You are on page 1of 26

Bài kiểm tra học trình học phần : địa lý tự nhiên đại cương 3

Đề bài: Các quy luật phân bố sinh vật và đặc điểm các đới sinh vật trên thế giới-
Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Gv hướng dẫn : Lê Năm Sv: Đào Thị Thảo


Msv: 22S6030046

Huế , ngày tháng năm

*Các quy luật phân bố sinh vật và đặc điểm các đới sinh vật trên thế giới
A, Các quy luật phân bố sinh vật

1.Quy luật địa đới

V.V. Docusaev (1846 - 1903) là người đầu tiên đề xuất về tính địa đới. Tính địa
đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa
lý theo vĩ độ từ xích đạo đến hai cực. Nguyên nhân cơ bản của tỉnh địa đới là
hình dạng Trái đất và vị trí tương đối của nó so với Mặt Trời. Tia tới của Mặt
Trời trên bề mặt hình cầu của Trái đất sẽ tạo nên những góc tới cảng giảm dần
độ lớn khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

Do sự phân bố có tính địa đới của năng lượng bức xạ Mặt Trời mà 3 cây bị các
yếu tố, các quá trình tự nhiên phụ thuộc vào nguồn năng lượng này cũng mang
tính đới như: các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, gió...), các quá trình và
đặc tính thủy văn, các quá trình địa hóa, các quá trình hình thành địa hình; các
quá trình phong hóa hình thành đất..

Các quần xã sinh vật, các hệ sinh thái tồn tại và phát triển chủ yếu dựa vào
nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. Sự tồn tại, phát triển, sự phân bố của chúng
phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái của môi trường, nhất là điều kiện nhiệt - ẩm
của khí hậu. Do đó, sự phân bố của sinh vật cũng mang tính địa đới, biểu hiện ở
sự phân bố của các đới sinh vật theo vĩ độ. Trong mỗi đới khí hậu, thổ nhưỡng
thường có một đới sinh vật đặc trưng.

Ở vùng xích đạo, khí hậu nóng, ẩm quanh năm hình thành đới rừng nhiệt đới ẩm
thường xanh. Savan và rừng gió mùa hình thành ở vành đai cận xích đạo, tùy
thuộc vào thời gian kéo dài của mùa mưa. Trong dải vì độ gần chí tuyến, khí
hậu khô, nóng quanh năm hình thành đới hoang mạc điển hình của thế giới, trừ
phạm vi của ô gió mùa. Trong đới cận nhiệt, ở bờ tây khô hạn có rừng cây bụi lá
cứng; ở bờ đông ẩm ướt có rừng lá rộng thường xanh. Các vùng vĩ độ thuộc khí
hậu ôn đới lạnh, điều kiện nhiệt - ẩm thuận lợi cho các loài cây lá kim phát
triển, sinh vật đặc trưng của vùng này là đới rừng lá kim. Ở dải vĩ độ cận cực
thuộc khí hậu hàn đới, lạnh giá quanh năm, lượng mưa ít, lượng bốc hơi không
đáng kể, hình thành đới đài nguyên.
2. Quy luật phì địa đới

2.1. Quy luật địa ô

Do sự phân bố lục địa và đại dương, ảnh hưởng của hoàn lưu là quyền, tác dụng
khác nhau của dòng biển nóng và dòng biển lạnh, của bức chắn địa hình làm
cho khí hậu có sự phân hóa theo kinh độ dẫn đến sự khác nhau về tự nhiên giữa
bộ phận bờ đông, bờ tây và trung tâm lạc địa ngay cùng trong một đới cảnh
quan. Càng vào trung tâm lục địa thi độ lục địa của khí hậu càng tăng, khí hậu
càng khô hơn, biên bộ nhiệt ngày đêm và biên độ nhiệt mùa càng lớn, ảnh
hưởng đến dạng sống và sự phân bố của sinh vật, nhất là thảm thực vật. Vì vậy,
ở ven biển và đại dương, độ ẩm lớn thuận lợi cho các kiểu thực bì rừng. Còn ở
sâu trong lục địa, khí hậu khô khan nên ở đây chủ yếu là cây bụi, đồng cỏ,
hoang mạc, Viện sĩ V.L. Komarov gọi hiện tượng này là tính địa ô.

