You are on page 1of 17

ĐỀ THI + ĐÁP ÁN

MÔN: LUẬT KINH TẾ


3 TÍN CHỈ ( THỜI GIAN THI 90 PHÚT)

Câu 61: Trường hợp nào người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động?
A. Người lao động vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại cho người sử dụng lao
động.
B. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng, bị sa thải.
C. Vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại vật chất cho người sử dụng lao động.
D. Gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ.
Đáp án: B Độ khó: Cao

Câu 62: Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải:
A. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 30 ngày
B. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 35 ngày
C. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 40 ngày
D. Báo trước cho người sử dụng lao động trước ít nhất 45 ngày.
Đáp án: D Độ khó: Cao

Câu 63: Nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng lao động:
A. Công việc phải làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, thời hạn hợp đồng, điều kiện
làm việc, bảo hiểm xã hội.
B. Công việc phải làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, nơi làm việc, thời hạn hợp
đồng, bảo hiểm, điều kiện làm việc.
C. Công việc phải làm, tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp
đồng, điều kiện làm việc.
D. Công việc phải làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng, thời gian làm việc, thời
gian nghỉ ngơi, nơi làm việc.
Đáp án: B Độ khó: TB

Câu 64: Hợp đồng lao động ký giữa người lao động với người sử dụng lao động có mấy
loại?
A. Hợp đồng dài hạn, trung hạn (12 tháng trở lên), ngắn hạn (dưới 1 năm) hợp đồng tháng.
B. Hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên, hợp đồng
dưới 1 năm.
C. Hợp đồng dài hạn, hợp đồng trung hạn (12 tháng trở lên) hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm),
hợp đồng quý (3 tháng 1 lần).
D. Hợp đồng dài hạn, hợp đồng từ 12 tháng trở lên, hợp đồng dưới 1 năm.
Đáp án: B Độ khó: TB

Câu 65: Theo Luật Lao động, quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng lao động thể hiện ở những điểm chủ yếu nào?

1
A. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, trách nhiệm của người lao động, giải quyết tranh chấp
bằng thương lượng, hoà giải.
B. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, quy định trách nhiệm của người
lao động.
C. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, giải quyết tranh chấp bằng
thương lượng.
D. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, quy định trách nhiệm của người
lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải.
Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 66: Theo Luật Lao động, quan điểm bảo vệ người lao động thể hiện ở những điểm chủ
yếu nào?
A. Tiền lương, bảo đảm việc làm, học nghề, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm, trợ cấp thôi
việc, các quy định về các dạng lao động đặc thù (lao động nữ, vị thành niên, người tàn tật.)
B. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, bảo hiểm, điều kiện làm việc,
trợ cấp thôi việc, giải quyết tranh chấp lao động.
C. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, bảo hiểm, học nghề, trợ cấp thôi
việc, quy định với các dạng lao động đặc thù, điều kiện làm việc, giải quyết tranh chấp.
D. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội, điều
kiện làm việc và an toàn lao động giải quyết tranh chấp.
Đáp án: C Độ khó: TB

Câu 67: Trình bày các nguyên tắc của Bộ Luật Lao động nước ta.
A. Bảo vệ người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, kết hợp
chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại, phù hợp
với tình hình nước ta.
B. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn, kết hợp chính sách kinh tế với
chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại phù hợp với tình hình nước ta.
C. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn, đại diện tập thể người lao động,
kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại
phù hợp với tình hình nước ta.
D. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã
hội, xây dựng quan hệ lao động mới hiện đại, phù hợp với tình hình nước ta.
Đáp án: A Độ khó: TB

Câu 68: Quan hệ lao động gồm những nhóm quan hệ nào?
A. Làm công ăn lương, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động, bồi thường
thiệt hại, tìm kiếm việc làm, học nghề.
B. Làm công ăn lương, bảo hiểm xã hội, bồi thường thiệt hại giữa chủ và thợ, tìm kiếm việc
làm, học nghề, tranh chấp lao động, thanh tra lao động.
C. Hợp đồng lao động, tiền lương, học nghề, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao
động.
D. Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động, bồi thường
thiệt hại giữa chủ và thợ.
Đáp án: B Độ khó: Cao

Câu 69: Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa các chủ thể nào?

2
A. Người sử dụng lao động với người lao động, người sử dụng lao động với người học nghề,
công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho
người Việt Nam.
B. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, người giúp việc trong gia
đình, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc
cho người Việt Nam.
C. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, công nhân Việt Nam làm
việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam, công đoàn.
D. Người sử dụng lao động với người lao động, với đại diện người lao động, công nhân Việt
Nam làm việc ở nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, công đoàn.
Đáp án: B Độ khó: Cao

Câu 70 Trình bày khái niệm Luật Lao động.


