You are on page 1of 34

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM


KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN: ĐỒ ÁN VI ĐIỀU KHIỂN

ĐỒ ÁN VI ĐIỀU KHIỂN

ĐỀ TÀI:
MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC

GVHD: THẦY NGUYỄN KIM SUYÊN


SVTH:
- PHẠM QUANG BÌNH
- NGUYỄN ĐỨC TÂM

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 1 Năm 2024


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của các ngành công nghệ kĩ
thuật đã và đang chuyển biến hết sức phức tạp đi kèm theo sự phát triển chóng
mặt ở nước ta.

Riêng ngành kĩ thuật điện tử với sự phát triển nhanh chóng thì yêu cầu đặt ra
ngày càng cao, các sản phẩm đưa ra ngày càng được tối ưu về kích thức thước
trọng lượng cũng như chức năng của nó có thể phù hợp ở nhiều điều kiện môi
trường khác nhau.

Với tình hình xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hoá, thì chúng
ta sẽ không khó để bắt gặp được những thiết bị thông minh trong đời sống ngoài
thực tế cũng như trên các mạng truyền thông. Vậy dưới góc độ là một sinh viên
ngành điện tử công nghiệp thì tôi rất nóng lòng háo hức tạo ra sản phẩm của riêng
mình. Nhưng đối với loại hình các thiết bị thông mình này thì rất đa dạng về hình
thức, chức năng và độ phức tạp của mỗi sản phẩm, vì thế cùng với khả năng và
tinh thần nghiên cứu của bản thân. Nên đối với đồ án vi điều khiển này tôi quyết
định nghiên cứu tạo ra một Mô Hình MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC.

Đối với đề tài này nó giúp chúng ta có thể vẽ và khắc những hình mà mình
mong muốn.

Đó cũng là một trong những lý do chính để em quyết định chọn đề tài này.

Dưới sự hướng dẫn của Thầy NGUYỄN KIM SUYÊN, chúng em đã nỗ lực
cố gắng thực hiện tốt đồ án này, và trong quá trình làm cũng không tránh khỏi
những sai xót và cũng một phần bị hạn chế về năng lực thì em rất mong nhận được
sự góp ý của thầy để em có thể hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn ạ.

LỜI CẢM ƠN

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC


1
Trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như thực hiện đồ án này, chúng em
đã nhận được nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô đặt biệt là thầy
NGUYỄN KIM SUYÊN đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện thuận lợi để em
có thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.

Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi những sai sót, chúng
em rất mong sẽ nhận lại nhưng ý kiến đóng góp và phê bình từ thầy cô giúp em
có thể hoàn thiện đề tài một cách chỉnh chu và tốt hơn.

Sinh Viên Thực Hiện

- PHẠM QUANG BÌNH


- NGUYỄN ĐỨC TÂM

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC


2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Nhận xét chung:


….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
Đánh giá: (Được phép bảo vệ hay không được phép bảo vệ)
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
….......................................................................................................................................
TPHCM, ngày … tháng … năm 20...
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC


3
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Tên đề tài: MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC

Ngày giao đề tài: 06/10/2023;


Ngày hoàn thành đề tài:
Sinh viên thực hiện:
Họ tên sinh viên 1: PHẠM QUANG BÌNH – MSSV 2120060069
Họ tên sinh viên 2: NGUYỄN ĐỨC TÂM – MSSV 2120060019

Tuần/ngày Nội dung – công việc thực hiện


Tuần 2 Tìm hiểu đề tài , lên ý tưởng và thiết kế

Tuần 3 Kiểm tra lỗi khắc phục và sửa chữa, bổ sung thêm một số chức năng
cần thiết.

Tuần 4 Tiến hành thi công, kiểm tra và sửa lỗi

Tuần 5
Kiểm tra toàn diện

Tuần 6-7 Tiến hành viết báo cáo

Tuần 8 Tiến hành nộp báo cáo

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn


(Ký và ghi rõ họ và tên)

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC


4
LỜI CAM ĐOAN

Đề tài này là do nhóm của chúng em tự thực hiện dựa vào một số tài liệu tham khảo
và chúng em xin cam đoan đề tài này không sao chép bất kỳ công trình đã có trước đó.
Nếu có sao chép nhóm chúng em hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TP.HCM, ngày tháng năm 2024