Ví dụ, ở vùng ôn đới hải dương ấm, ẩm phát triển rừng lá rộng ôn đới, vào sâu
trong lục địa độ ẩm giảm phát triển rừng rụng lá, thảo nguyên và hoang mạc ôn
đới. Ở vùng nhiệt đới hải dương bờ đông, khi hậu nóng, ẩm quanh năm thuận
lợi phát triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, càng vào sâu trong lục địa thay
thế bằng rừng mưa mùa nhiệt đới, rừng thưa nhiệt đới, các xa van và hoang mạc
nhiệt đới.

2.2. Quy luật đai cao

Ở các miền núi cao, điều kiện nhiệt - ẩm của khí hậu thay đổi theo độ cao của
địa hình, nguyên nhân chính là sự hạ thấp nhiệt độ khi lên cao (trung bình giảm
0,6°C/100m) dẫn đến hình thành các đai cao khi hậu. Tương ứng với các đai cao
của khí hậu là các đai cao sinh vật. Nhìn bề ngoài, sự thay đổi các vành đai sinh
vật theo độ cao từ chân núi lên đỉnh núi tương tự như sự thay đổi các đới sinh
vật theo vĩ độ từ xích đạo về cực.

Trên vùng núi cao Andes thuộc vùng nội chí tuyến ở Nam Mỹ, Humbolt đã tiến
hành nghiên cứu và phân biệt ra các quần xã sinh vật phân bố theo đai cao:

- Từ mặt biển lên đến 600m: Đai rừng nhiệt đới ẩm, gồm nhiều cây thuộc họ
Dừa và họ Chuối ăn. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27°C.
Ở độ cao 600m đến 1.900m: Rừng cận nhiệt ẩm thống trị với
nhiều loài dương xỉ thân gỗ và các cây trong chi sung và. Từ 1.900m trở lên là
rừng á nhiệt đới trên núi có các cây thuộc họ Dẻ, họ Re và họ Simở - Từ 1.900m
đến 3.100m, phân bố kiểu rừng lá rộng ôn đới thường xanh và rừng lá rộng rụng
lá trên núi, nhiệt độ trung bình năm 16°C-19°C. Từ 3.100m đến 3.700m là vành
đai rừng cuối cùng, rừng taiga trên núi với các loài cây lá kim chiếm ưu thế,
nhiệt trung bình là 13°C.

- Từ 3.700m đến 4.400m là quần xã cây bụi thường xanh và rụng lá, trong đó đỗ
quyên là dạng thống trị, nhiệt độ trung bình còn 8°5C. - Từ 4.400m đến 4800m
là đai đồng cỏ núi cao, nhiệt độ giảm sút còn 4*5c
Trên 4.800m là đai băng tuyết vĩnh cửu, chỉ còn thực vật bậc thấp sinh sản bằng
bảo từ, nhiệt độ dưới 1°5C.

Sơ đồ các vành đai thực vật ở núi kilimanjaro

Quần xã sinh vật miền núi cao ngoại chí tuyên cũng được chia thành các kiểu
vành đai từ chân lên đỉnh. Ví dụ, trên miền núi cao vùng cận nhiệt ẩm ở Tây
Âu, có thể phân biệt các vành đai:

- Đai rừng sối rụng lá (Fagus).

- Đai rừng lãnh sam (Abies) và vân sam tối (Picea).

- Đai thảm thực vật cây bụi với các loài đỗ quyên, thông lùn

- Đai đồng cỏ núi cao với các loài có thấp.


- Đài nguyên núi, băng hà và núi trọc.

