You are on page 1of 231

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ThS Phạm Văn Tiệp (Chủ biên)

ThS Trần Thu Giang – ThS Trần Thu Trang – ThS Phạm Thị Tố Nga

TÀI LIỆU HỌC TẬP

MÔN

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Hà Nội, Tháng 10 năm 2020


LỜI NÓI ĐẦU

Tin học đại cương là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục đại
cương ở bậc Đại học, và là môn học bắt buộc đối với tất cả sinh viên trong các trường
Đại học ở Việt Nam. Từ nhiều năm nay, môn học này được giảng dạy hầu hết trường
Đại học và Cao đẳng ở nước ta với những mức độ khác nhau, và cũng có nhiều sách,
giáo trình Tin học đại cương khác nhau do nhiều tác giả biên soạn. Do sự phát triển
nhanh chóng của ngành Công nghệ thông tin và yêu cầu đổi mới trong chương trình đào
tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã biên soạn bài giảng môn học TIN HỌC
ĐẠI CƯƠNG cho tất cả sinh viên các ngành ở bậc đại học với mục đích giúp cho sinh
viên có được một tài liệu học tập cần thiết cho môn học này và cũng để đáp ứng phần
nào nhu cầu ngày càng cao về tư liệu dạy và học Tin học.
Khi biên soạn chúng tôi cũng đã tham khảo nhiều giáo trình của một số trường
Đại học hoặc được viết lại từ một số sách. Do không có điều kiện tiếp xúc, trao đổi để
xin phép việc trích dẫn của các tác giả, mong quý vị vui lòng miễn chấp.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp ở Bộ môn Khoa học máy tính
- Khoa Công nghệ thông tin đã tạo rất nhiều điều kiện về tài liệu và phương tiện cho
chúng tôi hoàn thành giáo trình này.
Dù có nhiều cố gắng nhưng chúng tôi vẫn không thể tránh được những sai sót.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các em sinh viên và các đọc
giả để chất lượng giáo trình ngày càng hoàn thiện.
Nhóm tác giả

1
MỤC LỤC:
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG
INTERNET .................................................................................................................... 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................................... 8
1.1.1 Thông tin và xử lý thông tin ........................................................................... 8
1.1.2 Máy vi tính ...................................................................................................... 9
1.1.3 Các ứng dụng CNTT .................................................................................... 14
1.1.3.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT ....... 14
1.1.3.2 An toàn lao động và bảo vệ trong sử dụng CNTT..................................... 16
1.2 MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET ................................................................. 17
1.2.1 Mạng máy tính .............................................................................................. 17
1.2.1.1 Các khái niệm trong mạng máy tính ......................................................... 17
1.2.2 Các kiến thức cơ bản về Internet.................................................................. 20
1.2.3 Sử dụng trình duyệt web ............................................................................... 23
1.2.4 Sử dụng Web ................................................................................................. 24
1.2.5 Giới thiệu một số dạng truyền thông số thông dụng .................................... 30
1.3. SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS ......................................................... 34
1.3.1 Giới thiệu và làm việc với hệ điều hành Windows ....................................... 34
1.3.1.1 Khái niệm hệ điều hành – HĐH Windows ................................................ 34
1.3.2 Quản lý thông tin trong máy tính ................................................................. 36
1.3.3 Một số phần mềm tiện ích – Sử dụng máy in ............................................... 41
1.3.4 Sử dụng bộ gõ tiếng việt ............................................................................... 43
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 ....................................................................... 44
CHƯƠNG 2 SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD 2016 .................... 46
2.1. LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD 2016 .................................................. 46
2.1.1 Khởi động Word ........................................................................................... 46
2.1.2 Cửa sổ làm việc của Microsoft Word 2016 .................................................. 46
2.1.3 Thêm bớt biểu tượng trên thanh Customize Quick Access Toolbar ............. 47
2.1.4 Thao tác với thanh Ribbon ........................................................................... 48
2.1.5 Các chế độ xem tài liệu ................................................................................ 49

2
2.1.6 Bật tắt thước kẻ (Ruler) ................................................................................50
2.1.7 Thoát khỏi Word ...........................................................................................50
2.1.8 Lưu văn bản ..................................................................................................51
2.1.9 Mở văn bản ...................................................................................................51
2.1.10 Tạo một tệp mới ..........................................................................................52
2.2 BIÊN TẬP TÀI LIỆU ..........................................................................................53
2.2.1 Gõ Tiếng Việt ................................................................................................53
2.2.2 Di chuyển dấu chèn bằng chuột ...................................................................54
2.2.3 Di chuyển dấu chèn bằng bàn phím .............................................................54
2.2.4 Dời đến một trang cụ thể ..............................................................................54
2.2.5 Chế độ chèn và đè văn bản ...........................................................................54
2.2.6 Ngắt dòng, đoạn, trang văn bản ...................................................................54
2.2.7 Lựa chọn văn bản bằng chuột ......................................................................55
2.2.8 Lựa chọn văn bản bằng bàn phím ................................................................55
2.2.9 Xóa văn bản ..................................................................................................55
2.2.10 Sử dụng lệnh Undo và Redo .......................................................................55
2.2.11 Sao chép và di chuyển văn bản ..................................................................56
2.3 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN ....................................................................................56
2.3.1 In đậm, in nghiêng, gạch chân .....................................................................56
2.3.2 Thay đổi font và kích cỡ chữ ........................................................................57
2.3.3 Căn thẳng hàng văn bản...............................................................................57
2.3.4 Giãn dòng và giãn đoạn ...............................................................................57
2.3.5 Sử dụng Bullets và Numbering .....................................................................58
2.3.6 Đóng khung, tô màu nền cho văn bản ..........................................................60
2.3.7 Copy kiểu định dạng font chữ .......................................................................61
2.3.8 Sử dụng Tabs ................................................................................................61
2.3.9 Sử dụng Hyperlinks ......................................................................................64
2.3.10 Tạo chữ nghệ thuật .....................................................................................65
2.3.11 Chia văn bản thành nhiều cột.....................................................................66
2.4 CHÈN KÍ TỰ ĐẶC BIỆT VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA ......................................68
2.4.1 Chèn biểu tượng và kí tự đặc biệt.................................................................68

3
2.4.2 Chèn hình ảnh vào tài liệu ........................................................................... 69
2.4.3 Di chuyển và chỉnh kích thước ảnh .............................................................. 70
2.4.4 Xén ảnh và bổ sung viền ............................................................................... 70
2.4.5 Điều khiển văn bản xung quanh ảnh ............................................................ 71
2.4.6 Chèn khối hình từ công cụ Shapes ............................................................... 71
2.4.7 Nhóm và hủy nhóm ....................................................................................... 72
2.4.8 Thiết lập đối tượng đồ họa nằm trước và sau văn bản ................................ 72
2.4.9 Tạo bóng cho hình ........................................................................................ 73
2.4.10 Soạn thảo công thức toán học .................................................................... 73
2.5 BẢNG BIỂU ........................................................................................................ 74
2.5.1 Tạo một bảng mới......................................................................................... 74
2.5.2 Nhập văn bản vào bảng ................................................................................ 74
2.5.3 Bổ sung dòng và cột, chỉnh kích cỡ dòng và cột .......................................... 75
2.5.4 Xóa hàng, cột trong bảng biểu ..................................................................... 75
2.5.5 Chuyển bảng thành văn bản và ngược lại.................................................... 75
2.5.6 Gộp, tách các ô trong bảng .......................................................................... 76
2.5.7 Canh lề cho văn bản trong bảng .................................................................. 77
2.5.8 Thay đổi hướng văn bản trong ô .................................................................. 77
2.5.9 Tạo đường viền, tô màu nền cho bảng ......................................................... 77
2.6 ĐỊNH DẠNG TRANG ........................................................................................ 77
2.6.1 Xác lập lề trái – phải, trên – dưới của trang ............................................... 77
2.6.2 Đưa văn bản vào giữa trang theo chiều dọc ................................................ 78
2.6.3 Đánh số trang ............................................................................................... 79
2.6.4 Tạo header và footer .................................................................................... 80
2.6.5 Thêm hình mở ............................................................................................... 80
2.7 TRỘN THƯ ......................................................................................................... 81
2.7.1 Soạn thào mẫu tài liệu .................................................................................. 81
2.7.2 Chuẩn bị nguồn tài liệu ................................................................................ 82
2.7.3 Tiến hành trộn thư ........................................................................................ 82
2.7.4 Xem tài liệu đã được trộn ............................................................................. 87
2.8 IN TÀI LIỆU........................................................................................................ 88

4
2.8.1 Xem trước khi in ...........................................................................................88
2.8.2 In tài liệu.......................................................................................................89
2.8.3 In địa chỉ lên bì thư ......................................................................................90
2.8.4 In nhãn ..........................................................................................................90
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 .......................................................................90
CHƯƠNG 3 BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ MICROSOFT EXCEL 2016.......................98
3.1. LÀM QUEN VỚI EXCEL ..................................................................................98
3.1.1. Giới thiệu về Microsoft Excel ......................................................................98
3.1.2. Khởi động và thoát Excel ............................................................................98
3.1.3. Các thành phần trong trong cửa sổ làm việc của Excel ...........................100
3.1.4. Nhập dữ liệu vào ô ....................................................................................101
3.2. CÁC THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH ...............................................................102
3.2.1. Chọn ô, dòng, cột, bảng tính .....................................................................102
3.2.2. Chèn ô, dòng, cột vào bảng tính ................................................................103
3.2.3. Xóa ô, dòng, cột khỏi bảng tính .................................................................103
3.2.4. Hiệu chỉnh kích thước dòng và cột ............................................................104
3.2.5. Trộn, tách ô trong bảng tính .....................................................................105
3.2.6. Cố định dòng, cột ......................................................................................106
3.2.7. Cố định tiêu đề của bảng tính cho các trang ............................................106
3.2.8. Tạo và hủy bỏ đường viền trong bảng tính ...............................................107
3.2.9. Tô mầu nền cho bảng tính .........................................................................108
3.2.10. Sao chép, di chuyển, xóa dữ liệu trong bảng tính ...................................108
3.2.11. Định dạng kiểu dữ liệu cho các trường (cột) trong bảng tính ................110
3.2.12. Căn chỉnh lề cho dữ liệu trong ô .............................................................111
3.2.13. Định dạng văn bản trong bảng tính ........................................................112
3.2.14. Điền dữ liệu tự động cho bảng tính .........................................................112
3.2.18. Tạo tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang ................................................113
3.3. CÔNG THỨC VÀ HÀM ..................................................................................114
3.3.1. Sử dụng các công thức ..............................................................................114
3.3.2. Sử dụng hàm ..............................................................................................118
3.3.3 Chèn các hàm vào công thức......................................................................123

5
3.3.4. Sử dụng các hàm thống kê có điều kiện .................................................... 126
3.3.5. Sử dụng các hàm ngày và giờ (*) .............................................................. 128
3.3.6. Tham chiếu tuyệt đối và tương đối ............................................................ 130
3.3.7. Hiển thị và in các công thức...................................................................... 132
3.3.8. Hàm Transpose(*) ..................................................................................... 133
3.3.9. Sử dụng các hàm tìm kiếm(*) .................................................................... 134
3.3.10. Kiểm tra lỗi công thức ............................................................................. 140
3.3.11. Sử dụng các hàm tài chính(*) ................................................................. 141
3.4. ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH VÀ CẤU HÌNH CÁC SỐ TÍNH ....................... 144
3.4.1. Mục tiêu bài học:....................................................................................... 144
3.4.2. Định dạng ô ............................................................................................... 144
3.4.3. Thay đổi canh lề ô ..................................................................................... 147
3.4.4. Thay đổi Font và Size chữ ......................................................................... 148
3.4.5. Áp dụng đường viền ô .............................................................................. 149
3.4.6. Định dạng có điều kiện ( Condltlonal Formatting) .................................. 150
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3 ..................................................................... 158
CHƯƠNG 4 TRÌNH DIỄN ĐIỆN TỬ VỚI MICROSOFT POWERPOINT 2016
..................................................................................................................................... 167
4.1 LÀM QUEN VỚI POWERPOINT .................................................................... 167
4.1.1 Khởi động PowerPoint ............................................................................... 167
4.1.2 Cửa sổ làm việc PowerPoint ...................................................................... 167
4.2 LÀM VIỆC VỚI SLIDE .................................................................................... 169
4.2.1 Tạo slide mới .............................................................................................. 169
4.2.2 Gán các Themes tạo sẵn cho slide ............................................................. 169
4.2.3 Gán mầu nền cho slide ............................................................................... 169
4.2.4 Chọn mẫu bố cục (layout) cho slide ........................................................... 170
4.2.5 Tạo slide tựa đề .......................................................................................... 170
4.2.6 Định dạng văn bản trong text box trên slide .............................................. 171
4.2.7 Sao chép, di chuyển, xóa slide ................................................................... 171
4.2.8 Slide Master ................................................................................................ 171
4.3 CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA VÀO SLIDE .......................................... 173

6
4.3.1 Chèn hình ảnh.............................................................................................173
4.3.2 Chèn khối hình vào slide bằng công cụ AutoShapes ..................................174
4.3.3 Chèn bảng biểu ...........................................................................................174
4.3.4 Chèn biểu đồ ...............................................................................................174
4.3.5 Chèn lưu đồ (SmartArt) ..............................................................................175
4.3.6 Chèn âm thanh ............................................................................................175
4.3.7 Chèn Video .................................................................................................175
4.3.8 Chèn chữ nghệ thuật ...................................................................................176
4.4 THIẾT LẬP HIỆU ỨNG VÀ TRÌNH CHIẾU...................................................176
4.4.1 Thiết lập hiệu ứng cho Slide .......................................................................176
4.4.2 Thiết lập hiệu ứng cho các đối tượng trên Slide ........................................177
4.4.3 Thiết lập chế độ tự động lặp lại trình chiếu ...............................................179
4.4.4 Tạo liên kết cho các đối tượng ...................................................................179
4.5 IN ẤN SLIDE ....................................................................................................182
4.5.1 Thiết lập trang in ........................................................................................182
In Slide .................................................................................................................182
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4 .....................................................................183
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM .....................................................................................186
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................229

7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ MẠNG INTERNET

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1.1 Thông tin và xử lý thông tin

Thông tin: Thuật ngữ “thông tin” được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu trong kỷ
nguyên số. Vậy thông tin là gì? Thông tin là sự hiểu biết của con người đối với một sự
vật hiện tượng nào đó thông qua quá trình nghiên cứu, trao đổi, nhận xét, học tập,
truyền thụ, cảm nhận.
Thông tin giúp phát triển sự hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức
và cơ sở để con người đưa ra quyết định cho một vấn đề cụ thể. Hiện nay, chúng ta có
quá nhiều thông tin để chọn lựa làm cho việc nghiên cứu trở nên khó khăn hơn. Người
dùng cần biết chọn lọc và khai thác thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Dữ liệu: Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm
thanh hoặc dạng tương tự. Khái niệm dữ liệu ra đời cùng với việc xử lý thông tin bằng
máy tính nên có thể nói: dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính.
Xử lý thông tin: Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng ta chuyển đổi những thông
tin tiếp nhận đó thành những thông tin phù hợp với mục đích sử dụng được gọi là quá
trình xử lý thông tin. Quá trình xử lý thông tin trên máy tính gồm bốn giai đoạn như sau:
Giai đoạn tiếp nhận thông tin: là quá trình tiếp nhận thông tin từ thế giới bên
ngoài vào máy tính. Đây là quá trình chuyển đổi các thông tin ở thế giới thực sang dạng
biểu diễn thông tin trong máy tính thông qua các thiết bị nhập.
Giai đoạn xử lý thông tin: là quá trình chuyển đổi những thông tin ban đầu để có
được những thông tin phù hợp với mục đích sử dụng.
Giai đoạn xuất thông tin: là quá trình đưa các kết quả ra trở lại thế giới bên ngoài.
Đây là quá trình ngược lại với quá trình tiếp nhận thông tin, máy tính sẽ chuyển đổi các
thông tin trong máy tính sang dạng thông tin ở thế giới thực thông qua các thiết bị xuất.
Giai đoạn lưu trữ thông tin: là quá trình ghi nhớ lại các thông tin đã được ghi
nhận để có thể đem ra sử dụng trong những lần xử lý sau đó.

8
Hình 1. 1: Sơ đồ quá trình xử lý thông tin

1.1.2 Máy vi tính

1.1.2.1 Phần cứng

Vỏ máy (Case): Vỏ máy tính là một thiết bị dùng để gắn kết và bảo vệ các thiết
bị phần cứng trong máy tính. Vỏ máy tính có nhiều loại khác nhau, các thiết kế riêng
biệt của vỏ máy tính đã tạo ra sự khác biệt của các hãng máy tính khác nhau và các kiểu
dáng khác nhau trong cùng một hãng
Bộ nguồn (Power Supply Unit): Là thiết bị cung cấp điện năng cho bo mạch chủ,
ổ cứng và các thiết bị khác, đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy
tính hoạt động. Bên cạnh các thiết bị chính (bo mạch chủ, khối xử lý trung tâm CPU, bộ
nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM, ổ cứng, vv...) thì sự ổn định của máy tính phụ thuộc nhiều
vào nguồn máy tính bởi nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị này hoạt động.
Bo mạch chủ (Main board hay Motherboard): Là bản mạch đóng vai trò trung
gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Một cách tổng quát, bo mạch chủ là mạch điện
chính của một hệ thống có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ thông qua các kết
nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết.
Khối xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit): Có thể được xem như
bộ não, là một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy tính. Nhiệm vụ chính của CPU
là xử lý các chương trình và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức
đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn
với hàng triệu transistor trên một bảng mạch nhỏ.

9
Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): Là bộ nhớ của máy tính dùng để ghi
lại các dữ liệu tạm thời trong phiên làm việc của máy tính, cũng được hiểu là một bộ
nhớ đọc - ghi để lưu trữ các thông tin thay đổi và các thông tin được sử dụng hiện hành.
Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.
Đĩa cứng (HDD - Hard Disk Drive): Hay còn gọi là ổ đĩa cứng, là thiết bị dùng
để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng là
một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu, thành quả cả quá trình
làm việc của người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ
thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư
hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường khó có thể lấy lại được.
Thiết bị lưu trữ ngoài (External Storage).
Ổ cứng di động/ USB (Universal Serial Bus): Là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu
ngoài máy tính, các tiêu chí cần quan tâm khi mua ổ cứng di động là dung lượng lưu trữ
dữ liệu (tính bằng GB), tốc độ sao lưu dữ liệu, chuẩn kết nối và độ bền của sản phẩm..
Đĩa CD (Compact Disc) và Đĩa DVD (Digital Versatile Disc hoặc Digital Video
Disc)
Các thiết bị đầu vào (Input Devices)
Chuột máy tính (Mouse): Là thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển
và làm việc với máy tính. Để sử dụng chuột máy tính nhất thiết phải sử dụng màn hình
máy tính để quan sát tọa độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình
Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị ngoại vi của máy tính. Về hình dáng, bàn phím
là sự sắp đặt các nút hay phím. Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc
in trên phím.
Máy quét (Scanner): Là thiết bị có khả năng quét ảnh để đưa vào đĩa cứng của
máy tính dưới dạng file ảnh, giúp cho việc lưu trữ hoặc gửi file đi nơi khác dễ dàng,
ngoài ra người sử dụng có thể dùng các phần mềm khác để chỉnh sửa file cho đẹp hơn,
vv...
Webcam (WC - Web Camera): Là thiết bị ghi hình kỹ thuật số được kết nối với
máy tính để truyền trực tiếp hình ảnh lên một website nào đó hay đến một máy tính khác
thông qua mạng Internet.
10
Các thiết bị đầu ra (Output Devices)
Màn hình (Monitor): Là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính dùng để hiển thị
và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Đối với máy tính cá nhân (PC), màn hình
máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay (Laptop), màn hình là một
bộ phận gắn chung không tách rời.
Máy chiếu (Projector): Là thiết bị dùng để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh từ máy
tính hay nguồn video cho sang hình ảnh sáng, rộng trên một nền xa thường là tường hay
phông nền. Máy chiếu phục vụ việc trình chiếu, thuyết trình, hỗ trợ cho việc giải trí màn
ảnh rộng như xem phim, xem bóng đá, vv…Cùng lúc hỗ trợ cho nhiều người cùng xem
Máy in (Printer): Máy in là thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau
các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn. Máy in dùng trong văn phòng bao gồm
nhiều loại và công nghệ khác nhau. Thông dụng nhất và chiếm phần nhiều nhất hiện nay
là loại máy in ra giấy và sử dụng công nghệ laser.
Loa (Speaker): Là thiết bị dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu làm việc
và giải trí của người sử dụng với máy tính. Loa máy tính thường được kết nối với máy
tính thông qua ngõ xuất audio của cạc âm thanh trên máy tính. Loa máy tính gắn ngoài
dùng cho phát âm thanh phục vụ giao tiếp và giải trí thường được tích hợp sẵn mạch
công suất, do đó loa máy tính có thể sử dụng trực tiếp với các nguồn tín hiệu đầu vào
mà không cần đến bộ khuếch đại công suất (Amply).

1.1.2.2 Phần mềm

Là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập
trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng hoặc
giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng
cách gửi các lệnh trực tiếp đến phần cứng máy tính hoặc cung cấp dữ liệu để phục vụ
các chương trình hay phần mềm khác. Phần mềm là một khái niệm trìu tượng, khác với
phần cứng ở chỗ là "phần mềm không thể sờ hay đụng vào" và cần phải có phần cứng
mới có thể thực thi được
Phần mềm hệ thống.

11
Là phần mềm giúp đỡ hệ thống máy tính hoạt động. Nhiệm vụ chính của phần
mềm hệ thống là tích hợp, điều khiển và quản lý các phần cứng riêng biệt của hệ thống
máy tính. Ví dụ: Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân như Microsoft Windows ,
Microsoft Windows Vista, Microsoft Windows 7, hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu
vv…Hệ điều hành dành cho máy chủ như Microsoft Windows Server 2003, Microsoft
Windows Server 2008, MAC OS, vv…chương trình điều khiển thiết bị hay trình vận
hành (Driver) cạc màn hình, cạc âm thanh, chương trình kết nối máy in,..

Hình 1. 2: Phần mềm hệ thống Microsoft Windows

Phần mềm ứng dụng.


Là chương trình giúp cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó mà
người dùng muốn thực hiện. Trên thị trường có 2 loại phần mềm: Phần mềm đóng gói và
phần mềm phát triển theo yêu cầu riêng. Phần mềm đóng gói là phần mềm làm cho 1 lĩnh
vực nào đó thật cụ thể hoặc có tính dùng chung rất cao. Phần mềm phát triển theo yêu cầu
riêng là phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng của từng khách hàng.

12
Hình 1. 3: Phần mềm ứng dụng Microsoft Office 2016

1.1.2.3 Cấu trúc máy tính

Sơ đồ đấu nối, lắp đặt thiết bị trên bo mạch chủ.

Hình 1. 4: Sơ đồ đấu nối thiết bị trên bo mạch chủ.

Sơ đồ đấu nối, lắp đặt thiết bị trên vỏ máy tính

13
Hình 1. 5: Sơ đồ đấu nối, lắp đặt thiết bị trên vỏ máy tính

1.1.3 Các ứng dụng CNTT

1.1.3.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT

Bản quyền/Sở hữu trí tuệ


Quyền tác giả hay tác quyền hoặc bản quyền (copyright) là độc quyền của một
tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo
tinh thần có tính chất văn hóa (cũng cần được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản
quyền. Ở Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội (khoá XI) thông qua ngày
29/11/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Một số khái niệm cần chú ý liên
quan đến bản quyền như sau:
Giấy phép phần mềm (software license): là một tài liệu cung cấp nguyên tắc ràng
buộc về mặt pháp lý cho việc sử dụng và phân phối phần mềm.
Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối (end-user license agreement – EULA)
hoặc thỏa thuận cấp phép phần mềm: là hợp đồng giữa người cấp phép và người mua,
thiết lập quyền của người mua để sử dụng phần mềm.

14
Phần mềm miễn phí (freeware): là phần mềm hoàn toàn miễn phí để sử dụng.
Không giống như các phần mềm thương mại, phần mềm miễn phí không đòi hỏi bất kỳ
thanh toán hoặc chi phí cấp giấy phép (licensing fee). Mặc dù miễn phí, tác giả vẫn giữ
bản quyền, có nghĩa là chúng ta không thể làm bất cứ điều gì với phần mềm miễn phí
mà không được cho phép của tác giả.
Phần mềm chia sẻ (shareware): là phần mềm ban đầu sử dụng không tốn phí,
nhưng sau một thời gian nhất định người dùng được yêu cầu phải trả khoản phí hoặc
phải xóa phần mềm. Không giống như các phần mềm miễn phí, phần mềm chia sẻ
thường bị hạn chế chức năng hoặc chỉ có thể được sử dụng trong một thời gian hạn chế
trước khi yêu cầu thanh toán và đăng ký.
Để nhận diện một phần mềm có bản quyền, chúng ta cần quan sát mã bản quyền
(License number) ở từng phần mềm. Sử dụng phần mềm có bản quyền có nhiều ưu điểm
cho người dùng như thường xuyên được cập nhật những tính năng mới nhất từ hãng, do
vậy có thể giúp máy tính của người dùng đáp ứng tốt hơn với các phát sinh mới của môi
trường ứng dụng, đồng thời có thể sử dụng máy tính tối ưu hơn.
Bảo vệ dữ liệu
Theo mục 5, điều 4 Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005,
dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng
tương tự. Việc bảo vệ dữ liệu cũng có những mức độ khác nhau tùy vào tầm quan trọng
của dữ liệu. Các tác nhân có thể gây hại đến dữ liệu như sau: hỏa hoạn, thiên tai, sự cố
về phần cứng, phần mềm, virus máy tính, sự phá hoại của gián điệp hoặc của các tin tặc,
sự vô ý của người dùng.
Pháp luật Việt Nam khẳng định trong Bộ luật Dân sự 2015: “Đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” và “Việc
thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân phải được người đó đồng ý; việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin
liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp
luật có quy định khác”. Như vậy, về nguyên tắc, bất cứ đơn vị nào muốn tiếp cận, sử
dụng dữ liệu cá nhân thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu đó.

15
Luật An toàn thông tin mạng 2015 cũng nghiêm cấm hành vi thu thập, sử dụng,
phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở,
điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân

1.1.3.2 An toàn lao động và bảo vệ trong sử dụng CNTT

An toàn lao động


Cùng với sự gia tăng số lượng người dùng máy tính, các vấn đề về sức khỏe cũng
phát triển với một tốc độ nhanh chóng mang đến sự lo ngại cho nhiều người. Sau đây là
một số vấn đề sức khỏe liên quan đến sử dụng máy tính:
Vấn đề cơ xương khớp: đau nhức và mệt mỏi cơ bắp là những bệnh phổ biến nhất
của người dùng máy tính thường xuyên. Đau lưng, đau ngực, đau hoặc tê ở cánh tay, vai
và chân xảy ra phổ biến nhất. Những vấn đề này xảy ra chủ yếu do tư thế ngồi không
đúng trong khi sử dụng máy tính. Do đó, cần điều chỉnh vị trí ghế và bàn cho phù hợp
với màn hình, có thể ngang tầm mắt hoặc thấp hơn. Ngồi với lưng thẳng và chân vuông
góc với sàn nhà với đôi chân nghỉ ngơi trên sàn nhà, khuỷu tay nên đặt nghỉ ngơi hai
bên. Nghỉ giải lao hoặc đi bộ ngắn sau khi làm việc lâu với máy tính.
Vấn đề thị giác: ánh sáng hoặc sự nhấp nháy của hình ảnh có thể căng mắt.
Thường xuyên tập trung vào màn hình mà không chớp mắt có thể gây khô mắt. Do vậy
cần điều chỉnh độ tương phản và độ sáng mà mắt không bị căng thẳng, có thể nghiêng
màn hình để tránh chói, duy trì một khoảng cách thích hợp từ màn hình và đừng quên
nhấp nháy mắt.
Vấn đề đau đầu: đau ở cổ, đau đầu là vấn đề thường gặp khi sử dụng máy tính.
Cần giữ thẳng cổ khi ở phía trước máy tính vì thường xuyên nhìn xuống hay kéo căng
cổ sang một bên cũng có thể gây đau. Nghỉ giải lao và xoay tròn cổ một ít để giải phóng
căng thẳng.
Vấn đề béo phì: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng máy tính kéo dài, đặc
biệt là ở trẻ em, là những yếu tố góp phần quan trọng của lối sống ít vận động và béo
phì. Cần chủ động thiết lập giới hạn thời gian cho trẻ nếu bé chơi trò chơi máy tính
không ngừng. Người lớn làm việc 7-8 giờ nên tránh dành thời gian trên máy tính sau khi
về đến nhà.

16
Bảo vệ môi trường
Sự bùng nổ công nghệ thông tin dẫn đến việc các thiết bị điện tử gia tăng nhanh
chóng, vấn đề đảm bảo môi trường khi sử dụng và tái chế các thiết bị điện tử là vấn đề
cần xem xét một cách nghiêm túc để công tác bảo vệ môi trường được hiệu quả.
Sử dụng các thiết bị điện tử hiệu quả để tiết kiệm năng lượng cũng góp phần
chung tay vào bảo vệ môi trường thông qua việc giảm lượng khí CO2 thải ra từ các thiết
bị. Đối với máy tính, màn hình là thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng nhất. Do đó, giảm
điện năng tiêu thụ màn hình sẽ giúp điện năng tiêu thụ toàn bộ máy tính giảm một cách
đáng kể.
Tái chế các bộ phận máy tính, pin, hộp mực in, v.v. khi không còn sử dụng được
xem là thân thiện với môi trường vì nó ngăn chặn chất thải nguy hại như chất gây ung
thư và chì xâm nhập vào khí quyển. Nhiều thiết bị điện tử cũ chứa các vật liệu độc hại
như chì và thủy ngân. Do đó, nếu xử lý không đúng cách, có thể gây hại cho người và
môi trường.

1.2 MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

1.2.1 Mạng máy tính

1.2.1.1 Các khái niệm trong mạng máy tính

Những khái niệm cơ bản


Máy tính là một phát minh vĩ đại của loài người. Tuy nhiên, nếu các máy tính chỉ
hoạt động riêng l từng máy, không kết nối được với nhau thì vẫn chưa đáp ứng được hết
nhu cầu ngày càng cao của con người. Mạng máy tính ra đời là một bước tiến kế tiếp
giúp mang lại nhiều tiện ích trong mọi lĩnh vực cuộc sống của con người. Vậy mạng
máy tính là gì?
Mạng máy tính là sự kết hợp giữa các máy tính lại với nhau thông qua các thiết
bị kết nối mạng phương tiện truyền thông (giao thức mạng môi trương truyền dẫn) và
các máy tính này có khả năng trao đổi thông tin qua lại với nhau.
Mạng máy tính có thể được cấu hình theo nhiều cách khác nhau. Có hai hình thức
phổ biến đó là: Mạng ngang hàng (Peer to Peer – P2P); Mạng máy khách – máy chủ

17
(Client – Server); Mạng cục bộ (Local Area Network – LAN) Mạng đô thị (Metropolitan
Area Network – MAN) Mạng diện rộng (Wide Area Network – WAN)

1.2.1.2 Các ứng dụng của mạng máy tính

Một số ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng trong kinh doanh như: thương
mại điện tử, ngân hàng điện tử, chính phủ điện tử, học tập trực tuyến, đào tạo trực tuyến,
đào tạo từ xa, làm việc từ xa và hội nghị trực tuyến.
Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông: Thư điện tử (email hay
e-mail); Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS - Short message service); Đàm thoại qua giao thức
Internet (VoIP - Voice over IP); Mạng xã hội; Diễn đàn (forum); Cộng đồng trực tuyến
(Online community hay Virtual community.)

1.2.1.3 Một số vấn đề về an toàn khi sử dụng mạng máy tính

Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu: Kiểm soát truy nhập và
bảo đảm an toàn dữ liệu là hai vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay khi hầu như
các hoạt động trên mạng Internet đều cần phải đảm bảo việc truy nhập tài khoản và an
toàn dữ liệu cho người dùng. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm và
phương pháp sau đây:
Tên ngươi dùng và mật khẩu: một người dùng (user) là một người sử dụng một
máy tính hoặc các dịch vụ mạng. Một user thường có một tài khoản người dùng (user
account) và được xác định vào hệ thống bằng một tên người dùng (username). Trong
đó: Tên người dùng (username): là một tên được sử dụng để truy cập vào một hệ thống
máy tính. Mật khẩu (password): là một tập hợp các ký tự hoặc các từ bí mật được sử
dụng để truy cập vào một máy tính, trang Web, hoặc dữ liệu, tài nguyên mạng. Password
giúp đảm bảo các máy tính hoặc dữ liệu chỉ có thể được truy cập bởi những người đã
được cấp quyền để xem hoặc truy cập.
Tương lửa: là một hệ thống an ninh mạng, phần cứng, hoặc dựa trên phần mềm,
điều khiển lưu lượng mạng vào và ra dựa trên một tập hợp các quy tắc. Một tường lửa
(firewall) điều khiển truy cập vào các nguồn tài nguyên của một mạng thông qua một
mô hình kiểm soát tích cực. Điều này có nghĩa rằng sự lưu thông cho được phép ra vào
mạng được quy định trong chính sách tường lửa, tất cả lưu lượng khác sẽ bị từ chối.

18
Phần mềm độc hại (malware): Phần mềm độc hại là một loại phần mềm hệ
thống do các tin tặc tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính. Virus máy tính, worms, trojan,
spyware và adware là những phần mềm độc hại phổ biến hiện nay. Trong đó:
Virus máy tính: là các mã độc hại hoặc các chương trình thường được cài đặt
trên máy tính mà không biết và ngược lại mong muốn của người sử dụng. Mức độ
nghiêm trọng của một virus có thể khác nhau. Một số virus chỉ dường như là phiền hà
cho người sử dụng, một số virus gây ra tập tin bị hỏng hoặc bị xoá và một số virus có
khả năng tắt máy tính và xóa toàn bộ ổ cứng. Virus lây nhiễm vào hệ thống và sau đó tự
gắn nó vào một chương trình hay tập tin để lây lan cho các người dùng khác.
Sâu máy tính (worms): là một chương trình máy tính có khả năng tự nhân bản
giống như virus máy tính. Trong khi virus máy tính xâm nhập vào và trở thành một phần
của mã máy tính để có thể thi hành thì sâu máy tính là một chương trình độc lập không
nhất thiết phải là một phần của một chương trình máy tính. Sâu máy tính thường được
thiết kế để khai thác khả năng truyền thông tin có trên những máy tính có các đặc điểm
chung, có cùng hệ điều hành hoặc cùng chạy một phần mềm mạng và được nối mạng
với nhau.
Trojan: là một loại phần mềm độc hại thường được ngụy trang như là phần mềm
hợp pháp. Trojan có thể được sử dụng bởi các tin tặc nhằm cố gắng chiếm được quyền
truy cập vào hệ thống của người dùng. Sau khi kích hoạt, trojan có thể cho phép việc
giám sát, ăn cắp dữ liệu của người sử dụng gồm: xóa dữ liệu, chặn dữ liệu, sửa đổi dữ
liệu, sao chép dữ liệu, gây rối hoạt động của máy tính hoặc mạng máy tính. Không giống
như virus và sâu máy tính, trojan không thể tự sao chép.
Phần mềm gián điệp (spyware): là loại phần mềm chuyên thu thập các thông tin
từ các máy chủ (thông thường vì mục đích thương mại) qua mạng Internet mà không có
sự nhận biết và cho phép của chủ máy. Một khi đã cài đặt, spyware điều phối các hoạt
động của máy chủ trên Internet và lặng lẽ chuyển các dữ liệu thông tin đến một máy
khác (thường là của những hãng chuyên bán quảng cáo hoặc của các tin tặc). Phần mềm
gián điệp cũng thu thập tin tức về địa chỉ thư điện tử, mật khẩu cũng như là số thư tín
dụng.

19
Adware: là phần mềm gián điệp theo dõi trình duyệt Internet của người dùng và
có thể cài đặt cookies độc hại trên máy tính của họ. Một cookie là một tập tin văn bản
nhỏ có chứa thông tin có thể nhận dạng một cá nhân đó từng đến một trang Web.
Một số phương pháp hữu hiệu người dùng nên áp dụng để giảm thiểu rủi ro từ
virus, phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại khi tiếp xúc trong môi trường không được
bảo vệ đó là:
Cài đặt một phần mềm chống virus bản quyền, chất lượng, hiệu quả như: Bkav
Pro, Kaspersky, Symantec, Avast, AVG, BitDefender có bản quyền để được hỗ trợ diệt
virus chuyên nghiệp hơn, nhất là các cơ quan, tập đoàn lớn, yêu cầu khả năng bảo mật
cao. Thực hiện quét virus hằng ngày, hằng tuần hoặc theo định kỳ.
Cài đặt một trình duyệt web an toàn như: Mozilla Firefox, Google Chrome, Opera
v.v. Các phần mềm này sẽ luôn thông báo về bất kỳ tập tin nào được tải về hoặc cài đặt,
về các trang web nghi ngờ có chứa virus và cập nhật mới trình duyệt tự động liên tục
nhằm cải thiện an ninh khi truy cập internet.
Ngoài ra cũng không nên ngay lập tức bấm vào liên kết email hoặc tập tin đính
kèm.

1.2.2 Các kiến thức cơ bản về Internet

1.2.2.1 Các khái niệm cơ bản về Internet

Nguồn gốc và sự hình thành INTERNET: Internet được xem như là một mạng
của các mạng, được hình thành bằng việc nối kết các máy tính và các mạng máy tính
riêng lẻ với nhau, tạo ra một mạng chung có tính chất toàn cầu.
Tiền thân của Internet là ARPANET, là mạng do Bộ Quốc phòng Mỹ phát minh
năm 1969, nhằm mục đích hỗ trợ truyền thông trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.
Đến năm 1974 khái niệm Internet chính thức ra đời và thay thế ARPANET, nó được
sử dụng cho tới ngày nay.
HTTP là viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol, có ý nghĩa là giao thức
truyền tệp tin siêu văn bản. Trình duyệt Web sử dụng giao thức này để kết nối với máy
phục vụ Web và tải các tệp Web về máy người dùng. Chính vì vậy, ở địa chỉ Web nào
cũng mở đầu bằng http. Ví dụ: http://www.dainam.edu.vn.

20
Website, khu vực chứa website, là nơi các trang web được lưu trên máy phục vụ
Web. Trong số các trang web thuộc website này, có một trang gọi là trang chủ (Home
Page). Từ trang chủ, người sử dụng sẽ đi đến các trang web khác qua các siêu liên kết
được thiết lập trên trang web. URL là viết tắt của Uniform Resource Locator có khuôn
dạng gồm: Tên của giao thức, địa chỉ trang web kết nối đến.
Trong địa chỉ web: http://www.dainam.edu.vn là một tên miền Internet. Nhóm
chữ này là duy nhất trên Internet dùng để định danh cho một điểm kết nối.
Mỗi nước tham gia vào Internet phải có một tổ chức chịu trách nhiệm quản lý
tên miền của các điểm kết nối Internet tại nước mình. Tại Việt Nam cơ quan quản lý
tên miền là VNNIC. Để tham gia, các cá nhân, tổ chức phải đăng ký tên miền và đóng
lệ phí để duy trì tên miền. Các tên miền được xây dựng như sau: Nhóm chữ đầu tiên bên
phải gồm hai từ quy định cho nước tham gia Internet như vn-Việt Nam; jp- Japan; uk-
United Kingdom... (Riêng nước Mỹ thì bỏ qua phần này vì Internet đầu tiên xuất phát
ở Mỹ). Nhóm chữ thứ hai theo chiều từ phải sang trái sẽ là một trong các từ edu; com;
gov; net - để chỉ ra nhóm nghề nghiệp, công việc. Các nhóm chữ tiếp theo sẽ do người
đăng ký nêu lên và các tổ chức quản lý tên miền quốc gia đồng ý khi xác định được tên
miền đặt ra là duy nhất.

1.2.2.2 Bảo mật khi làm việc với Internet

Khi duyệt Web trên không gian mạng có thể dẫn tới các nguy cơ tiềm ẩn từ các
đường dẫn (link) có chứa các mã độc (quảng cáo, trojan, mã hóa dữ liệu, ...) mà tin tặc
nhúng vào các Website. Chính vì điều đó, nhận thức về an toàn thông tin khi làm việc
với Internet rất là quan trọng giúp người dùng nâng cao nhận thức cũng như trang bị các
kiến thức, kỹ năng trong khi làm việc với Internet.
Sử dụng phần mềm Antivirus tin cậy: Một vài phần mềm Antivirus được đề
xuất: Avast Antivirus, AVG Antivirus, BitDefender Antivirus, Kaspersky Antivirus,
Bkav….
Sử dụng tính năng UAC (User Account Control) trên Windows: Tính năng
giúp hệ thống an toàn hơn trước những mối đe dọa tiềm ẩn. Tuy nhiên, nhiều người
dùng lại ghét tính năng này bởi chúng thường xuất hiện cửa sổ cảnh báo dạng pop-up

21
xen ngang công việc mỗi khi thực hiện 1 tác vụ nào đó, chẳng hạn cài đặt ứng dụng, sao
lưu hệ thống hoặc đơn giản là 1 tác vụ vô hại như thay đổi ngày giờ hệ thống.

Hình 1. 6: Tính năng UAC (Kiểm soát tài khoản người dùng)

Sử dụng tường lửa trên Windows: Bản thân các phần mềm diệt virus phiên bản
mới hiện nay đều tích hợp sẵn chế độ tường lửa Firewall của mình vào Windows, và
tạm thời vô hiệu hoá chế độ tường lửa có sẵn trong Windows. Tuy nhiên, nếu phần mềm
diệt virus không được trang bị sẵn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tường lửa của Windows
một cách an toàn mà không cần sử dụng đến phần mềm của bên thứ 3. Và khi tiến hành
kết nối đến mạng không dây, bạn sẽ được cung cấp 2 lựa chọn kết nối là Home, và
Public, mỗi lựa chọn đều mang theo một tuỳ chọn Firewall khác nhau. Tuỳ theo mục
đích kết nối mà bạn sẽ lựa chọn 1 trong 2 hình thức được cung cấp.
Cập nhật các phiên bản vá lỗi trên Windows: Tất cả các phần mềm mà chúng
ta sử dụng hàng ngày như Windows, Mozilla Firefox, Google Chrome, Adobe Flash,
Adobe‟s PDF Reader, Microsoft Office, .... đều có thể có những lỗ hỏng về vấn đề an
ninh, và chúng luôn được nhà phát triển sửa lỗi ở các phiên bản cập nhật. Vì thế, hãy
cập nhật phiên bản mới cho các phần mềm mà chúng ta thường xuyên sử dụng. Đối với
các sản phẩm thuộc Microsoft, bạn có thể kiểm tra và tải về bằng Windows Update.
Duyệt Web với chế độ ẩn danh: Nếu không muốn Google Chrome ghi nhớ hoạt
động của mình, bạn có thể duyệt web theo cách riêng tư ở chế độ Ẩn danh. Chọn tổ hợp
phím Ctrl-Shift-N.

22
1.2.3 Sử dụng trình duyệt web

1.2.3.1 Các thao tác cơ bản

a. Mở, đóng trình duyệt


Có rất nhiều trình duyệt khác nhau giúp người dung kết nối vào mạng như
Internet Explorer, Chrome, Firefox, Opera …người sử dụng có thể mở trình duyệt
bằng cách nháy đúp chuột vào các biểu tượng đặc trưng của trình duyệt.
Giao diện chính của trình duyệt như hình :

Địa chỉ
Website

Nội dung trang

Hình 1. 7: Giao diện chính của trình duyệt

Để đóng trình duyệt, người sử dụng lựa chọn một trong những cách sau:
Cách 1: Nháy chuột trái vào biểu tượng đóng ứng dụng (dấu X ở góc trên bên
phải của cửa sổ).
Cách 2: Sử dụng phím tắt, người sử dụng nhấn tổ hợp phím Alt+F4.

1.2.3.2 Thiết lập cấu hình

Với FireFox, Chọn Options để thiết lập các tùy chọn trong trình duyệt.

23
Hình 1. 8: Cài đặt tùy chọn trong trình duyệt FireFox

Trên Chrome, vào Setting để thiết lập cấu hình thông số trình duyệt

Hình 1. 9: Cài đặt thông số trình duyệt Chrome

1.2.4 Sử dụng Web

1.2.4.1 Tìm kiếm thông tin

Một trong các ứng dụng nổi tiếng của hãng google là công cụ tìm kiếm, công cụ
này giúp người dùng Internet dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết. Google hỗ trợ
sử dụng nhiều ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ tiếng Việt.
a, Tìm kiếm thông tin theo từ khóa.

