You are on page 1of 34

Chương II.

Cấu tạo chữ Hán

 Nguồn gốc, số lượng, vai trò của bộ thủ


 Nguồn gốc, giá trị của lục thư
 Nhận diện bộ thủ và cách cấu tạo một chữ Hán cụ thể

I. Bộ thủ

1. Nguồn gốc bộ thủ

Học giả thời Đông Hán là Hứa Thận (許慎, khoảng 58 - 147) trong
cuốn Thuyết văn giải tự (hoàn thành vào năm 100) đã lần đầu tiên đề cập tới
bộ thủ. Theo đó, bộ thủ là “nhất bộ chi thủ”, chỉ kí hiệu làm đầu mối để tra
một nhóm các chữ Hán sử dụng chung kí hiệu đó (kí hiệu này thường được
xét khi giữ vai trò chỉ ý nghĩa trong những chữ Hán cùng nhóm). Như vậy, bộ
thủ vốn được nhận diện căn bản trên phương diện đặc điểm hình thể, để phục
vụ việc tra chữ Hán, tra từ điển được thuận lợi (có xét đến vai trò ghi ý của kí
hiệu được nhận làm bộ thủ).

Với việc phân tích 9.353 chữ Hán, Hứa Thận đã đề xuất 540 bộ thủ. Hệ
thống này được các học giả đời sau nghiên cứu ra phát hiện ra nhiều sai sót và
đề xuất các phương án khác thay thế.

Đời Minh, học giả Mai Ưng Tộ (梅膺祚, ?-?) sau khi tiến hành phân
tích 33.179 chữ Hán trong cuốn Tự vựng (hoàn thành năm 1615) đã đề xuất
hệ thống 214 bộ thủ. Sau Mai Ứng Tộ còn một số đề xuất khác, nhưng hệ
thống 214 bộ thủ vẫn có ảnh hưởng sâu rộng đối với người học, sử dụng chữ
Hán xưa nay.

Bảng tra 214 bộ thủ (xếp theo trật tự trong cuốn Tự vựng)
STT Bộ thủ Tên gọi Ý nghĩa
1 nét
1 一 nhất một
2 丨 cổn sổ
3 丶 chủ chấm
4 丿 phiệt phẩy
5 乙 ất vị trí thứ 2 trong thiên can
6 亅 quyết móc
2 nét
7 二 nhị hai
8 亠 đầu trên cùng, nắp
9 人 (亻) nhân người
10 儿 nhân người
11 入 nhập vào
12 八 (丷) bát tám
13 冂 quynh hoang địa; khuôn khổ, giới hạn
14 冖 mịch trùm khăn lên, che ở trên
15 冫 băng băng, lạnh
16 几 kỉ ghế, chân
17 凵 khảm hố, lõm, há miệng
18 刀 (刂) đao dao
19 力 lực sức mạnh
20 勹 bao bao bọc
21 匕 tỉ (chuỷ) thìa, muôi
22 匚 phương đồ để chứa
23 匸 hễ che đậy, giấu
24 十 thập mười
25 卜 bốc bói
26 卩 tiết vật làm tin
27 厂 hán vách núi
28 厶 tư riêng tư
29 又 hựu lại, lần nữa, tay
3 nét

30 口 khẩu miệng
31 囗 vi vây quanh
32 土 thổ đất
33 士 sĩ học trò, kẻ sĩ
34 夂 truy đến sau, đến muộn
35 夊 tuy đi chậm, chậm rãi
36 夕 tịch đêm tối
37 大 đại to, lớn
38 女 nữ nữ giới
39 子 tử con, con trai
40 宀 miên mái nhà
41 寸 thốn tấc
42 小 tiểu bé, nhỏ
43 尢 uông què quặt
44 尸 thi thân xác, xác chết
45 屮 triệt mầm non, cỏ non mới mọc
46 山 sơn núi
47 川 xuyên sông ngòi
48 工 công công việc, người thợ
49 己 kỉ bản thân
50 巾 cân khăn, vải vóc
51 干 can can dự
52 么 yêu nhỏ bé
53 广 nghiễm mái che, nhà cửa
54 廴 dẫn bước dài
55 廾 củng hai tay (cùng cầm vật)
56 弋 dặc bắn bằng tên có dây, chiếm lấy
57 弓 cung cái cung
58 彐 (彑) kí đầu con nhím
59 彡 sam lông, tóc
60 彳 xích bước ngắn
4 nét
61 心 (忄, ) tâm tim
62 戈 qua cái qua, vũ khí
63 戶 hộ cửa (một cánh)
64 手 (扌) thủ tay
65 支 chi nhánh, cành
66 攴 (攵) phốc đánh (khẽ)
67 文 văn nét, văn
68 斗 đẩu cái đấu
69 斤 cân cái rìu
70 方 phương vuông, phương hướng
71 无 vô không
72 日 nhật mặt trời
73 曰 viết nói
74 月 nguyệt mặt trăng
75 木 mộc cây gỗ
76 欠 khiếm hơi thở ra
77 止 chỉ dừng
78 歹 đãi xấu
79 殳 thù cái thù, vũ khí
80 毋 vô không nên, chớ
81 比 tỉ so sánh
82 毛 mao lông
83 氏 thị họ
84 气 khí hơi, khí
85 水 (氵) thuỷ nước
86 火 (灬) hoả lửa
87 爪 (爫) trảo móng vuốt
88 爻 hào giao nhau
89 父 phụ bố
90 爿(丬) tường tấm gỗ
91 片 phiến mảnh, tấm
92 牙 nha răng
93 牛 (牜) ngưu trâu bò
94 犬 (犭) khuyển chó, loài thú
5 nét

95 玉 (王) ngọc ngọc


96 玄 huyền đen, thâm sâu khó lí giải
97 瓜 qua dưa
98 瓦 ngoã ngói, gốm. sành
99 甘 cam ngọt
100 生 sinh sinh sản, sống
101 用 dụng dùng
102 田 điền ruộng, đồng
103 疋 sơ1 chân, ghi, nhớ
104 疒 nạch ốm đau, bệnh tật
105 癶 bát chân chữ bát (dạng chân)
106 白 bạch trắng
107 皮 bì da
108 皿 mãnh bát, đĩa, chậu
109 目 mục mắt, nhìn
110 矛 mâu cái mâu, vũ khí
111 矢 thỉ mũi tên
112 石 thạch đá

1
Một số tài liệu phiên âm “thất”, thông với chữ 匹. Theo Đường vận, Tập vân, Vận hội, Chính vận, Tự
vựng, chữ 疋 được phiên là “sơ”.
113 示 (礻) thị chỉ thị, thần linh, thờ cúng
114 禸 nhữu dấu chân thú
115 禾 hoà cây lúa
116 穴 huyệt hang, hốc, lỗ
117 立 lập đứng
6 nét

