You are on page 1of 9

Bộ câu hỏi và đáp án về An toàn vệ sinh lao động

“ đáp án đúng được bôi đỏ”

Câu 1:Người sử dụng lao động trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động theo
nguyên tắc

1. Cấp tiền cho người lao động tự mua phương tiện bảo vệ cá nhân;
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho
người lao động theo Danh mục quy định; Hướng dẫn người lao động sử dụng
thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát và phải kiểm tra
chặt chẽ việc sử dụng;
3. Người lao động phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

Câu 2: Những yếu tố nào dưới đây là yếu tố có hại (gây bệnh nghề nghiệp) cho người lao
động trong sản xuất?

1. Tiếng ồn; Bụi; Sóng điện từ...


2. Nổ vật lý; Chuyển động của máy, thiết bị…
3. Vật văng bắn; Nổ hóa học, Khí độc

Câu 3: Những yếu tố nào dưới đây là yếu tố nguy hiểm (gây tai nạn lao động) cho người lao
động trong sản xuất?

1. Bụi bẩn; Ánh sáng; Hóa chất độc hại...


2. Nguồn điện; Nguồn nhiệt; Chuyển động của máy, thiết bị...
3. Vi sinh vật có hại; Rung động, chấn động; Nhiệt độ tại nơi làm việc...

Câu 4: Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật được thực hiện:

1. Trả bằng tiền mặt


2. Tính vào lương cho NLĐ
3. Cấp phát bằng hiện vật

Câu 5: Theo quy định của pháp luật ATVSLĐ, thì việc báo cáo tai nạn lao động là:

1. Bắt buộc.
2. Không bắt buộc, vì đã có trong báo cáo chung hằng năm.
3. Chỉ báo cáo đối với tai nạn lao động chết người.

Câu 6: NSDLĐ có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động:

1. Ít nhất một năm 01 lần (đối với người lao động làm công việc nặng nhọc
độc hại nguy hiểm ít nhất 6 tháng 01 lần)
2. Ít nhất 02 lần trong một năm
3. Ít nhất 01 lần trong 02 năm

Câu 7: Theo Luật An toàn vệ sinh lao động, người lao động có nghĩa vụ gì?
1. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc;
2. Sử dụng bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
3. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự
cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ
động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tại nạn lao động.
4. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Nguy cơ xảy ra TNLĐ trong ngành viễn thông?

1. Điện giật
2. Ngã cao
3. Tai nạn giao thông
4. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Điều gì cấm khi làm việc trên cao?

1. Mắc bệnh huyết áp, tim mạch, mắt kém, tai điếc;
2. Trước và trong thời gian làm việc trên cao uống rượu, bia, hút thuốc lào.
3. Tốc độ gió trên cấp 5, trời tối không đủ ánh sáng;
4. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Điều gì cấm khi sử dụng thang?

1. Kê trên nền đất không bằng phẳng, sụt lún;


2. Vừa trèo thang vừa mang vác vật nặng
3. Nắm 2 tay vào bậc lên xuống của thang
4. Tất cả các ý trên.

Câu 11: Làm việc ở độ cao nào thì được gọi là làm việc trên cao?

1. 1,5 mét
2. 2 mét
3. 4 mét
4. 6 mét.

Câu 12: Dụng cụ làm việc ở trên cao nên cho vào:

1. Cho vào túi quần, áo;


2. Ném thả từ trên xuống dưới;
3. Ném từ dưới lên trên;
4. Cho vào túi dụng cụ chắc chắn đề phòng rơi.

Câu 13: Vệ sinh máy móc thiết bị, khu vực làm việc tiến hành khi nào?

1. Khi kết thúc ca làm việc;


2. Khi thấy bẩn, mất vệ sinh thì làm;
3. Không cần thiết, quan trọng là an toàn và năng suất lao động.
Câu 14: Khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, anh chị
báo cáo cho ai?

1. Người có trách nhiệm


2. An toàn vệ sinh viên
3. Những nhân viên khác trong tổ.
4. Người có trách nhiệm và an toàn vệ sinh viên

Câu 15: Khi làm việc trên cao phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân gì?

1. Ủng cao su, dây an toàn, mũ nhựa cứng


2. Dép cao su, dây an toàn, mũ nhựa cứng
3. Quần áo bảo hộ lao động, giầy bảo hộ lao động, dây an toàn, mũ nhựa cứng,
túi đựng dụng cụ

Câu 16: Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có bắt buộc phải huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao
động không?