B, Đặc điểm các đới sinh vật trên thế giới


1. Đặc điểm sinh vật các đới tự nhiên trên lục địa

Quy luật địa đới chi phối đến sự phân bố các đới sinh vật từ xi đạo về phía hai
cực. Trong mỗi đới lại có sự phân hóa cáo quần xã khác nhau giữa bờ đông, bờ
tây và trung tâm lục địa. Đó là biểu hiện của sự tác động giữa quy luật địa đới
và phi địa đới trong phân bố các quần và sinh vật.

1.1 Đới băng

Phân bố phổ biến trên các đảo ở Bắc Băng Dương, đến vĩ tuyến 80°B và trên
lục địa Nam Cực.

Điều kiện sinh thái rất khắc nghiệt: Nhiệt độ quanh năm thấp, tháng nóng nhất
không vượt quá 0°C; lượng mưa nhỏ, dưới hình thức tuyết; lượng bốc hơi
không đáng kể; trên bề mặt địa hình phần lớn băng đóng vĩnh cửu. Thảm thực
vật thưa thớt, chỉ mọc trên những vách đá lộ ra bên ngoài lớp phủ băng hoặc ở
các rìa băng. Thành phần thực vật thống trị là rêu và địa y. Ngoài ra, còn có
những loài có hoa như cây thuốc phiện cực (Papaver), hoa thông (Polemoniun).

Thành phần động vật chủ yếu là chim, đa số có đời sống gắn liền với biển.
Chúng họp thành từng bầy trên các mỏm đá hoặc trên các bãi -biển phẳng, gồm
các loài trong họ chim cánh cụt, loài sẻ tuyết, mòng cực bắc, mỏng nhỏ, mòng
ba ngón, mòng trắng, vịt trời xứ cực. Về thú, ở đây chỉ có chuột leming từ đài
nguyên xâm nhập lên, nhưng số lượng không đáng kể.

Tài nguyên động, thực vật đới băng ít được khai thác, trừ một số lông vũ của vịt
trời xứ cục (Somateria).
1.2. Đới đài nguyên

Đới đài nguyên phân bố ở rìa phía bắc lục địa Á-Âu và Bắc Mỹ. Ở châu Âu
nằm trong khoảng từ vòng cực bắc trở lên; ở phía đông châu Á và trên lục địa
Bắc Mỹ ranh giới đó hạ thấp xuống dưới dường vòng cực. Nét đặc trưng của khí
hậu đài nguyên là lạnh quanh năm, tính chất mùa phân hóa rõ rệt. Mùa đông dài
và lạnh, nhiệt độ tháng lạnh nhất từ - 5°C đến -35°C; mùa hè ngắn, tháng nóng
nhất từ 5°C đến 13°C. Lượng mưa năm trung bình 250 - 300mm, dưới dạng
tuyết rơi; thời gian sinh trưởng của thực vật chỉ kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

Trong điều kiện sinh thái khắc nghiệt nên thực bì đài nguyên nghèo về loài và ít
đa dạng. Đài nguyên là vùng không có rừng, thảm thực vật thống trị chủ yếu là
rêu và địa y; ngoài ra còn có một số loài cỏ, cây bụi rụng lá về mùa đông (bạch
dương lùn, liễu cực đới...) và cây bụi thường xanh (đỗ tùng lùn, tuyết tùng, cây
lau, cây ledum...). Trong giới động vật, chim là thành phần chiếm số lượng lớn
nhất. Một số loài mùa đông bay về phương Nam để tránh rét, mùa hè mới quay
về đài nguyên như vịt trời xứ cực, ngỗng xám, thiên nga... nên có sự biển động
lớn về số lượng và thành phần động vật giữa các mùa. Những loài ở lại trong
mùa khắc nghiệt là chuột leming, tuần lộc, sói bắc cực, gà gô đài nguyên, chồn
bắc cực, cú bắc cực... Côn trùng và những động vật không xương sống khác
không xuống sâu được dưới đất vì ở đấy độ ẩm đã bão hòa, chúng chủ yếu tập
trung ở tầng lá rụng bên trên mặt đất. Do nhiệt độ thấp nên ít có các loài bò sát
và lưỡng cư. Phía nam đài nguyên, nơi điều kiện nhiệt và ẩm được cải thiện,
phát triển các quần xã đài nguyên rừng.

