You are on page 1of 24

50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) .

2019

CĂN CƯỚC LỊCH SỬ CỦA THÁNH MẪU:


PHÁT HIỆN VÀ LUẬN GIẢI ĐẠO SẮC PHONG CỔ NHẤT
MANG NIÊN ĐẠI 1683 CHO LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA
HIỆN CÒN NGUYÊN TẠI PHỦ GIẦY Ở NAM ĐỊNH (Tiếp theo)
Chu Xuân Giao*
Tính từ bài viết mở đường vào năm 1914 của Đào Thái Hành cho đến nay, sau hơn
một thế kỷ nghiên cứu, nghiêm túc nhìn lại thì chúng ta có thể thấy rằng, dù hệ thần Liễu
Hạnh và tín ngưỡng hệ thần Liễu Hạnh có sức hấp dẫn rất lớn đối với học giới cả trong
nước và quốc tế, nhưng lại có rất ít nghiên cứu thực hiện công việc khảo chứng kỹ lưỡng
và hệ thống các nguồn tư liệu mang tính căn cước. Phần nhiều chỉ là các luận giải mang
tính áng chừng, người sau đại khái sao chép lại người trước. Bởi vậy, ngay với hai câu hỏi
cơ bản đầu tiên mà hiện nay chúng ta vẫn chưa có được lời giải thỏa đáng, đó là: 1. Danh
xưng Liễu Hạnh (và các danh xưng liên quan) thực sự đã xuất hiện từ bao giờ? 2. Liễu
Hạnh và hệ thần Liễu Hạnh đã chính thức được vương triều quân chủ nào công nhận đầu
tiên thông qua việc ban tặng sắc phong? Bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu điền dã dân
tộc học kết hợp khảo chứng tư liệu thành văn với quan điểm coi trọng “chân thực riêng
lẻ” và “ghi chép dầy” trong nhiều năm qua về hệ thần Liễu Hạnh, muốn cung cấp những
căn cứ gốc gác ngõ hầu góp phần giải đáp cho hai câu hỏi nêu trên. Chúng tôi chọn mảng
sắc phong, và đặc biệt chú ý đến sắc phong dạng nguyên gốc còn lưu giữ được. Ở đây,
do dung lượng bị giới hạn, nên mới chỉ tập trung vào sắc phong cho riêng Liễu Hạnh, mà
cũng mới chỉ là một sắc phong sớm nhất cho riêng thánh địa Phủ Giầy ở Nam Định mà thôi.
Trong phần trước của bài viết (TC NC&PT, số 5 (148) . 2018), tác giả đã trình bày các
nội dung chính như sau: 1. Xung quanh thông tin về sắc phong mang niên đại sớm nhất là
Dương Hòa 8 (1642)… 2. Những thống kê hay giới thiệu tổng quan về sắc phong nguyên
vật cho Liễu Hạnh công chúa đã được công bố. 3. Nhận thức mới dựa trên kết quả điều tra
của Bảo tàng Nam Định từ năm 2009, và công bố của Phủ Tiên Hương và dòng họ Trần Lê.
4. Bản thống kê và bản sao sắc phong Phủ Giầy còn ít được biết đến.

5. Phát hiện sắc phong mang niên đại Chính Hòa 4 (1683) nguyên vật
Các bản thống kê và bản sao sắc phong Phủ Giầy nằm trong các kho sách
uy tín như đã trình bày ở trên, trong thực tế, với tư cách là người nghiên cứu tín
ngưỡng Mẫu Liễu, tôi đã tàm tạm biết đến sự tồn tại của chúng từ nhiều năm về
trước. Nhưng phải đến năm 2009, có dịp khảo sát kỹ lưỡng tư liệu văn bản Phủ
Nấp ở Nam Định [Chu Xuân Giao 2010 b] thì mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn. Rồi
đến năm 2011, khi nghiên cứu tư liệu Phủ Tây Mỗ ở Thanh Hóa [Chu Xuân Giao
* Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 51

2017 a : 16], tôi thực sự thấy cần thiết phải khảo cứu một cách nghiêm túc mảng
sắc phong của chính Phủ Giầy - nơi kết nối Phủ Nấp và Phủ Tây Mỗ vào trong hệ
thống truyền thuyết về tam sinh tam hóa của Mẫu Liễu. Với ý nghĩa đó, năm 2011,
chúng tôi đã thực hiện việc sao chụp bản thống kê và bản sao sắc phong Phủ Giầy
từ các nơi. Ngặt nỗi, lúc đó, mới chỉ có được bản sao, nên vẫn còn ngần ngại, chưa
biết làm thế nào để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả cho việc nghiên cứu
tín ngưỡng Mẫu Liễu. Băn khoăn lớn nhất là: hiện nay, liệu còn có thể tìm được
bản gốc (nguyên vật) của các bản sao đó hay không ?
5.1. Khảo sát Phủ Giầy Sài Gòn, tiếp nhận nhóm tư liệu ảnh quý giá (năm 2014)
Thế rồi, tới chuyến công tác ngắn tại Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm
2014, trong khuôn khổ của hội thảo quốc gia Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ: Bản
sắc và giá trị [Chu Xuân Giao 2014a], tôi đã tiến hành khảo sát nhanh các đền phủ
thờ Mẫu Liễu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh mà trung tâm là Phủ Giầy Sài
Gòn (tên quen gọi của Đền thờ Hai Bà Trưng - Đức Thánh mẫu Phủ Giầy ở số 23
đường Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh). Tại Phủ Giầy Sài Gòn, tôi
thực hiện những cuộc phỏng vấn con cháu của các vị trong Hội Phủ Giầy tương
tế (trước năm 1975), hậu duệ của những người thuộc dòng họ Trần Lê đã di cư từ
vùng Phủ Giầy Nam Định vào Sài Gòn từ năm 1954.(24) Qua những cuộc phỏng vấn
đó, lần đầu tiên tôi biết được một thông tin quan trọng sau: khi di cư, người họ Trần
Lê ở Phủ Giầy Nam Định đã mang theo một tập sắc phong gồm 8 đạo (hoặc 7 đạo).
Số sắc phong này được bảo quản ở Sài Gòn trong một thời gian dài, rồi tới đầu thập
niên 1990, người họ Trần Lê ở Phủ Giầy Sài Gòn đã mang ra cung tiến (hoàn trả)
cho Phủ Giầy Nam Định.(25) Ở chi tiết cung tiến, cũng có người kể khác một chút,
là: đầu thập niên 1990, thủ nhang Phủ Giầy Nam Định lúc đó là ông Trần Viết Đức
đã vào Phủ Giầy Sài Gòn để nhận lại 8 đạo sắc phong; người trực tiếp bàn giao sắc
phong là cụ Trần Lê Học, khi bàn giao sắc phong còn cung tiến thêm một ít ngân
quỹ. Cụ thể thêm về việc mang sắc phong từ Phủ Giầy Nam Định theo khi di cư và
việc bàn giao vào thập niên 1990, thì cần có những khảo sát sâu và rộng thêm, kết
quả chắc chắn hơn sẽ được báo cáo cập nhật ở một dịp khác. Còn ở đây, chúng tôi
chỉ dừng lại ở mức thông tin nhanh (chưa kiểm chứng tỉ mỉ).
Một kết quả quan trọng từ chuyến khảo sát nhanh tại Phủ Giầy Sài Gòn đầu
năm 2014 là: khoảng giữa năm đó, người ở Phủ Giầy Sài Gòn đã chủ động liên hệ,
rồi gửi qua bưu điện cho tôi một tập tư liệu gồm ảnh chụp 8 đạo sắc phong. Đó là
8 đạo sắc phong trong câu chuyện di cư của người họ Trần Lê ở trên. Vào đầu thập
niên 1990, trước khi bàn giao toàn bộ số sắc phong đó cho Phủ Giầy Nam Định,
nhóm họ Trần Lê ở Phủ Giầy Sài Gòn đã chụp ảnh để lưu làm kỷ niệm. Nhóm ảnh
chụp sắc phong mà tôi nhận được là các bức ảnh rửa trên giấy ảnh DigiMax AP cỡ
21cm x 16cm (xem Ảnh 3).
52 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

Ảnh 3: Nhóm tư liệu gồm 7 ảnh chụp sắc phong, nhận từ Phủ Giầy Sài Gòn.

Tuy được cho biết là có 8 đạo sắc phong, nhưng số ảnh tôi nhận được chỉ có
7 bức tương ứng với 7 đạo sắc. Trong 7 tấm ảnh thì có 5 bức mang số thứ tự, 3 bức
thì không có. Các số thứ tự thấy trong các bức ảnh gồm: 2, 4, 6, 7, 8. Các số được
tạo ra bằng cách viết vào một mảnh giấy ở bên ngoài (hoặc một cách tạo số khác,
nhưng là đưa từ bên ngoài vào), khi chụp ảnh thì đặt các số vào lòng sắc phong mà
chụp, chắc là để đánh số thứ tự một cách ngẫu nhiên hay là không chủ ý theo một
trật tự nào (xem Bảng 5 và Ảnh 3). Vì hiện nay có một ảnh mang số 8, nên có thể
nghĩ rằng, lúc đầu chắc vốn có 8 đạo sắc. Đáng tiếc là có một số bức ảnh chụp bị
lỗi, nên không lấy trọn vẹn được dòng niên đại hay tên của vị thần trên sắc phong.
Về cụ thể thì xem thông tin ở Bảng 5.
Bảng 5: Thông tin sơ lược về 7 đạo sắc phong (qua ảnh chụp) của Phủ Giầy Sài Gòn.

STT Niên đại


STT Thần nhận sắc
(trên sắc) Năm Ngày tháng
Ảnh chụp bị lỗi, không có
2 1 Ảnh chụp bị lỗi Liễu Hạnh
phần ngày tháng năm
Cảnh Hưng 2
7 2 28 tháng 3 Quảng cung
(1741)
Chiêu Thống 1 Ảnh bị lỗi, chỉ thấy năm
3 Liễu Hạnh
(1787) “Chiêu Thống nguyên niên”
Thủng mất chữ
8 4 Thiệu Trị 4 (1844) 28 tháng 6
(do sắc bị hư hại)
Ảnh chụp bị lỗi, không
5 Tự Đức 3 (1850) 17 tháng 12
có phần về thần
Liễu Hạnh, Quỳnh
6 6 Duy Tân 3 (1909) 11 tháng 8
cung, Quảng cung
4 7 Khải Định 2 (1917) 18 tháng 3 Liễu Hạnh

5.2. Khảo sát tại chỗ sắc phong nguyên vật ở Phủ Giầy Nam Định (năm 2017)
Mặc dù nhóm ảnh chụp sắc phong gồm 7 tấm mà tôi nhận từ phía Phủ Giầy
Sài Gòn có một số điểm “lỗi” kỹ thuật đáng tiếc trên, nhưng đó là nhóm tư liệu
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 53

vô cùng quý giá. Câu chuyện con cháu dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định đã
mang theo sắc phong gốc vào Sài Gòn khi di cư đã được chứng thực. Việc họ bàn
giao lại nguyên vật cho Phủ Giầy Nam Định và chỉ giữ lại các ảnh chụp để làm kỷ
niệm cũng đã được chứng thực. Tư liệu đã nói rõ, không cần phải thêm bất cứ lời
nào nữa.
Các sắc phong nguyên vật đó chắc hẳn
đã góp phần quan trọng vào việc huy
động nhân lực và tài lực để Hội Phủ
Giầy tương tế có thể xây dựng được
Phủ Giầy Sài Gòn vào cuối thập niên
1950 [Huỳnh Minh 1973 : 295].
Ngày nay, nhờ có nhóm ảnh chụp sắc
phong đó, công việc nghiên cứu sắc
phong Phủ Giầy trở nên thú vị rất nhiều.
Đó là, nếu có được cơ hội tiếp cận với
21 sắc phong nguyên vật hiện đang được
bảo quản tại Phủ Giầy Nam Định, chúng
ta có thể thực hiện việc đối sánh sắc
phong nguyên vật cùng một lúc với 3 tư
liệu khác. Một là đối sánh với bản thống
kê sắc phong (tư liệu TSHN 3634).
Hai là đối sánh với bản sao sắc phong
(tư liệu AD.a16/29). Ba là với nhóm
Ảnh 4: Quang cảnh khảo sát tại chỗ sắc phong
nguyên vật tại Phủ Nội (2017).(26) sắc phong đã được mang vào Sài Gòn
năm 1954 (nay chính là 7 tấm ảnh chụp
nguyên vật). Kết quả của việc đối sánh này sẽ góp phần giúp chúng ta xác nhận
được vấn đề thật giả của sắc phong nguyên vật đang được lưu giữ ở Phủ Giầy Nam
Định. Đồng thời, các nhóm tư liệu (nguyên vật, các bản thống kê - sao chép trên
giấy - ảnh chụp) sẽ bổ sung cho nhau với mục đích cao nhất là để giải độc đúng
nguyên vật.
Chúng tôi đã liên hệ với nhà đền Phủ Giầy Nam Định - vốn đã quen biết
nhiều năm - truyền đạt kết quả khảo sát năm 2014 tại Phủ Giầy Sài Gòn và nhóm
tư liệu ảnh chụp 7 sắc phong, đồng thời, ngỏ lời xin phép cho khảo sát tại chỗ với
21 sắc phong nguyên vật đang được lưu giữ tại địa phương. Nhà đền đã đồng ý với
nguyện vọng của chúng tôi. Sau nhiều lần sắp xếp, đến cuối tháng 6 năm 2017,
chúng tôi mới có được điều kiện tới khảo sát sắc phong Phủ Giầy Nam Định đúng
như mong ước bấy lâu nay (xem Ảnh 4 và Ảnh 5).(28)
54 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