24
Truy cập vào trang Website của Google http://www.google.com/ (tiếng Anh)
hoặc http://www.google.com.vn/ (tiếng Việt).

Gõ từ
khóa cần tìm vào
đây và nhấn nút

Hình 1. 10: Giao diện chính trang tìm kiếm google

Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn Tìm với Google (Search)
hoặc nhấn phím Enter thì Google sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên
kết đến trang Web có từ khóa và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nháy trái chuột vào
địa chỉ liên kết sẽ mở được trang Web có thông tin muốn tìm.
Các lựa chọn tìm kiếm:
Web: Tìm trên cả các Website.
Những trang viết bằng tiếng Việt: Chỉ tìm những trang hiển thị tiếng Việt.
Những trang từ Việt Nam: Chỉ tìm những trang từ Việt Nam.
b, Tìm chính xác từ khóa
Google sẽ cho ra các kết quả có chính xác từ khóa được chỉ định. Cú pháp: “từ
khóa”
Ví dụ: Nhập vào ô tìm kiếm của Google “máy tính”, Google sẽ cho ra kết quả
là máy tính như hình:

25
Hình 1. 11: Giao diện tìm kiếm chính xác từ khóa

Từ giao diện của màn hình Google, người sử dụng gõ chủ đề đang cần tìm trong
dấu “ ” và nhấn phím Enter sẽ tìm được kết quả mình mong muốn.
Ví dụ: Cần tìm chủ đề “Công nghệ thông tin” hoặc “Luật Cán bộ, công chức”;
“Cải cách hành chính nhà nước”; “Kinh tế - Văn hóa - Thể thao - Du lịch”; “Giao thông
vận tải”; “Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân”; “Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương”, người sử dụng gõ vào công cụ tìm kiếm Google sẽ được kết quả
c, Tìm từ khóa theo tiêu đề trang web
Google sẽ tìm tất cả các trang web có tiêu đề chứa từ khóa cần tìm.Cú pháp:
intitle:từ khóa. Ví dụ: Nhập vào ô tìm kiếm của Google intitle: tài liệu, Google sẽ tìm
các trang có từ tài liệu trong tiêu đề như hình:

Hình 1. 12: Giao diện tìm kiếm (intitle:từ khóa).

26
d, Tìm từ khóa trong một Website
Google chỉ tìm các trang có từ khóa trong một website được chọn đó thôi. Không
cần chú ý đến các website khác. Cú pháp: site:tên trang web từ khóa.
VD: site:dainam.edu.vn “giáo trình”
e, Tìm kiếm nâng cao.
Tìm kiếm theo file tài liệu ở các dạng: doc, docx, xls, xlsx, pdf, ppt, pptx.
Cú pháp: Filetype:tên định dạng từ khóa.
VD: filetype:doc “giáo trình tin học”

Hình 1. 13: Tìm kiếm nâng cao theo tên file tài liệu

Trong quá trình tìm kiếm, người dùng có thể kết hợp các kỹ thuật tìm kiếm với
nhau để khoanh vùng kết quả cần tìm.

1.2.4.2 Sử dụng thư điện tử

Thông thường có hai loại mail thông dụng là WebMail và POP Mail. Webmail
là loại mail mà hình thức giao dịch mail giữa Client và Server dựa trên giao thức Web
(http), thông thường Webmail là miễn phí. Còn POP Mail là loại mail mà các Mail Client
tương tác với MAIL SERVER bằng giao thức POP3. Mail loại này tiện lợi và an toàn
hơn nên thông thường là phải đăng ký thuê bao với nhà cung cấp dịch vụ. Để có một địa
chỉ email Internet để giao dịch với bạn bè trên thế giới, bạn có thể đến nhà cung cấp dịch
vụ Internet để đăng ký hoặc tự tạo cho mình một địa chỉ mail miễn phí trên các Website
nổi tiếng như Gmail, Yahoo, Outlook, v.v...

27
Hình 1. 14: Hộp thoại đăng nhập Gmail

Để soạn thảo mới 1 email, chọn vào nút Compose, hộp thoại soạn thảo mail như
hình bên dưới. Khu vực soạn thảo mới email gồm các chức năng chính như sau:
Phần đầu đề của email: To: là phần chứa email của người nhận/ CC: là phần
chứa email của người được tham khảo/ BCC: là phần chứa email của người nhận mà
mình muốn ẩn
Subject: là chứa tiêu đề của email
Phần chứa nội dung của email: Định dạng văn bản: Bạn có thể chọn font chữ,
cỡ chữ, màu chữ...cho nội dung email. Bạn cũng có thể định dạng đoạn văn bản thành
một danh sách được đánh số ở đầu dòng, căn chỉnh bên trái - bên phải - giữa, thụt lề ...
Đính kèm tập tin: Bạn có thể gửi email cùng một hoặc nhiều tập tin. Sau khi click vào
hình biểu tượng của việc đính kèm, bạn sẽ tìm tới file trong thư mục của máy tính bạn
muốn đính kèm
Chú ý: Nếu file đính kèm của bạn có dung lượng lớn hơn 25M bạn không thể
đính kèm. Lúc này, bạn có thể dùng Google Drive hoặc một dịch vụ Drive nào khác, sau
đó upload file đó lên rồi chia sẻ link chứa file. Gmail sẽ quét file này, nếu file này chứa
virus nó sẽ không cho phép gửi
Chèn tập tin lên Google Drive: Nếu bạn sử dụng dịch vụ Drive của Google, bạn
có thể chèn tập tin từ Google Drive hoặc máy tính của bạn vào email

28
Chèn ảnh: bạn có thể chèn hình ảnh vào email. Hình ảnh có thể từ: Google Drive,
máy tính của bạn. hoặc link chứa ảnh. Sau khi chèn ảnh xong, bạn thể chỉnh kích thước
hình ảnh sao cho phù hợp với cấu trúc email bạn muốn hoặc xóa đi nếu bạn muốn xóa
ảnh được chèn vào.
Chèn liên kết: Bạn cũng có thể chèn liên kết vào email của bạn. Trong phần
chỉnh sửa liên kết bạn cần nhập nội dung hiển thị và địa chỉ tới trang web đó. Ở phần
nội dung email, bạn có thể thay đổi lại liên kết, hoặc xóa liên kết nếu bạn không muốn
chèn liên kết tới nữa

1.2.4.3 Lưu và in dữ liệu

Người dùng có thể sử dụng tính năng lưu trữ dữ liệu với Google Drive. Truy cập
vào Google Drive.

Hình 1. 15: Vào google Drive

Sau khi chọn mục Google Drive chọn My Drive để tiến hành tải (Upload) các dữ
liệu của mình lưu trữ trên đám mây của Google. Bạn có thể tải dữ liệu bằng cách kéo
thả nội dung vào thư mục tương ương trong Google Drive.

29
Hình 1. 16: Tải dữ liệu lên Google Drive

1.2.5 Giới thiệu một số dạng truyền thông số thông dụng

1.2.5.1 Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử

Để mua hàng trên các website, người dùng đơn giản chỉ cần chọn các mặt hàng
trên website đó hoặc gõ vào các từ khóa tìm kiếm để chọn được món hàng phù hợp. Sau
đó người dùng có thể chọn số lượng cần mua rồi thêm vào giỏ hàng (add to cart). Giỏ
hàng (cart) là nơi chứa toàn bộ các sản phẩm cần mua của người dùng giống như các
giỏ hàng trong thực tế ở các siêu thị. Khi kết thúc quá trình mua sắm, người mua chỉ cần
nhập địa chỉ nhận hàng và lựa chọn các hình thức vận chuyển và thanh toán.

Hình 1. 17: Các website thương mại nổi tiếng ở Việt Nam

Thương mại điện tử: Hoạt động thương mại điện tử mang lại lợi ích cho cả
người mua lẫn người bán. Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử cũng tiềm ẩn nhiều
rủi ro. Người mua không thể trực tiếp nhìn thấy và thử sản phẩm, người mua có thể nhận
phải sản phẩm kém chất lượng hoặc khác biệt với những gì mình đã xem và đặt mua,

30
người mua có nguy cơ bị đánh cắp thông tin tài khoản, thông tin thanh toán, v.v… Với
những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại, các chuyên gia dự đoán hình thức này sẽ
dần chiếm ưu thế so với mua sắm truyền thống.
Có ba hình thức cơ bản của thương mại điện tử: B2C (Business-to-consumer):
là hình thức bán hàng từ nhà cung cấp đến người dùng cuối. Đây là hình thức thương
mại điện tử phổ biến và phát triển nhanh nhất. Trên thế giới có thể kể đến các website
thương mại điện tử B2C phổ biến như Amazon, tại Việt Nam có Tiki, v.v…C2C
(Consumer-to-consumer): là hình thức bán hàng giữa những cá nhân với nhau. Các cá
nhân riêng l có thể bán hàng đến những người khác thông qua hệ thống thương mại điện
tử, họ cũng có thể tổ chức đấu giá cho sản phẩm của mình. Các website C2C phổ biến
có thể kể đến như eBay, tại Việt Nam có Sendo, Lazada, Shopee. Ngoài ra các website
B2C cũng có hỗ trợ thêm hình thức C2C như Tiki. B2B (Business-to-business): là hình
thức mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Hình thức này thông thường là các chuỗi
cung cấp nguyên vật liệu giữa các doanh nghiệp.
Ngân hàng điện tử (e-banking) là loại hình dịch vụ ngân hàng mà khi thực hiện
các giao dịch, khách hàng không cần đến trực tiếp ngân hàng mà có thể thực hiện thông
qua các hình thức khác nhau. Ngân hàng điện tử có thể bao gồm các hình thức: Internet
Banking: giao dịch được thực hiện thông qua Internet. SMS Banking: giao dịch thực
hiện thông qua các tin nhắn SMS. ATM: giao dịch được thực hiện tại các máy ATM.
Mobile Banking: giao dịch được thực hiện trên các ứng dụng di động.
Hầu như các ngân hàng phổ biến tại Việt Nam hiện nay đều cung cấp các dịch
vụ e-banking. Để sử dụng người dùng chỉ cần đơn giản đăng ký với ngân hàng. Tùy theo
các ngân hàng mà mức phí sử dụng sẽ khác nhau. Ở Việt Nam, Timo là ngân hàng điện
tử thuần túy đầu tiên. Tất cả các giao dịch ở ngân hàng này đều được thực hiện thông
qua Mobile Banking và Internet Banking mà khách hàng không cần đến ngân hàng. Việc
gửi tiền vào tài khoản cũng được thực hiện thông qua các máy CDM (Cash Deposit
Machine) (hình thức tương tự như các máy ATM nhưng có thêm chức năng nạp tiền).
Ví điện tử (e-wallet) cũng tương tự như một chiếc ví truyền thống, là nơi chứa
tiền của người dùng. Ví điện tử có thể chạy trên nền web hoặc thông qua các ứng dụng
di động. Ví điện tử hiện nay đang trở nên rất phổ biến và được sử dụng ngày càng nhiều

31
trong các thanh toán trực tuyến và ngoại tuyến. Tiền trong ví điện tử cơ bản có thể được
chia ra làm hai loại: Tiền riêng trong ví: là lượng tiền mà người dùng nạp vào tài khoản
ví điện tử của mình thông qua các hình thức như lấy từ tài khoản ngân hàng hoặc đến
các địa điểm nạp tiền để nạp trực tiếp. Khi thanh toán, số tiền riêng này sẽ bị trừ đi. Tài
khoản ngân hàng: người dùng có thể liên kết trực tiếp ví điện tử đến các tài khoản ngân
hàng hoặc các loại thẻ. Khi thanh toán, người dùng không cần nạp tiền mà số tiền sẽ
được trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng liên kết.

Hình 1. 18: Ví điện tử tại Việt Nam

Ngân hàng điện tử và ví điện tử giúp cho việc giao dịch của người dùng trở nên
tiện lợi, nhanh chóng và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, các giao dịch qua ngân hàng điện
tử hay ví điện tử c n có thể nhận thêm các ưu đ i từ nhà cung cấp. Tuy nhiên, các dạng
giao dịch điện tử này cũng có một vài khuyết điểm so với giao diện tiền mặt truyền
thống: Mất phí, Bảo mật.

1.2.5.2 Dịch vụ hành chính công

Chính phủ điện tử (e-government): là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền
thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn,
cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức; đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong
việc tham gia quản lý nhà nước. Có bốn dạng giao dịch Chính phủ Điện tử: chính phủ

32
với công dân (G2C), chính phủ với doanh nghiệp (G2B), chính phủ với chính phủ (G2G)
và chính phủ với công chức, viên chức (G2E).
Giáo dục trực tuyến (e-learning): là một thuật ngữ mô tả việc ứng dụng công
nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc dạy và học. Tất cả các hoạt động dạy và học đều được
thực hiện trực tuyến bởi các cá nhân hoặc các nhóm người học thông qua mạng máy
tính và các thiết bị truyền thông đa phương tiện. Đào tạo từ xa (Distance learning)
cũng giống như giáo dục trực tuyến, điểm khác biệt giữa đào tạo từ xa và đào tạo trực
tuyến là người dạy và các nhóm người học tuy ở địa điểm khác nhau nhưng phải có mặt
cùng một thời điểm để nghe giảng dạy như trong một lớp học bình thường. Ngoài ra,
khi đến kỳ kiểm tra thì người học phải có mặt tại cùng một địa điểm để hoàn thành bài
kiểm tra đánh giá cho một môn học nào đó.
Làm việc từ xa (Tele-working): là hình thức làm việc mà các nhân viên sử dụng
công nghệ thông tin và các thiết bị truyền thông đa phương tiện để có thể làm việc từ xa
thay vì đi đến công ty.
Hội nghị trực tuyến (teleconference): là hội nghị mà những người tham gia ở
những địa điểm có khoảng cách địa lý xa nhau vẫn có thể trao đổi thông tin với nhau
trong thời gian thực. Trong một hội nghị trực tuyến, các phương tiện truyền thông đa
phương tiện (ti vi, điện thoại, máy tính, Internet) được sử dụng để hỗ trợ kết nối các địa
điểm với nhau và giúp cho những người tham gia hội nghị, chia s báo cáo về một chủ
đề nào đó một cách dễ dàng.

1.2.5.3 Mạng xã hội, diễn đàn, các dịch vụ nhắn tin gọi điện thoại trực tuyến

Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS - Short message service): là một phương thức truyền
thông điệp văn bản giữa các điện thoại di động hoặc từ máy tính đến điện thoại di động.
Dịch vụ nhắn tin tức thời (IM - Instant Messenger): là một phần mềm cho phép
người dùng kết nối Internet để gửi tin nhắn văn bản và các tập tin tài liệu, ảnh, video tới
nhóm người dùng IM khác đang trực tuyến.
Đàm thoại qua giao thức Internet (VoIP - Voice over IP) cho phép người dùng
thực hiện cuộc gọi điện thoại, cuộc gọi video hoặc chuyển fax qua mạng máy tính và
Internet thay vì thực hiện qua mạng điện thoại. Giải pháp VoIP thường được ứng dụng
trong các công ty kinh doanh để thực hiện các cuộc gọi giữa các bộ phận văn phòng,
33
giữa công ty và khách hàng. Một số ứng dụng VoIP phổ biến hiện nay như: Zalo,
Facetime, Skype, Viber v.v.
Mạng xã hội: là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng
các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau,
bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat)
trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. Một số
trang mạng xã hội phổ biến hiện nay là: Facebook, Twitter, Google Plus, v.v.
Diễn đàn (forum): là nơi để cho người dùng Internet trao đổi, thảo luận và tán
gẫu với nhau. Phương thức thường được dùng trong diễn đàn trực tuyến là người đầu
tiên gửi lên một chủ đề trong một đề mục và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những
bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó.
Cộng đồng trực tuyến (Online community hay Virtual community) bao gồm các
thành viên chia sẻ các sở thích, ý tưởng, mục đích chung trên Internet. Bằng việc kết nối
với tất cả các thành viên trong cộng đồng trực tuyến, các tài nguyên thông tin và các liên
kết website được chia sẻ và thảo luận giữa các thành viên trong cộng đồng.

1.3. SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

1.3.1 Giới thiệu và làm việc với hệ điều hành Windows

1.3.1.1 Khái niệm hệ điều hành – HĐH Windows

Hệ điều hành là phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các
thiết bị phần cứng và các tài nguyên trên máy tính. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian
trong giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp môi trường cho
phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng một cách dễ dàng
Hệ điều hành trên máy tính hiện nay được sử dụng chủ yếu gồm 2 loại: Hệ điều
hành bản quyền. Hệ điều hành mã nguồn mở. Hệ điều hành đang sử dụng phổ biến tại
Việt Nam là Windows

1.3.1.2 Màn hình làm việc

Màn hình nền (Desktop) bao gồm các thành phần sau:

34
Biểu tượng ( Icons)

Taskbar ( thanh tác vụ)

Thanh thực đơn ( Menus) Khay hệ thống

Hình 1. 19: Giao diện màn hình nền HĐH Windows


1.3.1.3 Biểu tượng cửa sổ

Biểu tượng của thư mục: Một thư mục


được hệ điều hành biểu diễn bằng một
biểu tượng. Hình ảnh của biểu tượng là
túi hồ sơ màu vàng (New Folder)

Biểu tượng của lối tắt thư mục (Shortcut)


có hình ảnh là túi hồ sơ màu vàng nhưng
có thêm hình mũi tên góc dưới bên trái.

Biểu tượng của tệp tin: Tệp tin được hệ


điều hành biểu diễn bằng một biểu tượng.
Hình ảnh của tệp tin rất đa dạng do mỗi
tệp tin chương trình có 1 biểu tượng
riêng.

Biểu tượng của lối tắt tệp tin (Shortcut)


là biểu tượng của tệp tin có thêm hình mũi
tên góc dưới bên trái.

35
Có một số biểu tượng đặc biệt của HĐH Windows như:
-My Document: Là thư mục mặc định mà HĐH Windows cung cấp cho
người dùng để lưu trữ tài liệu, tập tin trong quá trình làm việc.
-My Computer: Chứa các tài nguyên và quản lý tài nguyên trong máy
tính.
-My Network Places: Chứa các tài nguyên được chia sẻ trên mạng.
-Recycle Bin: Lưu trữ tạm thời các dữ liệu được xóa.
-Internet Elorer: Trình duyệt Internet mặc định của HĐH Windows

1.3.2 Quản lý thông tin trong máy tính

1.3.2.1 Khái niệm thư mục – tệp tin

Khái niệm thư mục:


Thư mục được tạo ra dùng để quản lý dữ liệu, tệp tin một cách hệ thống. Tên của
thư mục dài tối đa 255 ký tự, có hoặc không chứa khoảng trắng, không chứa các ký tự
đặc biệt như: ?, !, /, \, “, >, < ,…
Mỗi ổ đĩa chỉ có một thư mục gốc, ký hiệu bằng dấu “\”. Ví dụ: C:\Program
Files\Microsoft Office thì C:\ là thư mục gốc.
Một thư mục có thể chứa vô số tệp tin và các thư mục khác gọi là thư mục con,
mỗi thư mục con lại chứa các thư mục con khác được gọi là cây thư mục.
Khái niệm tệp tin:
Tệp tin (File): Là một tập hợp của thông tin được đặt tên. Thông thường thì các
tệp tin này chứa trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, CD, DVD, USB, vv…Nói cách
khác, tệp tin là một dãy các bit có tên và được chứa trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ
thuật số.
Tên của tệp tin gồm hai phần: Phần tên (được đặt giống như tên thư mục), phần
mở rộng (phần đuôi): chứa tối đa 3 ký tự, phần mở rộng của tệp tin cho biết loại tệp tin
đó. Ví dụ: DOC, TXT, PDF là phần mở rộng của tệp tin văn bản; EXE, COM là phần
mở rộng của tệp tin chương trình; BMP, GIF, JPG là phần mở rộng của tệp tin hình
ảnh; MP3, MP4, DAT là phần mở rộng của tệp tin âm thanh, hình ảnh.

36
1.3.2.2 Quản lý thư mục và tệp

a, Tạo thư mục, tệp tin.


Tạo thư mục:
Nháy chuột phải vào nơi cần tạo thư mục sau đó chọn New \ Folder.

Hình 1. 20: Tạo thư mục mới

Tạo tệp tin: Cách làm tương tự như tạo thư mục mới.
√ Lưu ý: Tên thư mục, tệp tin nên đặt dễ nhớ, có thể theo chuyên mục, thời gian,
không nên gõ có dấu để thuận lợi cho việc quản lý thư mục, tệp tin.
b, Tạo biểu tượng đường dẫn tắt (shortcut).
Shortcut là một file liên kết đến một đối tượng trên máy tính hay trên mạng. Đối
tượng đó có thể là tập tin, thư mục, ổ đĩa, máy in, vv…Shortcut là cách nhanh nhất để
khởi động một chương trình được sử dụng thường xuyên hoặc để mở tập tin, thư mục
mà không cần phải tìm đến nơi lưu trữ chúng.
Tạo shortcut cho thư mục:
Nháy chuột phải vào thư mục muốn tạo shortcut sau đó chọn Create Shortcut
nếu muốn tạo shortcut ngay trong thư mục đang mở.

37
Hình 1. 21: Tạo lối tắt cho thư mục

Nháy chuột phải vào thư mục muốn tạo shortcut sau đó chọn Send to \ Desktop
(create shortcut) nếu muốn tạo shortcut trên nền Desktop.
c, Chọn thư mục, tệp tin.
Nếu muốn chọn thư mục, tệp tin thì người sử dụng nháy chuột trái vào thư mục,
tệp tin cần chọn. Nếu muốn chọn nhiều thư mục, tệp tin đứng cách quãng nhau thì người
sử dụng giữ phím Ctrl trong lúc nháy chuột trái để chọn thư mục, tệp tin. Còn nếu muốn
chọn nhiều thư mục, tệp tin đứng cạnh nhau thì người sử dụng giữ phím Shift trong lúc
chọn thư mục, tệp tin..
d, Mở thư mục, tệp tin.
Có 3 cách để mở thư mục:
-Cách 1: Nháy đúp chuột trái vào thư mục cần mở.
-Cách 2: Nháy chuột phải vào thư mục cần mở chọn Open.
-Cách 3: Nháy chuột trái vào thư mục cần mở sau đó ấn phím Enter.
Có 3 cách để mở tệp tin
-Cách 1: Nháy đúp chuột trái vào tệp tin cần mở.

38
-Cách 2: Nháy chuột phải vào tệp tin cần mở sau đó chọn Open nếu đã
đăng ký định dạng của tệp tin với hệ điều hành hoặc chọn Open With để mở
theo sự lựa chọn chương trình.
-Cách 3: Nháy chuột trái vào tệp tin cần mở sau đó ấn phím Enter.
e, Đổi tên thư mục, tệp tin.
Đổi tên thư mục:
Cách 1: Nháy chuột phải vào thư mục cần đổi tên sau đó chọn Rename, người
sử dụng gõ tên mới vào thư mục sau đó ấn phím Enter.

Hình 1. 22: Đổi tên thư mục.

Cách 2: Nháy chuột trái vào thư mục muốn đổi tên sau đó ấn phím F2 trên bàn phím,
người sử dụng gõ tên mới vào thư mục rồi ấn phím Enter.
Đổi tên tệp tin: Cách làm tương tự như đổi tên thư mục..
f, Sao chép thư mục, tệp tin.
Cách 1: Nháy chuột phải vào thư mục, tệp tin cần sao chép sau đó chọn Copy, di
chuyển đến nơi cần để thư mục, tệp tin đã sao chép, nháy chuột phải chọn Paste.

39
Cách 2: Nháy chuột trái vào thư mục, tệp tin cần sao chép, người sử dụng ấn tổ
hợp phím Ctrl + C trên bàn phím, di chuyển đến nơi cần để thư mục, tệp tin đã sao chép,
ấn tổ hợp phím Ctrl +V để tiến hành sao chép..
g, Nén thư mục, tệp tin.
Nếu dung lượng thư mục, tệp tin lớn thì người sử dụng có thể sử dụng chương trình
nén dữ liệu giúp cho dung lượng của thư mục, tệp tin nhỏ đi. Hiện nay có nhiều phần mềm
hỗ trợ cho việc này như: Winzar, Winzip, vv…
h, Xóa thư mục, tệp tin.
Khi xóa thư mục hay tệp tin trong ổ đĩa cứng, Hệ điều hành sẽ di chuyển thư mục
đó vào Recycle Bin. Đây là thư mục của Hệ điều hành dùng để chứa các dữ liệu bị xóa.
Người sử dụng có thể mở thư mục này để phục hồi lại hoặc xóa hẳn khỏi ổ đĩa cứng. Nếu
xóa dữ liệu trên thiết bị lưu trữ ngoài (USB, ổ cứng di động, vv…) thì dữ liệu bị xóa sẽ
không được chuyển vào Recycle Bin.
Để xóa thư mục, tệp tin người sử dụng làm như sau: Nháy chuột trái vào thư mục,
tệp tin cần xóa. Nháy chuột phải vào thư mục, tệp tin cần xóa \ Delete.
Hiển thị cửa sổ xác nhận xóa, người sử dụng chọn Yes để thực hiện hoặc chọn
No nếu không muốn xóa.
√ Lưu ý: Để xóa hẳn thư mục, tệp tin mà không muốn lưu trữ trên thùng rác,
người sử dụng giữ phím Shift trong khi xóa. Có thể phục hồi lại ngay sau khi xóa thư
mục, tệp tin bằng cách nháy chuột phải vào vùng trống bên khung phải và chọn mục
Undo Delete (Ctrl + Z).
i, Phục hồi thư mục, tệp tin.
Khi xóa thư mục, tệp tin trong ổ đĩa cứng, Hệ điều hành sẽ di chuyển thư mục,
tệp tin đã xóa vào Recycle Bin. Người sử dụng có thể mở thư mục này để phục hồi lại
hoặc xóa hẳn khỏi đĩa cứng.
Để phục hồi lại thư mục, tệp tin vừa xóa, nháy chuột trái vào thư mục, tệp tin
muốn phục hồi sau đó chọn Restore this item trên mục Recycle Bin Tasks hoặc nháy
chuột phải vào thư mục, tệp tin cần phục hồi sau đó chọn Restore. Thư mục, tệp tin
được phục hồi sẽ trở lại đúng vị trí ban đầu trước khi xóa.

40
k, Xem thông tin thư mục, tệp tin.
Để xem thông tin (thuộc tính) của thư mục, tệp tin, người sử dụng nháy chuột phải
vào thư mục, tệp tin cần xem thông tin sau đó chọn Properties.

Hình 1. 23: Xem thông tin của thư mục

l, Tìm kiếm (Search) thư mục, tệp tin.


Dữ liệu trên ổ đĩa cứng ngày một nhiều lên, để nhanh chóng tìm ra dữ liệu cần
tìm, HĐH Windows hỗ trợ công cụ tìm kiếm giúp người sử dụng thực hiện được điều
đó.
Để tìm kiếm thư mục, tệp tin, người sử dụng làm như sau:
Nháy chuột trái vào nút Search trên thanh công cụ. Gõ nội dung cần tìm. Kết quả
tìm kiếm sẽ hiện bên khung phải. Nếu có nhiều thư mục, tệp tin được tìm thấy, có thể sử
dụng những điều kiện bổ sung để lọc ra những tập tin cần thiết.

1.3.3 Một số phần mềm tiện ích – Sử dụng máy in

1.3.3.1 Cách cài đặt máy in.

Trường hợp 1: Kết nối trực tiếp máy in vào máy tính thông qua cổng máy in LPT
hoặc cổng USB. Cách kết nối này còn được gọi là kết nối máy in cục bộ và là lựa chọn
duy nhất nếu máy tính không tham gia một mạng chung nào.
Bước 1: Kết nối máy in vào máy tính, nếu máy in dùng cổng USB, chỉ cần cắm
thẳng vào máy tính. Nếu máy in kết nối với máy tính thông qua cổng LPT, người sử

41
dụng cần tắt máy tính trước khi thực hiện thao tác kết nối, sau đó khởi động máy tính để
hệ điều hành tiến hành thao tác nhận dạng máy in.
Bước 2: Trên Printer Tasks, nháy chuột trái vào Add a printer, thao tác này sẽ
mở một trình cài đặt giúp thêm máy in vào danh sách quản lý. Hệ thống sẽ tự động tìm
kiếm và cài đặt máy in tương ứng.

1.3.3.2 Xử lý sự cố máy in.

Các sự cố liên quan đến máy in xảy ra ở hầu hết các chủng loại (bao gồm cả máy
in laser và máy in phun). Trong đó, máy in laser thường dễ khắc phục hơn so với máy
in phun. Các sự cố xảy ra chủ yếu liên quan đến thao tác đọc lệnh từ người dùng, chế độ
lưu bộ nhớ đệm (Cache) trong máy, máy in bị kẹt giấy, dịch vụ in bị lỗi hay hiện tượng
nghẹt đầu phun, kẹt giấy, rách giấy, vv…Một số trường hợp lỗi máy in thường gặp:
Ra lệnh nhưng máy không in: Thường xảy ra do người sử dụng gửi quá nhiều
lệnh in đến máy, khiến quá trình in bị “treo” hoặc vùng bộ nhớ đệm (Cache) đã đầy. Để
khắc phục sự cố, nháy đúp chuột vào biểu tượng máy in đang hoạt động trên khay hệ
thống, sẽ thấy một loạt các tài liệu in đang ở trạng thái waiting, người sử dụng hãy xoá
sạch hàng đợi này bằng cách vào Printer \ Cancel All Documents (nếu chỉ muốn xoá
riêng từng tài liệu, người sử dụng nhấn chọn tài liệu đó, rồi bấm phím Delete). Khi đó,
máy sẽ vẫn tiếp tục in vài trang cuối cùng (do lưu lại trong bộ nhớ đệm).

Hình 1. 24: Hàng đợi in

Hiện tượng đèn vàng nhấp nháy liên tục: Biểu hiện lúc đang in tài liệu, bất ngờ
máy không tiếp tục in, đồng thời đèn báo hiệu màu vàng trên máy in chớp tắt liên tục.
Có hai nguyên nhân gây ra sự cố này là máy in bị kẹt giấy hoặc giấy chưa tiếp xúc với
bộ phận nạp giấy. Trường hợp máy in bị kẹt giấy, người sử dụng tiến hành tắt máy in
(nhấn nút “Power off ”), tiếp đến mở phần nắp đậy ở phía trên (đối với dòng máy in
Canon LBP) hoặc nắm chặt phần gờ và kéo bật ra về phía ngoài (với một số dòng Laser
HP), lúc này người sử dụng hãy lấy hộp mực (Cartridge) ra khỏi máy và kéo phần giấy
42
bám vào thanh cuộn ra ngoài. Cuối cùng, lắp hộp mực trở lại và tiến hành quá trình in
ấn bình thường. Trường hợp giấy chưa tiếp xúc với bộ phận nạp, khi sự cố xảy ra, người
sử dụng sẽ nghe tiếng “cạch cạch” của động cơ máy in đang hoạt động, hãy đẩy khay
giấy sát vào, cho tới khi giấy được cuộn và in dễ dàng.

1.3.4 Sử dụng bộ gõ tiếng việt

1.3.4.1 Bảng mã

Thực hiện theo Thông tư 01/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ Thông


tin và Truyền thông về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng Công
nghệ Thông tin trong cơ quan Nhà nước, trong đó Bộ ký tự và mã hóa cho tiếng Việt
bắt buộc áp dụng theo TCVN 6909:2001
Để thống nhất sử dụng bộ mã ký tự chữ tiếng Việt đối với các văn bản điện tử
trao đổi trong các cơ quan, đơn vị, khắc phục các lỗi chữ Việt của các bộ phông tiếng
Việt khác, hội nhập tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trên thế giới, xoá bỏ rào cản của
tiếng Anh trong ứng dụng công nghệ thông tin; đồng thời khắc phục các trường hợp bị
biến đổi phông chữ tiếng Việt khi khai thác thông tin trên các máy tính đơn lẻ, mạng
cục bộ, mạng diện rộng và mạng Internet, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, khai
thác và tích hợp các cơ sở dữ liệu từ các văn bản điện tử lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị
thì người sử dụng sử dụng bộ mã phông chữ Unicode TCVN 6909:2001 trong các ứng
dụng sau:
- Các ứng dụng trong Tin học văn phòng.
- Các trao đổi thông tin chữ tiếng Việt giữa các máy tính, mạng cục bộ, mạng
diện rộng và mạng Internet.
- Các giao dịch, dịch vụ sử dụng thông tin điện tử, các trang Web thông tin chữ
tiếng Việt.- Chuyển đổi, số hóa các hồ sơ lưu trữ dưới dạng thô và dạng thông tin điện
tử, các cơ sở dữ liệu đã lưu trữ theo các bộ mã tiếng Việt khác sang bộ mã
Unicode TCVN 6909:2001 tuỳ theo tính cấp bách, quy mô và phạm vi phục vụ.

1.3.4.2 Kiểu gõ Tiếng Việt.

Để gõ được chữ tiếng Việt, người sử dụng cần cài đặt phần mềm hỗ trợ gõ chữ
tiếng Việt. Mỗi bộ gõ tiếng Việt khác nhau sẽ hỗ trợ (một hoặc nhiều) bảng mã và kiểu

43
gõ khác nhau. Mỗi bảng mã quy định việc thể hiện phông chữ khác nhau và mỗi kiểu
gõ sẽ quy định việc bỏ dấu bằng các phím bấm khác nhau cho các dấu thanh, dấu
mũ và dấu móc, vv…Tại Việt Nam hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc gõ chữ
tiếng Việt, phổ biến là phần mềm: Unikey, Vietkey, vv…
Có nhiều cách gõ dấu thanh trên máy tính khác nhau, hiện nay có 2 kiểu phổ biến
nhất là kiểu Telex và kiểu VNI.
Kiểu gõ Telex là một kiểu gõ tiếng Việt theo hình thức bỏ dấu khi nhập văn bản
vào máy tính từ bàn phím quốc tế. Cách gõ Telex có ưu điểm là dễ học, dễ nhớ, dễ dùng.
Kiểu gõ này hiện là một kiểu gõ phổ biến và được đa số phần mềm gõ tiếng Việt hỗ trợ.
Khi nhập văn bản theo quy ước Telex trên bàn phím quốc tế, phần mềm tự động chuyển
các cụm chữ từ quy ước này sang chữ cái đặc biệt hay dấu thanh tương ứng trong phông
chữ tiếng Việt đang dùng.
Kiểu gõ VNI là một trong số các quy ước nhập tiếng Việt từ bàn phím quốc tế
vào văn bản trên máy tính theo kiểu nhập số sau chữ cái.

Hình 1. 25: Quy ước kiểu gõ Tiếng Việt.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Câu hỏi:

44
Câu 1: Trình bày vai trò của thông tin? Phân biệt sự khác nhau giữa thông tin
liên tục và thông tin rời rạc?
Câu 2: Xử lý thông tin là gì? Anh (chị) hiểu quá trình xử lý thông tin diễn ra như
thế nào?
Câu 3: Phần cứng máy tính là gì? Hãy trình bày vai trò của một số bộ phận cơ
bản trong máy tính?
Câu 4: CPU gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của các bộ phận đó?
Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài?
Câu 6: Phần mềm là gì? Liệt kê một số phần mềm và chức năng của nó mà anh
(chị) biết?
Bài tập:
Bài tập 1: Tạo lập một thư mục mới với tên là (bao gồm) họ, chữ đệm, tên (không
dấu) tại thư mục My Documents.
Bài tập 2: Trên trình duyệt, truy nhập Internet và sử dụng công cụ tìm kiếm
Google, bằng cách vào địa chỉ http://www.google.com.vn hoặc vào trực tiếp các trang
Web để tìm kiếm thông tin với các chủ đề sau: Luật Cán bộ, công chức; Cải cách hành
chính nhà nước; Kinh tế - Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Giao thông vận tải; Nông thôn
- Nông nghiệp - Nông dân; Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Để
thực hiện:
Sao chép (copy) một đoạn văn bản (vừa chữ, vừa ảnh) với nội dung theo chủ đề
nêu trên tại một trong các trang Web vừa truy nhập và ghi vào với tên file là (bao gồm)
họ, chữ đệm, tên (không dấu), (tên file có phần mở rộng là .doc) tại thư mục vừa lập
thuộc bài tập 1.
Bài tập 3: Truy nhập vào trang Web có địa chỉ e-mail và đăng nhập mail của anh \ chị.
Để gửi một bức thư điện tử (e-mail) anh \ chị soạn nội dung bức thư như sau:
+ Lời chào hỏi đầu thư;
+ Gửi kèm 01 files (có phần mở rộng là .docx) đã thực hiện ở bài tập 2;
+ Lời chào cuối thư;
+ Tên người gửi thư (đầy đủ họ, chữ đệm, tên).
Và gửi vào địa chỉ e-mail của người hướng dẫn anh\ chị.
√ Lưu ý: - Các lời chào đầu và cuối thư ngắn, gọn.

45
Chương 2
SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD 2016

2.1. LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD 2016

2.1.1 Khởi động Word

Có rất nhiều cách để khởi động được phần mềm Word. Tùy vào mục đích làm
việc, sở thích hoặc sự tiện dụng mà người sử dụng có thể chọn một trong các cách sau
đây để khởi động: Mở Microsoft Word

Cách 1: Click chọn Start → All apps → Word (trên Windows 10)

Cách 2: Double click lên biểu tượng trên màn hình (desktop)

Hình 2. 1: Khởi động Microsoft Word

2.1.2 Cửa sổ làm việc của Microsoft Word 2016

Sau khi khởi động xong, màn hình làm việc của Word thường có dạng giao diện như
hình

46
Ribbon
(Thanh Ribbon)

Ruler
(Thanh thước)

Hình 2. 2: Giao diện chính chương trình Microsoft Office Word


2016

√ Lưu ý: Để mở menu lệnh bằng bàn phím, dùng tổ hợp phím ALT + chữ cái
được gạch chân (ví dụ: ALT + F để mở menu File).

2.1.3 Thêm bớt biểu tượng trên thanh Customize Quick Access Toolbar

Thanh công cụ truy cập nhanh (Quick Access Toolbar) là một vùng nhỏ nằm trên
góc trái của thanh Ribbon, nó chứa các lệnh mà bạn dùng thường xuyên như: Save,
Undo, Repeat. Bạn có thể thêm vào những lệnh mà mình thường dùng để nó sẽ luôn
xuất hiện mà không cần biết Tab hiện tại là gì. Click phải chuột vào nút lệnh trỏ xuống
danh sách truy cập nhanh. Bạn tích chọn nút lệnh mà bạn muốn thêm vào Quick Access
Toolbar.

47
Hình 2.3: Thêm biểu tượng vào thanh Quick Access Toolbar

2.1.4 Thao tác với thanh Ribbon

Thanh Ribbon giúp cho mọi thứ trong Word 2016 trở nên tập trung và dễ dàng
tìm kiếm những thứ cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi bạn không cần phải tìm bất cứ thứ gì.
Bạn chỉ muốn tập trung làm việc với tài liệu của mình và bạn muốn có nhiều không gian
hơn. Thật đơn giản, hãy tạm ẩn thanh Ribbon. Để thiết lập các tùy chọn thao tác, ta nhấp
đúp chuột vào biểu tượng góc trên cùng bên trái của ứng dụng. Tùy chọn các lựa chọn
sau:
Auto-hide Ribbon: Tự động ẩn hiển thanh Ribbon
Show Tabs: Chỉ hiển thị tên các Tab, khi bấm vào Tab nào thì các nút lệnh sẽ
hiển thị.
Show Tabs and Commands: Hiện thì toàn bộ thanh Ribbon gồm cả tên và các
nhóm lệnh tương ứng.

48
Hình 2. 4: Thao tác với thanh Ribbon

2.1.5 Các chế độ xem tài liệu

Ngoài các thao tác với văn bản, Chế độ hiển thị văn bản trong Microsoft
Word cũng là một chức năng đáng lưu ý khi soạn thảo, giúp bạn có thể lựa chọn hiển thị
cho việc chỉ xem, in ấn hay xem và chỉnh sửa nội dung.

Hình 2. 5: Chế độ hiển thị trong Word

Read Mode hỗ trợ việc đọc văn bản rất tốt, giúp người đọc thoải mái đọc văn
bản mà không sợ làm thay đổi nội dung.
Web Layout dành cho người viết nội dung cho trang web như các diễn đàn hay
blog.
Print Layout là chế độ thường dùng nhất. Các bài hướng dẫn MS Word dùng
chế độ này. Bố cục trang văn bản ở chế độ Print Layout sẽ giống với bố cục được in ra
giấy.

49
2.1.6 Bật tắt thước kẻ (Ruler)

Thanh thước đo giúp người dùng có thể căn chỉnh định dạng được khoảng cách
của các nội dung trong tài liệu. Ở chế độ ban đầu, thanh thước đo chưa hiển thị. Để hiển
thị, trên giao diện sử dụng của Word 2016, vào tab View và đánh dấu kiểm vào ô Ruler

Hình 2. 6: Bật thanh thước đo Ruler

Để đổi đơn vị đo trên tranh thước đo từ inch sang cm ta vào File → chọn Option
→ Chọn Advances. Tìm đến nhóm lệnh Display. Chọn dòng Show masurement in
unit of: tùy chỉnh đơn vị từ inch sang cm.

2.1.7 Thoát khỏi Word

Khi không làm việc với Word, người sử dụng có thể thực hiện thoát khỏi chương

trình bằng các cách sau: Chọn vào biểu tượng ở góc trên cùng bên phải màn hình
Word, hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4.

√ Lưu ý: Trước khi thoát khỏi chương trình (Word), người sử dụng nên lưu lại
(Save) văn bản hoặc tài liệu, trường hợp chưa lưu lại thì chương trình sẽ tự hỏi có lưu lại
(nút Yes) hoặc không lưu lại (nút No), còn nút Cancel để thoát khỏi cửa sổ như hình 2.

Hình 2. 7: Hộp thoại hỏi trước khi thoát khỏi chương trình có
lưu tài liệu hay không.

50
2.1.8 Lưu văn bản

Để ghi tài liệu đang làm việc lên đĩa, người sử dụng có thể chọn những cách sau:
Chọn tab File → Save hoặc click chọn biểu tượng Save trên thanh Quick
Access Toolbar (hoặc Ctrl + S).
Hộp thoại Save As xuất hiện, chọn đường dẫn chứa tập tin muốn lưu (D:\WORD),
trong ô File Name nhập vào tên chúng ta muốn đặt cho tập tin (file) cần lưu đó
(DNU.docx), chọn Save để lưu. Nhấn Cancel để hủy bỏ thao tác.
Lưu ý: Để tránh mất dữ liệu khi gặp sự cố (treo máy, mất điện), chúng ta nên
thực hiện nhiều lần thao tác (Ctrl+S) trong khi soạn thảo tài liệu hoặc thiết lập chức năng
tự động lưu tập tin: Chọn tab File → Options, xuất hiện hộp thoại Word Options, chọn
Save, tick chọn “Save AutoRecover information every” thiết lập thời gian tự động lưu
văn bản (nên thiết lập trong khoảng từ 5-10 phút).

Hình 2. 8: Thời gian lưu tự động

2.1.9 Mở văn bản

Tài liệu sau khi đã soạn thảo trên Word được lưu trên đĩa dưới dạng tập tin có
phần mở rộng là .Doc; để mở tài liệu Word đã có trên đĩa, người sử dụng có thể chọn
một trong các cách sau:
Chọn tab File → chọn Open (Ctrl+O hoặc Ctrl+F12).

51
Hình 2. 9: Hộp thoại Open

Các tùy chọn mở:


Recent: Mở nhanh các file đã mở trước đây
OneDrive: Mở file được lưu trên OneDrive, phải đăng nhập tài khoản OneDrive
mới sử dụng được tính năng này
This PC: Mở file được lưu trên ổ đĩa máy tính
Browse: Chọn đường dẫn mở file trong thư mục trên máy tính
Hộp thoại Open xuất hiện. Chọn đường dẫn chứa tập tin muốn mở (D:\WORD),
chọn tập tin văn bản cần mở (DNU.docx), chọn Open để mở. Nhấn Cancel để hủy bỏ
thao tác.

2.1.10 Tạo một tệp mới

Làm việc với Word là làm việc trên các tài liệu (Document). Mỗi tài liệu phải
được lưu lên đĩa cứng của máy tính với tập tin có phần mở rộng .DOC; thường thì các
tệp tài liệu của người sử dụng được lưu vào thư mục C:\My Documents trên đĩa cứng.
Tuy nhiên, người sử dụng có thể thay đổi lại thông số này khi làm việc với Word.
Thông thường khi người sử dụng chạy chương trình Word, một màn hình trắng
sẽ xuất hiện. Đó cũng là tài liệu mới của Word tự động tạo ra. Tuy nhiên để tạo một tài
liệu mới, người sử dụng có thể chọn một trong các cách sau:

52
File văn bản trắng: Chọn tab File → chọn New, chọn Blank document (hoặc
Ctrl+N)

Hình 2. 10: File mới theo mẫu đã thiết lập


Chọn tab File → chọn New, chọn mẫu bất kỳ để sử dụng hoặc có thể sử dụng
hộp tìm kiếm, tìm một mẫu văn bản trực tuyến (máy phải có kết nối internet)

2.2 BIÊN TẬP TÀI LIỆU

2.2.1 Gõ Tiếng Việt

Hai kiểu gõ thông dụng nhất hiện nay là kiểu gõ Telex và VNI. Qui tắc gõ các tổ
hợp phím cho kiểu gõ Telex và VNI:

Ký tự â ê ô ơ ư ă đ
Kiểu telex aa ee oo Ow; [ Uw;w;] aw dd
Kiểu VNI a6 e6 o6 o7 u7 a8 d9

Dấu Sắc Huyền Hỏi Ngã Nặng


Kiểu Telex s f r x j
Kiểu VNI 1 2 3 4 5

Bạn có thể bỏ dấu liền sau nguyên âm hoặc bỏ dấu sau khi đã nhập xong một từ,
nếu bỏ dấu sai thì chỉ cần bỏ dấu lại chứ không cần phải xóa từ mới nhập.

