You are on page 1of 23

HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG

TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


1. Tổ chức QĐNDVN
1.1. Khái quát chung về tổ chức QĐNDVN

a, Bộ quốc phòng
b, cơ quan, đơn vị trực thuộc
c, Các quân khu: bao gồm qk (1; 2; 3; 4; 5; 7; 9)

1.2. Tổ chức, biên chế, trang bị các phân đội BB từ Tiểu đội đế Tiểu đoàn QĐND Việt Nam
1.2.1. Tiểu đội bộ binh:
- Tổ chức
- Biên chế
1.2.2. Trung đội bộ binh:
- Tổ chức
- Biên chế
1.2.3. Đại đội bộ binh:
- Tổ chức
- Biên chế
1.2.4. Tiểu đoàn bộ binh:
- Tổ chức
- Biên chế

2. Các quân, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
2.1. Quân chủng Hải quân
a, Chức năng của QC Hải quân
- Hải quân nhân dân VN là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng của nhà nước CHXHCNVN
- Là một thành phần của QĐNDVN
- Đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, mà trực tiếp là Đảng uỷ Quân sự trung ương

b, Nhiệm vụ
- Là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ
quốc
- Duy trì sự ổn định trên các vùng biển, đảo, giữ vững quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia

c, Tổ chức biên chế


- Quân chủng hải quân thành lập ngày 7/5/1955
- Biến chế:
+ Bộ tư lệnh
+ Cơ quan Bộ Tư lệnh
+ Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân (1; 2; 3; 4; 5); Học viện hải quân
+ Các Lữ đoàn
+ Trung đoàn ĐC tàu ngầm 196
+ Ngoài ra quân chủng Hải quân còn có Trường, viện, công ty

2.2 Quân chủng Phòng không – không quân


a, Chức năng
- Là lực lượng nòng cốt trong việc quản lý bảo vệ vùng trời, các mục tiêu trọng điểm của quốc gia, bảo
vệ nhân dân đồng thời bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc
- Là một thành phần của QĐNDVN, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, mà trực tiếp là Đảng uỷ Quân sự
trung ương

b, nhiệm vụ
- Bảo vệ không phận vùng trời, mặt đất và vùng biển, đảo của tổ quốc VN
- Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ khác
- Đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội Phòng không quốc gia và Bộ đội Không quân

c, Tổ chức biên chế


- Quân chủng phòng không, không quân thành lập ngày 22/10/1963
- Biên chế
+ Bộ Tư lệnh
+ Cơ quan Bộ Tư lệnh
+ Các đơn vị trực thuộc như:
o 6 sư đoàn phòng không
o 3 sư đoàn không quân
o Lữ đoàn (TT; CB)
o Học viện PK-KQ
o Trường sĩ quan KQ
o Viện KT PK-KQ
o Viện Y học PK-KQ
o Các công ty, nhà máy, trạm, xưởng, kho tàng khác
- Trang bị:
+ Máy bay Chiến đấu Su
+ MiG; Máy bay tuần tra
+ Máy bay do thám
+ Máy bay Vận tải
+ Máy bay Huấn luyện
+ Các loại tên lửa
+ Pháo Cao xạ
+ Pháo Cao xạ tự hành
+ Pháo Cao xạ Phòng không
+ Pháp Phòng không
+ Các loại súng máy Phòng không

2.3. Binh chủng Pháo binh


a, Chức năng
- Là binh chủng chiến đấu, là lực lượng hoả lực chủ yếu của Lục quân
- Có thể tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, hoặc độc lập tác chiến

b, Nhiệm vụ
- Chi viện hoả lực trong tác chiến, kiềm chế, chế áp, phá hoại, khống chế tiêu diệt gây tổn thất các mục
tiêu quan trọng, làm mất sức chiến đấu, sức cơ động của địch

c, Tổ chức biên chế


- Binh chủng pháo binh thành lập ngày 29/6/1946
- Khẩu hiệu binh chủng pháo binh: chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng
- Biên chế:
+ Bộ Tư lệnh
+ Cơ quan Bộ Tư lệnh
+ 5 lữ đoàn pháo binh
+ 3 tiểu đoàn
+ Trường sĩ quan pháo binh
- Trang bị
+ Pháo Phản lựu BM-21 (tổ hợp pháo dàn do Nga sx)
+ Pháo lựu 130mm M46

2.4. Binh chủng Tăng – Thiết giáp


a, Chức năng
- Là binh chủng chịu trách hiệm tác chiến đột kích trên bộ và đổ bộ (Hải quân) được trang bị các loại xe
tăng, xe bọc thép với hoả lực mạnh, sức cơ động cao

b, Nhiệm vụ
- Là được tăng cường, phối thuộc, chi viện hoả lực mạnh cho lực lượng bộ binh, có sức cơ động đột
phá mạnh cho hướng tiến công chủ yếu và thứ yếu quan trọng để giải quyết nhanh trận đánh; với
truyền thống “Đã ra quân là chiến thắng”

c, Tổ chức biên chế


- Binh chủng Tăng - Thiết giáp thành lập ngày 5/10/1959
- Biên chế
+ Bộ Tư lệnh
+ Cơ quan Bộ Tư lệnh
+ 2 lữ đoàn T
+ Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp
+ Trường HSQ xe tăng 1
+ Trường TC – KT Tăng - Thiết giáp

2.5. Binh chủng Thông tin Liên lạc


a, Chức năng
- Là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của QĐNDVN là binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Bảo đảm Thông tin liên lạc cho hệ thống chỉ huy trong toàn quân

b, Nhiệm vụ
- Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt cho Bộ quốc phòng chỉ huy, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong
toàn quân

c, Tổ chức biên chế


- Binh chủng thông tin liên lạc thành lập ngày 9/9/1945
- Khẩu hiệu: kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn
- Biên chế
+ Bộ Tư lệnh
+ Cơ quan Bộ Tư lệnh
+ 5 lữ đoàn TT
+ Trường SQ Thông tin; Trường CĐ-KT Thông tin
+ 3 trung tâm
+ Các nhà máy, trạm, xưởng, kho tàng khác