Ký Tên

- PHẠM QUANG BÌNH


- NGUYỄN ĐỨC TÂM

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC


5
MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................. 6


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CNC .................................................................... 7
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................. 7
1.2. Mục tiêu .................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG II: CƠ LÝ THUYẾT ............................... Error! Bookmark not defined.
2.1.MẠCH HẠ ÁP ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2 ARDUINO SHIEL V3 : .............................. Error! Bookmark not defined.
2.3ARDUINO UNO R3 :................................... Error! Bookmark not defined.
2.4 NGUỒN TỔ ONG 220V : ............... ………Error! Bookmark not defined.
2.5 SERVO :………………………………………………………………….
2.6 ĐỘNG CƠ BƯỚC
CHƯƠNG III: NỘI DUNG ................................................................................... 10
3.1.SƠ ĐỒ KẾT NỐI PHẦN CỨNG ........................................................... 24
3.2.CÀI ĐẶT PHẦN MỀM .............................. Error! Bookmark not defined.
3.3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 32
4.1. KẾT LUẬN
4.2. KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 33
1. CÁC PHẦN MỀM DÙNG TRONG ĐỒ ÁN...................................... 33

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 6


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Đặt vấn đề


Với sự phát triển nhanh chóng của ngành điện tử đi đầu là mảng vi điều khiển và
điều khiển các thiết bị thông minh. Thì ngày càng có nhiều sản phẩm với công nghệ kĩ
thuật cao ra đời và rất đa dạng từ mẫu mã đến chức năng đi cùng với sự phức tạp của
nó. Điển hình như là nhiều loại Robot có nhiều chức năng khác nhau ra đời,máy vẽ tự
động cnc.

Lý do chọn đề tài

Vì đây là một đề tài mang tín ứng dụng vào thực tế cao, đáp ứng được những nhu
cầu, vấn đề trong đời sống thực tế hàng ngày.

Nhằm cũng cố lại kiến thức phát huy được tín sáng tạo cũng như tay nghề của
sinh viên.

1.2. Yêu cầu


➢ Hệ thống làm việc ổn định và hoạt động giống như yêu cầu đặt ra.
➢ Có khả năng xuất ra mô hình và ứng dụng ngoài thực tế cao.

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 7


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CNC

Một số linh kiện chính


1. Mạch hạ áp
2. Arduino shiel v3 6. Động cơ bước
3. Arduino UNO R3
4. Nguồn tổ ong
5. Servo

TỔNG QUÁT VỀ CNC


KHÁI NIỆM
CNC ( computer numerical control ) là một dạng máy NC điều khiển tự động có
sự trợ giúp của máy tính , mà trong đó các bộ phận tự động được lập tình để hoạt
động theo các sự kiện tiếp nối nhau với tốc độ được xác định trước để có thể tạo
ra
được mẫu vật với hình dạng và kích thuốc yêu cầu.
PHÂN LOẠI
Các máy CNC có thể phần chia theo loại và theo hệ thống điều khiển:
- Theo loại máy cũng tương tự như các máy công cụ truyền thống , chia ra các
loại như máy khoan CNC , máy phay CNC , máy tiện CNC...và các truing tâm
gia công CNC Các trung tâm CNC có khả năng thực hiện gia công nhiều loại
bề mặt và sử dụng nhiều loại dụng cụ khác nhau.
- Phân chia theo hệ điều khiển có thể phân ra các loại:
+ Các máy điều khiển điểm tới điểm.
+ Ví dụ như máy khoan, khoét, máy hàn điểm, máy đột, dập...
+ Các máy điều khiển đoạn thẳng : đó là các máy có khả năng gia công
trong qua trình thực hiện dịch chuyển theo các trục.
ƯU ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MÁY CNC
- So với các máy điều khiển công cụ bằng tay, sản phẩm từ máy CNC không phụ
thuộc vào tay nghề của người điều khiển mà phụ thuộc vào nội dung, chương

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 8


trình được đưa vào máy. Người điều khiển chỉ chú yếu theo dõi kiểm tra các
chức năng hoạt động của máy.
- Độ chính xác lằm việc cao. Thông thường các máy CNC có độ chính xác máy

0.001mm do đó có thể đạt được độ chính xác cao hơn
- Tốc độ cắt cao. Nhờ cấu trúc cơ khí bền chắc của máy, Những vật liệu cắt hiện
đại như kim loại cứng hay gốm oxit có thể sử dụng tốt hơn
CÁC ƯU ĐIỂM KHÁC
Máy CNC có tính linh hoạt cao trong việc lập trình, tiết kiệm thời quan chỉnh
máy,
đạt được tính kinh tế cao trong việc gia công hang loại các sản phẩm nhỏ.
- Ít phải dừng máy vì kỹ thuật, do đó chi phí dừng máy nhỏ.
- Tiêu hao do kiểm tra ít, giá thành đo kiểm tra giảm.
- Thời gian hiệu chỉnh máy nhỏ
- Có thể gia công hàng loạt.
NHƯỢC ĐIỂM
- Giá thành chế tạo máy cao hơn
- Giá thành bảo dưỡng, sữa chữa máy cũng cao hơn.
- Vận hành và thay đổi người đứng máy khó khăn hơn
TRÌNH ĐỘ HIỆN TẠI CỦA MÁY CNC
Các chức năng tính toán trong hệ thống CNC ngày càng hoàn thiện và đạt tốc độ
xử lý cao do tiếp tục ứng dụng nhừng thành tựu phát triển của các bộ vi xử lý up.
Các
hệ thống CNC được chế tạo hàng loạt lớn theo công thức xử lý đa chức năng ,
dùng
cho nhiều mục đích điều khiển khác nhau. Vật mang tin từ bang đục lỗ, bang từ,
đĩa
từ và tiến tới sử dụng đĩa CD có dung lượng ngày càng lớn, độ tin cậy và tuổi thọ
cao.
Việc cài đặt các cụm vi tính trực tiếp vài hệ NC để trờ thành hệ thống CNC đã tạo

