You are on page 1of 12

NỘI DUNG ÔN TẬP

HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN


(Dùng cho sinh viên tất cả các trường thuộc Đại học Đà Nẵng)
PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1:
1. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác Lênin.
- Đối tượng nghiên cứu: quan hệ sản xuất và trao đổi của một phương thức sản
xuất nhất định.
- Mục đích nghiên cứu: tìm ra Quy luật kinh tế
2. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế.
- Quy luật kinh tế:
+ Có tính khách quan (do cơ sở của quy luật kinh tế là quan hệ kinh tế tồn tại
khách quan)
+ Tác động thông qua hoạt động kinh tế của con người.
- Phân biệt quy luật kinh tế với chính sách kinh tế:
+ Quy luật kinh tế: tính khách quan
+ Chính sách kinh tế: tính chủ quan
CHƯƠNG 2:
1. Sản xuất hàng hóa và điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, mua bán
- Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
+ Phân công lao động
+ Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất
→ Sản xuất hàng hoá không tồn tại vĩnh viễn
2. Hàng hóa, 2 thuộc tính của hàng hóa; Tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa
- Hàng hóa:
+ Là sản phẩm của lao động
+ Có thể thoả mãn nhu cầu
+ Được trao đổi mua bán
→ Không phải bất kỳ sản phẩm nào do lao động tạo ra cũng là hàng hoá
- Hai thuộc tính của hàng hóa:
+ Giá trị:
 Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
 Được biểu hiện trong trao đổi
→ Giá trị trao đổi không phải là thuộc tính của hàng hoá
+ Giá trị sử dụng:
 GTSD được biểu hiện trong tiêu dùng sản phẩm.
 Do thuộc tính tự nhiên của các yếu tố cấu thành sản phẩm quyết định
- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
+ Lao động cụ thể:
 Tạo ra GTSD của hàng hoá
 Là phạm trù vĩnh viễn
+ Lao động trừu tượng:
 Tạo ra giá trị hàng hóa
 Là phạm trù lịch sử
3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

G = c + v +m
c: giá trị cũ v + m : giá trị mới

- Lượng giá trị trong mỗi đơn vị hàng hoá là lượng thời gian hao phí lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
+ Năng suất lao động tăng thì số lượng SP tăng, hao phí lao động không đổi
→ Tổng giá trị hàng hoá tạo ra không đổi. Giá trị của đơn vị hàng hoá giảm.
+ Cường độ lao động tăng thì số lượng SP tăng, hao phí lao động tăng
→ Tổng giá trị hàng hóa được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng.
Giá trị của một đơn vị hàng hoá không đổi
4. Bản chất và chức năng của tiền tệ.
- Bản chất tiền tệ

- Chức năng của tiền:


+ Thước đo giá trị
+ Phương tiện lưu thông
+ Phương tiện cất trữ
+ Phương tiện thanh toán
+ Tiền tệ thế giới
5. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa
thông thường ở điều kiện hiện nay (trao đổi quyền sử dụng đất, mua bán
chứng khoán)
- Hàng hóa dịch vụ có đặc điểm:
+ Dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ.
+ Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời.
+ Không chuyển quyền sở hữu được.
- Đất đai không có giá trị, quyền sử dụng đất chỉ có giá trị sử dụng và giá cả. Giá
cả quyền sử dụng đất quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự khan hiếm quyết định…
- Giá cả của thương hiệu được xác định chủ yếu bằng cách xác định thu nhập
trong tương lai có thể kiếm được nhờ thương hiệu.
- Giá cả của chứng khoán phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của chúng (cổ tức, trái
tức) và phản ánh lợi ích kỳ vọng của người mua.
6. Thị trường và vai trò của thị trường.
- Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá
giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
- Theo nghĩa rộng, thị trường là các quan hệ đến trao đổi, mua bán các hàng hóa,
dịch vụ trong xã hội.
- Vai trò của thị trường:
+ Là điều kiện, môi trường của SX hàng hoá
+ Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực sản xuất
+ Gắn SX với tiêu dùng.
7. Nền kinh tế thị trường và đặc trưng của nền kinh tế trị trường.
- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó
là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao.
- Đặc trưng của nền kinh tế thị trường:
+ nhiều chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu.
+ thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội.
+ giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường.
+ kinh tế thị trường là nền kinh tế mở
8. Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường
NHÀ NƯỚC - Thiết lập môi trường, thể chế, PL
- Đảm bảo công bằng, cạnh tranh
- Định hướng phát triển
NGƯỜI SẢN XUẤT - Cung cấp hàng hóa, dịch vụ
- Mục đích hoạt động của người sản xuất là lợi nhuận tối đa.
- SX quyết định phân phối, trao đổi, tiêu dùng
CÁC CHỦ THỂ TRUNG GIAN
- Là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng
- Công thức vận động T – H – T
NGƯỜI TIÊU DÙNG - Là những người mua hàng hóa, DV
- Tạo ra nhu cầu, là động lực của sản xuất
- Mục đích là tối đa hóa lợi ích trong TD.
- Ảnh hưởng tới giá cả, sản xuất và định hướng sản xuất.
9. Các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường.
- Quy luật giá trị
+ Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa
+ Nội dung (yêu cầu) của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết (giá trị xã hội)
+ Cơ chế tác động của quy luật giá trị là thông qua vận động của giá cả
+ QLGT chỉ tác động trong SX hàng hoá, không tác động trong mọi nền sản xuất
+ Trao đổi ngang giá tức là ngang bằng về giá trị chứ không phải ngang bằng
giữa giá cả và giá trị
- Quy luật cung cầu
+ Cung phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hoá được sản xuất và đưa ra thị
trường để bán.
+ Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội
Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. (không ảnh hưởng
đến giá trị)
- Quy luật lưu thông tiền tệ
P .Q−( G1+ G2 ) +G3
M=
V
P.Q: tổng số giá cả hàng hoá và dịch vụ đem lưu thông
G1 : tổng giá cả hàng hoá bán chịu
G2 : tổng giá cả hàng hoá khấu trừ nhau
G3 : tổng giá cả hàng hoá đến kỳ thanh toán
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành
+ Mục đích của cạnh tranh trong nội bộ ngành là nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch.
+ Biện pháp cạnh tranh là cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản
xuất, tăng năng suất lao động để giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị
xã hội của hàng hoá đó.
+ Kết quả là hình thành giá trị thị trường (giá trị xã hội) của từng loại hàng hoá.
CHƯƠNG 3:
1. Công thức chung của tư bản.
Công thức lưu thông hàng hóa: H-T-H
Mục đích: giá trị sử dụng.
Công thức chung của tư bản: T-H-T’ T’ = T + ΔT
ΔT: (m) gọi là giá trị thặng dư
Mục đích: giá trị thặng dư.
2. Hàng hóa sức lao động
- Điều kiện sức lao động trở thành hàng hoá
+ Người lao động được tự do về thân thể
+ Người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết
HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG LÀ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT
- Giá trị của hàng hóa sức lao động được xác định gián tiếp bằng giá trị của những
tư liệu tiêu dùng cần thiết để tái sản xuất ra SLĐ.
- Giá trị hàng hoá SLĐ bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ được biểu hiện trong tiêu dùng SLĐ, tức là quá
trình lao động. Quá trình đó tạo ra giá trị mới (v + m) lớn hơn giá trị của SLĐ (v).
Giá trị hàng hoá giá trị mới giá trị của SLĐ
(c + v + m) > (v + m) > (v)
3. Tư bản bất biến, tư bản khả biến và tiền công.

4. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản, tư bản cố định và tư bản lưu động
- Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

- Tư bản cố định, tư bản lưu động


5. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư
- Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư

- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối


- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

6. Bản chất của tích lũy tư bản. Những nhân tố ảnh hướng tới qui mô tích lũy
tư bản. Một số quy luật của tích lũy tư bản.
- Bản chất của tích lũy tư bản: Tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản


- Một số quy luật của tích lũy tư bản
+ Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản
C/V tăng C tăng tuyệt đối và tương đối
V giảm tương đối
+ Tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Tích tụ tư bản - Nguồn tích tụ TB là m
- Tăng quy mô tư bản cá biệt và tư bản xã hội
Tập trung tư bản - Nguồn tập trung TB là các TB sẵn có trong XH.
- Tăng quy mô TB cá biệt, quy mô TBXH không đổi
7. Chí phí sản xuất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến
tỷ suất lợi nhuận
- Chi phí sản xuất: K = c + v
Nếu có tính khấu hao TBCĐ thì K = Khc1 + c2 + v

- Lợi nhuận
+ Lợi nhuận là biểu hiện của giá trị thặng dư. Cơ sở của lợi nhuận là giá trị thặng
dư.
+ Lợi nhuận và GT thặng dư có thể chênh lệch về lượng do ảnh hưởng của quan hệ
cung cầu.