Ảnh 5: Chụp ảnh lưu niệm với đại diện dòng họ Trần Lê tại Phủ Nội (2017).(27)

5.3. Nhận thức mới qua kết quả nghiên cứu so sánh, và phát hiện sắc
phong Chính Hòa 4 (1683)
Với kết quả từ đợt khảo sát sắc phong nguyên vật tại Phủ Giầy Nam Định vào
cuối tháng 6 năm 2007, kết hợp với hiểu biết trước đó (về thông tin sắc phong trong
hệ thống các bản kể truyền thuyết, về các bản thống kê và bản sao sắc phong...),
hiện nay, tôi đi đến nhận thức quan trọng gồm mấy điểm sau.
Một là, nhóm sắc phong nguyên vật mà con cháu dòng họ Trần Lê mang vào
Sài Gòn năm 1954 đã được hoàn trả qua hình thức cung tiến cho Phủ Giầy Nam
Định vào đầu thập niên 1990 chính là nhóm nguyên vật hiện nay đang được bảo
quản ở Phủ Nội (Tiên Hương). Có nghĩa là, nhóm sắc phong Phủ Nội gồm 7 đạo,
mà Bảo tàng Nam Định đã đến khảo sát và nghiên cứu vào các năm 2009 - 2013,
về thực chất chính là 7 đạo sắc phong đã được Phủ Giầy Sài Gòn hoàn trả vào đầu
thập niên 1990. Ảnh chụp 7 đạo sắc phong mà tôi đã nhận được từ Phủ Giầy Sài
Gòn hoàn toàn trùng khớp với 7 đạo nguyên vật đang được bảo quản tại Phủ Nội.
Lần đầu tiên, ở đây, chúng tôi đưa thông tin khái quát về quá trình “ra đi” rồi lại
“trở về” của 7 đạo sắc phong. 7 đạo sắc phong đã theo chân một nhóm con cháu họ
Trần Lê mà di cư từ Phủ Giầy Nam Định vào Nam năm 1954, sau đó có góp phần
vào việc kiến thiết Phủ Giầy Sài Gòn, rồi lại từ Phủ Giầy Sài Gòn mà trở về Phủ
Giầy Nam Định vào đầu thập niên 1990.
Hai là, qua đọc đối sánh tại chỗ 7 đạo sắc phong nguyên vật của nhóm sắc
phong Phủ Nội với 7 ảnh chụp, phối hợp với thông tin từ bản thống kê (TSHN 3634)
và bản sao sắc phong (AD.a16/29) như đã trình bày, và đối chiếu thêm với báo cáo
năm 2013 của Bảo tàng Nam Định [Bảo tàng Nam Định 2013] cũng đã trình bày ở
trên, chúng tôi mạnh dạn khẳng định là đã thực sự phát hiện ra sự tồn tại đích thực
của sắc phong mang niên đại Chính Hòa 4 (1683). Đạo sắc vô cùng quý giá này
đang tiếp tục được dòng họ Trần Lê bảo quản một cách nghiêm mật tại Phủ Nội.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 55

Ba là, đạo sắc Chính Hòa 4 là đạo sắc chỉ cho riêng Liễu Hạnh công chúa.
Bốn là, khi đã xác định được niên đại của đạo sắc đó là Chính Hòa 4 (cụ thể
thêm thì là “ngày 24 tháng 6 nhuận năm Chính Hòa 4”, tức ngày 16 tháng 8 năm
1683), chúng tôi đã hiểu rằng, báo cáo năm 2013 của Bảo tàng Nam Định đã có
nhầm lẫn. Do dòng niên đại trên đạo sắc “Chính Hòa 4” nguyên vật có khuyết mất
chữ “Chính Hòa” chỉ còn chữ “4” (chữ mất là bởi giấy sắc bị hư hại), nên cán bộ
của Bảo tàng Nam Định đã đọc nhầm nó thành “Cảnh Hưng 4 (ngày 24 tháng 6
nhuận)”. Hãy chú ý đến chữ “nhuận” (tức chỉ tháng 6 nhuận) của dòng niên đại này.
Tra vào lịch vạn niên, chúng ta biết được rằng, nhuận tháng 6 âm thì chỉ có trong
năm Chính Hòa 4 (năm Quý Hợi 1683), không thể là Cảnh Hưng 4 (năm Quý Hợi
1743). Trong Bảng 2 (“Thông tin sơ lược về 7 đạo sắc nhóm sắc phong Phủ Nội”),
đạo sắc bị đọc nhầm từ “Chính Hòa 4” sang “Cảnh Hưng 4” là đạo sắc đánh số 2.
Năm là, các sắc phong có niên đại sớm hơn Chính Hòa 4, theo bản thống kê và
bản sao, là Cảnh Trị 8 (1670) và Dương Hòa 8 (1642). Tuy nhiên, nguyên vật của
các sắc phong ấy hiện không còn. Có thể chúng đã bị thất lạc hoặc bị hư hại hoàn
toàn. Bởi vậy, có thể khẳng định: ở thời điểm hiện nay, đạo sắc nguyên vật mang
niên đại Chính Hòa 4 (1683) đang được bảo quản ở Phủ Nội (Tiên Hương) trong
dòng họ Trần Lê chính là sắc phong nguyên vật cổ nhất cho Liễu Hạnh công chúa.
6. Nội dung sắc phong Chính Hòa 4 (1683)
Do khuôn khổ bị giới hạn, nên ở đây chúng tôi tạm gác phần khảo sát kỹ lưỡng
về vấn đề văn bản học của sắc phong Chính Hòa 4 (ví dụ đối sánh chi tiết bản thân
sắc phong nguyên vật với bản sao trong AD.a16/29 và bản chụp ảnh vào đầu thập
niên 1990 của Phủ Giầy Sài Gòn), mà chỉ dừng ở mức: 1. Cung cấp ảnh chụp sắc
phong nguyên vật (xem Ảnh 6, Ảnh 7) và một bản chuyển tự (soạn theo font chữ
Hán có trong Unicode); 2. Thực hiện một bản phiên âm và dịch nghĩa; 3. Đưa ra một
số luận giải bước đầu về nội dung của sắc phong.
6.1. Ảnh sắc phong nguyên vật ở Phủ Nội, và bản chuyển tự
Các ảnh đưa ở đây được chúng tôi chụp tại chỗ bằng máy ảnh kỹ thuật số vào
ngày 30 tháng 6 năm 2017. Nguyên vật của ảnh là bản sắc phong đã được Bảo tàng
Nam Định tu bổ vào tháng 7 năm 2013 (gồm các khâu: làm vệ sinh, loại bỏ nấm
mốc trên mặt hiện vật; làm phẳng, ổn định độ ẩm cho hiện vật; bồi dán, gia cố kết
cấu hiện vật; dùng lõi bóng kính và giấy can cuộn bảo quản hiện vật) [Bảo tàng
Nam Định 2013 : 18].
Như đã diễn giải ở trên, cán bộ chuyên môn của Bảo tàng Nam Định do
không luận giải được dòng niên đại trên sắc (hiện bị rách mất hai chữ đầu tiên chỉ
niên hiệu vua trong dòng niên đại), nên đã xem đó là sắc phong năm Cảnh Hưng
56 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

4 (1743). Chúng tôi xác định lại là Chính Hòa 4 (1683). Cùng là năm Quý Hợi,
nhưng cách nhau tới 60 năm.
Đặc điểm vật lý của sắc phong này đã được miêu tả như sau: “Sắc phong
hình chữ nhật, kích thước 134 x 46cm, chất liệu giấy sắc, riềm sắc phong trang trí
hình học (kỷ hà), lòng sắc vẽ rồng, mây hoa văn chân. Nội dung gồm 13 dòng chữ
Hán, kiểu chữ chân. Trên dòng ghi niên hiệu có dấu đỏ “sắc mệnh chi bảo”. Tình
trạng: rách, mủn nát rất nghiêm trọng” [Bảo tàng Nam Định 2013 : 5]. Đây là tình
trạng sắc phong ở thời điểm năm 2013, trước khi tu bổ.

Ảnh 6: Nguyên vật sắc phong Chính Hòa 4 (1683) thời điểm tháng 6 năm 2017, và ảnh chụp nguyên
vật vào đầu thập niên 1990 của Phủ Giầy Sài Gòn (ảnh nhỏ để ở phía bên dưới nguyên vật).

Như thấy trong Ảnh 6, chúng tôi đã chụp để lấy được nội dung sắc phong
nguyên vật (bao gồm trọn vẹn lời sắc và dòng niên đại); đồng thời, để so sánh, có
đặt thêm ở bên dưới tấm ảnh chụp chính đạo sắc này được phía Phủ Giầy Sài Gòn
thực hiện vào đầu thập niên 1990. Kết quả so sánh tại chỗ cho thấy, sắc nguyên
vật tại Phủ Nội hiện nay chính là nguyên vật của tấm ảnh mang số 2 (số 2 trong
Bảng 5). Ảnh 7 là ảnh chụp cận cảnh phần chính trong lòng đạo sắc (không có dòng
niên đại).
Từ hiện trạng nguyên vật như thấy trong Ảnh 6 và Ảnh 7 (kết hợp với tấm ảnh
số 2 của Phủ Giầy Sài Gòn, và bản sao trong AD.a16/29 - đạo sắc đánh số 3 trong
Bảng 4), chúng tôi soạn bản chuyển tự như dưới đây. Ký hiệu móc vuông ([ ]) trong
bản chuyển tự là để chỉ các chữ khôi phục dựa vào ảnh số 2 của Phủ Giầy Sài Gòn
và bản sao trong AD.16/29, mà bản thân trên sắc phong nguyên vật thì đã bị mất
hoàn toàn hoặc mất một phần. Có 7 chữ được đặt trong móc vuông như vậy. Các
vòng tròn có số thứ tự ở bên trong (như ① hay ⑬) là để chỉ thứ tự dòng văn bản.
Toàn văn bản sắc phong có 13 dòng.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 57

Ảnh 7: Cận cảnh phần chính trong lòng sắc Chính Hòa 4 nguyên vật.