53
2.2.2 Di chuyển dấu chèn bằng chuột

Dùng chuột máy tính trong soạn thảo văn bản, để di chuyển dấu chèn bằng chuột,
ta chỉ việc đặt chuột vào vị trí cần di chuyển là dấu chèn sẽ được di chuyển ra đó.

2.2.3 Di chuyển dấu chèn bằng bàn phím

Trường hợp di chuyển dấu chèn bằng bàn phím, ta sử dụng mũi tên di chuyển
sang trái – phải – trên dưới để di chuyển đến vị trí dịch chuyển mong muốn.

2.2.4 Dời đến một trang cụ thể

Để di chuyển nội dung đến 1 trang cụ thể trong tài liệu ta dùng lệnh Cut để cắt
bỏ phần nội dung đó. Di chuyển đến vị trí phù hợp và dán (Paste) vào vị trí tương ứng.
Ta có thể thực hiện thao tác Cắt - dán bằng việc tích chuột phải vào vùng lựa
chọn, chọn lệnh Cut, tìm đến vị trí phù hợp, chuột phải chọn Paste.
Hoặc dùng tổ hợp Ctrl + X và Ctrl + V để cắt dán di chuyển nội dung.

2.2.5 Chế độ chèn và đè văn bản

Trong soạn thảo văn bản, có hai chế độ là chèn và đè.


Chế độ chèn (Insert): Trong chế độ chèn khi nhập một ký tự từ bàn phím, ký tự
này sẽ hiện tại vị trí con trỏ (Insert Pointer) đồng thời con trỏ dời qua vị trí mới ngay
kề bên phải, đây là chế độ mặc định của Word.
Chế độ đè (Overtype): Trong chế độ đè, khi nhập một ký tự từ bàn phím, ký tự
sẽ hiện lên tại vị trí con trỏ. Nếu tại vị trí con trỏ có ký tự thì ký tự mới sẽ ghi đè lên ký
tự cũ. Để chuyển đổi trạng thái từ chế độ chèn sang chế độ đè, dùng phím Insert và
ngược lại, hoặc nháy chuột vào biểu tượng (OVR) trên thanh trạng thái. Khi ở chế độ
chèn, tại dòng trạng thái ký hiệu Overtype (OVR) sẽ mờ đi.

2.2.6 Ngắt dòng, đoạn, trang văn bản

Trong soạn thảo văn bản, khi muốn kết thúc đoạn văn bản, gõ phím Enter
(Paragraph) sẽ tự động chuyển xuống dòng dưới.
Trường hợp xuống dòng trong 1 đoạn văn, ngắt đoạn xuống dòng dưới, ta bẩn phím Shift
+ Enter, nội dung của đoạn cũng sẽ được xuống dòng mà vẫn thuộc đoạn văn.

54
Với trường hợp ngắt trang sang trang mới ta dùng phím Ctrl + Enter, nội dung
sẽ được ngắt sang một trang mới phía dưới.

2.2.7 Lựa chọn văn bản bằng chuột

Thông thường, để sử dụng các lệnh có tác dụng lên đoạn văn bản, hoặc một đối
tượng ảnh trong văn bản đang làm việc, người sử dụng phải lựa chọn đoạn văn bản hoặc
đối tượng trước khi ra lệnh, (hay còn gọi là bôi đen). Công việc này gọi là chọn khối
(Select). Khi chon khối bằng chuột:
- Khối chọn là một dòng, chỉ cần di trỏ chuột đến đầu dòng và bấm chuột.
- Khối chọn là nhiều dòng, di con trỏ chuột về đầu khối, khi xuất hiện mũi tên,
dùng kỹ thuật nhấn, giữ, rê và kéo (Drag and Drop), đến vị trí cần chọn theo hướng đi
xuống ở vị trí đầu dòng..

2.2.8 Lựa chọn văn bản bằng bàn phím

Dời con trỏ (Insert Pointer) về đầu dòng của khối. Giữ phím Shift và dùng các
phím mũi tên lên, xuống, trái, phải để chọn. Chọn một dòng thì giữ phím Shift, nhấn
phím End để dịch chuyển con trỏ về cuối dòng. Dòng văn bản hoặc đoạn văn bản được
chọn sẽ đổi thành màu đen. Để huỷ bỏ việc chọn, nhấn phím mũi tên lên, xuống, màu
đen sẽ bị mất đi trở về trạng thái màu ban đầu.

2.2.9 Xóa văn bản

Xoá khối bằng bàn phím: Chọn khối văn bản cần xoá. Nhấn tổ hợp phím Ctrl +
X.
Xóa khối bằng menu chuột phải: Chọn khối văn bản cần xoá. Nháy chuột phải
vào khối văn bản đã được bôi đen xuất hiện menu và nháy chuột trái chọn Cut để xóa.
Xoá khối bằng menu lệnh: Chọn khối văn bản cần xoá. Vào Home, trong nhóm

Clipboard chọn Cut có biểu tượng để xoá khối.

2.2.10 Sử dụng lệnh Undo và Redo

Trong Word 2016, bộ nhớ đệm lưu giữ tất cả các khối dữ liệu và thao tác thực
hiện bằng lệnh, do đó người sử dụng có thể khôi phục lại tất cả các thao tác trước đó.

55
Khi thực hiện khôi phục, Word sẽ khôi phục lại thao tác gần nhất theo cơ chế vào trước,
ra sau (Stack).
Khôi phục khối bằng bàn phím: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z.
Khôi phục khối bằng biểu tượng trên thanh truy cập nhanh: Nháy chuột vào biểu

tượng .
Huỷ lệnh khôi phục (Redo) bằng bàn phím: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Y.
Hủy khôi phục khối bằng biểu tượng trên thanh truy cập nhanh: Nháy chuột vào

biểu tượng

2.2.11 Sao chép và di chuyển văn bản

Để sao chép cần đánh dấu khối, sau đó sử dụng một trong những cách sau để thực
hiện:
Sao chép bằng bàn phím: Chọn khối văn bản cần sao chép (Bôi đen đoạn văn
bản). Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C để sao chép.
Dịch chuyển con trỏ đến vị trí cần sao chép mới. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V
(hoặc nhấn phím Insert) để dán.
Sao chép khối bằng menu chuột phải: Chọn khối văn bản cần sao chép (Bôi đen
đoạn văn bản).
Nháy chuột phải vào khối văn bản đã được bôi đen xuất hiện menu và nháy chuột
trái chọn Copy để sao chép. Dịch chuyển con trỏ đến vị trí cần sao chép mới. Nháy chuột
phải vào vị trí cần sao chép mới và chọn Paste để dán khối

2.3 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

2.3.1 In đậm, in nghiêng, gạch chân

In đậm: Chọn đoạn text mà bạn muốn in đậm, đưa con trỏ chuột vào vùng chọn
cho đến khi xuất hiện thanh công cụ Mini.

56
Nhấn nút Bold (B). Hoặc có thể sử dụng phím tắt Ctrl+B.
Lưu ý, nhấn Bold (hoặc Ctrl+B) lần nữa nếu bạn muốn bỏ in đậm.
In nghiêng: Thực hiện tương tự như in đậm, nhưng thay vì nhấn nút Bold thì bạn
nhấn nút Italic (phím tắt Ctrl+I).
Gạch dưới đoạn text: Nhấn Ctrl+U để gạch dưới đoạn text đang chọn. Nhấn
Ctrl+U lần nữa để bỏ gạch dưới.

2.3.2 Thay đổi font và kích cỡ chữ

Để thay đổi font chữ và cỡ chữ, chọn Tab Home, trong nhóm lệnh Font bấm chọn
các nút lệnh sau:

Dùng chọn phông chữ để định dạng.

Dùng để chọn cỡ chữ.


Hiện nay phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ
tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Để
thuận tiện trong giao dịch điện tử, Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ
Nội vụ quy định dùng phông Times New Roman, bộ gõ Unicode.

2.3.3 Căn thẳng hàng văn bản

Canh trái, phải, giữa, hoặc canh đều hai bên: Chọn đoạn văn bản bạn muốn canh
chỉnh. Trong thẻ Home, nhóm Paragraph, nhấn nút Align Left để canh lề trái, nhấn Align
Right để canh phải, nhấn nút Center để canh giữa (giữa 2 lề trái và phải), hay nhấn nút
Justify để canh đều hai bên.
Ngoài ra ta có thể bấm các tổ hợp phím tắt tương ứng:
Ctrl + L: căn lề trái; Ctrl + R: căn lề phải; Ctrl + E: căn lề giữa; Ctrl + J: căn lề
đều 2 bên.

2.3.4 Giãn dòng và giãn đoạn

Giãn dòng: Chọn đoạn văn bản muốn thay đổi. Trong thẻ Home, nhóm
Paragraph, nhấn nút Line Spacing. Chọn khoảng cách bạn muốn, chẳng hạn 1.5

57
Ghi chú: Nếu muốn đặt nhiều khoảng cách giữa các dòng nhưng khoảng cách
này không có trong menu xuất hiện khi nhấn nút Line Spacing, bạn hãy chọn Line
Spacing Options, và nhập vào khoảng cách mà bạn thích.
Các kiểu khoảng cách dòng mà Word hỗ trợ:
- Single (dòng đơn). Tùy chọn này hỗ trợ font lớn nhất trong dòng đó, thêm vào
một lượng khoảng trống nhỏ bổ sung. Lượng khoảng trống bổ sung tùy thuộc vào font
chữ mà bạn đang sử dụng.
- 1.5 lines: Gấp 1,5 lần khoảng cách dòng đơn.
- Double: Gấp 2 lần khoảng cách dòng đơn.
- At least: Lựa chọn này xác lập khoảng cách dòng tối thiểu cần thiết để phù hợp
với font hoặc đồ họa lớn nhất trên dòng.
- Exactly: Cố định khoảng cách dòng và Word sẽ không điều chỉnh nếu sau đó
bạn tăng hoặc giảm cỡ chữ.
- Multiple: Xác lập khoảng cách dòng tăng hoặc giảm theo tỉ lệ % so với dòng
đơn mà bạn chỉ định. Ví dụ, nhập vào 1.2 có nghĩa là khoảng cách dòng sẽ tăng lên 20%
so với dòng đơn.
Giãn đoạn: thay đổi khoảng cách trước hoặc sau các đoạn: Chọn đoạn văn bản
bạn muốn thay đổi khoảng cách trước hoặc sau nó. Trong thẻ Page Layout, nhóm
Paragraph, bạn nhấn chuột vào mũi tên cạnh mục Before (trước) hoặc After (sau) để
thay đổi bằng giá trị bạn muốn.

2.3.5 Sử dụng Bullets và Numbering

Các danh sách Bullet có các dấu chấm tròn, danh sách các Number có các số và
danh sách các Outline là sự phối hợp giữa các số và các chữ cái phụ thuộc vào sự tổ
chức của danh sách.
Để thêm một thứ tự tự động vào văn bản có sẵn: Lựa chọn văn bản bạn muốn
để tạo một thứ tự tự động. Trong nhóm Paragraph trên tab Home, kích vào nút danh sách
Bulleted hoặc Numbered

58
Để tạo một thứ tự tự động mới: Đặt con trỏ vào nơi bạn muốn chèn thứ tự tự
động trong tài liệu. Chọn nút danh sách Bulleted hoặc Numbered. Rồi nhập nội dung
bình thường
Số thứ tự tự động lồng: Số thứ tự tự động lồng là danh sách có một vài cấp độ.
Để tạo một thứ tự tự động lồng: Tạo thứ tự tự động của bạn theo sự hướng dẫn phía trên.
Chọn nút Increase Indent hay Decrease Indent

Định dạng danh sách thứ tự tự động: Hình ảnh chấm tròn và số có thể được
thay đổi bằng cách sử dụng hộp thoại Bullets or Numbering.
Lựa chọn toàn bộ thứ tự tự động để thay đổi tất cả các dấu chấm tròn hay số, hoặc
đặt con trỏ lên một dòng trong danh sách thứ tự tự động để thay đổi một Bullet.
• Chọn phải chuột
• Chọn vào mũi tên bên cạnh danh sách Bullets hay Numbered và chọn một Bullet
hay Numbering khác.

59
2.3.6 Đóng khung, tô màu nền cho văn bản

Để đóng khung văn bản, ta xác định phần văn bản cần đóng khung bấm chọn Tab
Home, trong nhóm lệnh Paragraph, chọn biểu tượng Border để hộp thoại trổ xuống tùy
chọn chế độ khung. Nếu đóng khung toàn bộ chọn All Borders.

Hình 2. 11: Tùy chọn đóng khung cho văn bản đánh dấu

60
Để tô màu nền cho văn bản. Ta xác định vùng cần tô sao đó bấm chọn Tab Home

trong nhóm Paragraph chọn biểu tượng Shading và tùy chọn bảng màu tương
ứng.

2.3.7 Copy kiểu định dạng font chữ

Trong khi soạn thảo văn bản, để thuận tiện trong việc trình bày các định dạng,
tránh việc phải thực hiện nhiều thao tác cho một công việc, Word cung cấp công cụ

Format Painter ( ), giúp người sử dụng có thể sao chép các định dạng từ vùng đã
được định dạng sang vùng chưa định dạng, bao gồm định dạng phông chữ, cỡ chữ, màu
chữ, kiểu chữ, độ giãn dòng. Thao tác thực hiện như sau:
Bước 1: Bôi đen đoạn văn bản đã định dạng.

Bước 2: Người sử dụng nháy chuột vào biểu tượng chổi sơn ( ) trên thanh
công cụ chuẩn. Hoặc bấm tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + C
Bước 3: Di trỏ chuột bôi đen đoạn cần định dạng. Hoặc bôi đen đoạn định dạng
bấm phím tắt Ctrl + Shift + V.

2.3.8 Sử dụng Tabs

Thiết lập Tabs là công cụ được sử dụng rất nhiều trong việc nhập văn bản.

Hình 2. 12: Chốt trên Thanh thước đo

Ngoài khả năng dịch chuyển con trỏ theo từng bước nhảy, mục này sẽ giới thiệu
cách sử dụng Tabs cho việc tạo một văn bản hiển thị dưới dạng cột.
Bài toán đặt ra: Hãy tạo bảng dữ liệu như sau;
STT Họ và Tên Địa chỉ
1 Nguyễn Văn Quang 123, Tây Sơn
2 Hồ Hải Hà 68, Nguyễn Du

61
3 Dương Quốc Toản 23/10 Nguyễn Trãi
4 Nguyễn Anh Đức 32/7 Nguyễn Trãi
Các bước làm như sau:
Bước 1: Định nghĩa khoảng cách cột của bảng bởi hộp thoại Tabs như sau:
Mở bảng chọn Home → Paragraph. Bấm nút lệnh Tabs góc dưới bên trái màn
hình. Hộp thoại Tabs xuất hiện như hình.

Hình 2. 13: Hộp thoại Tabs.

Hộp Default tab stops, để thiết lập bước nhảy ngầm định của Tabs. Hình trên
bước nhảy ngầm định là 0.5 cm (tức là mỗi khi nhấn phím Tabs, con trỏ sẽ dịch chuyển
một đoạn 0.5 cm trên màn hình soạn thảo). Người sử dụng có thể thay đổi giá trị bước
nhảy ngầm định Tabs trên màn hình soạn thảo Word bằng cách gõ một giá trị số (đơn
vị là cm) vào hộp này;
Bảng trên có 3 cột, mỗi cột sẽ được bắt đầu tại một vị trí có khoảng cách cố định
đến lề trái trang văn bản mà người sử dụng phải thiết lập. Giả sử cột STT cách lề trái 1
cm, cột Họ và Tên cách lề trái 3cm, cột Địa chỉ cách lề trái 8 cm.
Khi đó phải thiết lập các thông số này trên hộp thoại Tabs như hình .

62
Hình 2. 14: Hộp Tab stop position.

Hộp Tab stop position, gõ 1 (gõ khoảng cách từ cột STT đến mép lề trái trang
văn bản; ở mục Alignment chọn lề cho dữ liệu trong cột này (cột STT); Left canh lề dữ
liệu bên trái cột, Right canh lề dữ liệu bên phải cột, Center canh lề giữa cột, chọn xong
bấm nút Set. Tương tự lần lượt khai báo vị trí Tab cho các cột còn lại: Họ và Tên (3),
Địa chỉ (8).
Cuối cùng bấm nút Ok để hoàn tất việc thiết lập Tabs cho các cột. Có thể sử
dụng nút Clear để xóa bỏ điểm Tabs đang chọn, nút Clear all để xóa toàn bộ các điểm
Tabs đang thiết lập trên hộp thoại).
Bước 2: Cách sử dụng các điểm Tabs vừa thiết lập ở trên để tạo bảng dữ liệu:

Hình 2. 15: Điểm Tab trên thanh thước đo


Khi con trỏ đang nằm ở dòng đầu văn bản, nhấn Tabs để nhập dữ liệu cột STT.
Nhập xong nhấn Tabs, con trỏ sẽ di chuyển đến vị trí Tabs tiếp theo (vị trí cột Họ và Tên)
nhập tiếp dữ liệu Họ và Tên. Nhập xong nhấn Tabs để nhập dữ liệu cột địa chỉ. Làm
63
tương tự với các dòng tiếp theo, người sử dụng đã có thể tạo được bảng dữ liệu như yêu
cầu ở trên.
Đặc biệt, chỉ cần dùng chuột xử lý trên thước kẻ nằm ngang (Vertical Ruler)
người sử dụng cũng có thể thiết lập và điều chỉnh các điểm tabs như vừa rồi. Cách làm
như sau:
Để tạo điểm tab cho cột STT (có khoảng cách 1 cm, lề giữa), hãy nháy chuột trái
lên vị trí 1 cm trên thước kẻ nằm ngang. Một điểm tabs có khoảng cách 1cm, lề trái
(Left) đã được thiết lập như sau:
Muốn thay đổi lề cho điểm tabs này là giữa (Center
Nháy đúp chuột lên điểm tabs vừa thiết lập, hộp thoại tabs xuất hiện như hình
trên. Tiếp theo chọn lề cho điểm tab đang chọn trên hộp thoại này ở mục Alignment là
Center.
Tiếp theo bấm nút Set để thiết lập, tương tự hãy tạo tiếp các điểm tabs
cho cột Họ và Tên và cột Địa chỉ.
Muốn xóa bỏ một điểm tabs nào đó, chỉ việc dùng chuột kéo chúng (điểm tabs
đó) ra khỏi thước kẻ.

2.3.9 Sử dụng Hyperlinks

Để chèn đường siêu liên kết văn bản với một đối tượng khác. Ta bôi đen phần
văn bản cần chèn liên kết. Trên tab Insert, trong nhóm Links bấm nút lệnh hyperlink

Hình 2. 16: Chèn liên kết với Hyperlinks


Hộp thoại tùy chọn liên kết hiển thị.

64
Hình 2. 17: Hộp thoại chèn siêu liên kết

Có các tùy chọn liên kết khác nhau đến đối tượng như địa chỉ website, tệp tài liệu
hoặc email. Người dùng dán địa chỉ website hoặc email cần liên kết vào mục Address.
Hoặc chọn tệp tài liệu trên máy tính và bấm OK.

2.3.10 Tạo chữ nghệ thuật

Word Art là một dạng chữ nghệ thuật có thể dùng để trang trí, tạo tiêu đề, mẫu
thiết kế, biểu tượng, ... với rất nhiều hiệu ứng cách điệu khác nhau. Để khởi tạo
WordArt, chọn Tab Insert, trong nhóm lệnh Text, chọn nút lệnh Wordart, tùy chọn loại.

Hình 2. 18: Chèn WordArt

Để định dạng WordArt, có thể thiết lập tùy chọn tại tab phụ Format, với các
nhóm lệnh Shape Styles và WordArt Styles.
Để thay đổi kiểu dáng WordArt, thực hiện tùy chỉnh tại nhóm WordArt Styles,
chọn lệnh Text Effect, chọn Transform và tùy chọn loại kiểu dáng tương ứng.

65
Hình 2. 19: Tùy chỉnh kiểu dáng Word Art

2.3.11 Chia văn bản thành nhiều cột

Để chia văn bản thành nhiều cột, Word cung cấp tính năng Columns giúp người
dùng dễ dàng chia văn bản của mình thành nhiều cột (giống như định dạng trên các trang
báo và tạp chí). Mỗi đoạn văn bản có thể được chia thành các cột có độ rộng khác nhau.
Trên mỗi cột, có thể thực hiện chèn các thông tin như: Bảng biểu, hình vẽ,… như thao
tác trên các trang tài liệu bình thường.
Bước 1: Bôi đen vùng văn bản cần chia thành nhiều cột;
Bước 2: Chọn mục Layout → nhóm Page Setup chọn Columns.. Hộp thoại Columns
xuất hiện như hình.

66
Hình 2. 20: Hộp thoại chia cột văn bản Columns.

Thiết lập các thông số cho hộp thoại Columns với các ý nghĩa như sau:
Ý nghĩa các hộp chọn ở mục Presets như sau:
One: 1 cột;
Two: 2 cột;
Three: 3 cột;
Left: Chia văn bản thành 2 cột, cột bên trái có chiều rộng bằng một nửa cột bên
phải;
Right: Chia văn bản thành 2 cột, cột bên phải có chiều rộng bằng một nửa cột
bên trái.
Tạo chữ lớn đầu đoạn văn bản (Drop Caps)
Tính năng Drop Cap của Word giúp tạo kiểu chữ cái lớn đầu tiên cho một đoạn
văn bản.
Để tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn bản, người sử dụng làm theo các bước sau:
Bước 1: Đặt con trỏ lên vị trí đoạn văn bản cần tạo chữ cái lớn; khởi động tính
năng Drop Cap bằng cách: Chọn mục Insert nhóm Text chọn Drop Cap\ Chọn Drop
Cap Options,…Hộp thoại Drop Cap xuất hiện như hình
67
Hình 2. 21: Hộp thoại Drop Cap

Bước 2: Thiết lập các thông số cho chữ lớn này:


Mục Position để chọn kiểu chữ cần đặt. Có 3 kiểu chữ là: None không thiết lập,
Dropped và In Margin.
Hộp Font: Chọn phông chữ cho chữ cái này.
Mục Line to drop: Thiết lập số dòng văn bản làm chiều cao cho chữ. Mục
Distance from text: Gõ vào khoảng cách từ chữ cái lớn này đến ký tự tiếp theo nó.
Cuối cùng bấm Ok để hoàn tất.

2.4 CHÈN KÍ TỰ ĐẶC BIỆT VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA

2.4.1 Chèn biểu tượng và kí tự đặc biệt

Muốn chèn ký tự đặc biệt vào văn bản, di chuyển con trỏ đến vị trí cần chèn, vào
Insert \ Symbol, để mở các bảng chứa ký hiệu đặc biệt, chọn ký tự, bấm vào More
Symbol.
Cửa sổ Symbol gồm hai thẻ là Symbol và Special Characters.
Trên thẻ Symbol, vào hộp Font, chọn bảng chứa ký tự cần chèn, nháy chuột vào
ký tự cần chèn, bấm vào Insert để thực hiện, vào Close để đóng lại và thoát ra. Recently
used symbols: Danh mục các ký tự đã dùng gần nhất.

68
Hình 2. 22: Chèn biểu tượng

2.4.2 Chèn hình ảnh vào tài liệu

Xác định vị trí cần chèn ảnh. Trong hộp thoại Insert, nhóm lệnh Illustrations,
chọn nút lệnh Picture.
Khi hộp thoại hiển thị bấm tìm và chọn ảnh cần chèn.

Hình 2. 23 Chèn ảnh vào văn bản

Khi ảnh đã chèn vào, ta thực hiện tùy chỉnh các thuộc tính ảnh tại tab phủ Format
với các nhóm Picture Styles và Arrange.

69
2.4.3 Di chuyển và chỉnh kích thước ảnh

Để di chuyển ảnh trong văn bản, ta bấm chọn ảnh, giữ chuột và kéo đến vị trí cần
thiết. Ở trạng thái mặc định, ảnh thiết lập ở chế độ Inline with text. Để di chuyển dễ
dàng, ta cần định dạng lại ảnh như sau: Trong tab Format (Picture Tools) → nhóm

Arrange → chọn biểu tượng (Wrap Text).

Hình 2. 24: Sắp đặt ảnh trong văn bản

Có các tùy chọn:


In line with text: Ảnh nằm đầu dòng và trên văn bản
Square: Văn bản bao khung xung quanh ảnh
Tight: Văn bản uốn quanh theo hình dạng của ảnh
Through: văn bản nằm quanh ảnh
Top and Bottom: Văn bản nằm trên và dưới ảnh
Behind text: Ảnh nằm dưới văn bản
In front of text: Ảnh nằm trên văn bản
Edit Wrap Points: thay đổi hình dáng, vị trí văn bản quanh ảnh

2.4.4 Xén ảnh và bổ sung viền

Để cắt ảnh, Chọn ảnh → chọn tab Format (Picture Tools) → chọn nhóm Size →

(Crop), chọn lệnh Crop và tùy chọn không gian cần cắt theo 4 phía ảnh.

70
Hình 2. 25: Cắt ảnh với Crop

Bổ sung đường viên cho ảnh ta vào nhóm Picture Styles trong tab Format, chọn
biểu tượng mở rộng và tùy chọn loại đường viền phù hợp.

Hình 2. 26: Tùy chọn đường viền ảnh

2.4.5 Điều khiển văn bản xung quanh ảnh

Để văn bản xung quanh ảnh, Trong tab Format (Picture Tools) → nhóm Arrange

→ chọn biểu tượng (Wrap Text). Chọn chế độ: Square: Văn bản bao khung xung
quanh ảnh.

2.4.6 Chèn khối hình từ công cụ Shapes

Chọn tab Insert → nhóm Illustrations → chọn biểu tượng (Shapes), sau đó chọn
đối tượng cần chèn

71
Hình 2. 27: Chọn biểu tượng shape

2.4.7 Nhóm và hủy nhóm

Để nhóm nhiều đối tượng hình khối ta bấm chọn các khối cần nhóm bằng cách
giữ phím Ctrl và chọn khối. Bấm chuột phải chọn lệnh Group.
Để hủy chế độ nhóm ta chọn khối, tích chuột phải, tìm đến lệnh Group chọn
Ungroup.

2.4.8 Thiết lập đối tượng đồ họa nằm trước và sau văn bản

Để đối tượng đồ họa nằm trước văn bản, ta bấm chọn đối tượng, Trong tab Format

(Picture Tools) → nhóm Arrange → chọn biểu tượng (Wrap Text). Chọn chế độ: In
front of text: Ảnh nằm trên văn bản.
Ngược lại, muốn đối tượng nằm sau văn bản ta chọn chế độ: Behind text: Ảnh
nằm dưới văn bản.

72
2.4.9 Tạo bóng cho hình

Với hình ảnh, để tạo bóng cho hình, ta bấm chọn đối tượng, Trong tab Format
(Picture Tools) → nhóm Picture Styles → chọn biểu tượng Picture Effects → chọn
Shadow, tùy chọn loại bóng phù hợp cho hình.

Hình 2. 28: Tùy chọn bóng cho hình

2.4.10 Soạn thảo công thức toán học

Để soạn công thức toán học trong văn bản, ta bấm chọn vị trí soạn công thức.
Chọn tab Insert, trong nhóm lệnh Symbol chọn lệnh Equation, danh sách các mẫu công
thức toán học hiển thị. Tùy chọn mẫu cần dùng và nhập liệu.

73
Hình 2. 29: Soạn thảo công thức toán học

2.5 BẢNG BIỂU

2.5.1 Tạo một bảng mới

Cấu trúc bảng gồm nhiều cột (Column), nhiều dòng (Row). Phần giao của cột với

dòng gọi là ô (Cell). Chọn tab Insert → nhóm Tables→ chọn biểu tượng Table →
chọn Insert Table, xuất hiện hộp thoại

Hình 2. 30: Chèn bảng vào văn bản

Number of columns: Số cột cần tạo


Number of rows: Số dòng cần tạo

2.5.2 Nhập văn bản vào bảng

Di chuyển con trỏ lên, xuống dòng: phím hoặc .


Di chuyển con trỏ sang phải hay sang trái một cột: phím Tab hoặc Shift + Tab.
Để nhập phím Tab (tạo những đường đứt nét) trong một ô, sử dụng phím Ctrl +
Tab.
Nếu đang ở ô cuối cùng, phím Tab có tác dụng thêm mới một dòng. Vì vậy, có
thể chúng ta không cần xác định trước số dòng chính xác khi tạo Table.

74
2.5.3 Bổ sung dòng và cột, chỉnh kích cỡ dòng và cột

Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn dòng, cột. Nếu muốn chèn nhiều dòng, cột, ô phải
chọn trước các dòng, cột cần chèn. Chọn tab Layout → nhóm Rows & Columns. Chọn
vào những biểu tượng tương ứng để chèn cột và dòng

Instert Above: Chèn trên2.dòng


Hình đang
31: Tùy chọn
chọn chèn dòng cột
Insert Below: Chèn dưới dòng đang chọn.
Insert Left: Chèn cột bên trái
Insert Right: Chèn bên phải

2.5.4 Xóa hàng, cột trong bảng biểu

Chọn các ô, dòng, cột cần xóa. Chọn tab Layout → nhóm Rows &Columns →

chọn biểu tượng (Delete Table)

Hình 2. 32: Xóa ô - dòng

Delete Cells: Xóa ô


Delete Columns: Xóa cột
Delete Rows: Xóa dòng
Delete Table: Xóa bảng

2.5.5 Chuyển bảng thành văn bản và ngược lại

Để chuyển bảng thành văn bản bấm chọn bảng cần chuyển. Trong Tab Layout,
chọn nhóm Data. Bấm lệnh convert to text. Tùy chọn loại văn bản cách nhau giữa các
ô là dạng ký tự đoạn, Tab, dấu (,) hoặc các dấu bất kỳ.

75
Hình 2. 33: Tùy chọn loại chuyển đổi sang văn bản

2.5.6 Gộp, tách các ô trong bảng

Gộp ô: Chọn các ô cần trộn. Chọn tab Layout → nhóm Merge →chọn biểu tượng

(Merge Cells) (hoặc Right click vào cùng chọn, chọn Merge Cells)

Tách ô: Chọn ô cần tách. Chọn tab Layout → nhóm Merge→ chọn biểu tượng

(Split Cells) (hoặc Right click vào cùng chọn, chọn Split Cells)

Hình 2. 34: Split cell - tách ô

Number of columns: số lượng cột.


Number of rows: số lượng dòng.

76
2.5.7 Canh lề cho văn bản trong bảng

Canh chỉnh dữ liệu trong Cell (ô): Chọn cell (ô) cần canh chỉnh → chọn tab
Layout → nhóm Alignment → chọn vào những biểu tượng ứng: để căn chỉnh lề cho dữ
liệu trong bảng.

Hình 2. 35: Căn lề văn bản trong bảng

2.5.8 Thay đổi hướng văn bản trong ô

Thay đổi hướng chữ trong bảng: Chọn cell (ô) cần thay đổi hướng chữ → chọn
tab Layout → nhóm Alignment → chọn Text Direction (có 3 tùy chọn hƣớng chữ)

Hình 2. 36: Thay đổi hướng văn bản trong bảng

2.5.9 Tạo đường viền, tô màu nền cho bảng

Chúng ta có thể thay đổi khung viền, nền cho bảng bằng cách, chọn tab Home →

chọn nhóm Paragraph → chọn biểu tượng (Borders) → chọn Borders and Shading
(thao tác tương tự mục 2.3.6. Đóng khung tô màu văn bản)

2.6 ĐỊNH DẠNG TRANG

2.6.1 Xác lập lề trái – phải, trên – dưới của trang

Để thiết lập lề cho trang văn bản, ta chọn tab Layout, mở nhóm page setup. Trong
tab Margin thực hiện thay đổi các thông số phù hợp cho các mục tương ứng sau:
Top: lề trên
Bottom: lề dưới
77
Left: lề trái
Right: lề phải

Hình 2. 37: Thiết lập lề cho trang in

2.6.2 Đưa văn bản vào giữa trang theo chiều dọc

Để chỉnh văn bản vào giữa trang in theo chiều dọc, bấm chọn Tab Layout, mở
rộng nhóm lệnh Page Setup. Chọn thẻ Layout, tại vị trí Page: Vertical alignment ta bấm
chọn Centre để căn giữa trang theo chiều dọc.

78
Hình 2. 38: Đưa văn bản vào giữa trang in

2.6.3 Đánh số trang

Để thêm số trang cho văn bản chọn Tab Insert, trong nhóm Header & Footer chọn
lệnh Page Number. Tùy chọn vị trí đặt số trang ở trên hay dưới văn bản và chọn mẫu
tương ứng.

Hình 2. 39: Tùy chọn chèn số trang

79
2.6.4 Tạo header và footer

Chèn Header ( tiêu đề đầu văn bản), Chọn tab Insert → nhóm Header & Footer

→ chọn biểu tượng (Header) , chọn mẫu trong danh sách có sẵn, hoặc chọn Edit
Header.

Hình 2. 40: Chèn tiêu đề văn bản

Nhập vào nội dung Header cần tạo, có thể tạo thêm viền để dễ phân biệt giữa nội
dung văn bản và Header.
Chèn Footer (chân trang): Chọn tab Insert → nhóm Header & Footer → chọn

biểu tượng (Footer) , chọn mẫu trong danh sách có sẵn, hoặc chọn Edit Footer.

2.6.5 Thêm hình mở

Một hình mờ là một ảnh trong suốt mà xuất hiện ngay sau văn bản trong tài liệu.
Để chèn một hình mờ: Chọn tab Page Layout trên vùng Ribbon. Chọn nút Watermark
trong nhóm Page Background. Kích chọn Watermark bạn muốn hoặc Chọn Custom
Watermark và tạo một hình mờ riêng. Để bỏ một hình mờ, thực hiện các bước như trên
nhưng chọn Remove Watermark.

80
Hình 2. 41: Chèn hình mở Water mark

2.7 TRỘN THƯ

Trong thực tế, đôi khi chúng ta cần phải in văn bản gởi cho nhiều người chẳng
hạn như thư mời, phiếu báo điểm, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp…
Thay vì phải gõ những thông tin của từng người vào nội dung của từng giấy
chứng nhận (rất dễ nhằm lẫn), ta có thể dùng công cụ Mail Merge để giải quyết vấn đề
trên một cách nhanh chóng.

2.7.1 Soạn thào mẫu tài liệu

Một file văn bản mẫu đã được trình bày hoàn chỉnh

Hình 2. 42: Mẫu nội dung tài liệu trộn thư

81
2.7.2 Chuẩn bị nguồn tài liệu

Một file chứa dữ liệu nguồn thường được trình bày dưới dạng bảng biểu đơn giản
như table, sheet (của Word, Excel, Access) bảo đảm đủ số cột, hàng và nội dung trong
các ô.

Hình 2. 43: File dữ liệu

2.7.3 Tiến hành trộn thư

Bước 1. Mở tập tin chính trong WORD


Bước 2. Tạo tập tin nguồn dữ liệu trên Excel với các cột có tên tương ứng (chú
ý là tên cột không nên viết dấu tiếng việt, và phải bắt đầu dữ liệu ngay tại Cell A1).
Chú ý: tập tin dữ liệu này bạn có thể tạo bằng WORD, tuy nhiên nếu thể hiện
trong Excel bạn sẽ có lợi hơn nếu bảng dữ liệu đó có hổ trợ nhiều phép tính và hàm phức
tạp.
Sau khi tạo xong đóng file dữ liệu này lại.
Bước 3. Trên tập tin chính trong Word
Chọn Start Mail Merge trên tab Mailings và sau đó chọn Step by Step Mail
Merge Wizard.

82
Hình 2. 44: Khởi tạo hộp thoại trộn thư Mail Merge

Khi hộp thoại trộn thư mở

Hình 2. 45: Hộp thoại mail merge

Để thực hiện merge mail cần phải qua 6 bước, bạn làm theo hướng dẫn bằng cách
chọn những tùy chọn phù hợp rồi nhấn Next ở dưới cùng của hộp thoại, nếu muốn quay
lại thì nhấn vào Previous.

83
Trong mục Select document type đã chọn sẵn Letters. Chọn Next qua bước 2

Hình 2. 46: Mail merge - step 2 of 6

Trong mục Select Starting document đã chọn sẵn Use the current document.
Chọn Next qua bước 3

Hình 2. 47: Mail merge step 3 of 6


84
Trong mục Select recipients nhấn nút Browse. Chọn va mở file danh sách excel
đã lưu.

Hình 2. 48: Chọn dữ liệu

Chọn Sheet doitac, OK

Hình 2. 49: chọn dữ liệu trộn thư

Ở hộp thoại Mail Merge Recipents, ta có thể loại bỏ hoặc trích lọc những hàng
không muốn tạo thư mời.
Nhấn OK.
Nhấn Next qua bước 4.

85
Hình 2. 50: thiết lập chèn các trường dữ liệu

Trong mục Write your letter, nhấn chọn More items…

Hình 2. 51: chèn trường dữ liệu

Đặt con trỏ text ở vị trí xác định trong văn bản mẫu, nơi cần chèn dữ liệu vào, lần
lượt chèn các field vào trong main document như sau:

86
Hình 2. 52: chèn các trường tương ứng vào nội dung

2.7.4 Xem tài liệu đã được trộn

Nhấn Next sang bước 5, ở bước này nhấn vào nút → đề xem trước các thư mời
tiếp theo

Hình 2. 53: Xem nội dung trộn thư

Nhấn nút Next sang bước thứ 6.

87
Hình 2. 54: Xuất bản kết quả trộn thư

Chọn Print… nếu muốn in các thư mời trực tiếp ra máy in. chọn Edit indidual
letters nếu muốn xem trước các thư mời trong văn bản.

Hình 2. 55: Lựa chọn nội dung xuất bản

Trong hộp thoại Merge to New Document có thể chọn tạo ra toàn bộ các thư mời
có trong danh sách hoặc chỉ chọn tạo thư mời cho một số người.

2.8 IN TÀI LIỆU

2.8.1 Xem trước khi in

Chọn tab File → Print (Ctrl + P), xuất hiện hộp thoại

88
Hình 2. 56: Xem tài liệu trước khi in

2.8.2 In tài liệu

Copies: chọn số bản cần in


Printer: chọn tên máy in (nếu có từ 2 máy in trở lên)
Settings:
Print All Pages: In toàn bộ văn bản
Print Selection: In văn bản được chọn
Print Current Page: In trang hiện đang chọn
Print Custom Range: In một vùng trong văn bản
Only Print Odd Pages: In trang l
Only Print Even Pages: In trang chẵn
Collated: In sắp xếp theo bộ (chỉ áp dụng nếu in từ 2 bản trở lên)
Uncollated: In không sắp xếp theo bộ (chỉ áp dụng nếu in từ 2 bản trở lên)
Portrait Orientation: Chọn hướng giấy (Portrait Orientation (dọc), Landscape
Orientation (ngang)
Chọn trang giấy in: A3, A4, A5…
Chọn lề trang in: Chọn các kiểu lề được thiết lập sẵn

89
In nhiều trang trên 1 trang giấy: 1 Page Per Sheet (in 1 trang), 2 Pages Per Sheet
(in 2 trang vào 1 trang), 4 Pages Per Sheet (in 4 trang vào 1 trang), 6 Pages Per Sheet
(in 6 trang vào 1 trang), 8 Pages Per Sheet (in 8 trang vào 1 trang), 16 Pages Per Sheet
(in 16 trang vào 1 trang).

(Print): thực hiện in

2.8.3 In địa chỉ lên bì thư

Tạo những bì thư bằng cách Mail Merge. Thực hiện tương tự phần From letter
nhưng chọn Envelops thay vì chọn From letter ở bước1.

2.8.4 In nhãn

Tạo nhãn bằng cách Mail Merge. Thực hiện tương tự phần From letter nhưng
chọn Labels thay vì chọn From letter ở bước1.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài 1:
-Mở 1 ứng dụng soạn thảo văn bản Word 2013. Tự gõ lại phần nội dung
đóng khung bên dưới sao cho không mắc phải các lỗi sai về nhập liệu.
-Lưu lại văn bản với tên: Cau do.docx vào Forder có tên MSV_tên SV đặt
tại ổ D máy tính của bạn
-Đóng văn bản và thoát khỏi ứng dụng Word 2013
-Gắn biểu tượng ứng dụng Microsoft Word ra ngoài màn hình Desktop cho
dễ thao tác.
Gợi ý: Các lỗi về dấu cách, vị trí dấu câu, vị trí dấu ngoặc kép, ngoặc đơn
Câu đố
Mùa đông nằm ngủ liên miên.
Ưa ăn hạt dẻ , rất ghiền mật ong
Là con gì ?
Mang tiềng “ngốc” nhất trên đời
Cần thịt , cần sữa , ta thời giúp cho

90
Bài 2:
Tạo 1 file văn bản mới trong Word 2013
Sử dụng các lệnh về định dạng chỉ số trên, chỉ số dưới, nhập nội dung sau vào
văn bản.
BÀI KIỂU TRA MÔN HÓA HỌC
Câu 1: ( 5 điểm) Có các phản ứng sau:
MnO2 + HClđặc → khí X + …
NH4Cl(r) + NaNO2(r) → khí Z + …
FeS + HCl → khí M + ...
Cho các khí X, Y, Z , M phản ứng với nhau (từng đôi một) ở điều kiện thích hợp.
Hãy hoàn thành và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 2: (5 điểm)
1. Viết các đồng phân chứa vòng benzen của hợp chất hữu cơ có công thức phân
tử là C7H8O
2. Hòan thành sơ đồ sau và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra dưới
dạng công thức cấu tạo (có kèm điều kiện phản ứng).
D + H2 O → E
E + O2 → F + H2 O

F+E → C4H8O2 +H2O

Lưu lại thành file MSV_De thi hoa.docx


Lưu thêm 1 file ở định dạng pdf có tên: MSV_De thi hoa.pdf
Đóng toàn bộ ứng dụng Word.

91
Bài 3:Tạo 1 file văn bản mới trong Word 2013 với nội dung sau:

Lưu lại thành file MSV_danh gia khoa hoc.docx

Bài 4: Thao tác di chuyển, sao chép, tìm kiếm


Cho biên bản sau:
Công ty COMPWORK
111 Hai Bà Trưng, Q.3, Tp.HCM
Tel: 82222333 – 82222444

HỢP ĐỒNG UỶ THÁC XUẤT KHẨU


Hôm nay, ngày … tháng … năm … (tự điền ngày hiện tại), đại diện hai bên gồm
Bên A: Công ty AAA
Do ông : Trần A, Giám đốc, làm đại diện
Bên B: Công ty CCC
Do ông : Phạm C, Phó giám đốc làm đại diện
Sau khi đã thảo luận hai bên ký hợp đồng ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác
xuất khẩu gồm các điều khoản sau:
Điều 1: Tên hàng - Số lượng – Giá cả
92
Bên A uỷ thác cho bên B xuất khẩu mặt hàng bàn ghế mây đúng theo Packinglist
của bên A gởi bên B ngày 02 tháng 10 năm 2002
Điều 4: Điều khoản thi hành
Hai bên cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản qui định trong hợp
đồng. Trong khi thực hiện nếu có gì khó khăn trở ngại hai bên sẽ gặp nhau bàn bạc giải
quyết bổ sung bằng phụ kiện hợp đồng mới có hiệu lực thi hành.
Hợp đồng được lập thành 6 bản, mỗi bên giữ 3 bản có giá trị ngang nhau và có
hiệu lực đến ngày 30/12/2002.
Đại diện bên B Đại diện bên A
Điều 3: Phương thức giao nhận
Hàng được giao nhận tại cảng TP. Hồ Chí Minh. Mọi chi phí về vận chuyển, bốc
xếp và các chi phí phát sinh khác đều do bên A chịu.
Điều 2: Qui cách - Phẩm chất
Bên A sản xuất bàn ghế mây đúng theo qui cách chẩm chất của khách hàng
hgghcầu và, bên A chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của mình sản xuất đến tay
người tiêu dùng.
Câu hỏi
1) Nhập văn bản này vào một file mới, định dạng và đặt tên file đó là
Hopdong.doc
2) Những điều khoản trong bản hợp đồng bày được sắp xếp một cách lộn xộn,
bạn hãy di chuyển các khối văn bản để bố trí lại các điều khoản cho đúng
3) Tìm kiếm và thay thế 2002 thành 2003.