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 9


điều kiện ứng dụng máy công cụ CNC ngay cả trong xí nghiệp nhỏ, không có
phòng
lập trình riêng, nghĩa là người điều khiển máy có thể lập trình trực tiếp ngay trên
máy
. Dữ liệu nhập và , nội dung lưu trữ, thông báo về tình trạng hoạt động của máy
cùng
các chỉ dẫn cần thiết khác cho người điều khiển đều được hiển thị trên màn hình.
Màn hình ban đầu chỉ là đen trắng với các ký tự chữ cái và các con số nay đã dung
màn hình màu đồ họa, độ phân giải cao (có them toán đồ và hình vẽ mô phỏng
tĩnh
hay động), biên dạng của chi tiết gia công, chuyển động của dao cụ đều được hiển
thị
trên màng hình
Các hệ CNC riêng lẻ có thể ghép mạng cục bộ hay mạng mở rộng để quản lý điều
hành một cách tổng thể hệ thống sản xuất của một xí nghiệp hay một tập đoàn
công

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. MẠCH HẠ ÁP
➢ TỔNG QUÁT
Mạch hạ áp 3A LM2596 nhỏ gọn có khả năng giảm áp từ 30V xuống 1.5V mà
vẫn đạt hiệu suất cao (92%) . Thích hợp cho các ứng dụng chia nguồn, hạ áp, giảm
áp cấp cho các thiết bị như camera, motor,
robot.
➢ MÔ TẢ
Mạch hạ áp LM2596 Mạch sử dụng ic nguồn
LM2596 điều khiển dòng ra bằng biến trở vi
chỉnh mạch nhỏ gọn dễ sử dụng
➢ THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Điện áp đầu vào: Từ 3V đến 30V.

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 10


Điện áp ra: Điều chỉnh được trong khoảng 1.5V đến 30V.
Dòng đáp ứng tối đa là 3A.
Công suất: 15W
➢ SƠ ĐỒ CHÂN
Chân 1: V in (điện áp đầu vào từ 4,5 ~ 40V)
Chân 2: V out (Điện áp đầu ra được điều chỉnh hạ xuống)
Chân 3: GND
Chân 4: Feedback chân phản hồi điện áp (Đặt điện áp đầu ra bằng cách sử dụng
mạng bộ chia sử dụng phản hồi điện áp đầu ra)
Chân 5: ON/OFF chân tắt bật mức logic (Kích hoạt chân, phải được nối đất để
hoạt động bình thường)
➢ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
IC giảm áp 3A

Có bộ điều chỉnh 3.3V, bộ điều chỉnh 5V, bộ điều chỉnh 12V và bộ điều chỉnh
biến đổi
Điện áp đầu vào: 4,5V đến 40V
Điện áp đầu ra tối thiểu: 3,16V
Dòng điện đầu ra liên tục: 3A
Dòng đầu ra đỉnh: 6.9A
Tần số chuyển mạch: 150KHz
Gói To-220 và To-263

2.2. ARDUINO SHIELD V3


➢ TỔNG QUÁT
Arduino CNC shield V3 là board mở rộng của Arduino UNO R3 dùng để điều
khiển các máy CNC mini. Arduino CNC Shield V3 có 4 khay dùng để cắm các
mô đun điều khiển động cơ bước A4988, khi đó board có thể điều khiển 3 trục X,

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 11


Y, Z và thêm một trục thứ 4 tùy chọn trên các máy CNC mini.