A. Toàn bộ các quy phạm pháp luật được điều chỉnh các quan hệ lao động trong đời sống.
B. Toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động trong đời sống Kinh tế - xã
hội.
C. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về các quan hệ lao động trong đời sống trong cả nước.
D. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về các quan hệ lao động trong đời sống kinh tế, xã hội, an
ninh, quốc phòng trong cả nước và lao động nước ngoài ở Việt Nam.
Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 71: Hợp đồng lao động và hợp đồng kinh tế khác nhau như thế nào?
A. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ việc làm, học nghề, tiền lương, bảo hiểm - hợp
đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh, kiếm lãi.
B. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động - hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ.
C. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ liên quan đến chủ và thợ - hợp đồng kinh tế cam kết
các quan hệ giữa các nhà kinh doanh.
D. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động - hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ
kinh doanh giữa pháp nhân kinh doanh.
Đáp án: A Độ khó: TB

Câu 72: Hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự khác nhau thế nào?
A. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương.
Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, các pháp nhân. Nội dung là các quan hệ tài sản và
nhân thân phi tài sản.
B. Chủ thể của Hợp đồng lao động là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Nội dung hợp
đồng là quan hệ kinh doanh. Chủ thể của hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công
ăn việc làm và tiền lương.
C. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung của hợp đồng là việc làm, tiền lương.
Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Nội dung hợp
đồng là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản.
D. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ, thợ, công đoàn, đại diện người lao động. Quan hệ của
hợp đồng lao động là việc làm, tiền lương. Chủ thể hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân,
nội dung là quan hệ tài sản.
Đáp án: C Độ khó: TB

Câu 73: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật Lao động:
A. Phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường, đóng cửa doanh nghiệp, khiển trách.

3
B. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp.
C. Đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp, cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền.
D. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường thiệt hại, đóng cửa doanh
nghiệp.
Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 74: Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về lao động:
A. Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động. Điều
tra tai nạn lao động. Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động. Xử lý các vi phạm pháp luật lao
động trong phạm vi thẩm quyền.
B. Thanh tra việc chấp hành quy định lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Giải quyết
khiếu nại tố cáo về lao động. Điều tra tai nạn lao động - Xét các đề nghị về tiêu chuẩn an
toàn lao động, cho phép hoặc không cho phép.
C. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động - Giải quyết khiếu
nại tố
cáo về lao động - Xem xét các đề nghị về an toàn lao động - Xử lý vi phạm pháp luật lao
động.
D. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động - Giải quyết khiếu nại
tố cáo về lao động - Xem xét chấp thuận các đề nghị về tiêu chuẩn, giải pháp an toàn, vệ
sinh lao động - xử lý vi phạm.
Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 75: Thanh tra Nhà nước về lao động gồm mấy loại?
A. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra bảo hộ lao động.
B. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra vệ sinh lao động.
C. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra vệ sinh lao động.
D. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra thiết bị lao động.
Đáp án: C Độ khó: Thấp

Câu 76: Cơ quan nào có quyền quyết định cuối cùng tính hợp pháp của các cuộc đình
công?
A. Toà án nhân dân - Sở Lao động thương binh xã hội.
B. Toà án nhân dân - Thanh tra lao động - Sở Lao động thương binh xã hội.
C. Toà án nhân dân - Thanh tra lao động - Bộ Lao động.
D. Toà án nhân dân.
Đáp án: D Độ khó: Thấp

Câu 77: Những cuộc đình công nào bị coi là bất hợp pháp:
A. Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, không phát sinh từ tranh chấp lao động, do Toà án
nhân dân kết luận.
B. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động trong doanh nghiệp, không phát sinh từ tranh chấp
lao động tập thể, do Toà án nhân dân kết luận.
C. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động, ngoài phạm vi doanh nghiệp, ngoài phạm vi tranh
chấp lao động tập thể, do Toà án nhân dân kết luận.
D. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động tập thể, ngoài phạm vi quản lý của doanh nghiệp do
Toà án nhân dân kết luận.
Đáp án: B Độ khó: TB

4
Câu 78: Người lao động có quyền đình công không? Trường hợp nào không được đình
công?
A. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp phục vụ công cộng.
B. Có quyền – Không được đình công ở các doanh nghiệp theo danh mục do Chính phủ quy
định.
C. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp thiết yếu cho nền
Kinh
tế.
D. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp Nhà nước thiết yếu cho nền Kinh tế do
Chính phủ quy định.
Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 79: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương:
A. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, các vụ đình công,
B. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải mà không thành.
C. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, đã hoà giải qua hội đồng hoà giải cơ sở mà
không thành.
D. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các tranh chấp lao động tập thể đã hoà giải tại hội đồng hoà
giải tỉnh mà không thành.
Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 80: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân cấp huyện:
A. Xét xử sơ thẩm về tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao
động đã hoà giải qua hội đồng hoà giải cơ sở không thành.
B. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải qua Hội đồng hoà giải cơ sở tại doanh
nghiệp mà không thành.
C. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động về sa thải, về đơn phương chấm dứt hợp đồng đối
với người lao động,
D. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động trong địa phương,
Đáp án: A Độ khó: TB

Câu 81: Những cá nhân, tổ chức nước ngoài nào được thuê đất?
A. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, cơ quan ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại
diện Liên hiệp quốc, đại diện liên chính phủ.
B. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, các loại cơ quan ngoại giao, Việt kiều
định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
C. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, Liên
hiệp quốc, liên chính phủ, Việt kiều định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
D. Việt kiều định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam, các cơ quan nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Đáp án: C - Độ khó: TB

Câu 82: Những loại đất nào được phép đem đi thế chấp?
A. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất thuê của Nhà nước đã trả tiền thuê đất.
B. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thuê của Nhà nước đã trả tiền thuê đất.
C. Đất nông nghiệp, đất thuê của Nhà nước đã trả tiền thuê đất, đất ở, đất chuyên dùng.
D. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất thuê của Nhà nước đã trả tiền
thuê đất.

