You are on page 1of 6

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG


Câu 1: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng giữa người lao động và
người sử dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Đại diện. B. ủy nhiệm. C. Trung gian. D. Trực tiếp.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, để giao kết hợp đồng lao động các bên cần phải
tuân thủ vào nguyên tắc nào?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Dân chủ, công bằng, văn minh.
C. Tích cực, chủ động, hội nhập. D. Kỷ cương, tình thương, trách
nhiệm.
Câu 3: Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn
việc làm là thể hiện nội dung bình đẳng về
A. quyền tự do lao động. B. công bằng trong lao động.
C. hợp đồng lao động. D. thực hiện quyền lao động.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền bình đẳng trong lao động không
thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa những người sử dụng lao động.
Câu 5: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có
trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là
đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Hợp đồng kinh doanh. B. Hợp đồng lao động.
C. Hợp đồng kinh tế. D. Hợp đồng làm việc.
Câu 6: Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của người sử dụng lao động và
người lao động được thể hiện thông qua
A. ý muốn của người lao động. B. hợp đồng dân sự.
C. ý muốn của người sử dụng lao động. D. hợp đồng lao động.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động được giao kết giữa người lao
động và
A. phòng thương binh xã hội. B. người sử dụng lao động.
C. ủy ban nhân dân quận. D. Tòa án nhân dân.
Câu 8: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do tìm kiếm việc
làm phù hợp với khả năng của mình là thực hiện quyền
A. đầu tư. B. quản lí. C. lao động. D. phân phối.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng trong lao động không thể hiện ở việc
lao động nam và lao động nữ
A. được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
B. được đảm bảo các điều kiện làm việc.
C. làm mọi công việc không phân biệt.
D. có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, để tìm việc làm phù hợp cho mình, công dân
cần dựa vào nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Lao động nam và nữ. B. Hợp đồng lao động.
C. Tuyển dụng lao động. D. Quyền lao động.
Câu 11: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua
A. tìm kiếm, lựa chọn việc làm. B. sử dụng lao động.
C. thực hiện nghĩa vụ lao động. D. kí hợp đồng lao động.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, khi muốn đề nghị sửa đổi nội dung trong hợp
đồng lao động, công dân cần căn cứ vào nguyên tắc nào duới đây trong hợp đồng lao
động ?
A. Tự do thực hiện hợp đồng. B. Tự do ngôn luận.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do, công bằng, dân chủ.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong lao động không thể hiện
ở việc công dân tự mình
A. đề xuất mức lương khởi điểm. B. giao kết hợp đồng lao động.
C. làm trái thỏa ước lao động tập thể. D. lựa chọn việc làm, nghề nghiệp
phù hợp
Câu 14: Bất kỳ người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc
làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong
A. việc chia đều của cải xã hội. B. thực hiện quan hệ giao tiếp.
C. việc san bằng thu nhập cá nhân. D. thực hiện quyền lao động.
Câu 15: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi công dân đều được tự do
A. vị trí làm việc. B. tìm việc làm.
C. thời gian làm việc. D. mức lương.
Câu 16: Cùng làm việc một doanh nghiệp nhưng anh B có trình độ chuyên môn cao
hơn nên được sắp xếp vào công việc với mức lương cao hơn C là biểu hiện bình đẳng
nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong hợp đồng lao động. B. Bình đẳng trong sử dụng lao
động.
C. Bình đẳng trong sử dụng nhân tài. D. Bình đẳng thực hiện quyền lao
động.
Câu 17: Theo qui định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt
chức năng làm mẹ là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa
A. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công. B. lực lượng lao động và bên đại
diện.
C. người sử dụng lao động và đối tác. D. lao động nam và lao động nữ.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo
nguyên tắc trực tiếp giữa người sử dụng lao động và
A. chính quyền sở tại. B. văn phòng tư pháp.
C. người lao động. D. cơ quan dân cử.
Câu 19: Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền bình đẳng trong lao động
không thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
C. lựa chọn việc làm phù hợp.
B. giao kết hợp đồng lao động.
D. lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
C. làm trái thỏa ước lao động tập thể.
Câu 62: Thấy chị T được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 30 phút vì
đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi. Chị N (đang độc thân) cũng yêu cầu được nghỉ như
chị T vì cùng lao động như nhau. Theo quy định của pháp luật thì chị N có được nghỉ
như chị T không?
A. Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu tiên của pháp luật.
B. Cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động vì cùng là lao động nữ.
C. Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc của công ty.
D. Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khoẻ lao động vì cùng là lao động nữ.
