You are on page 1of 7

BÀI TẬP CHIA MẠNG CON

I. Chia subnet (mạng con)


Để có thể chia nhỏ một mạng lớn thành nhiều mạng con bằng nhau, người ta thực hiện
mượn thêm một số bit bên phần host để làm phần mạng, các bit mượn này được gọi là các
bit subnet. Tùy thuộc vào số bit subnet mà có thể chia được số lượng mạng con khác nhau
với kích cỡ khác nhau.
Các bài toán trong Subnetting:
Bài toán xuôi:
Cho trước một địa chỉ mạng với các yêu cầu:
Số subnet chia được bao nhiêu? Số host trên một subnet là bao nhiêu? Trong một subnet: Địa
chỉ mạng là gì? Địa chỉ host đầu tiên? Địa chỉ host cuối cùng? Địa chỉ broadcast? Subnet
mask tương ứng với mỗi mạng con?
Phân tích bài toán:
Gọi n là số bit mượn và m là số bit phần host.
Số subnet có công thức sau: 2n
Số host trên một subnet: 2m – 2
Bước nhảy = 28-n
Với mỗi subnet: Địa chỉ mạng: Octet bị mượn bội số với bước nhảy.
Địa chỉ host đầu: Địa chỉ network +1
Địa chỉ host cuối: Địa chỉ broadcast -1
Địa chỉ broadcast: Địa chỉ mạng kế tiếp -1
Địa chỉ mạng kế tiếp: Địa chỉ mạng trước + bước nhảy
Subnet mask tương ứng: Subnet mask ban đầu + n
n (số bit mượn) 1 2 3 4 5 6 7 8
Bước nhảy 128 64 32 16 8 4 2 1

Ví dụ 1: Thực hiện chia mạng 192.168.1.0/24 thành 4 subnet bằng cách mượn thêm 2 bit của
phần host.
➔ Đây là đường mạng thuộc lớp C
Số bit mượn: n = 2
Số bit host: m = 6
=> Chia được 4 subnet mỗi subnet có 26 – 2 = 62 host
Với mỗi subnet:
Subnet 1 Subnet 2 Subnet 3 Subnet 4
Địa chỉ mạng 192.168.1.0 192.168.1.64 192.168.1.128 192.168.1.192
Địa chỉ host đầu 192.168.1.1 192.168.1.65 192.168.1.129 192.168.1.193
Địa chỉ host cuối 192.168.1.62 192.168.1.126 192.168.1.190 192.168.1.254
Địa chỉ broadcast 192.168.1.63 192.168.1.127 192.168.1.191 192.168.1.255

