You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHOA NÔNG HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC MÔN THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 2


HỌC KỲ I (2023 – 2024)

Kính gửi: - Trưởng khoa Nông học


- Trưởng bộ môn Cây Công nghiệp và Dược liệu

- Căn cứ kế hoạch giảng dạy học kỳ 1, năm học 2023-2024 của khoa Nông học;
- Dựa vào mục tiêu và yêu cầu của môn học Thực tập giáo trình 2;
- Theo sự phân công của BM Bảo vệ thực vật và khoa Nông học,

Kế hoạch dự kiến của môn Thực tập giáo trình 2 cho lớp DH20NHA&B được xây dựng như sau:
1. Mục tiêu

- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học trong phần lý thuyết của các môn học
chuyên ngành như hệ thống canh tác, chọn giống, khoa học đất, phân bón, các môn học về cây trồng, côn
trùng, bệnh cây, cỏ dại và thuốc bảo vệ thực vật;

- Tiếp cận thực tế sản xuất, nhận biết được vùng sinh thái sản xuất nông nghiệp chính;

- Mở rộng tầm nhìn và hiểu biết về ngành nghề và tăng cường kỹ năng giao tiếp thông qua việc
trao đổi với người hướng dẫn và làm việc nhóm.

2. Yêu cầu

- Về giảng viên phụ trách: Trình độ chuyên môn Kỹ sư Nông học hoặc Bảo vệ thực vật đã hết tập
sự

- Về sinh viên: Sinh viên năm thứ 3, đã học qua phần lý thuyết các môn học chuyên ngành, kỹ
năng giao tiếp; Phải đăng ký môn học với phòng Đào tạo theo học kỳ tương ứng; Có tinh thần trách
nhiệm, ý thức tập thể và kỷ luật, có ý thức học tập tốt.

3. Thời gian và số lượng tổ chức

- Thời gian tiền trạm: 27/11/2023 – 28/11/2023.

- Thời gian đi chính thức, số lượng và giảng viên phụ trách:

+ Từ 04/12/2023 đến 08/12/2023: 68 sinh viên lớp DH20NHA

+ Từ 11/12/2023 đến 15/12/2023: 71 sinh viên lớp DH20NHB

1
- Giảng viên phụ trách gồm TS. Nguyễn Đức Xuân Chương (trưởng đoàn), ThS. Trần Văn Bình
(thư ký đoàn).

4. Các nội dung tham quan, học tập


- Kỹ thuật vườn ươm, canh tác và khai thác mủ cao su;
- Kỹ thuật canh tác và xử lí ra hoa sầu riêng;
- Kỹ thuật nhân giống cà phê, quản lý sâu bệnh hại, chăm sóc cà phê;
- Kỹ thuật canh tác và nhận diện một số giống chè, sâu bệnh hại trên chè;
- Kỹ thuật canh tác, quản lý sâu bệnh hại hoa hồng cắt cành, hoa trạng nguyên trồng chậu, hoa
cúc, hoa lily trong nhà màng
- Kỹ thuật canh tác, quản lý sâu bệnh hại cà rốt, khoai tây ngoài ruộng;
- Kỹ thuật canh tác, quản lý sâu bệnh hại ớt ngọt, cà chua và dâu tây trong nhà màng;
5. Lộ trình chuyến đi