2.6. Binh chủng Công binh


a, Chức năng
- Là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của QĐNDVN bảo đảm các công trình trong tác chiến trong toàn
quân, xây dựng các công trình Quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội cơ động tác chiến,
chiến đấu

b, Nhiệm vụ
- Xây dựng các công trình chiến đấu
- Xử lí bom, mìn, vật liệu nổ dư sau chiến tranh
- Xây dựng kết hoạch cho phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

c, Tổ chức biên chế


- Binh chủng công binh thành lập 25/3/2946
- Biên chế
+ Bộ Tư lệnh
+ Cơ quan Bộ Tư lệnh
+ 6 lữ đoàn công binh
+ Trường Trung cấp kỹ thuật công binh

2.7. Binh chủng hoá học


a, Chức năng
- Là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của QĐNDVN bảo đảm hoá học, phòng hoá cho tác chiến, là lực
lượng nòng cốt trong việc phòng chống VKHDL, tham gia nguỵ trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng
của bộ đội, nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói tự tạo trong chiến đấu

b, Nhiệm vụ
- Trực tiếp chiến đấu, huấn luyện SSCĐ, phục vụ chiến đấu, bằng các loại vũ khí bộ binh thông thường,
vũ khí lửa, tham gia tiêu tẩy độc và nhiễm xạ ở các khu vực bị nhiễm trong khu vực tác động của bộ
đội ta, cũng như các khu vực bị nhiễm độc, bị nhiễm vi rút ở các địa phương thời bình

c, Tổ chức biên chế


- Binh chủng hoá học thành lập ngày 19/4/1958
- Biên chế
+ Bộ Tư lệnh
+ Cơ quan Bộ Tư lệnh
+ 2 lũ đoàn Phòng hoá; tiểu đoàn
+ Trường SQ Phòng hoá

2.8. Binh chủng Đặc công


a, Chức năng
- Là binh chủng tập trung nghiên cứu tham mưu cho Bộ quốc phòng, xây dựng và phát triển các lực
lượng Đặc công theo hướng tinh gọn chất lượng cao, đây là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ
chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ

b, Nhiệm vụ
- Sử dụng để đánh chiếm các mục tiêu hiểm yếu, quan trọng nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí
chiến dịch và hậu phương của địch

c, Tổ chức biên chế


- Binh chủng Đặc công thành lập ngày 19/3/1967
- Biên chế
+ Bộ Tư lệnh
+ Cơ quan Bộ Tư lệnh
+ 5 lữ đoàn Đặc công (Lữ đoàn M1 Hà Nội; Lữ đoàn M5 Ninh Thuận; Lữ đoàn M113 Vĩnh Phúc; Lữ
đoàn M198 Đắk Lắk; Lữ đoàn M429 Bình Dương)
+ Trường SQ Đặc công và một số trạm, xưởng, kho tàng khác
PHÒNG TRÁNH ĐỊCH TIẾN CÔNG HOẢ LỰC BẰNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO

I. Khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của
địch trong chiến tranh
1. Khái niệm
a, Vũ khí công nghệ cao
- Là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cm KHCN hiện đại,
có sự nhảy vọt về chất lượng cà tính năng kỹ, chiến thuật

b, Vũ khí công nghệ cao bao gồm:


- VK thông thường được chế tạo theo công nghệ mới
- VK được chế tạo theo nguyên lý mới (VK mềm…)
- VK huỷ diệt lớn: VK hạt nhân, VK hoá học, VK sinh học

2. Đặc điểm của vũ khí CNC


- Hiệu suất của vũ khí, phương tiện CNC tăng gấp nhiều lần so với VK thông thường
- Hàm lượng tri thức cao
- VK CNC hay còn gọi là VK “thông minh”, vũ khí “tinh khôn” bao gồm nhiều chủng loại khác nhau
- Khả năng tự động hoá cao
- Tầm bắn (phóng) xa
- Độ chính xác cao
- Uy lực sát thương lớn

3. Thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng VKCNC của địch
a, Thủ đoạn
- Có thể tiến công từ nhiều hướng (trên bộ, trên không, trên biển, trên vũ trụ)
- Có thể tiến công đồng thời trên một ko gian rộng, nhịp độ cao, cường độ lớn trong suốt cuộc chiến
tranh
- Đánh phá ác liệt nhiều ngày đêm, vào nhiều mục tiêu

b, Khả năng sử dụng vũ khí CNC của địch


- Nếu xảy ra ở nước ta địch sẽ sử dụng phương thức tiến công bằng hoả lực VKCNC là chủ yếu
- Để giành quyền làm chủ trên không, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng
- Khảo sát một số cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, VKCNC được sử dụng ngày càng nhiều và trong
tương lai sẽ được sử dụng rộng rãi

 Điểm mạnh của VKCNC


- Độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, tầm hoạt động xa
- Có thể hoạt động trong những vùng nhiễu, thời tiết phức tạp, cả ngày lẫn đêm, đạt hiệu quả cao hơn
hàng chục, trăm lần so với vũ khí thông thường
- Một số loại VKCNC còn gọi là VK thông minh có khả năng nhận biết địa hình, đặc điểm mục tiêu và tự
động tự diệt

 Điểm yếu của VKCNC


- Thời gian trinh sát, xử lý số liệu lập trình phức tạp nếu mục tiêu thay đổi dễ mất thời cơ
- Dựa hoàn toàn phương tiện kỹ thuật dễ bị đối phương đánh lừa
- Tên lửa hành trình bay thấp, tốc độ chậm theo qui luật dễ bắn hạ bằng vũ khí thông thường
- Dễ bị ảnh hưởng địa hình, thời tiết khí hậu
- Tác chiến không kéo dài vì quá tốn kém

II. Một số biện pháp phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí CNC
1. Biện pháp thụ động
a, Phòng trinh sát của địch
b, Dụ địch đánh vào các mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn
c, Tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập
d, Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để tăng khả năng phòng thủ

