diện 64 x 51cm chiều dài tính toán l o = 8m chịu tác
dụng của một lực nén N = 20T đặt lệch tâm theo phương cạnh lớn của tiết
diện một đoạn eo = 15cm. Cột xây bằng gạch đất sét ép dẻo mác 100 dùng
vữa xi măng mác 50. Yêu cầu xác định diện tích cốt thép dọc Fa và Fa'
(thép nhóm CII).

Bài giải

Tra số liệu tính toán:

Khối xây dựng bằng gạch đất sét ép dẻo mác 100 dùng vữa xi măng
mác 50, tra bảng ta có α = 1000, R = 15 kG/cm 2
Cốt thép dọc CII có Ra = Ra = 2400 kG/cm
' 2

l0 800
Độ mảnh của cột: λb = = = 15.7 > 15
b 51
Cần phải gia cố khối xây bằng cốt thép dọc, với λb = 15.7 ϕ = 0.748 .

Xác định:

� e0 � l0 ��
ϕe = ϕ �
1− � 0.06 − 0.2 ��
� h� h ��
� 15 � 800 �

= 0.748 �
1− � 0.06 − 0.2 �
�= 0.652
� 64 � 64 �

Cạnh bé của tiết diện b = 51cm > 30cm medh = 1

e0 15
ω = 1+ = 1+ = 1.234 < 1.45
h 64
Các thanh thép đặt vào bên trong cột cách mép cột một hàng gạch (chiều
rộng viện gạch là 105mm, chiều dày lớp vữa ngoài 15mm, lớp vữa giữa là
10mm).
10
a = a ' = 10.5 + 1.5 + = 12.5 cm
2
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

h 15
� e = e0 + − a = 15 + − 12.5 = 34.5 cm
2 2
h0 = h − a = 64 − 12.5 = 51.5 cm

Từ phương trình ta có:


Ne
− 0.42ω Rbh02 20000 34.5 − 0.42 1.234 12.75 51 51.52
ϕ m
Fa' = e edh ' = 0.652 1 = 1.75 cm 2
Ra ( h0 − a )
'
2400 ( 51.5 − 12.5 )
Với R = mk R = 0.85 15 = 12.75 kG/cm 2
Chọn 2φ12 : Fa' = 2.26 cm 2 .
Xác định x theo :

0.85ω Rbx ( h0 − 0.5 x ) + Ra' Fa' ( h0 − a ' ) �


Ne = ϕe medh �
� �

0.85 1.234 12.75 51x ( 51.5 − 0.5 x ) + 2400 2.26 ( 51.5 − 12.5 ) �
20000 34.5 = 0.652 1 �
� �

682.05 x ( 51.5 − 0.5 x ) + 211536 �


� 690000 = 0.652 �
� �

� −222.35 x 2 + 22902 x − 552078.5 = 0


những trường hợp x = 38.48 cm > 0.55h0 = 0.55 51.5 = 28.33 cm
Lệch tâm bé.
Từ phương trình ta có:
Ne'
− 0.42 Rbh02
ϕe medh
Fa =
Ra ( h0 − a ' )

20000 4.5
− 0.42 12.75 51 51.52
= 0.652 1 <0
2400 ( 51.5 − 12.5 )

h 64
Với e' = − e0 − a ' = − 15 − 12.5 = 4.5 cm
2 2
Cốt thép Fa (chịu nén ít) không cần đặt thì khối xây vẫn đảm bảo chịu
lực, hoặc chọn theo cấu tạo dùng 2φ 8 .
0.25. Kết cấu hỗn hợp
Để nâng cao khả năng chịu lực của khối xây, trong nhiều trường hợp
phương án hợp lý là dùng kết cấu hỗn hợp. Trong kết cấu hỗn hợp bê tông
cốt thép cùng làm việc với khối xây.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Phần bê tông cốt thép có thể được đúc ở bên ngoài hoặc bên trong khối xây.
Trong bê tông đặt các cốt thép dọc, dùng các cốt đai để liên kết các phần bê
tông cốt thép lại. Số hiệu bê tông thường dùng là 100 – 150. Kết cấu hỗn
hợp có thể dùng chịu nén đúng tâm, nén lệch tâm, chịu uốn và chịu kéo đúng
tâm.