Bản chuyển tự
①勅帝釋僊庭孕秀芳菲権該六宮嬪娘變現無穷②睿智英靈兼知山林掌管
山精精部號曰柳幸③鎷鐄斉家治國護士謹節和美端莊公主派出④天潢道同地厚
柔儀内備素敦端一之資盛徳⑤上洋凛發焄蒿之氣功顕多相佑禮蓋舉褒封為黙相
⑥勲王纘嗣⑦王基臨居正府尊扶⑧宗社鞏固鴻圖禮有登秩應加封可加封帝釋
⑨[僊]庭孕秀芳菲権該六宮嬪娘變現無穷⑩[睿]智英靈兼知山林掌管山精精部
號曰柳幸鎷鐄⑪[斉]家治國護士謹節和美端莊光穆仁明純美公[主][故]⑫勅
⑬[正和]四年閏六月二十四日{勅命之寶}
Tiếp theo là bản phiên âm và dịch nghĩa.
6.2. Phiên âm và dịch nghĩa
Trong bản phiên âm Hán Việt ở dưới đây chúng tôi cũng sử dụng các ký hiệu
tương ứng với phần chuyển tự ở trên, đồng thời sẽ sử dụng thêm dấu phẩy (,) để
ngắt câu. Còn bản dịch nghĩa thì chỉ sử dụng các dấu chấm câu thông thường, tạm
lược bỏ các ký hiệu như thấy trong bản chuyển tự và bản phiên âm. Khi cần bổ
nghĩa cho một chỗ nào đó trong bản dịch, giúp cho ý của câu văn được thông suốt,
chúng tôi sử dụng dấu móc vuông ([ ]).
Phiên âm Hán Việt:
① Sắc Đế Thích tiên đình, dựng tú phương phi, quyền cai lục cung tần nương,
biến hiện vô cùng, ② duệ trí anh linh, kiêm tri sơn lâm, chưởng quản sơn tinh tinh
bộ, hiệu viết Liễu Hạnh ③ Mạ Vàng, tề gia trị quốc hộ sĩ, cẩn tiết hòa mỹ đoan
trang công chúa, phái xuất ④ thiên hoàng, đạo đồng địa hậu, nhu nghi nội bị, tố đôn
đoan nhất chi tư, thịnh đức ⑤ thượng dương, lẫm phát huân hao chi khí, công hiển
đa tương hựu, lễ cái cử bao phong, vi mặc tướng ⑥ huân vương toản tự ⑦ vương
58 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

cơ, lâm cư chính phủ, tôn phù ⑧ tông xã, củng cố hồng đồ, lễ hữu đăng trật ứng
gia phong, khả gia phong Đế Thích ⑨ [tiên] đình dựng tú phương phi quyền cai lục
cung tần nương biến hiện vô cùng ⑩ [duệ] trí anh linh, kiêm tri sơn lâm, chưởng
quản sơn tinh tinh bộ, hiệu viết Liễu Hạnh Mạ Vàng ⑪ [tề] gia trị quốc hộ sĩ, cẩn
tiết hòa mỹ đoan trang, quang mục nhân minh thuần mỹ công [chúa], [cố] ⑫ sắc.
⑬ [Chính Hòa] tứ niên nhuận lục nguyệt nhị thập tứ nhật. {Sắc mệnh chi bảo}.
Dịch nghĩa:
Sắc cho [vị thần ở trên] tiên đình Đế Thích, chứa đầy vẻ đẹp đẽ tươi tốt, cai
quản cả sáu cung tiên nữ, biến hóa hiển hiện vô cùng, sáng ngời trí tuệ anh linh,
kiêm quản cả sơn lâm, trông coi cả bộ sơn tinh, hiệu là Liễu Hạnh Mạ Vàng [mỹ tự
là] Tề gia trị quốc hộ sĩ, cẩn tiết hòa mỹ đoan trang công chúa [vị công chúa tề gia
trị quốc giúp đỡ kẻ sĩ, thận trọng giữ gìn tiết hạnh, đẹp đẽ hòa thuận đoan trang].
[Thần là] từ trên trời phái xuống, đạo [đức] đầy đặn ngang với đất, luôn sẵn dáng
điệu mềm mại, chứa đủ vẻ đoan trang phúc hậu, đức lớn chất ngất, khí thế ngùn
ngụt dâng đầy. Công lao giúp đỡ [của thần] đã sáng rõ từ lâu, thực đáng được khen
ngợi. [Nay] bởi thần đã ngầm giúp cho vị vương có công lớn [vị Huân vương] đã
nối được nền móng của ngôi vị vương [mà] ở vào vị trí chính đáng làm rường cột
cho triều đình, để kính cẩn phò trợ cho tông miếu xã tắc, [giúp] củng cố cơ đồ lớn
lao, [nên về] nghi lễ sẽ có thăng hạng, xứng đáng để gia phong [là vị thần ở trên]
“tiên đình Đế Thích, chứa đầy vẻ đẹp đẽ tươi tốt, cai quản cả sáu cung tiên nữ, biến
hóa hiển hiện vô cùng, sáng ngời trí tuệ anh linh, kiêm quản cả sơn lâm, trông coi
cả bộ sơn tinh, hiệu là Liễu Hạnh Mạ Vàng” [mỹ tự vốn là] Tề gia trị quốc hộ sĩ,
cẩn tiết hòa mỹ đoan trang, [mỹ tự ban thêm là] quang mục nhân minh thuần mỹ
[công bằng sáng suốt, nhân nghĩa rạng ngời, mỹ lệ thuần hậu] công chúa. Vì thế
mà ban sắc này. Ngày 24 tháng 6 nhuận năm Chính Hòa thứ 4 (1683).(29) {dấu: Sắc
mệnh chi bảo}.
6.3. Một số luận giải bước đầu
Để luận giải chi tiết về nội dung và ý nghĩa của sắc phong Chính Hòa 4
(1683) thì cần phải đặt nó vào chính bối cảnh là toàn bộ sắc phong hiện lưu giữ tại
Phủ Giầy, và ở một mức độ tham chiếu nhất định từ trữ lượng rất lớn sắc phong cho
hệ thần Liễu Hạnh đang được thờ phụng trên toàn quốc. Công việc này đòi hỏi rất
nhiều sức lực và thời gian, chúng tôi dành cho những nghiên cứu tiếp theo. Ở đây,
chỉ nêu mấy điểm chính yếu thấy được từ nội dung của bản thân sắc phong này.
Điểm đầu tiên, rất thú vị, chính là mã chữ Hán viết tên Liễu Hạnh. Lâu nay,
chúng ta quen thấy mã chữ Hán của Liễu Hạnh là 柳杏, tức là, về nghĩa có thể giải
thích từng chữ là cây Liễu 柳 và cây Hạnh 杏. Sắc phong có niên đại muộn hơn,
đặc biệt là sắc phong thời Tây Sơn và thời Nguyễn, thì đều ghi với mã chữ như
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 59

vậy. Bấy lâu nay, trong học giới, cũng như giới thực hành tín ngưỡng Tam Phủ - Tứ
Phủ đều đã quen như vậy. Thế nhưng, ở sắc phong năm Chính Hòa 4 (1683), và cả
ở sắc phong thời Vĩnh Khánh sau đó, lại là mã chữ 柳幸. Nếu giải thích về nghĩa
của từng chữ, thì chữ Liễu 柳 vẫn là cây Liễu, còn chữ Hạnh 幸 thì là may mắn, tốt
đẹp. Đây là mã chữ chưa từng thấy trong trước thuật và nghiên cứu suốt khoảng
200 năm nay (tính từ năm 1811 - năm Vân Cát thần nữ truyện được khắc in). Thú
vị thêm nữa là, chỉ khi tiếp xúc được với sắc phong nguyên vật chúng ta mới thấy
mã chữ này, còn các bản sắc sao (ví dụ như tư liệu AD.a16/29) thì lại chép bằng
mã chữ 柳杏 quen dùng trước nay.
Điểm thứ hai, về tên hiệu của vị thần ở lần sắc phong này, là Liễu Hạnh Mạ
Vàng tề gia trị quốc hộ sĩ, cẩn tiết hòa mỹ đoan trang, quang mục nhân minh thuần
mỹ công chúa 柳幸鎷鐄斉家治國護士謹節和美端莊光穆仁明純美公主. Có thể
rút gọn thành Liễu Hạnh Mạ Vàng 柳幸鎷鐄. Chữ Mạ Vàng 鎷鐄 ở đây có thể xem
là chữ Nôm, mà nghĩa thì tạm thời có thể hiểu như là “mạ vàng” trong tiếng Việt
hiện nay (cùng trường nghĩa với “mạ bạc”, “mạ đồng”...). Khi khảo sát sắc phong
ở khoảng đầu thời Lê mạt các thập niên 1600-1680, chúng ta đã thấy điểm xuyết
những chữ Nôm như vậy (sẽ diễn giải ở dịp khác).
Điểm thứ ba, về xuất thân thần tiên ở trên trời được phái xuống của Liễu
Hạnh, ở đấy xuất hiện các cụm cố định như Đế Thích tiên đình 帝釋僊庭 hay phái
xuất thiên hoàng 派出天潢. Như vậy, Liễu Hạnh được xem là vị tiên ở trên tầng
trời của Đế Thích trong vũ trụ quan của Phật giáo Mật tông. Đó là tầng trời Đâu
Lợi Thiên 忉利天, nơi cai quản của Đế Thích tức Ngọc Hoàng đại đế. Thế nhưng,
đó là một tầng trời mới chỉ ở mức là tầng thứ hai từ dưới lên trong 6 tầng trời của
Dục giới 欲界 (gọi là Dục giới lục thiên). Đâu lợi thiên chỉ cao hơn một bậc so Tứ
thiên vương thiên (do Tứ đại thiên vương cai quản). Mà dục giới là giới ở dưới thấp
nhất trong tam giới 三界 (gồm dục giới 欲界, sắc giới 色界, vô sắc giới 無色界).
Chúng tôi sẽ trở lại bàn luận thêm ở một dịp khác, nhưng rõ ràng, tầng trời của Đế
Thích 帝釋, cũng là tầng trời mà Liễu Hạnh được sinh ra, vẫn chưa ở quá cao quá
xa, mà vẫn gần với tầng của con người nơi dục giới. Điều này cũng một phần nào
cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo Mật tông ở nửa cuối thế kỷ XVII trong xã hội
Đại Việt, mà tiêu biểu là vũ trụ quan của vua Lê chúa Trịnh.
Điểm thứ tư, trong sắc phong năm 1683 này, chúng ta không thấy có mỹ tự
Chế thắng Hòa diệu đại vương 制勝和妙大王 của Liễu Hạnh.
Điểm thứ năm, toát lên từ nội dung của sắc phong là vai trò của chúa Trịnh
đối với triều đình lúc đó. Với cách đọc hiểu của chúng tôi, vị Huân vương 勲
王 trong sắc phong là chỉ một vị vương có nhiều công lao. Rõ ràng ở thời điểm
thập niên 1670-1680 công lao chủ yếu là thuộc về việc đánh dẹp các thế lực đối
lập (chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Mạc ở Đàng Trên) của chúa Trịnh. Ở thời
60 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

kỳ đầu tiên khi phò giúp vua Lê trung hưng, chúa Trịnh mới chỉ được phong là
Quốc công. Nhưng sau đó, đến đời Trịnh Tùng thì được phong là Bình An vương,
Trịnh Tráng là Thanh vương, Trịnh Tạc là Tây vương, Trịnh Căn là Định vương...
Nhà chúa đã được nối đời làm vương để phò trợ vua Lê. Ở thời điểm Chính Hòa
4 (1683), Trịnh Căn quả thực vừa nối được ngôi vương từ Trịnh Tạc sau rất nhiều
gian nan. Theo sách Trịnh gia chính phả, Trịnh Căn lúc đầu khi còn là thế tử thì
được phong là Định Nam vương, đến tháng 8 năm Nhâm Tuất 1682 thì nối nghiệp
cha, và đến năm Giáp Tý 1684 thì được phong là Định vương. Trịnh Căn lãnh chức
Tiết chế, tiến đánh Nam Triều và trấn Cao Bằng, lấy được nhiều phần lãnh thổ, nên
vua Lê muốn phong cho tước Vương nhất tự (chỉ dùng một chữ) để tỏ ý kính trọng
[Trịnh Như Tấu 2008 (1933) : 65-66]. Bởi vậy, câu “vị vương có công lớn [vị Huân
vương 勲王] đã nối được nền móng của ngôi vị vương [mà] ở vào vị trí chính đáng
làm rường cột cho triều đình” trong sắc phong có thể hiểu là chỉ việc Trịnh Căn vừa
nối được nghiệp của nhà chúa, được ở vào ngôi vị rường cột của triều đình để phò
giúp vua Lê. Sự kiện đó là việc lớn đáng mừng cho cả vua Lê và chúa Trịnh, nhân
thế, triều đình đã ban tặng sắc phong cho các vị thần có công ngầm giúp xã tắc.
Lời kết
Sắc phong nguyên vật mang niên đại Chính Hòa 4 (1683) cho vị thần Liễu
Hạnh (với tên rút gọn là Đế Thích tiên đình Liễu Hạnh, hay Liễu Hạnh Mạ Vàng
công chúa) đang được bảo quản tại Phủ Giầy, như những luận giải ở trên, đích thực
là một tư liệu trọng yếu, có ý nghĩa đặc biệt trên nhiều phương diện. Ở đây, từ điểm
nhìn văn hóa sử (nhân loại học lịch sử/historical anthropology) [Chu Xuân Giao
2005, 2006a, 2006b, 2014b; Chu Xuân Giao - Phan Lan Hương 2008, 2016], sau
hơn 20 năm nghiên cứu tín ngưỡng hệ thần Liễu Hạnh,(30) bản thân chúng tôi tự xác
định rằng, đã tìm ra được một căn cước lịch sử của Thánh mẫu Liễu Hạnh - một vị
thần lừng danh trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của người Việt Nam trong suốt
ba bốn trăm năm nay. Căn cước lịch sử Chính Hòa 4 (1683) này như một cột mốc
đã được xác lập chắc chắn trên con đường đang tiếp tục đi.
Từ đây, ở một bước đi tiếp, chúng ta có thể tiếp tục dụng công gia cố cột mốc
để nó thêm vững chắc, bằng cách đưa ra những tư liệu đích thực mang tính tham
chiếu quan trọng khác. Ví dụ như việc khảo cứu tên của Liễu Hạnh với danh hiệu
Liễu Hạnh công chúa sắc phong Chế thắng Hòa diệu đại vương 柳杏公主勅封制
勝和妙大王 đã chính thức xuất hiện trên bia đá Nghiêm Quang thiền tự và các di
vật khác được chế tác thời Vĩnh Thịnh (1705-1720) hiện còn thấy nguyên vật tại
chùa Giám nổi tiếng (thuộc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương) trong vai trò được
tôn là hội chủ đứng đầu trong hưng công các hạng mục trùng tu thời đó.(31)
Ở một hướng đi tiếp quan trọng hơn, là từ đây, chúng ta đã có được một
đầu mối chắc chắn để có thể bắt đầu hệ thống hóa khối lượng tư liệu đồ sộ tích
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 61

