You are on page 1of 17

Chương 2/ Phân tích thực trạng chất lượng môi trường sống của động vật ở Thảo

cầm viên Sài Gòn

2.1. Giới thiệu về Thảo Cầm Viên Sài Gòn

2.1.1. Vị trí địa lý

Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tên gọi tắt: Thảo Cầm Viên, người dân quen
gọi Sở thú) là công viên bảo tồn động vật - thực vật ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam. Đây là vườn thú có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới.
Khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc gần hạ lưu kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
với hai cổng vào nằm ở số 2B đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và số 1 đường
Nguyễn Thị Minh Khai phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn do người Pháp xây vào năm 18642. Diện tích
lúc đầu là 12 ha, sau đó Thảo Cầm Viên được mở rộng ra 20 ha. Diện tích
hiện tại là 17 ha.
Số lượng các loài thực vật cũng có nhiều thay đổi:
• Năm 1877: 902 loài
• Năm 1919: 1500 loài
• Năm 1975: khoảng 700 loài
• Hiện nay: 883 loài
Số loài động vật: 124 loài, số lượng: hơn 980 con.
Nơi đây đã trở thành không gian xanh quan trọng của thành phố vì có bộ
sưu tập phong phú các loài động vật hoang dã và thực vật quý hiếm và thu
hút đông đảo người dân đến tham quan.
Trong vòng ba năm gần đây, số lượng khách đến thăm Thảo Cầm Viên
tăng thêm 200.000 người mỗi năm. Điều này cho thấy người dân rất quan
tâm đến Thảo Cầm Viên và có nhu cầu sử dụng không gian xanh trong cuộc

11
sống.

Hình 6. Bản đồ khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn [6]

2.1.2. Diện tích các khu vực tại Thảo Cầm Viên

Tổng Diện tích của Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 175.597 m2.
ởng, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: 33
• Diện tich văn phòng: 1692,58 m2
• Diện tích kho bãi: 230 m2
• Diện tích chuồng thú, nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh dich vụ:
30.714 m2
Diện tích hoa viên:
• Diện tích thảm cỏ thuần chủng: 81.689,84 m2
• Diện tích thảm cỏ không thuần chủng: 2.675,03 m2
• Diện tích bồn hoa: 1.898,68 m2
• Diện tích bồn kiêng: 1.106,66 m2
• Diện tích hàng rào: 612,63 m2
• Diện tich đường nhựa: 18.317,50 m2
• Diện tich đường đất sỏi: 4.863 m2
• Diện tích hồ tiêu can: 414,66 m2
• Diện tích hồ súng: 653 m2
• Diện tích hồ sen: 3.250,50 m2
• Diện tích hồ phun: 19,63 m2

12
• Diện tich mương rạch : 4.554,90 m2
• Diện tích sân bãi : 9.094,21 m2
• Diện tích vỉa hè : 4.780,88 m2 .

2.1.3. Hiện trạng các khu bảo tồn động vật tại Thảo Cầm Viên

Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), Thảo Cầm Viên
Sài Gòn tiếp đón hàng triệu du khách đến tham quan hàng năm, đã làm cho
cơ sở hạ tầng dần dần bị xuống cấp. Trước tình hình đó, từ năm 1984 Ủy Ban
Nhân Dân Thành Phố chủ trương cải tạo, nâng cấp Thảo Cầm Viên Sài Gòn
với nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng mới như: Kè đá dọc kênh
Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và
bêtông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho
phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú
sau năm 1975 từ 8.500m2 lên đến năm 2000 là 25.000m2. Quan hệ hợp tác
quốc tế với các vườn động thực vật và các tổ chức khoa học ngày một phát
triển. Chương trình trao đổi động vật với các vườn thú đã làm cho bộ sưu tập
động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thêm phong phú. Nhiều loài động vật
mới lạ xuất hiện tại Việt Nam như: Hà mã (Hippopotamus amphibius), Hà
mã lùn (Choeropsis liberiensis), Báo Nam Mỹ (Panthera onca), Đà Điểu châu
Phi (Struthio camelus), Hồng Hạc (Phoenicopterus ruper ruper), Đười ươi
(Pongo pygmaeue), Hươu cao cổ (Giraffa camelopardalis) v.v...
Bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn gồm khoảng 868 cá
thể thuộc 130 loài đại diện cho các lớp bò sát, chim và thú. Ở đây chúng ta có
thể nhìn thấy những con vật khổng lồ nặng hàng tấn như: Voi ( Elephas
maximus) và Hà mã (Hippopotamidae), đồng thời cũng được làm quen với
những con thú nhỏ chỉ nặng 200-300g như Culi. Ngoài ra, nơi đây còn có các
loài vật duy nhất ở Việt Nam và Đông Dương như: loài Voọc (Pygathris ssp,
Trachypithecus cristatus), Gà lôi vằn (Lophura nycthemera annamensis), Gà
lôi trắng (Lophura nycthemera nycthemra), Trĩ sao (Rheinartia ocellata)…