1. Có
2. Không

Câu 17: Trách nhiệm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động:

1. Do người lao động tự trang bị


2. Do người sử dụng lao động trang cấp cho người lao động
3. Do 2 bên cùng phối hợp trang cấp

Câu: 18 Làm việc ở trên cao, nơi có khả năng xảy ra nguy hiểm ngã cao cần phải:

1. Đội mũ BHLĐ đúng quy định


2. Không được hút thuốc lá
3. Đeo dây an toàn đúng quy định
4. Cả 3 phương án trên

Câu: 19: Hoá chất độc được hấp thụ vào cơ thể người lao động qua các con đường sau:

1. Qua đường hô hấp và tiêu hoá


2. Qua đường tiêu hoá.
3. Hấp thụ qua da
4. Qua đường hô hấp, tiêu hoá và hấp thụ qua da

Câu: 20 Khi nạn nhân bị ngã và bong gân mắt cá chân, biện pháp sơ cứu hợp lý:

1. Dùng dầu nóng xoa ngay vào khu vực mắt cá bị đau
2. Chườm lạnh khu vực mắt cá bị đau
3. Cho nạn nhân uống thuốc giảm đau
4. Đưa nạn nhân vào nghỉ chờ cơn đau chấm dứt
Câu: 21: Hệ thống tín hiệu, báo hiệu nhằm mục đích chính là gì?

1. Đảm bảo khoảng cách an toàn


2. Không cho yếu tố nguy hiểm tác động lên NLĐ
3. Báo trước cho NLĐ sự cố có thể xảy ra và đưa ra hướng dẫn, quy định.
4. Không cho tai nạn xảy ra.

Câu: 22: Để hạn chế tác động của điện từ trường, người ta thường dùng các biện pháp nào sau
đây?

1. Dùng các màn chắn bằng những kim loại có độ dẫn điện cao.
2. Nối đất vỏ máy.
3. Cả 2 phương án trên đều đúng
4. Cả 2 phương án trên đều sai

Câu: 23 Trong khi sử dụng các thiết bị cao tần cần chú ý các vấn đề nào sau đây?

1. Đề phòng điện giật, cần tuân thủ các quy tắc an toàn.
2. Phần kim loại của thiết bị phải được nối đất.
3. Các dây nối đất nên ngắn và không cuộn tròn thành nguồn cảm ứng.
4. Cả 3 phương án trên

Câu: 24 Các yếu tố nào sau đây có thể gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong quá
trình sản xuất?

1. Bức xạ và phóng xạ; tiếng ồn; rung động; các chất, hơi, khí độc; các sinh vật
có hại.
2. Tiếng ồn và rung động; vi khí hậu xấu; bức xạ và phóng xạ; ánh sáng; bụi; các
chất, hơi, khí độc.
3. Nguồn nhiệt; Bức xạ và phóng xạ; tiếng ồn; rung động; các chất, hơi, khí độc;
các sinh vật có hại.
4. Vi khí hậu xấu; tiếng ồn; rung động; bức xạ và phóng xạ; ánh sáng; bụi; các
chất, hơi, khí độc; các sinh vật có hại.

Câu: 25 Việc bảo dưỡng và sửa chữa máy móc trong quá trình sử dụng không tốt sẽ gây các
tác hại nào sau đây?

1. Giảm nhanh tuổi thọ máy.


2. Gây ra sự cố bất thường.
3. Gây ra tai nạn không lường trước được.
4. Cả 3 phương án trên

Câu: 26 Các nguyên nhân gây tai nạn trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị thường là:

1. Việc chấp hành các quy trình, quy phạm còn tùy tiện.
2. Công nhân không được huấn luyện kỹ thuật an toàn đã sử dụng máy.
3. Bắt máy làm việc quá tải.
4. Cả 3 phương án trên
Câu: 27 Các yêu cầu an toàn đối với máy móc, thiết bị gồm các vấn đề nào sau đây?

1. Nối đất bảo vệ thiết bị điện.


2. Tình trạng máy móc luôn ở trạng thái tốt.
3. Định kỳ máy móc thiết bị phải được bảo dưỡng sửa chữa theo đúng kế
hoạch.
4. Cả 3 phương án trên

Câu: 28 Nếu thấy có người bị điện giật bước đầu tiên chúng ta phải làm gì?

1. Chạy đi gọi người tới cứu chữa.


2. Dùng tay để kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện.
3. Ngắt nguồn điện hoặc tách người bị giật ra khỏi nguồn điện
4. Cả 3 phương án trên

Câu: 29 Trong các đối tượng sau đối tượng nào được làm an toàn vệ sinh viên theo quy định?

1. Tổ trưởng sản xuất


2. Người lao động, công nhân
3. Quản đốc phân xưởng

Câu: 30 Tác hại của bụi đối với sức khỏe người lao động:

1. Gây viêm xương


2. Gãy xương
3. Gây dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, hen…
4. Cả 3 phương án trên đều sai

Câu: 31 Các nguyên nhân có thể gây ra cháy nổ trong nhà trạm viễn thông:

1. Hút thuốc, đun nấu


2. Chập điện
3. Sét đánh
4. Cả 3 phương án trên

Câu: 32 Những đối tượng làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ nào dưới đây bắt buộc
phải được huấn luyện AT-VSLĐ trước khi giao việc?

