You are on page 1of 5

CÂU HỎI KIỂM TRA

KIẾN THỨC AN TOÀN ĐIỆN


(Dành cho nhân viên trực vận hành thủy điện)

Câu 1: Theo Quy trình An toàn điện, những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc
phải cắt điện bao gồm:
1. Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc.
2. Kiểm tra không còn điện. Đặt (làm) tiếp đất.
3. Đặt (làm) rào chắn; treo biển báo, tín hiệu. Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải làm
rào chắn.
4. Phải thực hiện lần lượt cả 03 mục trên.
Câu 2: Theo Quy trình An toàn điện thì nơi làm việc có cắt điện, vị trí tiếp đất phải thực
hiện như thế nào?
1. Phải tiếp đất ngay sau khi thử hết điện.Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có
khả năng dẫn điện đến.
2. Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện.
3. Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.
4. Phải thực hiện cả 03 mục trên.

Câu 3: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người
cấp Phiếu công tác là:
1. Phải là người của đơn vị trực tiếp vận hành thiết bị điện (lưới điện, nhà máy điện),
nắm vững về vận hành lưới điện, nhà máy điện do đơn vị mình trực tiếp quản lý.
2. Biết được nội dung công viêc, điều kiện đảm bảo an toàn điện đề ra các biện pháp an
toàn điện cho đơn vị công tác.
3. Có bậc an toàn điện 5/5 và được công nhận chức danh người cấp Phiếu công tác.
4. Cả 03 điều kiện trên.
Câu 4: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người
cho phép trong Phiếu công tác là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành, có bậc an toàn điện từ 4/5 trở lên và được
công nhận chức danh người cho phép.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc
an toàn điện từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc an toàn điện từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
4. Phải là nhân viên đơn vị công tác, có bậc an toàn điện từ 3/5 trở lên và được công
nhận chức danh người cho phép.
Câu 5: Theo Quy trình An toàn điện thì những công việc nào sau đây đơn vị quản lý vận
hành cần phải cử người giám sát an toàn điện riêng?
1. Đơn vị công tác làm những công việc mộc, nề, cơ khí ở các nhà máy điện, trạm điện
và người chỉ huy trực tiếp không có chuyên môn về điện.
2. Các công việc căng, kéo dây, lấy độ võng đường dây giao chéo phía dưới và gần
đường dây đang vận hành.
3. Làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện.
1
4. Cả 03 mục trên.
Câu 6: Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người
chỉ huy trực tiếp trong Phiếu công tác là:
1. Phải là lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành, có bậc an toàn điện từ 4/5 trở lên và được
công nhận chức danh này.
2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc
an toàn điện từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc an toàn điện từ
4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
4. Phải là người của đơn vị làm công việc, có bậc an toàn điện 4/5 trở lên và được công
nhận chức danh người người chỉ huy trực tiếp.
Câu 7: Theo Quy trình An toàn điện thì những công việc sau đây được phép thực hiện
theo lệnh công tác?
1. Những công việc làm ở xa nơi có điện; xử lý sự cố thiết bị do nhân viên vận hành
thực hiện trong ca trực hoặc nhân viên khác làm dưới sự giám sát của nhân viên vận
hành; làm việc ở thiết bị điện hạ áp trong một số trường hợp.
2. Sửa chữa, di chuyển, tháo, lắp, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bị điện trên lưới như:
máy phát điện, động cơ, máy biến áp, máy ngắt, cầu dao, thiết bị chống sét, tụ điện, các
máy chỉnh lưu, các thanh cái, rơ-le bảo vệ ... trừ trường hợp có quy định riêng.
3. Làm việc trực tiếp với thiết bị đang mang điện hạ áp hoặc làm việc gần các thiết bị
đang mang điện cao áp với khoảng cách cho phép.
4. Cả 03 đáp án đều đúng.
Câu 8: Theo Quy trình An toàn điện thì những chức danh nào trong Lệnh công tác phải
có Quyết định công nhận?
1. Người cảnh giới, người cho phép, người giám sát an toàn điện, người lãnh đạo công
việc, người chỉ huy trực tiếp.
2. Trực chỉ huy vận hành điều độ, người được quyền cấp Phiếu công tác, người cho
phép, người giám sát an toàn điện, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp.
3. Người ra lệnh công tác, người giám sát an toàn điện, người chỉ huy trực tiếp, người
thi hành lệnh.
4. Người cho phép, người giám sát an toàn điện, người lãnh đạo công việc, người chỉ
huy trực tiếp.