Ví dụ 2: Thực hiện chia mạng 192.168.1.0/24 thành 4 subnet bằng cách mượn thêm 2 bit của
phần host. (Cách 2)
➔ Mượn 2 bít có 4 trường hợp: 00, 01, 10,11
Với các bit mượn là “00“
192.168.1.00000000 -> 192.168.1.0/26 Địa chỉ network
192.168.1.00000001 -> 192.168.1.1/26 Địa chỉ host đầu
….
192.168.1.00111110 -> 192.168.1.62/26 Địa chỉ host cuối
192.168.1.00111111 -> 192.168.1.63/26 Địa chỉ broadcast
Với các bit mượn là “01“
192.168.1.01000000 -> 192.168.1.64/26 Địa chỉ network
192.168.1.01000001 -> 192.168.1.65/26 Địa chỉ host đầu
….
192.168.1.01111110 -> 192.168.1.126/26 Địa chỉ host cuối
192.168.1.01111111 -> 192.168.1.127/26 Địa chỉ broadcast
Với các bit mượn là “10“
192.168.1.10000000 -> 192.168.1.128/26 Địa chỉ network
192.168.1.10000001 -> 192.168.1.129/26 Địa chỉ host đầu
….
10111110 -> 192.168.1.190/26 Địa chỉ host cuối
192.168.1.10111111 -> 192.168.1.191/26 Địa chỉ broadcast
Với các bit mượn là “11“
192.168.1.11000000 -> 192.168.1.192/26 Địa chỉ network
192.168.1.11000001 -> 192.168.1.193/26 Địa chỉ host đầu
….
192.168.1.11111110 -> 192.168.1.254/26 Địa chỉ host cuối
192.168.1.11111111 -> 192.168.1.255/26 Địa chỉ broadcast
Nhận xét:
Với mỗi dãy bit mượn, ta chia ra được một subnet. Ở ví dụ trên, vì mượn 2 bit nên t chia được
22 subnet tương ứng với 2 bit nhị phân (00,01,10,11).
Phần network lúc này bao gồm phần network gốc cộng thêm các bit mượn. Địa chỉ IP lúc
này có 26 bit network chứ không phải 24 bit như trước nữa nên số prefix – length sẽ là /26.
Subnet mask trong trường hợp này sẽ là “11111111.11111111.11111111.11000000” ở dạng
nhị phân, hay là 255.255.255.192 ở dạng thập phân.
Các bit phần host (ở đây là 6 bit cuối) sẽ chạy từ một dãy địa chỉ gồm các bit 0 (000000 – 6
bit 0)đến một dãy địa chỉ gồm các bit 1 (111111 – 6 bit 1). Tổng giá trị có thể có của một dãy
nhị phân 6 bit là 26 giá trị. Ta bỏ ra hai giá trị 000000 (là địa chỉ network) và 111111 (là địa
chỉ broadcast) thì số lượng địa chỉ dùng được cho host của một subnet là 26 – 2 = 62 địa chỉ.
Như vậy, bằng cách mượn 2 bit của phần host, ta đã chia network 192.168.1.0/24 thành 4
subnet và mỗi subnet này có 62 host.
Các subnet được chia ra là 192.168.1.0/26, 192.168.1.64/26, 192.168.1.128/26 và
192.168.1.192/26.
2. Bài toán ngược:
Yêu cầu chia số mạng con đáp ứng số host trong mỗi mạng và số mạng theo yêu cầu
Ví dụ: Cho đường mạng 192.168.1.0/24. Công ty A cần triển khai đường mạng này cho 5
phòng (hoặc mỗi phòng 30 máy). Các máy trong các phòng không có thể ping thấy nhau, các
máy phòng khác không thấy nhau.
Phân tích:
Trên bài toán ta thấy yêu cầu chia ít nhất 5 subnet nên ta có công thức 2n >= 5 và số host lớn
nhất trong mạng là 30 host nên ta có 2m – 2 >= 30 và ta có thêm n + m = 8. Giải hệ bất phương
trình trên ta được kết quả n = 3 và m = 5 (có m và n rồi ta giải tiếp như bài toán xuôi thôi, các
bạn tự giải tiếp nhé)
II. VLSM (Variable-Length Subnet Mask)
Đối với cách chia trên ta thấy số IP (hay còn gọi là host) trong mỗi 1 subnet là như nhau.
Vậy giả sử cty XYZ được cung cấp Public IP là 203.162.4.0/24 cho 3 chi nhánh là SG, HN,
DN. Và 3 chi nhánh này có số yêu cầu về IP khác nhau như sau:
+ Sài Gòn cần 52 IP
+ Hà Nội cần 25 IP
+ Đà Nẵng cần 22 IP
Nếu ta dùng cách chia mạng con đều nhau như trên thì chắc chắn một điều sẽ không đáp
ứng được yêu cầu của cty XYZ. Chỗ thì cần nhiều, chỗ thì cần ít. Nếu cấp đều nhau thì chỗ
sẽ bị thiếu IP và ngược lại có chỗ sẽ bị dư thừa IP. Chính vì lý do thực tế đó nên sinh ra cách
chia Subnet tối ưu hơn đó là VLSM. Sau đây tôi sẽ trình bày cách chia subnet theo yêu cầu
như ví dụ trên theo chuẩn VLSM.
Đầu tiên ta thấy nhu cầu của mỗi chi nhánh phải thỏa điều kiện sau:
Số lượng host (IP) của 1 subnet mà cty cấp cho mỗi chi nhánh >= Số host (IP) yêu cầu của
mỗi chi nhánh
Ta có Số lượng host (IP) của 1 subnet = 2m - 2
=> 2m - 2 >= Số host (IP) yêu cầu của mỗi chi nhánh
Ta nên chia subnet theo thứ tự yêu cầu IP giảm dần của các chi nhánh, bắt đầu là SG với số
lượng IP yêu cầu là 52.
Ta có:
2m – 2 >= 52
=> m = 6
=> n = 2
=> Bước nhảy = 2m = 26 = 64
Theo như công thức ở mục 2 thì ta có:
+ Subnet ID đầu tiên = 0
=> 203.162.4.0/26
Và Subnet Mask mới của mỗi Subnet ID trên sẽ được tính theo công thức: SM cũ + n
=> Subnet Mask mới của Subnet ID 203.162.4.0 sẽ là 24 + 2 = 26
+ Subnet ID kế tiếp = Subnet hiện tại + Bước nhảy
Vậy kết quả sẽ được tóm tắt như bảng sau:
Số Host
Host
Chi IP Subnet cuối: Subnet Broadcast: Host
Subnet ID đầu: Subnet
Nhánh yêu Mask ID + Bước cuối + 1
ID + 1
cầu nhảy – 2
SG 52 203.162.4.0 /26 203.162.4.1 203.162.4.62 203.162.4.63
HN 25 203.162.4.64 /27 203.162.4.65 203.162.4.94 203.162.4.95
DN 22 203.162.4.96 /27 203.162.4.97 203.162.4.126 203.162.4.127