2. Biện pháp chủ động


a, Gây nhiễu các thiết bị trinh sát của địch
b, Nắm chắc thời cơ, chủ động phá thế tiến công của chúng
c, Lợi dụng tính đồng bộ của hệ thống VKCNC, đánh vào mắt xích then chốt
d, Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP, CÔNG TÁC TRONG NGÀY, TRONG TUẦN. CÁC
CHẾ ĐỘ NỀ NẾP CHÍNH QUY, BỐ TRÍ TRẬT TỰ NỘI VỤ TRONG DOANH TRẠI

I. Chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, tuần
 Chế độ trong ngày (11 chế độ)
Treo quốc kỳ -> Thức dậy -> Thể dục buổi sáng -> Kiểm tra sáng -> Học tập -> Ăn uống -> Bảo quản vũ
khí, trang bị -> Thể thao, hoạt động ngoại khoá -> Đọc báo, nghe tin -> Điểm danh, điểm quân số ->
Ngủ nghỉ

1. Treo quốc kì
- Các đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, khi đóng quân cùng trong một doanh trại phải
tổ chức treo Quốc kỳ hàng ngày ở một vị trí trang trọng nhất
- Các đại đội, tiểu đoàn và tương đương khi đóng quân độc lập thì tổ chức treo Quốc kỳ trên sân chào
cờ, duyệt đội ngũ của đơn vị
- Thời gian treo Quốc kỳ lúc 6h, thời gian hạ Quốc kỳ lúc 18h hàng ngày

2. Chế độ thức dậy


- Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10ph, để trực tiếp phát hiệu lệnh báo thức và đi kiểm
tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ
- Khi có hiệu lệnh báo thức sinh viên phải dậy ngay lập tức
- Nhanh chóng rời khỏi phòng ngủ để ra sân tập thể dục

3. Chế độ thể dục sáng


- Đúng giờ quy định mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục buổi sáng, trừ người làm nhiệm vụ,
đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép
- Thời gian tập thể dục 20ph. Trang phục tập thể dục do người chỉ huy đơn vị thống nhất, theo điều
kiện thời tiết cụ thể
- Nội dung tập thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao quân đội
- Trung đội hoặc đại đội tương đương là đơn vị tổ chức tập thể dục
- Tập thể dục có súng phải khám súng trước và sau khi tập

4. Kiểm tra sáng


- Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và sáng thứ hai chào cờ)
- Tổ chức kiểm tra ở Tiểu đội, Trung đội và tương đương
- Nội vụ, vệ sinh, quần áo, râu, tóc, móng tay
- Khi phát hiện sai sót phái sửa ngay
- Thời gian kiểm tra sáng: 10ph

5. Chế độ học tập (học tập trên giảng đường)


- Kiểm tra quân số, trang phục, ổn định lớp học, báo cáo giảng viên
- Sinh viên trên giảng đường phải tập trung học tập
- Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo
- Khi lên giảng đường và về KTX phải đi theo hàng ngũ
(học tập ngoài thao trường)
- Đi và về phải thành đội ngũ. Thời gian đi và về không tính vào thời gian học tập. Nếu một lần đi (về)
trên 1h được tính một nửa vào thời gian học tập
- Trước và sau khi học tập phải ktra quân số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám súng (nếu có)
- Phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường, tập luyện nơi gần địch phải có kế hoạch sẵn sàng chiến
đấu

6. Chế độ ăn uống
- Người chỉ huy đơn vị có tổ chức bếp ăn phải quản lý nhà ăn, nhà bếp; đảm bảo tiêu chuẩn định
lượng; ăn sạch; ăn nóng và ăn đúng giờ quy định
- Hàng ngày chỉ đạo trực ban, tổ kinh tế, quân y kiếm tra số người ăn; số lượng; chất lượng lương
thực; thực phẩm sử dụng theo tiêu chuẩn được hưởng; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ
- Khi đến nhà ăn phải đúng giờ, đi ăn trước hay sau giờ quy định phải được chỉ huy hoặc trực ban đơn
vị đồng ý và báo trước cho nhà bếp
- Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên chưa phải là sĩ quan đến nhà ăn phải tập hợp đi thành đội ngũ
- Trước khi ăn phải nhúng bát đũa qua nước sôi. Ăn xong xếp gọn bát, đĩa trên mặt bàn, xếp ghế vào
gầm bàn trước khi rời nhà ăn

7. Bảo quản vũ khí, trang bị


- Khi được giao vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật phải chấp hành nghiêm chế độ bảo quản hàng ngày,
hàng tuần
- Hàng ngày: Vũ khí bộ binh bảo quản 15ph, vũ khí, trang bị kỹ thuật, khí tài phức tạp bảo quản 30ph,
thời gian bảo quản vào giờ thứ 8
- Lau chùi, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật hàng ngày, hàng tuần do chỉ huy trực tiếp tổ chức tiến
hành có sự hướng dẫn của nhân viên chuyên môn kỹ thuật
- Tuân thủ đúng quy tắc, quy trình tháo lắp, lau chùi hàng ngày, hàng tuần theo quy định

8. Thể thao, tăng gia sản xuất


- Hàng ngày sau giờ lau vũ khí, trang bị, các đơn vị phải tổ chức tập thể thao và tăng gia sản xuất cải
thiện đời sống

9. Chế độ đọc báo, nghe tin


- Hàng ngày trước giờ học tập sinh hoạt tối 15ph quân nhân đều được đọc báo, nghe tin
- Đọc báo, nghe tin tập trung tổ chức ở cấp trung đội hoặc đại đội và tương đương
- Người được phân công phụ trách đọc báo phải chuẩn bị trước để đọc lưu loát dễ nghe
- Người phụ trách hệ thống truyền tin, trước giờ truyền tin phải kiểm tra máy móc đảm bảo nghe tốt

10. Điểm danh, điểm quân số


- Hàng ngày trước giờ ngủ, phải tiến hành điểm danh, điểm quân số
- Thời gian điểm danh hoặc điểm quân số không quá 30ph
- Đến giờ điểm danh hoặc điểm quân số, mọi sinh viên có mặt tại đơn vị tập hợp thành đội ngũ trang
phục đúng quy định