Hình 5­ 39 Sơ đồ tính toán thép chịu nén lệch tâm

1. Khối xây; 2. Bê tông cốt thép

0.25.1. Cấu kiện chịu nén đúng tâm


Tính toán cấu kiện hỗn hợp chịu nén đúng tâm theo công thức sau:

(
N ϕtd mdh 0.85RF + Rn Fb + Ra' Fa' )
Trong đó,

N: lực dọc tính toán


ϕ td : hệ số uốn dọc của cấu kiện hỗn hợp tra bảng phụ lục 10 với đặc trưng
đàn hồi của khối xây được gia cố bê tông cốt thép α td

R: cường độ chịu nén tính toán của khối xây

F: diện tích tiết diện khối xây


Rn : cường độ chịu nén tính toán của bê tông

Fb : diện tích phần bê tông

Ra' : cường độ chịu nén tính toán của cốt thép

Fa' : diện tích cốt thép dọc đặt trong bê tông

Đặc trưng đàn hồi của khối xây được gia cố bê tông cốt thép α td xác định
như sau:
E0td
αtd =
Rtdc
E0 k J k + Eb J b
E0td =
J k + Jb
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

R c F + Rnc Fb
Rtdc =
F + Fb
E0td : module đàn hồi tương đương của kết cấu hỗn hợp

E0 k , Eb : module đàn hồi ban đầu của khối xây và bê tông

J 0 k , J b : moment quán tính của khối xây và bê tông đối với trọng tâm hình
học của tiết diện.
R c , Rnc : cường độ chịu nén tiêu chuẩn của khối xây và của bê tông

0.25.2. Cấu kiện chịu nén lệch tâm bé


Trường hợp cấu kiện hỗn hợp chịu nén lệch tâm bé. Khi thỏa mãn điều kiện
Sn 0.8S0

Điều kiện cường độ:

(
Ne ϕtd mdh 0.85RS k + Rn Sb + Ra' S a )
(
Ne' ϕtd mdh 0.85RS k' + Rn Sb' + Ra S a' )
Trường hợp đặt cốt đơn:
Ne ϕtd mdh ( 0.85RS k + Rn S b )

Trong đó,
S 0 : moment tĩnh của diện tích hỗn hợp lấy đối với trọng tâm cốt thép chịu
kéo (hoặc chịu nén ít) Fa
Rn
S0 = S k + Sb
R
S n : moment tĩnh của diện tích vùng chịu nén của tiết diện hỗn hợp lấy đối
với trọng tâm cốt thép chịu kéo (hoặc chịu nén ít) Fa
Rn
Sn = S kn + Sbn
R

Sn , Sb , S a : moment tĩnh của tiết diện khối xây, bê tông và cốt thép chịu nén
Fa' lấy đối với trọng tâm cốt thép chịu kéo Fa

S n' , Sb ' , S a ' : moment tĩnh của tiết diện khối xây, bê tông và cốt thép chịu kéo
Fa lấy đối với trọng tâm cốt thép chịu nén Fa'

S kn , Sbn :moment tĩnh của diện tích vùng chịu nén của tiết diện khối xây và bê
tông lấy đối với trọng tâm cốt thép chịu kéo Fa
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

e, e' : khoảng cách từ điểm đặt lực N đến trọng tâm cốt thép Fa và Fa'

Chú ý: Nếu Fa và Fa' nằm cách mép tiết diện lớn hơn 5cm thì moment tĩnh
và độ lệch tâm e, e' trong các công thức trên được xác định đối với mép tiết
diện.
0.25.3. Cấu kiện chịu nén lệch tấm lớn
Cấu kiện hỗn hợp chịu nén lệch tâm lớn (trường hợp bê tông đặt ngoài khối
xây) khi thỏa mãn điều kiện S n < 0.8S0

Điều kiện cường độ:

(
Ne ϕtd mdh 1.05RS kn + Rn Sbn + Ra' Sa )
(
N ϕtd mdh 1.05RFkn + Rn Fbn + Ra' Fa' − Ra Fa )
Trong đó Fkn , Fbn diện tích vùng chịu nén của khối xây và diện tích vùng chịu
nén của bê tông.

Trường hợp đặt cốt đơn:


Ne ϕtd mdh ( 1.05RS kn + Rn Sbn )

N ϕtd mdh ( 1.05RFkn + Rn Fbn − Ra Fa )

0.25.4. Cấu kiện chịu uốn


Tính toán cấu kiện chịu uốn của kết cấu hỗn hợp theo công thức sau:
M 1.05 RS kn + Rn S n + Ra' S a

Ra Fa − Ra' Fa' = 1.05RFkn + Rn Fbn

Điều kiện hạn chế chiều cao vùng chịu nén là:
S n < 0.8S 0 , Z h0 − a '

Trường hợp cấu kiện đặt cốt đơn:


M 1.05 RS kn + Rn S n

Ra Fa = 1.05 RFkn + Rn Fbn


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN CỦA NHÀ GẠCH


0.26. Phân loại tường và trụ
Khối xây tường và trụ được phân loại theo cách chịu lực, theo cấu tạo và theo
độ cứng không gian của nhà thành các loại sau đây

Theo chịu lực: người ta chia ra tường, trụ chịu lực và tường tự mang, trụ tự
mang. Tường trụ chịu lực là tường ngoài chịu trọng lượng bản thân của nó,
nó còn phải chịu trọng lượng của các bộ phận khác truyền sang như sàn,
dầm và các loại tải trọng khác của kết cấu. Tường tự mang là tường chỉ
chịu riêng trọng lượng bản thân nó.

Theo cấu tạo: Khối xây có thể phân thành khối xây đặc, khối xây rỗng và
khối xây nhiều lớp.

Theo độ cứng không gian của nhà tường chịu lực được chia thành hai loại:
nhà có sơ đồ kết cấu cứng và nhà có sơ đồ kết cấu mềm.
0.27. Cấu tạo của tường và trụ
Đối với tường và trụ để đảm bảo ổn định thì:

H
β= β gh
h

Hình 6­ 40 Cấu tạo tường và trụ gạch

H: chiều cao của tường hoặc trụ.


h: chiều dày tường hoặc cạnh trụ theo phương có độ mảnh lớn.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

β gh : Phụ thuộc vào chức năng của tường hoặc trụ, điều kiện gối tựa,
nhóm khối xây.
Với không có lỗ cửa chịu tải trọng do sàn và mái truyền xuống khi
chiều dài tự do l < 2,5H:

Nhóm khối xây


Số hiệu vữa
I II II IV
≥ 50 25 22 ­ ­
25 22 20 17 ­
19 20 17 15 14
≤4 ­ 15 14 13
Với các trường hợp khác ta phải nhân thêm với hệ số K
l > 2.5H K = 0.9
l > 3.5 H K = 0.8

Fgy
Tường có lỗ cửa: K =
Fng

Với Fgy = Fng − Flocua


Theo độ cứng không gian của nhà có tường chịu lực nhà được phân thành hai
loại:

Nhà có sơ đồ kết cấu cứng: tường ngang đặt tương đối dày, sàn và
mái xem là gối tựa cứng vì vậy ta có thể bỏ qua chuyển vị ngang.
Khoảng cách cực đại giữa các kết cấu ổn định ngang để đảm cho sàn
và mái là gối tựa cố định của tường và trụ gạch được lấy theo bảng sau:

Trị số lt (m) ứng với khối xây


Loại sàn và mái
I II III IV
­ Sàn và mái gỗ 30 24 18 12
­ Sàn, mái bằng BTCT lắp ghép 42 36 24 ­
­ Sàn, mái bằng BTCT hoặc gạch đá toàn khối 54 42 30 ­
Các giá trị trong bảng trên phải có hiệu chỉnh khi nhà chịu áp lực gió lớn hay
chiều cao nhà lớn.

Khi áp lực gió 70 100 kG/cm 2 → lấy giảm đi 15÷25%


H = 21 − 32 m → lấy giảm đi 10%
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

H = 33 − 48 m → lấy giảm đi 20%

Chiều rộng B < 2H → lấy giảm đi theo tỉ số B/2H


Nhà có kết cấu mềm: tường ngang đặt thưa hơn các giá trị trên không cho
phép bỏ qua chuyển vị ngang.
0.28. Tính toán tường, trụ nhà có sơ đồ kết cấu cứng
0.28.1. Nội lực do tải trọng đứng tác dụng lên tường hoặc trụ
Tải trọng đứng tác dụng lên tường hoặc trụ bao gồm:

Tải trọng do các tầng trên truyền xuống Σ đặt tại trọng tâm của
tường.
Tải trọng trong phạm vi tầng đang xét truyền vào tường phân bố tam
giác theo đoạn sàn kê vào tường với hợp lực Qs.
Moment uốn tại tiết diện dưới mép sàn:

M I − I = Qs .e2 − N t .e1

Lực dọc tại tiết diện dưới mép sàn:

N I − I = Qs + Nt

e1: độ lệch tâm giữa trục tường trên và trục tường dưới, nếu chiều
dày tường trên và tường dưới bằng nhau thì e1 = 0.
e2: Khoảng cách từ trục tường đến hiệu lực Q.