118 竹( ) trúc trúc, tre


119 米 mễ gạo
120 糸 mịch tơ, sợi
121 缶 phẫu cái vò
122 网(罒, 罓) võng lưới
123 羊 dương dê
124 羽 vũ lông vũ
125 老 lão già
126 而 nhi thì, mà
127 耒 lỗi cày, nông cụ
128 耳 nhĩ tai
129 聿 Duật bút
130 肉 (月) Nhục thịt
131 臣 thần bề tôi
132 自 tự tự mình, bản thân
133 至 chí đến tới
134 臼 cữu cối
135 舌 thiệt lưỡi
136 舛 suyễn trái ngược
137 舟 chu thuyền
138 艮 cấn xuềnh xoàng, mộc mạc
139 色 sắc màu sắc, sắc đẹp
140 艸 (艹) thảo cỏ
141 虍 hô vằn con hổ
142 虫 trùng sâu bọ
143 血 huyết máu
144 行 hành đi, thi hành
145 衣 (衤) y áo
146 襾 á cái nắp đậy
7 nét

147 見 kiến thấy


148 角 giác sừng
149 言 ngôn nói
150 谷 cốc hang
151 豆 đậu dụng cụ chứa đựng
152 豕 thỉ lợn
153 豸 trĩ loài thú2
154 貝 bối vỏ sò, tiền của, của quý
155 赤 xích đỏ
156 走 tẩu chạy

2
Chữ 豸 trĩ vốn chỉ loài sâu không có chân (phân biệt với 虫 trùng là sâu có chân). Nhưng các chữ Hán
dùng bộ thủ này đều chỉ các loài thú.
157 足( ) túc chân
158 身 thân thân, mình
159 車 xa xe
160 辛 tân cay
161 辰 thần giờ, lúc
162 辵 (辶) xước đi, vận chuyển
163 邑 (阝) ấp ấp, vùng đất
164 酉 dậu rượu
165 釆 biện phân tích
166 里 lý làng, dặm
8 nét

167 金 kim vàng, kim loại


168 長 (镸) trường dài
169 門 môn cửa (hai cánh)
170 阜 (阝) phụ gò đống
171 隶 đãi kịp, đến kịp
172 隹 chuy chim đuôi ngắn
173 雨 vũ mưa
174 青 (靑) thanh xanh
175 非 phi không, không phải
9 nét

176 面 (靣) diện Mặt


177 革 cách Da
178 韋 vi Da mềm, thuộc da
179 韭 cửu rau hẹ
180 音 âm âm thanh
181 頁 hiệt đầu người
182 風 phong gió
183 飛 phi bay
184 食 (飠) thực ăn, thức ăn
185 首 thủ cái đầu
186 香 hương thơm
10 nét

187 馬 mã ngựa
188 骨 cốt xương
189 高 cao cao
190 髟 bưu tóc, tóc dài
191 鬥 đấu đánh nhau
192 鬯 sưởng ủ rượu, ngâm ủ
193 鬲 cách nồi, chõ
194 鬼 quỷ ma
11 nét

195 魚 ngư cá
196 鳥 điểu chim
197 鹵 lỗ muối mặn
198 鹿 lộc hươu, nai
199 麥 mạch lúa, lúa mạch
200 麻 ma cây gai
201 黃 hoàng màu vàng
12 Nét

202 黍 thử lúa, lúa nếp


203 黑 hắc đen
204 黹 chỉ khâu, may
13 nét

205 黽 mãnh con ếch


206 鼎 đỉnh đỉnh vạc
207 鼓 cổ trống
208 鼠 thử chuột
14 nét

209 鼻 tị mũi
210 齊 tề đồng loạt, nghiêm chỉnh
15 nét

211 齒 ( 歯) xỉ răng
16 nét

212 龍 long rồng


17 nét

213 龜 quy rùa


214 龠 dược ống sáo
2. Vai trò của bộ thủ

Bộ thủ ra đời do nhu cầu tra tự điển từ việc nhận diện bộ phận hình thể
chữ (có chiếu cố tới chức năng biểu ý của bộ phận này). Vì vậy, cấu tạo hình
thể chữ và biểu ý là những vai trò chính yếu của bộ thủ.
2.1. Vai trò cấu tạo hình thể chữ Hán

Hình thể chữ Hán được cấu tạo bởi đơn vị nhỏ nhất là nét.

Nét có thể độc lập hoặc phối hợp với nhau thành một nhóm cố định,
không tách rời, làm thành những đơn vị lắp ráp nên hình thể chữ Hán. Các
nhà nghiên cứu chữ Hán xưa coi bộ thủ chính là đơn vị lắp ráp nên hình thể
chữ Hán. Ví dụ: Chữ 百 bách (một trăm) được cấu thành từ 2 bộ thủ: 1/ nét

ngang 一 chỉ là một nét, cũng đồng thời là một bộ thủ (nhất: biểu thị ý nghĩa

là 1 đơn vị); 2/ bộ 白 bạch gồm 5 nét phối hợp trong một nhóm cố định, biểu

thị âm đọc (bạch đọc thành bách). Chữ 晶 tinh (sáng, trong suốt) được cấu
thành từ 3 bộ nhật (mặt trời).

Đối với chữ độc thể3, một bộ thủ có thể độc lập tạo nên hình thể chữ
Hán. Chẳng hạn như 竹 trúc (tre, trúc), 米 mễ (gạo), 羊 dương (dê, cừu), 羽

vũ (lông vũ),臣 thần (bề tôi), 言 ngôn (nói), 長 trường (dài), 門 môn (cửa),

雨 vũ (mưa)…

Đối với chữ hợp thể, chữ Hán được cấu tạo bởi các bộ phận hợp thành
gọi là thiên bàng. Thiên bàng là bộ phận đóng vai trò biểu thị âm đọc hoặc ý
nghĩa trong chữ hợp thể; biểu thị âm đọc gọi là thanh bàng (thanh phù); biểu
thị ý nghĩa gọi là ý bàng (ý phù). Bộ thủ có thể trực tiếp làm thiên bàng (đóng
vai trò bộ thủ cấp 1) hoặc kết hợp với nhau làm thiên bàng (đóng vai trò bộ
thủ cấp 2, 3…).

3
Chữ độc thể và chữ hợp thể sẽ được trình bày cụ thể trong phần giới thiệu về cấu tạo chữ Hán.
Ví dụ: Chữ 想 tưởng (suy nghĩ, nhớ) được cấu thành gồm 2 thiên bàng:

bộ 心 tâm (trái tim) làm ý bàng, đồng thời là một bộ thủ (cấp 1); 相 tương làm

thanh bàng, lại được cấu thành bởi 2 bộ thủ (cấp 2) là 木 mộc và 目 mục.