➢ MÔ TẢ
Tương thích GRBL (mã nguồn mở chạy trên Arduino UNO R3 để điều khiển
CNC mini)
Hỗ trợ lên tới 4 trục (trục X, Y, Z và một trục thứ tư tùy chọn)
Hỗ trợ tới 2 Endstop (cảm biến đầu cuối) cho mỗi trục
Tính năng điều khiển spindle
Tính năng điều khiển dung dịch làm mát khi máy hoạt động
Sử dụng các mô đun điều khiển động cơ bước, giúp tiết kiệm chi phí khi thay thế,
nâng cấp
Thiết lập độ phân giải bước động cơ bằng jump đơn giản
Thiết kế nhỏ gọn, các đầu nối tiêu chuẩn thông dụng
Điện áp nguồn cấp đa dạng từ 12V tới 36V.
Tương thích với module A4988 và DRV8825
Tương thích với module Uno R3
➢ THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Tương thích GRBL (mã nguồn mở chạy trên Arduino UNO R3 để điều khiển
CNC mini)
Hỗ trợ lên tới 4 trục (trục X, Y, Z và một trục thứ tư tùy chọn)
Hỗ trợ tới 2 Endstop (cảm biến đầu cuối) cho mỗi trục
Tính năng điều khiển spindle
Tính năng điều khiển dung dịch làm mát khi máy hoạt động

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 12


Sử dụng các mô đun điều khiển động cơ bước, giúp tiết kiệm chi phí khi thay thế,
nâng cấp
Thiết lập độ phân giải bước động cơ bằng jump đơn giản
Thiết kế nhỏ gọn, các đầu nối tiêu chuẩn thông dụng
Điện áp nguồn cấp đa dạng từ 12V tới 36V.
Tương thích với module A4988 và DRV8825
Tương thích với module Uno R3
➢ SƠ ĐỒ CHÂN

➢ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


Tương thích GRBL (mã nguồn mở chạy trên Arduino UNO R3 để điều khiển
CNC mini)
Hỗ trợ lên tới 4 trục (trục X, Y, Z và một trục thứ tư tùy chọn)
Hỗ trợ tới 2 Endstop cho mỗi trục
Tính năng điều khiển spindle, công suất laser
Tính năng điều khiển dung dịch làm mát khi máy hoạt động

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 13


Sử dụng các mô đun điều khiển động cơ bước, giúp tiết kiệm chi phí khi thay thế,
nâng cấp
Thiết lập độ phân giải bước động cơ bằng jump đơn giản
Thiết kế nhỏ gọn, các đầu nối tiêu chuẩn thông dụng
Điện áp nguồn cấp đa dạng từ 12V tới 36V

2.3. ARDUINO UNO R3


➢ TỔNG QUÁT
Arduino Uno R3 là một bảng mạch vi điều khiển nguồn mở dựa trên vi điều
khiển Microchip ATmega328 được phát triển bởi Arduino.cc. Bảng mạch được
trang bị các bộ chân đầu vào/ đầu ra Digital và Analog có thể giao tiếp với các
bảng mạch mở rộng khác nhau. Mạch Arduino Uno thích hợp cho những bạn mới
tiếp cận và đam mê về điện tử, lập trình…Dựa trên nền tảng mở do Arduino.cc
cung cấp các bạn dễ dàng xây dựng cho mình một dự án nhanh nhất ( lập trình
Robot,xe tự hành, điều khiển bật tắt led…).
➢ MÔ TẢ
GND(Ground): Cực âm của nguồn
điện cấp cho Arduino Uno. Khi sử
dụng các thiết bị sử dụng những
nguồn điện riêng biệt thì phải nối
các chân này.
IOREF: Điện áp hoạt động của
Arduino, có mức điện áp là 5V.
Không được sử dụng để lấy nguồn
từ chân này.
RESET: Việc nhấn nút RESET trên
mạch arduino tương tự như khi nối chân RESET với GND qua điện trở 10KΩ.
.
➢ THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Vi điều khiển ATmega328
Điện áp hoạt động 5V(cấp qua cổng usb)
Điện áp khuyến nghị 6-9V

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 14


Số chân digital I/O 14 chân( 6 chân PWM)
Số chân analog 6 chân
Dòng ra tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA
Dòng ra tối đa (5V) 500 mA
Dòng ra tối đa(3.3V) 50 mA
Bộ nhớ Flash 32 KB (ATmega328) với 0.5 KB dùng bởi bootloader
SRAM 2 KB(ATmega328)
EEPROM 1 KB(ATmega328)
Giao động của thạch anh 16 MHz
➢ SƠ ĐỒ CHÂN
Trên Board Arduino Uno R3 có 14 chân Digital được sử dụng để làm chân đầu
vào và đầu ra và chúng sử dụng các hàm pinMode(), digitalWrite(), digitalRead().
Giá trị điện áp trên mỗi chân là 5V, dòng trên mỗi chân là 20mA và bên trong có
điện trở kéo lên là 20-50 ohm. Dòng tối đa trên mỗi chân I/O không vượt quá
40mA để tránh trường hợp gây hỏng board mạch.