11. Ngủ nghỉ


- Trước giờ ngủ, trực ban, cán bộ chỉ huy trực tiếp các phân đội phải đôn đốc mọi người chuẩn bị
chăn, chiếu, mắc màn để được ngủ đúng giờ
- Những người có việc làm quá giờ đi ngủ phải báo cáo cán bộ quản lý
- Những người làm nhiệm vụ về muộn phải nhẹ nhàng vào giường ngủ, không làm ảnh hưởng đến giấc
ngủ của người khác
 Chế độ trong tuần
1. Chào cờ, duyệt đội ngũ
2. Thông báo chính trị
3. Tổng vệ sinh doanh trại

II. Các chế độ nề nếp chính quy và bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại
 Các chế độ nề nếp chính quy
1. Chế độ hội họp
- Hội họp được tổ chức theo từng cấp ở đơn vị
- Người chủ trì hội họp: khi hội họp, giao ban chỉ có một người chủ trì. Hội họp, giao ban ở cấp nào do
người chỉ huy hoặc chính uỷ
- Hội họp, giao ban thuộc lĩnh vực, công tác nào thì người chủ trì lĩnh vực công tác đó hoặc người
được uỷ quyền chủ trì điều khiển

2. Chế độ trực ban, trực nhật


- Trực ban nội vụ:
+ Trực ban nội vụ được tổ chức trong từng cơ quan, đơn vị để giúp người chỉ huy duy trì kỉ luật, trật
tự nội vụ, vệ sinh và duy trì thời gian làm việc trong đơn vị
+ Tổ chức trực ban đơn vị nội vụ: đơn vị từ cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương…
+ Trách nhiệm của chỉ huy và thời gian trực ban nội vụ: người chỉ huy từng cấp có trách nhiệm chỉ
định quân nhân làm trực ban nội vụ và phải thông báo đến từng người thực hiện trước một tuần
+ Thời gian làm trực ban nội vụ là một ngày đêm. Trực ban vào ngày nghỉ được nghỉ bù
+ Quân nhân làm trực ban nội vụ phải nắm được chức trách và chuẩn bị cá nhân đầy đủ để đảm bảo
thực hiện nhiệm vụ được liên tục trong suốt phiên trực
+ Quân nhân làm nhiệm vụ trực ban trang phục phải chỉnh tề, đeo biển trực ban. Sau khi hết nhiệm
vụ phải bàn giao cho trực ban mới trước người chỉ huy hoặc người được uỷ quyền

- Chức trách trực ban (chỉ cần nêu số chức trách)


+ Nắm vững lịch công tác hàng ngày của các phân đội kịp thời chuyển đến các phân đội những mệnh
lệnh và chỉ thị của người chỉ huy
+ Phát hiệu lệnh về thời gian làm việc, đôn đốc các đơn vị hoạt động theo thời gian biểu đã quy định
+ Duy trì trật tự nội vụ trong đơn vị, nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định về trang phục, lễ
tiết, tác phong
+ Nắm tình hình quân số, vũ khí trang bị của các phân đội, báo cáo chỉ huy và trực ban nội vụ cấp
trên
+ Trường hợp xảy ra cháy nổ, thiên tai, thảm hoạ, tai nạn hoặc có việc bất trắc, phải nhanh chóng
phát lệnh báo động, đồng thời báo cáo ngay với chỉ huy và trực ban nội vụ cấp trên để xử lý
+ Kiểm tra việc bảo đảm ăn uống trong ngày của đơn vị, đôn đốc quân y chăm sóc bữa ăn cho người
đau ốm tại trại
+ Ghi nhật kí trực ban về tình hình đơn vị theo mẫu quy định để bàn giao trực ban mới

- Chức trách trực nhật


+ Hàng ngày vào giờ thể dục, thể thao, làm vệ sinh nơi công cộng, lấy nước uống, chăm sóc người
đau ốm trong trung đội, tiểu đội
+ Nhắc nhở mọi người trong trung đội, tiểu đội, chấp hành các quy định về trật tự nội vụ, vệ sinh,
trang phục, đầu tóc đúng quy định, giữ gìn vũ khí trang bị và các tài sản khác, chấp hành thời gian
sinh hoạt, học tập công tác theo thời gian biểu
3. Chế độ báo động luyện tập
- Các đơn vị phải tổ chức báo động luyện tập nhằm rèn luyện bộ đội tinh thần chiến đấu, luôn ở tư thế
chủ động, kịp thời giải quyết các tình hình xảy ra
- 4 hình thức báo động
+ Báo động luyện tập chiến đấu tại chỗ theo các phương án tác chiến của đơn vị
+ Báo động luyện tập di chuyển đến các vị trí khác để nhận nhiệm vụ chiến đấu được giao
+ Báo động luyện tập làm nhiệm vụ phòng chống cháy nổ, bão lụt, thảm hoạ mội trường, cứu hộ,
cứu nạn
+ Báo động luyện tập chuyển trạng thái theo chỉ lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về sẵn sàng
chiến đấu

4. Chế độ phòng gian, giữ bí mật


- Trách nhiệm của quân nhân: mọi quân nhân đều có trách nhiệm phòng gian, giữ bí mất tuyệt đối
không được làm lộ bí mật của cơ quan, đơn vị, của quân đội và Nhà nước

III. Bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại


1. Quy định đóng quân trong doanh trại
Tổ chức đóng quân trong doanh trại phải đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, thuận tiện công tác,
huấn luyện, sinh hoạt, bảo vệ sức khoẻ