Câu 63: Anh A là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh B nên được sắp xếp
vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh B. Mặc dù vậy, giữa anh A và anh B
vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Trong thực hiện quyền lao động. B. Trong tìm kiếm việc làm.
C. Trong nhận tiền lương. D. Trong lao động.
Câu 64: Anh K và chị P cùng làm một loại công việc trong cơ quan, nhưng do có
trình độ chuyên môn tốt hơn nên anh K được ông H là thủ trưởng cơ quan cử đi tập
huấn ở nước ngoài và trả lương cao hơn chị P. Ông H đã thực hiện đúng nội dung bình
đẳng
A. giữa lao động thông qua tìm việc làm. B. trong thực hiện quyền lao động.
C. trong giao kết hợp đồng lao động. D. giữa lao động nam và lao động
nữ.
Câu 65: Chị B và giám đốc công ty K cùng ký kết hợp đồng lao động theo đúng
nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật. Việc làm trên thể hiện
bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Tự do sử dụng sức lao động.
C. Tự do tìm kiếm việc làm. D. Làm việc cho bất kì ai.
Câu 66: Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Sau 1
tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện
việc làm của chồng mình, chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng
thương giám đốc. Anh T bị vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao
động?
A. Quyền lao động. B. Tìm kiếm việc làm.
C. Hợp đồng lao động. D. Lao động nam và nữ.
Câu 67: Công ti G quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T
tự ý nghỉ việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ti G
không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 68: Sau nhiều lần bày tỏ tình cảm nhưng không được chị N đáp lại, Giám đốc
doanh nghiệp X đã điều chuyển chị xuống làm ở bộ phận pha chế hóa chất mà không
có phụ cấp độc hại. Giám đốc X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới
đây?
A. Lao động. B. Đãi ngộ. C. Tài chính. D. Việc làm.
Câu 69: Trong thời gian chị A xin nghi việc để chăm sóc con nhỏ mười tháng tuổi bị
ốm, giám đốc cơ quan nơi chị công tác là ông Q bất ngờ kí quyết định sa thải chị. Ông
Q đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ờ nội dung nào sau đây?
A. Thanh toán bảo hiểm nhân thọ. B. Nâng cao năng lực quản lí.
C. Giao kết hợp đồng lao động. D. Thay đổi quy trình tuyển dụng.
Câu 70: Anh A có nhiều phát minh, sáng kiến mang lại lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp nên được tăng lương trước thời hạn. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới
đây của quyền bình đẳng trong lao động ?
A. Quyết định mức lương và phụ cấp chức vụ.
B. Lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc.
C. Tự chủ giao kết hợp đồng lao động.
D. Ưu đãi người có trình độ chuyên môn cao.
Câu 71: Anh M và chị K cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của
công ty X với mức lương như nhau. Sau đó do có cảm tình riêng với anh M nên giám
đốc ép chị K làm thêm một phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung
nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Cơ hội tiếp cận việc làm. B. Nâng cao trình độ lao động.
C. Xác lập quy trình quản lí. D. Giữa lao động nam và lao động
nữ.
Câu 72: Trong hợp đồng lao động giữa giám đốc công ty A với người lao động có
quy định lao động nữ sau năm năm làm việc cho công ty mới được sinh con. Quy định
này là trái với nguyên tắc
A. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động.
C. không phân biệt đối xử trong lao động.
D. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 73: Giám đốc công ty X đã quyết định chuyển chị S sang làm công việc nặng
nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao
động nữ”, trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định
này của giám đốc đã xâm phạm tới quyền
A. được hưởng chế độ ưu tiên lao động nữ.
B. được lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. bình đẳng trong tự do tiếp cận việc làm.
D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 74: Anh K và chị M cùng làm một công việc với hiệu quả như nhau, nhưng cuối
năm giám đốc công ty X thưởng cho chị M ít hơn anh K. Giám đốc công ty X đã vi
phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây của công dân?
A. Lao động. B. An sinh xã hội. C. Bảo hộ lao động. D. Kinh
doanh.
Câu 75: Chị A nộp hồ sơ xin làm việc ở công ti S và được nhận vào làm việc. Chị
được bố trí làm ở bộ phận hành chính, do yêu cầu của công việc chị được điều động
vào làm việc bộ phận chăm sóc khách hàng. Giám đốc đã kí thêm hợp đồng thỏa
thuận trả mức lương cao hơn với chị. Sau một thời gian làm việc nhưng chị A vẫn
không nhận được mức lương tăng thêm. Trong trường hợp trên ông giám đốc đã vi
phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Thay đổi tuyển dụng lao động. B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Giải quyết việc làm. D. Thực hiện quyền lao động.