Ngoài ra, một số chân Digital có chức năng đặt biệt:

Serial: 0 (RX) và 1 (TX): Được sử dụng để nhận dữ liệu (RX) và truyền dữ liệu
(TX) TTL.
Ngắt ngoài: Chân 2 và 3.
PWM: 3, 5, 6, 9 và 11 Cung cấp đầu ra xung PWM với độ phân giải 8 bit bằng
hàm analogWrite ().
SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Các chân này hỗ trợ giao tiếp
SPI bằng thư viện SPI.
LED: Có 1 LED được tích hợp trên bảng mạch và được nối vào chân D13. Khi
chân có giá trị mức cao (HIGH) thì LED sẽ sáng và LED tắt khi ở mức thấp
(LOW).
TWI/I2C: A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.
Arduino Uno R3 có 6 chân Analog từ A0 đến A5, đầu vào cung cấp độ phân giải
là 10 bit.

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 15


➢ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Arduino UNO có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp nguồn
ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC và giới hạn là 6-20V. Thường thì cấp
nguồn bằng pin vuông 9V là hợp lí nhất nếu bạn không có sẵn nguồn từ cổng
USB. Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn trên, bạn sẽ làm hỏng Arduino
UNO.
2.4. NGUỒN TỔ ONG
➢ TỔNG QUÁT
Nguồn tổ ong (hay còn được gọi là nguồn xung) được biết đến như một bộ nguồn
chuyển đổi từ điện thế AC 110-220V thành điện thế một chiều DC từ 1,5V - 96V
tuỳ vào từng mục đích sử dụng. viececj chuyển mạch hoạt động trên nguyên tắc
sử dụng transistor công suất hay các bộ phận chuyển mạch hoặc các bộ điều chỉnh
để tạo ra điện áp mong muốn. Tên gọi nguồn tổ ong bắt nguồn từ hình dạng của
các lỗ lục giác trên bề mặt bộ nguồn (giúp thông hơi thoát nhiệt bằng phương pháp
đối lưu không khí ) giống với cấu tạo của tổ ong nên mọi người gọi chung là
nguồn tổ ong để dễ nhận dạng và dễ nhớ

➢ MÔ TẢ
Nguồn tổ ong hay còn được biết tới với tên gọi là nguồn xung. Giống như tên
gọi, loại nguồn này có hình dạng các lỗ thông hơi có chức năng thoát nhiệt hình
lục giác giống như hình dáng của những chiếc tổ ong. Vì thế, người ta còn gọi với
cái tên nguồn tổ ong để dễ phân biệt và nhận biết. Loại nguồn này không dùng
quạt để tản nhiệt giúp kết cấu của bộ nguồn gọn hơn để phù hợp với những nơi
nhỏ hẹp

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 16


Nguồn tổ ong được sử dụng với mục đích biến đổi nguồn điện xoay chiều sang
nguồn điện 1 chiều. Việc này được thực hiện thông qua chế độ dao động xung
được tạo ra bằng một mạch điện tử với một biến áp xung.
➢ THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Điện áp đầu vào: 110/ 220V AC.
Điện áp đầu ra: 12V DC.
Dòng điện: 20A.
Nhiệt độ làm việc: Từ 0 – 60 độ C.
Kích thước: 198 x 98 x 42mm.
➢ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Nguyên lý hoạt động của nguồn tổ ong được diễn tả cơ bản như sau

Đầu tiên, điện áp đầu vào (là từ 110VAC cho đến 220VAC) sẽ xoay chiều qua
các cuộn lọc nhiễu, rồi từ đó đi vào diode chỉnh lưu thành điện 1 chiều với điện
áp từ khoảng 130 -300V trên tụ lọc nguồn sơ cấp.
Tụ lọc nguồn sơ cấp sẽ có nhiệm vụ tích trữ năng lượng điện một chiều cho cuộn
dây sơ cấp của biến áp xung hoạt động.
Bộ tạo xung hay các mạch dao động điện tử tạo ra các xung cao tần. Rồi xung cao
tần sẽ thông qua khối chuyển mạch bán dẫn các linh kiện điện tử như transistor,
mosfet hay IGBT để cấp điện cho cuộn dây sơ cấp của biến áp xung.
➢ ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Hiện nay, nguồn tổ ong được sử dụng khá rộng rãi bởi các đặc tính cũng như
công năng của sản phẩm. Khi so sánh với các loại máy biến áp thông thường khác
thì bộ nguồn tổ ong sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể như là:
Hiện nay, nguồn tổ ong được sử dụng khá rộng rãi bởi các đặc tính cũng như
công năng của sản phẩm
Nguồn tổ ong nhỏ gọn hơn so với các loại máy biến áp truyền thống khác.
2.5. SERVO
➢ TỔNG QUÁT
Động cơ servo SG90. Điện áp hoạt động: 4.8-5VDC. Lực kéo: 1.6 Kg.cm. Trọng
lượng: 9g.