13
2.1.4. Hiện trạng môi trường các khu bảo tồn động vật tại Thảo Cầm
Viên

2.1.4.1 Hiên trạng môi trường không khí

TCVSG là môt công viên với hệ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú.
Cùng với hoạt động sản xuất của công ty không có phát sinh khí thải nên ô
nhiễm không khí là không đáng kể. Mặc dù vây, chúng ta có thể liệt kê một
số yếu tố ảnh hưởng đến môi trường không khí như sau:
 Khí thải
Trong quá trình sản xuất của công ty có sử dụng que hàn chì trong các
công trình xây dựng cơ bản, xây dựng các khu vui chơi giải trí… Bên cạnh
đó, công ty có sử dụng các xe tải để vận chuyển thức ăn cho động vật và thức
ăn thừa trong khuôn viên công ty, xe lửa để vận chuyển du khách tham quan
TCVSG và các phương tiện giao thông ra vào công ty để giao nhận hàng hóa,
vận chuyển học sinh vào tham gia chương trình Giáo dục bảo tồn & Bảo vệ
môi trường. Các hoạt động nói trên làm phát sinh ra một lượng khí thải.
Lượng khí thải này tuy ít và không liên tục nhưng vẫn hiện diện trong môi
trường không khí xung quanh công ty và gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người.
Tóm lại, trong quá trình sản xuất công ty không sử dụng nhiên liệu nhiều
nên nguồn phát sinh khí thải: CO, NOx, SO2,…xem như không đáng kể.
Như vậy ta có thể phân tích các nguồn gây ô nhiễm không khí như sau:
khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vât liệu tới cơ sở sản xuất,
phương tiện xếp dỡ và vận chuyển trong nội bộ công ty. Trong quá trình hoạt
động các phương tiện vận tải với nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu Diezel sẽ
thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí.
Thành phần chủ yếu của khí thải này là COx, NOx, SO2,… nguồn ô nhiễm
này phân bố rải rác và không đáng kể do đó không gây ô nhiễm cho môi
trường xung quanh.
Ngoài ra như đã liệt kê ở trên các hoat động vận chuyển của các phương
tiện giao thông ra vào TCVSG cũng sinh ra bụi với hàm lượng không lớn.
Tuy nhiên, quá trình này hoạt động không thường xuyên và trong thời gian
rất ngắn nên không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.
 Tiếng ồn
Tiếng ồn phát ra chủ yếu do hoạt động từ các phương tiện vận chuyển
trong công ty. Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ hoạt động xây dựng các
công trình trong khuôn viên công ty. Ngoài ra, vào những dịp cuối tuần và lễ
tết, hoạt động của sân khấu ca nhạc trong khuôn viên công ty cũng phát ra
tiếng ồn đáng kể. Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến thính giác của con người, gây
ra hiện tượng mệt mỏi và mất cân bằng hệ thần kinh. Đặc biêt, do sự tiếp xúc
14
thường xuyên tiếng ồn sẽ làm giảm thính lực của công nhân và giảm năng
suất lao động. Bên cạnh đó, TCVSG còn là nơi nuôi giữ và trưng bày hơn
900 cá thể động vật; tiếng ồn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
của các loài động vật, gây lo lắng, sợ hãi, giảm khả năng sinh sản, stress,
bệnh tật …
 Bụi
Trong quá trình hoạt động của công ty, lượng bụi sinh ra không lớn, chủ
yếu là trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, quá trình kiểm tra và sắp sếp hàng
hoá, thay đất cho các khu vực hoa kiểng. Tuy nhiên, quá trình này hoạt động
không thường xuyên và trong thời gian rất ngắn nên không gây ảnh hưởng
nhiều đến môi trường xung quanh. Trong khâu tập kết nguyên liệu, bụi phát
sinh rất khó kiểm soát.Tuy nhiên quá trình này được thực hiện cẩn thận nên
bụi phát sinh ra thấp.
 Mùi hôi từ chuồng trại nuôi thú:
Tại một số khu vực nuôi thú, đặc biệt là tại các chuồng thú ăn thịt như
các loài thuộc họ mèo: cọp, sư tử, báo, và họ chó như chó sói…có mùi hôi
đặc trưng do tập tính đánh dấu lãnh thổ. Mùi hôi này gây khó chịu trong môi
trường không khí xung quanh và gây khó chịu cho du khách tham quan.
 Các yếu tố vi khí hậu
Thảo Cầm Viên Sài Gòn có mạng lưới cây xanh dày đặc cộng với diện
tích mặt đất gần như là được phủ xanh bởi nhiều thảm cỏ, cây bụi. Do đó,
môi trường trong khuôn viên công viên luôn đảm bảo các yếu tố về vi khí
hậu. Từ đó đảm bảo môi trường lao động tốt cho công nhân, môi trường
trong lành cho du khách tham quan, học tâp, nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhà
xưởng sản xuất, văn phòng làm việc được thiết kế thông thoáng với môi
trường xung quanh.
2.1.4.2. Hiện trạng môi trường nước
 Nước thải sinh hoạt
Nước thải của công ty chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ công
nhân viên trong công ty và du khách tham quan Thảo Cầm Viên. Hiện nay
Thảo Cầm Viên có khoảng gần 400 cán bộ công nhân viên, bao gồm bộ phận
lao động trực tiếp và gián tiếp, cộng thêm trung bình 1 ngày có khoảng gần
5.500 lượt du khách đến tham quan TCVSG (mỗi năm TCVSG đón tiếp
khoảng 2 triêu lượt du khách). Do đó lượng nước thải phát sinh là rất lớn,
trung bình khoảng 255 m3/ngày.
Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt bao
gồm: các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ
(BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh
(Coliform, E.Coli). Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy,
chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác.