- Tỷ suất lợi nhuận


8. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Tư bản thương nghiệp, tư bản cho
vay. Lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức.
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân

- Giá cả sản xuất:

- Tư bản thương nghiệp: là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa.
là tư bản được tách ra từ giai đoạn vận động thứ 3 (H’ – T’) của nhà tư bản sản
xuất.
- Tư bản cho vay:

- Lợi nhuận thương nghiệp: là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản
xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp.
- Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho người
cho vay

CHƯƠNG 4
1. Độc quyền, độc quyền nhà nước
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, có khả năng định ra giá cả độc
quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ vị
thế độc quyền.
2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền

3. Lợi nhuận độc quyền và giá cả độc quyền

4. Lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền trong nền kinh tế thị
trường TBCN.
Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn
Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi
phối
Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền
Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là
cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
CHƯƠNG 5
1. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Về mục đích: xây dựng CNXH (dân giàu, nước mạnh…)
+ Về sở hữu và thành phần kinh tế: có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực
quan trọng.
+ Về quản lý: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
+ Về phân phối: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng bao gồm
các loại hình phân phối khác nhau (cả đầu vào và đầu ra của các quá trình kinh tế)
Phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình
thức phân phối phản ánh định hướng XHCN
+ Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng XH một cách tự giác.
2. Lợi ích kinh tế, vai trò của lợi ích kinh tế.
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động
kinh tế của con người.
+ Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các chủ thể
+ Lợi ích kinh tế biểu hiện ở thu nhập của các chủ thể
+ Lợi ích kinh tế gắn với địa vị, vai trò của mỗi chủ thể trong quan hệ kinh tế
nhất định.
VAI TRÒ: Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh
tế xã hội. là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác (lợi ích chính trị, lợi ích
xã hội, lợi ích văn hóa).
3. Quan hệ lợi ích kinh tế và sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ
lợi ích kinh tế
Quan hệ lợi ích kinh tế
+ Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các chủ thể
+ Lợi ích kinh tế biểu hiện ở thu nhập của các chủ thể
+ Lợi ích kinh tế gắn với địa vị, vai trò của mỗi chủ thể trong quan hệ kinh tế
nhất định.
Sự thống nhất: Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác
cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Khi mục tiêu của các chủ thể phù hợp
với nhau.
Sự mâu thuẫn: Khi các chủ thể có hành động theo những phương thức khác nhau,
đối lập nhau hoặc phân phối kết quả sản xuất, kinh doanh không hợp lý, có thể thu
nhập của chủ thể này tăng thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống.
CHƯƠNG 6
1. Đặc trưng của các cuộc cách mạng công nghiệp.
- Lần 1: Cơ khí hóa
- Lần 2: Điện khí hóa
- Lần 3: Công nghệ thông tin
- Lần 4: Công nghệ số: 3 lĩnh vực (vật lý, công nghệ số, sinh học)
2. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
- Công nghiệp hóa là quá trình biến nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ
công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa trên lao động bằng máy móc nhằm tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.
- Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
+ Mô hình công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển: Xuất phát từ ngành
công nghiệp nhẹ, mà trực tiếp là ngành công nghiệp dệt , kết thúc ở nghiệp nặng
chế tạo máy móc
+ Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ): Thực hiện ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng. trực tiếp là ngành cơ khí, chế tạo máy, thông qua cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, mệnh lệnh.
+ Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới
(NICs): Là kiểu CNH rút ngắn, thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước
phát triển, Khai thác tối đa vốn, công nghệ và kinh nghiệm nước ngoài
3. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
- Tạo lập những điều kiện để thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất xã hội tiến bộ
- Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản
xuất hiện đại
4. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam trong Hội nhập kinh tế quốc
tế
Nền kinh tế độc lập tự chủ:
- Độc lập, tự chủ về đường lối, chính sách phát triển
- Không bị áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc
- Không biệt lập, “đóng cửa” với thế giới
PHẦN BÀI TẬP
1. Bài tập tính giá trị hàng hóa
2. Bài tập về tích lũy tư bản
3. Bài tập tính cấu tạo hữu cơ, tỷ suất giá trị thặng dư, tư bản cố định, tư bản lưu
động, tư bản bất biến, tư bản khả biến, tốc độ chu chuyển, chi phí sản xuất, lợi
nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất, lợi tức.

You might also like