Cảnh quan đài nguyên ở Bắc Mỹ vào mùa hè


Hiện nay, việc cải tạo và khai thác miền đài nguyên đã được chú trọng ở các
quốc gia như Nga, Canada, Hoa Kỳ, Iceland. Riêng Nga đã thu được những kết
quả đáng kể về nông nghiệp và trồng rừng. Nuôi tuần lộc trở thành nghề chăn
nuôi chính trong miền. Loài cáo xanh đã được nuôi thả tại vùng đài nguyên
rừng, phần cực bắc của Viễn Đông. Trên vùng đất hoang Camsatca đã mọc lên
những nông trường chăn nuôi mang tính chuyên môn hóa.

1.3. Đới ôn đới

Vành đai ôn đới phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc, trên lục địa Á-Âu và Bắc Mỹ,
trong phạm vi từ 40°B đến 65°B. Ngoài ra, còn có ở Nam - Mỹ, New Zealand.
Do lãnh thổ rộng lớn nên có sự phân hóa nhiệt - ẩm giữa các khu vực và hình
thành các đới sinh vật khác nhau ở các bộ phận bờ đông, bờ tây và trung tâm lục
địa. Trong phạm vi vành đai ôn đới có các quần xã sinh vật: Rùng taiga, rừng lá
rộng, thảo nguyên rừng, thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc.

1.3.1 Rừng lá kim

Rừng lá kim hay còn gọi rừng taiga, phân bố rộng rãi ở lãnh thổ Liên Bang Nga,
một phần Bắc Âu và Bắc Mỹ, nơi có khí hậu ôn đới lạnh và ẩm. Mùa hè ấm,
nhiệt độ trung bình khoảng 18°C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cũng
không dưới -10°C. Thời gian sinh trưởng không vượt quá 180 ngày. Thổ
nhưỡng tiêu biểu của đới rừng lá kim là đất pốtdôn. Thực bì rừng taiga gồm
những dạng sống trung sinh như các cây gỗ thuộc họ Thông, cây bụi và cỏ. Tùy
loài cây lập quần, rừng taiga được chia thành rừng lá kim tối và rừng lá kim
sáng. Ngoài quần hệ rừng lá kim còn có quần hệ thực vật đầm lầy, phân bố khá
rộng trên phần thượng nguồn các sông. Dọc thung lũng sông là những dải đồng
cỏ ngập nước trên bãi bồi.

Cảnh quan rừng lá kim ôn đới


- Rừng là kim tổi: Gồm những quần hệ cây gỗ lá kim, tán chồng là nhau như
vân sam (Picea), lãnh sam (Abies), tuyết tùng (Cedrus). Cấu trúc của rừng
tương đối đơn giản: 2 - 3 tầng; tầng trên là cây gỗ, tan 2 dưới là cỏ và rêu. Cỏ
quần hệ chỉ có hai tầng: Cây gỗ và rêu hoặc địa y Do tân cây dày đặc, quanh
năm lá xanh tốt, dưới rừng thiếu ánh sáng nên rêu nước phủ kín trên mặt đất.
Đất ẩm ướt và đóng băng suốt mùa đông nên thành phần và số lượng côn trùng
trong đất nghèo hẳn, khiến cho số lượng thủ ở hang ăn sâu bọ bị giảm sút.

Giới côn trùng ở trên cây nhiều hơn, chúng tìm thức ăn, ở lá và hạt của các cây
lá kim giàu tinh bột và chất béo. Ở xung quanh cây sam (các chi trong họ
Thông) đã diễn ra chuỗi thức ăn phức tạp giữa hạt quả nón, sâu bọ, chim ăn sâu
bọ hay hạt quả nón (chim mỏ chéo), sóc vẫn và thú nhỏ ăn thịt mà phương thức
bắt mồi chủ yếu là ngồi rinh trong điều kiện thiếu ánh sáng, tầm nhìn xa bị hạn
chế do các tán cây rừng dày đặc, đan sít nhau.