5
Đáp án: A - Độ khó: TB

Câu 83: Những cá nhân, tổ chức nào được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất?
A. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
B. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế.
C. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.
D. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang.
Đáp án: B - Độ khó: Thấp

Câu 84: Pháp luật cho phép việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất như thế nào?
A. Người được để thừa kế: cá nhân, hộ gia đình, thành viên của hộ gia đình.
Đất để thừa kế: đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng.
B. Người được để thừa kế: cá nhân, hộ gia đình, thành viên của hộ gia đình
Đất để thừa kế: đất trồng trọt, đất chăn nuôi, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất ở.
C. Người được để thừa kế: cá nhân, hộ gia đình, thành viên của hộ gia đình.
Đất để thừa kế: đất trồng cây hàng năm, lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng rừng, đất ở,
đất chuyên dùng.
D. Người được để thừa kế: cá nhân, hộ gia đình.
Đất để thừa kế: đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất ở, đất chuyên
dùng.
Đáp án: C - Độ khó: Cao

Câu 85: Những loại đất nào, tổ chức kinh tế được phép cho thuê quyền sử dụng?
A. Đất do Nhà nước cho thuê đã trả đủ tiền thuê, đất do Nhà nước giao có thu tiền.
B. đất do Nhà nước giao có thu tiền, đất do nhận chuyển nhượng hợp pháp, đất đã có cơ sở hạ
tầng.
C. Đất đã có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất do Nhà nước giao có thu tiền, đất thuê của Nhà
nước đã trả đủ tiền thuê, đất chuyển nhượng hợp pháp.
D. Đất nhận chuyển nhượng hợp pháp, đất thuê của Nhà nước, đất đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng.
Đáp án: C - Độ khó: TB

Câu 86: Những loại đất nào, cá nhân, hộ gia đình được phép cho thuê quyền sử dụng?
A. Đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc đất thuê của Nhà nước đã
trả đủ tiền thuê.
B. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản.
C. Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng trọt, đất chăn nuôi, đất ở (thổ cư).
D. Đất nông nghiệp, đất ở (thổ cư), đất nuôi trồng thuỷ sản.
Đáp án: A - Độ khó: TB

Câu 87: Tổ chức kinh tế được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất những loại đất nào?
A. Đất do Nhà nước giao có thu tiền hoặc cho thuê mà đã trả đủ tiền thuê đất.
B. Đất do Nhà nước giao không thu tiền, giao có thu tiền hoặc cho thuê đất.
C. đất do Nhà nước cho thuê mà đã trả đủ tiền thuê đất.
D. Đất do mua lại của các cá nhân, hộ gia đình.
Đáp án: A - Độ khó: TB

Câu 88: Những loại đất nào được chuyển nhượng quyền sử dụng?

6
A. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, đất chuyên dùng, đất được Nhà nước
cho thuê đã trả xong tiền thuê.
B. Đất trồng trọt, đất trồng rừng, đất thổ cư, đất được Nhà nước cho thuê, đất ao hồ, đất nuôi
trồng thuỷ sản.
C. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thổ cư, đất được Nhà nước cho thuê đã trả đủ tiền thuê
đất.
D. Đất chuyên dùng, đất ở, đất được Nhà nước cho thuê đã trả đủ tiền thuê đất.
Đáp án: C - Độ khó: TB

Câu 89: Những ai được pháp luật cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
A. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
B. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế.
C. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị.
D. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.
Đáp án: B - Độ khó: Thấp

Câu 90: Phải có những điều kiện gì mới được chuyển đổi quyền sử dụng đất?
A. Thuận tiện cho sinh hoạt, khi chuyển đổi xong phải sử dụng đùng mục đích.
B. Khi chuyển đổi, hai bên phải sử dụng đất đúng mục đích.
C. Thuận tiện cho sản xuất, đời sống. Khi chuyển đổi, hai bên phải sử dụng đất đúng mục đích.
D. Khi chuyển đổi, hai bên phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng hạn được Nhà nước quy định.
Đáp án: C - Độ khó: TB

Câu 91: Những loại đất nào được chuyển đổi quyền sử dụng?
A. Đất nông nghiệp. đất lâm nghiệp, đất đô thị.
B. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối.
C. Đất nông nghiệp, đất ở (thổ cư), đất lâm nghiệp.
D. Đất nông nghiệp, đất trồng rừng, đất chăn nuôi, đất làm muối.
Đáp án: C - Độ khó: Thấp

Câu 92: Những ai được pháp luật cho phép chuyển đổi quyền sử dụng đất?
A. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.
B. Hộ gia đình, cá nhân.
C. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế của Nhà nước.
D. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế chính trị, tổ chức kinh tế chính trị xã hội.
Đáp án: B - Độ khó: Thấp

Câu 93: Những cá nhân, tổ chức nào được Nhà nước cho thuê đất?
A. Tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu đất để sản xuất kinh doanh.
B. Tổ chức kinh tế của các thành phần kinh tế khác nhau có nhu cầu đất để sản xuất kinh doanh.
C. Tất cả các tổ chức, pháp nhân có nhu cầu đất để sản xuất kinh doanh.
D. Tổ chức kinh tế của Nhà nước, tổ chức kinh tế tập thể có nhu cầu đất để sản xuất kinh doanh.
Đáp án: A - Độ khó: TB

Câu 94: Cá nhân, tổ chức nào được Nhà nước giao đất có thu tiền?
A. Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu đất để làm nhà ở. Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở để
bán, cho thuê hoặc để xây dựng cơ sở hạ tầng.
B. Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đất để làm nhà ở. Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng.