Câu 9: Theo Quy trình An toàn điện thì thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc
của Người cho phép phải thực hiện là:
1. Thực hiện kiểm tra các biện pháp an toàn và chỉ cho người chỉ huy trực tiếp, người
giám sát (nếu có), nhân viên đơn vị công tác thấy nơi làm việc, những phần còn mang
điện ở xung quanh nơi làm việc, dùng bút thử điện có cấp điện áp tương ứng chứng
minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện và nối đất;
2. Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác như đã ghi trong
phiếu.
3. Sau khi người chỉ huy trực tiếp thực hiện xong các biện pháp kỹ thuật an toàn khác
(nếu có), yêu cầu người người chỉ huy trực tiếp ghi, ký vào Phiếu công tác, người cho

2
phép ký và giao 01 bản Phiếu công tác cho người chỉ huy trực tiếp. Giao Phiếu công tác
hoặc thông báo cho trưởng ca vận hành là đã thực hiện cho phép xong.
4. Thực hiện cả 03 mục trên
Câu 10: Theo Quy trình An toàn điện thì khi nghỉ giải lao (hoặc ăn trưa) điều nào không
cần thực hiện?
1. Phải tháo dỡ toàn bộ các biện pháp an toàn (tiếp đất, rào chắn, biển báo) đã thực hiện
trước đấy và gửi Phiếu công tác cho nhân viên vận hành.
2. Sau khi nghỉ xong, không ai được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người chỉ huy
trực tiếp (hoặc người giám sát) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc. Người chỉ huy
trực tiếp (hoặc người giám sát) chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn
đầy đủ các biện pháp an toàn.
3. Khi người chỉ huy trực tiếp chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúc công việc thì
nhân viên vận hành không được đóng, cắt thiết bị, thay đổi sơ đồ làm ảnh hưởng đến
điều kiện làm việc.
4. Cả 03 điều đều không cần
Câu 11: Theo Quy trình An toàn điện quy định biện pháp an toàn cụ thể khi làm việc
trên MC có bộ điều khiển từ xa là:
1. Phải có kế hoạch và phương án kỹ thuật thi công
2. Phải có lệnh cho phép máy ngắt tách khỏi vận hành và Phiếu công tác. Phải cắt nguồn
điều khiển máy ngắt. Phải cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy ngắt. Treo biển:
“Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” vào khoá điều khiển máy ngắt.
3. Phải có phiếu công tác; phải cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy ngắt.Treo biển:
“Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” vào khoá điều khiển máy ngắt.
4. Phải có Phiếu thao tác và tiếp đất di động hai phía máy cắt.
Câu 12: Theo Quy trình An toàn điện thì thao tác trong trường hợp mưa to nước chảy
thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc đang có giông sét điều cấm nào đúng?
1. Cấm đóng, cắt điện bằng khóa điều khiển máy cắt điện.
2. Cấm đóng, cắt điện bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ.
3. Cấm đóng, cắt điện bằng bằng bất kỳ cách thức nào.
4. Cấm đóng, cắt điện bằng nguồn điều khiển thao tác từ xa.
Câu 13: Theo Quy trình An toàn điện thì trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có
thể gây ra mất an toàn cho người và hư hỏng thiết bị, Nhân viên vận hành cần:
1. Cắt các máy cắt, dao cách ly mà không phải có lệnh hoặc phiếu.
2. Phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách trực tiếp của mình
biết nội dung những việc đã làm.
3. Phải ghi đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành.
4. Phải thực hiện theo trình tự cả 3 mục trên.
Câu 14: Theo Quy trình An toàn điện, khi nhận phiếu thao tác, nhóm thao tác phải thực
hiện:
1. Đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ, nếu chưa rõ thì phải hỏi lại người
ra lệnh.
2. Nếu nhận lệnh bằng điện thoại thì người giám sát thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó và
nhắc lại từng động tác trong điện thoại,