15
Bên cạnh lượng nước thải sinh hoạt thì Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có
nước thải từ hoạt động rửa chuồng trại và lượng nước thải này thì hầu như
chưa được để ý đến. Ước tính lượng nước thải này khoảng hơn 91 m3/ngày.
 Nước mưa chảy tràn:
Vào những ngày mưa, nước mưa được chảy tràn trên bề mặt bên ngoài
khu vực Công ty sẽ cuốn theo đất, cát, rác thải, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi
trên bề mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được
quản lý tốt thì sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và
đời sống thủy sinh gần khu vực.
Hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn chưa có hệ thống thoát nước mưa
riêng, mà được thoát vào hệ thống thoát nước thải sinh hoat.
 Nước thải sản xuất:
Hoạt động của công ty không có phát sinh nước thải sản xuất
 Nước ngầm:
Với diện tích thảm cỏ, bồn hoa cũng như số lượng cây xanh nhiều như
hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn sử dụng nước ngầm để phục vụ cho việc
tưới tiêu hàng ngày, cũng như xịt rửa chuồng nuôi động vật. Ước tính khoảng
300 m3/ngày.

2.2. Kết quả khảo sát thực tế

2.2.1. Đối với việc bảo tồn động vật

Để đảm bảo cho phúc lợi động vật thì việc đầu tiên và đơn giản nhất phải
đặt quyền lợi của động vật hoang dã lên hàng đầu.
Ví dụ, trong điều kiện nuôi nhốt, chuồng trại phải đảm bảo đủ các yếu tố
theo yêu cầu của từng loài vật, và phải đảm bảo để các loài động vật này có
thể thực hiện những hành vi và tập tính của chúng trong điều kiện tự nhiên.
Chuồng trại phải luôn cung cấp đầy đủ nước uống, bóng râm, chỗ trú ẩn (để
động vật có thể trốn, tránh bị nhòm ngó bởi người tham quan, hoặc để chạy
trốn khi có cạnh tranh với đồng loại). Động vật phải luôn được cung cấp đủ
thức ăn, nước uống, nơi trú ẩn, được thực hiện hành vi và tập tính trong điều
kiện tự nhiên và được giải thoát khỏi stress, căng thẳng.