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 17


➢ MÔ TẢ
Động cơ servo SG90 180 độ có tốc độ phản ứng nhanh, các bánh răng được làm
bằng nhựa nên cần lưu ý khi nâng tải nặng vì có thể làm hư bánh răng, động cơ
RC Servo 9G có tích hợp sẵn Driver điều khiển động cơ bên trong nên có thể dễ
dàng điều khiển góc quay bằng phương pháp điều độ rộng xung PWM.
➢ THÔNG SỐ LỸ THUẬT
Điện áp hoạt động: 4.8-5VDC
Tốc độ: 0.12 sec/ 60 deg (4.8VDC)
Lực kéo: 1.6 Kg.cm
Kích thước: 21x12x22mm
Trọng lượng: 9g.
➢ SƠ ĐỒ DÂY
Đỏ: Dương nguồn
Nâu: Âm nguồn
Cam: Tín hiệu
Kích thước Độ
5V: Chân dương dùng để cấp nguồn cho động cơ servo.
GND: Chân âm nối đất.
Control: Chân tín hiệu điều khiển để điều chỉnh vị trí của động cơ. Tín hiệu điều
khiển được gửi dưới dạng xung PWM.
➢ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐÔNG
Động cơ DC: Động cơ DC chịu trách nhiệm tạo ra chuyển động quay của trục đầu
ra. Điện áp được cấp vào động cơ để tạo ra xoắn (lực) xoay.
Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển bao gồm bộ điều khiển và mạch phản
hồi. Bộ điều khiển nhận tín hiệu điều khiển từ nguồn điều khiển (như Arduino) và
điều chỉnh tín hiệu đầu vào để kiểm soát chuyển động của động cơ. Mạch phản
hồi (potentiometer) được gắn kết với trục đầu ra để cung cấp thông tin về vị trí
hiện tại của động cơ.
Hệ thống giảm tốc: Động cơ Servo SG90 thường đi kèm với hệ thống giảm tốc để
tăng lực xoắn và giảm tốc độ quay của động cơ. Hệ thống giảm tốc giúp đạt được
độ chính xác cao hơn trong việc điều chỉnh vị trí.

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 18


2.6. ĐỘNG CƠ BƯỚC
• TỔNG QUÁT
Động cơ bước (Step Motor) là motor điện đang được sử dụng rất phổ trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như: sử dụng để cấu thành nên hệ thống di
chuyển của các loại máy CNC (máy khắc cắt laser, máy cắt CNC hay máy cắt
plasma CNC,…)
Nói chung, động cơ bước (motor bước) là một loại động cơ mà các bạn có thể
quy định được tần số góc quay của nó. Nếu góc bước của nó càng nhỏ thì số bước
trên mỗi vòng quay của động cơ càng lớn và độ chính xác của vị trí chúng ta thu
được càng lớn.
Các góc bước của động cơ có thể đạt cực đại là 90 độ và cực tiểu đến 0,72 độ.
Tuy nhiên, các góc bước của động cơ thường được sử dụng phổ biến nhất là góc
1,8 độ, góc 2,5 độ, góc 7,5 độ và góc 15 độ.
• MÔ TẢ
• PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ BƯỚC:
Các loại động cơ bước được phân chia dựa theo các tiêu chí dưới đây:
a) Phân loại dựa vào số pha của động cơ
Động cơ bước 2 pha sẽ tương ứng với 1 góc bước khoảng 1.8 độ.
Động cơ Step 3 pha sẽ tương ứng với 1 góc bước là 1.2 độ.
Động cơ Step 5 pha sẽ tương ứng với góc bước là 0.72 độ.
b) Phân loại động cơ bước dựa vào rotor
Động cơ bước có rotor được làm bằng dây quấn hoặc sử dụng nam châm vĩnh
cửu.
Động cơ bước thay đổi từ trở. Đây là 1 loại động cơ có roto không được tác động
nhưng lại có phần tử cảm ứng.
c) Phân loại tùy thuộc vào cực của động cơ
Động cơ bước đơn cực.
Động cơ bước lưỡng cực.
• CẤU TỌA ĐỘNG CƠ BƯỚC
Cấu tạo của động cơ bước gồm: Rotor và stato.

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 19


Rotor thực ra chính là một dãy các lá nam châm vĩnh cửu, chúng được sắp
xếp chồng lên nhau một cách kỹ lưỡng, cẩn thận. Trên các lá nam châm
này lại được chia thành các cặp cực sắp xếp đối xứng với nhau.
Stato được cấu tạo bằng sắt từ, chúng được chia thành các rãnh nhỏ để đặt
cuộn dây.
• NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ BƯỚC
Nguyên lý hoạt động động cơ bước không quay theo các cơ chế thông
thường, bởi vì Step motor quay theo từng bước một, cho nên nó có một
độ chính xác cao, đặc biệt là về mặt điều khiển học.