2. Bố trị trật tự nội vụ trong doanh trại


 Nhà ngủ là nơi ở và sinh hoạt hàng ngày ngoài giờ làm việc, huấn luyện của quân nhân trong
thời gian tại ngũ
 Trong phòng ngủ của hạ sĩ quan phải có đủ giường nằm và đồ dùng, tiện nghi sinh hoạt
 Bố trí nhà ở của bộ đội phải có dày phơi quần áo, dây phơi khăn mặt
--------------------------------------------------------------------
 Quân nhân có người nhà, bạn bè đến thăm phải báo cáo người chỉ huy trực tiếp và được đón
tiếp ở nơi quy định, không được đưa vào doanh trại
 Cấp trên trực tiếp của quân nhân có khách đến thăm phải: kịp thời thông báo cho quân nhân
biết và tạo điều kiện cho quân nhân sớm được gặp khách
 Tự mình hoặc cử cán bộ ra thăm hỏi gia đình, người thân của quân nhân thuộc quyền
 Đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu để quân nhân tiếp người nhà, bạn bè đến thăm
chu đáo, thân tình
PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA
CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG

I. Chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thể lực thù địch chống phá
chủ nghĩa xã hội
1. Khái niệm
- Diễn biến hoà bình là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm lật đổ
chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN và các nước không tuân
theo sự lãnh đạo của chúng từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự

2. Sự hình thành và phát triển của chiến lược “Diễn biến hoà bình”
- Giai đoạn 1: từ 1945 – 1980, đây là giai đoạn mạnh nhs hình thành chiến lược “diễn biến hoà bình”,
được bắt nguồn từ nước Mĩ
- Giai đoạn 2: từ 1980 – nay, chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch từng bước hoàn thiện “diễn biến
hoà bình” và trở thành chiến lược chủ yếu tiến công chống các nước XHCN

3. Bạo loạn lật đổ


- Khái niệm: là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li
khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay trung ương
 Hình thức: Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang
 Quy mô: Có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ quy mô nhỏ đến lớn

II. Chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thể lực thù địch chống phá
của cách mạng VN
1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hoà bình”đối vs VN
a. Âm mưu
- Tiến hành 3 giai đoạn:
+ Từ năm 50 -75 tiến công quân sự
+ Từ năm 75 – 94 bao vây cấm vận (3/2/94 xoá bỏ cấm vận)
+ Từ 7/95 bình thường hoá quan hệ, chuyển sang hoạt động xâm nhập “dính líu”, “ngầm”, “sâu
hiểm”, “mưa dầm thấm lâu”
 Mục tiêu: xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ XHCN ở VN, lái nước ta đi theo
con đường TBCN và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc

b. Thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam
- Chống phá trên lĩnh vực kinh tế
- Chống phá trên lĩnh vực chính trị
- Chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá
- Chống phá trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc
- Chống phá trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh
- Chống phá trên lĩnh vực đối ngoại

III. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương châm phòng chống chiến lược “diễn biến
hoà bình” bạo loạn lật đổ của Đảng, nhà nước ta
1. Mục tiêu
- Phải làm thất bại âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của kẻ thù đối với cách
mạng VN
- Giữ vững ổn định, chính trị - xã hội của đất nước, tạo môi trường hoà bình để đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc

2. Nhiệm vụ
- Kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. Đây là nhiệm
vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh hiện nay, đồng thời, còn là nhiệm
vụ thường xuyên và lâu dài
- Chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta, kịp thời
tiến công ngay từ đầu
- Xử lí nhanh chóng, hiệu quả khi có bạo loạn xảy ra và luôn bảo vệ tốt chính trị nội bộ

3. Quan điểm chỉ đạo


- Một là, đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay
go quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực
- Hai là, chống “diễn biến hoà bình” là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng –
an ninh hiện nay để bảo vệ vững chắc xã hội chủ nghĩa
- Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”

4. Phương châm tiến hành


- Kết hợp chặt chẽ giữ vững bên tỏng với chủ động ngăn chặn, phòng ngừa và chủ động tiến công làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch
- Chủ động, kiên quyết, khôn khéo xử lí, tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn xảy ra, giải
quyết các vụ gây rối, không để phát triển thành bạo loạn
- Xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc
tế, kịp thời làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù với VN

IV. Những giải pháp phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ ở VN
hiện nay
1. Đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng XHCN trên các lĩnh vực,
chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế
2. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến
không để bị động và bất ngờ
3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân
4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt
5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh
6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “diễn biến hoà bình” bạo loạn lật
đổ của địch
7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động
 Chống “diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của nhân dân ta
để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Nhận thức chung về vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
1. Nhận thức chung về pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông
a. Khái niệm
- Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của hệ thống pháp luật hành chính
nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông

b. Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT
- Pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT là ý chí của nhà nước để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm
trật tự ATGT
- Pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về bảo đảm trật tự ATGT, ATXH

c. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành ó liên quan đến bảo đảm trật tự ATGT (luật
giao thông đường bộ, thuỷ, hàng không,…)
- Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ở trung ương, địa phương, các cơ quan
liên ngành, liên bộ ban hành có liên quan đến bảo đảm trật tự ATGT
- Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban hành có liên quan đến bảo đảm trật tự ATGT

2. Nhận thức về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT


a. Khái niệm
- Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT có 2 dạng vi phạm: vi phạm hành chính và vi phạm hình
sự (cấu thành các tội xâm phạm an toàn giao thông). Cụ thể như sau
+ Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh đảm bảo trật tự, ATGT là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức
thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
+ Vi phạm hình sự là các tội xâm phạm an toàn giao thông là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực, trách nhiệm hành sự và đủ độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của nhà
nước về ATGT mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự

b. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính
+ Tính nguy hiểm cho xã hội
+ Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT
+ Tính có lỗi
+ Vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, ATGT là hành vi bị xử phạt hành chính
- Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm ATGT
+ Khách thể của các tội phạm xâm phạm ATGT
+ Mặt khách quan của tội phạm xâm phạm ATGT
+ Chủ thể của các tội phạm xâm phạm ATGT
+ Mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm ATGT

c. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông
- Quản lý nhà nước về hoạt động giao thông còn nhiều yếu kém, hạn chế
- Sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao thông vận tải quốc gia
- Tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên, môi trường đối với người tham gia giao thông