7
C. Tổ chức kinh tế xây dựng nhà ở để bán. Tổ chức kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng.
D. Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đáp án: A - Độ khó: TB

Câu 95: Cá nhân, tổ chức nào được Nhà nước giao đất không thu tiền?
A. Cá nhân, hộ gia đình chuyên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối. Các cơ quan Nhà
nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhận đất để xây dựng các công
trình phục vụ lợi ích công cộng.
B. Các cá nhân, tổ chức nhận đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, để xây dựng
công trình phúc lợi chung.
C. Các cá nhân, tổ chức nhận đất để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích công cộng.
D. Các cá nhân, tổ chức nhận đất để sản xuất nông nghiệp, trồng và bảo vệ các rừng phòng hộ,
các công trình chung.
Đáp án: A - Độ khó: Cao

Câu 96: Những loại đất nào được Nhà nước giao không thu tiền?
A. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối đối với những người có nguồn sống chủ yếu từ sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối. Đất để xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, công
trình sự nghiệp, cơ sở hạ tầng, công trình an ninh quốc phòng.
B. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối đối với những người có nguồn sống chủ yếu bằng
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối. Đất để xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, công
trình sự nghiệp, cơ sở hạ tầng, công trình an ninh quốc phòng, đất trồng và bảo vệ rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng.
C. Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, xây dựng công
trình phúc lợi công cộng, xây dựng công trình an ninh quốc phòng, xây dựng các công trình
sự nghiệp, khoa học kỹ thuật.
D. Đất nông nghiệp. lâm nghiệp, làm muối, đất xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, công trình
an ninh quốc phòng, công trình văn hoá, khu di tích lịch sử, xây dựng các cơ sở hạ tầng.
Đáp án: B - Độ khó: Cao

Câu 97: Thế nào là đất chưa sử dụng?


A. Là đất chưa có đủ điều kiện sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị, khu dân
cư nông thôn, đất chuyên dùng.
B. Lầ đất bỏ hoang, bỏ hoá chưa được sử dụng đến.
C. Là đất được Nhà nước khuyến khích cho các cá nhân, tổ chức nhận để khai hoang.
D. Là đất chưa có điều kiện sử dụng, được Nhà nước khuyến khích cá nhân, tổ chức nhận để sản
xuất.
Đáp án: D - Độ khó: Thấp

Câu 98: Trình bầy đặc điểm của đất chuyên dùng.
A. Đất nằm xen kẽ với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn. Có chế độ
pháp lý đặc biệt về sử dụng đất chuyên dùng.
B. Đất nằm xen kẽ với tất cả các loại đất khác, người được giao sử dụng loại đất này rất hạn
chế.
C. Đất nằm xen kẽ với các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn,
không tập ttrung thành một vùng lớn.
D. Đất nằm xen kẽ với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn. Người được
giao loại đất này và chế độ sử dụng được quy định riêng.
Đáp án: D - Độ khó: TB

8
Câu 99: Thế nào là đất chuyên dùng?
A. Đường giao thông, đê điều, thăm dò khai thác khoáng sản, công trình an ninh quốc phòng,
đất làm muối, làm nghĩa trang.
B. Là đất được sử dụng vào việc xây dựng các công trình chuyên môn không đung vào mục
đích nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng nhà ở.
C. Là đất được sử dụng vào mục đích không phải nông nghiệp, lâm nghiệp, nhà ở.
D. Là đất được sử dụng để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, an ninh,
quốc phòng, đê điều thuỷ lợi, thăm dò khai thác khoáng sản, đất làm muối, làm nghĩa trang,
làm công trình văn hoá.
Đáp án: D - Độ khó: TB

Câu 100: Thế nào là đất đô thị?


A. Là đất của cộng đồng người sống tập trung, hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông
nghiệp.
B. Là đất trong một thị trấn, thị xã, thành phố được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan,
cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng.
C. Là đất dùng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng
phục vụ lợi ích công cộng như cầu cống, bệnh viện, chợ, công viên, khu vui chơi, sân vận
động.
D. Là đất dùng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, trung tâm thương mại, công trình văn hoá, an
ninh, quốc phòng, các khu vui chơi, giải trí.
Đáp án: B - Độ khó: TB
Câu 101: Theo luật thương mại quốc tế quốc tịch của pháp nhân được qui định như thế
nào ?
A. Quốc tịch được xác lập theo luật nơi pháp nhân có trụ sở.
B. Quốc tịch được xác lập theo luật nơi pháp nhân thành lập.
C.Quốc tịch được xác lập theo luật nơi ph gia với các tổ chức kinh doanh trong tất cả các lĩnh
vực.
D. Quốc tịch được xác lập theo luật nơi pháp nhân đang hoạt động.
Đáp án: B Độ khó: TB

Câu 102: Theo WTO về thương mại dịch vụ, thế nào là sự hiện diện thể nhân.
A. Sự hiện diện của các thương nhân nước này sang lãnh thổ nước kia để cung cấp các dịch vụ
đã thoả thuận.
B. Sự hiện diện của các cá nhân của một bên đối tác để cung cấp một dịch vụ tại lãnh thổ của
bên kia.
C. Sự hiện diện của các thương nhân của một bên đối tác để cung cấp một dịch vụ tại lãnh thổ
của bên kia.
D. Sự hiện diện của cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ của một bên đối tác để cung cấp một
dịch vụ tại lãnh thổ của bên kia.
Đáp án: A Độ khó: TB

Câu 103: Theo WTO về thương mại dịch vụ, thế nào là sự hiện diện thương mại là:
A. Hình thức tổ chức kinh doanh thông qua việc thiết lập hay duy trì một pháp nhân, một chi
nhánh, một văn phòng đại diện tại lãnh thổ của một bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch
vụ.
B. Hình thức tổ chức kinh doanh thông qua việc thiết lập hay duy trì một doanh nghiệp tại lãnh
thổ của bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ.