- Rừng lá kim sáng: Gồm những cây lập quần tán thưa như thông (Pinus), hoặc
tùng rụng lá (Larix). Ánh sáng lọt xuống chân rừng nên trên mặt đất có cây bụi
như đỗ quyên; rêu nhường chỗ cho địa y. Côn trùng và thú ăn côn trùng ở đây
có số lượng nhiều hơn so với rừng lá kim tối. Các loài thú tiêu biểu: Linh miêu,
gấu nâu, hải ly, chồn trắng. Các loài thú lớn có móng guốc: Nai sừng dẹt
(Alces), hoằng, hươu. Chim có các loài: Chim mõ chéo, chim gõ mõ, củ.

Trên lãnh thổ Tây Âu, rừng lá kim chỉ phát triển trên núi Anpo, Pirênê, Cácpát.
Ngoài vân sam và thông, còn có lãnh sam (Abies) và tùng rụng lá (Larix) là
những loài đặc hữu của châu Âu.

Rừng lá kim Bắc Mĩ cũng có diện tích khá lớn, phân bố ở Alaska, Labrador,
vùng núi duyên hải Thái Bình Dương và vùng đồng bằng gần Đại Tây Dương.
Khác với châu hat Au những loài cây gỗ đặc hữu ở đây gồm có lãnh sam
(Douglas), thiết sam (Tsuga), trắc diệp (Thuya). Trên vùng núi Nevada và phía
tây bắc Hoa Kỳ còn có loài tùng khổng lồ Sequoia.

Rừng taiga là nguồn cung cấp tài nguyên động, thực vật cho các hoạt động kinh
tế của vùng như khai thác và chế biến gỗ, trồng rừng, thuần hóa và chăn nuôi
gia súc...

1.3.2. Rừng lá rộng.

Phân bố ở khu vực ôn đới hải dương, điển hình ở Tây Âu (trừ khu vực Địa
Trung Hải), phía đông Hoa Kỳ (vùng Appalas, Hồ Lớn) và vùng Viễn Đông
(LB Nga), nơi có nhiệt độ mùa đông tương đối ẩm. Nhiệt độ trung bình tháng
lạnh nhất thay đổi từ -12°C đến +5°C. Lượng mưa trung bình năm khoảng
1.000mm, xấp xi với khả năng bốc hơi. Điều kiện sinh thải khu vực thuận lợi
cho các loài thực vật lá rộng phát triển, các loài cây lập quần ưu thế của rừng lá
rộng ôn đới là sồi Quercus và sồi Fagus.

Rừng lá rộng có cấu trúc phức tạp. Thường phần cây gỗ cao có khoảng hai đến
ba tầng; cây bụi và cây cỏ cũng phân hóa thành một đếnhai tầng, đặc biệt trong
rừng có nhiều dây leo thuộc họ Nho. Rừng lá rộng với quần hệ sồi Fagus phân
bổ phổ biến ở Tây Âu, tây Urcaina, Môndavi, Cacpat và Crum. Ở Bắc Mĩ, quần
hệ rừng sồi Fagus phân bố tại miền đông Hoa Kỳ, Canada. Thành phần loài ưu
thế là sồi châu Mỹ (Fagusamericana). Ngoài ra, trong rừng lá rộng còn có các
loài thực vật khác như phong, trăn, du, dẻ gai, dẻ ilex, tần bì, nho dại.

Giới động vật rừng lá rộng phong phú hơn so với rừng lá kim. Trong rừng có
nhiều loại thức ăn (quả dẻ rừng, phong và các giống cây khác) nên động vật đa
dạng và nhiều vẻ. Các loài thú đặc trưng: Lợn rừng, chồn, hươu sao, hổ Utxuri,
thỏ trắng, sóc, linh miêu, hươu đỏ, hoẵng châu Âu.