16
 Đầu tiên là đối với loài Hổ,

Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti) thuộc họ Mèo - Felidae


Đặc điểm: Cân nặng 200-250 kg. Lông màu vàng da bò, toàn thân có
nhiều sọc ngang màu đen.
Phân bố: Việt Nam, Lào, Campuchia.
Nơi sống: Rừng sâu, bụi rậm, đồng cỏ tranh.
Thức ăn: Chồn, nai, heo rừng, gia súc.

17
Sinh sản: Trưởng thành vào năm thứ 3 - 4. Mang thai 105 ngày. Mỗi lứa
đẻ 2 - 3 con.
Tình trạng: Số lượng ít, đang bị đe dọa tuyệt chủng (bậc E). - Cho tới
nay đã có 3 trong số 8 phân loài cọp sống trên trái đất đã hoàn toàn bị tuyệt
chủng, phân loài thứ tư là cọp Nam Trung Hoa chỉ còn khoảng 80 con, kế
đến là cọp Đông dương còn từ 150 – 200 con ngoài thiên nhiên.
Đây là loài được xem như là biểu tượng của Thảo Cầm Viên Sài Gòn với
sức thu hút lớn, với hơn 10 con Hổ vàng khu vực tham quan loài Hổ này luôn
rất đông người. Các hoạt động duy trì sinh sản của loài được thực hiện khá
tốt với việc phân ra các cặp hổ đực – cái vào khu vực riêng và có chế độ
chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động bản năng của loài Hổ
đã bị giảm đi khá nhiều, bản năng săn mồi của loài bị giảm sút bởi thức ăn
được cung cấp theo dạng đã qua sơ chế, lại được cung cấp vào những giờ
nhất định. Ngoài ra theo quy định của việc bảo tồn động vật, những con vật
phải được cung cấp nơi để trú ẩn khi nuôi dạng nhốt chuồng, điều này thì
Thảo Cầm Viên chưa đáp ứng tốt.

18
 Đối với loài Voi,

Voi châu Á (Elephas maximus) thuộc Họ Voi- Elephantidae


 Đặc điểm: Cơ thể nặng đến hơn 4 tấn. Chỉ có voi đực có ngà nâng 15-20kg, da
rất dày, lông thưa, đầu vòi có một núm thịt…
 Phân bổ: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Mianma,
Indonesia.
 Sinh thái: Sống ở rừng thưa, rừng thứ sinh pha tre nứa trong các thung lũng hay
đồi núi thấp.
 Thức ăn: Cỏ, lá cây, măng tre, chuối rừng…
 Sinh sản: Chu kỳ 4-5 năm/ lứa, mang thai 21-22 tháng.
 Tình trạng: Rất nguy cấp (CR)
19
Hình ảnh những chú voi thân thiện, háu ăn luôn được lòng các du khách
khi tới Thảo Cầm Viên, các bữa ăn của các chú voi luôn được chuẩn bị rất
kỹ, hệ thống chuồng cho voi cũng được xây dựng rất chu đáo. Tuy nhiên, bên
cạnh đó còn nhiều vấn đề như việc du khách có thể đưa thức ăn cho voi, việc
này tuy tăng sự giao lưu giữa du khách và động vật nhưng lại có nguy cơ Voi
ăn phải những thức ăn không tốt cho sức khỏe, kế đến là việc sử dụng voi để
biểu diễn cũng dễ làm kiệt sức chúng, gây ảnh hưởng tới việc bảo tồn động
vật.
 Đối với loài Hà mã,

20
Hà mã (Hippopotamus amphibius) thuộc họ Hippopotamidae
 Đặc điểm: Trọng lượng có thể tới 3200kg. Miệng rộng, toàn thân có màu nâu.
Da dày, không có lông..
 Phân bổ: Đông và Đông Nam Châu Phi.
 Sinh thái: Sống ở vùng sông hồ, xung quanh có nhiều bãi cỏ.
 Thức ăn: cỏ, trái cây, lá cây, rễ cây…
 Sinh sản: Mang thai 7,5 – 8 tháng, đẻ 1 con/lứa.
 Tình trạng: Sẽ nguy cấp (VU)
Hiện nay, ở Thảo Cầm Viên có 2 cá thể Hà mã trưởng thành với trọng
lượng trung bình gần 1,5 tấn, Thảo Cầm Viên đã tạo được không gian sống
nửa cạn, nửa nước rất gần với tự nhiên cho loài, tuy nhiên diện tích còn khá
nhỏ so với kích cỡ trung bình loài. Vấn đề thứ hai nhóm quan sát được cũng
tương tự với loài Voi là nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ thức ăn lạ cao.