93
Bài 5: Soạn thảo văn bản theo mẫu sau:

94
Bài 6: Tạo 02 bảng theo mẫu:

95
Bài 7: Soạn thảo văn bản theo mẫu sau:

Bài 8: Soạn thảo các công thức toán học sau:


1
dx
 Tính các tích phân sau : I = 
0
2 cos x + sin x + 3

 Xét hệ đại số tuyến tính sau :

a11 a12  a31   x1  b1 


a   x  b 
 12 a 22  a32 
  2 =  2 
         
     
a1n a 2 n  a33   xn   xm 

 Xét hệ thức sau :


A(x, y, x ) A(x, y, z ) B(x, y, z ) B(x, y, z )
+ B ( x, y , z ) = + A(x, y, z )
y z x z

 Nhôm và kẽm trong dung dịch kiềm :

2Al + 2NaOH + 2H2O = 2Na AlO2 + 3H2

Zn + 2NaOH = Na2ZnO2 + H2

96
Bài 9: Trộn văn bản theo mẫu và dữ liệu đã cho như sau:
File Mẫu:

File Dữ liệu:

STT Họ và Tên ĐTB Loại Học bổng

1 Trương Thành Công 5.4 TB

2 Nguyển Văn Thành 6.5 Khá 100000 đ

3 Tô Thanh Danh 7.8 Khá 100000 đ

4 Lê Thị Thu Hồng 3.4 Yếu

5 Bùi Thị Mỹ Ngọc 8.6 Giỏi 200000 đ

6 Trần Phương Linh 9.0 Xuất sắc 300000 đ

7 Đào Duy Từ 5.0 TB

97
Chương 3
BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ MICROSOFT EXCEL 2016

3.1. LÀM QUEN VỚI EXCEL

3.1.1. Giới thiệu về Microsoft Excel

Excel là một chương trình xử lý bảng tính (spreadsheet) trong bộ ứng dụng
Microsoft Office. Đây là một phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong lĩnh
vực xử lí bảng tính, đặc biệt trong công tác kế toán. Ngoài các chức năng thực hiện tính
toán trên các loại số liệu, Excel có thể vẽ biểu đồ, tổ chức các bảng dữ liệu, hay tự động
hóa các tác vụ bằng Macro.
Một tài liệu (file) Excel được gọi là một sổ tính (workbook), đặc biệt là trong đó
có thể chứa tới tối đa 256 trang tính (worksheet) có thể hoạt động độc lập hoặc tương
tác với nhau. Mỗi trang tính có tới 1.048.576 dòng và 16.384 cột cho thấy Excel có thể
cung cấp cho người dùng một khả năng lưu trữ rất lớn.

3.1.2. Khởi động và thoát Excel

Khởi động Excel


Có thể dùng các cách sau để khởi động Excel
Cách 1: Từ màn hình destop, nhấp đúp chuột vào biểu tượng Excel 2016 có trên

màn hình
Cách 2: Khởi động từ Start

98
Nhấp vào
đây

Sau khi khởi động chương trình Excel, bạn có thể tạo ra một sổ tính (file) mới
dựa trên một tài liệu mẫu (template). Excel 2016 cung cấp nhiều tài liệu mẫu khác nhau
để bạn lựa chọn (có thể có sẵn hoặc có thể tải thêm về từ Internet). Bạn có thể tạo một
bảng tính trống, chưa định dạng bằng cách chọn Blank workbook.

Tạo bảng
tính trống
Phần này
hiển thị
các file
mới mở
gần đây

Đóng bảng tính.


Sau khi hoàn tất làm việc với một bảng tính bạn có thể đóng bảng tính (lưu ý việc
đóng bảng tính khác với lại thoát khỏi Excel)
- Đóng bảng tính mà không thoát khỏi Excel: chọn File→Close
- Thoát khỏi Excel: Nhấp chuột vào nút Close phía trên, bên phải thanh tiêu đề
(hoặc bấm tổ hợp phím Alt +F4).

99
Chú ý: Nếu bảng tính có nội dung chưa được lưu, Excel sẽ hiện hộp hội thoại
cảnh báo

Lưu nội dung mới Đóng bảng tính và Hủy việc đóng và tiếp
và đóng bảng tính không lưu nội dung mới tục làm việc với bảng
tính

3.1.3. Các thành phần trong trong cửa sổ làm việc của Excel

Khi mở một trang tính Excel 2016, giao diện của phần mềm gồm nhiều thành
phần như sau

Thanh tiêu đề

Thanh menu chính

Hệ thống lệnh

Thanh công thức

Thanh cuộn

Thanh chọn trang tính

Thanh trạng thái

• Thanh tiêu đề (Title bar)


Nằm phía trên cùng của cửa sổ chương trình và chứa:
- Thanh công cụ truy cập nhanh (Quik Access Toolbar)
- Tiêu đề tài liệu đang mở (Wordbook title)
- Nút trợ giúp (Help button)
- Nút tùy chọn hiển thị Ribbon (Ribbon Display Option button)

100
Các nút điều khiển của sổ chương trình ứng dụng (Minimize, Restore
Down/Maximize và Close)

• Hệ thống lệnh (Ribbon)


Nằm ngay dưới thanh tiêu đề gồm các thẻ lệnh và các nhóm lệnh.
• Thanh công thức (Formula bar)
Nằm phía dưới Ribbon, bạn có thể lấy công thức hoặc gõ lệnh trực tiếp vào đây
khi xây dựng các công thức.
• Thanh chọn trang tính (Sheet Tabs)
Nằm phía dưới vùng lưới, hiển thị các trang tính hiện có trong cửa sổ tính.
• Thanh trạng thái (Status bar)
Nằm phía dưới cùng của màn hình ứng dụng, cung cấp các thông tin về tài liệu
hiện hành và hỗ trợ một số chức năng cho chương trình ứng dụng.
• Thanh cuộn (Scroll bar)
Thanh cuộn ngang (Horizontal Scroll bar): Cho phép dịch chuyển màn hình sang
bên trái hoặc phải của tài liệu.
Thanh cuộn dọc (Vertical Scroll bar): cho phép dịch chuyển màn hình lên phía
trên hoặc xuống phía dưới của tài liệu.

3.1.4. Nhập dữ liệu vào ô

Việc nhập dữ liệu vào trang tính là nhập dữ liệu trực tiếp cho từng ô.
Việc nhập dữ liệu có thể thực hiện tại ô hiện hành hoặc thông qua thanh công
thức.
- Nhập dữ liệu trực tiếp vào ô: Khi nhập xong thì bấm phím Enter, khi đó ặc định
con trỏ ô sẽ nhảy ngay xuống ô bên dưới.
- Nhập dữ liệu thông qua thanh công thức: Đặt con trỏ vào thanh công thức, nhập

dữ liệu và nhấn Enter để kết thúc, hoặc nhấp vào nút Enter trên thanh công thức
(trong trường hợp này con trỏ ô sẽ giữ nguyên tại vị trí ô vừa nhập liệu).
- Hủy nhập dữ liệu: Trong quá trình nhập liệu, nếu muốn hủy thao tác, bạn hãy

bấm nút Cancel trên thanh công thức.

101
- Sửa dữ liệu: Đặt con trỏ ô tại ô cần sửa và bấm phím F2 hoặc nhấp đúp chuột
tại ô khi đó con trỏ văn bản sẽ xuất hiện cho phép bạn sửa dữ liệu trong ô.
- Các kiểu dữ liệu
Excel phân biệt các kiểu dữ liệu khác nhau để có thể xử lí tính toán. Mỗi ô chỉ
lưu trữ duy nhất một trong ba kiểu dữ liệu: văn bản (text); số (number); công thức
(formulas).
Khi bạn nhập dữ liệu vào một ô, Excel sẽ tự nhận biết được kiểu dữ liệu
Chú ý: một công thức tương tự như một biểu thức toán học, bắt đầu bởi đấu “=”,
bao gồm các số hạng và các phép toán. Khi bạn nhập công thức vào ô và nhấn Enter,
Excel sẽ tự động tính toán và hiển thị giá trị kết quả của công thức trong ô.

3.2. CÁC THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH

3.2.1. Chọn ô, dòng, cột, bảng tính

Trong quá trình làm việc với trang tính, bạn sẽ thường xuyên phải chọn một hay
nhiều vùng trong trang tính, mỗi vùng có thể nhiều ô. Để thực hiện điều đó bạn thực
hiện như sau:
• Chọn một vùng
Cách 1: nhấp chuột vào ô đầu tiên của vùng, giữ và rê chuột để chọn vùng.
Cách 2: nhấp chuột vào ô đầu tiên của vùng, giữ phím Shift và dùng các phím
mũi tên để mở rộng vùng chọn.
Cách 3: nhấp chuột vào ô đầu tiên của vùng, bấm phím F8, dùng phím mũi tên
để mở rộng vùng chọn và kết thúc bấm F8 hoặc Esc.
• Chọn toàn bộ trang tính

Cách 1: Bấm vào nút Select All ở góc trên bên trái vùng lưới
Cách 2: Dùng phím tắt Ctrl +A (tuy nhiên, nếu trang tính có chứa dữ liệu thì tổ
hợp phím tắt này chỉ chọn vùng bao gồm tất cả các ô có chứa dữ liệu chứ không phải
toàn bộ trang tính. Để lựa chọn toàn bộ trang tính bạn bấm Ctrl+A hai lần)
• Chọn dòng hoặc cột
- Nhấp chuột vào đầu dòng hoặc đầu cột

102
- Dùng tổ hợp phím Ctrl+Shift và phím mũi tên trái/phải để chọn các ô trên dòng
kể từ ô hiện hành đến đầu/cuối của dòng.
Dùng tổ hợp phím Ctrl+Shift và phím mũi tên lên/xuống để chọn các ô trên cột
kể từ ô hiện hành đến đầu/cuối của cột.

3.2.2. Chèn ô, dòng, cột vào bảng tính

Chèn một ô vào vị trí hiện hành: Home → Cell → Insert. Ô hiện hành sẽ được
đẩy xuống dưới.
Chèn cột/dòng vào bảng tính
Cách 1: Đặt con trỏ ô vào một ô bất kì của dòng phía trên dòng mới/ cột bên phải
cột mới →Trong thẻ Home, nhóm lệnh Cell, nhấp chuột vào mũi tên của nút lệnh Insert,
chọn Insert Sheet Rows/Columns.
Cách 2: Nhấp chuột vào đầu dòng/cột bên dưới/phải của dòng/cột mới để chọn
toàn bộ dòng/cột đó → bấm tổ hợp phím Ctrl+Shift+”+”. Mỗi lần bấm chèn thêm một
dòng/cột.

3.2.3. Xóa ô, dòng, cột khỏi bảng tính

Xóa ô hiện hành hoặc các ô được chọn: Home → Cell → Delete. Các ô bên dưới
sẽ được dịch chuyển lên.

Để dịch chuyển các ô xung quanh sau khi xóa, bạn nhấp chuột vào nút mũi tên
của Delete và chọn Delete Cell…

103
Dịch các ô bên phải sang

Dịch các ô bên dưới lên

Xóa các dòng

Xóa các cột

Xóa cột/dòng trong bảng tính


Cách 1: Đặt con trỏ ô vào một ô bất kì của dòng/ cột cần xóa →Trong thẻ
Home, nhóm lệnh Cell, nhấp chuột vào mũi tên của nút lệnh Delete, chọn Delete Sheet
Rows/Columns.
Cách 2: Nhấp chuột vào đầu dòng/cột cần xóa để chọn toàn bộ dòng/cột đó →
bấm tổ hợp phím Ctrl+”-”. Mỗi lần bấm chèn thêm một dòng/cột.

3.2.4. Hiệu chỉnh kích thước dòng và cột

Khi nhập 1 văn bản dài bạn có thể dùng tổ hợp phím Alt+Enter để ngắt dòng,
hoặc định dạng tự động cuộn dòng bằng lệnh Wrap Text. Ngoài ra ta có thể sử dụng các
lệnh để điều chỉnh độ rộng và chiều cao của ô cho phù hợp với dữ liệu.
Hiệu chỉnh độ rộng cột
- Hiệu chỉnh độ rộng cột tùy ý: Định vị con chuột tại biên phải của Column
heading, rê chuột và thay đổi độ rộng của cột.

- Hiệu chỉnh độ rộng cụ thể: Đặt con trỏ vào ô hoặc cột cần điều chỉnh, chọn
Home → Cell → Format →hội thoại Column Width…, sau đó nhập độ rộng trên hộp
hội thoại Column Width và chọn OK

104
Nhập độ rộng

- Tùy chỉnh độ rộng mặc định: Home → Cells → Format → Default Width…,
nhập độ rộng trên hộp hội thoại Standard Width và chọn OK

Nhập độ rộng

- Các thao tác được làm tương tự với việc điều chỉnh chiều cao dòng (Row
Height)
Sử dụng AutoFit
AutoFit là chức năng tự động điều chỉnh độ rộng của cột hoặc chiều cao của dòng,
sao cho vừa đủ chứa dữ liệu cho ô hiện hành. Có 2 cách thực hiện sau:
- Home → Cells → Format → AutoFit Column Width/Row Height
- Định vị chuột tại biên phải của Column heading hoặc biên dưới của Row
heading rồi bấm đúp chuột.
Chú ý: Các bạn có thể chọn nhiều dòng/cột để thực hiện lệnh AutoFit cùng lúc.

3.2.5. Trộn, tách ô trong bảng tính

Trong quá trình thao tác với bảng tính, đôi khi ta phải trộn và tách ô để thiết lập
dạng của bảng tính.
Lựa chọn vùng cần trộn/tách, kích chuột vào biểu tượng Merge&Center trong

vùng Alignment

105
3.2.6. Cố định dòng, cột

Đôi khi trong quá trình thực hiện thao tác đối với các vùng dữ liệu trong bảng
tính mà bảng tính quá dài và rộng, khó quan sát do di chuyển bị mất dòng hoặc cột tiêu
đề, Excel cho phép ta cố định dòng và cột tiêu đề trong bảng tính.
Để cố định dòng và cột trong bảng tính ta thực hiện thao tác sau: đặt chuột vào
ô bên dưới dòng và bên phải cột cần cố định, lựa chọn thẻ Wiew → Windown → Freeze
Panes → Freeze Panes

Cố định dòng
bên trên và cột bên
Cố định
trái
hàng trên cùng của
trang
Cố tính
định cột
đầu tiên cùa trang
3.2.7. Cố định tiêu đề của bảng tính cho các trang tính

Khi in ra bảng tính quá dài hoặc quá rộng, Excel cho phép ta hiển thị cố định các
tiêu đề ở tất cả các trang in để tiện theo dõi thông tin trên bảng tính.
Để hiển thị cố định tiêu đề bảng tính cho các trang in ta tiến hành các thao tác
sau:
Page Layout→Page Setup →Print Titles →Rows to repeat at top/Columns to
repeat at left, rồi lựa chọn dòng và cột cần cố định ở các trang in.

106
Kích vào đây để lựa chọn
dòng cần hiển thị cố định ở các
trang
Kích vào đây để lựa chọn
cột cần hiển thị cố định ở các trang

3.2.8. Tạo và hủy bỏ đường viền trong bảng tính

Trong Excel, dữ liệu được thể hiện trong các bảng bố trí theo các hàng và cột,
nhưng khi in ra các bảng biểu chưa có đường viền bảng, để tạo đường viền bảng ta tiến
hành các thao tác sau:
B1: Chọn vùng cần tạo viền bảng
B2: Chọn Home → Font → Fomat Cells → Border, rồi chọn Style (kiểu đường
viền); Color (màu sắc viền); Preset, Border (ví trí các viền), rồi bấm OK

107
3.2.9. Tô mầu nền cho bảng tính

Để trình bày bảng biểu trong bảng tính cho sinh động, ta có thể tô màu cho các ô
trong bảng tính.
Để tô màu nền cho các ô trong bảng biểu, ta tiến hành các thao tác sau:
B1: Chọn vùng cần tô màu

B2: Chọn Home → Font → Kích vào mũi tên của biểu tượng Theme Color
→ Lựa chọn màu muốn tô.

3.2.10. Sao chép, di chuyển, xóa dữ liệu trong bảng tính

Cắt, sao chép và dán dữ liệu


Khi bạn sao chép (copy) hay cắt (cut) dữ liệu từ một nguồn nào đó, dữ liệu sẽ
được đưa vào bộ nhớ đệm (clipboard) dùng chung cho các chương trình ứng dụng. Từ
đó bạn có thể dán (paste) dữ liệu trong bộ nhớ đệm vào các ô.
Để sao chép hoặc di chuyển dữ liệu bạn thực hiện thao tác theo thứ tự sau: chọn
ô/vùng chứa dữ liệu nguồn → trong thẻ Home (nhóm lệnh Clipboard) chọn lệnh Copy

(phím tắt Ctrl+C) hoặc Cut (phím tắt Ctrl+X) → chọn ô/vùng đích →chọn

lệnh Paste (phím tắt Ctrl+V).


Sử dụng Paste Special
Đây là tính năng dán đặc biệt của Excel, cho phép bạn sao chép công thức, giá trị
và kiểu format cho vùng dữ liệu.
Để mở Paste Special bạn có thể thực hiện một trong 2 cách sau

108
- Trong thẻ Home, nhóm lệnh Clipboard, nhấp chuột vào mũi tên của lệnh Paste,
chọn Paste Special.
- Kích phải chuột, chọn Paste Special

Trong vùng Paste


All: dán toàn bộ dữ liệu nguồn
Formulla: dán công thức
Vallue: dán giá trị
Format: dán định dạng
Comment: dán ghi chú
Validation: dán các luật kiểm tra dữ liệu hợp lệ
All using Source theme: dán toàn bộ dữ liệu nguồn cùng với mẫu định dạng được
áp dụng cho dữ liệu nguồn
All except borders: dán toàn bộ, ngoại trừ định dạng khung viền
Collumn widths: chỉ dán độ rộng của cột
Formulas and Number Formats: dán công thức và những định dạng về số của dữ
liệu nguồn

109
Values and Number Formats: dán giá trị và những định dạng về số của dữ liệu
nguồn.
All merging conditional formats: dán các luật định dạng theo điều kiện của dữ
liệu nguồn.
Trong vùng Operation
Add: cộng giá trị dữ liệu nguồn vào dữ liệu địch
Subtract: Trừ giá trị dữ liệu nguồn từ dữ liệu đích
Multiply: Nhân giá trị dữ liệu nguồn với dữ liệu đích
Divide: Chia giá trị dữ liệu đích cho dữ liệu nguồn
Các tùy chọn còn lại
Skip blank: Chỉ dán những ô nguồn có chứa dữ liệu
Transpose: khi dán một vùng, Excel sẽ chuyển vị trí cột thành dòng và dòng thành
cột
Paste link: dán dữ liệu nguồn đồng thời liên kết với dữ liệu đích, khi dữ liệu
nguồn thay đổi thì dữ liệu đích cũng thay đổi theo.

3.2.11. Định dạng kiểu dữ liệu cho các trường (cột) trong bảng tính

Các kiểu dữ liệu


Excel phân biệt các kiểu dữ liệu khác nhau để có thể xử lí tính toán. Mỗi ô chỉ
lưu trữ duy nhất một trong ba kiểu dữ liệu: văn bản (text); số (number); công thức
(formulas).
Khi bạn nhập dữ liệu vào một ô, Excel sẽ tự nhận biết được kiểu dữ liệu
Chú ý: một công thức tương tự như một biểu thức toán học, bắt đầu bởi đấu “=”,
bao gồm các số hạng và các phép toán. Khi bạn nhập công thức vào ô và nhấn Enter,
Excel sẽ tự động tính toán và hiển thị giá trị kết quả của công thức trong ô.
Để định dạng lại kiểu dữ liệu cho các vùng trong bảng tính, ta thực hiện các thao
tác sau:
B1: Chọn vùng dữ liệu cần định dạng:
B2: Home → Format Cells → Number → lựa chọn các kiểu dữ liệu phù hợp.

110
3.2.12. Căn chỉnh lề cho dữ liệu trong ô

Để căn chỉnh lề cho dữ liệu trong một vùng, ta thực hiện các thao tác sau:
B1: Chọn vùng cần căn chỉnh
B2: Home → Font → Fomat Cells →Alignment → Lựa chọn cách căn lề phù
hợp.

111
3.2.13. Định dạng văn bản trong bảng tính

Để định dạng văn bản trong bảng tính ta chọn thẻ Home → Font → Fomat Cells
→ Font → từ đó chọn kiểu chữ, cỡ chữ và font chữ cho phù hợp.

3.2.14. Điền dữ liệu tự động cho bảng tính

Excel cho phép ta điền dữ liệu tự động trong bảng tính bởi tính năng cho phép tự
động nhận diện và thiết lập công thức.
Để thực hiện điền số thứ tự động ta thực hiện các thao tác sau:
B1: Tạo 2 ô thứ tự đầu tiên
B2: Dùng chuột chọn vùng 2 ô đó, di chuyển con chuột tới núm điều khiển (góc

dưới, bên phải của vùng đã chọn) rồi kéo đến hết vùng cần điền, Excel sẽ tự
động điền các ô còn lại theo đúng vết ta đã tạo cho 2 ô đầu.
Để điền ngày, tháng tự động ta cần gõ dữ liệu cho ô đầu tiên và thực hiện thao
tác kéo núm điều khiển như cách trên.

Khi cần ta có thể lựa chọn Tùy chọn tự động điền ngay sau khi kéo núm
điều khiển để thay đổi cách điền tự động.

112
3.2.18. Tạo tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang

Trong Excel, ta cũng có thể tạo tiêu đề đầu trang và tiêu đề cuối trang cho trang
in.
Để tạo tiêu đề đầu trang và cuối trang cho trang in ta thực hiện các thao tác sau:
B1: Chọn thẻ View → Page Layout

C
họn

B2: Kích chuột vào vùng Add header và Footer, điền thông tin cần đưa vào.

ĐIền thông tin


cho header

ĐIền thông tin


cho Footer

113
3.3. CÔNG THỨC VÀ HÀM

Công thức là một kiểu dữ liệu đặc biệt trong Excel, có ý nghĩa tương tự như một
biểu thức toán học. Một công thức mới bắt đầu bởi dấu “=”, bao gồm các thành phần là
những số hạng và các phép toán.
Chú ý: Các thành phần trong công thức phải được kết hợp theo cách thức của
Excel, nếu không đúng sẽ phát sinh lỗi.

3.3.1. Sử dụng các công thức

Trong những phần trên đã đề cập, công thức là một kiểu dữ liệu đặc biệt trong
Excel, có ý nghĩa tương tự một biểu thức toán học. Một công thức bắt đầu bởi dấu “=”,
bao gồm các thành phần là những số hạng và phép toán. Các thành phần của công thức
phải được kết hợp theo cách thức của Excel, nếu không đúng sẽ phát sinh lỗi .
Tạo vào hiệu chỉnh các công thức
Bạn có thể nhập công thức vào một ô với dộ dài tối đa 8,192 ký tự, bắt đầu là dấu
= và phải ít nhất môt giá trị hằng (constant value), ví dụ =5, ngược lại thì Excel xem là
dữ liệu văn bản.
Giá trị hằng được nhập trực tiếp, hoặc tham chiếu đến các ô, ví dụ =B2. Giá trị
trong ô tham chiếu sẽ được tự động đưa vào công thức. Giá trị hằng cũng có thể là kết
quả của một hàm, trong những phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết nhiều hàm trong những
phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết nhiều hàm trong thư viện hàm của Excel.
Bạn tạo công thức khi cần xử lý dữ liệu đã có trong ô, hoặc các giá trị hằng, phục
vụ cho một mục đích tính toán. Excel hỗ trợ bạn các công cụ, đặc biệt là các hàm thư
viện để xây dựng công thức, đồng thời thực hiện tính toán và đưa ra kết quả một cách
nhanh chóng. Tuy nhiên, việc tạo một công thức đúng đắn, nhằm mục đính gì, hay kết
quả của công thức như thế nào, hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
❖ Tạo một công thức :
Khi nhập địa chỉ tham chiếu trong công thức, bạn có thể nhập trực tiếp, hoặc chỉ
cần nhập chuột vào ô tham chiếu hay chọn vùng tham chiếu, Excel sẽ tự động điền địa
chỉ tham chiếu vào công thức
Ví dụ : Trong Bảng Lương tháng 4, bạn tính Lương = LCB* Ngày công

114
- Chọn ô E6, nhập =C6*D6, nhập Enter.
- Chọn ô E6, dùng Fill handle điền dữ liệu chon các ô E7:E15.
Trong E7:E15 hiển thị kết quả công thức, Excel tự động điều chỉnh địa chỉ tham
chiếu ô trong công thức khi được sao chép, những phần sau sẽ trình bày về đặc điểm
này.
❖ Hiệu chỉnh một công thức:
Bạn hiệu chỉnh công thức tương tự như hiệu chỉnh dữ liệu thông thường. Nhập
đúp ô, hoặc chọn ô rồi nhấn F2 để vào chế độ Edit hiệu chỉnh nội dung ô.
Excel có một tính năng tư động kiểm tra các công thức trong trang tính, nếu phát
hiện có sự mâu thuẫn đối với công thức, sẽ hiện chỉ báo. Những phần sau sẽ trình bày
về công cụ kiểm tra lỗi tự động này.
Các tham chiếu ô
Địa chỉ tham chiếu ô hay cùng thường xuyên được sử dụng trong công thức, bởi
chúng mang lại sự linh hoạt. Nếu bạn đưa trực tiếp các giá trị vào công thức, sẽ không
thuật tiện khi cần thay đổi. Thay vào đó, bạn nhập giá trị hằng vào các ô, và tham chiếu
đến các ô đó. Khi có sự thay đổi trong các ô được tham chiếu, công thức sẽ được tự động
cập nhật.
Tham chiếu vùng (cell ranges) thì chỉ có thể được sử dụng trong các hàm, ví dụ
SUM(B1:D10), hàm SUM sẽ tính tổng các ô trong vùng B1:D10. Bạn không thể sử
dụng trực tiếp tham chiếu vùng trong công thức, ví dụ =A1+B1:B5 sẽ phát sinh lỗi, hoặc
có kết quả vô nghĩa .
Bạn có thể sử dụng tham chiếu vùng theo những dạng khác, bao gồm:
B:B toàn các ô trên cột B.
115
5:5 toàn bộ các ô trên dòng 5.
D:F toàn bộ các ô trên các cột D, E và F.
5:8 toàn bộ các ô trên các dòng 5, 6, 7 và 8.
Các toán tử toán học
Trong Excel cungc như trong hầu hết các chương trình ứng dụng, bạn có các ký
hiệu toán từ toán học chuẩn được ký hiệu như sau:
^ Phép lũy thừa (exponentiation).
*phép nhân(multiplication).
/ phép chia (division).
+ phép cộng(addition).
- phép trừ (subtration).
Trong công thức, bạn cũng dùng những ký hiệu chuẩn để thay đổi độ ưu tiên của
phép toán thứ tự như sau:
1. Dấu ngoặc, ví dụ (2+3)*5=25.
2. Dấu âm, ví dụ 5 + -7 = -2.
3. Phép lũy thừa, ví dụ 5 * 2 ^3 = 40.
4. Phép nhân và chia, ví dụ 2+3*2-1/2=7.5.
5. Phép cộng và trừ, ví dụ 100-70+32-11+25=76.
Tham chiếu đến các trang tính khác
* Tham chiếu các ô trong trang tính khác:
Bạn có thể tham chiếu đến các ô hay vùng trong những trang tính khác của số
tính, với địa chỉ tham chiếu có dạng ‘<Tên trang tính>’!<Tham chiếu>.
Ví dụ: Trong ô A1 của trang tính Sheet1 có công thức =B1+Sheet2!E1, tham
chiếu đến ô E1 trong Sheet2. Dấu chấm thân ! chỉ ra rằng địa chỉ tham chiếu ở trang tính
khác. Bạn có thể không dùng cặp dấu nhảy đơn, nếu tên trang tính không có ký tự khoảng
trắng.
* Tham chiếu 3-D:

116
Tham chiếu đến các ô ở cùng vị trí trên nhiều trang tính được gọi tham chiếu 3-D.
Loại tham chiếu này giúp bạn có thể tổng hợp những số liệu cùng loại trên trang tính
khác nhau .
Ví dụ : Hệ thống cửa hàng của bạn có các chi nhánh North, Central, và South.
Dữ liệu bán hàng của các chi nhanh được lưu trong những trang tính tương ứng. Doanh
số bán hàng của chi nhanh nằm tại ô E10 trong mỗi trang tính.
North!E10 201,307.50$
Central!E10 198,707.60$
South!E10 197,806.10$
Tham chiếu 3-D đến ô E10 trong cả ba trang tính có dạng North:South!E10. Tất
cả các trang tính nằm giữa trang tính đầu vào trang tính cuối trong tham chiếu 3-D được
xét đến.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng tham chiếu 3-D, bạn cần kết hợp với các hàm thống
kê như SUM,AVERAGE…
Ví dụ: Trang tính Sales lưu trữ các số liệu tổng thể của hệ thống cửa hàng. Bạn
tính tổng doanh số tất cả chi nhánh bằng công thức =SUM(North:South!E10).

Chú ý: Trong trường hợp này, bạn có thể dùng công thức thay thế
=North!E10+Central!E10+South!E10, tuy nhiên sử dụng công thức 3-D thì tiện dụng
hơn, đặc biệt khi có nhiều trang tính tham chiếu đến.

117
3.3.2. Sử dụng hàm

Hàm (function) có thể xem như là một công thức được xây dựng trước, để thực
hiện một vấn đề tính toán cụ thể. Một hàm nhận vào các dữ liệu cần có để tính toán, gọi
là các tham số (argument), thực hiện tính toán và trả về giá trị kết quả.
Các hàm có cú pháp (syntx) chung < Tên Hàm>(Các Tham Số). Một số hàm
không có tham số, các tham số nếu có, được phân cách bằng dấu phẩy. Một số tham số
gọi là tham số tùy chọn (optional), nếu bạn không truyền vào thì hàm sẽ sử dụng một
giá trị được định trước.
Để sử dụng một hàm, bạn cần tìm hiều chức năng và cú pháp của hàm. Ví dụ hàm
Round có chức năng làm tròn số, có cú pháp Round(number, nun_digits). Hàm có hai
tham số, number là số cần làm tròn và num_digits là vị trí làm tròn (hay số chữ số lẻ sau
khi làm tròn). Round trả về kết quả là số đã được làm tròn.
Hàm phải được sử dụng trong một công thức, ví dụ =Round( 2013.0705, 3), kết
quả của công thức là 2013.071.
Tham số của hàm có thể là các dữ liệu số, thời gian, hay văn bản tùy theo cú pháp
của hàm, tham chiếu ô, và biểu thức (expression). Một số hàm chấp nhận tham số là
tham chiếu vùng. Đối với tham số kiểu dữ liệu văn bản, nếu bạn sử dụng bằng văn bản,
thì phải đặt văn bản trong vặp dấu nháy kép, ví dụ “Microsoft Excel”.
Các hàm phổ biến trong Excel
Thư viện hàm Excel bao gồm khá nhiều hàm, trong phần này, bạn sẽ bắt đầu tìm
hiểu một số hàm phổ biến. Đây là nững hàm được sử dụng nhiều, nhưng đơn giản, và
chúng có cú pháp giống nhau.
Hàm Chức năng
SUM(number1, [number], …) Tính tổng các tham số
AVERAGE(number1, [number], …) Tính trung bình các tham số
MIN(number1, [number], …) Tìm tham số cs giá trị nhỏ nhất
MAX(number1, [number], …) Tìm tham số có giá trị lớn nhất
COUNT(number1, [number], …) Đếm số tham số là dữ liệu số
Các hàm này có số tham số thay đổi, tối đa là 255. Tham số có thể là tham chiếu
vùng, ví dụ =SUM (A1,13,B1:C5), hàm sẽ tính trên từng ô thuộc vùng.

118
Trong cú pháp của các hàm, tham số được đặt trong cặp ngoặt vuông [] cho biết
đó là tham số tùy chọn (optional).
Nếu tham số là giá trị hằng, đôi với các hàm SUM, AVERAGE, MIN, MAX phải
là dữ liệu số hay thời gian. Nếu bạn truyền vào hằng văn bản, ví dụ =Min( B2, “Excel”,
2016), công thức sẽ phát sinh mã lỗi #VALUE!, do tính toán trên dữ liệu văn bản. Tuy
nhiên, hàm COUNT làm việc với mọi loại giá trị hằng, ví dụ =COUNT( 9.75, “Excel”,
2016) có kết quả là 2, là số giá trị hoặc thời gian.
❖ Đưa các hàm vào công thức:
Bạn nhập hàm trong khi xây dựng công thức, hoặc sử dụng lệnh chèn hàm Insert
Function. Khi bạn gõ một vài kí tự đầu tiên, một khung chứa các hàm có tên khớp với
những ký tự bạn nhập sẽ xuất hiện, bạn có thể chọn hàm trong danh sách và nhấn phím
Tab, Excel sẽ điền hàm và dấu ngoặc mở trong công thức. Đây là tính năng Formula
AutoComplete hỗ trợ người dùng nhập hàm nhanh hơn. Bạn có thể bật hay tắt tính năng
này thông qua hộp thoại Excel Options, trang Formula, vùng Working with formulas, ô
chọn Formula AutoComplete.
Riêng các hàm trong phần này, do tính phổ biến của chúng, Excel cung cấp lệnh
AutoSum trong thẻ Home nhóm lệnh Editing, hoặc thẻ Formulas nhóm lệnh Function
Library, giúp bạn chèn hàm một cách nhanh chóng.
Lệnh AutoSum sẽ chèn hàm SUM và cặp dấu ngoặc vào công thức, đồng thời
Excel tự động đưa tham chiếu vùng dữ liệu, nếu chưa phù hợp.
Ví dụ: Trong bảng Grocery List, bạn tính tổng Total với hàm SUM bằng cách
nhấp chuột vào lệnh AutoSum.
Bạn nhấp chuột vào mũi tên của lệnh AutoSum để chọn trong danh sách những
hàm phổ biến khác như AVERAGE, COUNT, MAX, MIN.
Các hàm điều kiện
Hàm điều kiện giúp bạn thực hiện những tính toán khác nhau, tùy theo sự thay
đổi của giá trị dữ liệu, trong đó, một hàm quan trọng là IF. Hàm IF đánh giá một biểu
thức luận lý (logical test), hay còn gọi là biểu thức điều kiện, và thực hiện một trong hai
tính toán tùy theo kết quả của điều kiện là đúng hay sai.

119
Điều kiện là một phép so sánh, sử dụng ký hiệu so sanh =, <, >, <=, >=, và <>.
Các giá trị so sánh có thể là giá trị hằng, tham chiếu ô, kết quả của một hàm, hay biểu
thức. Kết quả của biểu thức điều kiện là giá trị luận lý True hoặc False.
Hàm IF có cú pháp IF( logical_test, [value_if_true], [value_if_false]), trong đó:
- Tham số logical_test là một biểu thức điều kiện, được hàm IF đánh giá và đưa
ra quyết định tiếp theo.
- Tham số value_if_true là giá trị mà hàm IF trả về, nếu biểu thức điều kiện có
kết quả True. Giá trị này có thể là một giá trị hằng, một hàm, hay biểu thức. Đây là tham
số tùy chọn, nếu không sử dụng, hàm sẽ trả về 0.
- Tham số value_if_false là giá trị mà hàm IF trả về, nếu biểu thức điều kiện có
kết quả ngược lại False. Đây là tham số tùy chọn, giá trị định trước là 0.
Ví dụ: Trong bảng “Lương tháng 4”, bạn ghi chú trong cột “Thưởng” là 500.000đ
nếu số ngày công > 20, ngược lại thì để 0, với công thức =IF(D6>20;500000;0)
Hàm IF sẽ đánh giá biểu thức điều kiện D6>20, nếu biểu thức có giá trị True,
hàm trả về giá trị 500.000đ, ngược lại hàm trả về 0.

Chú ý:
Một giá trị hằng văn bản rỗng là một chuỗi có chiều dài bằng 0, bạn vẫn phải
dùng cặp dấu nháy kép để xác định một chuỗi rỗng.

120
Trong trường hợp có nhiều hơn hai tính toán cần lựa chọn thực hiện, bạn có thể
sử dụng nhiều hàm IF lồng (nested) vào trong công thức.
Ví dụ: Vẫn với “Bảng lương tháng 4”, nếu ghi chú trong cột thưởng là 500.000đ
nếu ngày công >=25, ghi 200.000đ nếu ngày công >=20 và <25 và ghi 0 nếu ngày công
<20, với công thức =IF(D6>=25;500000;IF(D6>=20;200000;0))
Hàm IF sẽ đánh giá biểu thức điều kiện D6 >=”25” để lựa chọn 1 trong 2 tính
toán đối với hai tham số tiếp theo:
- Nếu là true thì trả về giá trị 500.000đ, và kết thúc.
- Nếu là False thì thực hiện hàm IF. Một cách tương tự, hàm IF sẽ đánh giá biểu
thức điều kiện D6 >=20” để lựa chọn 1 trong 2 tính toán đối với hai tham số tiếp theo:
Nếu là True thì trả về giá trị 200.000đ, và kết thúc.
Nếu là False thì trả về giá trị 0, và kết thúc.
Chú ý: Bạn có thể sử dụng đến 64 hàm IF lồng tiếng trong công thức.
Sử dụng các hàm luận lý
Khi có nhiều điều kiện cần đánh giá để đưa ra quyết định, bạn sử dụng các hàm
luận lý (logic) AND và OR để kết hợp các điều kiện trong biểu thức điều kiện.
- Hàm AND có cú pháp AND( logical1, logical2,..), có kết quả True nếu tất cả
điều kiện đều có kết quả True. Chỉ cần tồn tại một biểu thức điều kiện có kết quả False,
hàm sẽ trả về False.
- Hàm OR có cú pháp OR( logical1, logical2,..), có kết quả False nếu tất cả điều
kiện có kết quả True, hàm sẽ trả về True.
Ví dụ: Ô thưởng trong “Bảng lương tháng 4” ghi chú thưởng 500.000đ, đối với
người có lương cơ bản >=500.000đ và ngày công >=25. Bạn sử dụng công thức
=IF(AND(C6>=500000;D6>=25);500000;0)
Hàm IF xét biểu thức điều kiện là một hàm AND. Nếu AND trả về kết quả True,
IF sẽ trả về giá trị 500.000đ ngược lại trả về giá trị 0. Trong đó, AND xét lại hai tham
số của nó, nếu cả hai biểu thức điều kiện có kết quả True, hàm sẽ trả về True, ngược lại
thì trả về False. Tương tự, hàm OR xét hai hàm tham số, nếu ít nhất một trong hai biểu
thức so sánh đúng, hàm sẽ trả về True, ngược lại thì trả về False.

121
Sử dụng các hàm văn bản
Thư viện hàm của Excel có nhiều hàm xử lý dữ liệu văn bản. Những hàm này
đặc biệt hữu dụng khi bạn làm việc với dữ liệu văn bản được đưa vào từ các nguồn dữ
liệu ngoài, như từ các cơ sở dữ liệu, trang wed, hay tập tin văn bản.
Hàm Chức năng
LEFT(text, number_chars) Trích các kí tự bên trái của một chuỗi
RIGHT(text, number_chars) Trích các kí tự bên phải của một chuỗi
MID(text, start number, Trích các kí tự từ một vị trí bên trong
number_chars) của một chuỗi
UPPER(text) Đổi các kí tự thành chuỗi chữ viết hoa
LOWER(text) Đổi các kí tự thành chuỗi chữ viết
thường
PROPER(text) Đổi các kí tự đầu mỗi từ thành chữ viết
hoa
LEN(text) Đếm số kí tự của văn bản (độ dài văn
bản)
TRIM(text) Loại bỏ khoảng trắng dư trong văn bản
CONCATENATE(text1, text2, …) Nối các chuỗi thành 1 chuỗi

- Tham số text có thể là giá trị hằng, tham chiếu ô, biểu thức, hay là một hàm .
Đối với hằng văn bản, bạn cần đặt trong cặp nháy kép, nếu không công thức sẽ phát sinh
lỗi #NAME?.
- Tham số num chars là một số >= 0, nếu bạn dùng số âm thì công thức sẽ phát
sinh lỗi #VALUE!. Đối với hàm LEFT và RIGHT, num_chars là tham số tùy chọn, có
giá trị được định trước là 1.
- Tham số start num của hàm MID là một số >=1, nếu là số âm hoặc số 0 sẽ dẫn
đến lỗi #VALUE!.
*Hàm LEN:
Trả về số ký tự của chuỗi, ví dụ =LEN(“Microsoft Excel”) có kết quả 15.

122
Chú ý: Đối với các văn bản bắt đầu bằng một dấu nháy đơn thì hàm LEN không
tính ký tự này trong độ dài
*Hàm TRIM
Chuẩn hóa một chuỗi bằng cách loại bỏ các khoảng trắng ở đầu và cuối chuỗi, và
khoảng trắng dư giữa các từ. Ví dụ: bạn có thể chuẩn hóa dữ liệu Họ và Tên của danh
sách nhân viên, giả sử ô B2 chứa văn bản “nguyễn văn a” công thức
=PROPER(TRIM(B2))sẽ có kết quả là “Nguyễn Văn A”.
Nhân vào ít nhất 1 *Hàm CONCATENATE
và tối đa 255 tham số, nhưng tổng số ký tự trong tất cả các tham số=<8.192. Bạn
có thể sử dụng toàn từ ampersand & để nối nhiều chuỗi thành mội chuỗi. Ví dụ:
=“Chương trình” & “Excel” & 2016 có kết quả là văn bản Chương trình Excel 2016

3.3.3 Chèn các hàm vào công thức

Thư viện hàm của Excel 2013 có tới hàng trăm hàm, trong những phần trên bạn
đã tìm hiểu một số hàm phổ biến cơ bản. Trên thể Fomulas, nhóm lệnh Function Library,
bạn có thể duyệt qua toàn bộ các hàm theo từng loại (categories)

Loại hàm Mô tả
Finacial Thực hiện các tính toán về tài chính
Logical Đánh giá lí luận đối với dự liệu trang tính
Text Xử lí các dữ liệu chuỗi, chuyển đổi dữ liệu số thành văn
bản và ngược lại
Date & time Tính toán trên dữ liệu thời gian
Lookup & Tìm kiếm trong vùng dữ liệu, chuyển đổi vị trí cột/dòng,
Reference tạo các siêu liên kết
Math & Trig Thực hiện các phép tính toán học và lượng giác
Statistical Thực hiện tính toán thống kê trên số liệu

123
Engineering Thực hiện tính toán trong lĩnh vực công nghệ như chuyển
đổi giữa các hệ số đo, tính toán số phức.
Cube Thực hiện các tác vụ khai thác dữ liệu
Information Hiển thị thông tin về các ô và dữ liệu trong ô
Campatibility Các hàm tương thích với Excel phiên bản cũ, không còn
được hỗ trợ hoặc được thay bởi các hàm khác trong phiên
bản hiện tại
Web Trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác qua mạng, dựa
trên các dịch vụ web
*Chèn một hàm vào công thức:
Bạn thực hiện một trong những cách sau:
- Nhập trực tiếp tên hàm.
- Nhập chuột vào lệnh Insert Function trên thể Formulas hoặc thanh công thức.
- Chọn hàm trong nhóm hàm trên thể Formulas.
Khi bạn chèn hàm, Excel sẽ thể hiện hộp thoại Insert Function, bạn có thể gõ tên
hàm trong vùng Search for a function để tìm kiếm, hoặc chọn nhóm hàm trong hộp chọn
Or select a category, rồi chọn hàm trong vùng Select a function

124
Chú ý: Trên hộp thoại Insert Function, bạn có thể thấy cú pháp và ý nghĩa của
hàm. Để xem thông tin chi tiết về hàm, bạn nhấp chuột vào Help on this function để mở
cửa sổ trợ giúp Excel Help.
* Nhập các tham số cho hàm:
Sau khi bạn chọn hàm, Excel sẽ hiện hộp thoại Function Arguments để nhập các
tham số (nếu có) của hàm. Bạn có thể nhập một tham số theo những cách sau:

125
- Nhập trực tiếp giá trị tham số
- Đối với các tham chiếu ô/vùng, bạn có thể nhấp chuột vào nút phía dưới hộp nhấp
tham số, hộp thoại Funtion Arguments sẽ thu nhỏ để bạn chọn tham chiếu trong trang
tính.
Chú ý: Trên hộp thoại sẽ hiện kết quả của hàm trong vung Formula result, sau
khi bạn đã nhập đúng các tham số .