lũy trong mấy thế kỷ qua dưới nhiều mã văn tự khác nhau (Hán Nôm, Quốc ngữ
thời kỳ sớm và Quốc ngữ hiện tại, phương Tây thời kỳ sớm và phương Tây hiện
tại), đặc biệt là cả với không gian đa ngữ của thời đại mạng toàn cầu. Bằng việc
hệ thống hóa đó, chúng ta sẽ thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn và chìm đắm tưởng
không có được đường ra do sức hút mê hoặc của mảng tư liệu truyền thuyết (thần
tích) ở cả dạng đã thành văn hay còn đang tiếp tục phát triển không ngừng nghỉ
qua kênh truyền khẩu, và qua mạng toàn cầu. Ngay với những hướng truyền thuyết
đang tiếp tục triển nở qua các phương thức đa dạng như hiện nay, thì một khi đã
xác lập được “căn cước lịch sử” chắc chắn của toàn dòng chảy, chúng ta hoàn toàn
có thể tự do tự tại luận giải về chúng dưới góc nhìn văn hóa sử./.
Hà Nội, tháng 4 và tháng 5 năm 2018
Chỉnh lý lần cuối vào tháng 7 năm 2018
CXG
CHÚ THÍCH
(24) Về Phủ Giầy Sài Gòn và Hội Phủ Giầy tương tế, có thể xem các tài liệu sau: Trần Thị Ngọc
Diệp 1970, 1971, 1974; Huỳnh Minh 1973 (phần về Phủ Giầy Sài Gòn, trang 293-297); Hồ
Tường 1992.
(25) Người đầu tiên cung cấp thông tin về tập sắc phong gồm 8 đạo này là ông Nguyễn Kiến
Phong, vào ngày 28 tháng 4 năm 2014. Khi đó ông Phong là thầy đồng đền của Phủ Giầy
Sài Gòn.
Ông Phong sinh năm 1957, là con của cụ Nguyễn Văn Vực (đã mất năm 1987) gốc Quảng
Nam. Cụ Vực có tham gia vào Hội Tương tế Phủ Giầy trước năm 1975, tham gia vào việc vận
động xây dựng và khánh thành Phủ Giầy Sài Gòn (tức đền Hai Bà Trưng trên đường Hoàng
Hoa Thám). Ông Phong trình đồng mở phủ ở ngoài Bắc (thầy mở phủ là cụ Hải Sinh Từ - một
thầy đồng nổi tiếng ở Hà Nội) vào năm 1999, ở nhà có điện thờ chư vị tứ phủ. Khoảng từ
năm 2010, ông Phong đến Phủ Giầy Sài Gòn với vai trò là thầy đồng đền trong Ban Quản lý
Phủ Giầy Sài Gòn. Ban này có 3 thành viên chính (thời điểm năm 2014): 1. Chánh hội (lo đối
ngoại, tài chính) là ông Trần Lê Tuấn; 2. Quản lý (trông nom thường trực) là ông Đinh Xuân
Phán; 3. Đồng đền (lo việc cúng tế, tâm linh) là ông Nguyễn Kiến Phong. Ông Nguyễn Kiến
Phong đã từ trần năm 2017.
(26) Nguyên vật trong tấm ảnh này chính là sắc phong Chính Hòa 4 (1683).
(27) Trong ảnh này có thấy các vị sau: Trần Lê Thịnh (trưởng họ Trần Lê ở thôn Tiên Hương),
Trần Thị Huệ (thủ nhang Phủ Tiên Hương), Chu Xuân Giao, Ngưu Quân Khải...
(28) Đoàn điều tra của chúng tôi gồm có 5 người, với hai thành viên chính là Chu Xuân Giao
(Viện Nghiên cứu Văn hóa), Ngưu Quân Khải (Đại học Trung Sơn, Quảng Châu - Trung
Quốc). Chúng tôi tới Phủ Tiên Hương vào buổi sáng ngày 29/6/2017 (Thứ Năm) và trở lại
Hà Nội vào chiều tối ngày 30/6. Đón tiếp ở địa phương thì có các vị: thủ nhang Trần Thị
Duyên và con gái Trần Thị Huệ, ông Trần Lê Thịnh (trưởng họ) và trưởng các chi họ Trần
Lê, em Trần Lê Tân (ở ngay trong Phủ Nội), anh Trần Hiền (Phủ Tiên Hương), ông Lê Hồng
Lân (gia đình trông coi Lăng Mẫu), ông Trần Vũ Toán (thủ nhang Nguyệt Du cung/Đền Cây
62 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

Đa Bóng)... Nhân đây, xin chân thành bày tỏ lời cảm tạ tới sự giúp đỡ chân tình của các vị
không chỉ ở lần điều tra giữa năm 2017, mà là từ những năm đầu thập niên 1990 (bản thân
người viết bài này khi đó là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội, đã tới Phủ Giầy chiêm bái
và bắt đầu khảo sát tư liệu).
(29) Để tham khảo, chúng tôi xin dẫn nguyên bản phiên âm dịch nghĩa của Bảo tàng Nam Định
ở dưới (Bảo tàng Nam Định 2013 : 6).
“Phiên âm: Sắc Đế Thích Tiên Đình dựng tú phương phi quyền cai lục cung tần nương biến
hiện vô cùng duệ trí anh linh kiêm tri sơn lâm chưởng quản sơn tinh tinh bộ hiệu viết Liễu Hạnh
Mã Vàng, tề gia trị quốc, hộ sĩ cẩn tiết, hòa mỹ đoan trang công chúa. Phái xuất thiên hoàng,
đạo đồng địa hậu, thâm nghi nội bị, tố đôn đoan nhất chi tư, thịnh đức thượng dương lẫm
phác quân cao chi khí, công hiển đa tượng hựu, lễ cái cử bao phong huân tướng… tự vương
tiến phong vương vị, lâm cư chính phủ, tôn phù tông xã, củng cố hồng đồ, lễ hữu đăng trật,
ưng gia phong, khả gia phong Đế Thích Tiên Đình dựng tú phương phi quyền cai lục cung tần
nương biến hiện vô cùng duệ trí anh linh kiêm tri sơn lâm chưởng quản sơn tinh tinh bộ hiệu
viết Liễu Hạnh Mã Vàng, tề gia trị quốc, hộ sĩ cẩn tiết, hòa mỹ đoan trang quang mục nhân
minh thuần mỹ công chúa. Cố sắc. Cảnh Hưng tứ niên nhuận lục nguyệt nhị thập tứ nhật.
Dịch nghĩa: Sắc phong cho Liễu Hạnh Mã Vàng công chúa là bậc Đế Thích Tiên Đình, trời
đất sinh ra, núi sông hun đúc, hương thơm tỏa ngát, quyền cai sáu cung (lục cung), là bậc
tần nương biến hiện vô cùng, thông minh duệ trí, linh thiêng huyền diệu, kiêm quyền cai
quản núi rừng, nắm quyền sơn tinh các bộ. Công chúa là bậc có công tề gia trị quốc, giúp đỡ
che chở, điều hòa kẻ sĩ, ôn hòa tươi đẹp, đoan trang. Công chúa dòng dõi thiên hoàng (con
Trời), chu du khắp chốn, đức lớn sâu dày như đất mẹ, uy nghi thầm lặng, ẩn chứa sâu xa,
nổi rõ sự đôn hậu, đoan trang trong trắng, đức lớn rực rỡ sáng ngời, uy nghi lẫm liệt, thuần
phác mộc mạc, nổi rõ chí khí cao thượng. Công đức lớn lao, hiển linh phù giúp cũng nhiều.
Nên làm lễ sắc phong, gia ân điển huệ. Nay làm lễ ban tặng vương vị cho thần, được phụng
thờ nơi chính phủ (nơi trang trọng) để phù giúp đất nước, củng cố cơ đồ, làm lễ long trọng,
ban tặng sắc phong là Liễu Hạnh Mạ Vàng công chúa là bậc Đế Thích Tiên Đình, trời đất
sinh ra, núi sông hun đúc, hương thơm tỏa ngát, quyền cai sáu cung (lục cung), là bậc tần
nương biến hiện vô cùng, thông minh duệ trí, linh thiêng huyền diệu, kiêm quyền cai quản
núi rừng, nắm quyền sơn tinh các bộ. Công chúa là bậc có công tề gia trị quốc, giúp đỡ che
chở, điều hòa kẻ sĩ, ôn hòa tươi đẹp, đoan trang, sáng suốt, hòa mục, nhân từ, thông minh,
thuần phác, tươi đẹp. Cho nên ban sắc. Ngày 24 tháng 6 năm Cảnh Hưng 4 (nhuận) (1743)”.
(30) Nghiên cứu tín ngưỡng Liễu Hạnh và hệ thần Liễu Hạnh của chúng tôi có thể được tính từ
các năm 1993-1995, mà hình ảnh của thời kỳ nghiên cứu đầu tiên có thể thấy được trong
ấn phẩm năm 1995 của tác giả Đặng Văn Lung (Đặng Văn Lung 1995: 18).
(31) Chúng tôi sẽ tiếp tục công bố những khảo cứu về Mẫu Liễu với y học truyền thống và chữa
bệnh cứu nạn qua hệ thống tư liệu chùa Giám ở một dịp khác. Hiện tại, có thể đọc nhanh
một bài viết của Trần Trọng Dương đã công bố năm 2010 (Trần Trọng Dương 2010: 48).
Trước đó thì có các nghiên cứu của Mai Hồng, Hà Văn Tấn, Đỗ Tất Lợi...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. Lagrèze (Antoine Lagreze), 1941, “Documents concernant le temple Dên-Song, au Thanh-
Hoa”, Tạp chí BAVH số 1 năm 1941 (Bulletin des Amis du Vieux Hue, No1, Janvier-Mars
1941), pp. 1-15 (có thêm 5 ảnh mang số từ I đến V đặt ở cuối bài, không đánh số trang).
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 63