1. Tất cả những người lao động đang làm việc


2. Người học nghề, tập nghề
3. Người mới tuyển dụng
4. Cả 3 phương án trên

Câu: 33 Để vượt ra khỏi vùng điện áp bước (nơi có dây dẫn điện rơi xuống chạm đất) phải
dùng phương pháp nào?

1. Đi nhẹ nhàng
2. Nhảy lò cò hoặc chụm 2 chân lại với nhau
3. Đi nhanh
4. Chạy nhanh

Câu: 34 Khi dây dẫn điện cao áp rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng, cấm mọi người đến gần
trong phạm vi:

1. 5m
2. 10m
3. 15m
4. 20m

Câu: 35 Trước khi làm việc trên cao có bắt buộc phải kiểm tra dây an toàn hay không?

1. Không bắt buộc


2. Bắt buộc khi dây cũ
3. Bắt buộc khi dây mới
4. Bắt buộc đối với cả dây mới và dây cũ

Câu: 35 Trước khi làm việc trên cao có bắt buộc phải kiểm tra dây an toàn hay không?

1. Không bắt buộc


2. Bắt buộc khi dây cũ
3. Bắt buộc khi dây mới
4. Bắt buộc đối với cả dây mới và dây cũ

Câu: 36 Khi làm việc trên cao, cần phải cử nhóm trưởng trong các trường hợp sau đây:

1. Khi có 2 người trở lên


2. Khi có 3 người trở lên
3. Khi có 5 người trở lên
4. Khi có 7 người trở lên

Câu: 37 Nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện:

1. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao thế; vi phạm khoảng
cách an toàn trạm biến thế
2. Do điện áp bước
3. Do người chạm vào điện hạ áp
4. Cả 3 phương án trên

Câu: 38 Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp đến 22KV (dây trần) là:

1. 3m
2. 1m
3. 1,5 m
4. 2m

Câu: 38 Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp đến 22KV (dây trần) là:

1. 3 m
2. 1 m
3. 1,5 m
4. 2 m

Câu: 39 Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp đến 110KV (dây trần) là:

1. 3m
2. 4 mét
3. 5m
4. 6m

Câu: 40 Tai nạn lao động là:

1. tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc
gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
2. tai nạn gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động
3. tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể, xảy
ra trong quá trình lao động
4. tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc
gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc tại nơi làm việc của
người lao động

Câu: 41 Bị tai nạn khi thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong
giờ làm việc bao gồm trong khi nghỉ giải lao, nghỉ ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng bằng hiện vật, đi
vệ sinh, tắm rửa có được hưởng chế độ TNLĐ không?

1. Có
2. Không

Câu: 42 Tai nạn lao động được phân loại như sau:

1. Tai nạn lao động chết người, TNLĐ nặng, TNLĐ nhẹ
2. Tai nạn lao động chết người, TNLĐ nặng, TNLĐ thông thường, TNLĐ nhẹ
3. Tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ

Câu: 43 Trường hợp nào sau đây không được hưởng chế độ tai nạn lao động?

1. Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà
không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
2. Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân
3. Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật
4. Cả 3 trường hợp trên

Câu: 44 Doanh nghiệp có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra cấp cơ sở để tiến hành điều tra
vụ tai nạn làm
1. bị thương nhẹ hoặc bị thương nặng 1 người lao động
2. bị thương nặng 2 người lao động trở lên
3. chết người lao động

Câu: 45 Cán bộ quản lý, người lao động không được uống rượu, bia trong trường hợp nào
dưới đây?

1. Trước, trong và sau giờ làm việc


2. Trước và sau giờ làm việc
3. Trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập
4. Trước, sau giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập

Câu: 46 Địa điểm nào dưới đây không được uống rượu bia?

1. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
2. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã
hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong
thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
3. Cơ sở y tế
4. Tất cả đáp án trên

Câu: 47 Người ở độ tuổi nào sau đây không được uống rượu, bia?

1. Người đủ 18 tuổi.
2. Người chưa đủ 20 tuổi.
3. Người chưa đủ 18 tuổi.
4. Các phương án trên đều sai.

Câu: 48 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định:

1. Không được uống rượu, bia trước và sau khi tham gia giao thông
2. Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở
có nồng độ cồn
3. Nghiêm cấm tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn
4. Tất cả đáp án trên

Câu: 49 Tác hại của rượu, bia là:

Ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng
đồng

Ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với an toàn giao thông, trật tự, an toàn
xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác

cả 2 đáp án trên

Câu: 50 Địa điểm nào sau đây không được uống rượu, bia?
1. Cơ sở sản xuất
2. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí
3. Cơ sở bảo trợ xã hội
4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu: 51 Hành vi nào sau đây thuộc hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của
rượu, bia?

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người đủ 18 tuổi.
3. Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ
nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Câu: 52 Địa điểm công cộng nào sau đây không được uống rượu, bia?

1. Trung tâm tiệc cưới.


2. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong
thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke.
4. Cơ sở vui chơi, giải trí (dành cho người dưới 18 tuổi)

You might also like