Động cơ motor bước làm việc nhờ vào hoạt động của các bộ chuyển mạch
điện tử. Các mạch điện tử này sẽ đưa các tín hiệu của lệnh điều khiển chạy
vào stato theo số thứ tự lần lượt và một tần số nhất định.

Tổng số góc quay của từng con rotor tương ứng với số lần mà động cơ
được chuyển mạch. Đồng thời, chiều quay và tốc độ quay của con rotor
còn phụ thuộc vào số thứ tự chuyển đổi cũng như tần số chuyển đổi của
nó.

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 20


Hiện nay, có 4 phương pháp để điều khiển động cơ bước được sử dụng
phổ biến nhất, đó là:

1.Điều khiển động cơ bước dạng sóng (Wave): Đây là phương pháp điều khiển
cấp xung cho bộ điều khiển, hoạt động lần lượt theo đúng thứ tự nhất định cho
từng cuộn dây pha.

2.Điều khiển động cơ bước đủ (Full step): Đây là phương pháp điều khiển cấp
xung cùng lúc, đồng thời cho cả 2 cuộn dây pha được sắp xếp kế tiếp nhau.

3.Điều khiển động cơ nửa bước (Half step): Chính là phương pháp điều khiển kết
hợp cả 2 phương pháp điều khiển động cơ dạng sóng và điều khiển động cơ bước
đủ. Khi điều khiển động cơ theo phương pháp này thì giá trị của góc bước nhỏ
hơn 2 lần và số bước của động cơ bước cũng sẽ tăng lên 2 lần so với phương pháp
điều khiển bằng động cơ bước đủ. Tuy nhiên, phương pháp điều khiển này có bộ
phát xung điều khiển vô cùng phức tạp.

4.Điều khiển động cơ vi bước (Microstep): Đây là phương pháp mới, chỉ được áp
dụng trong quá trình điều khiển động cơ bước. Từ đó, cho phép động cơ bước
dừng lại và định vị trong khoảng vị trí nửa bước chính giữa 2 bước đủ.

Ưu điểm dễ thấy của phương pháp này chính là động cơ có thể hoạt động hiệu
quả với góc bước nhỏ và độ chính xác rất cao. Do xung cấp của động cơ có dạng

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 21


sóng nên máy sẽ hoạt động êm hơn, hạn chế được các vấn đề cộng hưởng lực mỗi
khi động cơ hoạt động.

• ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ BƯỚC

Động cơ bước hiện nay đã và đang được ứng dụng rất nhiều và ngày càng phổ
biến, chủ yếu là trong điều khiển chuyển động kỹ thuật số của các động cơ. Nó
được thực hiện bởi các lệnh đã được mã hoá tự động dưới dạng số.

Ứng dụng động cơ bước trong ngành công nghiệp tự động hoá, đặc biệt là đối với
các thiết bị máy móc cần phải có sự chính xác. Chẳng hạn như các loại máy móc
công nghiệp hiện đại, giúp phục vụ cho quá trình gia công cơ khí như: Máy cắt
công nNgoài ra, trong lĩnh vực công nghệ máy tính, động cơ bước Step cũng được
sử dụng trong các loại ổ đĩa cứng hoặc ổ đĩa mềm, thậm chí là cả máy in,…

Trong lĩnh vực an ninh bảo mật, động cơ bước chính là một sản phẩm giám sát
mới, đem lại tiến bộ vượt trội cho ngành an ninh.

Trong lĩnh vực tế, động cơ bước được sử dụng để sản xuất máy quét y tế, máy lấy
mẫu, thậm chí còn có bên trong máy chụp ảnh nha khoa kỹ thuật số, những chiếc
bơm chất lỏng, mặt nạ phòng độc và các loại máy móc phân tích mẫu máu.

Trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, động cơ bước được dùng trong quá trình chế tạo
máy ảnh, đem lại chức năng lấy nét chính xác và sắc sảo cho máy ảnh, đồng thời

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 22


có chức năng thu phóng các loại camera kỹ thuật số tự động hay các loại máy in
3D.ghệ plasma CNC, máy cắt công nghệ CNC laser,…

• ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ BƯỚC


• ƯU ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ BƯỚC:

Step Motor có ưu điểm đầu tiên là khả năng cung cấp mô men xoắn cực lớn, đặc
biệt là ở dải vận tốc thấp và vận tốc trung bình.