2. Adriano di St. Thecla (?), 1752, Tam giáo chư vọng, Tư liệu gồm 295 trang chữ Quốc ngữ
viết tay khổ 15x10cm, Bản gốc hiện lưu tại AMEP (Archives des Mission étrangères de
Paris/Văn khố Hội Thừa sai nước ngoài tại Paris) với số hiệu V.1098.
3. Bảo tàng Nam Hà (Dương Văn Vượng sao lục, dịch nghĩa và chú thích), 1996, Tư liệu Hán
Nôm Khu di tích Phủ Giầy xã Kim Thái - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định, Tài liệu chế bản
đơn giản đóng bìa mềm gồm 94 trang khổ A4 (phần sao lục chữ Hán thì viết tay, phần dịch
và chú thích thì được đánh máy; gồm Phủ Vân Cát, Phủ Tiên Hương, Lăng công chúa Liễu
Hạnh; không có dấu treo hay xác nhận của Bảo tàng Nam Hà), Bản chụp lại vào năm 2011
từ bản lưu tại Phủ Vân Cát.
4. Bảo tàng tỉnh Nam Định (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định), 2009, Báo cáo sơ
bộ Kết quả khảo sát những tư liệu Hán Nôm tại nhà thờ dòng họ Trần Lê thôn Tiên Hương -
xã Kim Thái - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định (Báo cáo mang số 19 BT/BC, ngày 22/7/2009,
Giám đốc Nguyễn Văn Thư đã ký và đóng dấu). Tư liệu được đính vào cuối Tư liệu dòng họ
Trần Lê1 (các trang 86-89).
5. Bảo tàng tỉnh Nam Định, 2013, Kết quả nghiên cứu bảo quản 07 đạo sắc phong tại nhà thờ
dòng họ Trần Lê thôn Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, Tài liệu gồm
18 trang khổ A4 đóng bìa mềm (cuối văn bản có ghi “ngày 11 tháng 7 năm 2013” và “Người
viết báo cáo Nguyễn Xuân Cao”, có chữ ký của Giám đốc Bảo tàng Nguyễn Văn Thư cùng
dấu công).
6. Bùi Hạnh Cẩn - Lê Trân, 1993, Chợ Viềng và Hội Phủ, Hà Nội: Nxb Giáo dục.
7. Bùi Văn Tam, 1992, “Nghi thức lễ hội Phủ Giầy”, Bản thảo tham luận tại Hội thảo Bước đầu
tìm hiểu thần thoại và truyền thuyết Mẫu Liễu được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
ngày 2/6/1992 (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Viện Văn học, Viện Văn hóa Dân gian
đồng tổ chức).
8. Bùi Văn Tam (khảo cứu, biên soạn), 2001, Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh (Giải
thưởng khuyến khích Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam năm 2000), Hà Nội: Nxb Văn hóa
Dân tộc.
9. Bùi Văn Tam, 2007, Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh (Tái bản lần thứ ba), Hà Nội:
Nxb Văn hóa Dân tộc.
10. Bùi Văn Tam, 2013, “Một số đặc điểm của Đạo Mẫu Liễu Hạnh ở Nam Định”, In trong Hội
Folklore châu Á - Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam 2013,
tr.342-371.
11. Bùi Văn Tam, 2017, Nguyệt Du cung (đền Cây Đa Bóng), Hà Nội: Nxb Văn hóa Dân tộc.
12. Cao Xuân Dục (Nguyễn Văn Nguyên dịch chú), 2010 (1900), Viêm Giao trưng cổ ký (Ghi chép
sưu tập di tích cổ nước Nam), Hà Nội: Nxb Thời đại - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây.
13. Cao Xuân Dục (Dương Văn Vượng dịch chú), 1996 (1901), “Thánh mẫu cố trạch linh từ bi
ký” (soạn năm Thành Thái Tân Sửu, tức năm 1901) - Bài văn bia dựng tại Phủ Vân Cát, Bản
sao của nguyên bản và bản dịch trong Bảo tàng Nam Hà 1996, các trang 11-12, 19-24.
14. Chu Xuân Giao 2005, “Nhân loại học Lịch sử - một nhu cầu về phương pháp từ thực tế điền
dã tại Nhật Bản, dòng chảy và động thái hiện tại của cách tiếp cận này”, Tạp chí Văn hóa
Dân gian số 6 (102), tr.60-73.
15. Chu Xuân Giao, 2006a, “Nhân loại học Lịch sử - một nhu cầu về phương pháp từ thực tế
điền dã tại Nhật Bản, dòng chảy và động thái hiện tại của cách tiếp cận này” (tiếp theo và
hết), Tạp chí Văn hóa Dân gian số 1 (103), tr.60-73.
64 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

16. Chu Xuân Giao, 2006b, “Historical Anthropology and the Field of Japan”, Proceedings of
the SOAS/TUFS Post-Graduate Symposium: London, 20-21 February 2006 (Tokyo: SOAS-
TUFS; Edited by Justin Watkins and Masami Arai), pp.84-96.
17. Chu Xuân Giao, 2010a, “Bổ túc tư liệu về thời điểm xuất hiện của Phủ Tây Hồ : Bàn về tính
xác thực của sắc phong mang niên đại 1887 và hiệu chỉnh nội dung của nó”, Tạp chí Hán
Nôm số 6 (103): 63-74.
18. Chu Xuân Giao, 2010b, “Quảng Cung linh từ trong nguồn tư liệu Hán Nôm: Sơ bộ tổng quan
đến thời điểm ấn tống Cát thiên tam thế thực lục (1913)”, In trong Trung tâm Nghiên cứu và
Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam - Ủy ban Nhân dân huyện Ý Yên tỉnh Nam Định 2010
(Phủ Quảng Cung trong hệ thống Đạo Mẫu Việt Nam), tr.90-153.
19. Chu Xuân Giao, 2010c 「歴史人類学の方法と日本というフィールド」日本大使館・ハノイ大
学日本研究科『日本語教育開始35周年記念国際シンポジウム 論文集』.
20. Chu Xuân Giao, 2013a, “Mẫu Liễu Thanh Sam: bước đầu nghiên cứu về nhóm văn bản
chép sự tích Liễu Hạnh công chúa xuất hiện từ thời Lý”, In trong Hội Folklore châu Á - Trung
tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam 2013, tr.326-341.
21. Chu Xuân Giao, 2013b, “Ba vua Mạc cuối cùng qua sử liệu Trung Quốc (1638-1683)”, In
trong sách Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc (Kỷ yếu Hội thảo khoa học), 2013, Vĩnh
Phúc: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc xuất bản, tr.235-395.
22. Chu Xuân Giao, 2014a, “Nữ thần xứ Bắc gia nhập vào tôn giáo mới ở vùng đất mới: Về hình
tượng Liễu Ngũ Nương thuộc Diêu Trì cung của Cao Đài”, In trong sách Tín ngưỡng thờ Mẫu
ở Nam Bộ: Bản sắc và giá trị (Võ Văn Sen - Ngô Đức Thịnh - Nguyễn Văn Lên đồng chủ biên,
Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014), tr.644-665.
23. Chu Xuân Giao, 2014b,「歴史人類学の視点から見たベトナム民間信仰の復興 ―過去の価値を
通して今日的要望を発信する祭り―」末成道男編2014『人類学と「歴史:第一回東アジア人類
学フォーラム報告集」』北京:社会科学文献出版,pp.400-405.
24. Chu Xuân Giao, 2015, “Mẫu Liễu trong các tác phẩm thời kỳ đầu tiên của người phương
Tây”, Nghiên cứu Tôn giáo số 8 (146): 48-77.
25. Chu Xuân Giao, 2016a, “Đọc lại bài minh mang niên đại Càn Thống 19 (1611) hiện còn trên
chuông lớn chùa Viên Minh ở Cao Bằng” (phần 1), Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Sở
Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế) số 2 (128): 47-68.
26. Chu Xuân Giao, 2016b, “Đọc lại bài minh mang niên đại Càn Thống 19 (1611) hiện còn trên
chuông lớn chùa Viên Minh ở Cao Bằng” (phần 2), Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 3
(129): 68-82.
27. Chu Xuân Giao, 2017a, “Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh
qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng”, Tạp
chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 (135): 15-50.
28. Chu Xuân Giao, 2017b, “Nội dung của bộ Tam Phủ trong tư liệu phương Tây và tư liệu Quốc
ngữ thời kỳ sớm”, Tạp chí Văn hóa Dân gian số 4 (172): 14-22.
29. Chu Xuân Giao, 2017c, “Vương triều Mạc thời kỳ Cao Bằng xung quanh thời điểm 1611,
qua nội dung bài minh trên chuông lớn chùa Viên Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2
(490): 9-25.
30. Chu Xuân Giao - Phan Lan Hương, 2008, “Truy tìm những khoảnh chân thực riêng lẻ: Về
thời điểm xuất hiện của Phủ Tây Hồ từ góc nhìn nhân loại học lịch sử”, Tạp chí Văn hóa Dân
gian số 3 (117): 21-44.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 65

31. Chu Xuân Giao - Phan Lan Hương, 2013, “Mẫu Liễu với sự kiện phát hiện ngọc phả bằng
đồng ở đền Sòng năm 1939: Bối cảnh, nội dung và dư luận”, In trong Thông báo Văn hóa
2011-2012 (Viện Nghiên cứu Văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2013, Hà
Nội: Nxb Tri thức), tr.307-345.
32. Chu Xuân Giao - Phan Lan Hương, 2016, “Phủ Tây Hồ như một biểu tượng về đời sống tâm
linh của người Hà Nội sau Đổi mới - qua việc nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉnh sửa một khổ
trong bài Hà Nội”, Tạp chí Văn hóa Dân gian số 5 (167), tr.51-57.
33. Durand Maurice, 1959, Technique et Panthéon des Mediums Vietnamiens (Đồng), Publications
de l’École Française D’extrême-Orient, Volume XLV, École Française d’Extrême-Orient.
34. Dương Văn Vượng (dịch nghĩa, chú thích), Không năm tháng (1), Phủ Tiên Hương (Thôn
Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Hà), Bản đánh máy (chữ Hán viết tay), Bản
gốc hiện do dịch giả lưu giữ, gồm 45 trang khổ A4.
35. Dương Văn Vượng (dịch nghĩa, chú thích), Không năm tháng (2), Lăng công chúa Liễu
Hạnh (Thôn Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản), Bản đánh máy (chữ Hán viết tay), Bản
gốc hiện do dịch giả lưu giữ, gồm 12 trang khổ A4.
36. Dương Văn Vượng, 2010, “Tìm hiểu lịch sử Mẫu Liễu qua một số thơ văn cổ”, In trong Trung
tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam - Ủy ban Nhân dân huyện Ý Yên
tỉnh Nam Định 2010, tr.154-171.
37. Đào Thái Hành, 1914, “La Déesse Liễu Hạnh”, Tạp chí BAVH (Bulletin des Amis du Vieux
Huế) số 2 năm 1914: 167 - 181.
38. Đào Thái Hành, 1997 (1914), “Thánh mẫu Liễu Hạnh” (bản dịch tiếng Việt bài “La Déesse
Liễu Hạnh” trên BAVH, do Đặng Như Tùng dịch, Bửu Ý hiệu đính), In trong sách Những
người bạn cố đô Huế - Tập I, 1914 (Huế: Nxb Thuận Hóa, 1997), tr.181-197.
39. Đặng Chí Huyển, 1987, “Phần I - Những loại văn bản chữ Hán thường dùng trong đời sống
xã hội Việt Nam thời phong kiến”, In trong sách Lê Chí Viễn (Chủ biên) 1987, tr.7-183.
40. Đặng Văn Lung, 1995, Mẫu Liễu đời và đạo, Hà Nội: Nxb Văn hóa Dân tộc.
41. Đoàn Thị Điểm 段氏點 a1, 傳奇新譜 [Truyền kỳ tân phả], Bản in khắc gỗ năm Gia Long 10
(1811) của Lạc Thiện Đường, Ký hiệu A.48 (gồm 182 trang; có 6 truyện, trong đó có “Vân
Cát thần nữ truyện 雲葛神女傳”; bìa ghi “Hồng Hà Đoàn phu nhân trứ 紅霞段夫人著”), Thư
viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
42. Đoàn Thị Điểm a2, 續傳奇錄 [Tục truyền kỳ lục], Bản in khắc gỗ năm Gia Long 10 (1811) của
Lạc Thiện Đường, Ký hiệu VHv.2959 (gồm 84 trang; có 3 truyện, trong đó có “Vân Cát thần
nữ truyện 雲葛神女傳”; bìa ghi “Hồng Hà Đoàn phu nhân trứ 紅霞段夫人著”; có con dấu chữ
triện “Nhàn Vân Đình tàng 閒雲亭蔵” và dòng ghi “Phương Thượng Nhàn Vân Đình tàng 芳
上閒雲亭蔵”), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
43. Đoàn Thị Điểm a3, 傳奇新譜 [Truyền kỳ tân phả], Bản chép tay (158 trang; chép năm Tự Đức
17 - tức 1864), Ký hiệu VHv.1487, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
44. Đoàn Thị Điểm a4, 傳奇新譜 [Truyền kỳ tân phả], Bản chép tay (chữ chân), Ký hiệu R.1611,
Thư viện Quốc gia.
45. Đoàn Thị Điểm a5, 雲葛神女傳 [Vân Cát thần nữ truyện], Bản chép tay (chữ thảo), Ký hiệu
R.22, Thư viện Quốc gia.
46. Đoàn Thị Điểm b, 傳奇新譜 [Truyền kỳ tân phả], Bản ấn ảnh trọn vẹn trong sách Các nữ tác
gia Hán Nôm Việt Nam (Đỗ Thị Hảo chủ biên, 2010, Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội), tr.827-
66 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