9
C. Hình thức tổ chức kinh doanh của một công ty nước ngoài lập tại lãnh thổ bên đối tác nhằm
mục đích cung cấp dịch vụ đã thoả thuận.
D. Hình thức tổ chức kinh doanh thông qua việc thiết lập hay duy trì trao đổi một pháp nhân
doanh nghiệp, một chi nhánh, một văn phòng đại diện tại lãnh thổ của một bên đối tác nhằm
mục đích cung cấp dịch vụ.
Đáp án: C Độ khó: Cao

Câu 104: Thế nào là bán phá giá, theo quan niệm của WTO là:
A. Bán rẻ hơn giá bán trên thị trường nước nhập khẩu
B. Bán rẻ hơn giá trên thị trường nước xuất khẩu
C. Một loại hàng hoá được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường
nước nhập khẩu.
D. Mức giá xuất khẩu một mặt hàng của doanh nghiệp thấp hơn mức giá cùng mặt hàng đó mà
doanh nghiệp bán trong nước.
Đáp án: D Độ khó: Cao

Câu 105: Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về đầu tư nước ngoài gồm:
A. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời gồm đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
B. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế – xã
hội nhất định, gồm 2 hình thức đầu tư nước ngoài là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
C. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế – xã
hội nhất định. Có 2 loại hình đầu tư nước ngoài: Đầu tư công cộng nước ngoài và đầu tư tư
nhân nước ngoài.
D. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế – xã
hội nhất định. Có 2 loại hình đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài trực tiếp và đầu tư nước
ngoài gián tiếp.
Đáp án: C Độ khó: Cao

Câu 106: Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ gồm:
A. Bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá , thương
hiệu, xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, sơ đồ bố trí mạch tích hợp.
B. Bản quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, bằng sáng chế, nhân hiệu hàng hoá thương
hiệu, các loại thông tin mật và bí quyết thương mại, chỉ dẫn địa lý, sơ đồ bố trí mạch tích
hợp.
C. Quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, bản vẽ và kiểu
dáng công nghiệp, bằng phát minh sáng chế, sơ đồ bố trí mạch tích hợp; bảo hộ thông tin mật
và bí quyết thương mại, các hợp đồng li-xăng chống cạnh tranh trong thương mại.
D. Quyền tác giả và các bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, bản vẽ và kiểu dáng
công nghiệp, bằng phát minh sáng chế, bản thiết kế mạch tích hợp; các thông tin mật và bí
quyết thương mại, các hợp đồng li-xăng chống cạnh tranh trong thương mại…
Đáp án: D Độ khó: Cao

Câu 107: Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về thương mại dịch vụ gồm:
A. Dịch vụ xây dựng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách, dịch vụ tư
vấn, dịch vụ sức khoẻ và xã hội, dịch vụ giáo dục…
B. Dịch vụ xây dựng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ y
tế, giáo dục, thể thao, du lịch…
C. Các dịch vụ y tế, giáo dục, xây dựng, viễn thông, du lịch, hàng không…

10
D. Các dịch vụ xây dựng, sức khoẻ và xã hội, tư vấn quản lý, dịch vụ tài chính, viễn thông, vận
chuyển hàng hoá, hành khách đường biển, dịch vụ du lịch, thể thao, hàng không, giáo dục…
Đáp án: D Độ khó: Cao

Câu 108: Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về hàng hoá gồm:
A. Thuế quan, phí, lệ phí; quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm; quy định về đệt may; các
quy định về hàng công nghiệp và các biện pháp chống bán phá giá.
B. Thuế quan, phí, lệ phí; quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm quy định về đệt may; các
biện pháp chống bán phá giá.
C. Thuế quan, phí, lệ phí: quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm quy định về đệt may; các
biện pháp chống trợ cấp, tự vệ;.các rào cản thuế quan.
D. Thuế quan, phí, lệ phí: quy định về nông nghiệp và nông sản, về tiêu chuẩn và an toàn sản
phẩm; quy định về dệt may; về các biện pháp chống phá giá, trợ cấp, tự vệ, về kiểm tra hàng
hoá trước khi đưa hàng xuống tàu, về các rào cản phi thuế quan…
Đáp án: D Độ khó: Cao

Câu 109: Chủ thể của luật thương mại quốc tế bao gồm những pháp nhân, thể nhân nào?
A. Quốc gia, tổ chức kinh tế liên quốc gia, tổ chức quốc tế khác, các loại doanh nghiệp, các
thương nhân.
B. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhà nước,
các loại hình doanh nghiệp.
C. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhà nước các
loại hình doanh nghiệp và các thương nhân khác.
D. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhà nước,
các loại hình doanh nghiệp và tất cả các tổ chức kinh tế khác.
Đáp án: A Độ khó: TB