II. Nhận thức về phòng chống vi phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
1. Khái niệm phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT
- Phòng ngừa: là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân bằng nhiều hình thức,
biện pháp, hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, ATGT nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự ATGT ra khỏi đời sống xã hội
- Đấu tranh: là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định
của pháp luật, tiến hành các biện pháp theo quy định để chủ động nắm tình hình, phát hiện những
hành vi vi phạm do cá nhân, tổ chức thực hiệnm từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng góp
phần bảo đảm trật tự, ATGT

2. Chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện phòng chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông
- Đảng Cộng sản Việt Nam
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
- Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án)
- Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản
- Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch
- Các công dân

3. Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toà giao
thông (7 ND, BP)
- Tham mưu, đề xuất với nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về bảo
đảm trật tự, ATGT
- Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện pháp phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông cho người dân
- Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, ATGT, gắn với vận động thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đảm
bảo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân
- Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT gắn
với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng lực lượng theo quy định của pháp luật
- Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT theo quy định của
pháp luật
- Phối hợp tốt các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT
III. Mục tiêu, phương hướng, giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông
1. Mục tiêu
- Tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ người chết, người bị thương do tai nạn giao thông
- Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng
văn hoá giao thông cộng đồng
- Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước trong hoạt động bảo đảm trật tự ATGT, nâng cao ý thức trách
nhiệm người thực thi công vụ về đảm bảo trật tự ATGT
- Tiếp tục giảm số vụ ùn tắc an toàn giao thông ở các tỉnh, thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội

2. Phương hướng
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cấp uỷ, người đứng đầu các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính
trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân về bảo đảm trật tự ATGT, thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục
các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo đảm trật tự ATGT
- Huy động mọi nguồn lực xã hội và hợp tác quốc tế để đảm bảo các điều kiện phát triển về kết cấu hạ
tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng
- Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ

3. Các giải pháp


- Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính
quyền đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT
- Hai là, đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự ATGT với nhiều hình thức, nội dung phù hợp
- Ba là, tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng
lực hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự ATGT
- Bốn là, nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự ATGT
- Năm là, triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông tại các
đô thị lớn, trọng điểm (TPHCM, Hà Nội)

4. Giải pháp đột phá


- Thứ nhất, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT. Cần thực hiện mạnh
mẽ văn hoá giao thông trong 1 đất nước pháp quyền XHCN, thượng tôn pháp luật
+ Cần xác định rằng 1 chút tình cảm, 1 chút linh động nể nang có thể dẫn tới hiệu quả khôn lường
+ Các cơ quan chức năng đều phải mạnh tay xử lý các vi phạm, nhằm tạo tính răn đe, phòng ngừa
trước đối với các hành vi gây mất TTATGT
+ Cần mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm TTATGT nghiêm trọng
+ Đặc biệt, với người thi hành công vụ mà vi phạm càng cần xử lý nghiêm khắc hơn
- Thứ hai, cần xây dựng xã hội có văn hoá tham gia giao thông cao
+ Văn hoá tham gia giao thông thể hiện trên nhiều mặt, từ khả năng, kỹ năng điều khiển phương
tiện, nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham gia giao thông cho đến ứng xử với các tình
huống xảy ra khi tham gia giao thông
+ Văn hoá giao thông còn là nếp sống văn minh những người có cuộc sống gắn với hạ tầng giao
thông như những người sinh sống, làm ăn trên các vỉa hè, cần ứng xử văn minh với lòng đường và
người tham gia giao thông 1 cách có văn hoá
AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM
PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
I. Thực trạng an toàn thông tin hiện nay
1. Khái niệm
a. An toàn thông tin
- Là an toàn kỹ thuật cho các hoạt động của các cơ sở hạ tầng thông tin, trong đó bao gồm an toàn
phần cứng và phần mềm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà nước ban hành; duy trì các tính chất bí
mật, toàn vẹn, sẵn sàng của thông tin trong lưu trữ, xử lý và truyền dẫn trên mạng
- Là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn,
sửa đổi hoặc phá hoại trái phép

b. An ninh mạng
- Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gian mạng không gây hại đến an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

c. Tội phạm công nghệ cao


- Sử dụng những thành tựu của công nghệ hiện đại làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi
phạm tội một cách cố ý hoặc vô ý, gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của loại tội phạm này thường
là người có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có thủ đoạn hết sức tinh vi, khó phát hiện

2. Thực trạng an toàn thông tin trong khu vực và trên thế giới
- An ninh mạng đang trở thành vấn đề nóng, đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới
- Các mục tiêu tấn công đã thay đổi, kỹ thuật trở nên phức tạp hơn, hướng tấn công đa dạng hơn và
công cụ tấn công được thiết kế chuẩn xác hơn
- Tài chính là mục tiêu lớn nhất thúc đẩy tin tặc hành động; chính trị, tình báo là mục tiêu lớn thứ hai
- Các nhóm tội phạm mạng có tổ chức xuất hiện nhiều hơn
- Tại VN, tình hình an toàn an ninh mạng tiếp tục diễn biến phức tạp, tồn tại nhiều cơ sở gây nguy cơ bị
tấn công, phá hoại hạ tầng mạng thông tin, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia

II. Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng
1. Spam, tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử
a. Spam
- Spam hay còn gọi là tin rác, là những thông điệp vô nghĩa và gây phiền toái cho người nhận, được gửi
đến nhiều người dùng với cùng một nội dung

b. Tin giả
- Là những thông tin sai sự thật, thường là tin giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức
- Tin giả được tạo ra bằng nhiều hình thức tinh vi: giả hình, giả tiếng, giả video…
- Mục đích tin giả: chính trị, thương mại

c. Xử lý hành vi tạo và truyền tin giả


- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô
tuyến điện. Một nội dung đáng chú ý hơn trong nghị định 15 đó là quy định rõ hơn về hành vi vi
phạm và trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, kèm theo là mức xử phạt vi phạm hành chính
đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên MXH
- Điều 101, nghị định 15 quy định phạt tiền từ 10 -20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội
để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh
bạc
- Nghị định 15 quy định rất cụ thể các hành vi vi phạm về chống thư rác, tin nhắn rác và cung cấp dịch
vụ nội mạng. Mức phạt lên đến 80 triệu đồng đối với hành vi gửi hoặc phát tán thư điện tử rác, tin
nhắn rác, phần mềm độc hại (tăng cao so với mức xử phạt được quy định tại nghị định
174/2013/NĐ-CP chỉ từ 40 – 50 triệu đồng). Riêng đối với hành vi không ngăn chặn, thu hồi số thuê
bao được dùng để phát tán tin nhắn rác thì mức phạt tiền sẽ từ 180 – 200 triệu đồng
- Đối với các hành vi kể trên, ngoài phạt tiền còn bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung, biện
pháp khắc phục hậu quả như: đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ từ 1-3 tháng; tước quyền sử
dụng mã số quản lý, tên định danh từ 1-3 tháng; buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông
- Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: gỡ bỏ thông
tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm

2. Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm ANQG, trật tự ATXH
a. Hành vi quy định tại khoản 1 điều 18 của Luật
b. Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người
chống nhà nước CHXHCN VN
c. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cácch mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc
phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc
d. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế xã hội,
gây khó khăn cho hoạt động cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ xâm phạm quyền
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân khác
e. Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi truỵ, tội ác phá
hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng
f. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội

3. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội


a. Một số hình thức, thủ đoạn
- Hình thức phising
- Dò mật khẩu
- Sử dụng trojan, keylog
- Sử dụng chương trình khuyến mãi – trúng thưởng hay mini game
- Lỗ hổng bảo mật facebook

b. Mục đích
- Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
- Hack nick facebook vì thù hằn cá nhân
4. Chiếm quyền giám sát camera IP
- Cách 1: tấn công trực tiếp vào thiết bị camera bằng cách quét IP và Port của camera rồi sau đó hacker
tìm cách xâm nhập vào hệ thống để xem hình ảnh, video trái phép. Cách này rất phổ biến, bởi đa số
người dùng camera hiện tại thường sử dụng password mặc định của nhà cung cấp
- Cách 2: hacker sẽ dùng một phần mềm gián điệp cài trên camera quan sát để tạo thành 1 mạng
botnet sử dụng trong một hình thức tấn công nổi tiếng đó là DDOS

5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản


- Kịch bản lừa đảo thông báo trúng thưởng với giải thưởng cực lớn đang quay trở lại hoành hành trên
facebook…

6. Deep web và Dark web


a. Deep web
- Là web ẩn để chỉ các trang hoặc nội dung trên thế giới mạng World Wide Web không thuộc về web
nổi (surface web)
- Chúng gồm những trang không được đánh dấu, chỉ mục (index) và không thể tìm kiếm được khi dùng
các công cụ tìm kiếm thông thường

b. Dark web
- Là những nội dung mạng World Wide Web không thể truy cập bằng những cách thông thường mà
phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt
- Một số hoạt động thường thấy ở Dark web: chợ đen, khủng bố, khiêu dâm, lừa đảo

III. Phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
1. Cơ sở pháp lý
a. Bộ luật hình sự 2015
b. Luật an toàn thông tin mạng 2015
c. Luật an ninh mạng 2018

2. Các biện pháp


a. Thứ nhất: giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và sự
nguy hại đến từ không gian mạng
b. Thứ hai: tuyên truyền, phổ biến giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không
gian mạng
c. Thứ ba: bồi dưỡng kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng và các hình
thái phát sinh trên không gian mạng
d. Thứ tư: nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và sử dụng biện pháp kỹ thuật để khắc phục
hậu quả trong trường hợp bị tấn công trên không gian mạng
e. Thứ năm: phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách về an ninh mạng,
lãnh đạo, quản lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường trong giáo
dục nâng cao ý thức làm chủ và bảo vệ không gian mạng
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
I. Khái niệm, đặc điểm, bối cảnh nảy sinh
1. Khái niệm
- An ninh phi truyền thống là sự ổn định và phát triển bền vững của các lợi ích quốc gia cơ bản, quan
trọng mang tính phi quân sự có mối liên hệ, tương tác chặt chẽ với an ninh, phát triển của khu vực
và thế giới
- Từ khái niệm cho ta thấy:
+ ANPTT là việc bảo đảm an toàn, không có hiểm nguy cá nhân cho con người, quốc gia dân tộc và
toàn nhân loại trước các mối đe doạ có nguồn gốc phi quân sự
+ Các mối đe doạ ANPTT có mối liên hệ, lan toả nhanh, ảnh hưởng rộng, tương tác chặt chẽ với an
ninh, an toàn, sự phát triển của khu vực và thế giới

2. Đặc điểm
a. An ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu
- Một là, các vấn đề thuộc về ANPTT đều là những vấn đề có tầm ảnh hưởng rộng, tất cả các quốc gia
trên thế giới đều phải đối mặt và không có quốc gia nào được loại trừ
- Hai là, các vấn đề ANPTT có tính khuếch tán rộng
- Ba là, những nhân tố, chủ thể của ANPTT như tổ chức khủng bố, an ninh mạng nằm rải khắp và có
mạng lưới trên toàn thế giới

b. An ninh phi truyền thống mang tính đa dạng


- Từ tính chất đe doạ và đối tượng bị đe doạ, ANPTT được chia thành 5 loại chính gồm:
+ Vấn đề an ninh liên quan đến sự phát triển bền vững
+ Mối đe doạ, uy hiếp đến từ sự ổn định an ninh khu vực và quốc gia
+ Tổ chức tội phạm xuyên quốc gia
+ Tổ chức tồn tại ngoài nhà nước thách thức trật tự an ninh quốc tế
+ Vấn đề an ninh gây ra bởi sự phát triển công nghệ và toàn cầu hoá

c. An ninh phi truyền thống mang tính bộc phát


- Các mối đe doạ đến từ ANPTT lại bùng nổ nhanh chóng, diễn ra đột ngột, khó kiểm soát, thiếu dấu
hiệu rõ ràng

d. An ninh phi truyền thống mang tính chuyển hoá


- Thứ nhất, nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống là hậu quả trực tiếp của các vấn đề an ninh truyền
thống
- Thứ hai, một số vấn đề an ninh truyền thống có thể phát triển thành các vấn đề an ninh phi truyền
thống
- Thứ ba, một số vấn đề an ninh phi truyền thống cũng có thể gây ra mâu thuẫn và xung đột trong an
ninh truyền thống