918. Là bản ấn ảnh từ bản in khắc gỗ năm Gia Long 10 (1811) của Lạc Thiện Đường, Ký
hiệu A.48.
47. Đoàn Thị Điểm c1, 雲葛神女傳 [Vân Cát thần nữ truyện], Bản hiệu lục toàn văn của Trần Ích
Nguyên 陳益源 với bản nền in khắc gỗ năm Gia Long 10 (1811) của Lạc Thiện Đường, In
trong Trần Ích Nguyên 陳益源, 2007, pp.185-204.
48. Đoàn Thị Điểm c2, 傳奇新譜 [Truyền kỳ tân phả], Bản hiệu lục toàn văn của Tôn Kinh Vinh 孫
京栄 với bản nền in khắc gỗ năm Gia Long 10 (1811) của Lạc Thiện Đường ký hiệu VHv.265
[thật ra là VHv.2959] và bản chép tay VHv.1487. In trong tập 4 bộ sách 越南汉文小说集成
[Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành] ・全二十册・四(孙逊・郑克孟・陈益源主编, 2010,
上海:上海古籍出版社), pp.175-254.
49. Đoàn Thị Điểm d1, “Truyện nữ thần ở Vân Cát”, Ngô Lập Chi dịch, In trong Đoàn Thị Điểm
1962, tr.66-99.
50. Đoàn Thị Điểm d2, “Truyện thần nữ Vân Cát”, Bùi Hạnh Cẩn - Lê Trân dịch (dịch theo sách
Truyền kỳ tân phả, bản in khắc gỗ năm Gia Long 10), In trong Bùi Hạnh Cẩn - Lê Trân 1993,
tr.27-61.
51. Đoàn Thị Điểm (Phiên dịch và chú thích: Ngô Lập Chi - Trần Văn Giáp; Hiệu đính và giới
thiệu: Hoàng Hữu Yên), 1962, Truyền kỳ tân phả, Hà Nội: Nxb Giáo dục.
52. Đoàn Thị Điểm (Trần Thị Băng Thanh giới thiệu, dịch và chú thích), 2010, Truyền kỳ tân phả,
In trong sách Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam (Đỗ Thị Hảo chủ biên, 2010, Hà Nội: Nxb
Khoa học Xã hội), tr.67-256.
53. Đỗ Đình Nghiêm - Phạm Văn Thư - Ngô Vi Liễn, 1923, “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” (Nhời dẫn,
Xứ Bắc Kỳ, Tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh Hà Đông), Bulletin de la
Société d’enseignement mutuel du Tonkin (BSEM du Tonkin) Tom IV - Annee 1923 (No3), Hà
Nội: Imprimerie Kim-Đức-Giang, pp.279-304.
54. Đỗ Đình Nghiêm - Phạm Văn Thư - Ngô Vi Liễn, 1924, “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” (Tỉnh Lạng
Sơn, Tỉnh Lao Kay, Tỉnh Nam Định, Tỉnh Ninh Bình, Tỉnh Phúc Yên), Bulletin de la Société
d’enseignement mutuel du Tonkin (BSEM du Tonkin) Tom V - Annee 1924 (No1), Hà Nội:
Imprimerie Kim-Đức-Giang, pp.67-89.
55. H.K.T, 1940, “Từ Phủ Giầy đến Sùng Sơn, Phố Cát - Vân Cát Thánh mẫu: Một vị nữ thần
tối linh được hàng triệu người Việt Nam sùng bái”, Báo Trung Bắc tân văn số 8 ra ngày 21
tháng 4 năm 1940.
56. Hoàng Xuân Hãn, 1952, Chinh phụ ngâm bị khảo, Paris: Nxb Minh Tân.
57. Hồ Đức Thọ, 2000, Mẫu Liễu sử thi, Hà Nội: Nxb Văn hóa Dân tộc.
58. Hồ Đức Thọ, 2010, Huyền tích Thánh mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa - lễ hội Phủ Dầy (tái
bản lần thứ 3), Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin.
59. Hồ Tường, 1992, Văn hóa dân gian cổ truyền - Tục lệ thờ Hai Bà Trưng và Liễu Hạnh Thánh
Mẫu, Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
60. Hội Folklore châu Á - Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, 2013,
Văn hóa Nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và châu Á - Bản sắc và giá trị, Hà Nội: Nxb Thế giới.
61. Hội Tiên Mẫu Việt Nam, 1952, Kinh Thánh mẫu Sòng Sơn, Nhà in Thanh Bình, Bản gốc lưu
tại Phủ Nấp (tức Phủ Quảng Cung, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
62. Huỳnh Minh, 1973, Gia Định xưa và nay, Sài Gòn: Nhà in Hạnh Phúc.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 67

63. Hưng Thế Nguyên (Đinh Sĩ Rước), 1967, Việt giáo phục hưng (Giáo lý cương yếu), In lần
thứ nhất (Việt lịch 4846 Đinh Mùi), do Ủy ban Vận động thành lập Giáo hội ấn loát và tổng
phát hành, Sài Gòn.
64. Khiếu Năng Tĩnh (Dương Văn Vượng dịch), 2000 (?), Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí
lược. Bản PDF do Phòng Địa chí - Thư mục của Thư viện tỉnh Nam Định chế tác và phổ biến.
CXG nhận tư liệu từ chia sẻ cá nhân từ năm 2013.
65. Khiếu Năng Tĩnh (Dương Văn Vượng dịch), 2015, Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược
(Nam Định - Vùng đất, con người), Hà Nội: Nxb Quân đội Nhân dân.
66. Khuyết danh - Cổ lục a, 雲葛神女古錄 [Vân Cát thần nữ cổ lục], Bản sao viết tay, Ký hiệu
A.1927 (gồm 74 trang), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
67. Khuyết danh - Cổ lục b (Lâm Giang dịch và giới thiệu), “Vân Cát thần nữ cổ lục”, Bản dịch
khuyết danh - Cổ lục a. In trong Tổng tập Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập II (Trần Nghĩa
chủ biên, 1997, Hà Nội: Nxb Thế giới), pp.453-499.
68. Khuyết danh - Cổ lục c, 雲葛神女古錄・附:海口靈祠古錄 [Vân Cát thần nữ cổ lục. Phụ: Hải Khẩu
linh từ cổ lục], Bản hiệu lục toàn văn của Cố Minh Đường 顾鸣塘 với bản nền là bản sao viết tay
ký hiệu A.1927. In trong tập 3 bộ sách 越南汉文小说集成 [Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành]
・全二十册・三 (孙逊・郑克孟・陈益源主编, 2010, 上海:上海古籍出版社), pp.227-257.
69. Khuyết danh - Phả ký a, 仙祠譜記 [Tiên từ phả ký], Bản gốc (giấy dó, chữ viết bút lông) hiện
lưu giữ tại dòng họ Trần Lê ở thôn Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.
Mấy trang cuối bị hư hại. Niên đại hoàn thành hoặc niên đại sao chép sách được tạm đoán
định là sau thời Tự Đức (khoảng các thập niên 1900-1910, hoặc muộn hơn nữa). Bản chụp
kỹ thuật số của Chu Xuân Giao được thực hiện tại chỗ vào ngày 30/6/2017.
70. Khuyết danh - Phả ký b, 仙祠譜記 [Tiên từ phả ký], Bản photocopy từ bản Phả ký a (việc
photocopy có lẽ được thực hiện trước khi các trang cuối của bản Phả ký a bị hư hại, nên có
thể sử dụng để bổ khuyết). Hiện lưu giữ tại dòng họ Trần Lê ở thôn Tiên Hương xã Kim Thái
huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Bản chụp kỹ thuật số của Chu Xuân Giao được thực hiện tại
chỗ vào ngày 30/6/2017.
71. Khuyết danh - Phả ký c, 仙祠譜記 [Tiên từ phả ký], Bản in mộc bản năm 1910. Là một phần
nằm trong sách Tiên phả dịch lục 僊譜譯錄 bản in mộc năm 1910 (năm Canh Tuất triều Duy
Tân) do Kiều Oánh Mậu 喬瑩懋 biên soạn và cho in. Kiều Oánh Mậu cho biết ông căn cứ
theo một bản sao chép từ bản lưu ở Phủ Giầy do Trần Bình Hoành (lúc đó là Huấn đạo Việt
Yên) thực hiện. Ký hiệu R.289, Thư viện Quốc gia.
72. Khuyết danh - Phả ký d, “Phả ghi Đền Tiên”, Bản dịch tiếng Việt tư liệu mang nhan đề 仙祠
譜記 Tiên từ phả ký do Bùi Hạnh Cẩn - Lê Trân thực hiện (các dịch giả ghi chú: “dịch theo
bản gia phả mới tìm được của dòng họ Trần Lê, sau nhiều năm thất lạc”). In trong sách Bùi
Hạnh Cẩn - Lê Trân 1993, tr.62-61.
73. Khuyết danh, 1941, Vân Hương Thánh mẫu thực lục tân biên, Hà Nội: Imprimerie de Hanoi
(85 Rue du Coton - Hanoi), Bìa sách ghi “1941” nhưng cũng lại ghi “Năm Bảo Đại thứ 14 -
tháng 7” (tức tháng 7 năm 1939).
74. Khuyết danh (Lê Trung Tiến viễn tôn Lê tộc cẩn tấu), 2006, Sự tích Vân Hương Thánh mẫu
tam thế giáng sinh, Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin.
75. Kiều Oánh Mậu 喬瑩懋, 1910, 僊譜譯錄 [Tiên phả dịch lục], Bản in mộc năm 1910 (năm Canh
Tuất triều Duy Tân 維新庚戌). Ký hiệu R.289, Thư viện Quốc gia.
68 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

76. Kiều Oánh Mậu (Nguyễn Xuân Diện phiên âm và chú thích), 1992 (1910), “Tiên phả dịch
lục”, Trong Nguyễn Xuân Diện 1992, tr.31-62.
77. Kiều Oánh Mậu (Nguyễn Xuân Diện phiên âm và chú thích), 2010 (1910, 1992), “Tiên phả
dịch lục”, In trong Ngô Đức Thịnh 2010, tr.486-518.
78. Lăng Tuyết, 1933, Chuyện lạ nước nhà - Sùng Sơn đại chiến sử, Hà Nội: Nhà in Nam Mỹ.
79. Lê Thành Lân, 2016, Sổ tay Niên biểu lịch sử Việt Nam, Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.
80. Lê Trí Viễn (Chủ biên), 1987, Cơ sở ngữ văn Hán Nôm, tập IV, Hà Nội: Nxb Giáo dục.
81. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), 1996, Đạo Mẫu ở Việt Nam, Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin.
82. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), 2004, Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở
Việt Nam và châu Á, Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội.
83. Ngô Đức Thịnh, 2007, Đạo Mẫu (The Mẫu Religion in Vietnam), Hà Nội: Nxb Khoa học
Xã hội.
84. Ngô Đức Thịnh, 2010, Đạo Mẫu Việt Nam, Hà Nội: Nxb Tôn giáo.
85. Ngô Đức Thịnh, 2013, “Tổng luận các báo cáo khoa học tiểu ban 1 - Bản sắc văn hóa của
tục thờ Mẫu”, In trong Hội Folklore châu Á - Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín
ngưỡng Việt Nam 2013, tr.535-544.
86. Nguyễn Đình San, 1995, Việc phụng thờ Mẫu Liễu ở Phủ Giầy, Luận án Phó tiến sĩ Khoa
học Lịch sử, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam - Bộ Văn hóa Thông tin. Bản lưu tại Thư
viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, ký hiệu LA 8437.
87. Nguyễn Minh San, 1996, Những nữ thần danh tiếng trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Hà
Nội: Nxb Phụ nữ.
88. Nguyễn Hải Kế, 2007, “Phủ Dày - Mẫu Liễu trong Tứ bất tử nhìn từ góc độ địa - chính trị - xã
hội”, In trong Việt Nam học - Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ hai, Tập IV, Hà Nội: Nxb Thế
giới, tr.332-339.
89. Nguyễn Ôn Ngọc (Phòng Địa chí Thư viện tỉnh Nam Định dịch), 1997 (1893), Nam Định tỉnh
địa dư chí mục lục. Bản PDF do Phòng Địa chí của Thư viện tỉnh Nam Định chế tác và phổ
biến (trang bìa ghi “Nam Định 1997”). CXG nhận tư liệu từ chia sẻ cá nhân từ năm 2013.
90. Nguyễn Thị Cảnh Dương, 2008, Sự tích Đức Thánh mẫu Phủ Dầy Tiên Hương, Nam Định:
Công ty cổ phần in Nam Định (Số XB: 05/GPXB-SVHTT cấp ngày 21/1/2008).
91. Nguyễn Thị Cảnh Dương, 2013, “Chợ Viềng và Hội Mẹ tháng Ba”, In trong Hội Folklore châu
Á - Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam 2013 (Văn hóa Nữ
thần - Mẫu ở Việt Nam và châu Á - Bản sắc và giá trị), tr.721-722.
92. Nguyễn Thị Cảnh Dương, 2017, Sự tích Đức Thánh mẫu Phủ Dầy & Phủ chính Tiên Hương,
Nam Định: Công ty TNHH Quảng cáo Xuân Thịnh (Số GPXB: 03/GP-STTTT cấp ngày
20/1/2017; Chịu trách nhiệm xuất bản: Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Vụ Bản).
93. Nguyễn Văn Huyên, 1944, Le Culte des immortels en Annam (Bois tires du Hội Chân Biên),
Hà Nội: Imprimerie d‘Extrême - Orient.
94. Nguyễn Văn Huyên, 1996 (1944), “Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam - Tranh khắc gỗ trích
từ cuốn Hội Chân Biên”, In trong sách Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Những công
trình nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên), Tập II (1996, Hà Nội: Nxb Khoa
học Xã hội), tr.135-250.
95. Nguyễn Xuân Diện, 1992, Phiên âm dịch nghĩa và bước đầu đánh giá Tiên phả dịch lục của
Kiều Oánh Mậu, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm khóa 33 (1988-1992) thuộc
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 69

Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bản lưu tại Khoa Ngữ văn (trước đây),
Ký hiệu HN13.
96. Nhà in Nguyễn Bá, 1964, Vân Hương Thánh mẫu tam vị đại từ tôn (Vân Hương chánh nhất
vị Thánh mẫu Liễu Hạnh công chúa. Sắc phong Chế thắng Bảo hòa diệu đại vương. Gia
tặng Thượng thượng đẳng tối linh tôn thần). Tam thế thực lục giáng bút chân kinh (Kinh ấn
tống), Sài Gòn.
97. Nhà in Tương Lai, 1974, Vân Hương Thánh mẫu tam vị đại từ tôn… Tam thế thực lục giáng
bút chân kinh (Kinh ấn tống), Huế.
98. Nhàn Vân Đình, 1930, “Nam Anh tùng vịnh (tiếp theo): Phủ Thiên Tiên”, Tạp chí Nam phong
số 148 (quyển XXVI, Quốc ngữ, năm 1930), tr.294-295.
99. Nhàn Vân Đình, 1931, “Quần Phương nông tuế khảo”, Tạp chí Nam phong số 161 (quyển
XXVIII, Quốc ngữ, năm 1931), tr.385-389.
100. Nhàn Vân Đình 閒雲亭 (Trần Duy Vôn), 1935, 天仙傳考 [Thiên tiên truyện khảo], Ký hiệu
A.3094, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
101. Olga Dror, 2002, “Đoàn Thị Điểm’s “Story of the Vân Cát Goddess” as a story of emancipation”,
Tạp chí Journal of Southesat Asian Studies, 33 (1), pp.63-76.
102. Olga Dror (Lê Thị Huệ dịch), 2006, “Vân Cát thần nữ truyện của Đoàn Thị Điểm: Truyện giải
phóng phụ nữ” (bản dịch tiếng Việt cho Olga Dror 2002), Đăng trên trang Gió-O (http://www.
gio-o.com/OlgaDrorDoanThiDiem.html).
103. Olga Dror, 2007, Cult, Culture, and Authority - Princess Liễu Hạnh in Vietnamese History,
University of Hawai’s Press.
104. Phạm Kế, 1996, Tứ bất tử, Hà Nội: Nxb Lao động.
105. Phạm Quang Phúc, 1942, Hội Phủ Giầy - Sự tích Liễu Hạnh công chúa, Nam Định: Nhà in
Mỹ Thắng.
106. Phạm Quỳnh Phương, 1996, “Thờ Mẫu Liễu ở Phủ Giầy”, In trong Ngô Đức Thịnh (Chủ
biên) 1996, tr.101-149.
107. Phạm Quỳnh Phương, 2007, “Thờ Mẫu ở Phủ Dầy”, In trong Ngô Đức Thịnh 2007, tr.107-172.
108. Phan Kế Bính, 1922 (1916,1912), Nam Hải dị nhân liệt truyện (In lần thứ ba, Lê Văn Phúc
hiệu chỉnh), Hà Nội: Đông Kinh ấn quán (Imprimerie Tonkinoise).
109. Phan Kế Bính, 1930 (1916,1912), Nam Hải dị nhân liệt truyện (In lần thứ năm, Lê Văn Phúc
hiệu chỉnh), Hà Nội: Đông Kinh ấn quán (Imprimerie Tonkinoise).
110. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Phạm Trọng Điềm
dịch, Đào Duy Anh hiệu đính), 2006, Đại Nam nhất thống chí, Tập 3, Huế: Nxb Thuận Hóa.
111. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định - Chi hội Folklore châu Á ở Việt Nam - Trung
tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, 2012, Hội thảo Khoa học quốc
tế “Văn hóa thờ nữ thần (mẫu) ở Việt Nam và châu Á - Bản sắc và giá trị” (Tập tóm tắt các
tham luận, Nam Định ngày 29-30/9/2012), Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín
ngưỡng Việt Nam ấn hành, 248 trang.
112. Thiện Đình, 1930a, “Lễ đức chúa Liễu” (trong loạt bài Nghi lễ phổ thông), Tạp chí Nam
phong số 150 (quyển XXVI, Quốc ngữ, năm 1930), trang 480.
113. Thiện Đình, 1930b, “Truyện thần nữ Vân Cát”, Tạp chí Nam phong số 156 (quyển XXVII,
Quốc ngữ, năm 1930), tr.479-484.
70 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

114. Trần Đăng Ngọc, 2004, “Các kiến trúc tôn giáo và việc thờ tự tại quần thể di tích Phủ Dầy”.
In trong Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) 2004, tr.90-112.
115. Trần Điền Chi, 1911a, 天本雲鄉黎朝聖母玉譜 [Thiên Bản Vân Hương Lê triều Thánh mẫu
ngọc phả], Bản in khắc gỗ năm Duy Tân 5 (1911) của Lãng Uyển linh từ (cử nhân Trần Điền
Chi 陳田之 thuật, ấm sinh Trần Thứ Chi 陳次之 thư), Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
Ký hiệu A.2978, 64 trang.
116. Trần Điền Chi, 1911b, 天本雲鄉黎朝聖母玉譜 [Thiên Bản Vân Hương Lê triều Thánh mẫu
ngọc phả], Bản hiệu lục toàn văn của Trần Ích Nguyên 陳益源 với bản nền in khắc gỗ năm
Duy Tân 5 (1911) của Lãng Uyển linh từ, Ký hiệu A.2978, In trong Trần Ích Nguyên 陳益源
2007, pp.207-229.
117. Trần Điền Chi, 1911c, 天本雲鄉黎朝聖母玉譜 [Thiên Bản Vân Hương Lê triều Thánh mẫu
ngọc phả], Bản hiệu lục toàn văn của Tống Lỵ Hoa 宋莉华 với bản nền in khắc gỗ năm Duy
Tân 5 (1911) của Lãng Uyển linh từ, Ký hiệu A.2978, In trong tập 3 bộ sách 越南汉文小说集成
[Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành] ・全二十册・三(孙逊・郑克孟・陈益源主编, 2010,
上海:上海古籍出版社), pp.197-226.
118. Trần Hàm Tấn, 1938, “Một vị thiên tiên trong sách truyền kỳ (Bài diễn thuyết ở hội Trí Tri Hà
Nội ngày 14 Octobre 1937”, Tạp chí Bulletin de la Société d’enseignement mutuel du Tonkin
(BSEM du Tonkin) Tom XVII (No3-No4), Hà Nội: Imprimerie Kim-Đức-Giang, pp.282-289.
119. Trần Ích Nguyên 陳益源, 2006, 「越南女神柳杏公主漢喃文獻考索」國立成功大學中文『系成大
中文學報』第十五期: 199-220 .
120. Trần Ích Nguyên 陳益源, 2007, 『中越漢文小説研究』, 東亜文化出版社 [Nghiên cứu tiểu
thuyết Hán văn Trung Quốc và Việt Nam].
121. Trần Ích Nguyên (Phạm Tú Châu - Phạm Ngọc Lan dịch, Phạm Tú Châu chỉnh lý), 2010,
Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung - Việt, Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội.
122. Trần Ích Nguyên 陳益源, 2012, 「南定省務本縣雲葛社柳杏公主神蹟的内容与来源, In trong Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định - Chi hội Folklore châu Á ở Việt Nam - Trung tâm
Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam 2012, tr.187-188. [“Nội dung và nguồn
gốc của thần tích về công chúa Liễu Hạnh ở xã Vân Cát huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”].
123. Trần Ngọc Hoan (Sao lục và xuất bản), 1929, Sự tích Đức Thánh mẫu Vân Hương, Hà Nội:
Nhà in Trung Bắc tân văn.
124. Trần Quốc Vượng, 1996, “Vì sao Vân Cát - Tiên Hương là một, hồi sau tách đôi và rồi đã
và đang lần kết đôi ?”, In trong sách Theo dòng lịch sử - những vùng đất, thần và tâm thức
người Việt, Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, tr.475-484.
125. Trần Quốc Vượng, 2000, “Mẫu Liễu Hạnh (1557-1577) Trạng Bùng (1528-1613) và Đạo
giáo Dân gian Việt Nam trong bối cảnh lịch sử - xã hội Đại Việt thế kỷ XVI - thế kỷ XVIII”, In
trong sách Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Hà Nội: Nxb Văn hóa Dân tộc - Tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật, tr.861-891.
126. Trần Quốc Vượng, 2004, “Về việc phục hồi, phát huy, làm giàu lễ hội Phủ Giầy”, Tạp chí Di
sản Văn hóa số 7: 54-57, 72-73.
127. Trần Thị Ngọc Diệp, 1970, “Những vị thánh của tín ngưỡng đồng bóng”, Tạp chí Việt Nam
Khảo cổ tập san số 6: 61-74.
128. Trần Thị Ngọc Diệp, 1971, “Tín ngưỡng đồng bóng (một số ngôi đền ở Sài Gòn: sơ lược về
cách tổ chức và thờ cúng)”, Tạp chí Việt Nam Khảo cổ tập san số 7: 169-176.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 71