Một “điểm cộng” nữa của động cơ bước trên thị trường hiện nay đó là nó khá bền,
giá thành sản phẩm cũng tương đối thấp, do đó việc mua bán, trao đổi cũng khá
thuận tiện, không gặp bất kỳ một trở ngại nào. Không chỉ có vậy, việc thay thế
động cơ bước trong quá trình sản xuất cũng tương đối dễ dàng.

• NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ BƯỚC

Motor Step hay xảy ra các hiện tượng khó chịu, chẳng hạn như bị trượt bước. Lý
do được biết đến đó là vì lực từ yếu hay đôi khi còn do nguồn điện cấp vào động
cơ không đủ.

Một “điểm trừ” nữa đó là trong quá trình hoạt động, động cơ Step Motor thường
gây ra tiếng ồn ào khó chịu và có hiện tượng động cơ bị nóng dần lên. Với những

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 23


động cơ Step Motor thế hệ mới thì độ ồn và hiện tượng nóng của động cơ đã được
giảm đi đáng kể.

Không nên sử dụng động cơ Step Motor cho các thiết bị máy móc đòi hỏi tốc độ
cao.

• THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Chiều dài thân: 110mm - Chiều dài trục: 37mm, trục phi 14mm, rãnh then 5mm

- Động cơ bước có 2 phase, 4 dây: đỏ A; C màu xanh lá cây, màu vàng xanh B D

- Góc bước: 1.8 ° ± 5%

- Động cơ bước có cường độ dòng điện: 6A - Cảm kháng của pha: 6mH

- Động cơ bước có mô-men xoắn: 85 (Kg.cm)

- Quán tính: 2700 (g.cm2) - Trọng lượng : nặng 3.7kg

- Nhiệt độ môi trường xung quanh : 20℃ - 50℃, Nhiệt độ max : 80℃

Động cơ bước Size 86 8Nm có bảng thông số:

Bước góc

(°) Điệp áp (V)Cường độ dòng điện

(A)Điện trở của pha

(Ω)Cảm kháng của pha (mH)Lực moment xoắn (Kg.cm)Moment quán tính
(g.cm Max) Chiều dài motor (mm) Số dâyTrọng lượng (Kg)1,8 3,6 6
0,6 6 85 2400 118 4 3,7

CHƯƠNG III: NỘI DUNG


3.1. SƠ ĐỒ KẾT NỐI PHẦN CỨNG:

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 24


3.2. CÁCH CÀI ĐẶT PHẦN MỀM
BƯỚC 1:
Tìm kiếm phần mềm benbox trên google

BƯỚC 2:

Tìm phiên bản mới nhất của phần mềm Benbox

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 25


BƯỚC 3:

Khi tải thành công , ta vào phần download giải nén phần mềm , kèm theo
giải nén file hex trong phần mềm Benbox

FILE HEX

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 26


3.3 . HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
BƯỚC 1 : VÀO PHẦN MỀM BENBOX

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 27


BƯỚC 2 : KẾT NỐI CÁP VÀO MÁY TÍNH ĐỂ TÌM CỔNG COM

BƯỚC 3 : NẠP CODE FILE HEX

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 28


BƯỚC 4 : KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH THÔNG SỐ

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 29


MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 30
BƯỚC 5: CHỌN CÁCH VẼ THEO CHIỀU

BƯỚC 6 : CHỌN HÌNH VÀ VẼ

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 31


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN:

Qua quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài em đã hoàn thành thiết kế mô hình điều
khiển máy vẽ cnc đúng với yêu cầu đặt ra.

Tên sản phẩm: máy vẽ tự động cnc

Kích thước máy vẽ cnc: 40 x40

4.2. KIẾN NGHỊ:

Ưu điểm:

Điều khiển các thiết bị một cách dễ dàng bằng nhiều hình thức khác nhau như
app benbox ,…

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 32


Thuận tiện cho việc thiết kế vẽ hình , vẽ mô phỏng sơ đồ , khắc tiện, laser

Nhược điểm:

Bản thiết kế chưa có tính thẩm mĩ cao , cách bố trí linh kiện chưa thật sự hợp lí.

Đối với đề tài này có thể mở rộng thêm mô hình giúp làm những bản thiết kế , bản vẽ
trơn chu hơn, đẹp hơn so với bản máy vẽ cnc mini

PHỤ LỤC

1. CÁC PHẦN MỀM DÙNG TRONG ĐỒ ÁN


PHẦN MỀM BENBOX
2. CODE CHƯƠNG TRÌNH CHO VI ĐIỀU KHIỂN
DÙNG FILE HEX
ĐÃ ĐƯỢC LẬP TRÌNH SẴN TRONG PHẦN MỀM BENBOX

firmware laser.hex

MÁY VẼ TỰ ĐỘNG CNC 33

You might also like