Rừng lá rộng cũng là nguồn cung cấp nhiều loại tài nguyên quý, gồm nhiều loài
cây lấy gỗ, các thú rừng.

1.3.3. Thảo nguyên rừng

Đây là đới chuyển tiếp từ rừng sang thảo nguyên, phân bố thành một dãy hẹp
bên trong lục địa. dot O châu Âu, đới này kéo dài từ phía đông dãy Cácpát đến
miền hồ Baican. Trên lục địa Bắc Mĩ, phân bố ở phía nam tinh Xaxcatrevan và
Alibe thuộc Canada và bang Dakota, Montana của Hoa Ki.

Đặc điểm khí hậu của đới là có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 0°C;
mùa hè ấm, nhiệt độ trung bình trên 20°C. Lượng mưa trung bình năm khoảng
400 - 600mm, mưa rơi vào mùa hè. Thổ nhưỡng tiêu biểu là đất rừng xám xen
lẫn đất đen.

Quần xã thực vật phổ biến ở đây là rừng sồi, bạch dương xen l với các thảm có
họ Hòa thảo. Hệ động vật tương tự như ở đới thảo nguyên.

1.3.4. Thảo nguyên

Đôi này còn có tên gọi là đồng cỏ ôn đới, phân bố ở nội lục địa Á, Âu, Bắc Mỹ
và Nam Mỹ. Trên lục địa Á-Âu, thảo nguyên phân bố ở các nước Đông Âu,
Mông Cổ và đông bắc Trung Quốc. Ở Bắc Mĩ, thảo nguyên có tên gọi là prairie,
phân bố từ 60°B đến 30°B và từ 89°T đến 107°T, thuộc vùng nội địa của
Canada và Hoa Kỳ.

Khí hậu thảo nguyên mang những đặc điểm chung của vùng ôn đới lục địa.
Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất trên 20°C, tháng lạnh nhất hạ thấp dưới
0°C; lượng mưa trung bình năm 250 - 500mm, mưa rơi chủ yếu vào đầu mùa
hè; thời kì khô kéo dài đến 5 tháng.

Thực bì thảo nguyên ở lục địa Á-Âu chủ yếu là cỏ thấp, ưa khô, mọc thành cụm.
Thành phần loài thuộc họ Hòa thảo với các loài có mục dịch (Festuca), cò lông
chim (Stipa). Ngoài ra, có các loài ngài cúc (Artemisia) và nhiều loài khác có
hoa sặc sỡ. Trên lục địa Bắc Mĩ, trong thành phần loài cỏ họ Hòa thảo phổ biến
là cỏ lông chim (Stipa), có băng (Agropyrum), có grama (Bouleloua).

Quần cư động vật thảo nguyên tương đối đa dạng. Sinh cảnh vùng thảo nguyên
thoáng đãng, mang tính đồng bằng, nguồn thức ăn phong phú dẫn đến lối sống
bầy đàn của động vật. Động vật phải có khả năng chạy nhanh, cơ quan thị giác
tinh tường để phát hiện kẻ thù từ xa hoặc tìm kiếm con mồi; chim và côn trùng
đều là những dạng bay nhanh và khỏe. Địa hình tương đối bằng phẳng và trống
trải nên vai trò của hang hốc rất lớn; hang hốc là nơi ẩn náu, đẻ con và trú qua
đông của nhiều loài, đồng thời cũng là nơi thú ăn thịt như chồn, cáo thường ngồi
rình mồi ngay cạnh cửa ra vào hang. Sự vắng mặt các cây thân gỗ buộc chim
phải làm tổ ngay trên mặt đất.