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM à Đồng Nai (Long Khánh) à Lâm Đồng (Đạ Hoai, Bảo
Lộc, Đức Trọng, Đơn Dương, TP. Đà Lạt) à Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
6. Chương trình cụ thể
Ngày Thời gian Nội dung tham quan, học tập Người
hướng dẫn
05:30-06:00 - Tập trung tại Công viên Nguyễn Thái Bình, ĐHNL GVPT/BCS
06:00-08:00 - Di chuyển từ ĐHNL đến Tổng Công ty Cao su Đồng Nai GVPT/BCS
08:00-10:00 - Nhóm 1: Kỹ thuật vườn ươm và thực hành ghép mắt cao su CBKT
- Nhóm 2: Kỹ thuật khai thác mủ, sâu bệnh hại và thực hành CBKT
thao tác cạo mủ trên vườn thực địa
Ngày 1 10:00-11:30 - Nhóm 2: Kỹ thuật vườn ươm và thực hành ghép mắt cao su CBKT
- Nhóm 1: Kỹ thuật khai thác mủ, sâu bệnh hại và thực hành CBKT
thao tác cạo mủ trên vườn thực địa
11:30-12:30 - Nghỉ trưa GVPT/BCS
12:30-14:00 - Di chuyển Đạ Hoai, Lâm Đồng GVPT/BCS
14:00-16:00 - Kỹ thuật canh tác và xử lí ra hoa sầu riêng CBKT
16:00-17:30 - Di chuyển về TP. Bảo Lộc, nghỉ tại KS Memories GVPT/BCS
07:00-08:00 - Di chuyển đến Công ty chè Oolong Tằng Vĩnh An GVPT/BCS
08:00-09:45 - Nhóm 1: Kỹ thuật canh tác chè Oolong CBKT
- Nhóm 2: Tham quan nhà máy, quy trình chế biến chè CBKT
09:45-10:00 - Di chuyển đổi nhóm GVPT/BCS
10:00-11:45 - Nhóm 2: Kỹ thuật canh tác chè Oolong CBKT
Ngày 2
- Nhóm 1: Tham quan nhà máy, quy trình chế biến chè CBKT
11:45-13:00 - Di chuyển về KS Memories, nghỉ trưa GVPT/BCS
13:30-14:00 - Di chuyển đến vườn cà phê nông hộ GVPT/BCS
14:00-15:30 - Kỹ thuật canh tác cà phê vối CBKT
15:30-16:30 - Thực hành nhân giống cà phê bằng ghép chồi CBKT
16:30-17:00 - Di chuyển về KS Memories GVPT/BCS
07:00-09:00 - Di chuyến đến Công ty TNHH Phong Thúy GVPT/BCS
Ngày 3 09:00-10:00 - Nhóm 1: Tham quan mô hình canh tác rau thủy canh CBKT
- Nhóm 2: Kỹ thuật ghép cà chua và chăm sóc sau ghép CBKT

2
10:00-10:15 - Di chuyển đổi nhóm CBKT
10:15-11:15 - Nhóm 2: Tham quan mô hình canh tác rau thủy canh CBKT
- Nhóm 1: Kỹ thuật ghép cà chua và chăm sóc sau ghép GVPT/BCS
11:15-13:00 - Nghỉ trưa GVPT/BCS
13:00-13:30 - Di chuyển về Công ty Đà Lạt Hasfarm CBKT
13:30-15:30 - Kỹ thuật canh tác hoa cúc CBKT
15:30-16:30 - Tham quan khi sơ chế đóng gói hoa; Giới thiệu một số sản CBKT
phẩm bio pro
16:30-17:30 - Di chuyển về KS. Nguyên Phương GVPT/BCS
07:30-08:00 - Di chuyển đến Trung tâm TN NN Lộc Trời GVPT/BCS
08:00-09:30 - Nhóm 1: Kỹ thuật canh tác ớt ngọt và cà chua nhà màng CBKT
- Nhóm 2: Kỹ thuật canh tác một số cây trồng ngoài trời CBKT
09:30-09:40 - Di chuyển đổi nhóm GVPT/BCS
09:40-11:10 - Nhóm 2: Kỹ thuật canh tác ớt ngọt và cà chua nhà màng CBKT
- Nhóm 1: Kỹ thuật canh tác một số cây trồng ngoài trời CBKT
Ngày 4 11:10-13:00 - Nghỉ trưa GVPT/BCS
13:00-13:30 - Di chuyển đến Trang trại Tường Vy GVPT/BCS
13:30-15:00 - Nhóm 1: Kỹ thuật canh tác hoa lily CBKT
- Nhóm 2: Kỹ thuật canh tác hoa hồng trong nhà màng CBKT
15:00-15:15 - Di chuyển đổi nhóm GVPT/BCS
15:15-16:00 - Nhóm 2: Kỹ thuật canh tác hoa lily CBKT
- Nhóm 1: Kỹ thuật canh tác hoa hồng trong nhà màng CBKT
17:00-17:30 - Di chuyển về KS. Nguyên Phương GVPT/BCS
08:00-08:30 - D chuyển đến vườn dâu tây trong nhà màng GVPT/BCS
08:30-10:30 - Kỹ thuật nhân giống và canh tác dâu tây GVPT/BCS
Ngày 5
Sau 10:30 - Nghỉ trưa và di chuyển về Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, GVPT/BCS
kết thúc chuyến đi
7. Các hoạt động trong buổi học