3.3.4. Sử dụng các hàm thống kê có điều kiện

Các hàm SUM hay AVERAGE là các hàm thống kê (summary), thực hiện các tính
toán thông thường trên dữ liệu. Hàm điều kiện IF thì có thể chọn một trong hai tính toán,
tùy theo thông thường trên dữ liệu. Excel cung cấp một số hàm kết hợp hai yếu tố trên,
được gọi là các hàm thống kê có điều kiện (conditional summary).
Hàm Chức năng
COUNTIF(range, createria) Đếm các dữ liệu trong một vùng thỏa
mãn điều kiện cho trước
SUMIF(range, createria, [sum_range]) Tính tổng các dữ liệu trong một vùng
thỏa mãn điều kiện cho trước
AVERAGEIF(range, createria, Tính trung bình các dữ liệu trong một
average_range) vùng thỏa mãn điều kiện cho trước

Hàm thống kê có điều kiện sẽ thực hiện tính toán đối với những dữ liệu thòa điều
kiện criteria trong vùng range.
- Tham số criteria là một điều kiện, mà hàm sẽ kiểm tra dữ liệu trong range có
thỏa điều kiện hay không .
- Điều kiện được đặt trong cặp nháy kép, gồm có một phép so sánh và một giá trị
so sánh. Nếu là phép so sánh bằng thì bạn không cần đưa dấu “=” vào.
- Giá trị so sánh có thể là tham chiếu ô, ví dụ =COUNTIF (F2:F10, “>=E13”)
đếm số mặt hàng có đơn giá ở mức trung bình trở lên (trong ô E13).
- Với điều kiện trên dữ liệu văn bản, bạn có thể dùng hai ký tự đại diện sau:

126
• Dấu sao “*” đại diện cho một chuỗi, ví dụ =COUNTIF(B2:B10, “c*”)
đếm số mặt hàng có tên bắt đầu là chữ “C”.
• Dấu chấm hỏi “?” đại diện cho ký tự , ví dụ =COUNTIF(B2:B10, “?u*”)
đếm số mặt hàng có ký tự thứ hai của tên là chứ “U”.
Tham số thứ ba sum/average_range là vùng dữ liệu số àm hàm sẽ tính toán ,
giúp bạn có thể xét điều kiện trên cùng một vùng (range), trong khi tính toán trên một
vùng dữ liệu khác .
Hàm sẽ xét điều kiện trên dữ liệu của các ô range, và tính toán trên dữ liệu trong
các ô sum/averrage_range tương ứng. Đây là tham số tùy chọn, nếu bạn không đúng
tham số này, hàm sẽ tính trên dữ liệu ngay trong vùng range.
Ví dụ: Công thức =AVERAGEIF (F2:F10, “>=3”) tính đơn giá trung bình của
các mặt hàng có đơn giá từ 3 trở lên .
Các hàm thống kê theo nhiều điều kiện
Đây là các hàm giúp bạn có thể thống kê các dữ liệu thỏa nhiều điều kiện. Cách
thức hoạt động của các hàm thống kê theo nhiều điều kiện tương tự các hàm thống kê
có điều kiện mà bạn đã xem trong phần trên.
Hàm Chức năng
COUNTIFS(createria_range1, Đếm các dữ liệu trong một vùng thỏa
createria1, [createria_range2, createria2], mãn đồng thời nhiều điều kiện
…)
SUMIFS(sum_range, Tính tổng các dữ liệu trong một vùng
createria_range1, createria1, thỏa mãn đồng thời nhiều điều kiện
[createria_range2, createria2], …)
AVERAGEIFS(average_range, Tính trung bình các dữ liệu trong một
createria_range1, createria1, vùng thỏa mãn đồng thời nhiều điều kiện
[createria_range2, createria2], …)

*Hàm COUNTIFS
Sẽ xét lần lượt dữ liệu của các ô tương ứng trên từng vùng criteria_range có thỏa
điều kiện criteria hay không. Hàm sẽ tăng số đếm nếu tất cả các ô tại cùng vị trí tương
ứng trong các vùng đều thỏa điều kiện đối với vùng đó. Các tham số [criteria_range2,
127
criteria2], [criteria_range3, criteria3],…là tùy chọn, nếu bạn không sử dụng thì
COUNTIFS trở thành tương tự COUNTIF.
Ví dụ : Đếm các mặt hàng có Qty>=2, và Untit là lbs hoặc bumch. Với điều kiện
trên vùng UNIT là lbs hoặc bumch, bạn cần tách thành hai tác vụ riêng biệt và cộng hai
kết quả lại, do đó sử dụng hai hàm COUNTIFS trong công thức như sau:
=COUNTIFS(D3:D11, “>=2”, E3:E11, “lbs”) + COUNTIFS(D3:D11, “>=2”,
E3:E11, “bunch”)
Hàm COUNTIFS sẽ xét dữ liệu của từng ô D3:D11, nếu thỏa điều kiện >=2 thì
hàm xét tiếp dữ liệu của ô ở vị trí tương ứng trong E3:E11, nếu thỏa điều kiện bằng lbs
thì hàm sẽ tăng số đếm. Hàm COUNTIFS thực hiện tương tự. Cuối cùng, kết quả của
công thức là tổng hai giá trị trả về của hai hàm COUNTIFS.
*Các hàm SUMIFS và AVERAGEIFS
Thì có tham số đầu tiên là một vùng mà hàm sẽ tính toán những giá trị thỏa các
điều kiện và tham số bắt buộc. Đây chính là sự khác biệt so với SUMIF và
AVERAGEIFS, có vùng tính toán là tham số cuối cùng và là sự tham số tùy chọn.
Ví dụ: Tính đơn giá trung bình của các mặt hàng có số lượng Qty > 2 và Unit là
lbs với công thức = AVERAGEIFS ( F3:F11, D3:D11, “>2”, E3:E11, “lbs”).
Hàm xét lần lượt các ô D3:D11 có thảo mãn điều kiện > 2 hay không. Nếu thỏa,
hàm xét tiếp ô ở vị trí tương ứng giá trị của ô tại vị trí tương ứng trong vùng F3:F11 đẻ
tính trung bình.

Chú ý: Bạn lập điều kiện sử dụng cho các hàm thống kê theo điều kiện cũng
tương tự với các hàm thống theo một điều kiện.

3.3.5. Sử dụng các hàm ngày và giờ (*)

Dữ liệu thời gian của Excel cũng như trong lĩnh vực máy tính nói chung, là giá
trị số được mã hóa (serial number). Sử dụng các hàm làm việc trên dữ liệu thời gian,
trong nhóm Date & Time trên Formulas, bạn có thể trích các thành phần month, day,
year, hour, minute, và second của một giá tri thời gian, định dạng dữ liệu thời gian, hay
lấy thời gian hiện tại của hệ thống máy tính.

128
Hàm Chức năng
NOW() Trả về thời gian hiện tại từ đồng hồ cảu
máy tính, bao gồm ngày và giờ
TODAY() Trả về ngày hiện tại
DATE(year, month, day) Chuyển đổi các hằng số năm, tháng, ngày
thành số mã hóa thời gian
TIME(hour, minute, second) Chuyển đổi các hằng số giờ, phút, giây
thành số mã hóa thời gian
DATEVALUE(date_text) Chuyển đổi một văn bản có dạng thời gian
thành số mã hóa thời gian
DAY(serial_number) Trả về ngày trong thời gian
MONTH(serial_number) Trả về tháng trong thời gian
YEAR(serial_number) Trả về năm trong thời gian
HOUR(serial_number) Trả về giờ trong thời gian
MINUTE(serial_number) Trả về phút trong thời gian
SECOND(serial_number) Trả về giây trong thời gian
WEEKDAY(serial_number, Trả về một số [1..7] đại diện cho một ngày
[return_type]) trong tuần Mon, Tue,…

- Các hàm NOW và TODAY không có tham số. Tuy nhiên, bạn vẫn phải cập nhập
cặp dấu ngoặc cho hàm trong công thức, nếu không thì công thức sẽ phát sinh lỗi
#NAME?.
- Công thức = NOW() trả về giá trị thời gian hiện có dạng M/D/YYYY H:M:S.
- Công thức = TODAY() trả về giá trị ngày hiện tại có dạng M/D/YYYY, các thành
phần giờ, phút, và giây đều bằng 0.
- Hàm DATE nhận vào 3 giá tri số, đại diện cho năm, tháng và ngày. Hàm trả về
một giá trị thời gian từ 1/1/1900 đến 12/31/9999. Nếu ngày nằm ngoài phạm vi 1..31,
hay tháng ngoài phạm vi 1900..9999, công thức sẽ phát sinh lỗi #NUM!, cho biết giá
trị số vượt quá giới hạn. Ví dụ = DATE(2013,7,5) có kết quả 7/5/2013.

129
- Hàm DATEVALUE chuyển đổi mộ văn bản có dạng ngày thành một serial
number. Ví dụ = DATEVALUE(“2013/7-5”) có kết quả 41460. Bạn có thể dung trình
đơn lệnh Number Format trên thẻ Home, nhóm Number để định dạng hiển thị serial
number dưới dạng date/time và ngược lại.
- Các hàm DAY, MONTH, YEAR, HOUR, MINUTE, SECOND nhận vào một
serial number, hoặc một hawngf văn bản có djang kiểu diễn thời gian.
- Ví dụ: = DAY(“7-5-2013”) hoặc =DAY(41460) có kết quả 5.
- Hàm WEEKDAY nhận vào một giá trị date và trả về một số từ 1 đến 7 cho biết
đó là số return_type là tùy chọn, có giá trị định trước bằng 1.
Ví dụ: =WEEKDAY(“7/5/2013”) có kết quả 6 nghĩa là thứ 6.
Tham số return_type có thể nhận các giá trị 2, 3, 3,11, 12, 13, 14, 15, 16, và 17,
thay đổi quy ước các giá trị số kết quả đại diện cho ngày trong tuần. Ví dụ return_type
bwafng 2 thì giá trị kết quả 1 là thứ hai, 2 là tứ 3,…, 7 là chủ nhật.

3.3.6. Tham chiếu tuyệt đối và tương đối

Trong những phần trên của tài liệu, bạn đã sử dụng các tham chiếu ô hay vùng
khi xây dựng công thức sẽ được thay đổi tương ứng với giá trị dữ liệu.
Ví dụ: Trong ô B13 chứa công thức = B4&”-“&C4, khi bạn sao chép B13 và dán
vào E15, công thức sẽ trở thành =E6& “-“&F6. Như vậy, cột B và C được đổi thành E
và F, dòng 4 thành dòng 6, dẫn đến kết quả coongthuwsc thay đổi.

Chú ý: Khi bạn cắt và dán, thì các tham chiếu trong công thức thay đổi.

Sự thay đổi tham chiếu một cách tự động này giúp ích cho bạn rất nhiều khi làm
việc với các vùng dữ liệu trong trang tính. Do các vùng dữ kieuj thuwofng được tổ chức
với những dữ liệu có liên quan, và dữ liệu trên cùng dòng hay cùng một cột thường có
những đặc điểm giống nhau.
Bạn có thể sử dụng các tham chiếu khi xây dựng coog thức cho một ô, và sao
chép công thức cho các ô liền kề. Các địa chỉ tham chiếu sẽ được thay đổi tương ứng
với các ô mà công thức được sao chép đến.

130
Ví dụ: Khi tính Total bằng Qty*Price cho các Item trong vùng Grocery List, các
bạn chỉ cần lập công thức cho Item đầu tiên, rồi sao chép hoặc điền công thức đến các ô
liền kề cho các Item khác.
Loại tham chiếu mặc định này được goi là tham chiếu tương đối (relative
reference).
Sử dụng tham chiếu tuyệt đối
Tham chiếu tuyệt đối (absolute reference) là tham chiếu được thêm dấu $ phía
trước cột và dòng, ví dụ $A$1. Bạn có thể nhập dấu $ hoặc sử dụng phím F4 chuyển
một tham chiếu tương đối tuyệt đối. Bạn đặt con trỏ văn bản tỏng tham tham chiếu, hoặc
chọn các tham chiếu, rồi nhấn F4, ví dụ B15 => nhấn F4 => $B15 => nhấn F4 => $B15
=> nhấn F4 =>B15.
Bạn sẽ dùng đến tham chiếu tuyệt đối khi không muốn tham chiếu bị thay đổi sau
khi tạo chép đến nơi khác, hoặc khi bạn tham chiếu đến một ô hay vùng cố định.
Ví dụ: Bạn tính “Thành tiền” trong “Bảng lương tháng 4” bạn dùng công thức
cho Item đầu tiên là =E6+F6 trong ô G6. Bạn sao chép công thức vào ô G7 cho Item
thứ hai, thì sẽ được =E7+F7, tương tự cho các Item sau.
Sử dụng kết hợp tham chiếu tuyệt đối và tương đối
Đôi khi bạn chỉ cần cố định cột hay dòng trong tham chiếu, hoặc trong một số
trường hợp bắt buộc phải kết hợp tham chiếu tương đối và tuyệt đối có thể xây dựng
công thức đúng.
Ví dụ: Trong bảng lương tháng 4, bạn cần tính tiền quy đổi sang USD, tịa Item
đầu tiên trong ô H6 bạn dùng công thức =G6/$I$4 (cố định ô I4 để khi sao chép công
thức thì việc thực hiện chia cho I4 luôn cố định.

131
3.3.7. Hiển thị và in các công thức

Sau khi bạn nhập công thức, giá trị kết quả của công thức sẽ xuất hiện trong ô.
Bạn có thể xem bảng công thức Formula bar, hoặc nhấn phím F2 vào chế độ Edit để
hiệu chỉnh nội dung ô.
Nếu bạn muốn xem toàn bộ các công thức trong trang tính, hãy thực hiện một
trong những cách sau để chuyển đổi chế độ hiển thị tỏng ô:
- Formulas → Formula Autoditing → Show Formulas (phím tắt là Ctrl+~).

- File → Options → Advanced, trong vùng Display options for this worksheet,
đánh dấu ô chọn Show formulas in cells instead of their calculated results.

132
Tính năng này giúp bạn có thể kiểm tra tất cả công thức tỏng trang tính, đặc biệt
khi cần kiểm tra các công thức lỗi. Bạn cũng có thể in trang tính trong chế độ hiển thị
công thức.

3.3.8. Hàm Transpose(*)

Khi sao chép hoặc cắt, bạn dã dung lệnh dán Transpose (T) trong danh sách của
lệnh Paste, hoặc thông qua hộp thoại Paste Special, để chuyển vị dòng thành cột và cột
thành dòng khi dán dữ liệu vào các ô đích. Bạn có thể dụng hàm TRANSPOSE để thực
hiện chuyển vị một vùng.

133
- Cú pháp của hàm là TRANSPOSE (array), với tham số array là một tham chiếu
vùng. Hàm phải được sử dụng trong một công thức mảng, bạn chọn trước vùng chứa
các ô sẽ chuyển vị, nhập mảng trong ô đầu, và nhấn Ctrl+Shift+Enter.

3.3.9. Sử dụng các hàm tìm kiếm(*)

Các hàm tìm kiếm thông tin của Excel rất hữu ích khi bạn làm việc với số tính có
nhiều dữ liệu. Bạn có thể tra cứu, khi khai thác thông tin, hay xây dựng nội dung cho
các vùng dựa trên dữ liệu được tìm kiếm từ những vùng khác, trang tính khác, hay từ
những số tính khác. Tác vụ tìm kiếm thông tin thường dựa vào một giá trị hay từ khóa
để tìm những dữ liệu liên quan tỏng một vùng.
- Thư viện hàm có khá nhiều hàm tìm kiếm, bạn có thể xem danh sách hàm trong
nhóm Lookup & Reference trên thẻ Formulas, phần này sẽ trình bày một số ham tiêu
biểu, bao gồm CHOOSE, INDEX, LOOKUP, HLOOKUP, và VLOOKUP.
Hàm CHOOSE
Chức năng của hàm là chọn một giá trị trong một dãy giá trị, dựa vào một chỉ
mục (index) cho biết vị trí cần chọn trong dãy:
- Cú pháp của hàm là CHOOSE(index_num, value1, [value2],…), trong đó:
- Tham số index_num là một số từ 1 cho đến n (tổng giá trị của dãy, tối đa là
254). Nếu index_num nằm ngoài phạm vi dãy sẽ phát sinh lỗi #VALUE!
- Các tham số values là các loại giá trị hằng, tham chiếu ô, hàm, hay biểu thức.
- Ví dụ: Công thức =CHOOSE(3, “’Red”,”Green”,”Blue”,”Yellow//’) có kết
quả Blue, là giá trị thứ ba của dãy.
- Các tham số giá trị dãy có thể là giá trị hằng, tham chiếu ô hay biểu thức. Nếu
giá trị được chỉ định chọn là tham chiếu vùng, thì hàm sẽ phát sinh mã lỗi #VALUE!
Tuy nhiên, bạn có thể dùng giá trị dãy là tham chiếu vùng trong những dạng công
thức như =SUM( CHOOSE( B11, D2:D10, F2:F10, G2:G10), kết hợp giữa hàm
CHOOSE và hàm thống kê SUM. Hàm CHOOSE trả về một tham chiếu vùng, và hàm
SUM tính tổng các dữ liệu trong vùng.
Hàm INDEX

134
Chức năng của hàm là tham chiếu đến một ô trong một mảng, dựa vào vị trí dòng
và cột cho trước. Ví dụ vùng B2:D5 là một mảng 4x3 gồm có bốn dòng và ba cột, nếu
cho trước vị trí dòng là 3, cột là 2, thì INDEX sẽ trả về dữ liệu của ô tạo vị trí dòng 3,
cột 2 của mảng, trong ví dụ này là ô C4.
- Cú pháp của hàm INDEX( range, row_num, [col_num],[area_num]), trong đó:
- Tham số range là một danh sách các mảng, được phân cách bằng dấu phẩy, và
đặt trong cặp dấu ngoặc, ví dụ (B2:C10, E2:E10, H2:H10) gồm có ba mảng.
Tham số area_num xác định mảng mà hàm sẽ tham chiếu trong đó, ví dụ
area_num bằng 3, hàm sẽ tìm trong vùng H2:H10 ở trên. Đây là tham số tùy chọn, nếu
bạn không truyền vào thì hàm sẽ tìm trong mảng thứ nhất.
Tham số row_num chỉ ra vị trí dòng trong mảng.
Tham số col_num chỉ ra vị trí cột trong mảng.
Ví dụ: =INDEX( (B2:C10, E2:E10, H2:H10), 6, 1, 3) có kết quả Large portabella
là dữ liệu của ô tại dòng 6 cột l của mảng thứ ba.
- Dạng cú pháp thứ hai của hàm là INDEX( array, row_num, [col_num]), mà bạn
có thể sử dụng khi tìm kiếm trong một mảng duy nhất.
- Ví dụ: Công thức =INDEX( B2:C10, 5, 2) có kết quả Market là dữ liệu của ô
tại dòng 5 cột 2 của mảng, tức là ô C6 trong vùng B2:C10.

Chú ý: Nếu vùng tham chiếu là mảng một chiều, bạn có thể để trống tham số
row_num hoặc col_num đối với vùng thuộc một dòng/cột.

- Ví dụ =INDEX( B2:H2, 2) tham chiếu trên mảng một chiều B2:H2 thuộc một
dòng duy nhất.
Nếu bạn truyền vào các tham số row_num, col_num, và area_num ngoài phạm
vi mảng, công thức sẽ phát sinh mã lỗi #REF!, nghĩa là tham chiếu không hợp lệ.
- Ví dụ: =INDEX(B2:C10, 5, 3) trả về #REF! do col_num bằng 3, trong khi vùng
tham chiếu chỉ có hai cột.
Nếu bạn truyền row_num bằng 0, hàm sẽ tham chiếu đến tất cả các dòng. Tương
tự, col_num bằng 0 sẽ tham chiếu đến tất cả các cột trong mảng.
- Kết hợp INDEX với các hàm thống kê:

135
Khi bạn lập công thức =INDEX( (D2:D10, F2:G10), 5, 0, 2) tham số chiếu đến
tất cả các cột tên dòng 5, thì sẽ phát sinh mã lỗi #VALUE!. Tuy nhiên, bạn có thể sử
dụng INDEX kết hợp với các hàm thống kê tỏng trường hượp này.
- Ví dụ: =SUM(INDEX((D2:D10,F2:G10), 5, 0, 2)) có kết quả 7.5 là toorgn các
dữ liệu hàm SUM sẽ tính tổng các ô do INDEX trả về.
Hàm LOOKUP
Chức năng của hàm là tìm một giá trị cho trước trong một vùng dữ liệu có dạng
mảng một chiều, thuộc một dòng hoặc một cột, và trả về giá trị tương ứng trong một
mảng một chiều khác. Các mảng một chiều mà LOOKUP tìm kiếm và trả về kết quả
còn được gọi là véc tơ.
Hàm có hai dạng cú pháp là dạng véc tơ (vector form) và dạng mảng (array form).
Bạn sử dụng trên một vùng có nhiều dòng/cột.
* Cú pháp dạng véc tơ: LOOKUP(lookup_value, lookup_vector,
[resule_vector])
- Tham số lookup_value có thể là giá trị bằng, tham chiếu ô.
- Tham số lookup_vector là một vùng thuộc một dòng/cột, và phải được sắp tăng
dần, ví dụ 1, 2, 6, 9, … hay A, B, E, K, … (Thứ tự alphabet).
- Tham số result_vector là một vùng tương ứng với lookup_value (cùng kích cỡ).
Giá trị lookup_value sẽ được làm tìm kiếm trong lookup_vector, và hàm trả về
giá trị ở vị trí tương ứng trong result_vector. Bạn hãy hình dung lookup_value như là
một từ khóa tìm kiếm, lookup_vector là nơi tìm kiếm, và result_vector là nơi chứa
những dữ liệu kết quả mà bạn cần đến.
Ví dụ: Grocery List là bảng đơn giá các mặt hàng của một cửa hàng. Customer
List là danh sách mau hàng, gồm một số hàng mua và số lượng tương ứng.

• Bạn cần tín htieefn cho mỗi mặt hàng được mua. Vậy bạn có thể tìm đơn giá
trong Grocery List, và nhập đơn giá vào Customer List để tính thành tiền.
• Công tức tìm đơn giá trong mặt hàng Apples là =LOOKUP(K4, B3:B11, F3:F11)
có kết quả 2. LOOKUP tìm thấy từ khóa Apples (K4) trên véc tơ B3:B11 tại vị trí 1
(B3), và trả về giá trị tại vị trí tương ứng (F3) trong véc tơ F3:F11.

136
• Bạn sẽ lập công thức tương tự để tìm đơn giá cho những hàng mua khác, hoặc
sao chéo công thức từ hàng mau đầu tiên. Tuy nhiên, bạn cần sửa lại công thức thành
chiếu tuyệt đối cho các vùng cần cố định.

Chú ý:

• Nếu lookup_vector không được sắp tăng dần, kết quả trả về của hàm sẽ
không chính xác, hoặc vô nghĩa.
• Nếu hàm không tìm thấy lookup_value tỏng lookup_vector, hàm sẽ tìm
đếm giá trị gần nhát và nhỏ hơn lookup_value. Ví dụ với công thức
=LOOKUP(“Cheese”, B3:B11, F3:F11), từ khóa Cheese không tồn tại trong
B3:B11, nên hàm tìm đến Celery, là giá trị tìm kiếm gần nahast và nhỏ hơn từ
kháo Cheese. Và trả về giá trị tương wusng với Cellery là 2.
• Tham số result_vector là tùy chọn, nếu bạn không truyền vào, hàm sẽ
trả về giá trị kết quả trong vùng lookup_vector. Ví dụ =LOOKUP(4, L4:L7)
cso kết quả 3.5 thuộc lookup_vector, là giá trị gần nhất và nhỏ hươn từ khóa
4.
• Nếu lookup_value nhỏ hơn giá trị đầu tiên trong lookup_vector, ví dụ
=LOOKUP(“Abcd”, B3:B11), công thức sẽ phét sinh mã lỗi #N/A, cho biết
giá trị tìm kiếm không tồn tại (not available).

*Cú pháp dạng mảng: LOOKUP(lookup_value, array)


- Tham số array là một mảng hai chiều. Dòng đầu tiên hoặc cột đầu tiên của mảng
chứa các giá trị mà hàm sẽ trả về (tương tự result_vector).
- Hàm tiến hành tìm lookup_value trên dòng đầu tiên nếu array có số cột nhiều
hơn dòng, hoặc tìm kiếm trên cột bên trái nếu array có số dòng bằng hay nhiều hơn số
cột.
- Hàm trả về giá trị tương ứng trên dòng cuối cùng hoặc cột bên phải của array.
- Trong phần sau sẽ trình bày các hàm tìm kiếm HLOOKUP và VLOOKUP,
được xem là linh hoạt và hiệu quả hơn so với hàm LOOKUP.
Các hàm VLOOKUP và HLOOKUP

137
VLOOKUP (vertical lookup) và HLOOKUP (horizontal lookup) là hai hàm tìm
kiếm cải tiến so với LOOKUP. Cả hai hàm có chức năng và cú pháp tương tự nhau, dựa
trên một giá trị để tìm kiếm trong một mảng. Bạn sẽ dựa vào cấu trúc của bảng tìm kiếm
để chọn sử dụng một trong hai hàm.
*Cú pháp
VLOOKUP( lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
- Tham số lookup_value là giá trị tìm kiếm, tương tự trong hàm LOOKUP.
- Tham số table_array là một tham chiếu vùng, có cột bên trái chứa các giá trị
tìm kiếm, tương tự lookup_vector trong LOOKUP. Hàm sẽ tìm lookup_value trên cột
đầu tiên này. Nếu tìm thấy, hàm trả về một giá trị tương ứng trên cùng dòng, trên một
cột khác mà bạn chỉ định.
- Tham số col_index_num chính là cột được chỉ định để hàm lấy giá trị kết quả,
là số thứ tự cột trong mảng.
- Tham số range_lookup xác định cách thức tìm kiếm, bạn dùng False để tìm
chính xác và True để tìm tương đối hay xấp xỉ.
Ví dụ: Trong Bảng lương nhân viên, bạn cần điền thông tin Phụ cấp bạn dùng
công thức =VLOOKUP(D4;$K$4:$L$9;2;0)

*Cú pháp hàm


HLOOKUP( lookup_value, table_array, row_index_num, [range_lookup])
138
- Tham số lookup_value là giá trị tìm kiếm, tương tự trong VLOOKUP.
- Tham số table_array là một mảng, có dòng trên cùng chứa các giá trị tìm kiếm.
Hàm sẽ tìm lookup_value trên dòng đầu tiên này. Nếu tìm thấy, hàm trả về một giá trị
tương ứng trên cột, tại một dòng khác mà bạn chỉ định.
- Tham số row_index_num chính là dòng được chỉ định để hàm lấy giá trị kết
quả, là số thứ tự dòng trong mảng tìm kiếm.
- Tham số range_lookup xác định cách thức tìm kiếm, bạn dùng False để tìm
chính xác và True để tìm tương đối hay xấp xỉ, tương tự trong VLOOKUP.
Sử dụng VLOOKUP và HLOOKUP:
Qua những ví dụ trên, bạn có thể thấy VLOOKUP và HLOOKUP hoàn toàn
tương tự nhau. Bạn sử dụng hàm nào là tùy thuộc cấu trúc của bảng tìm kiếm:
- Nếu bảng được tổ chức theo từng dòng dữ liệu, nghĩa là cột bên trái chứa các
giá tị tìm kiếm, ví dụ bảng List 1, thì sử dụng VLOOKUP.
- Nếu bảng được tổ chức theo từng cột dữ liệu, nghĩa là dòng trên cùng chứa các
giá trị tìm kiếm, ví dụ bảng List 2, thì sử dụng HLOOKUP.
Tìm chính xác và tương đối:
- Bạn dùng False cho tham số range_lookup để tìm chính xác, nghĩa là hàm sẽ so
khớp lookup_value với các giá trị trong cột trái hay dòng đầu của lookup_table. Nếu
lookup_value tồn tại, hàm trả về giá trị tương ứng trên cột/dòng được chỉ định trong
tham số col/row_index_num. Ngược lại, hàm phát sinh mã lỗi #N/A, cho biết giá trị tìm
kiếm không tồn tại.
Ví dụ: Trong công thức =VLOOKUP(“Cheese”, A3:D6, 4, FALSE) có lỗi #N/A,
do từ khóa Cheese không có trên cột trái A3:A6 của bảng tìm kiếm.
- Tham số range_lookup là True được dùng để tìm tương đối hay xấp xỉ. Cột trái
hay dòng đầu của lookup_table phải được sắp theo thứ tự tăng. Nếu lookup_value không
tồn tại, hàm sẽ tìm đến giá trị gần nhất và nhỏ hơn lookup_value, và trả về giá trị kết
quả tại col/row_index_num. Tuy nhiên nếu lookup_value nhỏ hơn giá trị đầu tiên, hàm
sẽ phát sinh mã lỗi #N/A.

139
Chú ý: Trong Excel cũng như hầu hết các chương trình ứng dụng khác, giá
trị luận lý True bằng 1, và False bằng 0. Do đó, với tham số range_lookup,
bạn có thể dùng số 0 thay cho False để tìm chính xác, và số 1 (hoặc không sử
dụng) thay cho True để tìm tương đối.

Xây dựng công thức cho các ô:


- Trong bảng Customer List, bạn tính thành tiền Total=Qty*Price*Discount cho
hàng mua đầu tiên bằng công thức =13*K3*(l- VLOOKUP(H3,$A$3:$E$6, 5, 0)), rồi
sao chép công thức cho các hàng mua khác.
- Bạn cần dùng tham chiếu tuyệt đối cho bảng tìm kiếm $A$3:$E$6, như vậy khi
sao chép thì địa chỉ bẳng tìm kiếm sẽ không bị thay đổi.

3.3.10. Kiểm tra lỗi công thức

Trong quá trình xây dựng các công thức, bạn có thể thường xuyên nhận được
những cảnh báo lỗi của Excel, đó là những lỗi phát sinh do công thức đươc lập không
đúng. Ngoài ra, Excel cũng có thể tự động phát hiện những mâu thuẫn về tính nhất quán,
hoặc những sai sót trong các vùng dữ liệu công thức.
Khi xây dựng những công thức dài và phức tạp, bạn nên lập một sơ đồ các thành
phần của công thức, để có một cái nhìn tổng quan trước khi nhập công thức vào ô, nhằm
hạn chế các lỗi có thể xảy ra. Trong trường hợp công thức phát sinh lỗi, bạn có thể sử
dụng một số công cụ hỗ trợ cho việc kiểm tra lỗi.
Sử dụng công cụ Error Checking
Đây là một tính năng tự động rất hữu ích, giúp bạn phát hiện những sai sót trong
các công thức. Khi phát hiện lỗi trong công thức, Excel sẽ phát hiện một chỉ báo lỗi tại
góc trên bên trái của ô.
Một số trường hợp lỗi trong các ô có thể được kiểm tra tự động, bao gồm:
- Các công thức tham chiếu đến một vùng, nhưng lại bỏ qua một số ô liền kề.
- Dữ liệu số được lưu dưới dạng văn bản.
Khi bạn chọn một ô có có báo lỗi, bạn sẽ thấy biểu tượng truy vết lỗi (Trace Error
icon) hiện ra bên cạnh ô. Nhấp chuột vào biểu tượng, sẽ xuất hiện danh sách tùy chọn
đối với lỗi, mô tả lỗi, và các đề xuất sửa lỗi.
140
3.3.11. Sử dụng các hàm tài chính(*)

Chương trình xử lý bẳng tính được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp,
với đa số dữ liệu có liên quan đến tài chính. Do đó, các hàm hỗ trợ những tính toán về
tài chính (financial) là loại hàm quang trọng vào không thể thiếu. Excel cung cấp khá
nhiều loại này, bạn có thể sẽ trình bày một số hàm tài chính trong nhóm Finencial trên
thẻ Formulas. Phần này sẽ trình bày một số hàm tài chính thông dụng, bao gồm PMT,
NPV, PV, FV.
Hàm PMT
Cú pháp của hàm là PMT(rate, nper, pv, [fv], [type]). Hàm có chức năng tính các
khoản phát sinh cố định theo kỳ cho trước.
Ví dụ: Bạn chuẩn bị vay trả góp ngân hàng một khoản tiền là 10,000$ trong kỳ
hạn 5 năm, với lãi xuất cố định 9% một năm. Bạn muốn biết khoản tiền trả góp cố định
hàng tháng là bao nhiêu?
- Các tham số:

• Rate: lãi suất (interest rate) theo kỳ, ví dụ 9%/năm hay 0.75% một tháng.
• Nper: tổng số kỳ (number of periods) hay kỳ hạn (term), ví dụ 60 tháng.
• Pv: giá trị hiện tại (present value), là tổng các khoản phát sinh trong tương lai
được quy đổi về giá trị hiện tại, hoặc chính là tài khoản tài chính ban đầu.
• Fv: giá trị tương lai (future value), là giá trị còn lại của khoản đầu tư khi kết thúc
kỳ hạn. Đây là tham số tùy chọn có giá trị định trước bằng 0. Với ví dụ vay trả góp thì
giá trị còn lại sẽ bằng 0, sau khi bạn đã hoàn toàn tất các kỳ trả góp.
• Type: là 1 hoặc 0, xác định thời điểm thực hiện khoản trả góp là vào đầu kỳ (1)
hay cuối kỳ (0). Đây là tham số tùy chọn, giá trị mặc định là 0. Ví dụ khoản trả góp ngân
hàng thông thường vào cuối kỳ hay cuối tháng.
Với ví dụ vay trả góp ngân hàng trên, bạn có thể sử dụng công thức =PMT(B3,
B2, B1, 0, 0) hoặc =PMT(B3, B2, B1).
Hàm NPV

141
Cú pháp của hàm là NPV(rate, value1, [value2],…). Hàm có chức năng tính giá
trị hiện tại thuần của một khoản đầu tư, dựa trên một dãy các khoản phát sinh định kỳ
trong tương lai và một tỷ lệ chiếu khấu cho trước.
- Các tham số:

• Rate: tỷ lệ chiết khấu mỗi kỳ (discount rate), ví dụ lãi suất, lạm phát, hay chi phí
vốn (cost of capital).
• Value1, [value2],… các giá trị trong dãy các khoản phát sinh theo kỳ (seris of
periodie cash flows), có thể là số dương hay âm. Ví dụ hiệu số giữa dòng tiền vào
(inflow) với dòng tiền ra (outflow) trong kỳ thể hiện có lãi hoặc lỗ.
Ví dụ: Bạn có một khoản đầu tư với tỷ lệ chiết khấu 8%, chi phái bạn đầu là
40,000$, và các khoản thu hàng năm trong 5 năm lần lượt là 8,000$, 9,200$, 10,000$,
12,000$, và 14,000$. Khoản đầu tư ( chi phí đầu tư bạn đầu) được chỉ ra tại thời điểm
trước khi bắt đầu lỳ đầu tiên. Công thức tính NPV là =NPV (B1, B3:B7) – B2 có kết
quả 1,922,06$.
Nếu chi phí đầu tư ban đầu phát sinh vào cuối kỳ đầu tiên, thì khoản đầu tư sẽ
được đưa vào làm tham số value1 (số âm) của hàm. Khi đó, công thức là =NPV(B1, B2,
B3:B7)có kết quả 1,779,69$.

Chú ý: Bạn chỉ cần đảm bảo truyền vào các tham số value đúng thứ tự trong
dãy các khoản phát sinh từng kỳ.

Hàm PV
Cú pháp của hàm pv là PV(rate, nper, [pmt], [fv], [type]). Chức năng của hàm
là tính giá trị hiện tại (present value) của một khoản đầu tư, dựa trên các khoản phát sinh
cố định và định kỳ trong tương lai, và một tỷ lệ lãi suất cho trước.
- Các tham số:
Rate: tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ (interest rate), ví dụ 9%/năm hay 0.75% một tháng.
Nper: tổng số kỳ (total munber of payment periods) của khoản đầu tư, ví dụ 3
năm hay 36 tháng.
Pmt: Khoản phát sinh mỗi kỳ, là một giá trị cố định trong suốt kỳ hạn của khoản
đầu tư. Ví dụ khoản trả góp hàng tháng bao gồm một phần vốn và lãi suất một kỳ.

142
Đây là tham số tùy chọn, nếu không sử dụng thì bắt buộc truyền vào tham số tùy chọn
fv.
Fv: giá trị tương lại của khoản đầu tư, là giá trị còn lại khi thực hiện khoản phát
sinh cuối cùng. Đây là tham số tùy chọn, mặc định bằng 0. Ví dụ sau khi thực hiện
khoản trả góp cuối cùng, thì số dư tương lai của khoản vay là 0. Nếu bạn không sử
dụng tham số này, thì bắt buộc truyền vào tham số pmt.
Type: xác định thời điểm của các khoản phát sinh là vào đầu kỳ (1) hay cuối kỳ
(0). Đây là tham số tùy chọn, nếu không sử dụng thì bằng 0.
Ví dụ: Bạn mua một hợp đồng bảo hiểm nhận thọ trong 20 năm, giả sử lãi suất
kỳ vọng là 9%/ năm, phí bảo hểm định kỳ là 500$/tháng và đóng vào cuối kỳ. Công thức
tính giá trị hiện tại là =PV(B2/12, B3*12, B1) có kết quả 55,572.48$.

Chú ý: Khoản phát sinh mỗi kỳ là số âm, thể hiện khoản phải trả là phí
bảo hiểm mà bạn phải nộp.

Hàm FV
Cú pháp của hàm là FV( rate, nper, [pmt], [pv], [type]). Hàm có chức năng tính
giá trị tương lai (future value) của một khoản đầu tư, dựa trên các khoản phát sinh cố
định và định kỳ trong tương lai và một tỷ lệ lãi suất cho trước.
Các tham số:
Rate: tỷ lệ lãi suất mỗi kỳ (interest rate), ví dụ 9% /năm hay 0.75% một tháng.
Nper: tổng số kỳ (total number of payment periods), ví dụ 36 tháng.
Pmt: khoản phát sinh mỗi kỳ, là một giá trị cố định trong suốt kỳ hạn của khoản
đầu tư. Ví dụ khoản trả góp hàng tháng bao gồm một phần vốn và lãi suất một kỳ. Đây
là tham số tuỳ chọn, nếu không sử dụng thì bắt buộc truyền vào tham số tuỳ chọn fv.
Pv: giá trị hiện tại, là giá trị quy đổi về hiện tại của tổng các khoản phát sinh
trong tương lai. Ví dụ bạn mong muốn kết quả của khoản đầu tư trong tương lai sẽ có
giá trị tương đương với 50.000$ ở thời điểm hiện đại. Đây là tham số tuỳ chọn, nếu bạn
không sử dụng thì tham số bằng 0 và bắt buộc truyền vào tham số tuỳ chọn pmt.
Type: xác định thời điểm của các khoản phát sinh là vào đầu kỳ (1) hay cuối kỳ
(0). Đây là tham số tuỳ chọn, nếu không sử dụng thì bằng 0

143
Ví dụ: Bạn có một khoản đầu tư 1.000$/tháng trong 3 năm, giá trị hiện tại là 0,
lãi suất hàng năm là 9% khoản tiền cho mỗi kỳ được chuyển vào cuối kỳ. Công thức
tính giá trị tương lai của khoản đầu tư là =fv(B2/12, B3, B1) có kết quả 41.152.72$.
Chú ý: khoản phát sinh mỗi kỳ là số âm, thể hiện khoản phát sinh mà bạn phải
trả.

3.4. ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH VÀ CẤU HÌNH CÁC SỐ TÍNH

3.4.1. Mục tiêu bài học:

Qua bài học này, bạn sẽ nắm được cách thức định dạng các ô, bao gồm thay đổi kiểu
chữ, canh lề nội dung ô, tạo đường viền và màu sắc. Đặc biệt, bạn biết cách trình bài dữ
liệu số, tạo những định dạng tuỳ biến, sử dụng các tính năng định dạng như Themes,
Cell Styles, và định dạng dữ liệu có điều kiện. Bạn cũng sẽ thực hiện được các thao tác
cấu hình số tính, bao gồm làm việc với số tính mẫu, bảo vệ các trang tính và cấu trúc
của số tính, và bảo mật các tập tin số tính.

3.4.2. Định dạng ô

Thao tác định dạng ô (formatting cells) là thay đổi hình thức của ô và cách thức
trình bày dữ liệu trong ô. Ví dụ, thay đổi màu nền, tạo đường viền cho ô, hay canh lề
cho nội dung trong ô. Bạn có thể định dạng các ô tuỳ ý, việc định dạng chỉ làm thay đổi
cách thức hiển thị, mà không làm thay đổi bản chất của dữ liệu.
- Nếu bạn dùng phím Delete để xoá nội dung của các ô đã được định dạng thì
những tính chất định dạng vẫn tồn tại cho đến khi bạn huỷ những tính chất đó, hoặc thực
hiện định dạng lại các ô
- Khi bạn Paste nội dung ô đến các ô khác định dạng của ô cũng được sao chép
theo. Tuy nhiên, bạn có thể sự dụng tính năng Paste Special để tuỳ chọn dán dữ liệu
- Hầu hết các lệnh định dạng ô xuất hiện trên thẻ Home. Nhóm font gồm các lệnh
định dạng chữ, như chữ in đậm, màu chữ, tạo khung viền cho ô, nhóm Alignment có các
lệnh canh lề và đổi hướng nội dung trong ô, và nhóm Number là các lệnh định dạng dữ
liệu số, tiền tệ, phần trăm, hay ngay và giờ
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các lệnh định dạng dữ liệu trên thanh công cụ
Mini, Thanh công cụ này xuất hiện theo ngữ cảnh, khi bạn chọn nội dung là văn bản, số,

144
hay thời gian trong ô, ngoài trừ dữ liệu công thức. Trên thanh công cụ Mini có một số
lệnh định dạng thường dùng nhất
- Nếu không muốn Mini toolbar xuất hiện, bạn thực hiện thao tác sau: Trên hộp
thoại Excel Options, trang General, vùng Use Interface pơtions, bỏ đánh dấu ô chọn
- Một tính năng hữu ích của Excel là Live Preview, cho phép người dùng có thể
xem trước tác động của tuỳ chọn định dạng đối với dữ liệu. Khi bạn định vị chuột trên
một lệch định dạng, Live Preview sẽ áp dụng định dạng đó cho một định dạng phù hợp,
trước khi thực sự áp dụng. Tuy nhiên, LivePreview chỉ được kích hoạt đối với một số
lệnh định dạng kiểu chứ (font), màu chữ (font color), hay màu nền (fill color)
- Thao tác định dạng ô:
• Chọn các ô cần định dạng
• Thực hiện định dạng bằng những cách sau:
 Chọn lệnh trên thẻ Home, trong các nhóm Font, Alignment, hay Number
 Mở hộp thoại Format Cells bằng cách nhấp chuột vào DialogBox Launcher của
nhóm lệnh, hoặc nhấp chuột phải và chọn Format Cells…(Phím tắt là Ctrl+1). Chọn tuỳ
chọn định dạng trên các dạng tương ứng của hộp thoại Formay Cell
 Nếu bạn chọn nội dung trong một ô, thì có thể chọn một số lệnh trên Mini toolbar
Chú ý: Trên ribbon hay Mini toolbar chỉ xuất hiện một số lệnh, các hộp thoại
luôn là nơi mà bạn có đẩy đủ các lệnh liên quan
Định dạng số và ký số thập phân
Để định dạng dữ liệu số trong ô, bạn sử dụng các lệnh trong nhóm Number trên
thẻ Home, trong đó danh sách Number Format chứa các loại định dạng số, hoặc tuỳ
chọn trên trang Number của hộp thoại Format Cells
1. Vùng Category gồm các loại định dạng
2. Vùng các tính chất tuỳ chọn của loại định dạng
3. Vùng xem trước kết quả định dạng
- Loại định dạng General: là định dạng mặc định cho các ô trong trang tính

• Số được nhập vào ô như thế nào sẽ được hiển thị như vậy, các số 0 phía trước,
Ví dụ số nhập 01885.01500 -> 1885.015
• Số chiều dài lớn hơn 12 ký số sẽ được hiển thị theo định dạng Scientific
145
Loại định dạng Number: Định dạng số theo tiêu chuẩn thông thường, ví dụ số
nhập 1885.715 -> 1.885.72

• Tuỳ chọn số ký số thập phân trong vùng Decimal places, từ 0 đến 30 (mặc định
là 2 số lẻ). Bạn cso thể dùng các lệnh trên ribbon là Increase Decimal và Decrease
Decimal để tăng/giảm số ký số lẻ
• Đánh dấu ô chọn Use 1000 Seperator(,) sẽ hiện dấu phân cách hàng ngàn cho các
số có 4 ký số trở lên. Lệnh trên ribbon là Comma Style
• Tuỳ chọn định dạng số âm trong vùng Negative number
Loại định dạng Currency: Định dạng tiền tệ, ví dụ số nhấp 1885.715 -> $1,885.72

• Tương tự định dạng Number, nhưng tự động hiển thị với dấu phân cách hàng
ngàn và ký hiệu tiền tệ phía trước số, mặc định là $. Bạn có thể chọn ký hiệu khác trong
hộp chọn Symbol
Loại định dạng Accounting: Định dạng số theo tiêu chuẩn theo kế toán, lệnh trên
ribbon là Accounting Number Format. Bạn nhấp chuột vào mũi tên của lệnh để chọn ký
hiệu tiền tệ khác $
Tự động hiển thị dấu phân cách hàng ngàn và ký hiệu tiền tệ. Tuy nhiên, có một
số khác biệt nhất định so với dạng Currency:

• Số âm được đặt trong cặp dấu ngoặc, ví dụ -2013 được hiển thị là (2013)
• Ký hiệu tiền tệ nằm sát cạnh trái của ô, ví dụ số nhập 1885.715 -> $ 1,885.72
Loại định dạng Date: Định dạng hiển thị dữ liệu ngày

• Nếu bạn nhập dữ liệu ngày sử dụng tên tháng như Jan hay May, sẽ được hiển thị
trong ô dạng DD-MMM-YY, ví dụ 5-Jul-2013 sẽ xuất hiện trong ô là 5-Jul-13
• Nếu bạn nhập tháng là số, giá trị ngày sẽ hiển thị theo định dạng củ hệ điều hành
máy tính. Với Windows và hầu hết các hệ điều hành, định dạng mặc định là M/D/YYY,
ví dụ 5/7/2013
- Trong hộp chon Number Format trên ribbon, bạn có hai tuỳ chọn là Short Date
là dạng mặc định, hoặc Long Date, ví dụ Friday, July 05,2013
- Trên hộp thoại Format Cells, loại định dạng Date có khá nhiều dạng trong vùng
Type. Bạn cũng có thể chọn trong hộp chọn Locale quy ước dạng thời gian theo quốc

146
gia, trong đó có Việt Nam. Quy ước mặc định là English(United state), nếu bạn con
Vietnams thì có thể định dạng ngày là D/M/YYYY
Loại định dạng Time: Định dạng hiển thị dữ liệu giờ

• Khi bạn nhập giá trị giờ, sẽ được hiển thị trong ô theo loại định dạng Custom, ví
dụ 12:15:30. Trên hộp thoại Format Cells, bạn có thể chọn trong vùng Type nhiều định
dạng khác nhau, cũng như quy ước theo quốc gia trong hộp chọn Locale, Ví dụ giờ nhập
12:15:30 -> 12:15:30 PM
- Loại định dạng Percentage: Định dạng phần trăm, ví dụ 0.253 -> 25.3%. Lệnh
trên ribbon là % Percent Style
- Loại định dạng Fraction: Định dạng phân số