Hình 6­ 41 Sơ đồ tải trọng đứng tác dụng vào tường

7.2.1. Nội lực do tải trọng gió

Tính tường chịu uốn cục bộ:

Xem tường dọc là dầm liên tục có gối tựa là sàn :


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

qH t2
M cb
g =
12
Tại tiết diện x:
M = M x + M gcb

Với là M x moment tại tiết diện x do tải trọng thẳng đứng gây ra.

Hình 6­42 Nội lực tường chịu uốn cục bộ do tải trọng gió

Tính tường chịu uốn tổng thể


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 6­43 Sơ đồ tính tường chịu uốn tổng thể do tải trọng gió

Khi tính uốn tổng thể của nhà có sơ đồ kết cấu cứng chịu tải trọng
gió: ta xem các tường ngang và một phần tường dọc cùng làm việc với
nhau, tính toán như console thẳng đứng ngàm vào đất. Tiết diện ngang I, T,
[.
Chiều dài S của phần tường dọc cùng làm việc với tường ngang khi
chịu uốn tổng thể (như phần cánh của tiết diện chữ I, T ...).
LT + Lp
Với tường đặc S = 0.8H x < Ln với Ln =
2
H x : khoảng cách từ đỉnh tường ngang tới cao trình tiết diện đang xét.

Fng
Với tường có lỗ cửa S = 0.7 h1 3
Fth
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

h1 :Tổng chiều cao của những dải khối xây nằm giữa hai ô cửa tính
từ đỉnh tường ngang tới tiết diện đang xét.
Fng :Diện tích tiết diện ngang của đoạn tường dọc trên chiều dài diện
tích (tiết diện nguyên):
Fgy = Fng − Flocua
Fng b1
=
Fgy a1

Fth :Tổng diện tích các mảng tường giữa cửa sổ trên chiều dài S.

Ứng suất trong mảng tường dọc (phần cánh của tiết diện chữ i, T ...) được
xem như phân bố theo qui luật đường thẳng có giá trị lớn nhất tại trục tường
ngang và bằng 0 tại chiều dài S.

Tính tường chịu nén:


Mg
σ max = .y
J

M g :moment do tải trọng gió gây ra tại tiết diện đang xét.

N g( ) = σ g( ) .F
x x

σ g( x ) Sx − x ( x) � x �
( x)
= � σ g( x ) = σ max 1− �

σ max Sx � Sx �
Từ và ta có:
M g( x ) � x �
σ = x
g 1− �
.y �
J � Sx �
Từ và ta có:
M gx � x �
N g( x ) = 1−
.y � .F

J � Sx �
M g = M x + M gcb
N g = N x + N g( x )
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Kiểm tra mảng tường dọc theo cấu kiện chịu nén lệch tâm.

Kiểm tra chịu cắt tại tiết diện nối giữa tường ngang và tường dọc(hình vẽ).

Gọi F1: diện tích tường dọc tại chỗ nối nằm giữa hai ô cửa.
σ F1 + T1 − ( σ + ∆σ ) .F1 = 0
∆M QH T
T1 = ∆σ .F1 = . y.F1 = . y.F1
J th J th

Q: lực cắt do tải trọng gió gây ra ở ngang mức sàn trên mảng tường
đang xét. Trong qui phạm lấy lực cắt cho phép lấy lực cắt giữa chiều cao
tường.
T1: Lực cắt tại tiết diện tiếp giáp giữa tường ngang và dọc.
Để đảm bảo an toàn:
T1 Rc .hn .H T

Rc: Cường độ tính toán về cắt theo tiết diện có giằng.


hn :chiều dày tường ngang.

Tính toán lực cắt trong tường ngang (hình vẽ)


Gọi τ là lực cắt xuất hiện trong tường ngang do tải trọng gió gây ra
Điều kiện:
τ Rc
Rc : Cường độ tính toán về cắt có xét để ảnh hưởng có lực ép ở bên trên.
Với:
Qg
τ= .λ
hn .b
Trong đó:
λ là hệ số phân bố không đều của ứng suất tiếp với tiết diện.
I λ = 1.15
CN λ = 1.5
T λ = 1.35
Khi tường không xét đến sự làm việc chung giữa tường ngang và
tường dọc:
λ = 1.5
b: chiều dài của tường ngang.
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Rc: Cường độ chịu cắt của khối xây khi chịu lực nén tính toán n
(với hệ số vượt tải n = 0.9):
Rc = Rkc ( Rkc + σ 0 )

Với Rkc : Cường độ tính toán theo ứng suất kéo chính.
0.9N
σ0 =
F
Từ điều kiện ta có:
Qg Rc bhn
.λ �Rc Qg
hn b λ
0.29. Tính toán tường, trụ nhà có sơ đồ kết cấu mềm
Khi khoảng cách giữa các tường ngang tương đối thưa, khi tính toán tường
và trụ ta cần xét đến tính đàn hồi của gối tựa ở đầu mút trên.