21
2.2.2. Đối với việc khảo sát khách tham quan trong Thảo cầm viên Sài
Gòn

Đối với bất cứ loại hình dịch vụ nào, nhu cầu và ý kiến của khách vẫn
luôn là ưu tiên hàng đầu, Thảo Cầm Viên Sài Gòn cũng vậy. Là một trong
những địa điểm yêu thích của người dân Sài Gòn, rất nhiều gia đình mỗi cuối
tuần đều đến đây để vui chơi, tham quan. Chính vì thế mà tầm quan trọng của
việc lấy ý kiến của khách tham quan được nhóm đặt lên hàng đầu.

22
Nhóm đã thực hiện bảng khảo sát như sau:

23
Với mục đích tìm hiểu sự quan tâm cũng như những suy nghĩ của khách
tham quan về hoạt động bảo tồn động vật bảo tồn động vật của Thảo Cầm
Viên Sài Gòn, nhóm đã đặt câu hỏi với nhiều nhóm đối tượng đa dạng về lứa
tuổi, nghề nghiệp nhằm thu được kết quả chính xác nhất.
Nội dung khảo sát của nhóm là:
 Đánh giá được mức độ hài lòng, yêu thích của khách với việc
tham quan, giải trí trong khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
 Tìm hiểu về nhu cầu tra cứu thêm thông tin về cách thức bảo tồn
động vật của các đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau, mở rộng
kiến thức, thông tin cho mọi người cũng là một trong những mục
tiêu của Thảo Cầm Viên Sài Gòn khi đây được xem như là một
thư viện sống về động vật tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình khảo sát nhóm cũng gặp phải nhiều khó khăn như:
 Thời tiết không ổn định, khu vực khảo sát hay xảy ra các cơn mưa
bất chợt gây ảnh hưởng tới cả việc khảo sát khách tham quan lẫn
thu thập hình ảnh về các loài động vật.
 Thời gian nhóm thực hiện đề tài bị kéo dài vì để thu thập hình ảnh
động vật được rõ ràng thì phải thực hiện vào những ngày vắng
khách, còn muốn khảo sát thì phải chọn những ngày đông khách.

24
Sau khi khảo sát 50 khách tham quan thì nhóm lập được biểu đồ sau:
Biểu đồ 1. Bảng đánh giá mức độ yêu thích và nhu cầu tìm hiểu của
khách tham quan theo độ tuổi
10 10
9 9
8 8
7 7
6 6
5 5
4 4
3 3
2 2
1 1
0 0
Dưới 25 tuổi Từ 25 - 35 tuổi Trên 35 tuổi
Độ yêu thích của khách khi tham quan Thảo cầm viên
Sài Gòn
Nhu cầu tìm hiểu thông tin về việc bảo tồn động vật