• Bạn chọn định dạng trong vùng Type, ví dụ 0.75 hiển thị là ¾
• Đối với số vô tỷ, ví dụ kết quả của phép chia 10/3 là 3.333333… có thể hiển thị
theo dạng 3 1/3
Loại định dạng Scientific: Định dạng số khoa học, thường sử dụng đối với các số
quá lớn hoặc quá nhỏ
❖ Chỉ hiện một ký số duy nhất bên trái dấu thập phân, và mặc định có hai số lẻ, ví
dụ số nhập 1234567890 → 1.23E+10
- Loại định dạng Text: Chuyển dữ liệu số hay thời gian thành văn bản
- Loại định dạng Special: Định dạng các giá trị đặc biệt, được nhập vào không
dùng cho mục đích tính toán, như mã vùng hay số điện thoại. Ví dụ số nhập
84908123456 → (8490)812-3456
- Loại định dạng Custom: Nếu những loại định dạng trên không phù hợp, bạn có
thể sử dụng tuỳ biến(custom) để định dạng tuỳ ý, ví dụ số nhập 1885.715->1,8885.728

3.4.3. Thay đổi canh lề ô

Khi bản nhập dữ liệu, mặc định nội dung trong ô sẽ được canh lề dưới, văn bản
được canh lề trái, số và thời gian được canh lề phải. Bạn có thể canh lề tuỳ ý, theo chiều
ngang và dọc cho dữ liệu, định dạng những văn bản dài tự động ngắt dòng trong ô, hoặc
trộn nhiều ô thành một ô

147
Bạn thực hiện những tuỳ chọn định dạng này với những lệnh trong nhóm
Alignment trên thẻ Home, hoặc trên trang Alignment của hộp thoại Fortmat Cells
❖ Các tuỳ chọn canh lề
- Canh lề ngang: Trong vùng Text Alignment, chọn kiểu canh lề trong hộp chọn
Horizontal

• Kiều Center Across Selection sẽ hiển thị dữ liệu của ô trải đều sang các ô bên
phải (bạn cần chọn cả các ô này trước khi định dạng), nếu các ô bên phải không có dữ
liệu thì nội dung sẽ được canh giữa. Khi bạn nhập dữ liệu cho các ô bên phải, thì nội
dung ô định dạng sẽ không tràn qua nữa
• Kiểu Distributed canh đều hai bên, tương ứng Justify, tuy nhiên sẽ phân bố đều
dữ liệu trên toàn bộ diện tích ô
• Nếu ô được canh lề trái, bạn có thể định dạng biên của dữ liệu trong ô, bằng cách
tăng/giảm hộp cuộn Indent
- Canh lề dọc: Trong vùng Text Alighnment, chọn kiểu canh lề trong hộp chọn
Vertical
- Đổi hướng dữ liệu trong ô: Tuỳ chọn trong vùng Orientation

• Wrap text: Tự động ngắt dòng, nếu văn bản dài hơn độ rộng ô, lệnh trên ribbon
là Wrap Text
• Shrink to fif: Tự động thu nhỏ/ phóng to chữ, để hiển thị đầy đủ trong ô.
• Merge cells: Trộn các ô được trọn thành một ô. Nếu các ô có dữ liệu, thì chỉ có
dữ liệu của ô đầu được giữ lại. Lệnh trên Ribbon là bạn nhấp chuột vào mũi tên của lệnh
và chọn trong những lệnh sau:
 Merge & Center: trộn và canh lề giữa các cho ô kết quả
 Merge Across: Trộn các ô trên từng dòng trong vùng được chọn
 Merge Cells: Trộn các ô được chọn, tương tự tuỳ chọn trên hộp thoại.
 Unmerge Cells: Huỷ trộn các đã được trộn

3.4.4. Thay đổi Font và Size chữ

Khi bạn chọn văn bản bên trong một ô, Mini toolbar sẽ xuất hiện với một số lệnh
định dạng văn bản. Một số lệnh định dạng văn bản xuất hiện trong nhóm Font trên thẻ

148
Home hoặc bạn có thể sử dụng trang Font của hộp thoại Format Cells với đẩy đủ các
tuỳ chọn định dạng, bao gồm:
- Chọn bộ chữ trong vùng Font
- Chọn kiểu chữ trong vùng Font style
- Định cỡ chữ trong vùng Size, đơn vị tính là point
- Chọn kiểu gạch chân trong vùng Underline
- Chọn màu chữ trong vùng Color
- Chọn các hiện ứng chữ trong vùng Effect
Vùng Preview hiển thị kết quả xem trước các lựa chọn định dạng trước khi áp
dụng

3.4.5. Áp dụng đường viền ô

Trong vùng lưới trên trang tính tồn tại các đường viền lưới giúp người phân biệt
các ô, tuy nhiên đường viền mặc định này không được in. Bạn có thể ẩn đường viền lưới
bằng cách huỷ ô chọn Gridlines trong nhóm Show trên thẻ View
Đối với các vùng dữ liệu trong trang tính, định dạng đường viền cho các ô trong
mỗi vùng sẽ giúp bạn dễ phân biệt các vùng dữ liệu liên quan và nhằm mục đích in ấn.
Có thể áp dụng đường viền cho tất cả các ô, hoặc chỉ bao xung quanh vùng. Thậm chí,
bạn có thể định dạng đường viền:
- Trong vùng Line, chọn kiểu đường viền Style và màu đường viền Color
- Trong vùng Presets và Border, chọn các đường viền cho vùng/ô bằng cách nhấp
chuột trên các nút lệnh tương ứng
Bạn có thể sử dụng rất nhiều lệch định dạng đường viền thông qua trình đơn của
nút lệnh Borders trong nhóm Font trên thẻ Home
- Nhóm Borders gồm các lệnh tạo đường viền
- Nhóm Draw Borders gồm các lệnh chọn kiểu đường viền, màu sắc, và lệnh vẽ
đường viền tuỳ ý
- Lệnh More Borders… sẽ mở hộp thoại Format Cellsm, trang Border

149
3.4.6. Định dạng có điều kiện ( Condltlonal Formatting)

Trong quá trình làm việc với số tính, việc xử lý tính toán trên dữ liệu là một tác
vụ quan trọng, đồng thời bạn cũng cần trình bày các trang tính một cách hợp lý , giúp
dễ quan sát các dữ liệu. Bạn đã thường xuyên thực hiện tác vụ định dạng các ô và dữ
liệu trong ô, bao gồm định dạng màu sắc, đường viền, canh lề hay hiển thị dữ liệu số.
Tính năng định dạng có điều kiện sẽ cung cấp cho bạn một công cụ tuyệt vời để
trình bày dữ liệu một cách trực quan. Các tùy chọn định dạng được áp dụng cho các ô
chọn lọc, tùy thuộc vào giá trị dữ liệu trong ô. Ví dụ nếu giá trị số trong ô là số dương
thì ô có màu xanh, số âm thì ô có mày đỏ, và số không thì không tô màu. Thông qua
định dạng có điều kiện, bạn sẽ dễ dàng quan sát, đối chiếu, đánh giá, thậm chí nhận diện
các giá trị không hợp lệ, hay đột biến của dữ liệu.
Ví dụ: Trong bảng Grocery List, các ô Qty được tô màu khác nhau, tùy theo giá
trị của dữ liệu cao hay thấp. Các ô Price thì được hiển thị biểu tượng trong ô, thể hiện
giá trị cao, trung bình, và thấp. Trong vùng Total, các thanh màu được hiển thị trong ô,
tương ứng với độ lớn của dữ liệu. Các Item có tên là Cucumber hoặc Mushrooms được
in nghiêng.
Bạn sẽ định dạng dữ liệu có điều kiện bằng những quy tắc định dạng (formatting
rules) được Excel cung cấp, hoặc bạn có thể tạo các quy tắc mới .
Sử dụng Ribbom
Trên thẻ Home, nhóm lệnh Style, bạn nhấp chuột vào Conditional Formatting sẽ
xuất hiện danh sách các loại quy tắc định dạng có điều kiện như sau:
- Highlight Cell Rules: gồm các quy tắc định dạng làm nổi bật các ô có dữ liệu
lớn/ nhỏ hơn một giá trị cho trước, nằm trong một khoảng, có chứa một văn bản cho
trước, một thời gian cụ thể, hay những giá trị trùng lặp trong một vùng dữ liệu.
- Top/Bottom Rules: gồm các quy tắc định dạng áp dụng cho các dữ liệu thuộc
nhóm 10 hay 100, nhóm 10% hay 50%, và các dữ liệu trên/ dưới giá trị trung bình của
vùng.
- Data Bars: gồm các quy tắc định dạng sẽ hiển thị các thanh màu trong ô, có độ
dài tỷ lệ tương ứng với giá trị dữ liệu trong ô.

150
- Color Scales: gồm các quy tắc định dạng màu nền, màu sắc sẽ tương xứng với
giá trị dữ liệu trong ô.
- Icon Sets: gồm các quy tắc định dạng hiển thị các biểu tượng trong ô, dạng biểu
tượng sẽ tương ứng với giá trị dữ liệu trong ô.
➢ Sử dụng quy tắc Highltght:
- Home → Styles → Conditional Formatting → Highlight Cell Rules → Chọn
quy tắc trong danh sách.
- Thiết lập 0 điều kiện: Bạn nhập giá trị so sánh, có thể là giá trị hằng, tham chiếu,
hay biểu thức.

• Đới với quy tắc A Date Occurring: Bạn chọn điều kiện trong danh sách, ví dụ
Yesterday hay Next month.
• Đối với quy tắc Duplicate: Bạn chọn điều kiện trong danh sách, Duplicate sẽ làm
nổi bật các giá trị trùng, trong khi Unique sẽ định dạng cho các giá trị là duy nhất trong
vùng.
- Tuy chọn định dạng: Bạn chọn trong danh sách các định dạng sắn có, hoặc chọn
Custom Format để mở hộp thoại Format Cells và thực hiện định dạng tùy ý.
➢ Sử dụng quy tắc Top/Bottom:
- Home → Styles → Conditional Formatting → Top/Bottom Rules → Chọn quy
tắc trong danh sách.
Thiết lập điều kiện :
• Quy tắc Top/Bottom 10 Items: Bạn nhập giá trị từ 1 đến 1000.
• Quy tắc Top/Bottom 10%: Bạn nhập giá trị từ 1 đến 100 ( phần trăn).
• Quy tắc Above/Below Average: Giá trị trung bình của vùng dữ liệu sẽ được tự
động tính toán.
- Tùy chọn định dạng: Tương tự loại quy tắc Highlight.
➢ Sử dụng quy tắc Data Bars/Color Scales/Icon Sets:
- Home → Styles → Conditional Formatting → Data Bars/ Color Scales/Icon
Sets → Chọn quy tắc định dạng trong bảng chọn .

151
- Các loại quy tắc định dạng Data Bars/Color Scales/Icon Sets sữ tự động xác
định giá trị dữ liệu của các ô trong vùng chọn để định dạng.

• Data Bars tạo các thanh màu trong ô, biểu diễn độ lớn của dữ liệu.
• Color Scale tô màu các ô bằng cách phối 2 hoặc 3 màu, thể hiện dữ liệu nằm
trong khoảng nảo.
• Icon Set sử dụng 3,4,5 loại biểu tượng để biểu diễn giá trị trong ô.
- Bạn có thể áp dụng nhiều quy tắc định dạng cho các ô. Ví dụ E3:E11 ngoài quy
tắc Red-Yellow-Green Color Scale, còn được định dạng với quy tắc Highlight Duplicate
Value, G3:G11 được áp dụng hai quy tắc 3 Triangles Icon Set và Top/Bottom Above
Averge.
- Khi dữ liệu được thay đổi, định dạng của ô cũng sẽ tự động thay đổi. Như vậy,
đổi với các ô được áp dụng nhiều quy tắc định dạng, khi thay đổi dữ liệu có thể dẫn đến
không thỏa một số quy tắc, đồng thời có thể kích hoạt một số quy tắc khác nếu dữ liệu
mới thỏa điều kiện của những quy tắc đó.
➢ Hủy áp dụng các quy tắc định dạng :
Home → Styles → Conditional Formatting → Clear Rules.

• Clear Rules from Selected Cells: Hủy các quy tắc đã âp dụng cho các ô .
• Clear Rules from Entire Sheet: Hủy toàn bộ các quy tắc đã áp dụng trong trang
tính.
Nếu bạn đã áp dụng các quy tắc định dạng cho Table hay Pivot Table, thì có thể
chọn lệnh Clear Rules from This Table/This Pivot Table ( Khái niệm về Table và Pivot
Table sẽ được trình bày trong một bài học khác).
Tạo các quy tắc định dạng
Nếu những quy tắc trên ribbon chưa phù hợp, bạn có thể tạo quy tắc định dạng
có điều kiện cho dữ liệu. Bạn chọn các ô cần định dạng và thực hiện lệnh New Rule…
trong danh sách lệnh Conditional Formatting để mở hộp thoại New Formatting Rule,
chọn loại quy tắc trong cùng Select a Rule Type, và thiết lập các tính chất cho quy tắc
trong vùng Edit the Rule Description.

152
Chú ý: Bạn có thể chọn lệnh More Rules… trong danh sách của các loại quy tắc
định dạng Highlight, Top/Bottom, Data Bars, Color Scales và Icon Sets tương ứng , để
tọa một loại quy tắc cụ thể .
➢ Tạo quy tắc Highlight Cells:
- Trong danh sách Highlight Cells Rules bạn chọn More Rules…
- Như bạn thấy trên hộp thoại New Formatting Rules, đây là loại quy tắc Format
only cells that contain được sử dụng phổ biến nhất. Quy tắc này có một loại toán từ để
chọn lọc và làm nổi bật các ô như between, greater than hay equal to. Các ô thỏa quy
tắc sẽ được làm nổi bật bằng một định dạng chung. Ví dụ làm nổi bật các ô có dữ liệu
lớn hơn (greater than) một giá trị cho trược .
- Trong vùng Format only cells with, bạn chọn loại giá trị trong ô sẽ xét điều
kiện, tùy theo kiểu dữ liệu hay một số giá trị cho trước.

• Cell Vlaue: sử dụng cho dữ liệu số .


• Specific Text: sử dụng cho dữ liệu văn bản.
• Date occurring: sử dụng cho dữ liệu thời gian.\
• Blanks/No Blanks: sử dụng cho các ô chưa được nhập dữ liệu.
• Error/No Error: sử dụng cho các ô có các mã lỗi như #VALUE! Hay#N/A.
- Tiếp theo bạn chọn toán từ tương ứng các loại giá trị xét điều kiện, và nhập các
giá trị để xét điều kiện, và chọn Format để tùy chọn định dạng,
- Nếu bạn muốn làm nổi bật các ô có dữ liệu trùng lặp hoặc duy nhất, hãy chọn
loại quy tắc Format only unique or duplicate value.

• Trong hộp chọn Format all bạn chọn duplicate hoặc unique.
• Chọn Format để tùy chọn định dạng.
➢ Tạo quy tắc Top/Bottom:
- Trong danh sách Top/Bottom Rules bạn chọn More Rules…
- Đấy là loại quy tắc format only top or bottom ranked value, áp dụng định dạng
cho các ô có chứa giá trị thuộc thứ hạng cao nhất hay thấp nhất, hoặc theo thứ hạng phần
trăm (percentile rank) trong một vùng. Ví dụ định dạng cho 25% nhân viên có lương
thuộc hạng thấp nhất (Bottom 25%)trong bản lương.

153
- Trong vùng Format value that rank in the, bạn chọn xét thứ hạng cao nhất Top
hay thấp nhất Bottom và nhập tỷ lệ xét từ 1 đền 1000. Nếu bạn muốn xét theo thứ hạng
phần trăm, hãy đánh dấu ô chọn % of the selected range và nhập tỷ lệ từ 1 đến 100.
- Chọn Format để tùy chọn định dạng

• Nếu bạn cần định dạng dựa trên giá trị trung bình của dữ liệu trong một vùng hãy
chọn loại quy tắc Format only value that are above or below average.
- Trong vùng Format value that are, bạn chọn trong hộp chọn cách thức xét điều
kiện, dựa trên giá trị trung bình, hay các mức độ lệnh chuẩn (degrees of standard
deviation) so với giá trị trung bình của vùng.
- Chọn format để tùy chọn định dạng.
➢ Tạo quy tắc Color Scale/Data Bar/Icon Set
Trong bảng chọn Color Scales/Data Bars/Icon Sets bạn chọn More Rules…
Đây là loại quy tắc: Format all cells based on their value, sẽ định dạng các ô bằng
cách hiển thị các chi báo(indicators) thể hiện sự tương quan của các dữ liệu trong một
vùng với nhau.
Ví dụ với các ô chứa số liệu thu nhập của nhân viên, bạn có thể định dạng các giá
trị cao bằng màu đỏ (thu nhập cao), trong khi các giá trị có màu xanh (thu nhập
thấp). Excel sẽ phối màu theo tỷ lệ giữa hai màu đỏ và xanh để áp dụng cho các
ô, theo thứ tự giá trị thu nhập từ cao nhất đến thấp nhất .
- Trong hộp chọn Format Style, bạn có thể chọn loại chi báo, bao gồm 2-Color
Scale, 3-Color Scale, Data Bar, và Icon Sets.
- Tiếp theo bạn tùy chọn các tính chất của chi báo và các định dạng tương ứng
cho quy tắc.
➢ Các ví dụ tạo quy tắc Color Scale/Data Bar/Icon Set:
Ví dụ 1: Tạo quy tắc 3-Color Scale cho các ô Total G3:G11 trong bảng Grocery
Lít, sử dụng các màu được phối theo thứ tự Green –Yellow- Orange. Trong đó,
Minimum là 4, Maximum là giá trị lớn nhất và Midpoint được xác định bằng Percentile
60%.
Bạn thực hiện như sau:

154
- Trong vùng Minimum, chọn Number trong hộp chọn Type, nhập giá trị 4 trong
khung Value, và chọn màu Green trong hộp chọn Color. Như vậy, các ô =< 4 sẽ được
tô màu Green.
- Trong vùng Maximum chọn Highlight Value trong hộp chọn Type . Trong ví
dụ này giá trị Total lớn nhất là 37.5.
- Trong vùng Midpoint, chọn Percentile trong hộp chọn Type, nhập 60 trong
khung Value, và chọn màu Yellow trong hộp chọn Color. Như vậy, các ô trong khoảng
giữa sẽ được xác định theo thứ hạng phần trăm và được tô màu bằng cách phối màu theo
tỷ lệ thứ hạng phần trăm. Trong ví dụ này, trong số các ô có giá trị từ 4 trở lên, có 60%
các ô có giá trị giữa.
Ví dụ 2: Tạo quy tắc Data Bar cho các ô Qty C3:C11, áp dụng cho các ô có giá
trị >2 . Sử dụng màu gradient Gold, Accent 4.
- Trong vùng Minimum, chọn Number trong hộp chọn Type và nhập 2 trong
khung Value.
- Trong vùng Maximum, chọn Highest Value trong hộp chọn Type. Trong ví dụ
này giá trị Qty lớn hơn là 15.
- Chọn Gradient Fill trong hộp chọn Fill, và chọn màu Gold, Accent 4 trong hộp
chọn Color.
Ví dụ 3: Tạo quy tắc Icon Sets cho các ô Price E3:E11, sử dụng tập biểu tương 4
Arrows (colored) tương ứng với các khoảng giá trị >3,>2 và =<3,=2, và <2.
Bạn thực hiện như sau:
- Trong hộp chọn Icon Style, chọn các biểu tượng 4 Arrows (Colored).
- Trong vùng value, chọn phép so sánh > hay >= và nhập khoảng giá trị tương
ứng với từng biểu tượng.
- Trong vùng Type, chọn Number.
Sử dụng công thức trong quy tắc định dạng
Trong trường hợp những quy tắc định dạng theo mẫu nên trên chưa đáp ứng
được yêu cầu điều kiện trên dữ liệu, bạn có thể tạo các quy tắc sử dụng công thức và

155
hàm để xét điều kiện định dạng. Bằng cách này, bạn sẽ tạo được những quy tắc tùy biến,
có thể định dạng dữ liệu theo những điều kiện vô cùng linh hoạt.
Ví dụ:
- Định dạng màu cho các ô Unit có dữ liệu là bunch hoặc head, công thức xét
điều kiện của quy tắc định dạng =OR(D3= “head”,D3= “bunch”).
- Định dạng màu cho các ô Price có giá trị là số thập phân, công thức là =E3-
INT(E3)>0. Trong đó, hàm INT trả về phần nguyên của số, ví dụ =INT(2.5) có kết quả
2.
Chú ý : Công thức là một biểu thức điều kiện có kết quả True hoặc False. Nếu
có nhiều điều kiện, bạn hãy kết hợp bằng các hàm AND và OR. Trong công thức sẽ
tham chiếu đến ô đầu tiên của vùng định dạng (ô góc trên-trái).
* Tạo quy tắc định dạng sử dụng công thức để xét điều kiện :
- Home → Styles → Conditional Formatting → New Rule.
- Chọn loại quy tắc Use a formula to detemine which cells to format.
- Nhập công thức trong khung Format values where this formula is true.
- Chọn Format để tùy chọn định dạng.
Sử dụng trình quản lý các quy tắc (Rules Manager)
Các quy tắc định dạng có điều kiện đã áp dụng trong trang tính được quản lý
thông qua hộp thoại Conditional Formatting Rules Manager. Bạn mở hộp thoại bằng
lệnh Manahe Rules trong danh sách lệnh Conditional Formatting.
Trên hộp thoại, bạn có thể xem các quy tắc được áp dụng cho các ô được chọn
(current selection), hoặc tất cả quy tắc trong một trang tính. Thứ tự mặc định của các
quy tắc là từ mới đến cũ, nghĩa là đối với các ô được áp dụng nhiều quy tắc; quy tắc
được áp dụng gần nhất sẽ nằm phía trên. Bạn có thể dùng nút Move Up/Move Down để
di chuyển một quy tắc lên hay xuống
Chú ý: Khi có nhiều quy tắc được áp dụng đồng thời cho các ô, thì thứ tự là quan
trọng, quy tắc nằm trên sẽ được Excel xử lý trước.

156
Ví dụ: Các ô G3:G11 có hai quy tắc Above Average và Icon Set, và quy tắc
Above Average sẽ được áp dụng trước để tô màu cho các ô thảo điều kiện, tiếp theo quy
tắc Icon Set được áp dụng để hiển thị chi báo trong các ô.
- Thông qua hộp thoại quản lý quy tắc, bạn cũng có thể tạo mới, hiệu chỉnh, và
xóa các quy tắc đối với các ô được chọn, bằng các nút lệnh New Rule, Edit Rule, và
Delete Rule tương ứng .
- Điều khiến áp dụng các quy tắc: Như đã đề cập, các quy tắc của một vùng được
áp dụng theo thứ tự từ trên xuống. Nếu bạn đánh dấu ô chọn Stop If True của một quy
tắc, thì những quy tắc theo sau sẽ không áp dụng đối với các ô đã thỏa điều kiện định
dạng của quy tắc này.
Ví dụ : quy tắc Cell Value >=15 được đánh dấu Stop If True. Khi đó, các ô có
giá trị từ 15 trở lên sẽ không được áp dụng quy tắc Above Average nữa.
Chú ý: Sau mỗi thao tác quản lý, bạn chọn Apply để thực hiện và có thể tiếp tục
những thao tác khác. Nếu bạn chọn OK, các thao tác đã thực hiện sẽ được áp dụng, đồng
thời hộp thoại sẽ bị đóng.

157
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Bài 1:
1. Mở một File Excel mới và đặt tên file là E:\BaithuchanhExcel\Bai2.xlsx.
2. Sử dụng Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 nhập dữ liệu vào bảng tính theo
mẫu.

2. Lập công thức cho cột Lương biết: Lương = Lương ngày*Ngày công.
3. Tạo thêm cột Tạm ứng và cột Còn lại vào bên phải cột Lương rồi lập công
thức cho cột Tạm ứng, cột Còn lại biết: Tạm ứng = 2/3*Lương; Còn lại = Lương –
Tạm ứng.
4. Đếm Tổng số nhân viên kết quả đặt tạo ô C11.
5. Dựa vào cột Lương, hãy lập công thức cho dòng Tổng tiền lương, Tiền
lương bình quân, Tiền lương cao nhất, Tiền lương thấp nhất.
6. Định dạng dữ liệu cho các cột: Lương ngày, Lương, Tạm ứng, Còn lại
theo dạng tiền tệ (Curency) với đơn vị tiền tệ là VND, có sử dụng dấu ngăn cách.
7. Tạo đường viền cho bảng tính và canh chỉnh dữ liệu trong bảng theo mẫu.

158
Bài 2:
DANH SÁCH HỌC VIÊN ĐƯỢC CẤP HỌC BỔNG

Năm học 2003- 2006

Ngày Điểm Mã
TT Họ tên sinh Nơi sinh TB Mức HB điểm

1 Nguyễn Văn Lâm 7/14/74 Đà Nẵng A01

2 Trần Văn Nam 10/10/74 Sài Gòn B03

3 Lê Huy Dũng 2/22/74 Huế A01

4 Vũ Đình Khôi 9/1/75 Hà Nội C03

5 Lâm Tú Trinh 2/3/76 Cần Thơ B02

6 Nguyễn Như Ngọc 4/25/77 Vinh B01

7 Phạm Thị Hoa 10/10/77 Đà Lạt B02

8 Hoàng Văn Hùng 5/3/79 Hà Nội C02

9 Lê Thị Chiên 9/25/68 Sài Gòn C01

Bảng điểm

Mã điểm Toán Văn Ngoại ngữ

B03 10 8 10

C03 9.5 7 7

B02 8 9 6

B01 8.5 8.5 8

C02 8 9 7.5

C01 7.5 8 8.5

A01 8 9 8

159
Yêu cầu thực hiện :

1) Nhập số liệu theo mẫu và lưu file với tên là: Bai2.txt

2) Tính điểm trung bình của từng học viên theo mã điểm và bảng điểm
(không thêm cột trong bảng điểm)

3) Chèn thêm cột tuổi, tính theo năm sinh

4) Mức học bổng được tính như sau :

Nếu điểm TB >= 9 thì mức học bổng là 500.000 đồng.

Nếu điểm TB >= 8 và điểm TB<9, thì mức học bổng là 300.000 đồng,

ngoài ra không có học bổng.

5) Đếm xem có bao nhiêu học viên sinhtại Hà Nội

6) Trang trí và in kết quả đã tính.

160
Bài 3:

1. Sử dụng Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 nhập dữ liệu vào bảng tính theo
mẫu.

2. Chèn 3 cột mới.


- Cột Mã hàng, Năm sản xuất vào giữa cột Mã sản phầm và cột Tên hàng;
- Cột Tiền KM vào sau cột Giá bán.
3. Điền dữ liệu cho cột Mã hàng, Năm sản xuất biết:
- Mã hàng là 2 ký tự đầu tiên của cột Mã sản phẩm;
- Năm sản xuất là 4 ký tự, từ ký tự thứ 7 đến 10 của cột Mã sản phẩm;
4. Dựa vào cột Năm sản xuất và cột Số lượng lập công thức cho cột Tiền KM biết:
- Nếu Năm sản xuất <=2012 và Số lượng <=50 thì Tiền khuyễn mại = 3%*giá bán*Số
lượng;
- Nếu Năm sản xuất =2013 hoặc Số lượng >=100 thì Tiền khuyễn mại = 2%*giá
bán*Số lượng.
- Còn lại không được khuyến mại (Để ô trắng).
5. Đếm số mặt hàng được khuyến mại, kết quả đặt tại ô J9.
6. Đếm số mặt hàng có Xuất xứ từ Thái Lan, kết quả đặt tại ô D9.
7. Định dạng dữ liệu cho các cột: Giá bán, Tiền KM theo dạng số (Number), có sử dụng dấu
ngăn cách phần nghìn, triệu.
8. Tạo đường viền cho bảng tính và canh chỉnh dữ liệu trong bảng theo mẫu.

161
Bài 4: Cho bảng tính sau, thực hiện các yêu cầu để hoàn thiện bảng tính

KẾT QUẢ TUYỂN SINH


Mã Tổng Kết Ghi
Họ và tên Ngành Toán Lý Hóa
số công quả chú
A001 Lê Anh Toán 10 9 0
B102 Trần Bình Lý 8 9 7
C111 Lê Tuấn Hóa 9 2 6
C102 Trần Nghĩa Hóa 9 0 9
B007 Lý Hương Lý 7 7 7
B205 Hoàng Lan Lý 8 9 0
A102 Vũ Trọng Toán 9 8 8
Điểm chuẩn
Toán 29
Lý 28
Hóa 27

Số thí sinh đậu 0


Tổng số thí sinh 7
Thống kê tuyển sinh
TS TS
Ngành
Đậu Rớt
Toán 7

Hóa
1. Nhập số liệu và trình bày như mẫu.
2. Ngành được tính dựa vào ký tự đầu của Mã số. Nếu:
A là ngành Toán
B là ngành Lý
C là ngành Hóa
3. Cột Tổng cộng: Thi ngành nào thì môn đó được tính hệ số 2, sau đó cộng với
điểm các môn còn lại.
4. Cột Kết quả = Thí sinh nào có điểm Tổng cộng bằng điểm chuẩn trở lên và
không có điểm liệt (0 điểm) thì "Đậu" ngược lại "Rớt"
5. Cột Ghi chú = Thí sinh nào đậu với số điểm Tổng cộng lớn hơn điểm chuẩn từ
4 điểm trở lên thì ghi là "Học bổng"
6. Từ Bảng kết quả tuyển sinh, hãy: Thống kê TS Đậu , Rớt vào bảng thống kế
tuyển sinh

162
Bài 5: Cho bảng tính sau, thực hiện các yêu cầu để hoàn thiện bảng tính

BẢNG THEO DÕI CHI TIẾT BÁN HÀNG


Số
Mã Ngày Tiền Thành
STT Tên hàng lượng Đơn giá
hàng bán giảm tiền
(kg)
1 F 1/15/05 50
2 C 2/10/05 100
3 X 4/20/05 200
4 F 3/30/05 20
5 C 4/20/05 50
6 A 2/10/05 30
Bảng đơn giá
Mã Đơn giá mỗi tháng (đồng/kg)
Tên hàng
hàng 1 2 3 4
F Sắt 7.000 7.500 8.000 8.500
A Nhôm 9.000 10.000 11.000 11.000
C Đồng 5.000 5.300 5.500 6.000
X Xi măng 10.000 10.500 11.000 12.000
Bảng thống kê
Tháng 1 2 3 4
Tổng thành tiền 0 0 0 0

Tổng số lượng của mặt hàng xi măng bán trong tháng 1 0

1. Nhập số liệu và trình bày như mẫu.


2. Tên hàng được tính dựa vao Mã hàng tra trong bảng Đơn giá.
Tên hàng = VLOOKUP (Mã hàng, Bảng tra, 2, 0)
3. Đơn giá đoc75 tính dựa vào Mã hàng, Ngày bán và tra trong Bảng đơn giá.
Đơn giá = VLOOKUP (Mã hàng, Bảng đơn giá, IF (MONTH (Ngày bán)=1, 3, IF
(MONTH (Ngày bán)=2, 4, IF (MONTH (Ngày bán)=3, 5, 6))), 0)
4. Tiền giảm được tính như sau: Nếu số lượng hàng bán ra trên 100kg thì được giảm
5%, ngược lại thì 0%.
Tiền giảm = IF (Số lượng>100, Số lượng*Đơn giá*5%, 0)
5. Tính Thành tiền = Số lượng*Đơn giá-Tiền
giảm
6. Lập công thức tính tổng Thành tiền của từng tháng trong Bảng thống kê.
Tổng tiền tháng 1 = DSUM (Bảng chi tiết bán hàng, Thành tiền, vùng điều kiện)

163
Bài 6:

BẢNG ĐIỂM LỚP TIN HỌC LỚP CNTT14-01


STT HỌ ĐỆM TÊN NƠI SINH NGÀY SINH LỚP ĐLT ĐTH ĐTB
1 Trần Văn Ánh Sài Gòn 12/05/1982 VP 8.5 9.5
2 Trần Văn Đông Sài Gòn 11/03/1976 VP 9 5.5
3 Lê Tuấn Bích Nam Định 14/10/1977 DH 4 6.9
4 Quốc Hải Sài Gòn 20/08/1977 LT 10 8.9
5 Tuấn Hùng Hà Nội 12/12/1980 LT 6 10
6 Công Hưng Gia Định 04/08/1990 LT 9.5 10
7 Bích Huyền Gia Định 31/12/1979 PC 8.5 9.9
8 Trần Văn Khải Đà Nẵng 18/08/1981 VP 8 9.8
9 Phan Văn Khải Gia Định 02/06/1987 VP 10 8
10 Bá Sơn Nam Sài Gòn 03/04/1977 VP 5 5
11 Lê Minh Nga Gia Định 02/05/1976 LT 9 6
12 Trân Văn Sơn Hà Nội 01/02/1978 DH 9 9
13 Lê Thanh Sơn Hà Nội 02/03/1998 LT 7 10
14 Đức Tùng Sơn Gia Định 30/12/1979 VP 7 10
15 Lê Thanh Tám Sài Gòn 21/05/1977 LT 8.5 9.9
16 Trần Văn Tâm Sài Gòn 19/12/1977 PC 6 10
Yêu cầu thực hiện :

1) Nhập số liệu và trang trí theo mẫu.

2) Tính điểm trung bình (ĐTB).

3) Dựa vào bảng trên hãy lọc ra danh sách những người lớp VP có

ĐLT>=8,ĐTH>=8.( ĐLT : Là điểm lý thuyết, ĐTH : Là điểm thực hành).

4) Lọc ra những học sinh ở Sài Gòn hoặc Gia Định.

5) Lọc ra những học sinh dưới 20 tuổi tính từ năm 2000.

6) Lọc ra những học sinh sinh vào tháng 5 hoặc tháng 8.

7) Sắp xếp theo thứ tự ĐTB giảm dần, nếu trùng ĐTB thì sắp xếp ĐLT cao dần.

8) Tính ĐTB chung cho từng tỉnh (Dùng tính năng Subtotals).

164
Bài 7:

KẾT QUẢ THI CUỐI KHOÁ

STT Họ và tên Giới Tính Năm sinh Toán Văn Ngoại ngữ Trung bình
1 Lê Thị Hà Nam 1968 15 16 18
2 Hà Văn Sơn Nam 1970 12 3 14
3 Khánh Toàn Nam 1972 10 2 10
4 Lê Trang Nữ 1959 8 15 10
5 Thuý Vân Nữ 1966 9 4 16
6 Hải Yến Nữ 1971 12 10 11
7 Quốc Bảo Nam 1975 7 10 4
8 Phan Anh Nam 1969 14 5 6
9 Thuý Trâm Nữ 1964 17 8 13
10 Ngọc Lý Nữ 1967 13 9 12
Yêu cầu:

1/ Sắp xếp họ và tên theo thứ tự tăng dần (a->b->c), nếu trùng thì sắp xếp năm

sinh theo thứ tự giảm dần.

2/ Sắp xếp lại họ và tên theo thứ tự giảm dần (c->b->a), nếu trùng thì sắp xếp điểm

trung bình theo thứ tự tăng dần.

3/ Trích ra vùng khác những dòng thoả mãn điều kiện sau :

a) Điểm trung bình =11

b) Điểm trung bình =10 và năm sinh < 1970

4/ Trích ra vùng khác những dòng thoả mãn điều kiện sau :

a) Điểm toán >=12

b) Điểm văn <9 hoặc giới Nữ

5/ Xoá những dòng trong danh sách thoả mãn điều kiện sau : Điểm trung bình <=4

165
Bài 8:

BẢNG THỐNG KÊ VIỆC THỰC HIỆN XUẤT NHẬP HÀNG

Năm 2001 2002 2003

% Ký % Ký %
HĐ Ký kết T/hiện T/hiệu kết T/hiện T/hiệu kết T/hiện T/hiện

Xuất hàng 42 22 52% 73 58 79% 133 130 98%

Nhập hàng 70 52 74% 183 152 83% 133 120 78%

Tổng cộng 112 74 66% 256 210 82% 286 250 87%

Yêu cầu thực hiện :

1. Vẽ biểu đồ thể hiện % thực hiện của năm 2001 (biểu đồ 1)

2. Vẽ biểu đồ thể hiện % thực hiện của năm 2002 (biểu đồ 2)

3. Vẽ biểu đồ thể hiện % thực hiện của năm 2003 (biểu đồ 3)

166
Chương 4
TRÌNH DIỄN ĐIỆN TỬ VỚI MICROSOFT POWERPOINT 2016

4.1 LÀM QUEN VỚI POWERPOINT

PowerPoint là một công cụ biên tập và trình diễn, báo cáo trên máy tính phổ biến
nhất hiện nay. PowerPoint được sử dụng vào rất nhiều công việc khác nhau như: thuyết
trình trong các buổi hội thảo, các cuộc họp, các buổi giới thiệu dự án hoặc sản phẩm,
báo cáo trong nội bộ công ty hoặc phục vụ cho công tác giảng dạy,...

4.1.1 Khởi động PowerPoint

Cách 1: Chọn nút (Start) → chọn All Programs → chọn Microsoft Office
→ chọn Microsoft PowerPoint 2016.

Cách 2: Kích đúp biểu tượng trên màn hình Desktop.

Cách 3: Chọn nút → chọn Search Programs and files → nhập


Powerpnt.exe và nhấn Enter.

4.1.2 Cửa sổ làm việc PowerPoint


Thanh Ribbon Thanh tiêu đề

Thanh
thước kẻ
Danh sách Slide

Thanh trạng thái

167
Hình 4.1. Cửa sổ làm việc của Microsoft PowerPoint 2016

Trên cửa sổ làm việc của Microsoft PowerPoint 2016 gồm các thành phần sau:
Thanh tiêu đề (Title bar)
Thanh tiêu đề là thanh nằm trên cùng của cửa sổ làm việc Microsoft PowerPoint
2016. Trên thanh tiêu đề chứa tên file đang được mở, tên phần mềm thiết kế Slide và
các nút lệnh: ghi lại file (Save), khôi phục lại thao tác vừa thực hiện (Undo), thực hiện
lại thao tác vừa undo (Redo), ẩn cửa sổ làm việc xuống thanh Taskbar (Minimize), thu
nhỏ cửa sổ làm việc (Restore Down), đóng cửa sổ làm việc (Close).
Thanh Ribbon
Thanh Ribbon là thanh nằm ngay phía dưới thanh tiêu đề và được cấu trúc dạng
dải băng. Trên thanh Ribbon chứa các tab có chức năng khác nhau. Trên mỗi tab chứa
các nút lệnh để sử dụng trong quá trình thiết kế slide.
- Tab File: gồm các nút lệnh liên quan đến việc xử lý tệp trình diễn như: ghi lại
file, mở file, tạo một file mới, đóng chương trình, in ấn, ...
- Tab Home: gồm các nút lệnh thường hay sử dụng trong quá trình thiết kế bài
thuyết trình như: lệnh sao chép, cắt, dán, chèn slide, bố cục slide, phân chia section, định
dạng văn bản, chèn khối hình, lệnh tìm kiếm và thay thế,…;
- Tab Insert: gồm các nút lệnh chèn các đối tượng hình ảnh, biểu đồ, lưu đồ, âm
thanh, video, … vào slide;
- Tab Design: gồm các nút lệnh về định dạng kích cỡ và chiều hướng của slide,
các kiểu hình nền cho slide;
- Tab Transitions: gồm các nút hiệu ứng xuất hiện cho các trang slides và các
nút lệnh thiết lập hiệu ứng,;

- Tab Animations: gồm các nút hiệu ứng áp dụng cho các đối tượng trên slide,
sao chép hiệu ứng giữa các đối tượng, thiết lập thời gian cũng như các sự kiện cho các
hiệu ứng;
- Tab Slide Show: gồm các nút thiết lập cho các slide trước khi trình diễn, tùy
biến về mặt nội dung của buổi thuyết trình trong các tình huống báo cáo, broadcast buổi

168
thuyết trình cho các khán giả theo dõi từ xa và thiết lập các thông số cho các màn hình
hiển thị khi trình diễn;
- Tab Review: gồm các nút lệnh ghi chú cho các slide trong buổi thuyết trình, so
sánh và trộn nội dung giữa các bài thuyết trình và công cụ kiểm tra lỗi chính tả, …;
- Tab View: gồm các nút lệnh chuyển đổi qua lại giữa các chế độ hiển thị, cho
hiển thị hoặc ẩn thanh thước kẻ, các đường lưới, kích thức vùng soạn thảo, chuyển đổi
giữa các chế độ mầu hiển thị, sắp xếp các cửa sổ,…
Thanh thước kẻ (Ruler)
Trên màn hình thiết kế có hai thanh thước kẻ, một thanh nằm ngang và một thanh
nằm dọc nhằm giúp người sử dụng dễ dàng hiệu chỉnh và canh lề cho các đối tượng trên
các trang slide.
Thanh trạng thái
Thanh trạng thái là thanh nằm dưới cùng màn hình thiết kế. Trên thanh trạng thái
cho chúng ta biết tổng số trang slide và các nút chức năng hiển thị trang slide, nút phóng
to thu nhỏ trang thiết kế.

4.2 LÀM VIỆC VỚI SLIDE

4.2.1 Tạo slide mới

Cách 1: Chọn tab Home → chọn nút .


Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.
Cách 3: Kích chuột phải vào khoảng trống trong bảng danh sách slide → chọn
New slide.

4.2.2 Gán các Themes tạo sẵn cho slide

Bước 1: Chọn tab Design.


Bước 2: Trong khung Themes ta chọn một trong các mẫu có sẵn để gán cho slide.

4.2.3 Gán mầu nền cho slide

Bước 1: Chọn tab Design.

169
Bước 2: Trong nhóm Customize ta chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Format
Background.

Hình 3.2. Hộp thoại Format Background.

Bước 3: Kích chọn mục Color để xuất hiện bảng mầu → chọn mầu nền cần dùng.
Bước 4: Chọn nút Apply to All để áp dụng mầu nền đã chọn cho tất cả các slide.

4.2.4 Chọn mẫu bố cục (layout) cho slide

Bước 1: Chọn slide cần tạo bố cục.

Bước 2: Chọn tab Home → chọn nút . Xuất hiện bảng chọn.
Bước 3: Chọn mẫu bố cục phù hợp cho slide.

4.2.5 Tạo slide tựa đề

Khi một bài thuyết trình mới được tạo thì mặc nhiên có sẵn một slide tựa đề. Slide
tựa đề thông thường là slide đầu tiên của bài thuyết trình, slide tựa đề thường chứa các
thông tin về tựa đề của bài thuyết trình, thông tin tác giả, ngày tháng,... Ngoài ra, chúng
ta có thể thêm logo công ty, hình ảnh vào slide tựa đề.
Để nhập thông tin cho slide tựa đề ta kích dòng “Click to add title” và “Click to
add subtitle” để nhập tựa đề và tựa đề phụ cho slide.

170
4.2.6 Định dạng văn bản trong text box trên slide

Bước 1: Chọn text box cần định dạng.


Bước 2: Chọn tab Home.
Bước 3: Sử dụng các nút lệnh trong nhóm Font, paragraph để định dạng.

4.2.7 Sao chép, di chuyển, xóa slide

Sao chép slide

Bước 1: Kích chuột phải vào slide cần sao chép → chọn nút trên tab Home
hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.

Bước 2: Chọn vị trí cần đặt slide vừa thực hiện lệnh Copy → chọn nút trên
tab Home hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.
Di chuyển slide.
Cách 1:
Bước 1: Kích chuột phải vào slide cần di chuyển → chọn Cut.
Bước 2: Chọn vị trí đặt slide vừa thực hiện lệnh cut → nhấn tổ hợp phím Ctrl +
V.
Cách 2: Kích chuột trái vào slide cần di chuyển trong danh sách slide, đồng thời
giữ chuột trái và di chuyển chuột lên trên hoặc xuống dưới chọn vị trí cần đặt slide và
thả tay.
Xóa slide
Cách 1: Kích chuột phải chọn slide cần xóa → chọn Delete slide.
Cách 2: Chọn slide cần xóa → nhấn phím Delete.

4.2.8 Slide Master

Slide master là slide nằm ở vị trí đầu tiên trong các slide nó chứa thông tin về
theme và layout của một bài thuyết trình bao gồm nền slide, màu sắc, các hiệu ứng, kích
thước và vị trí của các placeholder trên slide. Mỗi bài thuyết trình có ít nhất một slide
master. Điểm hữu ích chính khi sử dụng slide master là khi thay đổi các thuộc tính của
slide master thì những thay đổi đó sẽ có hiệu lực với tất cả các Slide trong bản trình diễn.

171
Khi sử dụng slide master, ta có thể tạo ra một bản trình diễn với kiểu dáng có tính nhất
quán cao.
Do các hiệu chỉnh và thay đổi trong slide master ảnh hưởng đến toàn bộ bài thuyết
trình nên chúng ta chỉ thực hiện các hiệu chỉnh và thay đổi trong chế độ màn hình slide
master.
a. Tạo mới một Slide Master

Để tạo một Slide Master mới ta kích chọn tab View → chọn nút . Xuất
hiện Slide master.