- Giảng viên phụ trách giới thiệu chung về người hướng dẫn, đoàn tham quan và nội dung buổi
học;

- Tiến hành chia thành các nhóm nhỏ (nếu có);

- Người hướng dẫn sẽ giới thiệu các nội dung liên quan đến tình hình sản xuất tại địa phương,
quy trình canh tác; Sinh viên có thể tiến hành đặt câu hỏi trong quá trình người hướng dẫn trình bày nếu
chưa rõ;

- Di chuyển ra vườn sản xuất để quan sát, thu thập mẫu và ghi nhận hình ảnh, trao đổi trực tiếp
với người hướng dẫn tại vườn;

- Sinh viên và tiến hành đặt các câu hỏi thực tế sau khi tham quan vườn, yêu cầu người hướng
dẫn bổ sung thêm một số thông tin còn thiếu, chưa rõ;

- Tóm tắt lại một số nội dung chính của buổi học;

- Cảm ơn người hướng dẫn, chụp ảnh lưu niệm và kết thúc buổi học.

3
8. Những quy định chung của chuyến thực tập

- Sinh viên phải tham gia các buổi thực tập đúng giờ và toàn thời gian trong suốt chuyến thực tập
(trừ trường hợp đau bệnh), vắng một buổi sẽ không được đánh giá kết quả môn học;

- Sinh viên thực hiện theo sự hướng dẫn của các giảng viên phụ trách, không làm việc riêng trong
giờ học, đeo bảng tên sinh viên trong suốt quá trình học; Không sử dụng điện thoại;

- Sinh viên phải ghi ghép các nội dung được học (kể cả ghi âm), khuyến khích đặt câu hỏi liên
quan đến nội dung học, tham quan cho chủ vườn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn;

- Sinh viên không tự ý đi lại, hái hoa trái khi chưa có sự cho phép ở những nơi tham quan,
học tập;

- Sinh viên không sử dụng tư liệu từ internet và sách báo cho bài báo cáo của mình;

- Sinh viên giữ hình ảnh và uy tín của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM trong suốt
chuyến đi.

9. Sinh viên chuẩn bị trước chuyến đi

- Trang phục phù hợp cho tham quan và học tập trong điều kiện đồng ruộng (nón, áo mưa, dù);

- Tiền cho chi phí sinh hoạt cá nhân;

- Thuốc y tế cá nhân;

- Sổ ghi ghép, máy ảnh.

10. Đánh giá kết thúc môn học

Sinh viên viết bài thi (50% tổng điểm môn học) và bài thuyết trình (50% tổng điểm môn học) cho
từng nhóm theo các chủ đề liên quan đến các nội dung tham quan và học tập trong chuyến đi. Mỗi nhóm
thuyết trình từ 6 – 8 sinh viên được chọn ngẫu nhiên. Các chủ đề sẽ được phân công cho sinh viên sau
khi kết thúc chuyến đi. Thời gian nộp báo cáo và thuyết trình trong vòng một tháng sau chuyến đi (sẽ
được thông báo cụ thể).

Quy định về bài thi: Sinh viên trả 30 câu hỏi theo hình thức chọn đúng sai, trắc nghiệm, điền
khuyết. Các nội dung liên quan đến kiến thức và kỹ năng thực tế đã học, ngoài ra còn một số câu hỏi
đánh giá thái độ của sinh viên khi tham gia chuyến đi.

4
Quy định về bài thuyết trình: Chuẩn bị bài báo cáo trên PowerPoint, thời gian thuyết trình tối
đa 10 phút, trả lời câu hỏi 5 phút. Người báo cáo được bốc thăm ngẫu nhiên. Các thành viên trong nhóm
sẽ được hỏi câu hỏi riêng. Hình thức chuẩn bị và thực hiện bài thuyết trình 30%, nội dung báo cáo 40%
điểm và trả lời câu hỏi 30% điểm.

GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH

TS. Nguyễn Đức Xuân Chương


ThS. Trần Văn Bình

You might also like