129. Trần Thị Ngọc Diệp, 1974, “Tín ngưỡng đồng bóng (tiếp theo số trước - những giai đoạn phải
trải qua để trở thành ông đồng bà đồng)”, Tạp chí Việt Nam Khảo cổ tập san số 8: 64-74.
130. Trần Trọng Dương, 2010, “Nghiên cứu về Tuệ Tĩnh”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 8: 49-52.
131. Trần Văn Giáp, 1990, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Tập II, Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội.
132. Trần Viết Đức [cựu thủ nhang Phủ Tiên Hương], 1987 (1986), Đơn đệ trình (“Xin đệ trình xin
giải quyết về việc giải quyết tình hình khu vực Phủ Giầy thuộc xã Kim Thái huyện Vụ Bản
tỉnh Hà Nam Ninh”), Đơn viết tay bằng bút máy trên giấy kẻ ô-li gồm 81 trang (viết cả hai mặt
giấy), Bản nguyên gốc hiện được lưu tại Phủ Tiên Hương (Vụ Bản, Nam Định).
133. Trịnh Như Tấu, 2008 (1933), Trịnh gia chính phả, Hà Nội: Nxb Từ điển Bách khoa.
134. Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 2012, Khiếu Năng Tĩnh
(1835-1915) - Con người và sự nghiệp (Kỷ yếu hội thảo khoa học). Tài liệu không bán. Chịu
trách nhiệm xuất bản: Đặng Kim Ngọc.
135. Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam - Ủy ban Nhân dân huyện
Ý Yên tỉnh Nam Định, 2010, Phủ Quảng Cung trong hệ thống Đạo Mẫu Việt Nam, Hà Nội:
Nxb Tôn giáo.
136. Tuấn Cầu, 1976, Đây ! Thực chất hội Phủ Giày (Tái bản lần thứ nhất có chỉnh lý và bổ sung),
Hà Nam Ninh: Ty Văn hóa Hà Nam Ninh xuất bản.
137. Tư liệu dòng họ Trần Lê, 1987, Trần Lê gia phả (Sao dịch gia phả viết bằng Hán văn ra Việt
văn để tiện sử dụng, Trần Lê Hiệu). Tư liệu này là một bản photocopy từ một bản viết tay
bằng mực tím gồm 21 trang khổ ô-li học sinh (đánh số từ 1-21). Cuối văn bản ghi: “Tiên
Hương ngày 15/5/1987, Thừa sao chính bản: Trần Lê Hiệu”. Nguyên bản hiện được lưu
giữ tại Phủ Tổ. Bản chụp kỹ thuật số của Chu Xuân Giao được thực hiện tại chỗ vào ngày
30/6/2017. Có thống kê sắc phong được 21 đạo.
138. Tư liệu dòng họ Trần Lê (thôn Tiên Hương), 1988, Gia phả họ Lê (biên soạn: Trần Lê Hiệu),
Tư liệu viết tay bằng mực tím gồm 7 trang khổ ô-li học sinh. Bìa trong ghi “Gia phả họ Lê”,
nhưng bìa ngoài cùng lại ghi “Các ngày kỵ thánh tổ”. Cuối cùng có chữ ký của ông Trần Lê
Hiệu. Bản chụp kỹ thuật số của Chu Xuân Giao được thực hiện tại chỗ vào ngày 30/6/2017.
Không có thống kê sắc phong.
139. Tư liệu dòng họ Trần Lê 1, Gia phả họ tộc Trần Lê tổng hợp 3 chi. Tư liệu gồm 89 trang khổ
A4 tự chế bản đóng bìa mềm bọc ni-lông (bìa ngoài và bia trong đều có ghi: “Người soạn:
ông Trần Lê Văn, ông Trần Lê Tích” và “Tháng 10 năm 2003”). Là gia phả của dòng họ Trần
Lê ở thôn Tiên Hương xã Kim Thái huyện Vụ Bản ngày nay. Bài tựa (vốn không có tiêu đề
là tựa, mà chỉ ghi là “Gia phả họ tộc Trần Lê”) được ghi niên đại là “ngày 06 tháng 03 năm
2003”. Bốn trang cuối cùng (các trang 86-89) là một báo cáo mang số 19 BT/BC của Bảo
tàng tỉnh Nam Định ghi ngày 22/7/2009, có chữ ký của Giám đốc và dấu công (tên của báo
cáo là Báo cáo sơ bộ Kết quả khảo sát những tư liệu Hán Nôm tại nhà thờ dòng họ Trần Lê
thôn Tiên Hương - xã Kim Thái - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định).
140. Tư liệu Phủ Tiên Hương 1 (Thủ nhang Trần Thị Duyên), 14 đạo sắc phong của các triều đại
nhà vua ban dâng Đức Thánh mẫu Phủ Chính - Phủ Dầy. Tiên Hương - Kim Thái - Vụ Bản
- Nam Định. Tư liệu gồm 27 trang khổ A4 tự chế bản đóng bìa mềm bọc ni-lông (bìa lót bên
trong ghi 14 đạo sắc phong tại Phủ Chính (Phủ Dầy) thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Gồm ảnh chụp in màu của 14 đạo sắc phong nguyên bản hiện đang
được thủ nhang Phủ Tiên Hương lưu giữ tại Phủ; kèm theo bản chuyển tự (chữ Hán) và
72 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019

phiên âm dịch nghĩa, đều được chế bản điện tử. Không ghi năm tháng chế bản (đoán định
là khoảng nửa cuối năm 2012). Chu Xuân Giao nhận từ thủ nhang ngày 29/6/2017.
141. Tư liệu Thư viện VNCHN (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam) 1, Nam Định tỉnh Vụ Bản huyện Đồng Đội tổng các xã thần sắc - Vân Cát xã thần sắc
南定省務本縣同隊總各社神敕雲葛社神敕, Ký hiệu AD.a16/29. Là bản sao 15 đạo sắc phong
cho xã Vân Cát. Toàn văn bản là chữ Hán Nôm.
142. Tư liệu Thư viện VNCHN 2, Nam Định tỉnh Vụ Bản huyện Đồng Đội tổng các xã thần tích -
Vân Cát xã thần tích 南定省務本縣同隊總各社神蹟雲葛社神蹟, Ký hiệu AE.a15/28. Là bản sao
thần tích của xã Vân Cát. Toàn văn bản là chữ Hán Nôm.
143. Tư liệu Thư viện VNCHN 3, Nam Định tỉnh Vụ Bản huyện Đồng Đội tổng các xã tục lệ - Tiên
Hương xã tục lệ, Vân Cát xã tục lệ 南定省務本縣同隊總各社俗例仙鄉社俗例雲葛社俗例, Ký
hiệu AF.a11/35. Là bản sao tục lệ của xã Tiên Hương (lập năm Tự Đức 3, tức năm 1850),
và của xã Vân Cát (lập năm Tự Đức 10, tức năm 1857). Toàn vản bản là chữ Hán Nôm.
144. Tư liệu Thư viện VNCHN 4, Nam Định tỉnh Nghĩa Hưng phủ Vụ Bản huyện Đồng Đội tổng
các xã địa bạ - Tiên Hương xã địa bạ 南定省義興府務本縣同隊總各社地簿仙鄉社地簿, Ký hiệu
AG.a9/21. Là bản sao địa bạ của xã Tiên Hương (lập năm Thành Thái 1, tức năm 1889).
Toàn văn bản là chữ Hán Nôm.
145. Tư liệu Thư viện VTTKHXH (Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã
hội Việt Nam) 1 (1938), Thần tích Thần sắc làng Tiên Hương tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản
tỉnh Nam Định, Ký hiệu TTTS 6774 (ký hiệu cũ là TT-TS FQ4o18/VII,35). Gồm 7 trang viết
tay được đánh số từ 575-581, có dấu của Lý trưởng Tiên Hương (ở cuối văn bản ghi “Nay
thừa khai, Tiên Hương le 22 Mai 1938”).
146. Tư liệu Thư viện VTTKHXH 2 (1938), Thần tích Thần sắc làng Vân Cát tổng Đồng Đội huyện
Vụ Bản tỉnh Nam Định, Ký hiệu TTTS 6770 (ký hiệu cũ là TT-TS FQ4o18/VII,33). Gồm 16
trang viết tay được đánh số từ 535-550 có dấu của Lý trưởng Vân Cát - Thư ký Vân Cát -
Chưởng bạ Vân Cát - Chánh Hương hội Vân Cát - Quyền thủ quỹ (ở đầu văn bản ghi “Vân
Cát le ... Mai 1938”).
147. Tư liệu Thư viện VTTKHXH 3 (1926,1942), Bản sao Hương ước làng Tiên Hương tổng Đồng
Đội huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, Ký hiệu Hư 4135. Gồm 23 trang viết tay được đánh số từ
1 - 23 (ở đầu văn bản ghi năm 1926, nhưng ở cuối thì lại ghi 1942).
148. Tư liệu Thư viện VTTKHXH 4 (1936), Huyện de Vụ Bản, Canton de Đồng Đội, Village de
Vân Cát, Nam Định - Tục lệ xã Vân Cát, Ký hiệu Hư 4148. Gồm 23 trang viết tay được đánh
số từ 1-23 (ở đầu văn bản ghi 1936).
149. Tư liệu Thư viện VTTKHXH 5, Bản kê Thần sắc xã Vân Cát tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản tỉnh
Nam Định 南定省務本県同隊総雲葛社神敇 三十二号, Ký hiệu TSHN 3634. Gồm 6 trang viết
tay (trong đó có 5 trang thuần chữ Hán, và 1 trang bìa được đưa thêm bởi VTTKHXH; trang
chữ Hán đầu tiên có dấu bầu dục ghi “Bibliothèque École Française d’Extrême - Orient”).
150. Tư liệu Thư viện VTTKHXH 6, Bản kê bia xã Tiên Hương tổng Đồng Đội huyện Vụ Bản tỉnh
Nam Định 南定省務本県同隊総仙郷社碑記 十五号, Ký hiệu TSHN 2927. Gồm 4 trang viết tay
(trong đó có 3 trang thuần chữ Hán, và 1 trang bìa được đưa thêm bởi VTTKHXH; trang chữ
Hán đầu tiên có dấu bầu dục ghi “Bibliothèque École Française d’Extrême - Orient”).
151. Vụ Thành Nam (thuật giả), 1928, Truyện Đức Tiên Hương Thánh mẫu (có phụ mấy bài thơ
của tiên chúa giáng bút), Nam Định: Imprimerie Nguyên Tuyên.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 73

152. Vũ Ngọc Khánh, 1992, “Chúa Liễu qua nguồn thư tịch”, Tạp chí Văn học số 5 (257) (Chuyên
san Thần thoại và truyền thuyết Mẫu Liễu), tr.32-36.
153. Vụ Bảo tồn Bảo tàng, 1984, Niên biểu Việt Nam, Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội.
TÓM TẮT
Qua khảo chứng các nguồn tư liệu, người viết bài này lần đầu tiên đưa ra khẳng định là:
chúng ta đang thực sự còn lưu giữ được một đạo sắc phong nguyên vật trân quý mang niên đại
Chính Hòa 4 (tức năm 1683) cho Liễu Hạnh công chúa. Đây có thể xem như là một phát hiện
quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về hệ thần Liễu Hạnh. Trên phương diện thời điểm lịch sử,
khẳng định ở đây không chỉ có ý nghĩa từ bỏ niên đại Vĩnh Khánh 2 (1730) đã được một số nghiên
cứu đi trước chỉ ra một cách giả tưởng, đồng thời, còn là tiền đề hướng đến việc khảo chứng
kỹ lưỡng về đạo sắc sớm nhất (nhưng không còn nguyên vật, chỉ còn bản sao) mang niên đại
Dương Hòa 8 (1642). Từ đây, chúng ta đã có được một căn cước lịch sử chắc chắn, là năm 1683,
để có thể bắt đầu hệ thống hóa khối lượng tư liệu đồ sộ tích lũy trong mấy thế kỷ qua dưới nhiều
mã văn tự khác nhau. Bằng việc hệ thống hóa với một đầu mối lịch sử chắc chắn như vậy, chúng
ta sẽ thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn và chìm đắm tưởng không có được đường ra do sức hút
mê hoặc của mảng tư liệu truyền thuyết (thần tích) ở cả dạng đã thành văn hay còn đang tiếp tục
phát triển không ngừng nghỉ qua kênh truyền khẩu, và qua mạng thông tin đa ngữ toàn cầu hiện
nay. Một khi đã xác lập được căn cước lịch sử cho toàn dòng chảy, chúng ta hoàn toàn có thể tự
do tự tại luận giải về bất cứ vấn đề gì trong đề tài hệ thần Liễu Hạnh dưới góc nhìn văn hóa sử
(nhân loại học lịch sử/historical anthropology).
ABSTRACT
THE HISTORICAL IDENTITY OF MOTHER GODDESS: DISCOVERING AND
INTERPRETING THE OLDEST ROYAL DECREE FOR PRINCESS LIỄU HẠNH
THAT DATES BACK TO 1683 PRESERVED IN THE PHỦ GIẦY TEMPLE IN NAM ĐỊNH
Through inspection and comparison of sources, the writer of this paper confirms for the first
time that: we have actually preserved a valuable royal decree for Princess Liễu Hạnh that dates
back to the era of Chính Hòa 4 (1683). This can be considered as an important finding in the
history of study of the pantheistic system of Liễu Hạnh. From the perspective of historical moment,
this confirmation not only eliminates the era of Vĩnh Khánh 2 (1730), which has been indicated
fictitiously by some previous studies, but also serves as the foundation for a careful research on
the earliest royal decree (the original no longer available, there is only a copy) that dates back
to the era Dương Hòa 8 (1642). From here, we have obtained a definite historical identity that it
is the year 1683. Based on this date, we are able to systematize massive amounts of documents
accumulated over the past several centuries under various script codes. By systematization with
such a solid historical clue, we will get out of inescapable chaos and confusions due to the charm
of the legendary literature (mythological tales) in the written form or via non-stop oral transmission
as well as the global multilingual network. Once we have established the historical identity of the
whole process, we can freely interpret any problem in the topic: the pantheistic system of Liễu
Hạnh from the perspective of historical culture (historical anthropology).

You might also like