Chữ Hán 想

cấp 1 心 相

cấp 2 木 目

Chữ 潺 sàn (nước chảy chậm) được cấu thành từ bộ 氵 thủy (chỉ nước)

làm ý bàng và bộ phận 孱 sàn làm thanh bàng; bộ phận 孱 sàn (vốn có nghĩa
là yếu đuối, chật chội, quẫn bách, nhưng ở đây chỉ sử dụng âm đọc làm thanh
bàng) lại được cấu tạo bởi bộ 尸 thi (viết rút gọn chữ ốc, nghĩa là nhà) kết hợp

với 孨 chuyển (nhu nhược, mềm yếu, trẻ mồ côi); bộ phận 孨 chuyển lại được

cấu tạo từ 3 bộ 子 tử (con). Trong 5 lượt bộ thủ xuất hiện của chữ 潺 sàn, chỉ

có bộ 氵 thủy độc lập làm thiên bàng.

Chữ Hán 潺

cấp 1 氵 孱

cấp 2 尸 孨

cấp 3 子 子 子
2.2. Vai trò biểu ý chữ Hán

Bộ thủ hình thành từ nhu cầu tra chữ Hán dựa trên biểu hiện về hình
thể, nên thực tế hình thể chữ mới đóng vai trò quyết định việc một chữ Hán
được xếp vào nhóm chữ thuộc bộ thủ nào. Bởi vậy, có những bộ thủ không rõ
nghĩa như bộ 丿 phiệt chỉ là nét phảy, không mang giá trị biểu ý cho các chữ

久 cửu (lâu), 乃 nãi (bèn)… thuộc bộ này; hay bộ 丶 chủ chỉ là nét chấm.

không mang giá trị biểu ý cho các chữ 丹 đan (màu đỏ), 主 chủ (chúa)… thuộc
bộ này.

Nhưng về đại thể, những chữ Hán thuộc bộ thủ nào thì xa gần thường
có ý nghĩa liên quan đến bộ thủ đó. Đương nhiên, trong trường hợp này, các
bộ thủ đóng vai trò làm ý bàng. Chẳng hạn, các chữ 釜 phủ (cái nồi), 鑒 giám

(cái gương), 鏨 tạm (khắc, tạc), 鑫 hâm (giàu, thịnh vượng)… đều thuộc bộ

金 kim (kim loại); các chữ 本 bản (gốc cây), 末 mạt (ngọn cây), 李 lí (cây

mận), 杏 hạnh (cây hạnh)… đều thuộc bộ 木 mộc (cây cối); các chữ 泉 tuyền

(suối), 漿 tương (nước uống), 淼 miểu (nước mênh mông), 池 trì (ao), ,江

giang (sông), 沟 câu (ngòi nước), 没 một (chết đuối), 沐 mộc (gội đầu)… đều

thuộc bộ 水 (氵) thủy (nước)…

3. Phân biệt một số bộ thủ trong Hán văn cổ

Trong 214 bộ thủ, có một số trường hợp dễ bị nhầm lẫn.

人 (亻) nhân (người), 入 nhập (vào), 八 (丷) bát (tám): hình thể cả ba
bộ thủ này đều gồm một nét phảy và một nét mác, nhưng tương quan dài ngắn
của hai nét này ở mỗi bộ khác nhau (bộ 人 (亻) nhân nét phảy dài hơn; bộ 入

nhập nét mác dài hơn; bộ 八 (丷) bát có hai nét tương đối bằng nhau)
匚 phương (đồ để chứa) và 匸 hễ (che đậy, giấu): về hình thể, bộ 匸 hễ

có nét ngang nhô về bên trái, còn bộ 匚 phương thì không; về ý nghĩa, hai bộ

thủ này được coi là ngược nghĩa nhau, bộ 匚 phương chỉ đồ để chứa vật (như

trường hợp chữ 匱 quỹ: cái hòm) còn bộ 匸 hễ chỉ việc chứa, cất, giấu… ở

bên trong (như trường hợp chữ 匿 nặc: trốn, giấu).

夂 truy (đến sau, đến muộn) và 夊 tuy (đi chậm, chậm rãi): hình thể cả

hai khá tương tự, nhưng nét mác của bộ 夊 tuy dài hơn, cắt qua nét phảy, còn

ở bộ 夂 truy thì không cắt qua.

土 thổ (đất) và 士 sĩ (học trò, kẻ sĩ): sự khác biệt của hai bộ thủ nằm ở

tương quan dài ngắn của hai nét ngang trong từng chữ (bộ 土 thổ nét ngang ở

trên ngắn hơn; bộ 士 sĩ nét ngang ở trên dài hơn).

邑 (阝) ấp (ấp, vùng đất) và 阜 (阝) phụ (gò đống): bộ 邑 (阝) ấp nằm

bên phải chữ Hán (ví dụ chữ 鄉 hương: quê hương) còn bộ 阜 (阝) phụ nằm

bên trái chữ Hán (ví dụ chữ 障 chướng: che, ngăn, chướng ngại).

II. Cấu tạo văn tự Hán: lục thư

Đứng từ góc độ cách thức tạo chữ để phân tích cấu tạo chữ Hán, từ
trước đời nhà Tần, người Trung Quốc đã sớm có những kiến giải. Hàn Phi
(280 tr.CN – 233 tr.CN) trong thiên Ngũ đố sách Hàn Phi Tử viết: “Ngày xưa
Thương Hiệt làm ra chữ viết, viết vòng vào trong thì gọi là chữ tư, viết ngược
chữ tư (tức là viết vòng trở ra) thì gọi là chữ công”4. Hai chữ 厶 “tư” (riêng)

公“công” (chung) đã được mô tả ý nghĩa từ cách tạo chữ khác nhau ở chỗ một

chữ thì viết như “vơ vào mình” (tư), còn một chữ thì ngược lại (công). Qua
thời gian, các học giả Trung Quốc xưa đã khái quát được 6 phép cấu tạo chữ
Hán, gọi là lục thư.

1. Nguồn gốc lục thư

Danh xưng lục thư ra đời rất sớm, trước đời nhà Tần. Thiên Bảo thị
sách Chu lễ5 là thư tịch đầu tiên đề cập tới danh xưng này như sau: “Chu lễ
quy định trẻ 8 tuổi vào tiểu học, quan họ Bảo phụ trách việc can ngăn những
lỗi lầm của vua, và dùng đạo lí dạy cho con vua, dạy cho con vua sáu môn:
một là ngũ lễ, hai là lục nhạc, ba là ngũ xạ, bốn là ngũ ngự, năm là lục thư,
sáu là cửu số”6. Sách Chu lễ không nói rõ lục thư là gì, nhưng Hứa Thận trong
bài tựa cuốn Thuyết văn giải tự có lí giải lục thư gồm chỉ sự, tượng hình, hình
thanh, hội ý, chuyển chú và giả tá.
Ban Cố (32 - 92) trong Hán thư phần Nghệ văn chí cho rằng lục thư
gồm tượng hình, tượng sự, tượng ý, tượng thanh, chuyển chú, giả tá. Nhưng
Ban Cố cũng không làm rõ nội dung của từng cách tạo chữ là gì.