Với nhà có sơ đồ kết cấu mềm thì số tường không quá một tầng vì nếu
không thì trong tường có thể phát sinh ra moment uốn lớn mà khối xây không
thoả mãn.

Khi tính toán ta tính theo hai giai đoạn:

Giai đoạn đang xây: xem tường hoặc trụ như một thanh console chịu
tải trọng do gió và trọng lượng bản thân.
Giai đoạn làm việc: xem nhà là một khung ngang liên kết khớp với
mái và ngàm với móng.

Khi tính toán xem xà ngang là tuyệt đối đứng.

Độ cứng của tường hoặc trụ được tính theo module đàn hồi E = 0.8E0 ( E0 :
module đàn hồi ban đầu của khối xây).

Tại vị trí gối dầm mái hoặc vi kèo tường được gia cố bằng cách bổ trụ
tường có tiết diện T với chiều rộng tính toán phần cánh được lấy như sau:
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Hình 6­44 Cách xác định tiết diện ngang của nhà có sơ đồ kết cấu mềm

a. khi tải trọng truyền đều; b. khi tải trọng truyền cục bộ

Khi tải trọng mái được truyền đều lên chiều dài tường, chiều rộng
cánh được lấy như sau:
5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

Với tường có lỗ cửa lấy bằng chiều dài đoạn tường giữa các lỗ cửa.
Với tường không có lỗ cửa lấy bằng khoảng cách giữa các trục của các
bổ trụ.

Khi tải trọng mái chỉ truyền lên tường qua một tiết diện cục bộ

Áp lực truyền xuống sẽ không phân bố đều trên toàn chiều cánh chữ T do đó
trong tính toán chiều rộng cánh được lấy tăng dần từ trên xuống dưới theo
qui luật tam giác như hình vẽ. Để đơn giản ta có thể coi gần đúng tường có
tiết diện chữ T với bề rộng cánh không đổi từ đỉnh xuống chân tường, bằng
H
về mỗi phía tính từ mép trụ nhưng không được lớn hơn khoảng cách tới
3
mép lỗ cửa gần nhất.
0.30. Móng nhà
0.30.1. Xác định diện tích đế móng
Với nhà có sơ đồ kết cấu cứng, móng của tường coi như chịu tải trọng nén
đúng tâm.

Kích thước đáy móng được xác định:


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

N tc + G tc
F
R
Chiều rộng của móng băng:

F N tc + G tc
B=
L RL
Trong đó,

F: diện tích đế móng

N tc : lực dọc do tải trọng tiêu chuẩn

G tc : trọng lượng bản thân móng và đất đắp trên móng

R: cường độ chịu nén tính toán của đất nền

L: chiều dài tường chịu lực (chiều dài móng) của nhà
0.30.2. Móng cứng
Là móng có góc mở nhỏ hơn trị số giới hạn (góc cứng ­ phụ thuộc vào vật
liệu làm móng). Móng cứng có biến dạng uốn nhỏ. Thông thường xây móng
dật cấp dạng bậc thang với tỉ lệ giữa chiều cao và bề rộng của bậc là cotg
với khối xây gạch góc cứng dao động từ 290 đến 330. Với khối xây đá cotg
≤ 2.

Đỉnh móng xây thấp hơn mặt đất tự nhiên 10 ­ 15cm. Chiều rộng đỉnh móng
lớn hơn bề dày tường 5­ 15cm.

Chiều sâu đặt móng phải đảm bảo yêu cầu về góc cứng và điều kiện địa
chất. Chiều sâu móng phải sâu hơn 50cm tính từ mặt đất tự nhiên.

Hình 6­45 Cấu tạo móng cứng


5
KẾT CẤU GẠCH ­ ĐÁ

0.30.3. Móng mềm


Là móng có độ vươn dài của cánh móng vượt quá giới hạn của góc cứng.
Móng mềm có biến dạng uốn lớn.

Móng mềm do có phát sinh ứng suất kéo nên móng được làm bằng BTCT,
dùng trong công trình có tải trọng lớn, hoặc đặt trên nền đất yếu. Móng
mềm có ưu điểm giảm chiều sâu chôn móng do đó giảm bớt chi phí đào
đắp....

Hình 6­46 Cấu tạo móng mềm

You might also like