Như đã thấy số lượng IP được chia mạng con cho mỗi chi nhánh đã đủ với yêu cầu ban đầu
và không quá dư thừa. Và thực tế thì VLSM là cách chia được dùng để làm công việc chia
Subnet ID của các doanh nghiệp.
BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1. Cho địa chỉ sau: 192.168.1.213/28


- Hãy cho biết địa chỉ trên có được chia mạng con hay không vì sao ?
- Cho biết đường mạng ban đầu của địa chỉ này ?
- Cho biết số đường mạng con được chia ?
- Cho biết địa chỉ mạng của từng mạng con, địa chỉ đầu, địa chỉ cuối, địa chỉ broadcast của từng mạng
con ?
- Liệt kê địa chỉ IP đặt được cho host trong đường mạng con thứ 5 ?
Câu 2. Cho địa chỉ sau: 203.16.72.0/27
- Hãy cho biết địa chỉ trên có được chia mạng con hay không vì sao ?
- Cho biết đường mạng ban đầu của địa chỉ này ?
- Cho biết số đường mạng con được chia ?
- Cho biết địa chỉ mạng của từng mạng con, địa chỉ đầu, địa chỉ cuối, địa chỉ broadcast của từng mạng
con ?
- Liệt kê địa chỉ IP đặt được cho host trong đường mạng con thứ 3 ?
Câu 3. Xác định đường mạng của địa chỉ 192.168.1.173/27
Câu 4. Cho địa chỉ IP 100.200.200.100/19. Hãy cho biết:
- Host trên thuộc mạng có chia mạng con hay không ? vì sao ?
- Hãy cho biết địa chỉ đường mạng chứa host ?
- Hãy cho biết địa chỉ broadcast và liệt kê các IP hợp lệ thuộc cùng đường mạng với host trên ?
Câu 5. Cho 4 địa chỉ host sau:
A. 192.168.25.30/27
B. 192.168.25.34/27
C. 192.168.25.61/27
D. 192.168.25.66/27
a. Các địa chỉ trên thuộc lớp địa chỉ nào ? Nêu cách xác định ?
b. Trong các địa chỉ trên, địa chỉ nào cùng mạng con với nhau, trình bày cách xác định ?
c. Liệt kê dãy địa chỉ (địa chỉ mạng, địa chỉ host, địa chỉ broadcast) của nhóm địa chỉ có cùng mạng
con vừa tìm được ở câu b.
Câu 6.

Câu 7.

Câu 8.

Câu 9.

Câu 10.

You might also like