Phải đến Thuyết văn giải tự của Hứa Thận, những vấn đề mang tính lí
thuyết của Lục thư và vận dụng lí thuyết ấy để phân tích, lí giải văn tự Hán
mới thực sự được thực thi. Trong nghiên cứu của mình, Hứa Thận đã tiến hành

4
Nguyên văn: 古 蒼 頡 之 作 書 也, 自 環 者 謂 之 厶, 背 厶 謂 之 公 (Cổ Thương Hiệt chi tác thư
dã, tự hoàn giả vị chi tư, bội tư giả vị chi công).
5
Sách Chu lễ được cha con Lưu Hướng và Lưu Hâm đầu đời Hán hiệu lí. Sách được phỏng đoán ra đời
trước đời nhà Tần.
6
Nguyên văn: 周礼八岁入小学,保氏掌諫王惡,而養國子以道,乃教之六藝:一曰五禮,二曰六
樂,三曰五射,四曰五馭,五曰六書,六曰九數 (Chu lễ bát tuế nhập tiểu học, Bảo thị chưởng gián
vương ác, nhi dưỡng quốc tử dĩ đạo, nãi giáo chi lục nghệ: Nhất viết ngũ lễ, nhị viết lục nhạc, tam viết ngũ
xạ, tứ viết ngũ ngự, ngũ viết lục thư, lục viết cửu số.)
phân tích 9358 chữ Hán, thuyết minh rõ ý nghĩa của từng chữ, làm cơ sở thực
tiễn minh chứng cho sự tồn tại của Lục thư. Ông còn giải thích rõ ý nghĩa của
từng phép trong lục thư.

Như vậy, lục thư thoạt tiên được dùng để giải thích chữ đã có sẵn chứ
không phải được dùng như một phương tiện tạo ra chữ mới. Tuy nhiên, Lục
thư cũng đã chỉ ra được những phương thức người xưa đã sử dụng để cấu tạo
nên kho tàng chữ Hán.

2. Trật tự của lục thư

Đến nay, tên gọi sáu phép của lục thư do Hứa Thận đề xuất vẫn được
sử dụng. Hứa Thận sắp xếp lần lượt sáu phép như sau: chỉ sự, tượng hình, hình
thanh, hội ý, chuyển chú, giả tá.

Tuy nhiên những nghiên cứu sau này cho thấy trật tự trước sau của sáu
phép do Hứa Thận sắp xếp không phù hợp với lịch sử hình thành văn tự Hán.
Vì vậy, sáu phép hiện lưu hành được sắp xếp lại là: tượng hình, chỉ sự, hội ý,
hình thanh, chuyển chú, giả tá7, tương ứng với trật tự sắp xếp do Ban Cố đề
xuất.

3. Nội dung của lục thư

Như trên đã trình bày, lục thư là sáu phép cấu tạo chữ Hán, được quy
nạp từ thực tế phân tích hình thể văn tự Hán. Trải qua hàng ngàn năm, đến
nay, các nhà nghiên cứu đã từng bước bổ sung, hoàn chỉnh Lục thư cả về lí
luận lẫn thực tiễn, minh giải hình thể từng chữ Hán, đồng thời phát hiện ra
rằng không phải cả sáu phép đều là tạo chữ. Thực tế chỉ có bốn phép là phản
ánh được quá trình, phương thức tạo ra chữ mới (tượng hình, chỉ sự, hội ý,

7
Trật tự này khá tương ứng với trật tự do Ban Cố đề xuất, chỉ khác ở tên gọi của các phép cấu tạo chữ Hán
mà thôi.
hình thanh), hai phép còn lại là dùng chữ có sẵn mà không tạo ra chữ mới
(chuyển chú, giả tá). Trong bốn phép tạo ra chữ mới, tượng hình và chỉ sự
được coi là hai phép “chế tự” (chế tạo chữ bằng kí hiệu mới, cũng là chữ độc
thể), còn hội ý và hình thanh được coi là hai phép “hợp tự” (ghép kí hiệu có
sẵn để tạo chữ mới, cũng là chữ hợp thể).

Có thể thấy rõ điều đó khi đi sâu tìm hiểu từng phép của lục thư.

a. Tượng hình

Ban Cố xếp tượng hình đứng đầu lục thư. Điều này là hợp lẽ, bởi đây
là nhóm những chữ ra đời sớm nhất, còn giữ được nhiều dấu vết cổ xưa của
chữ khi thoát thai từ hình vẽ. Những chữ thuộc loại này làm nên lớp kí hiệu
văn tự cơ bản, làm “chất liệu” cho các phép cấu tạo chữ khác.

Lí giải về chữ tượng hình, Hứa Thận viết: “象形者,畫成其物,隨體

詰詘” (Tượng hình giả, họa thành kì vật, tùy thể cật truất: Tượng hình, vẽ nên
vật đó, tùy theo hình thể của vật mà uốn lượn nét chữ). Điều đó cho thấy tượng
hình chính là phép chế tạo chữ bằng cách vẽ hình diễn ý, căn cứ theo hình thể
vật thực mà tạo ra hình thể của chữ nhằm biểu đạt ý nghĩa. Những chữ 日 nhật

(mặt trời), 月 nguyệt (mặt trăng)... chính là những chữ tượng hình.

Cũng cần lưu ý rằng, khi “vẽ hình diễn ý”, người Trung Quốc cổ xưa
đã rất chú trọng khắc họa những nét mang tính nổi bật của sự vật, sự việc mà
chữ biểu hiện. Chẳng hạn, chữ 牛 ngưu (trâu bò) chú ý tới chiếc sừng của loài

động vật này; chữ 虎 hổ (con hổ) lại được nhấn mạnh ở bộ nanh và nét hoa
văn trên mình chúa sơn lâm...

Phương thức tượng hình giúp nhận diện nghĩa chữ khá hiệu quả, nhưng
cũng gặp nhiều hạn chế, như không diễn đạt được những ý nghĩa trừu tượng,
đồng thời sẽ khiến số lượng chữ Hán tăng không giới hạn cùng sự phát triển
của văn hóa nhận loại.

b. Chỉ sự

Hứa Thận viết: “指事者,視而可識,察而見意” (Chỉ sự giả, thị nhi


khả thức, sát nhi kiến ý: Chỉ sự, nhìn là có thể nhận ra, quan sát là có thể thấy
được ý nghĩa). Điều đó cho thấy tính chất ghi ý của phép tạo chữ này. Chỉ sự
khác với tượng hình ở chỗ thường dùng kí hiệu để đánh dấu ý nghĩa. Việc
đánh dấu có thể diễn ra theo hai cách.