Câu 110: Thế nào là chế độ đãi ngộ quốc gia (NT)?
A. Hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu được đối xử bình đẳng với nhau trong một quốc gia.
B. Hàng nhập khẩu và hàng nội địa phải được đối xử bình đẳng về mặt thuế quan, hàng rào phi
thuế quan và các chi phí khác.
C. Hàng nhập khẩu phải được đối xử bình đẳng như hàng nội địa ngay sau khi hàng nhập khẩu
đã vào thị trường nội địa.
D. Hàng nhập khẩu và hàng nội địa phải được đối xử như nhau từ phía các cơ quan nhà nước và
từ khách hàng.
Đáp án: C Độ khó: Cao

Câu 101: Theo pháp luật thương mại quốc tế, quy chế tối hụê quốc (MFN) là:
A. Yêu cầu phải đối xử bình đẳng giữa các nước khác nhau trong về thương mại hàng hoá, dịch
vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu
B. Yêu cầu nước chủ nhà nếu đã giao cho nước nào đó một đặc quyền về thương mại thì cũng
phải đối xử với các nước khác thành viên WTO tương tự như vậy.
C. Yêu cầu phải đối xử bình đẳng giữa các nước khác nhau khi muốn xuất hàng hoá của mình
vào nước họ.
D. Yêu cầu không phân biệt đối xử đối với hàng hoá giữa các nước khác nhau,
Đáp án: B Độ khó: Cao

Câu 102: Hiện nay ở Việt Nam, những mặt hàng nào cấm nhập khẩu?

11
A. Vũ khí đạn dược; các loại ma tuý; các sản phẩm văn hoá nước ngoài; đồ chơi trẻ em có tính
chất bạo lực; pháo các loại; thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc là thành phẩm khác; hàng
tiêu dùng đã qua sử dụng.
B. Vũ khí đạn dược; các loại ma tuý; các sản phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động nước ngoài; đồ
chơi trẻ em có tính chất bạo lực; pháo các loại; thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc là thành
phẩm khác; hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.
C. Vũ khí, đạn dược; các loại ma tuý; các sản phẩm văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động của nước
ngoài; đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự an toàn xã hội;
pháo các loại; thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác; hàng tiêu dùng đã
qua sử dụng.
D. Vũ khí đạn dược; các loại ma tuý; các sản phẩm văn hoá nước ngoài; đồ chơi trẻ em có tính
chất bạo lực; pháo các loại; thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc là thành phẩm khác; hàng
tiêu dùng đã qua sử dụng, xe máy, ô tô.
Đáp án: C - Độ khó: TB

Câu 103: Hiện nay ở Việt Nam, những mặt hàng nào cấm xuất khẩu?
A. Vũ khí đạn dược, chất nổ, chất cháy, đồ cổ, đồ gỗ, các loại ma tuý; các loại hoá chất độc,
động vật trong rừng.
B. Vũ khí đạn dược, chất nổ, chất cháy, đồ cổ, đồ gỗ, các loại ma tuý; các loại hoá chất độc,
động vật trong rừng, các loại máy mật mã chuyên dùng.
C. Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ trong công nghiệp), trang thiết bị quân sự; đồ cổ;
các loại ma tuý; gỗ tròn, gỗ xẻ trong rừng nguyên sinh, động vật hoang dã và thực vật quý
hiếm, các loại máy mật mã chuyên dùng.
D. Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ trong công nghiệp), trang thiết bị quân sự; đồ cổ;
các loại ma tuý; gỗ tròn, gỗ xẻ trong rừng nguyên sinh, thực vật quý hiếm, các loại máy mật
mã chuyên dùng, máy thiết bị công nghiệp.
Đáp án: C - Độ khó: TB

Câu 104: Trình bày đặc điểm về đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương.
A. Là hàng hoá được phép di chuyển qua biên giới hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường
nội địa và ngược lại theo qui định của pháp luật.
B. Là hàng hoá được phép di chuyển qua biên giới phù hợp với pháp luật nước người bán và
pháp luật nước người mua hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại
theo qui định của pháp luật.
C. Là hàng hoá được phép di chuyển qua biên giới phù hợp với pháp luật nước người bán và
pháp luật nước người mua hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại
theo qui định của pháp luật và luật của nước thứ ba.
D. Là hàng hoá được phép di chuyển qua biên giới phù hợp với pháp luật nước người bán và
pháp luật nước người mua hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại
theo qui định của pháp luật và phù hợp luật của nước trung chuyển.
Đáp án: B - Độ khó: TB

Câu 105: Trình bày đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương.
A. Chủ thể là thương nhân có thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; thương nhân là
thể nhân hoặc pháp nhân được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch, hoặc
có trụ sở chính ở một nước.
B. Chủ thể là thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; thương nhân là thể nhân
hoặc pháp nhân được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch, hoặc cư trú.