Câu 76: Anh T và anh H cùng được nhận vào làm việc tại Công ty điện tử Z. Do anh
Toàn có bằng tốt nghiệp loại Khá nên được Giám đốc bố trí làm việc ở Phòng nghiên
cứu thị trường. Còn anh Tiến chỉ có bằng tốt nghiệp loại trung bình nên được Giám
đốc sắp xếp về tổ bán hàng. Cách sắp xếp của Giám đốc công ty Z thể hiện nội dung
nào dưới đây?
A. Bất bình đẳng trong tuyển dụng lao động.
B. Bình đẳng trong tự do lựa chọn việc làm,
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Sự ưu đãi đối với lao động có trình độ kĩ thuật cao.
Câu 77: Chị K và em gái ruột là chị L cùng làm việc cho công ti X. Trong thời gian
chị K đang nghỉ chế độ thai sản, chị L tự ý nghỉ việc để chuyển sang công ty khác làm
việc với mức lương cao hơn. Liên lạc với chị L không được, giám đốc công ti X là
ông P đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cả chị K và chị L, đồng thời
nhận cháu họ của mình là chị T vào làm việc. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung
quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị L và ông P. B. Chị K, chị L và chị T.
C. Ông P, chị L và chị T. D. Ông P và chị T.
Câu 78: Công ti X đang lựa chọn hai ứng cử viên có kinh nghiệm là cô T và cô H để
thầu một dự án rất quan trọng. Do cô T đã có gia đình, còn cô H vẫn độc thân nên
Giám đốc công ti là ông V đã ưu tiên chọn cô H đảm nhận công việc trên. Cô T rất tức
giận nên đã tự ý bỏ việc và xin sang công ti khác làm việc. Sau khi nghe mọi người
trong công ti kể lại sự việc trên, vợ ông V là bà P nghi ngờ chồng mình có quan hệ
tình cảm với cô H nên đã tìm cô H để chửi bới, xúc phạm trước mặt nhiều người.
Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng ông V và cô H. B. Ông V và cô T.
C. Bà P và cô T. D. Vợ chồng ông V và cô T.
Câu 79: Chị A là công nhân đang làm việc tại một Công ty may xuất khẩu từ ngày
1/3/2012 theo chế độ hợp đồng lao động thời hạn 3 năm. Tháng 8/2014, chị A nghỉ
sinh con 6 tháng theo quy định. Đầu tháng 2/2015, chị A trở lại làm việc sau thời gian
nghỉ sinh, ngày 15/2/2015 chị được Giám đốc Công ty thông báo Công ty sẽ ra quyết
định chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 1/3/2015 và giải quyết các quyền lợi đối
với chị theo quy định của pháp luật. Theo Bộ luật Lao động, Giám đốc công ty đã vi
phạm về nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
B. Bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng lao động
C. Bình đẳng người lao động và người sử dụng lao động
D. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động
Câu 80: Cùng làm việc ở phòng hành chính nhưng chị A thường hay đùn đẩy công
việc cho M còn mình thì mở game chơi. Dù vậy, đến cuối năm chị A vẫn được lĩnh
thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ còn chị M thì không. Tức giận, chị M kể chuyện
này cho anh K biết, để lấy lại công bằng cho chị M, anh K đã dựng chuyện giữa chị A
và giám đốc Q có quan hệ tình cảm với nhau và báo cho vợ giám đốc biết. Quá tức
giận vợ giám đốc đã yêu cầu chồng mình đuổi việc chị D. Sợ vợ làm lớn chuyện ảnh
hưởng đến sự nghiệp của mình nên giám đốc đã ngay lập tức sa thải chị A. Những ai
dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ?
A. Giám đốc Q và anh K. B. Vợ chồng giám đốc Q và chị A.
C. Giám đốc Q và chị A. D. Vợ chồng giám đốc Q, chị M và K.
Câu 81: Chị M làm đơn xin nghỉ thêm một tháng sau thời gian hưởng chế độ thai sản
và được giám đốc X chấp thuận. Vì thiếu người làm, giám đốc X đã tiếp nhận nhân
viên mới thay thế vị trí của chị M. Khi đi làm trở lại, chị M bị giám đốc điều chuyển
sang công việc khác nặng nhọc hơn. Chị M bị vi phạm nội dung nào của quyền bình
đẳng trong lao động?
A. Tìm kiếm việc làm. B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng nam nữ. D. Thực hiện quyền lao động.

You might also like