Cách thứ nhất, dùng một kí hiệu văn tự có sẵn, đánh thêm dấu để biểu
thị ý nghĩa mà chữ thể hiện. Các chữ 本 bản (gốc), 末 mạt (ngọn)... thuộc loại
này.

Cách thứ hai, không sử dụng kí hiệu văn tự có sẵn mà trực tiếp tạo ra
chữ mới thông qua kí hiệu biểu thị ý nghĩa. Các chữ 一 nhất (một), 三 tam

(ba), 上 thượng (trên), 下 hạ (dưới)... thuộc loại này.

Chữ chỉ sự khắc phục phần nào hạn chế của chữ tượng hình ở khả năng
biểu đạt được cả những khái niệm trừu tượng, nhưng vẫn khiến số lượng kí
hiệu mới tăng thêm, gây khó khăn cho lĩnh hội và sử dụng chữ Hán.

c. Hội ý

Hứa Thận cho rằng: “會意者,比類合誼,以見指撝” (Hội ý giả, tỉ


loại hợp nghị, dĩ kiến chỉ huy: Hội ý, ghép các kí hiệu văn tự chỉ loại sự vật
nào đó, hợp ý nghĩa của chúng lại tạo ra nghĩa mới, dùng mối tương quan,
quan hệ giữa chúng để gợi ý nghĩa mới của chữ). Vì vậy, hội ý chỉ loại chữ có
ý nghĩa là nghĩa tổ hợp của các bộ phận cấu thành. Bộ phận góp phần thể hiện
ý nghĩa trong chữ hội ý được gọi là ý bàng.
Căn cứ vào vai trò của các ý bàng, chữ hội ý có thể chia thành hai loai
nhỏ: hội ý hình tượng và hội ý trừu tượng.

Hội ý hình tượng là hình thức tạo chữ mà theo đó các ý bàng tổ hợp với
nhau tạo nên một hình tượng nhất định, mà ý nghĩa của chữ chỉ có thể suy
luận trên cơ sở hình tượng đó. Ví dụ chữ 众 chúng (nhiều người) được tạo bởi

ba kí hiệu tượng hình là 人 nhân (người), 明 minh (sáng) là sự kết hợp của

hai hình tượng thay nhau chiếu sáng cho mặt đất là 日 nhật (mặt trời) và 月
nguyệt (mặt trăng)...

Hội ý trừu tượng lại thường sử dụng những ý bàng để diễn đạt trực tiếp
ý nghĩa trừu tượng mà chữ muốn thể hiện. Ví dụ chữ 劣 liệt (yếu, kém) được

kết hợp bởi 少 thiếu (thiếu, ít) và 力 lực (sức lực); chữ 歪 oai (nghiêng, lệch,

xiên) chính là tổ hợp của 不 bất (không) và 正 chính (ngay ngắn, thẳng)...

d. Hình thanh

Chữ hình thanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong Lục thư, đánh dấu quá
trình phát triển của văn tự Hán từ ghi ý tới ghi âm. Chữ hình thanh chiếm tỉ
trọng chỉ khoảng 20% trong Giáp cốt văn, tăng lên 82% ở đời nhà Hán (trong
Thuyết văn giải tự) và hiện nay khoảng 90% kho tàng văn tự Hán.

Hứa Thận giải thích về kiểu cấu tạo hình thanh: “形聲者,以事為名,

取譬相成” (Hình thanh giả, dĩ sự vi danh, thủ thí tương thành: Hình thanh,
lấy sự vật (sự việc) làm chữ, lấy âm đọc kết hợp cùng mà tạo nên). Như vậy,
chữ hình thanh thông thường được cấu thành từ hai phần: một phần giữ vai
trò chỉ âm đọc (thanh bàng) của chữ, phần còn lại chỉ ý nghĩa (ý bàng) của
chữ. Ví dụ chữ 梅 mai (cây mai, cây mơ) có bộ phận 木 mộc (chỉ cây) làm ý
bàng, đóng vai trò chỉ ý; bộ phận 每 mỗi (đọc chệch thành mai) làm thanh
bàng, đóng vai trò chỉ âm.

Khi phân tích cấu tạo chữ hình thanh cần chú ý mấy điểm sau đây:

Một là, một bộ thủ ở xuất hiện trong những chữ hình thanh khác nhau
có thể giữ những vai trò khác nhau, khi làm thanh bàng, khi làm ý bàng (không
xét tới trường hợp bộ thủ cấp 2, cấp 3…, vì chỉ là bộ phận của thiên bàng). Ví
dụ:

Bộ thủ Làm thanh bàng Làm ý bàng

示 thị: thờ cúng, bảo 視 thị: nhìn 神 thần: thần linh

金 kim: kim loại 錦 cẩm: gấm 銀 ngân: bạc

刀 đao: con dao 到 đáo: tới 剖 phẫu: phanh ra

門 môn: cửa 悶 muộn: buồn 閭 lư: cổng làng

Hai là, tương quan vị trí của thanh bàng, ý bàng trong những chữ khác
nhau có thể không giống nhau. Dưới đây là một số ví dụ về vị trí của thanh
bàng và ý bàng trong chữ:

Vị trí của thanh bàng, Minh họa


ý bàng Chữ Hán Ý bàng Thanh
bàng

Thanh bàng bên trái, 刎 vẫn: đâm cổ 刀(刂) đao 勿 vật


ý bàng bên phải

Thanh bàng bên phải, 河 hà: sông 水 (氵) thủy 可 khả


ý bàng bên trái
Thanh bàng ở hai bên, 辨 biện: phân tích 刀(刂) đao 辡 biện
ý bàng ở giữa

Thanh bàng ở trên, ý 盛 thịnh: thịnh vượng 皿 mãnh 成 thành


bàng ở dưới

Thanh bàng ở dưới, ý 花 hoa: hoa 艸(艹) thảo 化 hóa


bàng ở trên

Thanh bàng ở trên 哀 ai: buồn, thương 口 khẩu 衣y


dưới, ý bàng ở giữa

Thanh bàng ở giữa, ý 裹 khỏa: bọc, gói 衣y 果 quả


bàng ở trên dưới

Thanh bàng ở ngoài, 問 vấn: hỏi 口 khẩu 門 môn


ý bàng ở trong

Thanh bàng ở trong, ý 圓 viên: tròn 囗 vi 員 viên


bàng ở ngoài

Thanh bàng bao 修 tu: sửa 彡 sam 攸 du


ngoài, ý bàng ở góc

Thanh bàng ở góc, ý 病 bệnh: ốm, bệnh tật 疒 nạch 丙 bính


bàng bao ngoài

Ba là, hiện tượng thanh bàng, ý bàng bị tỉnh lược về hình thể. Do đó,
phải phục nguyên được bộ phận tỉnh lược mới có thể nhận ra thanh bàng, ý
bàng gốc của chữ. Ví dụ:

Chữ Hán Ý bàng Thanh bàng


豪 hào: con hào (một 豕 thỉ: con lợn 高 cao (tỉnh lược)

loài thú như loài lợn)

家 gia: nhà, thái ấp 宀 miên: mái nhà 豭 gia (tỉnh lược)

雪 tuyết: tuyết 雨 vũ: mưa 彗 tuệ (tỉnh lược)

釜 phủ: cái nồi, cái chảo 金 kim: kim loại (tỉnh lược) 父 phụ

e. Chuyển chú

Chuyển chú là phép lấy những chữ có nghĩa tương tự nhau để giải thích
nghĩa cho nhau. Vì thế chuyển chú thường đi thành cặp hoặc thành nhóm, gọi
là cặp chuyển chú hoặc nhóm chuyển chú.

Hứa Thận giải thích: “轉注者,建類一首,同意相受” (Chuyển chú


giả, kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ: Chuyển chú, xác lập loại cùng một
“đầu mối”, cùng ý nghĩa thì nhận nhau). “Xác lập loại cùng một đầu mối” có
hai cách hiểu, một là để chỉ các chữ chuyển chú cho nhau cùng chứa một bộ
phận hình thể tương tự nhau; một cách hiểu nữa là các chữ chuyển chú có
cùng hoặc gần nhau về âm đọc. “Cùng nghĩa thì nhận nhau”, chính để chỉ ra
sự gần gũi về ý nghĩa giữa các chữ của cặp (nhóm) chuyển chú, chúng được
dùng để chú giải ý nghĩa cho nhau.

Như vậy, có thể thấy chữ chuyển chú có 4 tiêu chí sau để nhận dạng: 1/
Thường đi thành cặp hoặc nhóm chuyển chú; 2/ Thường chứa một bộ phận
hình thể tương tự nhau, hoặc gần nhau về ý nghĩa; 3/ Có âm đọc tương tự hoặc
gần nhau; 4/ Có ý nghĩa tương đồng, có thể dùng để giải thích cho nhau.

Có thể thấy rõ điều đó qua một số ví dụ sau:

諆 và 欺 cùng có âm đọc khi, cùng có nghĩa là “lừa dối”.


顛 điên và 頂 đính (đỉnh), cùng có nghĩa là “ đỉnh đầu”, âm đọc tương
tự phần âm đầu.

枯 khô và 槁 cảo, cùng có nghĩa là “khô”, âm đọc tương tự phần âm


đầu.

芳 phương và 香 hương, cùng có nghĩa là “thơm”, âm đọc tương tự

phần vần, sử dụng bộ thảo (cỏ) và bộ hòa (lúa) gần nghĩa với nhau (chỉ loài
cây thân thảo).

更 cánh và 改 cải, cùng có nghĩa là “thay đổi”, âm đọc tương tự phần

âm đầu, cùng sử dụng bộ phốc 攴 (chữ cánh, bộ phốc bị biến dạng, nằm phía
dưới).

老 lão, 耇 cẩu và 考 khảo, là một nhóm chuyển chú, cùng có nghĩa là

“già”, âm đọc gần gũi nhau phần vần.

Như vậy, chuyển chú thực chất không tạo ra chữ mới, mà chỉ dùng
những chữ có sẵn có ý nghĩa tương tự, nhằm lí giải mối quan hệ về mặt ý
nghĩa và hình thể giữa các chữ này.

g. Giả tá

Hứa Thận lí giải về chữ giả tá: “假借者,本無其字,依聲托事” (Giả

tá giả, bản vô kì tự, y thanh thác sự: Giả tá, vốn không có chữ, dựa vào âm
đọc (giống hoặc gần âm) mà gửi gắm sự việc). Như vậy, giả tá chính là một
phép mượn hình chữ, theo đó dùng một chữ có sẵn để thể hiện một từ khác,
trên cơ sở gần hoặc giống về âm đọc.

Ví dụ:
Chữ Nghĩa chữ vốn thể hiện Nghĩa chữ giả tá

足 túc: chân (tượng hình) túc: đủ

萬 vạn: con bọ cạp (tượng hình) vạn: mười ngàn

之 chi: nảy chồi (tượng hình) chi: đại từ ngôi thứ ba

Cần lưu ý, giả tá là vay mượn chữ do “vốn không có chữ” để thể hiện,
khác với hiện tượng thông tá tự, là hiện tượng mượn chữ, trong khi vẫn tồn
tại kí hiệu văn tự vốn dùng để ghi chữ đó. Đây là cách “tạo chữ bằng cách
không tạo ra chữ mới”, đánh dấu một bước tiến bộ lớn của văn tự Hán theo
xu hướng biểu âm, đồng thời khắc phục được nhược điểm tăng lên không
ngừng về mặt số lượng của chữ Hán.
Chương III. Tự trong Hán văn cổ

 Khái niệm, đặc điểm, phân loại chữ Hán


 Vấn đề âm đọc chữ Hán
 Một số hiện tượng chữ Hán thường gặp trong Hán văn cổ

I. Khái quát về tự

Tự hay chữ trong Hán ngữ cổ là một đơn vị chữ viết hoàn chỉnh về hình
thể và có âm đọc.

Số lượng chữ Hán được ghi nhận có sự gia tăng liên tục qua thời gian.
Sớm nhất là Cốt khắc văn, hiện xác định được có khoảng 3000 mã chữ. Kế
đó, thời Ân Thương có khoảng 4.500 chữ được phát hiện trên các mảnh xương
thú và yếm rùa, sách Thuyết văn giải tự (thời Hán, năm 100) tập hợp được
9.353 chữ, sách Ngọc thiên (thời Nam Triều, năm 543) tập hợp được 16.917
chữ; sách Quảng vận (đời Tống, năm 1008) tập hợp được 26.194 chữ, sách
Tự vựng (đời Minh, năm 1615) tập hợp được 33.179 chữ, Khang Hy Tự điển
(đời Thanh, năm 1716) tập hợp được 47.035 chữ, Trung Hoa tự hải (năm
1994) tập hợp được 87.019 chữ.

Chữ Hán xét về kết cấu có thể chia làm hai loại: văn và tự. Văn là loại
có kết cấu đơn, chữ tượng hình, chỉ sự thuộc nhóm này. Tự là loại có kết cấu
phức (gồm từ hai bộ phận trở lên), chữ hội ý, hình thanh thuộc loại này.