3. Bối cảnh nảy sinh an ninh phi truyền thống


- Sự biến đổi của cục diện quốc tế sau chiến tranh lạnh: là hướng đến quan hệ giữa các quốc gia, các
tổ chức với mối quan tâm hàng đầu là kết thúc sự đối đầu có tính cân bằng nhiều thập kỉ giữa Liên
Xô và Mỹ
- Quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên phạm vi rộng, tốc độ nhanh: toàn cầu hoá làm xuất hiện và nhân
rộng một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức biên giới lãnh thổ, giảm sự khác
biệt về văn hoá, suy thoái các giá trị truyền thống, đặc trưng quốc gia
- Các quốc gia tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: sau chiến tranh lạnh, các quốc gia có xu
hướng phân bố các nguồn lực đồng đều, theo hướng giảm bớt chi tiêu trong lĩnh vực quân sự
- Khao học và công nghệ phát triểnL các thành tựu khoa học và công nghệ đã tạo ra những đột phá,
được áp dụng nhanh chóng vào công tác bảo vệ an ninh của mỗi quốc gia

II. Nội dung của an ninh phi truyền thống


1. Biến đổi khí hậu
- Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do có
đường bờ biển dài

2. An ninh tài chính tiền tệ


- Giai đoạn trước 2007 là giai đoạn tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng khoảng 7,88 % mỗi năm.
Sau 2007, kinh tế VN có sự bất ổn trong các biểu số kinh tế vĩ mô

3. An ninh năng lượng


- Hệ thống năng lượng VN dựa trên ba trụ cột chính là dầu khí, than đá và điện lực. Các nguồn năng
lượng chủ yếu của VN chưa được đảm bảo

4. An ninh môi trường


- Nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực
vật hoang dã, quý hiếm, tàn phá rừng diễn ra ở nhiều địa phương
- Tình trạng nhập khẩu trái phép rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu chưa được làm sạch
vào VN diễn biến phức tạp

5. An ninh thông tin


- Tình trạng lộ, lọt thông tin bí mật nhà nước diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Các thế lực thù địch
tăng cường hoạt động chống phá ta trên lĩnh vực thông tin, truyền thông. Ý thức bảo vệ thông tin
của người dân còn thấp, dễ bị dụ dỗ, tin theo các thông tin sai sự thật

6. An ninh nguồn nước


- VN hiện đang nằm trong nhóm các quốc gia thiếu nước. Cùng với đó, nhu cầu về nước có xu hướng
gia tăng.

7. Vấn đề dân tộc


- Vấn đề dân tộc luôn bị các thế lực thù địch, đối tượng phản động lợi dụng nhằm thực hiện các hoạt
động chống phá cách mạng

8. Vấn đề tôn giáo


- Các thế lực thù địch, đối tượng phản động thường lợi dụng các vấn đề tôn giáo để chống phá cách
mạng Việt Nam. Cùng với đó, các đối tượng đẩy mạnh quốc tế hoá vấn đề tôn giáo, tạo cớ để nước
ngoài can thiệp vào công việc nội bộ

9. Chủ nghĩa khủng bố


- Với âm mưu lật đổ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý xã hội của nhà nước, các thế lực thù địch gia
tăng các hoạt động kích động các hoạt động khủng bố, tạo bất ổn trong đời sống xã hội

III. Ứng phó các mối đe doạ an ninh phi truyền thống
1. Quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi
truyền thống
2. Những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống ở Việt
Nam
- Một là, nâng cao nhận thức về các mối đe doạ ANPTT đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng,
an ninh quốc gia và an ninh nhân loại
- Hai là, chủ động, tích cực phòng ngừa, ứng phó với các mối đe doạ ANPTT
- Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quản trị và kiểm soát
các mối đe doạ ANPTT
- Bốn là, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó với các mối đe
doạ ANPTT
- Năm là, huy động nguồn lực tài chính bằng nhiều kênh khác nhau để đầu tư cho hoạt động phòng
ngừa, kiểm soát, ứng phó các mối đe doạ ANPTT
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ ĐẤU TRANH
CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THẾ GIỚI
CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
I. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc
1. Một số vấn đề chung về dân tộc
a. Khái niệm
- Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia, trên cơ sở cộng
đồng
- Từ khái niệm, ta cần nắm vững:
+ Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp nội bộ dân
tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo
bản sắc văn hoá dân tộc

b. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới


- Dưới tác động của cuộc cách mạng KHCN và xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho
quan hệ giai cấp dân tộc diễn biến phức tạp, khó lường
- Quan hệ DT, sắc tộc trên thế giới vẫn diễn ra phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi QG, khu vực và quốc
tế, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc nảy sinh xung đột, li khai chia rẽ các dân tọc đang diễn ra ở nhiều QG,
khu vực, châu lục và TG
 Vấn đề quan hệ DT, sắc tộc

c. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM


- Mác Ăngghen: vấn đề DT là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các DT nó diễn ra trên mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội và tác động xấu đến mỗi DT và quan hệ giữa các DT
- Lênin: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

2. Đặc điểm các dân tộc ở VN và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay

II. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo


III. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam
 Vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo là vấn đề nhạy cảm mọi thời đại, giải quyết vấn đề dân tộc
và tôn giáo thực chất là làm tốt công tác vận động quần chúng. Sống phải thực hiện đúng
pháp luật

- Từ nội dung vấn đề dân tộc tôn giáo, từ hiểu biết về âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, lợi dụng vấn đề
dân tộc tôn giáo chống phá cm vnam, anh chị cho ý kiến những vấn đề đang nổi lên hiện nay trong
giải quyết vấn đề dân tộc tôn giáo được biết?

You might also like