Xưa kia thảo nguyên là địa bàn sinh sống của từng bẩy ngựa hoang, son dương
Saiga, bò rừng Bison, son dương Mỹ (Antilocapra americana)... Do quá trình
khai khẩn thảo nguyên lâu dài nên ngày nay chỉ còn lại những loài thú nhỏ như
hoàng dương, sơn dương vắn, cáo, sói prairie, cây Mỹ (Taxide taxus), chó preri
(Cynomys), thỏ Caliphornia (Lepus caliphornicus) và các loài gặm nhắm như
chuột đồng Microtus, chuột Xuxlic, chuột lúa mì (Cricetus), chuột nhày, thỏ
Âu... Chim tiêu biểu là những dạng lớn ăn thịt như diều hâu, đại bàng, kền kền.

Đới thảo nguyên Á-Âu và preri Bắc Mĩ trước đây là địa bàn sinh sống của từng
đàn thú hoang cỡ lớn. Ngày nay, nhiều vùng đất đen thảo nguyên đã trở thành
những khu chăn nuôi ngựa, cửu, bò; phần lớn diện tích thảo nguyên dành cho
việc trồng trọt các loại cây lương thực (chủ yếu là lúa mì, lúa mạch, ngô), cây
công nghiệp và nhiều loại cây ăn quả khác.

1.3.5. Hoang mạc và bán hoang mạc ôn đới


Đới hoang mạc và bán hoang mạc ôn đới phân bố ở khu vực nội địa Á-Âu (từ
biển Caspien qua Trung Á đến Mông Cổ và miền tây Trung Quốc) và nội lục
địa Bắc Mĩ.

Khí hậu của vùng mang tính khắc nghiệt. Nhiệt độ mùa hè cao, nhiệt độ trung
bình tháng nóng nhất đạt 32°C - 34°C, tối cao đến 50°C. Mùa đông lạnh, nhiệt
độ trung bình tháng I từ 0° đến 10°C. Lượng mưa thấp, trung bình từ 100 đến
250mm/năm, phân bố không đều trong năm. Lượng bốc hơi lớn hơn nhiều lần
so với lượng mưa, gió mạnh. Sinh cảnh của đới được phản ánh trong thảm thực
vật cực kì nghèo và cần cỗi.

Thực vật ở đây đều có dạng ưa khô. Các cây bụi nhỏ thường có gốc cứng, hệ rễ
phát triển, một số không có lá như cây muối (Haloxylon), một số có lá hẹp như
cây mọc giá (Yucca). Trên đất mặn mọc nhiều đại diện thuộc họ Rau muối như
các cây có muối Salicornia herbacea, Suada dendroides ...

Thức ăn hạn chế nên động vật hoang mạc ít có dạng sống bầy đàn, trừ những
loài di chuyển nhanh như sơn dương, gã cát. Dạng sống hạng hốc quan trọng
hơn so với bất cứ đói nào. Động vật có vú phổ biến có loài sơn dương; nhóm
gậm nhấm có có các loài chuột xuxlíc, chuột nhày. Bò sát có những đại diện
tiêu biểu như rắn cát, kì đà, rùa...

Ngày nay, một số khu vực thuộc vùng đất nâu xám bán hoang mạc đã được khai
thác để trồng bông, lúa mì và chăn nuôi gia súc. Ở các đảo có thể trồng cây
lương thực, cây ăn quả.

1.4. Đới cận nhiệt

Mang tính chất chuyển tiếp giữa ôn đới và nhiệt đới. Dựa vào sự phân hóa điều
kiện nhiệt - ẩm theo địa ô, có thể phân thành: Đới cây bụi và rừng cây lá cứng ở
bờ tây lục địa, đới rừng hỗn hợp cận nhiệt gió mùa ở bờ đông lục địa, đới bán
hoang mạc và hoang mạc trong miền khí hậu khô hạn.

- Đới cây bụi và rừng cây lá cứng (rùng Maquys): Phân bố rộng rãi ở bở tây các
lục địa: Vùng Nam Âu, Bắc Phi, Trung Cận Đông, Caliphomia, tây nam lục địa
Úc và Nam Mỹ.