Trong quá trình hình thành phát triển, chữ Hán dần định hình trong một
hình khối vuông. Các nét thể hiện chữ Hán cũng dần khuôn vào dạng thức
“ngang bằng, sổ thẳng”, khiến những nét uốn lượn, cong vòng của hình thể
chữ trước đó dần trở nên gãy góc, vuông vắn hơn.
Về mặt cách thức thể hiện, chữ Hán được tổ chức trong không gian.
Nói chữ Hán được tổ chức trong không gian là để phân biệt với loại chữ được
thể hiện trong thời gian. Chẳng hạn chữ Latinh, chữ Quốc ngữ..., là loại chữ
được tổ chức trong thời gian, theo đó những loại chữ này sắp xếp trật tự chữ
cái trong một chữ theo thứ tự thời gian khi phát âm chữ đó, chữ cái nào phát
âm trước viết trước, chữ cái nào phát âm sau viết sau. Được tổ chức trong
không gian, chữ Hán cần được quan sát toàn thể con chữ rồi mới có thể xác
định được âm đọc và ý nghĩa của nó. Cao Bá Quát từng nói: “Nhìn hình chữ
mà sinh ra tưởng ngộ”, cũng bởi đặc điểm này.

Có ý kiến cho rằng chữ Hán là loại chữ ghi ý. Quả thật tính chất ghi ý
của chữ Hán rất mạnh, nhưng tính chất ghi âm của chữ Hán cũng được thể
hiện rõ, đồng thời xu hướng biểu âm trong quá trình phát triển của chữ Hán là
điều không phải bàn cãi. Điều này có thể chứng minh qua Lục thư:

Lục thư Ghi ý Ghi âm

Tượng hình √

Chỉ sự √

Hội ý √

Hình thanh √ √

Chuyển chú √

Giả tá √

Có thể thấy rõ, có 2/6 phép trong Lục thư thể hiện tính chất ghi âm của
chữ Hán, nhưng tính chất ghi ý vẫn chiếm ưu thế, nên có thể khẳng định chữ
Hán là loại chữ ý – âm.
Tiếng Hán thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, nên việc mỗi chữ Hán ghi
một âm tiết là một hệ quả tất yếu. Với tính chất này, mỗi chữ Hán khi đọc lên
sẽ được thể hiện bằng một âm tiết. Điều này không loại trừ một chữ Hán có
nhiều âm đọc, nhưng trong một văn cảnh cụ thể chỉ có thể đọc bằng một trong
số những cách đọc đó, không thể cùng lúc đọc một chữ Hán bằng nhiều hơn
một âm tiết. Do từ trong Hán ngữ cổ đại phần lớn là từ đơn âm tiết, nên về cơ
bản mỗi tự ghi một âm tiết, đồng thời cũng ghi một từ. Nhưng cũng có không
ít trường hợp nhiều chữ kết hợp với nhau mới thể hiện được một từ. Đó đương
nhiên là những từ đa âm tiết. Phần lớn những từ đa âm tiết đó là từ ghép,
nhưng cũng có cả các từ đơn đa âm tiết. Ví dụ: 檳榔 tân lang (cây cau), 橄

欖 cảm lãm (cây trám), 蕭蕭 tiêu tiêu (vi vu, tiếng gió thổi)...

II. Âm đọc của tự


Một chữ Hán có nhiều âm đọc. Chỉ xét riêng từ sự vận động ngữ âm
lịch sử, chữ Hán đã có thể được đọc bằng các âm tiền Hán Việt, âm Hán Việt,
âm hậu Hán Việt (Hán Việt Việt hóa), âm hiện đại. Đó là còn chưa kể tới cách
đọc theo thổ âm (phương ngữ ở Trung Quốc), âm Hán Hòa (ở Nhật), âm Hán
Triều (ở Triều Tiên, Hàn Quốc), hay hiện tượng một chữ Hán dùng để ghi
nhiều âm khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu Hán văn cổ ở Việt Nam, âm
được quan tâm khi đọc chữ Hán là âm đọc Hán Việt.

Âm đọc Hán Việt là cách đọc có hệ thống của người Việt đối với toàn
bộ kho tàng chữ Hán, được hình thành trên cơ sở cách đọc chữ Hán được lưu
hành trên địa bàn nay thuộc lãnh thổ miền bắc Việt Nam vào khoảng thế kỉ
VIII đến thế kỉ X, và có sự biến đổi ngữ âm cho phù hợp với thói quen phát
âm của người Việt, chịu sự chi phối của diễn biến ngữ âm lịch sử tiếng Việt.
Một chữ Hán có thể có nhiều âm đọc Hán Việt

Một âm đọc Hán Việt có thể dùng nhiều chữ Hán khác nhau để ghi lại.

III. Một số hiện tượng đáng chú ý về tự


1. Hiện tượng thông tá tự

Thông tá tự là hiện tượng khi ghi một chữ Hán, người ta không dùng
chính chữ Hán cần thể hiện, mà mượn một chữ Hán khác để ghi thay trên cơ
sở có cùng hoặc gần âm đọc với chữ Hán đó. Hiện tượng này xuất hiện nhiều
trong sách vở cổ. Ví dụ, câu văn:

大 學 之 道 : 在 明 明 德 , 在 親 民 , 在 止 於 至 善 。(大 學

) Đại học chi đạo: Tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện. (Đại
học). Nghĩa là: Đạo lí của sự học lớn lao (sự học của bậc đại nhân, sự học để
làm người cai trị) là ở chỗ cốt làm sáng tỏ cái đức sáng, cốt làm mới (cải thiện)
cho nhân dân, cốt đạt tới chỗ chí thiện.

Chữ 親 (thân, nghĩa là “gần gũi”, “cha mẹ”) trong trường hợp này thực

tế được sử dụng để ghi thay cho chữ 新 (tân, nghĩa là “mới”), nên tuy viết là

親 nhưng vẫn cần được đọc là tân và hiểu theo ý nghĩa của chữ 新. Vì vậy, ở

đây, chữ 親 thông tá (hoặc đơn giản gọi là thông) chữ 新.

Cũng như vậy, ta có thể bắt gặp trong các văn bản Hán cổ chữ 被 thông

với chữ 披, chữ 財 thông với chữ 才, chữ 蚤 thông với chữ 早, chữ 罢 thông

với chữ 疲,...


Cần chú ý, thông tá tự khác với giả tá. Thông tá tự là hiện tượng mượn
chữ, trong khi vẫn tồn tại kí hiệu văn tự vốn dùng để ghi chữ đó. Giả tá, không
như vậy, là hiện tượng mượn chữ, trong khi không tồn tại kí hiệu văn tự khác
vốn dùng để ghi chữ đó.

Nói tới thông tá tự, không thể không nói tới hiện tượng cổ kim tự (chữ
xưa và chữ nay) và dị thể tự.