12
C. Chủ thể là thương nhân phải có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; thương nhân là thể
nhân hoặc pháp nhân được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch, hoặc cư
trú.
D. Chủ thể là thương nhân có thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; thương nhân là
thể nhân hoặc pháp nhân được xác định theo luật mà thương nhân đó có trụ sở hoạt động.
Đáp án: A - Độ khó: TB

Câu 106: Trình bày đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương.
A. Chủ thể có thể có nguồn gốc ở các nước khác nhau; hàng hoá là đối tượng của hợp đồng
được di chuyển từ nước này qua nước khác; đồng tiền thanh toán là ngoại tệ; cơ quan giải
quyết tranh chấp của nước ngoài; trình tự ký kết hợp đồng phong phú, đa dạng hơn hợp đồng
mua bán trong nước.
B. Chủ thể có thể có quốc tịch ở các nước khác nhau; hàng hoá là đối tượng của hợp đồng có thể
được di chuyển từ nước này qua nước khác; đồng tiền thanh toán là có thể ngoại tệ; đối với
một bên hoặc cả hai bên hợp đồng; cơ quan giải quyết tranh chấp có thể của nước ngoài;
trình tự ký kết hợp đồng phong phú, đa dạng hơn hợp đồng mua bán trong nước.
C. Chủ thể có thể có nguồn gốc ở các nước khác nhau; hàng hoá là đối tượng của hợp đồng
được di chuyển từ nước này qua nước khác; đồng tiền thanh toán là ngoại tệ; cơ quan giải
quyết tranh chấp của nước ngoài; trình tự ký kết hợp đồng đơn giản hơn hẳn hợp đồng mua
bán trong nước.
D. Chủ thể có thể có nguồn gốc ở các nước khác nhau; hàng hoá là đối tượng của hợp đồng có
nguồn gốc xuất xứ ở nước ngoài; đồng tiền thanh toán là ngoại tệ; cơ quan giải quyết tranh
chấp của nước ngoài; trình tự ký kết hợp đồng phong phú, đa dạng hơn hợp đồng mua bán
trong nước.
Đáp án: B - Độ khó: Cao

Câu 107: Theo Luật Thương mại nước ta, hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng:
A. Có đối tượng hàng hoá, dịch vụ đặt ở nước ngoài.
B. Được thoả thuận và thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
C. Mua bán hàng hoá được ký kết và thực hiện giữa một bên là doanh nghiệp Việt Nam với
doanh nghiệp nước ngoài.
D. Mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương
nhân nước ngoài.
Đáp án: D - Độ khó: Thấp

Câu 108: Các quan hệ thương mại quốc tế được điều chỉnh dựa vào các nguồn pháp luật:
A. Luật Dân sự, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế.
B. Luật Dân sự, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ.
C. Luật Dân sự, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ, luật
tục.
D. Điều ước quốc tế; luật quốc gia; tập quán thương mại quốc tế.
Đáp án: D - Độ khó: Thấp

Câu 109: Điểm khác nhau giữa WTO với Luật Thương mại Việt Nam qui định về thương
nhân:
A. Theo WTO thương nhân là thuật ngữ để chỉ những người mà hoạt động của họ mang hai đặc
điểm: độc lập trong quan hệ thương mại; có quyền ký hợp đồng thương mại nhằm mục đích
kiếm lời, còn Luật Việt Nam quan niệm thương nhân là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ
gia đình có hoạt động thương mại nhằm mục đích kiếm lời.

13
B. Theo WTO thương nhân có thể là cá nhân, tổ chức kinh doanh. Thương nhân là cá nhân phải
có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Thương nhân là tổ chức thường dưới dạng công
ty, còn Luật Thương mại Việt Nam quan niệm thương nhân là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp
tác, hộ gia đình có hoạt động thương mại nhằm mục đích kiếm lời.
C. Theo WTO, thương nhân chỉ có hai loại: cá nhân và tổ chức hoạt động độc lập, thường
xuyên, coi thương mại là một nghề, còn Luật Thương mại Việt Nam thương nhân có 4 loại:
cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình.
D. Theo WTO thương nhân là thuật ngữ để chỉ những người mà hoạt động của họ mang hai đặc
điểm: độc lập trong quan hệ thương mại; có quyền ký hợp đồng thương mại nhằm mục đích
kiếm lời, còn Luật Thương mại Việt Nam quan niệm thương nhân rộng hơn gồm cá nhân,
pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại nhằm mục
đích kiếm lời.
Đáp án: D - Độ khó: Cao

Câu 110: Theo pháp luật nước ta, chủ thể tham gia thương mại quốc tế gồm những cá
nhân, tổ chức nào?
A. Là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tổ chức thuộc mọi ngành
nghề kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.v.v...
B. Là cá nhân đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tổ chức thuộc mọi ngành
nghề kinh tế xã hội, dịch vụ như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn.v.v...
C. Là thương nhân hành nghề thương mại trong những ngành nghề thương mại đã ghi trong
giâý phép đăng ký kinh doanh. Thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế.
D. Là thương nhân được phép hành nghề thương mại trong những ngành nghề thương mại đã
ghi trong giâý phép đăng ký kinh doanh. Thương nhân là các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế.
Đáp án: D - Độ khó: TB