Biểu đồ 2. Biểu đồ xác định thành phần khách tham quan

10%

Gia đình
14%
Nhóm bạn bè

Đi 1 mình

76%

Từ biểu đồ 1, có thể đưa ra nhận xét rằng các khách tham quan ở độ tuổi
khác nhau sẽ có những mục đích khác nhau khi đến tham quan Thảo cầm
viên Sài Gòn, đối với những người có độ tuổi > 35, họ chỉ đơn giản là tìm
một nơi có thể thư giãn, vui vẻ bên gia đình. Bên cạnh đó, ta có thể thấy đối
với các khách tham quan ở lứa tuổi từ 25-35, họ lại có nhu cầu tìm hiểu
25
thông tin về cách thức chăm sóc, bảo tồn động vật. Tuy nhiên hiện nay thì
Thảo Cầm Viên lại chưa đẩy mạnh công tác trong việc cung cấp thông tin
này, các thông tin được cung cấp một cách sơ sài thông qua các bảng hướng
dẫn có phần đã cũ, đây có thể là một trong những nguyên nhân làm cho các
công trình nghiên cứu về Thảo cầm viên có số lượng không nhiều.
Từ biểu đồ 2, ta có thể thấy đa phần khách tham quan là đi với gia đình,
ta có thể thấy Thảo Cầm Viên hiện tại còn được xem như nơi nghỉ ngơi vào
cuối tuần hay vào các dịp lễ của các gia đình, chưa có đủ sức hút đối với
những người muốn một mình tìm hiểu, khám phá những kiến thức về đời
sống động vật.

2.3. Đánh giá kết quả khảo sát

2.3.1. Mặt tích cực:

 Có mối quan hệ tốt với các vườn thú trong khu vực phía Nam.
 Khoảng cách giữa các vườn thú vừa đủ gần nhau để tạo thuận lợi
cho việc trao đổi và hợp tác, nhưng cũng vừa đủ xa nhau để tránh
sự cạnh tranh giữa các vườn thú.
 Các bộ sưu tập động thực vật phong phú.
 Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á (thành lập cách đây 10 năm)
là mạng lưới rất tốt để hỗ trợ phát triển các hoạt động của Thảo
Cầm Viên Sài Gòn.
 Từ đầu năm 2013, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã gia nhập Hội vườn
thú và hồ cá thế giới (WAZA). Do đó, Thảo Cầm Viên Sài Gòn
đang là đơn vị dẫn đầu trong mạng lưới vườn thú của cả nước.
 Nhân giống thành các loài động vật đặc hữu, quý hiếm như Báo
lửa, Mèo gấm, Cọp, Chim trĩ… Đặc biệt là loài Báo lửa, Thảo
Cầm Viên đã được các nước Đông Nam Á bầu chọn là nơi giữ số
cái của loài Báo lửa vùng Đông Nam Á. Tại Thảo Cầm Viên, đã
có bốn con báo lửa được chào đời và nuôi nấng trong điều kiện
nuôi nhốt. Với thành công này, Thảo Cầm Viên được đánh giá là

26
một trong mười vườn thú đứng đầu thế giới về việc nhân giống
thành công loài báo lửa.

2.3.2. Các mặt còn cần cải thiện:

- Về quy hoạch:
 Quy hoạch xây dựng chưa hoàn toàn phù hợp: áp dụng các
nguyên tắc quy hoạch xây dựng đô thị (bó vỉa bằng bê tông…)
đối với quy hoạch không gian Thảo Cầm Viên, trong khi đó, trên
thực tế lẽ ra một Thảo Cầm Viên cần thiên về cảnh quan nhiều
hơn. Hiện nay, UBND Thành phố đã có chủ trương lập lại quy
hoạch chi tiết Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
 Hệ thống thoát nước thải cũng cần phải cải thiện để đáp ứng tiêu
chuẩn.
 Cần cải tạo thiết kế và sửa chữa hệ thống nhà vệ sinh.
- Về thiết kế cảnh quan và lưu ý đến nhu cầu của động vật:
Những loại cây nào độc hại cho những loại động vật nào? Những loại
cây nào có sức chống chịu tốt nhất và phù hợp với những loại động vật nào?
Cần nghiên cứu sâu thêm những vấn đề này và phổ biến rộng rãi.
- Về quản lý, bảo dưỡng, trang thiết bị:
 Chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh, đặc biệt là những cây có giá trị di
sản, chú ý đến nguy cơ gãy cành, nhánh cây,
 Trang thiết bị phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh cho động vật
còn hạn chế. Ví dụ: máy huyết học, máy siêu âm cầm tay...
- Về đào tạo cho nhân viên:
Cần đẩy mạnh hơn nữa. Ví dụ hiện tại Thảo Cầm Viên đã có chương
trình đào tạo cho đội công nhân chăm sóc động thực vật.
- Về thông tin và chương trình giáo dục:
Cần đẩy mạnh hơn nữa.
- Về quy định:
Cần làm rõ và hệ thống hóa các quy trình kỹ thuật trong các hoạt động
của Thảo Cầm Viên.

27

You might also like