3
3. Ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác, sổ nhật ký
vận hành.
4. Phải thực hiện cả 03 nội dung trên.
Câu 15: Theo Quy trình An toàn điện, khi thao tác phải thực hiện:
1. Người giám sát thao tác đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu, người
thao tác phải nhắc lại.
2. Người giám sát thao tác ra lệnh “đóng” hoặc “cắt” , người thao tác thực hiện động
tác.
3. Mỗi động tác đã thực hiện xong, người giám sát đều phải đánh dấu (X) vào mục
tương ứng trong phiếu.
4. Phải thực hiện tuần tự cả 3 mục trên.
Câu 16: Theo Quy trình An toàn điện, nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải:
1. Ngừng ngay việc thực hiện theo Phiếu thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết. Sau
khi xử lý sự cố xong, tiếp tục thao tác các động tác còn lại theo Phiếu thao tác.
2. Ngừng ngay việc thực hiện theo Phiếu thao tác và báo cáo cho lãnh đạo đơn vị biết.
Việc thực hiện tiếp thao tác theo lệnh của người lãnh đạo đơn vị.
3. Ngừng ngay việc thực hiện theo Phiếu thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết.
Việc thực hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một phiếu mới.
4. Ngừng ngay việc thực hiện theo Phiếu thao tác và báo cáo cho lãnh đạo đơn vị biết.
Việc thực hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một phiếu mới.
Câu 17: Theo Quy trình An toàn điện, việc đóng, cắt dao cách ly tại chỗ trực tiếp bằng
tay phải tuân thủ quy định gì?
1. Bắt buộc phải mang găng tay cách điện và đi ủng cách điện (hoặc mang găng tay
cách điện, đi ủng cách điện và đứng trên ghế cách điện).
2. Bắt buộc phải mang găng tay cách điện, đi ủng cách điện và đứng trên thảm cách điện
(hoặc mang găng tay cách điện và đứng trên ghế cách điện).
3. Mang găng tay cách điện và đi ủng cách điện (hoặc mang găng tay cách điện và đứng
trên ghế cách điện).
4. Mang găng tay cách điện (hoặc đứng trên ghế cách điện).
Câu 18: Theo Quy trình An toàn điện, được cho là hoàn thành nhiệm vụ thao tác khi:
1. Ngay sau khi chấm dứt thao tác động tác cuối cùng theo Phiếu thao tác.
2. Người giám sát thao tác báo cáo cho người ra lệnh thao tác đã thao tác xong và trả
Phiếu thao tác cho người ra lệnh thao tác.
3. Người giám sát thao tác báo cáo cho người ra lệnh thao tác đã thao tác xong.
4. Chấm dứt thao tác động tác cuối cùng theo Phiếu thao tác và đã rút khỏi vị trí thao
tác.
Câu 19: Theo Quy trình An toàn điện, điều cấm nào đúng khi cắt điện để làm công
việc?
1. Cấm cắt điện để làm việc chỉ bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ truyền
động tự động.
2. Cấm cắt điện để làm việc bằng máy cắt và dao cách ly hợp bộ 3 pha.
3. Cấm cắt điện để làm việc chỉ bằng áp tô mát.
4. Cấm cắt điện để làm việc bằng cầu chảy tự rơi (SI, FCO) hoặc cầu dao cách ly
(CDCL) hợp bộ 3 pha đầu trạm.

4
Câu 20: Theo Quy trình An toàn điện, quy định sau khi cắt điện để xác nhận thiết bị
điện không còn điện phải:
1. Căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện.
2. Dùng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện
cần thử, như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía vào, ra của
thiết bị điện.
3. Kiểm tra bằng mắt đầu vào và đầu ra của thiết bị đã cắt.
4. Cả 3 đáp án đều sai.

You might also like