You are on page 1of 3

1.

Xi măng Zn – Polyacrylate:
1.1. Thành phần:
-Bột (chủ yếu là ZnO và MgO)
-Dung dịch (có chứa 1 tỷ lệ nhất định acid polyacrylic)
1.2. Phản ứng đông cứng:
Thường có các loại tỷ lệ như: tỷ lệ bột/chất lỏng là 1:1 hoặc 2:1
-Thời gian trộn: 30 - 60 giây
-Thời gian làm việc: 2,5 - 6 phút
-Thời gian đông cứng: 7 – 9 phút
1.3. Các thuộc tính:
-Các thuộc tính cơ học: độ bền nén, độ bền căng, modun đàn hồi, độ bền kết dính với ngà, độ bền
kết dính với men
-Các thuộc tính lý học: độ hòa tan trong nước 24 giờ, thời gian đông cứng

2. Xi măng Silicate:
2.1. Thành phần:
-Bột: zinc oxide, aluminium hydroxide, natrium aluminium, fluoride
-Dung dịch: acid phosphoric, aluminium hydroxide
2.2. Đặc tính:
- Thời gian trộn: 1,5 phút
-Thời gian làm việc: 1,5 – 3 phút
- Thời gian thao tác: 4 – 6 phút
- Có các màu sắc khác nhau tùy từng loại

3. Xi măng thủy tinh (Glass Ionomer cement – GIC):


3.1. Thành phần, phân loại:
-Phân loại dựa trên cơ sở thành phần hóa học:
+GIC đơn thuần: Ketac-Cem, Fuji, Shofu I
+GIC lai: loại quang trùng hợp hay hóa trùng hợp hoặc loại thay đổi lưỡng trùng hợp
+GIC có bổ sung: có bổ sung các thành phần kim loại
-Phân loại dựa trên cơ sở ứng dụng lâm sàng:
Loại Ứng dụng lâm sàng
I Gắn dính
II Hàn phục hồi
III Hàn lót
IV Trám bít hố rãnh
V Chỉnh nha
VI Tái tạo
-Các GIC được tạo ra bởi sự trộn hai thành phần: bột và một hỗn hợp chất lỏng
-Bột của GIC là những hạt thủy tinh được làm với sodium fluoride và các thành phần của
alumina
3.2. Phản ứng đông cứng:
-Phản ứng đông cứng là một phản ứng acid – base giữa các acidic polyelectrolyte và
aluminosilicate glass
-Các acid tác dụng vào các hạt thủy tinh để giải phóng ra các Ca2+ và F- với sự có mặt của H2O
-Cơ chế kết dính: GIC kết dính hóa học với men, ngà răng trong quá trình đông cứng khi trộn. Sự
kết dính cơ học xuất hiện do tương tác ion Ca2+ và PO43- ở bề mặt men và ngà sẵn có phức hợp
hydroxy apatit
3.3 Các thuộc tính:
a.Thuộc tính cơ học:
-Độ bền nén: +Sau 24 giờ 93 – 226Mpa
+Sau 1 năm tăng 160 – 280Mpa
-Độ bền căng: 4,2 – 5,3Mpa
-Modun đàn hồi: 3,5 – 6,4Mpa
-Độ bền dính với ngà răng: 1 – 3Mpa
-GIC có thể kết dính tốt với men răng, ngà răng, hợp kim
b. Thuộc tính lý học:
-Độ hòa tan trong nước 24 giờ: 0,4 – 1,5%
-Thời gian đông cứng 37oC, độ ẩm 100% 6 – 8 phút
-Độ dày màng 12 – 14Mm
c. Thuộc tính sinh học: phóng thích fluoride
3.4. Sử dụng:
a. Cách trộn:
-Đối với loại chất lỏng là dung dịch acid carboxylic có độ nhớt cao hơn thì tỷ lệ bột dung dịch là:
1,3:1  1,35:1
-Nếu chất lỏng là nước và một dung dịch có độ đậm đặc thì tỷ lệ bột chất lỏng là 3,3:1  3,4:1
-Bột được chia làm 2 phần bằng nhau. Dùng cây trộn cứng trộn một phần đầu với chất lỏng
trước, sau đó tiếp phần 2  trộn 30 – 60 giây
-Có loại sản phẩm được trình bày dạng con nhộng thì trộn bằng máy trộn có trước trong thời gian
10 giây và đưa trực tiếp vào chỗ cần làm việc
-Thời gian làm việc sau khi trộn là 2 phút với nhiệt độ trong phòng
-Nếu trộn ở nhiệt độ lạnh thì thời gian làm việc có thể kéo dài tới 9 phút nhưng giảm độ bền và
giảm modun đàn hồi
b.Ứng dụng:
-Dùng làm chất hàn vĩnh viễn, hàn lớp dưới trong kỹ thuật Sandwich. Hàn lỗ sâu loại 5. Trám bít
hố rãnh
-Gắn band trong nắn chỉnh răng

You might also like