Slide
Master

Slide
Layout

Hình 4.3. Trang Slide Master

b. Di chuyển và sắp xếp lại các placeholder trên các Slide Master
Place Holder trên trang slide là content, text box, picture, chart, … Để di
chuyển và sắp xếp lại các Place Holder trên trang slide master ta thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn Slide master hoặc Slide layout cần sắp xếp các placeholder.

172
Bước 2: Kích chuột trái chọn placeholder cần di chuyển đồng thời giữ phím chuột
trái và kéo placeholder tới vị trí mong muốn.
c. Thay đổi kích thước của các placeholder
Bước 1: Chọn placeholder cần thay đổi kích thước.
Bước 2: Di chuyển chuột đến một trong tám hình vuông bao quanh placeholder,
khi trỏ chuột có dạng mũi tên hai chiều ta kích chuột trái đồng thời giữ phím chuột trái
và kéo rộng hoặc thu hẹp lại để thay đổi kích thước.

d. Đóng cửa sổ slide master bằng cách nhấn nút trở về chế độ soạn thảo

4.3 CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA VÀO SLIDE

4.3.1 Chèn hình ảnh

Chèn hình ảnh có sẵn trên máy tính


Bước 1: Chọn slide cần chèn hình ảnh.

Bước 2: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Insert Picture
Bước 3: Tìm ổ đĩa, thư mục chứa file hình ảnh cần chèn → chọn hình ảnh cần
chèn → chọn nút Insert để chèn ảnh vào slide.
Chèn hình ảnh từ trên mạng
Bước 1: Chọn slide cần chèn hình ảnh.

Bước 2: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại

Hình 4.4. Hộp thoại picture online

173
Bước 3: Nhập Từ khóa của hình cần chèn vào Bing Image Search → chọn nút
Insert để chèn ảnh vào slide.

4.3.2 Chèn khối hình vào slide bằng công cụ AutoShapes

Bước1: Chọn tab Insert → chọn nút → chọn khối hình cần chèn.
Bước 2: Di chuyển trỏ chuột vào vùng trống trên trang slide, kích chuột trái chọn
điểm đặt hình đồng thời giữ phím chuột trái và di chuyển chuột để chèn khối hình.

4.3.3 Chèn bảng biểu

Cách 1:

Bước 1: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện bảng chọn
Bước 2: Chọn số cột và số dòng cho bảng cần tạo bằng cách kích chuột trái chọn
ô đầu tiên đồng thời giữ chuột trái và di chuyển chuột để chọn các ô tiếp theo.
Cách 2:

Bước 1: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện bảng chọn

Bước 2: Chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Insert Table


Bước 3: Nhập số cột vào mục Number of columns và số dòng vào mục Number
of rows.
Bước 4: Chọn OK để chấp nhận chèn bảng.

4.3.4 Chèn biểu đồ

Bước 1: Chọn slide cần chèn biểu đồ. Chọn tab Insert, chọn nút . Xuất hiện
hộp thoại Insert Chart (Hình 4.54).
Bước 2: Chọn dạng biểu đồ cần thể hiện → chọn OK. Xuất hiện bảng nhập dữ
liệu cho biểu đồ dạng File Excel
Bước 3: Nhập dữ liệu cần thể hiện trên biểu đồ thông qua bảng tính Excel.

174
4.3.5 Chèn lưu đồ (SmartArt)

Bước 1: Chọn slide cần chèn lưu đồ.

Bước 2: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Choose a
SmartArt Graphic (Hình 4.56).
Bước 3: Chọn dạng lưu đồ cần thể hiện → chọn OK. Xuất hiện bảng nhập dữ
liệu cho lưu đồ (Hình 4.57).
Bước 4: Nhập dữ liệu cho lưu đồ cần tạo.

4.3.6 Chèn âm thanh

Bước 1: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Insert Audio.

Hình 4.5. Hộp thoại Insert Audio

Bước 2: Chọn file nhạc cần chèn và kích chọn Insert.

4.3.7 Chèn Video

Bước 1: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Insert Video.

175
Hình 4.6. Hộp thoại Insert Video

Bước 2: Chọn file video cần chèn và kích chọn Insert.

4.3.8 Chèn chữ nghệ thuật

Bước 1: Chọn vị trí cần chèn chữ nghệ thuật.

Bước 2: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện bảng chọn kiểu chữ.
Bước 3: Chọn kiểu chữ nghệ thuật cần dùng. Xuất hiện khung nhập chữ nghệ
thuật.
Bước 4: Chọn Font chữ, cỡ chữ trên tab Home và nhập nội dung chữ nghệ thuật.

4.4 THIẾT LẬP HIỆU ỨNG VÀ TRÌNH CHIẾU

4.4.1 Thiết lập hiệu ứng cho Slide

Bước 1: Chọn slide cần thiết lập hiệu ứng.


Bước 2: Chọn tab Transitions → chọn hiệu ứng cần dùng cho slide trong mục
Transition to this Slide.
Bước 3: Thiết lập âm thanh và thời gian xuất hiện cho các slide trong khung
Timing.

176
Hình 3.7. Khung thiết lập âm thanh, thời gian xuất hiện slide

- Mục Sound: chọn âm thanh khi xuất hiện slide;


- Mục Duration: thiết lập khoảng thời gian xuất hiện slide;
- Mục On Mouse Click: nếu tích chọn mục này thì ta phải kích chuột mới chuyển
slide;
- Mục After: nếu tích chọn mục này ta phải nhập khoảng thời gian tự động xuất
hiện slide.

4.4.2 Thiết lập hiệu ứng cho các đối tượng trên Slide

Bước 1: Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng trên slide.
Bước 2: Chọn tab Animations → kích chọn hiệu ứng cho đối tượng trong khung

Animation hoặc kích chọn nút . Xuất hiện bảng chọn hiệu ứng.

177
Hình 4.8. Bảng chọn hiệu ứng

Bước 3: Chọn hiệu ứng cho đối tượng.


Bước 4: Thiết lập thời gian xuất hiện các đối tượng trong khung Timing.

Hình 3.9. Khung thiết lập thời gian xuất hiện các đối tượng trên slide
- Mục Start: chọn cách xuất hiện slide;
+ On Click: hiệu ứng xuất hiện slide khi kích chuột;
+ After Previous: hiệu ứng xuất hiện slide sau một khoảng thời gian.
- Mục Duration: thiết lập khoảng thời gian hay tốc độ xuất hiện hiệu ứng;
- Mục Delay: nếu tích chọn mục này ta phải nhập khoảng thời gian tự động xuất
hiện trang slide.

178
4.4.3 Thiết lập chế độ tự động lặp lại trình chiếu

Bước 1: Chọn tab Slide show → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Set Up
Show.

Hình 4.10. Hộp thoại Set Up Show

Bước 2: Thiết lập chế độ trình diễn trong hộp thoại Set Up Show.
- Mục Show slides: chọn các slide cần trình diễn;
+ Mục All: trình diễn tất cả các slide;
+Mục From … to: từ slide … tới slide …
- Mục Show Options: tích chọn dòng Loop continuously until ‘Esc’ để lặp lại
quá trình show.
Bước 3: Chọn OK.

4.4.4 Tạo liên kết cho các đối tượng

Với các nút điều khiển hoặc các siêu liên kết hyperlink được đặt trong bài thuyết
trình sẽ giúp việc trình bày được dễ dàng hơn trong việc di chuyển hoặc nhảy đến một

179
nội dung nào đó trong hoặc ngoài bài thuyết trình. Chúng ta có thể tạo siêu liên kết cho
các đối tượng trong bài thuyết trình như: text box, shape, hình ảnh, bảng biểu, tập tin
của ứng dụng khác, …
Tạo liên kết đến một slide trong cùng một bài thuyết trình
Bước 1: Chọn đối tượng cần tạo liên kết.

Bước 2: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Insert
Hyperlink.

Hình 4.11. Hộp thoại Insert Hyperlink

Bước 3: Chọn trong mục Link to.


Bước 4: Chọn slide cần liên kết đến.
Bước 5: Chọn OK.
Tạo liên kết đến một slide khác bài thuyết trình
Bước 1: Chọn đối tượng cần tạo liên kết.

Bước 2: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Insert
Hyperlink.

Bước 3: Chọn trong mục Link to.

180
Hình 4.12. Hộp thoại Insert Hyperlink (Existing File or Web Page)

Bước 4: Chọn file chứa slide cần liên kết đến.


Bước 5: Chọn nút Bookmark.

Hình 4.13. Hộp thoại Select Place in Document

Bước 6: Chọn slide cần liên kết đến.


Bước 7: Chọn OK.
Tạo liên kết đến một địa chỉ Web
Bước 1: Chọn đối tượng cần tạo liên kết.

181
Bước 2: Chọn tab Insert → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Insert
Hyperlink.

Bước 3: Chọn trong mục Link to.


Bước 4: Nhập địa chỉ web cần liên kết tới vào mục Address.
Bước 5: Chọn OK.

4.5 IN ẤN SLIDE

4.5.1 Thiết lập trang in

Bước 1: Chọn tab Design → chọn nút . Xuất hiện hộp thoại Page Setup.

Hình 4.16. Hộp thoại Page Setup

Bước 2: Chọn khổ giấy để in slide trong mục Slides sized for.
Bước 3: Chọn hướng giấy in trong mục Orientation.
Bước 4: Chọn OK.

In Slide

Bước 1: Chọn tab File → chọn Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+P. Xuất hiện
hộp thoại Print.

182
Hình 4.17. Hộp thoại Print

Bước 2: Thiết lập các mục sau:


- Mục Printer: chọn máy in để in tài liệu;
- Mục Slides: nhập trang cần in;
- Mục Full Page Slides: chọn số slides trên một trang in.
- Mục Copies: nhập số bản in (mặc định là in 1 bản).
Bước 3: Chọn nút Print để in tài liệu.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Bài 1:
Nhập nội dung các slide theo mẫu:

Slide 1 Slide 2

183
Slide 3 Slide 4

Slide 5 Slide 6

Slide 7

Tạo linh từ “MÔN VĂN HỌC” trong slide 2 đến slide 4


Tạo các mẫu nền sinh động đẹp tùy sở thích
Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide (Mỗi slide là một hiệu ứng khác nhau)

184
Tạo hiệu ứng cho từng đối tượng trong slide
Chèn video vào slide 7

Từ slide 3 đến slide 6 chèn các action vào mỗi slide


Tạo link từ “MÔN TOÁN HỌC” trong slide 2 đến slide 3
Tạo linh từ “MÔN VĂN HỌC” trong slide 2 đến slide 4
Tạo linh từ “MÔN TIẾNG ANH” trong slide 2 đến slide 5
Tạo linh từ “MÔN ĐỊA LÝ” trong slide 2 đến slide 6

Trong mỗi slide từ 3 đến 6 các nút sẽ link về sề slide 3, nút sẽ link tới

slide phía trước, nút sẽ link tới slide phía sau, sẽ link về slide đầu tiên, sẽ
link tới slide cuối cùng
Lưu tập tin với tên Baitap1 vào thư mục tên mình trong ổ D
Bài 2:
Tạo 5 slide giới thiệu về bản thân sinh viên với:
- Slide 1: Với tiêu đề “Giới thiệu bản thân”. Trên slide gồm các thông tin về họ
tên, ngày sinh, quê quán, dân tộc, địa chỉ nơi ở, số điện thoại.
- Slide 2: Với tiêu đề “Quá trình học tập”. Trên slide gồm các thông tin về quá
trình học phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng.
- Slide 3: Với tiêu đề “Hoàn cảnh gia đình”. Trên slide gồm các thông tin về gia
cảnh, bố mẹ, anh chị em ruột.
- Slide 4: Sở thích, sở trường, ước mơ
- Slide 5: Với tiêu đề “Kế hoạch cho tương lai”. Trên slide gồm các thông tin về
học tập nâng cao, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp.
Tạo hiệu ứng chuyển trang cho 5 slide.
Tạo hiệu ứng cho từng đối tượng trên các slide (hiệu ứng tùy chọn).
Tạo liên kết cho các đối tượng trên các slide (tùy chọn).
5. Lưu tập tin PowerPoint vào đĩa cứng với tên.

185
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS


Câu 1: Để khởi động lại máy tính đúng trình tự, từ Windows XP ta thực hiện theo
cách nào?
a) Nhấn tổ hợp phím CTRL + ALT + DEL, chọn Restart
b) Từ màn hình Desktop, kích chọn Start -> Shutdown -> Chọn Restart
c) Bấm nút Restart trên thân máy
d) Bấm nút Power trên thân máy
Câu 2: Trong Windows, để thoát khỏi một chương trình ứng dụng ta nhấn tổ hợp
phím?
a) Alt + F4 b) Ctrl + F4
c) Shift + F4 d) Tab + F4
Câu 3: Để chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng đang mở trong Windows, ta
nhấn tổ hợp phím?
a) Alt + Tab b) Ctrl + Tab
c) Shift + tab d) Space + Tab
Câu 4: Để tạo thư mục trên màn hình Desktop của Windows hoặc trên ổ đĩa cứng,
ta thực hiện theo thao tác nào sau đây?
a) Kích chuột phải vào vùng trống chọn New -> Folder
b) Kích chuột phải vào vùng trống chọn New -> ShortCut
c) Kích chuột phải vào vùng trống chọn Properties -> Folder
d) Kích chuột phải vào vùng trống chọn Properties -> New Folder
Câu 5: Muốn khởi động chương trình Windows Explorer trên Windows, ta thực
hiện theo cách nào?
a) Kích chuột phải vào nút Start → Explore
b) Kích chuột phải vào My Computer → Explore
c) Trên màn hình Desktop kích chọn Start -> Programs -> Accessories ->
Windows Explore
d) Cả 3 cách trên

186
Câu 6: Trong hệ điều hành Windows, để xem danh sách các file (tệp) đã làm việc
gần đây, ta chọn?
a) Kích chọn File -> Open
b) Kích chọn Start -> Programs -> Startup
c) Kích chọn Start -> My Recent Documents
d) Kích chọn Start -> Programs -> Accessories
Câu 7: Trong hệ điều hành Windows, muốn hiển thị Short menu của đối tượng
đang chọn ta?
a) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S b) Nhấn tổ hợp phím Alt + P
c) Kích chọn File -> Properties d) Kích chuột phải vào đối
tượng đang chọn
Câu 8: Để mở một chương trình được cài đặt trên Windows ta thực hiện như thế
nào?
a) Kích đúp chuột trái vào biểu tượng của chương trình trên màn hình
Desktop
b) Kích chọn Start -> Programs -> Startup
c) Cả hai cách trên đều đúng
d) Các cách trên đều sai
Câu 9: Trong hệ điều hành Windows để chọn nhiều đối tượng (file và thư mục)
không liên tiếp nhau ta thực hiện như thế nào?
a) Kích chuột trái vào từng đối tượng để chọn
b) Kích chuột phải vào từng đối tượng để chọn
c) Giữ phím Shift và kích chuột trái vào từng đối tượng để chọn
d) Giữ phím Ctrl và kích chuột trái vào từng đối tượng để chọn
Câu 10: Trong hệ điều hành Windows, muốn đổi tên thư mục đang chọn ta thực
hiện theo cách nào?
a) Kích chọn menu File -> Rename, nhập tên mới cho thư mục và nhấn Enter
b) Kích chuột phải vào thư mục cần thay đổi tên chọn Rename, nhập tên mới
cho thư mục và nhấn Enter
c) Nhấn phím F2, nhập tên mới cho thư mục và nhấn Enter
d) Cả 3 cách trên đều đúng

187
Câu 11: Trong các phát biểu sau phát biểu nào là đúng?
a) Trong hệ điều hành Windows, thư mục chỉ chứa các thư mục con khác
b) Trong hệ điều hành Windows, thư mục có thể chứa các tệp và các thư mục
con khác
c) Trong hệ điều hành Windows, tệp có thể chứa các tệp khác
d) Trong hệ điều hành Windows, tệp có thể chứa các thư mục khác
Câu 12: Trong hệ điều hành Windows, muốn sao chép các tệp đang chọn vào bộ
nhớ đệm ta thao tác như thế nào?
a) Kích chọn menu File -> Copy b) Nhấn tổ hợp phím
Ctrl + C
c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X d) a và b đúng
Câu 13: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?
a) Hệ điều hành đảm bảo giao tiếp giữa người dùng và máy tính
b) Hệ điều hành cung cấp các phương tiện và dịch vụ để người sử dụng dễ
dàng thực hiện chương trình, quản lý chặt chẽ, khai thác các tài nguyên của máy
tính một cách tối ưu
c) Chức năng chính của hệ điều hành là thực hiện tìm kiếm thông tin trên
Internet
d) Hệ điều hành Windows là hệ điều hành dùng cho các loại máy tính của
hãng Microsoft
Câu 14: Trong hệ điều hành Windows khi đặt tên cho thư mục cần thoả mãn điều
kiện nào?
a) Tên thư mục không dài qúa 255 ký tự, không được trùng tên nếu cùng cấp
thư mục (cùng thư mục cha) và không chứa các ký hiệu đặc biệt (/, \, “, *, !, <, >,
?)
b) Tối đa 8 ký tự, không có khoảng trắng và các ký hiệu đặc biệt (/, \, “, *, !,
<, >, ?)
c) Tối đa 255 ký tự, không bắt đầu bằng chữ số, không chứa khoảng trắng
d) Tối đa 256 ký tự, không chứa khoảng trắng
Câu 15: Trong hệ điều hành Windows, muốn thay đổi hình nền cho màn hình
Desktop, ta kích chọn Start -> Setting -> Control Panel sau đó?

188
a) Kích đúp chuột trái vào biểu tượng Display -> Chọn trang Desktop ->
Chọn hình nền trong mục Background -> Apply -> OK
b) Kích đúp chuột trái vào biểu tượng System -> Chọn trang Desktop ->
Chọn hình nền trong mục Background -> Apply -> OK
c) a và b đúng
d) a và b sai
Câu 16: Trong hệ điều hành Windows, muốn khôi phục đối tượng đã xoá, ta mở
Recycle Bin, chọn đối tượng muốn khôi phục và?
a) Kích chọn menu File -> Restore hoặc kích chuột phải chọn Restore
b) Kích chọn menu Edit -> Restore
c) Kích chuột phải chọn Delete
d) Kích chuột phải chọn Empty Recycle Bin
Câu 17: Short cut là gì?
a) Là chương trình được cài đặt vào máy tính giúp người dùng khởi động
máy tính nhanh hơn
b) Là biểu tượng đại diện cho một chương trình hay một tập tin để khởi động
một chương trình hay một tập tin
c) Là biểu tượng để mở cửa sổ My Computer
d) Là chương trình được cài đặt vào máy tính với mục đích hỗ trợ người sử
dụng soạn thảo văn bản bằng tiếng việt.
Câu 18: Trong hệ điều hành Windows, để xoá tệp hoặc thư mục đang chọn ta
thực hiện như thế nào?
a) Kích chọn menu File -> Delete -> Yes
b) Kích chuột phải chọn Delete -> Yes
c) Nhấn phím Delete trên bàn phím -> Yes
d) Các ý trên đều đúng
Câu 19: Trong hệ điều hành Windows, để quản lý tệp, thư mục người ta dùng
chương trình gì?
a) Internet Explorer b) My Network Places
c) Windows Explorer d) Recycle Bin

189
Câu 20: Trong cửa sổ Windows Explorer, nếu ta kích chọn menu View -> Chọn
List thì các tệp và thư mục chứa trong cửa sổ bên phải chương trình được hiển thị dưới
dạng?
a) Các biểu tượng lớn b) Các biểu tượng nhỏ
c) Danh sách d) Danh sách liệt kê chi tiết
Câu 21: Trong Windows, khi muốn xoá hẳn file hoặc thư mục khỏi máy tính
(không lưu vào Recycle Bin) ta bấm tổ hợp phím?
a) Shift + Delete b) Ctrl + Delete c) Alt + Delete d)
Cả 3 đều sai
Câu 22: Trong Windows, để tìm kiếm tệp hoặc thư mục, ta thực hiện như thế
nào?
a) Kích chọn menu File -> Search
b) Kích chọn Start –> Search -> For files or Folders
c) Kích chọn menuu View -> Search
d) Kích chọn menu Edit -> Search
Câu 23: Trong Windows để chọn một lúc nhiều đối tượng (file và thư mục) nằm
liền kề nhau ta thực hiện như thế nào?
a) Chọn đối tượng đầu tiên trong danh sách, ấn và giữ phím Shift và kích
chọn đối tượng cuối cùng trong danh sách cần chọn
b) Ấn và giữ phím Tab, kích chuột trái chọn từng đối tượng
c) Giữ phím Alt và kích chuột trái vào từng đối tượng để chọn
d) Chọn đối tượng đầu tiên trong danh sách, ấn và giữ phím Ctrl và kích chọn
đối tượng cuối cùng trong danh sách cần chọn
Câu 24: Trong Windows, ta có thể sử dụng chương trình nào như một máy tính
bỏ túi?
a) Paint b) Notepad c) Calculator d) Microsoft Word
Câu 25: Để khởi động Windows ở chế độ Safe Mode, sau khi bật máy tính ta ấn
phím nào?
a) F1 b) F8 c) Delete d) Ctrl + Alt +
Delete

190
Câu 26: Khi đang sử dụng Windows, để chụp màn hình đang làm việc vào bộ
nhớ Clipboard ta sử dụng phím nào?
a) Ctrl + C b) Print Screen c) Esc d)
F12
Câu 27: Trong Windows, để kiểm tra dung lượng ổ đĩa, ta thực hiện?
a) Kích đúp vào My Document
b) Kích đúp vào My Computer -> Kích chuột phải vào tên ổ đĩa cần kiểm tra
chọn Properties
c) Kích đúp vào My Computer -> Kích chọn menu View -> Choose Details
d) Cả 3 cách trên đều sai
Câu 28: Trong Windows, chương trình Windows Explorer được dùng để?
a) Xử lý hình ảnh b) Soạn thảo văn bản
c) Quản lý tệp, thư mục và ổ đĩa d) Quản lý ổ đĩa
Câu 29: Trong Windows, khi kích chuột phải lên biểu tượng My Computer trên
màn hình nền (Desktop), ta chọn Properties. Tại Tab General hiển thị?
a) Các thông tin về máy in
b) Các thông tin về địa chỉ IP của máy tính
c) Các thông tin về cấu hình của máy tính và hệ điều hành đang sử dụng
d) Tất cả các thông tin trên
Câu 30: Trong Windows, phím tắt nào được sử dụng để hiển thị thực đơn Start?
a) Alt + F4 b) Ctrl + Esc c) Alt + Tab d) Ctrl + Tab
Câu 31: Chuỗi tìm kiếm nào dưới đây là đúng khi muốn tìm kiếm cả 3 tệp tin:
“ngay2512.txt”, “day1112.doc” và “pay.xls”?
a) *ay* b) ?ay* c) *ay.* d) ?ay?
Câu 32: Trong một thư mục gốc (thư mục cha) có thư mục A và thư mục B. Nếu
ta đổi tên thư mục A thành B thì?
a) Máy tính tự đặt tên mới cho thư mục A là B01
b) Máy tính sẽ xoá bỏ thư mục B cũ đi
c) Máy tính ra thông báo đã tồn tại thư mục B không cho phép thay đổi tên
d) Cả 3 phát biểu trên đều sai

191
Câu 33: Trong Windows, thành phần nào dưới đây không có trong cửa sổ
Windows Explorer?
a) Thanh tiêu đề b) Thanh cuộn ngang, dọc
c) Thanh thước kẻ d) Thanh menu
Câu 34: Người và máy tính giao tiếp với nhau thông qua?
a) Hệ điều hành b) Đĩa cứng c) Chuột d) Bàn
phím
Câu 35: Trong Windows, để đổi tên máy tính ta thực hiện?
a) Kích chuột trái vào My Computer -> Manage -> Chọn Tab Computer
Name
b) Kích chuột phải vào My Computer -> Properties -> Chọn Tab Computer
Name -> Chọn Change
c) Kích chuột trái vào My Computer -> Computer Name
d) Kích chuột phải vào My Computer -> General

MICROSOFT WORD
Câu 1: Để tạo mới một file văn bản trong Word, ta thực hiện?
a) Chọn File - > New b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N
c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S d) a và b đúng
Câu 2: Để mở một file văn bản Word đã có, ta thực hiện?
a) Chọn File -> Save as… b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N
c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O d) Nhấn tổ hợp phím Alt + O
Câu 3: Trong Word, để đóng một văn bản đang sử dụng, ta thực hiện?
a) Chọn File -> Close b) Chọn View -> Close
c) Nhấn tổ hợp phím Alt + F2 d) Nhán tổ hợp phím Ctrl + C
Câu 4: Để thoát khỏi chương trình soạn thảo văn bản Word, ta thực hiện?
a) Kích chọn nút trên cửa sổ soạn thảo Word b) Chọn File -> Exit
c) Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 d) Cả 3 cách trên đều đúng
Câu 5: Để ghi một file văn bản Word đang làm việc vào máy tính, ta thực hiện?
a) Chọn File -> Save as… b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + A
c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S d) Nhấn tổ hợp phím Alt + S
192
Câu 6: Thao tác ghi văn bản Word nào sau đây không thực hiện được?
a) Ghi văn bản vào USB
b) Ghi văn bản vào một thư mục trên đĩa CD_ROM
c) Ghi văn bản vào một thư mục trên đĩa cứng
d) Ghi văn bản thư mục My Document
Câu 7: Trong Word, khi muốn xuống dòng nhưng chưa muốn kết thúc đoạn ta
thực hiện?
a) Nhấn phím Ctrl b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl +
Enter
c) Nhấn tổ hợp phím Shift + Enter d) Chọn Insert -> Page Break
Câu 8: Trong Word, để đánh dấu khối văn bản từ vị trí con trỏ đến đầu văn bản,
ta thực hiện?
a) Nhấn tổ hợp phím Shift + Home b) Nhấn tổ hợp phím Shift +
End
c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Home c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + End
Câu 9: Trong Word, để quay về thao tác vừa thực hiện?
a) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z b) Chọn Edit -> Undo
c) Câu a, b đúng d) Tất cả đều sai
Câu 10: Trong Word, để đánh được chỉ số dưới (ví dụ: H2O) ta thực hiện?
a) Bôi đen số 2, nhấn tổ hợp phím (Ctrl =)
b) Bôi đen số 2, nhấn tổ hợp phím (Ctrl Alt =)
c) Bôi đen số 2, nhấn tổ hợp phím (Ctrl Shift =)
d) Bôi đen số 2, nhấn tổ hợp phím (Alt Shift =)
Câu 11: Để đặt khoảng cách giữa các dòng trong Word, ta thực hiện?
a) Kích chuột phải chọn Paragraph… -> Line spacing
b) Kích chuột phải chọn Paragraph… -> Alignment
c) Kích chuột phải chọn Paragraph… -> Special
d) Cả 3 cách trên đều sai
Câu 12: Trong Word, để tô mầu nền cho một ô trong bảng, ta chọn ô cần tô và?

a) Chọn nút b) Chọn nút

193
c) Chọn nút c) Chọn nút
Câu 13: Trong Word, để chọn một ô trong bảng, ta thực hiện?
a) Kích đúp chuột trái vào ô cần chọn
b) Di chuyển chuột vào mép trái ô cần chọn khi trỏ chuột biến thành mũi tên
mầu đen, kích chuột trái để chọn ô
c) Di chuyển chuột vào mép trái ô cần chọn khi trỏ chuột biến thành mũi tên
mầu đen, kích chuột phải để chọn ô
d) Di chuyển chuột vào mép phải ô cần chọn khi trỏ chuột biến thành mũi
tên mầu đen, kích chuột phải để chọn ô
Câu 14: Bạn đã bật bộ gõ tiếng việt (Vietkey, Unikey) để soạn thảo. Bạn lựa chọn
kiểu gõ Telex và bảng mã Unicode. Khi đó, bạn cần chọn font chữ nào trong các font
chữ sau để có thể gõ được tiếng Việt?
a) .Vn Times, .Vn Arial, .Vn Courier b) .Vni times, Arial, Vn Avant
c) .Vn Times, Times new Roman, Arial d) Tahoma, Verdana.
Times new Roman
Câu 15: Trong Word, để tô được đường viền cho bảng là đường kẻ đứt ta sử dụng
công cụ nào?
a) Bullet and Numbering b) Borders and Shading
c) Thame d) Paragraph
Câu 16: Bạn gõ một dòng chữ “Tin học văn phòng” bằng font chữ Times new
Roman, với bộ gõ Unikey khẳng định nào sau đậy là đúng?
a) Bạn có thể chuyển dòng chữ trên sang font .Vntime bằng cách bôi đen
dòng chữ trên và chọn font .Vntime trên thanh công cụ, dòng chữ đó vẫn đọc
bình thường.
b) Chọn Home -> Tại mục Font -> Chọn font .Vntime, dòng chữ đó vẫn đọc
bình thường.
c) Chọn Home -> Paragraph -> Chọn font .Vntime, dòng chữ đó vẫn đọc
bình thường.
d) Phải chọn công cụ Unikey Toolkit của bộ gõ Unikey để chuyển đổi mã
Câu 17: Khi bạn chọn bảng mã là Unicode và kiểu gõ là Telex, để có thể gõ được
tiếng Việt bạn phải chọn font chữ là?
194
a) .Vntime b) .VnArial c) Times New Roman d)
.VntimeH
Câu 18: Trong Word, muốn chèn số trang tự động vào văn bản, ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> Index and Tables b) Chọn Insert -> Page
Break
c) Chọn Insert -> WordArt d) Chọn Insert -> Page
Number
Câu 19: Trong Word, muốn sao chép định dạng của một dòng văn bản nào đó, ta
đưa trỏ chuột chọn dòng đó, sau đó?
a) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C
b) Kích chọn nút Format Painter trên Home
c) Chọn Edit -> Copy
d) Word không cho phép sao chép định dạng của một dòng văn bản
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?
a) Hình ảnh từ Clip Art là các file ảnh có sẵn trên máy tính khi bạn cài đầy
đủ bộ Office.
b) Word chỉ cho phép chèn các file ảnh từ Clip Art, do đó không thể chèn
thêm file ảnh khác vào văn bản.
c) Word không cho phép chèn biểu đồ vào văn bản vì trên word không thể
chèn được bảng tính.
d) Khi sao chép file văn bản Word từ máy này sang máy tính khác ta cần phải
copy file ảnh kèm theo.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?
a) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + A để chọn toàn bộ văn bản
b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X đề xoá phần văn bản được chọn
c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Home để đưa con trỏ về vị trí đầu tiên của tài
liệu (dòng đầu tiên)
d) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F để mở hộp thoại tìm kiếm văn bản
Câu 22: Thao tác nào sau đây không thực hiện được với bảng biểu của Word?
a) Sao chép bảng từ file tài liệu word này sang file tài liệu word khác
b) Sao chép nội dung trong các cột các dòng của bảng

195
c) Định dạng văn bản trong các ô của bảng theo kiểu số hoặc kiểu ngày tháng
một cách tự động
d) Có thể chèn được hình ảnh vào bảng tính
Câu 23: Để đặt lề (trái, phải, trên, dưới) cho trang in, ta thực hiện?
a) Chọn Page Layout -> Margin -> Print Preview
b) Chọn Page Layout -> Margin -> Custom Margins…
c) Chọn Page Layout -> Orientation
d) Chọn Page Layout -> Line Numbers
Câu 24: Muốn đổi đơn vị đo của thanh thước kẻ (ruler) từ inchs sang Centimeters,
ta thực hiện?
a) Chọn File -> Ruler -> Change Measurement
b) Chọn File -> Options -> Advance -> Show measurements in Units of
c) Chọn File -> Advance -> Show measurements in Units of
d) Chọn Home -> Options -> Advance
Câu 25: Trong Word, muốn tạo các ký hiệu đầu dòng (dấu chỉ mục), ta thực hiện?

a) Chọn Home -> Paragraph -> Chọn nút

b) Chọn Home -> Paragraph -> Chọn nút

c) Chọn Home -> Paragraph -> Chọn nút


d) Các cách trên đều sai
Câu 26: Trong Word, muốn xoá một đoạn văn bản, ta thực hiện?
a) Đánh dấu đoạn văn bản cần xoá -> Nhấn phím Delete
b) Đánh dấu đoạn văn bản cần xoá -> Nhấn phím Caps Lock
c) Đưa con trỏ về đầu đoạn văn bản cần xoá -> Nhấn phím Backspace
d) Đưa con trỏ về đầu đoạn văn bản cần xoá -> Nhấn phím Delete
Câu 27: Công cụ nào sau đây trong Word cho phép tìm kiếm và sửa từ sai thành
từ đúng?
a) Page Setup b) Find và Replace c) Text Box d) Cả a, b,
c đúng
Câu 28: Trong Word, để tạo một chữ lớn đầu dòng, ta thực hiện?

196
a) Chọn Insert -> DropCap b) Chọn Home ->
DropCap
c) Chọn Paragraph -> DropCap d) Chọn View ->
DropCap
Câu 29: Trong Word, để tạo đường viền (khung) cho trang văn bản, ta thực hiện?
a) Chọn Page Layout -> Page Borders b) Chọn Page Layout ->
Borders
b) Chọn Home – Page Borders c) Chọn Page Layot ->
Margins
Câu 30: Trong Word, để thiết lập Tab cho văn bản ta chọn?
a) Kích chuột phải chọn Paragraph… -> Tabs…
b) Kích chuột trái chọn Paragraph… -> General
c) Kích chuột trái chọn Insert… -> Identation
d) Kích chuột phải chọn Insert… -> Tabs…
Câu 31: Phần mềm Word 2010 tạo ra file có đuôi mở rộng là?
a) .docx b) .rtf c) .dot d) .jpg
Câu 32: Trong Word, để chọn một dòng trong bảng biểu, ta thực hiện?
a) Kích đúp chuột trái vào vị trí bất kỳ thuộc dòng đó
b) Đưa trỏ chuột ra đầu dòng cần chọn trong bảng, kích chuột trái để chọn
c) Kích chuột phải vào dòng cần chọn
d) Cả 3 cách trên đều sai
Câu 33: Trong Word, khi ta đang mở tệp congvan12, nếu muốn tạo một tệp mới
có tên là congvan13 có cùng nội dung với tệp congvan12, ta thực hiện?
a) Chọn File -> Save b) Chọn File -> Save as…
c) Chọn File -> Edit d) Chọn File -> Rename
Câu 34: Công cụ Header and Footer trong Word dùng để?
a) Chèn dòng chữ nghệ thuật (Word Art) vào văn bản
b) Chèn số trang vào văn bản
c) Chèn biểu đồ vào văn bản
d) Chèn tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang vào văn bản
Câu 35: Trong Word, tổ hợp phím Ctrl + E dùng để?

197
a) Mở cửa sổ tìm kiếm văn bản của Word b) Khôi phục lại thao tác
trước đó
c) Canh giữa một đoạn văn bản d) Chèn một Text box
vào văn bản
Câu 36: Trong Word, để đánh số cho các dòng, ta vào?
a) Chọn Page Layout -> Line Numbers
b) Chọn Page Layout -> Breaks
c) Chọn Page Insert -> Page Break
d) Chọn Page Insert -> Bullets and Numbering
Câu 37: Khi ta đang mở một file văn bản Word, nếu ta chọn File -> Save as sẽ có
tác dụng?
a) Lưu file đang mở với một tên khác b) Lưu lại phần văn bản
nhập thêm vào file cũ
c) Cả a và b đều sai d) Cả a và b đều đúng
Câu 38: Trong Word, để in văn bản, ta thực hiện?
a) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P b) Chọn Format -> Print
c) Chọn View -> Print d) Chọn View -> Print Preview
Câu 39: Trong Word, để chèn ký hiệu đặc biệt vào văn bản, ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> Symbol b) Chọn Insert -> Text
Box
c) Chọn Insert -> DropCap d) Chọn Insert –> Word
Art
Câu 40: Trong Word, để định dạng Font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ ta thực hiện?
a) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + B b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + D
c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C d) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E
Câu 41: Trong Word, nếu muốn chia một đoạn văn bản thành nhiều cột, ta sử
dụng công cụ nào?
a) Word Art b) Column c) DropCap d) Text
Box
Câu 42: Trong Word, công cụ Paragraph dùng để?

198
a) Canh lề, quy định khoảng cách giữa các dòng, các đoạn, khoảng thụt đầu
dòng
b) Quy định khoảng cách giữa các dòng, các đoạn
c) Để chèn thêm một đoạn mới vào văn bản
d) Để thay đổi Font chữ
Câu 43: Các nút trên ribbon Home lần lượt là?
a) Kiểu chữ đậm, gạch chân, nghiêng b) Kiểu chữ đậm,
nghiêng, gạch chân
c) Kiểu chữ nghiêng, đậm, gạch chân c) Kiểu chữ gạch chân,
nghiêng, đậm
Câu 44: Công cụ Shapes trong Word dùng để?
a) Vẽ và tuỳ chỉnh hình ảnh b) Tạo biểu bảng
c) Định dạng Văn bản d) Căn chỉnh văn bản
Câu 45: Để đánh dấu toàn bộ văn bản trong một file Word, ta nhấn tổ hợp phím?
a) Ctrl + X b) Ctrl + V c) Ctrl + A d)
Ctrl + C
Câu 46: Khi đang nhập văn bản, nếu muốn đưa con trỏ về đầu văn bản ta nhấn tổ
hợp phím?
a) Ctrl + Home b) Ctrl + Insert c) Ctrl + End d)
Ctrl + Delete
Câu 47: Trong Word, chức năng của tổ hợp phím Ctrl + H là?
a) Tạo file văn bản mới b) Định dạng chữ hoa
c) Tìm kiếm và thay thế d) Lưu file văn bản vào đĩa
Câu 48: Khi làm việc với bảng biểu trong Word, để tách một ô thành nhiều ô, ta
chọn ô cần tách và thực hiện?
a) Kích chuột phải chọn Split Cells … b) Chọn Insert -> Merge Cells
c) Chọn Home -> Split Cells… d) Chọn Page Layout -> Split
Cells…
Câu 49: Khi làm việc với bảng biểu trong Word, để gộp nhiều ô thành một ô, ta
chọn các ô cần hợp và thực hiện?
a) Kích chuột phải chọn -> Split Cells b) Chọn Insert -> Merge Cells

199
c) Kích chuột phải chọn -> Merge Cells d) Chọn Home -> Split Cells
Câu 50: Trong Word, muốn bỏ đánh dấu chọn khối văn bản (bôi đen), ta thực
hiện?
a) Nhấn phím Enter b) Nhấn phím Esc
c) Nhấn phím Tab d) Kích chuột trái ra khỏi vùng đánh
dấu
Câu 51: Để chèn một bảng biểu vào văn bản Word, ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> Table b) Chọn Home -> Table
c) Chọn Home -> Insert Table d) Chọn Insert -> Picture
Câu 52: Trong Word, muốn trình bày văn bản theo hướng giấy ngang ta chọn?
a) Page Layout -> Orientation -> Right b) Page Layout -> Orientation -
> Portrait
c) Page Layout -> Orientation -> Left d) Page Layout -> Orientation -
> Landscape
Câu 53: Trong Word, muốn sử dụng chức năng sửa lỗi và gõ tắt, ta chọn?
a) Home -> AutoCorrect Options b) Insert-> AutoCorrect
Options
c) Page Layout -> AutoCorrect Options d) File -> Options -> Proofing -
> AutoCorrect Options
Câu 54: Trong soạn thảo văn bản Word, nếu ta muốn thiết lập thời gian tự động
lưu văn bản đang làm việc, ta thực hiện?
a) Chọn Home -> Options -> Trong thẻ Save, đánh dấu chọn mục Save
AutoRecover infor every
b) Chọn File -> Options -> Trong thẻ Save, đánh dấu chọn mục Save
AutoRecover infor every
c) Chọn Insert -> Options -> Trong thẻ Save, đánh dấu chọn mục Save
AutoRecover infor every
d) Chọn View -> Options -> Trong thẻ Save, đánh dấu chọn mục Save
AutoRecover infor every
Câu 55: Khi làm việc với bảng biểu trong Word, để di chuyển từ ô này sang ô kế
tiếp về bên phải của một bảng ta bấm phím?

200
a) Esc b) Ctrl c) CapsLock d) Tab
Câu 56: Trong Word, để soạn thảo một công thức toán học, ta dùng công cụ?
a) Equation b) Chart c) Clip Art d) Word Art
Câu 57: Trong soạn thảo văn bản tiếng Việt trong Word, các từ tiếng Việt đôi khi
bị gạch dưới bằng các đường gợn sóng màu đỏ và màu xanh, muốn bỏ các đường này ta
dùng cách nào dưới đây?
a) Chọn File -> Options -> Proofing -> Bỏ chọn các mục Check spelling as
you type và Check grammar as you type.
b) Chọn View -> Options -> Proofing -> Bỏ chọn mục Check grammar with
spelling.
c) Chọn Insert -> Options -> Proofing -> Chọn mục Check spelling as you
type và chọn mục Check grammar as you type.
d) Chọn View -> Options -> Proofing -> Bỏ mục chọn Check grammar as
you type.
Câu 58: Để xóa kí tự trong văn bản, ta sử dụng những phím nào trên bàn phím?
a) Backspace, Delete b) Delete, Insert
c) Backspace, End d) Cả 3 ý trên
Câu 59: Để đặt độ giãn dòng (khoảng cách giữa các dòng) là 1.5, ta đặt con trỏ
vào đoạn văn bản cần đặt độ giãn dòng, ta nhấn tổ hợp phím?
a) Ctrl + 1 b) Ctrl + 2 c) Ctrl + 5 d)
Ctrl + 15
Câu 60: Khi con trỏ đang nằm tại ô góc phải (dòng cuối của một bảng), nếu muốn
thêm một dòng mới cho bảng bạn sẽ sử dụng phím nào?
a) Ctrl b) Enter c) Shift d) Tab
Câu 61: Muốn canh đều hai bên một đoạn văn bản ta nhấn tổ hợp phím?
a) Ctrl + F b) Ctrl + J c) Alt + F d) Alt + J
Câu 62: Để mở hộp thoại Font khi soạn thảo văn bản, ta nhấn tổ hợp phím?
a) Ctrl + F b) Ctrl + D c) Ctrl + Shift + F d)
Cả b và c đúng
Câu 63: Trong Word, để xóa mọi định dạng nhưng vẫn giữ lại nội dung của văn
bản, ta chọn toàn bộ văn bản rồi thực hiện?