Câu 111: Thuế nhập khẩu hiện hành quy định về thuế suất thông thường được áp dụng
như thế nào?
A. Áp dụng cho các nước có hàng nhập khẩu vào Việt Nam.
B. Áp dụng cho các nước có hàng nhập khẩu vào Việt Nam, không có ưu đãi.
C. Áp dụng cho các nước có hàng nhập khẩu vào Việt Nam, không có ưu đãi hoặc ưu đãi đặc
biệt.
D. Áp dụng cho các nước có hàng nhập khẩu không có thoả thuận với Việt Nam về đối xử tối
huệ quốc.
Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 112: Nội dung của chế độ miễn, giảm thuế trong một sắc thuế gồm những điểm gì?
A. Trường hợp miễn, giảm; điều kiện, thủ tục xét miễn, giảm; mức độ miễn, giảm; thẩm quyền
của các cấp trong việc xét miễn, giảm.
B. Trường hợp miễn, giảm; thủ tục xét miễn giảm; mức độ miễn, giảm; thẩm quyền của các cấp
trong việc xét miễn, giảm; các trường hợp không được miễn giảm.
C. Trường hợp miễn, giảm; điều kiện, thủ tục xét miễn giảm; mức độ miễn, giảm; thẩm quyền
của các cấp trong việc xét miễn, giảm; các trường hợp không được miễn giảm; thời hạn miễn
giảm.

14
D. Trường hợp miễn, giảm; điều kiện, thủ tục xét miễn giảm; mức độ miễn, giảm; thẩm quyền
của các cấp trong việc xét miễn, giảm; các trường hợp không được miễn giảm; thời hiệu
miễn giảm.
Đáp án: D Độ khó: Cao

Câu 113: Trình bày khái niệm về lệ phí.


A. Lệ phí là khoản tiền mà cá nhân phải nộp khi được một tổ chức phục vụ theo danh mục lệ phí
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
B. Lệ phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi được một cơ quan Nhà nước hoặc một
tổ chức được Nhà nước uỷ quyền cung cấp một dịch vụ nhất định theo danh mục lệ phí của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
C. Lệ phí là khoản tiền mà cá nhân phải nộp khi muốn cơ quan hành chính cung cấp dịch vụ.
D. Lệ phí là khoản tiền mà cá nhân phải nộp khi muốn cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ.
Đáp án: B Độ khó: : TB

Câu 114: Trình bày khái niệm về phí.


A. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp
dịch vụ thuộc danh mục phí, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội qui định.
B. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một cơ quan nhà nước cung cấp dịch
vụ thuộc danh mục phí, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội qui định.
C. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
được Nhà nước uỷ quyền cung cấp dịch vụ thuộc danh mục phí do Uỷ ban thường vụ Quốc
hội qui định.
D. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
khác cung cấp dịch vụ thuộc danh mục phí, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội qui định.
Đáp án: C Độ khó: TB

Câu 115: Trình bày khái niệm về thuế.


A. Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật
định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước, người đóng thuế được hưởng
hợp pháp phần thu nhập còn lại.
B. Thuế là một phần thu nhập của cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước người
đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.
C. Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ từ 18 tuổi trở lên đóng góp
cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước,
người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.
D. Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ từ 18 tuổi trở lên đóng góp
cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước và
của xã hội.
Đáp án: C Độ khó: TB

Câu 116: Trụ sở của người nộp thuế được Luật Quản lý thuế xác định như thế
nào?
A. Là địa điểm người nộp thuế tiến hành toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ
sở chính, cửa hàng, nơi sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa
vụ thuế đối với người nộp thuế không có hoạt động kinh doanh.

15
B. Là địa điểm người nộp thuế tiến hành hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở
chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, kinh doanh; nơi phát sinh nghĩa vụ thuế
đối với người nộp thuế không có hoạt động kinh doanh.
C. Là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh
doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hoá,
nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa
vụ thuế đối với người nộp thuế không có hoạt động kinh doanh.
D. Là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoạt động kinh doanh, bao gồm
chi nhánh, cửa hàng, nơi để hàng hoá, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh
doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế không
có hoạt động kinh doanh.
Đáp án:C Độ khó:TB

Câu 117: Tờ khai thuế là gì?


A. Là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng
để xác định số thuế phải nộp.
B. Là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng
để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế phải nộp.
C. Là văn bản do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê
khai các thụng tin thuế.
D. Là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được giao cho người nộp thuế
sử dụng để kê khai số thuế phải nộp.
Đáp án: B Độ khó:TB

Câu 118: Theo Luật Quản lý thuế, người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế như
thế nào?
A. Phải ghi mó số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch
kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi
tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
B. Phải ghi mó số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch
kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và cỏc giao dịch về thuế.
C. Phải ghi mó số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch
kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.

16
D. Phải ghi mó số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch
kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức
tín dụng khác.
Đáp án: A Độ khó: Cao

Câu 119: Theo Luật Quản lý thuế, người nộp thuế phải khai thuế theo nguyên
tắc nào?
A. Phải khai chính xác, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài
chính quy định.
B. Phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do
Bộ Tài chính quy định.
C. Phải khai chớnh xỏc, trung thực cỏc nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài
chính quy định.
D. Phải khai trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài
chính quy định.
Đáp án: B Độ khó: TB

Câu 120: Theo Luật Quản lý thuế, người nộp thuế phải tính thuế mà mình sẽ
nộp theo nguyên tắc nào?
A. Tự tính số thuế phải nộp và tự chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế.
B. Tự tính số thuế phải nộp và tự chịu trách nhiệm trước Tổng cục thuế, Cục thuế, chi
cục thuế.
C. Tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực
hiện theo quy định của Chính phủ.
D. Tự tính số thuế phải nộp và tự chịu trách nhiệm trước Tổng cục hải quan, cục hải
quan.
Đáp án: C Độ khó: TB

17

You might also like