2. Cổ kim tự

Cổ kim tự là hiện tượng chữ viết mà theo đó chữ viết lúc đầu được thể
hiện bằng một hình thức nhất định, nhưng sau đó được thêm hoặc thay đổi,
tạo thành một chữ có hình thể khác với ban đầu. Nguyên nhân là bởi trong
quá trình hoàn thiện hệ thống chữ viết, việc thêm hoặc thay thế phù hiệu chỉ
ý nghĩa trong con chữ để làm rõ nghĩa mà chữ thể hiện hơn, đồng thời làm
giảm gánh nặng thể hiện âm đọc và ý nghĩa mà một chữ phải đảm nhận. Ví
dụ, câu văn:

子 曰 : 學 兒 時 習 之 不 亦 說 乎 ? ( 論 語 ) Tử viết: Học nhi


thời tập chi bất diệc duyệt hồ? (Luận ngữ). Nghĩa là: Khổng Tử nói rằng: Học
mà thường xuyên vận dụng (những điều đã học được) vào thực tế há chẳng
vui sao?

Chữ 說 (thuyết nghĩa là “nói”) xưa được dùng chung để ghi cho cả âm

duyệt (nghĩa là “vui vẻ”), trong trường hợp này thực tế được sử dụng để ghi
thay cho chữ 悦 (duyệt), nên tuy viết là 說 nhưng vẫn cần được đọc là duyệt

và hiểu theo ý nghĩa của chữ 悦. Vì vậy, ở đây, chữ 說 thông chữ 悦. Việc

thay bộ ngôn (lời nói, giá trị tinh thần của con người) bằng bộ tâm (trái tim,
những thứ liên quan tới tình cảm của con người) khiến giữa hình thể và nghĩa
của chữ có mối quan hệ sáng rõ hơn.

Kinh Dịch, quẻ Càn, hào từ của hào thứ hai viết:

見 龍 在 田,利 見大 人。(易經) Hiện long tại điền, lợi kiến đại


nhân. (Dịch kinh). Nghĩa là: Con rồng hiện ở đồng ruộng, có lợi khi gặp bậc
đại nhân.

Chữ 見 (kiến nghĩa là nhìn) xưa được dùng chung để ghi cho cả âm

hiện (nghĩa là “hiện tại”, “hiện ra”), trong trường hợp này thực tế được sử
dụng để ghi thay cho chữ 現 (hiện), nên tuy viết là 見 nhưng vẫn cần được

đọc là hiện và hiểu theo ý nghĩa của chữ 現. Vì vậy, ở đây, chữ 見 thông với

chữ 現. Việc thêm bộ thủ đã làm giảm gánh nặng mà chữ 見 phải đảm nhiệm,

âm đọc hiện và ý nghĩa kèm theo giờ đã có chữ 現 gánh vác.

3. Dị thể tự

Dị thể tự (sách Thuyết văn giải tự gọi là “trùng văn”) là hiện tượng có
hai chữ Hán trở lên khác nhau về hình thể, nhưng hoàn toàn giống nhau về âm
đọc, ý nghĩa, cách sử dụng.

Dị thể tự có nguyên nhân do lối viết khác nhau hoặc từ quá trình tạo lập
kí hiệu văn tự khác nhau.

Lối viết khác nhau chính là khi viết, người viết có thể có những biến
đổi như thêm nét, bớt nét, viết liền nét, đổi vị trí các bộ phận trong chữ... tạo
ra những biến thể khác nhau của cùng một chữ. Ví dụ: á (thứ hai, châu Á) có
thể được viết thành 亞 hoặc 亜; tập (tụ tập, tập hợp) có thể được viết thành

雧 hoặc 集; quần (quần tụ) có thể được viết thành 羣 hoặc 群8...

Quá trình tạo lập kí hiệu văn tự khác nhau có thể có ba kiểu chính sau:
cách tạo chữ không giống nhau; thay đổi thanh bàng; thay đổi nghĩa phù.
Trong kho tàng văn tự Hán, hiện tượng này không hiếm, ví dụ:

võng (cái lưới) có hai cách viết dị thể, do cách tạo chữ khác nhau:

网 – được hình thành từ lối tạo chữ tượng hình

網 – được hình thành từ lối tạo chữ hình thanh

đổ (nhìn chằm chằm) có hai cách viết dị thể, do dùng nghĩa phù khác
nhau:

覩 – dùng bộ 見 kiến (nhìn) để biểu thị ý nghĩa

睹 – dùng bộ 目 mục (mắt) để biểu thị ý nghĩa

cơ (đói) có hai cách viết dị thể, do dùng thanh bàng khác nhau:

飢 – dùng 几 kỉ để biểu thị âm đọc

饑 – dùng 幾 kỉ để biểu thị âm đọc

4. Hiện tượng “đại tả” ( 大寫 ) tự (viết kép)

“Đại tả” (viết kép) là để phân biệt với “tiểu tả” (viết đơn) khi viết các
chữ số trong Hán văn. Do lối viết đơn thường đơn giản, có thể dễ dàng bị sửa

8
Lưu ý, không phải có thể tùy tiện đổi vị trí các bộ thủ trong chữ để tạo ra dị thể tự, vì có thể không tồn tại
tự dạng do người viết “sáng tạo”, hoặc bị biến thành chữ khác, ví dụ: chữ 含 đọc là hàm (ngậm), chữ 吟 đọc
là ngâm (ngâm thơ)…
chữa thành chữ số khác, nên người xưa đã nghĩ ra cách viết kép để khắc phục
điều này. Hiện tượng viết kép xuất hiện sớm nhất vào thời Đường. Võ Tắc
Thiên, Lí Bạch... là những nhân vật sớm sử dụng lối viết này.

Nhưng phải đến đầu đời Minh, sau một vụ án tham ô lớn gọi là “vụ án
Quách Hoàn”, Chu Nguyên Chương mới ra lệnh chính thức bắt buộc phải
dùng cách viết kép trong các hóa đơn sổ sách.

Dưới đây là bảng đối chiếu các chữ viết kép:

Số Cách viết đơn Cách viết kép Âm đọc

1 一 壹 hoặc 弌 nhất

2 二 貳 hoặc 弍 nhị

3 三 叁 hoặc 弎 tam

4 四 肆 tứ

5 五 伍 ngũ

6 六 陸 lục

7 七 柒 thất

8 八 捌 bát

9 九 玖 cửu

10 十 拾 thập

100 百 佰 hoặc 陌 bách


1000 千 仟 hoặc 阡 thiên

5. Chính tự và tục tự

Chính tự là các chữ viết đúng quy cách, được thừa nhận một cách rộng
rãi trong các tự điển. Tục tự là cách viết không đúng quy cách, thường theo
thói quen của cá nhân, là một dạng của dị thể tự, nhưng không được ghi nhận
trong các tự điển quy phạm.

You might also like