201
a) Chọn Home -> Clear Formatting b) Chọn Insert -> Clear
Formatting
c) Chọn Home -> Change Styles d) Chọn Home -> Clear
Câu 64: Trong Word, để in từ trang 2 đến trang 10, ta thực hiện?
a) Chọn File -> Print -> Chọn Pages nhập 2-10 b) Chọn File -> Print ->
Chọn Pages nhập 2
c) Chọn File -> Print -> Chọn Pages nhập 10 d) Chọn File -> Print ->
Chọn Pages nhập 8
Câu 65: Trong Word, để chèn hình ảnh vào văn bản, ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> AutoText b) Chọn Insert -> Picture
c) Chọn Insert -> Textbox d) Chọn Insert -> Object
Câu 66: Khi chèn hình ảnh, tùy chọn nào cho phép hình ảnh nằm trên văn bản?
a) In Line With Text b) In Front Of Text c) Square d) Tight
Câu 67: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chức năng của Mail Merge trong
Word?
a) Phải có hai tệp tin, tệp tin dữ liệu và tệp tin chính
b) Tệp tin dữ liệu có thể được tạo bằng Word hoặc Excel
c) Mail Merge có thể gửi và nhận thư điện tử giống Gmail
d) Mail Merge thường được sử dụng để tạo thư mời hay phiếu báo điểm,…
Câu 68: Chức năng của tổ hợp phím CTRL + [ trong Word là?
a) Tăng cỡ chữ b) Giảm cỡ chữ c) Tô nền cho văn bản
d) Xóa chỉ mục
Câu 69: Chức năng của tổ hợp phím CTRL + ] trong Word là?
a) Tăng cỡ chữ b) Giảm cỡ chữ c) Tô nền cho văn bản
d) Xóa chỉ mục
Câu 70: Trong Word, để định dạng văn bản vừa nhập thành chữ nghiêng, ta đánh
dấu khối văn bản cần định dạng và thực hiện?
a) Kích chọn nút trên ribbon Home b) Kích chọn nút trên
ribbon Home
c) Kích chọn nút trên ribbon Home d) Không phải chọn các
nút trên
202
Câu 71: Trong Word, để định dạng văn bản vừa nhập thành chữ gạch chân, ta
đánh dấu khối văn bản cần định dạng và thực hiện?
a) Kích chọn nút trên ribbon Home b) Kích chọn nút trên
ribbon Home
c) Kích chọn nút trên ribbon Home d) Không phải chọn các
nút trên
Câu 72: Trong Word, để định dạng mầu chữ cho văn bản, ta thực hiện?
a) Kích chọn nút trên ribbon Home b) Kích chọn nút trên
ribbon Home
c) Kích chọn nút trên ribbon Home d) Kích chọn nút trên
ribbon Home
Câu 73: Trong Word, để tô mầu nền cho khối văn bản được chọn, ta thực hiện?
a) Kích chọn nút trên ribbon Home b) Kích chọn nút trên
ribbon Home
d) Kích chọn nút trên ribbon Home d) Kích chọn nút trên
ribbon Home
Câu 74: Trong Word, để đánh được chỉ số trên (ví dụ: 28) ta thực hiện?
a) Bôi đen số 2, nhấn tổ hợp phím (Ctrl =)
b) Bôi đen số 2, nhấn tổ hợp phím (Ctrl Alt =)
c) Bôi đen số 2, nhấn tổ hợp phím (Ctrl Shift =)
d) Bôi đen số 2, nhấn tổ hợp phím (Alt Shift =)
Câu 75: Trong Word, để canh văn bản thẳng mép lề trái, ta thực hiện?
a) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
b) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
c) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
d) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
Câu 76: Trong Word, để canh văn bản thẳng giữa, ta thực hiện?
a) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
b) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
c) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home

203
d) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
Câu 77: Trong Word, để canh văn bản đều hai bên, ta thực hiện?
a) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
b) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
c) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
d) Bôi đen khối văn bản cần canh lề, kích chọn nút trên ribbon Home
Câu 78: Trong Word, để chèn chữ nghệ thuật vào văn bản, ta dùng công cụ?
a) Equation b) Picture
c) Symbol d) WordArt
Câu 79: Trong Word, để trộn thư ta sử dụng công cụ?
a) Mail Merge b) Text Box c) Word Art d) Bookmark
Câu 80: Trong Word, để chèn một khung nhập văn bản, ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> Word Art b) Chọn Insert -> Bookmark
c) Chọn Insert -> Text Box d) Chọn Format -> Text Box

MS EXCEL 2013
Câu 1: Trong Excel, tại ô A2 có giá trị chuỗi "Tin hoc"; ô B2 có giá trị số 2008.
Tại ô C2 gõ vào công thức = A2+B2 thì nhận được kết quả là?
a) #VALUE! b) Tin hoc c) 2008 d) Tin
hoc2008
Câu 2: Trong Excel, tổ hợp phím nào cho phép ngay lập tức đưa con trỏ về ô đầu
tiên (ô A1) của bảng tính?
a) Shift+Home b) Alt+Home
c) Ctrl+Home d) Shift+Ctrl+Home
Câu 3: Trong Excel, để nhập vào công thức, hàm tính cho một ô, trước công thức,
hàm tính ta gõ:
a) Dấu chấm hỏi (?) b) Dấu bằng (= )
c) Dấu hai chấm (: ) d) Dấu đô la ($)
Câu 4: Trong Excel, nếu trong ô có các kí hiệu #####, điều đó có nghĩa là gì?
a) File Excel bị nhiễm virus
b) Công thức nhập sai và Excel thông báo lỗi
204
c) Hàng chứa ô đó có độ cao quá thấp nên không hiển thị hết chữ số
d) Cột chứa ô đó có độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết chữ số
Câu 5: Trong Excel, tại ô A2 có giá trị là chuỗi “TINHOC”. Tại ô B2 ta nhập
hàm =RIGHT(A2,3) thì nhận được kết quả?
a) 3 b) HOC c) TIN d) TINHOC
Câu 6: Trong Excel, muốn lưu bảng tính hiện thời vào đĩa, ta thực hiện?
a) Chọn Home -> Save b) Chọn View -> Save
c) Chọn Insert -> Save d) Chọn File -> Save
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nhập dữ liệu vào bảng tính Excel thì?
a) Dữ liệu kiểu số sẽ mặc định căn thẳng lề phải
b) Dữ liệu kiểu kí tự sẽ mặc định căn thẳng lề trái
c) Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn thẳng lề trái
d) Dữ liệu kiểu ngày tháng sẽ mặc nhiên căn thẳng lề phải
Câu 8: Trong Excel, tại ô A2 có sẵn giá trị số không (0), tại ô B2 ta nhập công
thức =5/A2 thì nhận được kết quả là?
a) 0 b) 5 c) #VALUE! d)
#DIV/0!
Câu 9: Trong các địa chỉ sau đây, địa chỉ nào là địa chỉ tuyệt đối?
a) B$1:D$10 b) $B1:$D10 c) B$1$:D$10$ d)
$B$1:$D$10
Câu 10: Trong Excel, điều kiện trong hàm IF được phát biểu dưới dạng một phép
so sánh. Khi cần so sánh khác nhau thì sử dụng kí hiệu nào?
a) # b) <> c) >< d) &
Câu 11: Trong Excel, tại ô A2 có giá trị số là 6. Ta nhập hàm
=IF(A2>=8,”Giỏi”,IF(A2>=7,”Khá”, IF(A2>=5,”Trung bình”, “Kém”))) vào ô B2 thì
kết quả nhận được là?
a) Giỏi b) Khá c) Trung bình d) Kém
Câu 12: Trong Excel, tại ô A2 có giá trị là chuỗi “TINHOC”. Tại ô B2 ta nhập
hàm =LEFT(A2,3) thì kết quả nhận được là?
a) Tinhoc b) 3 c) HOC d) TIN
Câu 13: Trong Excel, giao của một hàng và một cột được gọi là?

205
a) Vùng b) ô c) Trường d) Công thức
Câu 14: Giả sử ngày hệ thống của máy tính là 10/2/2013. Khi đó tại ô A2 ta nhập
hàm =Today()-1 thì nhận được kết quả là?
a) 0 b) #VALUE! c) #NAME! d)
10/1/2013
Câu 15: Trong Excel, tại ô D2 có công thức =B2*C2/100. Nếu sao chép công
thức đến ô D4 thì sẽ có công thức là?
a) B2*C2/100 b) B3*C2/100 c) B4*C4/100 d)
B2*C4/100
Câu 16: Trong Excel, để sửa dữ liệu trong một ô tính mà không cần nhập lại, ta
thực hiện?
a) Nháy chuột chọn ô tính cần sửa, rồi bấm phím F2
b) Nháy chuột chọn ô tính cần sửa, rồi bấm phím F4
c) Nháy chuột chọn ô tính cần sửa, rồi bấm phím F10
d) Nháy chuột chọn ô tính cần sửa, rồi bấm phím F12
Câu 17: Các kiểu dữ liệu thông dụng của Excel là?
a) Kiểu chuỗi, kiểu văn bản
b) Kiểu chuỗi, kiểu số, kiểu ngày tháng, kiểu công thức
c) Kiểu số, kiểu lôgic, kiểu ngày tháng
d) Kiểu công thức, kiểu hàm, kiểu số, kiểu ngày tháng
Câu 18: Trong Excel, khi chiều dài dữ liệu kiểu số lớn hơn chiều rộng của ô thì
sẽ hiển thị trong ô các kí tự?
a) & b) # c) $ d) *
Câu 19: Trong Excel, muốn xóa một hàng ra khỏi bảng tính, ta đánh dấu chọn
hàng này và thực hiện?
a) Kích chuột phải -> Delete Rows b) Kích chuột phải -> Delete
c) Kích chuột phải -> Rename d) Kích chuột phải ->
Insert
Câu 20: Trong Excel, nếu nhập sai hàm trong tính toán, chương trình thông báo
lỗi?
a) #NAME! b) #VALUE! c) #N/A! d) #DIV/0!

206
Câu 21: Trong Excel, muốn sắp xếp danh sách dữ liệu theo thứ tự tăng (giảm), ta
thực hiện?
a) Chọn Insert -> Sort b) Chọn Home -> Sort
c) Chọn Data -> Sort d) Chọn View -> Sort
Câu 22: Trong Excel, vùng là tập hợp nhiều ô kế cận tạo thành hình chữ nhật, địa
chỉ vùng được thể hiện theo cách nào là đúng?
a) B1...H15 b) B1:H15 c) B1-H15 d) B1;H15
Câu 23: Trong Excel, muốn chèn một hàng mới vào bảng tính, ta chọn một hàng
và thực hiện?
a) Kích chuột phải -> Delete Rows b) Kích chuột phải -> Delete
d) Kích chuột phải -> Rename d) Kích chuột phải ->
Insert
Câu 24: Trong Excel, tại ô A2 ta nhập hàm =MAX(30,10,65,5) thì nhận được kết
quả là?
a) 30 b) 5 c) 65 d) 10
Câu 25: Trong Excel, để lọc dữ liệu tự động, sau khi chọn khối cần lọc, ta thực
hiện?
a) Chọn Data -> Filter
b) Chọn Home -> Sort & Filter -> Filter
c) Cả 2 cách trên đều đúng
d) Các cách trên đều sai
Câu 26: Trong Excel, hàm nào sau đây cho phép tính tổng các giá trị kiểu số thỏa
mãn một điều kiện cho trước?
a) SUM b) COUNTIF c) COUNT d)
SUMIF
Câu 27: Trong Excel, để chèn thêm một cột mới vào bảng tính, ta đánh dấu chọn
một cột và thực hiện?
a) Kích chuột phải -> Delete b) Kích chuột phải -> Filter
c) Kích chuột phải -> Insert d) Kích chuột phải -> Rename
Câu 28: Trong Excel, để di chuyển từ Sheet này sang Sheet khác ta sử dụng phím
hay tổ hợp phím?

207
a) Page Up, Page Down b) Ctrl + Page Up, Ctrl + Page
Down
c) Cả 2 câu đều đúng d) Cả 2 câu đều sai
Câu 29: Trong Excel để có thể nhập nhiều dòng trong một ô, ta dùng tổ hợp
phím?
a) Alt + Enter b) Shift + Enter c) Enter Ctrl + Enter
Câu 30: Ô A1 có giá trị bằng 4, ô A2 có giá trị bằng 6. Tại ô A3 ta nhập hàm
=AVERAGE(A1:A2,8). Hãy cho biết kết quả của hàm tính trên là?
a) 4 b) 5 c) 6 d) 8
Câu 31: Trong các địa chỉ dưới đây, địa chỉ nào là địa chỉ tuyệt đối cột và tuyệt
đối dòng
a) $A9 b) A$9 c) A9 d) $A$9
Câu 32: Trong các hàm sau, hàm nào dùng để tính tổng giá trị trong vùng
(A1:A10)?
a) =SUMIF(A1:A10) b) =COUNT(A1:A10)
c) =COUNTA(A1:A10) d) =SUM(A1:A10)
Câu 33: Trong Excel, để hợp nhiều ô liên tiếp nhau thành một ô, ta thực hiện?
a) Chọn các ô cần hợp, kích chuột phải chọn Merge and Center
b) Chọn các ô cần hợp, kích chuột trái chọn nút Merge and Center trong
ribbon Home
c) Cả a và b đều sai
d) Cả a và b đúng
Câu 34: Hãy cho biết kết quả của hàm =COUNTA(B,10,D,3) là?
a) 1 b) c) 3 d) 4
Câu 35: Hãy cho biết kết quả của hàm =COUNT(9,B,6,4) là?
a) 1 b) 2 c) 3 d) 4
Câu 36: Hãy cho biết kết quả của hàm =MID(“Đại học Đại Nam”, 9,3) là?
a) Đại b) học c) Đại d) Nam
Câu 37: Chức năng của lệnh Paste Special dùng để làm gì?
a) Dán giá trị b) Dán công thức
c) Dán định dạng d) Tất cả các đáp án trên đều đúng

208
Câu 38: Trong Excel, nếu ta nhập 1+2 vào một ô bất kỳ thì kết quả trong ô trả về
là?
a) 3 b) 1+2 c) Báo lỗi d) Tất cả
đều sai
Câu 39: Giả sử ở ô A1 có giá trị là 6.3 và ô B1 có giá trị “Giỏi”. Nếu tại ô C1 ta
nhập vào hàm =IF(AND(A1>=7,B1=”Giỏi), “Học bổng”, “Không”) thì kết quả trả về
là?
a) Học bổng b) Không c) 7 d) Giỏi
Câu 40: Trong Excel, tai ô D5 ta nhập vào hàm =SUM(1,2,”a”). Hãy cho biết kết
quả trả về là?
a) 1 b) 2 c) 3 d) Báo lỗi
Câu 41: Trong các hàm sau, hàm nào là hàm dò tìm?
a) SUM b) IF c) COUNT d) VLOOKUP
Câu 42: Trong các hàm sau hàm nào là hàm điều kiện?
a) SUM b) IF c) COUNT d) VLOOKUP
Câu 43: Trong các hàm sau hàm nào là hàm cắt chuỗi?
a) LEFT b) RIGHT c) MID d) Cả a, b, c đúng
Câu 44: Trong Excel, địa chỉ B$3 là địa chỉ?
a) Tương đối b) Tuyệt đối c) Hỗn hợp d) Biểu
diễn sai
Câu 45: Trong Excel, để định dạng cột “Điểm TB” là kiểu số có một chữ số ở
phần thập phân, ta chọn cột dữ liệu cần định dạng -> Kích chuột phải chọn Format Cells
-> chọn
a) Number b) Font c) Alignment d) Border
Câu 46: Để đóng một bảng tính (Workbook) đang mở mà không đóng chương
trình Excel, ta sử dụng cách nào trong các cách dưới đây?
a) Chọn File -> Close b) Chọn File -> Open

c) Chọn File -> Exit d) Chọn File -> Quit


Câu 47: Để đếm số sinh viên xếp loại “Giỏi” hoặc “Khá”, ta sử dụng hàm gì?

209
a) SUMIF b) COUNTIF c) IF d)
VLOOKUP
Câu 48: Trong Excel, muốn xóa một cột ra khỏi bảng tính, ta đánh dấu cột này
và thực hiện?
a) Kích chuột phải -> Delete Rows b) Kích chuột phải -> Delete
e) Kích chuột phải -> Rename d) Kích chuột phải ->
Insert
Câu 49: Trong Excel, làm thế nào để di chuyển Sheet3 đứng trước Sheet1?
a) Chọn Insert -> Sheet -> Move, chọn đến vị trí mong muốn
b) Kích chuột trái chọn Sheet3, giữ và kéo Sheet3 về trước Sheet1 rồi thả tay
c) Kích đúp vào Sheet3 và kéo đến vị trí mong muốn
d) Chọn Data -> Sheet -> Move, chọn đến vị trí mong muốn
Câu 50: Trong các phát biểu sau phát biểu nào đúng?
a) Mỗi bảng tính (Sheet) có đến 256 cột. Các cột được đặt tên bằng các chữ
cái A, B, C,…Z, AA, AB,…
b) Mỗi bảng tính (Sheet) có đến 512 cột. Các cột được đặt tên bằng các chữ
cái A, B, C,…Z, AA, AB,…
c) Mỗi bảng tính (Sheet) có đến 24 cột. Các cột được đặt tên bằng các chữ
cái A, B, C,…Z
d) Mỗi bảng tính (Sheet) có đến 32 cột. Các cột được đặt tên bằng các chữ
cái A, B, C,…Z
Câu 51: Trong Excel, ta có thể thay đổi hướng của chữ theo?
a) Chiều nằm ngang b) Chiều thẳng đứng
c) Chiều nghiêng d) Cả 3 kiểu trên đều đúng
Câu 52: Trong Excel, để chèn thêm một cột chen giữa cột A và cột B thì ta phải
chọn ô hiện hành nằm trên cột nào?
a) Cột A b) Cột B c) Cột C d) Cả cột
A và B
Câu 53: Trong Excel, để nhập dữ liệu số có số 0 đứng phĩa trước mỗi số (VD:
00123), ta thực hiện?
a) Nhập dấu nháy kép (“) trước khi nhập số

210
b) Nhập dấu nháy đơn (‘) trước khi nhập số
c) Chọn Insert -> Cells -> Alignment -> Text
d) Cả 3 cách trên đều đúng
Câu 54: Hãy cho biết kết quả của hàm =ROUND(5234,-2)
a) 5234 b) 5200 c) 52 d) 5000
Câu 55: Để xoá một bảng tính Sheet trong Excel, ta thực hiện theo cách nào?
a) Kích chuột phải vào bảng tính Sheet -> Delete
b) Kích chọn bảng tính Sheet -> Nhấn nút Delete
c) Kích chuột trái vào bảng tính Sheet -> Delete
d) Các cách trên đều sai
Câu 56: Để đổi tên một bảng tính (Sheet) trong Excel 2010, ta thực hiện?
a) Chọn Sheet cần đổi tên -> Nhấn phím F2 b) Kích chuột phải vào Sheet -
> Rename
c) Kích chuột phải vào Sheet -> Delete d) Kích chuột phải vào
Sheet -> Insert
Câu 57: Trong Excel, để chọn toàn bộ các ô trong bảng tính, ta thực hiện?
a) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + A b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + All
c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + All c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt
+ All
Câu 58: Trong Excel, để định dạng kiểu dữ liệu cho vùng giá trị được chọn, ta
chọn vùng cần định dạng và thực hiện?
a) Kích chuột phải chọn Format Cell -> Number b) Kích chuột trái chọn
Format Cell -> Number
c) Chọn Insert -> Number d) Chọn Insert ->
Format Cell -> Number
Câu 59: Trong Excel, để tạo biểu đồ cho vùng giá trị được chọn, ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> Picture b) Chọn Insert -> Chart
c) Chọn Insert -> WordArt d) Chọn Insert ->
Symbol
Câu 60: Trong Excel, để chèn thêm một bảng tính Sheet, ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> WorkSheet

211
b) Kích chuột trái vào tên Sheet -> Insert -> WorkSheet
c) Kích chuột phải vào tên Sheet -> Insert -> WorkSheet
d) Chọn Insert -> Sheet
Câu 61: Trong Excel, nếu muốn in một bảng tính được chọn, ta phải làm gì?
a) Chọn File -> Print b) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P
c) Cả a và b đúng d) Cả a và b sai
Câu 62: Trong Excel, hàm MAX dùng để làm gì?
a) Tính tổng các giá trị được chọn
b) Tìm giá trị nhỏ nhất trong các giá trị được chọn
c) Tìm giá trị lớn nhất trong các giá trị được chọn
d) Tất cả đều sai
Câu 63: Trong Excel, hàm MIN dùng để làm gì?
a) Tính tổng các giá trị được chọn
b) Tìm giá trị nhỏ nhất trong các giá trị được chọn
c) Tìm giá trị lớn nhất trong các giá trị được chọn
d) Tất cả đều sai
Câu 64: Trong Excel, hàm ROUND dùng để làm gì?
a) Tính tổng các giá trị được chọn
b) Tìm giá trị nhỏ nhất trong các giá trị được chọn
c) Làm tròn số được chọn
d) Tìm giá trị lớn nhất trong các giá trị được chọn
Câu 65: Tên tập tin Exce 2010 thường có phần đuôi mở rộng là?
a) .DOC b) .PDF c) .TXT d) .XLSX
Câu 66: Trong Excel, để lưu một bảng tính hiện tại với một tên mới, ta chọn?
a) Chọn File -> Save as b) Chọn File -> Save
c) Chọn View -> Save as d) Chọn View -> Save as
Câu 67: Cho bảng tính sau:
Để tính điểm “TBKT” và làm
tròn điểm “TBKT” sau dấu phẩy một số
cho sinh viên có mã số KT008, tại ô G3
ta nhập?

212
a) =ROUND(AVERAGE(D3;F3),1)
b) =ROUND(AVERAGE (D3:F3),0)
c) =ROUND(AVERAGE (D3:F3),1) d) =ROUND(AVERAGE
(D3:F3),-1)
Câu 68: Giả sử ở ô A1 có giá trị là 6.3 và ô B1 có giá trị “Giỏi”. Nếu tại ô C1 ta
nhập vào hàm =IF(OR(A1>=7,B1=”Giỏi), “Học bổng”, “Không”) thì kết quả trả về là?
a) Học bổng b) Không c) 7 d) Giỏi

Câu 69: Cho bảng tính sau:


Để tính điểm trung bình
kiểm tra (cột TBKT) cho sinh viên
có mã số KT008, tại ô G3 ta nhập?
a) =ROUND(D3:F3,3)
b) =AVERAGE(D3:F3/3)
c) =AVERAGE(D3:F3)
d) =COUNT(D3:F3)
Câu 70: Cho bảng tính sau:
Để tính tổng số lượng Xi
măng nhập trong tháng, kết quả đặt
tại ô D6, ta thực hiện?

a) =SUMIF(C2:C4,C2,F2:F4)
b) =SUM(C2:C4,C2,F2:F4)
c) =COUNTIF(C2:C4,C2,F2:F4)
d) Các cách trên đều sai

213
Câu 71: Cho bảng tính sau:
Để thống kê số lần nhập Xi
măng trong tháng, kết quả đặt tại ô
D6, ta thực hiện?
a) =SUMIF(C2:C4,C2)
b) =SUM(C2:C4,C2)
c) =COUNTIF(C2:C4,C2)
d) Các cách trên đều sai

Câu 72: Cho bảng tính sau:


Để điền giá trị cho cột “Tên
hàng”, tại ô C2 ta nhập?

a) =VLOOKUP(B2,$C$6:$D$8,2,0)
b) =VLOOKUP(B2,C6:D8,2,0)
c) =HLOOKUP(B2,$C$6:$D$8,4,0)
d) =HLOOKUP(B2,C6:D8,3,0)

Câu 73: Cho bảng tính sau:


Để điền giá trị cho cột “Tên
hàng”, tại ô C2 ta nhập?

a) =HLOOKUP(B2,C6:E7,2,0)
b) =HLOOKUP(B2,$C$6:$E$7,2,0)
c) =VLOOKUP(B2,$C$6:$E$7,4,0)
d) =VLOOKUP(B2,C6:E7,3,0)

214
Câu 74: Để lưu một file Excel vào máy tính, ta nhấn tổ hợp phím?
a) Ctrl + A b) Ctrl + S c) Ctrl + O d) Alt + S
Câu 75: Trong Excel, để định dạng cột là kiểu phần trăm, ta chọn cột dữ liệu cần
định dạng -> Kích chuột phải chọn Format Cells -> Number -> Chọn?
a) Number b) Percentage c) Currency d) Special
Câu 76: Các công thức dưới đây bao gồm ký hiệu toán tử, giá trị hằng số, và tham
chiếu ô, bạn hãy chọn biết những công thức nào đúng?
a) =(2+3) x D2.
b) =(B2^3 – C2) / 5.
c) =C2 + (A2 : 9).
d) =B2 * (E2 + 6).
Câu 77: Bạn hãy cho biết địa chỉ tham chiếu Sheet2:Sheet5!A2:A15 là loại tham
chiếu nào?
a) Tham chiếu tương đối (relative reference).
b) Tham chiếu tuyệt đối (absolute reference).
c) Tham chiếu 3-D (3-dimensional reference).
d) Tham chiếu kết hợp (mixed reference)
Câu 78: Các công thức dưới đây bao gồm phép nối chuỗi, giá trị hằng văn bản,
tham số chiếu ô, bạn hãy cho biết công thức nào không phát sinh lỗi
a) =“Total: ” & B10 & “Đ”
b) = “Total: & B10 & “Đ”
c) = “Total: ” & “B10” & “Đ”
d) =Total: & B10 & Đ
Câu 79: Khi xem cú pháp của một hàm, có tham số được đặt trong cặp dấu ngoặc
vuông [ ], bạn hãy cho biết đó là loại tham số gì?
a) Tham số bắt buộc
b) Tham số quan trọng
c) Tham số tuỳ chọn
d) Tham số mặc định
Câu 80: Khi sử dụng tham số là giá trị hằng cho các hàm thống kê đơn giản, bạn
hãy cho biết những phát biểu nào đúng?

215
a) Hàm SUM không tính các tham số là văn bản
b) Hàm COUNT không tính các tham số là văn bản
c) Hàm SUM phát sinh lỗi khi tham số là văn bản
d) Hàm COUNT phát sinh lỗi khi tham số là văn bản
Câu 81: Bạn có thể nhập trực tiếp vào công thức, hoặc sử dụng các chức năng
chèn hàm vào công thức, bạn hãy cho biết những thao tác nào đúng?
a) Formulas → Function Library → Insert Function → Chọn hàm trên hộp
thoại Insert Function
b) Nhấp chuột vào nút lệnh Fx trên Formula Bar → Chọn hàm trên hộp thoại
Insert Function
c) Formulas → Function Library → Chọn hàm trong danh sách của loại hàm
d) Home → Editing → Nhấp chuột vào mũi tên của lệnh AutoSum → More
Functions → Chọn hàm trên hộp thoại Insert Function.
Câu 82: Bạn hãy cho biết, những phát biểu liên quan đến hàm điều kiện IF nào
là đúng?
a) Hàm IF giúp bạn lựa chọn một trong nhiều tính toán, dựa trên kết quả cảu
một biểu thức điều kiện
b) Bạn có thể dùng đến 255 hàm IF lồng trong công thức.
c) Khi cần lựa chọn một trong hai tính toán, dựa trên kết quả của nhiều điều
kiện, bạn có thể dùng các hàm luật lý AND và OR để kết các biểu thức điều kiện
d) Hàm IF đánh giá biểu thức điều kiện là tham số thứ nhất, nếu có kết quả
True hoặc 1, hàm trả về tham số thứ hai, ngược lại thì hàm trả về tham số thứ ba
Câu 83: Trong B2 chứa Microsoft, C2 chứa Office, bạn hãy cho biết công thức
nào có kết quả là văn bản Microsoft Office 2013?
a) =PROPER(B2,C2,2013)
b) =COCATENATE(B2,C2, “2013”)
c) =PROPER(B2,C2, “2013”)
d) =COCATENATE(B2,C2,2013)
Câu 84: Các hàm thông kế có điều kiện SUMIF và SUMIFS đều có một tham số là vùng
mà hàm sẽ tính tổng các giá trị thoả điều kiện. Bạn hãy cho biết những điểm khác biệt
giữa hai hàm đối với tham số này

216
a) Là tham số tuỳ chọn trong SUMIF và bắt buộc trong SUMIFS.
b) Là tham số tuỳ chọn trong SUMIFS và bắt buộc trong SUMIF.
c) Là tham số thứ nhất trong SUMIF và cuối cùng trong SUMIFS.
d) Là tham số thứ nhất trong SUMIFS và cuối cùng trong SUMIF.
Câu 85: Các ô C2:C99 chứa tên nhân viên, bạn hãy cho biết, để đếm số nhân viên mà
tên bắt đầu bằng chữ A và tối đa ký tự, thì sử dụng các điều kiện nào?
a) “A*” và “????”.
b) “*A*” và “????”.
c) “A?” và “****”.
d) “?A?” và “****”.
Câu 86: Các hàm DATE và DATEVALUE đều trả về kết quả là một dữ liệu thời gian.
Bạn hãy cho biế những sự khác biệt của hai hàm này?
a) Kết quả của DATE có dạng M/D/YYYY và DATEVALUE có dạng
YYYY-M-D.
b) Kết quả của DATE có dạng M/D/YYYY và DATEVALUE là một số mã
hoá (serial number).
c) Kết quả của DATE có dạng một số mã hoá và DATEVALUE có dạng
YYYY-M-D.
d) Kết quả của DATE là dữ liệu thời gian và DATEVALUE là dữ liệu văn
bản.
Câu 87: Các phát biểu dưới đây về tham chiếu tương đối và tuyệt đối, bạn hãy cho biết
phát biểu nào sai?
e) Khi Copy và Paste dữ liệu công thức, tham chiếu tương đối sẽ tự động
thay đổi.
f) Khi Copy và Paste dữ liệu công thức, tham chiếu tuyệt đối sẽ không thay
đổi.
g) Khi Cut và Paste dữ liệu công thức, tham chiếu tương ứng sẽ tự động thay
đổi.
h) Khi Cut và Paste dữ liệu công thức, tham chiếu tuyệt đối sẽ không thay
đổi.
Câu 88: Bạn hãy cho biết, phím tắt nào hiển thị các công thức trong trang tính?

217
a) Ctrl+^.
b) Ctrl+~.
c) Ctrl+Shift+.
d) Ctrl+Shift+~.
Câu 89: Bạn có thể thiết lập tiêu chuẩn nào để xác nhận dữ liệu văn bản khi nhập
vào một ô?
a) Độ dài của văn bản.
b) Số từ của văn bản.
c) Chữ hoa và chữ thường trong văn bản.
d) Số câu của văn bản.
Câu 90: Các phát biểu dưới đây liên quan đến công thức mảng và hàm mảng(array
function). Bạn hãy cho biết, những phát biểu nào đúng?
a) Sau khi nhập công thức mảng, nhấn Ctrl+Alt+Enter.
b) Chọn vùng đích tương ứng với vùng nguồn để chuyển vị bằng hàm
TRANSPOSE.
c) Có thể xoá một ô trong vùng chứa công thức mảng.
d) Sau khi nhập công thức sử dụng hàm TRANSPOSE, nhấn phím Enter.
Câu 91: Bạn hãy cho biết, công thhức nào dưới đây phát sinh lỗi?
a) = CHOOSE(1,A2,B2:E2,I3:I5).
b) = SUM(CHOOSE(2,A2,B2:E2,I3:I5)).
c) =CHOOSE(2,A2,B2:E2,I2:I5).
d) =AVERAGE(CHOOSE(3,A2,B2:E2,I2:I5)).
Câu 92: Bạn hãy cho biết, công thức nào dưới đây phát sinh lỗi?
a) =INDEX(B2:E4,3,2).
b) =INDEX(B2:E4,0,2).
c) =SUM(INDEX(B2:E4,0,2)).
d) =SUM(INDEX(B2:E4,2)).
Câu 93: Các phát biểu dưới đây liên quan đến các hàm LOOKUP,VLOOKUP,
và HLOOKUP.Bạn hãy cho biết, những phát biểu nào đúng?
a) LOOKUP trả về dữ liệu kết quả trên cột/dòng cuối cùng của bàng tìm
kiếm.

218
b) HLOOKUP trả về dữ liệu kết quả trên dòng cuối cùng của bảng tìm kiếm,
c) VLOOKUP trả về dữ liệu kết quả trên cột cuối cùng của bảng tìm kiếm.
d) Các hàm VLOOKUP và HLOOKUP có chức năng như nhau.
Câu 94: Bạn hãy cho biết, phát biểu nào không đúng đối với tính năng kiểm tra
lỗi tự động Error Checking?
a) Có thể bật hay tắt Error Checking thông qua hộp thoại Excel Options.
b) Có thể đổi màu của chỉ báo lỗi trong ô.
c) Bắt buộc phải sửa lỗi công thức cho các ô có chỉ báo lỗi.
d) Biểu tượng Trace Error chứa danh sách các lệnh đề xuất sửa lỗi.
Câu 95: Bạn hãy cho biết, những phát biểu nào không đúng đối với các công cụ
kiểm tra lỗi công thức?
a) Công cụ Error Checking không thể phát hiện lỗi logic trong công thức.
b) Bạn có thêt mở rộng truy vết các ô được tham chiếu trong công thức, bằng
cách chọn lệnh Trace Precedents nhiều lần.
c) Bạn có thể mở rộng truy vết các công thức tham chiếu đến một ô, bằng
cách chọn lện Trace Dependents nhiều lần.
d) Công cụ Formula Evaluation chỉ có thể đánh giá từng bước công thức
trong ô hiện hành
Câu 96: Các phát biểu dưới đây liên quan đến các hàm tài chính. Bạn hãy cho
biết, những phát biểu nào đúng?
a) Hàm PMT trả về một giá trị âm, thể hiện khoản tài chính mà bạn phải trả
b) Hàm NPV có thể tính giá trị hiện tại thuần trên các khoản phát sinh định
kỳ tuỳ ý
c) Các giá trị khoản phát sinh truyền vào cho các hàm NPV, PV, và FV phải
là số âm
d) Hàm PV tính giá trị hiện tại trên các khoản phát sinh định kỳ cố định
e) Hàm FV tính giá trị tương lai các khoản phát sinh định kỳ tuỳ ý

POWERPOINT
Câu 1: Trong Powerpoint, để chèn thêm 1 Slide vào file trình diễn, ta thực hiện
trình tự sau?
219
a) Chọn Slide Show -> New Slide b) Chọn File -> New
Slide
c) Chọn Insert -> New Slide d) Chọn Home -> New Slide
Câu 2: Trong Powerpoint để tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên trang Slide, ta
thực hiện?
a) Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng -> Chọn Slide Show -> Animations ->
Add Animation
b) Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng -> Chọn Slide Show -> Transitions ->
Add Animation
c) Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng -> Animations -> Add Animation
d) Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng -> Transitions -> Add Animation
Câu 3: Trong Powerpoint, để tạo hiệu ứng chuyển đổi giữa các trang slide, ta thực
hiện theo cách nào?
a) Chọn trang slide cần tạo hiệu ứng -> Transitions -> Chọn hiệu ứng chuyển
động
b) Chọn trang slide cần tạo hiệu ứng -> Slide Show -> Chọn hiệu ứng chuyển
động
c) Chọn trang slide cần tạo hiệu ứng -> Animations -> Chọn hiệu ứng chuyển
động
d) Không phải các cách trên
Câu 4: Trong Powerpoint, để chèn biểu đồ vào slide, ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> Chart b) Chọn Insert -> Shapes
c) Chọn Insert -> WordArt d) Chọn Transitions ->
Chart
Câu 5: Trong Powerpoint, để tạo liên kết chuyển đến trang kế tiếp, ta thực hiện?
a) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Slide Show -> Action ->
Slide -> Next Slide
b) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Insert -> Action ->
Hyperlink to -> Next slide
c) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Slide Show -> Action ->
Hyperlink to -> Next slide

220
d) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Insert -> Slide -> Next
slide
Câu 6: Trong Powerpoint, để tạo liên kết chuyển đến trang cuối, ta thực hiện?
a) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Slide Show -> Action ->
Slide -> Chọn Slide cuối
b) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Insert -> Action ->
Hyperlink to -> End Show
c) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Insert -> Action ->
Hyperlink to -> Slide -> Chọn Slide cuối
d) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Insert -> Slide -> Chọn
Slide cuối
Câu 7: Trong Powerpoint, để đánh số trang cho các Slide, ta kích chọn?
a) Insert -> Text Box b) Insert -> Date & Time
c) Home -> Slide Number d) Insert -> Slide
Number
Câu 8: Để trình diễn Slide ta nhấn phím?
a) F4 b) F7 c) F6 d) F5
Câu 9: Để thoát trình diễn Slide trở về màn hình thiết kế ta nhấn phím?
a) ESC b) ALT c) CTRL d) SHIFT
Câu 10: Để chèn bảng tính vào Slide ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> Symbol b) Chọn Insert -> Diagram
c) Chọn Insert -> Chart d) Chọn Insert -> Table
Câu 11: Muốn gỡ bỏ hiệu ứng cho đối tượng trên Slide, kích chuột phải chọn
hiệu ứng cần gỡ bỏ trong bảng Animation pane và chọn?
a) Undo b) Paste c) Remove d) Redo
Câu 12: Để chọn hiệu ứng chuyển động theo một đường dẫn nào đó thì ta chọn
Animations -> Add Animation -> Chọn?
a) More Motion Path b) More Entrance Effects
c) More Emphasis Effects d) More Exit Effects
Câu 13: Khi trình diễn slide, muốn chuyển đến một Slide khác không liền kề ta
thực hiện?

221
a) Kích đúp chuột trái chọn Go to Slide b) Kích chuột phải chọn
Go to Slide
c) Kích đúp chuột phải chọn Go to Slide d) Kích chuột trái chọn
Go to Slide

Câu 14: Để thoát khỏi Powerpoint ta chọn?


a) Chọn File -> Exit b) Chọn Insert -> Exit
c) Chọn View -> Exit d) Chọn Design -> Close
Câu 15: File Powerpoint 2010 có đuôi mở rộng là?
a) .PDF b) .PPTX c) .XLS d) .DOC
Câu 16: Để trình diễn các trang Slide ta chọn chế độ hiển thị nào?
a) Outline b) Slide View c) Slide sort view d) Slide
show
Câu 17: Một trang Slide có thể chứa các đối tượng?
a) Hộp văn bản (Text box), bảng biểu (Table), hình vẽ (shape), biểu đồ
(Chart)
b) Hình ảnh tĩnh (image), hình ảnh động (Video)
c) Âm thanh (sound)
d) Tất cả các đối tượng trên
Câu 18: Để chèn một file ảnh vào Slide, ta thực hiện?
a) Chọn Insert -> Picture b) Chọn Design ->
Picture
b) Chọn View -> Picture d) Tất cả đều sai
Câu 19: Để thay đổi khoảng cách giữa các đoạn trong trang slide ta chọn?
a) Chọn Home -> Line Spacing b) Chọn Design -> Line
Spacing
b) Chọn View – Line Spacing d) Chọn Slide Show -> Line
Spacing
Câu 20: Trong các phím sau, phím nào dùng để trình diễn trang slide được chọn?
a) F5 b) F6 c) Shift + F5 d) F10
Câu 21: Muốn xoá bỏ một trang slide, ta thực hiện theo cách nào?

222
a) Chọn slide cần xoá, nhấn phím Delete trên bàn phím để xoá
b) Kích chuột phải vào slide cần xoá chọn Delete Slide
c) Kích chọn menu Edit -> Delete Slide
d) Cả 3 cách trên đều đúng
Câu 22: Để thiết lập thời gian xuất hiện các đối tượng khi trình diễn Slide, ta kích
chuột chọn hiệu ứng của đối tượng chọn Timing và thực hiện?
a) Tại mục Star chọn On Click, mục Delay nhập thời gian xuất hiện đối tượng
b) Tại mục Star chọn With Previous, mục Delay nhập thời gian xuất hiện đối
tượng
c) Tại mục Star chọn After Previous, mục Delay nhập thời gian xuất hiện đối
tượng
d) Tại mục Star chọn On Click, mục Duration nhập thời gian xuất hiện đối
tượng
Câu 23: Trong một File trình diễn có 30 Slide, nhưng khi trình diễn ta muốn chỉ
trình diễn từ Slide 10 đến hết (slide 30), ta thực hiện?
a) Chọn Slide Show -> Set Up Slide Show -> Chọn Show Slide và kích chọn
mục All
b) Chọn Slide Show -> Set Up Slide Show -> Chọn Show Slide và nhập:
From 10 to 30
c) Chọn Design -> Set Up Slide Show -> Chọn Show Slide và nhập: From
10 to 30
d) Chọn Design -> Set Up Slide Show -> Chọn Show Slide và nhập: From
30 to 10
Câu 24: Khi trình diễn Slide, nếu đến trang cuối tối muốn tự động lặp lại qứa
trình trình diễn, ta thực hiện?
a) Chọn Slide Show -> Set Up Slide Show -> Tích chọn mục Loop
continuosly until “ESC”
b) Chọn Slide Show -> Set Up Slide Show -> Tích chọn mục Show without
narration
c) Chọn Slide Show -> Set Up Slide Show -> Tích chọn mục Show without
animation

223
d) Powerpoint tự động lặp lại
Câu 25: Trong Powerpoint, để tạo liên kết mở một chương trình có trên máy tính
(VD: Excel, Word,..), ta thực hiện?
a) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Slide Show -> Action ->
Slide -> Chọn chương trình
b) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Insert -> Action -> Run
Program -> Chọn chương trình
c) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Insert -> Action ->
Hyperlink to -> Chọn chương trình
d) Chọn đối tượng cần tạo liên kết chuyển tiếp -> Insert -> Slide -> Chọn
chương trình

INTERNET VÀ EMAIL
Câu 1. Để lưu nội dung trang web đang xem, ta thực hiện?
a) Kích chọn menu File -> Open b) Kích
chọn menu Edit -> Copy
c) Kích chọn menu File -> Save As ... d) Kích
chọn menu Insert -> Page
Câu 2: Thao tác nào không thực hiện được với trang Web?
a) Sao chép một file ảnh từ trang Web về máy tính cá nhân
b) Soa chép một đoạn văn bản trên trang Web về máy tính cá
nhân
c) Xoá nội dung của một trang Web bằng cách chọn nội dung
đó và nhấn phím Delete
d) Xem lại các trang Web đã xem mà không cần kết nối
Internet
Câu 3: Trong các địa chỉ sau, địa chỉ nào không phải là địa chỉ trang Web?
a) www.phapluat.com.vn b)
Mail.yahoo.com
c) www.ngoisao.net/News/Home/ d)
www.yahoo@,com

224
Câu 4: Với dịch vụ Web chúng ta có thể thực hiện được việc?
a) Xem phim, nghe nhạc trực tuyến b) Đọc báo điện
tử trên Web
c) Chơi games online trên mạng d) Cả a, b
và c đúng
Câu 5: Để tìm kiếm thông tin trên mạng, chúng ta thường sử dụng trang Web
nào?
a) www.google.com b)
www.vnexpress.net
b) Mail.yahoo.com d)
www.dantri.com
Câu 6: Để xem các trang web mà ta đã duyệt qua gần đây ta sử dụng chức năng
nào của trình duyệt Internet Explorer?
a) Favorites b) History c) Search d) Media
Câu 7: Điều nào sau đây là thế mạnh của thư điện tử Email?
a) Có thể chuyển được lượng văn bản lớn hơn nhờ chức năng đính kèm
b) Thư điện tử luôn có sự bảo mật cao hơn
c) Tốc độ chuyển thư nhanh
d) Thư điện tử luôn luôn được phân phát
Câu 8: Chương trình dùng để truy nhập vào WWW được gọi là?
a) Bộ định vị tài nguyên đồng dạng b) Trình duyệt
c) Máy chủ Web d) Giao thức truyền file
Câu 9: Thư điện tử có các chức năng?
a) Soạn thư và gửi thư b) Đính kèm tập tin
c) Nhận thư và Xoá thư d) Tất cả chức năng trên
Câu 10: Chuẩn tiếng Việt được sử dụng phổ biến trên Internet là?
a) VNI b) TCVN3 c) Unicode d) VIQR
Câu 11: Với thư điện tử, phát biểu nào sau đây là sai?
a) Có thể gửi 1 đến 10 thư điện tử khác nhau
b) 1 người có thể gửi thư cho nhiều người cùng một lần
c) 2 người có thể có địa chỉ Email giống nhau

225
d) Tệp tin đính kèm có thể chứa virus, nên trước khi đính kèm phải kiểm tra
virus
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?
a) Có thể mở nhiều cửa sổ trình duyệt web cho nhiều địa chỉ web khác nhau
b) Nhấn nút Back để đóng cửa sổ duyệt Web
c) Có thể vừa mở trang web, vừa nghe nhạc trực tuyến trên mạng
d) Nhấn nút Refresh là để làm mới trang web
Câu 13: Khi gửi thư điện tử ta có thể đính kèm?
a) Một file ảnh b) Một file nhạc đã được nén
c) Một file văn bản d) Tất cả các loại trên
Câu 14: Địa chỉ Email nào sau đây là đúng?
a) abc@yahoo.com b) abc_yahoo.com
b) abc.123_gmail@com d) abc@gmail@com
Câu 15: WWW viết tắt của cụm từ nào?
a) World Wide Wait b) World Wide Web
c) World Wide Wet d) World Wide Waste
Câu 16: Muốn xem được trang Web trên máy tính phải có?
a) Phần mềm Microsoft Word b) Các trình duyệt Web
c) Phần mềm Microsoft Excel d) Tất cả các chương trình trên

Câu 17: Nút (Home) trên thanh công cụ của cửa sổ trình duyệt dùng để?
a) Đưa bạn đến với trang khởi động mặc định
b) Đưa bạn chở về trang chủ của Website mà bạn đang xem
c) Đưa bạn trở về trang trắng không có nội dung
d) Đưa bạn trở về trang Web có địa chỉ www.msn.com
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai?
a) WWW là viết tắt của từ World Wide Web
b) Chúng ta có thể đăng ký để sử dụng thư miễn phí tại địa chỉ
mail.yahoo.com
c) Thư điện tử là nền tảng cho việc xây dựng văn phòng không giấy tờ
d) Internet là dịch vụ do công ty Internet tại Mỹ điều hành và thu phí

226
Câu 19: Trong các chương trình sau, chương trình nào dùng để trình duyệt Web?
a) Internet Explorer b) Mozilla Firefox
c) Google Chrome d) Tất cả các chương trình trên
Câu 20: Trong trình duyệt Internet Explorer, để lưu lại địa chỉ Web ưa thích, ta
thực hiện?
a) Kích chọn menu Favorites -> Add Favorites
b) Kích chọn menu File -> Save
c) Kích chọn menu Tools -> Manage Addon
d) Tất cả đều sai
Câu 21: Trong trình duyệt Internet Explorer, thanh Address là?
a) Là nơi dùng để nhập địa chỉ trang Web cần truy cập
b) Hiển thị trang Web ta đang truy cập
c) Cả a và b đúng
d) Cả a và b sai
Câu 22: Nút Back trong chương trình Internet Explorer có chức năng là?
a) Trở lại trang Web vừa mới truy cập (trang web vừa được duyệt qua)
b) Trở lại trang Web đầu tiên
c) Đi đến trang kế tiếp
d) Tất cả đều sai
Câu 23: Khi soạn thư điện tử nếu muốn gửi kèm tập tin (file) chúng ta bấm vào
nút?
a) Send b) Forward
c) Attach d) Tất cả đều đúng
Câu 24: Trong hòm thư Gmail, Để xem những thư được gửi đến ta chọn mục?
a) Soạn b) Hộp thư đến
c) Thư gắn dấu sao d) Thư đã gửi
Câu 25: Trong mục “Thư nháp” của Gmail chứa?
a) Thư chưa gửi b) Thư nhận được
c) Thư chứa Virus d) Thư đã gửi
Câu 26: Khi soạn thư mới, trong mục “Tới” ta nhập?
a) Tiêu đề thư b) Tên người gửi

227
c) Địa chỉ Email của người nhận d) Địa chỉ Email của
người gửi

228
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài liệu Microsoft Office 2013 của IIG Việt Nam, NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017
2. Giáo trình Tin học đại cương, GS.TS Hoàng Kiếm, NXB Giáo dục
3. Giáo trình Tin học đại cương, PGS.TS Hàn Viết Thuận, NXB ĐH Kinh
tế quốc dân, 2012

229
230

You might also like