Trong phạm vi đới, nhiệt độ tháng lạnh nhất không dưới - 4°C, thời gian phủ
tuyết ngắn. Lượng mưa bình quân năm 600 - 700mm. Độ ẩm thay đổi theo mùa
khá rõ nét, thời kì ẩm nhất vào mùa đông; mùa hè khô, dài trên 3 tháng.
Thành phần thực vật của rừng cây lá cứng (rừng Maquys) đa dạng, bao gồm các
loài đổ tùng, dâu, ô liu dại, sim. Đối với quần hệ dạng cây bụi thấp thường
xanh, các loài ưu thế là sồi bụi (Quercus coccifera), cò xạ hương (Thymus),
hương thảo (Rosmarinus), kim tước chỉ (Genista). Các loài cây gỗ có sồi đá
(Quercusilex), sồi bần (Quercusseber). Ở Nam Âu, Bắc Phi và vùng Tiểu Á còn
có loài thông Ý (Pinus pinca) và tuyết tùng Libăng (Cedrus libani). Ở tây nam
Úc, rừng cây bụi lá cứng (còn có tên gọi là Scrub) với các loài đặc trưng như
bạch đàn lá cứng, keo, khuynh diệp cây bụi... Ở Nam Mỹ, quần hệ này được gọi
là Sarapan.

Động vật trong đới đa dạng, mang tính hỗn hợp giữa á nhiệt đới và ôn đới,
nhiều nhất là những loài ăn quả như sóc lớn, sóc chuột. Các loài đặc trưng có dê
dại Tây Ban Nha, dê rừng, cửu có bờm, hươu dama, hoẵng, thỏ dại, nhím, linh
cầu, chó rừng, khi không đuôi macgot. Chim có các loài sáo đá, ác là Tây Ban
Nha, sẻ, cò, kền kền. Động vật thuộc lớp bò sát, lưỡng cư và côn trùng phong
phú.

- Đối rừng hỗn giao cận nhiệt đới ẩm thường xanh: Phân bố ở bờ đồng châu Á
(Trung Quốc và Nhật Bản), đồng nam lục địa Bắc Mĩ. Điều kiện khí hậu của
miền được đặc trưng bởi lượng mưa lớn, trung bình 1000 - 1.500mm/năm,
không có mùa khô. Nhiệt độ không khí trung bình 13- 14°C, sự chênh lệch nhiệt
độ giữa mùa hè và đông không lớn.

Trong phạm vi đới, càng về phía đông, đới rừng hỗn giao biểu hiện cảng rõ nét.
Thảm rừng có sồi Fagus, sồi Quercus mọc xen với những loài thưởng xanh khác
phát triển trên đất vàng và đất đỏ á nhiệt. Giới động vật căn bản giống với rừng
cây lá rộng ôn đới, nhưng ở đây có thêm các loài ưa nóng như cá sấu aligater,
vẹt, chim ruồi.

1.5. Đới nhiệt đới

Nét đặc trưng là có sự phân hóa các quần xã sinh vật khác nhau theo địa ô giữa
bộ phận bờ đông, bờ tây và trung tâm lục địa của đới.

- Đới rừng nhiệt đới thường xanh: Phân bố ở bờ đông của đới: vùng Đông Nam
Á, cao nguyên Decan (Ấn Độ), Miama và trên hàng loạt các đào phía đông
thuộc khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C, lượng
mưa trung binh 1.500-2.000mm. Rúng phát triển trên đất feralit đỏ vàng.

Thành phần thực vật đặc trưng của rừng ở những nơi thường xuyên ẩm ướt có
các loài thường xanh trong chỉ sung và (Ficus), sim, nguyệt quế, các loài cây họ
Đậu, có nhiều dây leo và phụ sinh. Các rừng ẩm ướt theo mùa có các loài cây
rụng lá vào mùa khô như tếch (Tectona grandis), sến (Shorea robusta)... Giới
động vật gần giống với những đại diện của rừng xích đạo.

- Đới Savan và rừng thưa nhiệt đới: Phân bố ở châu Phi, Nam Á, Úc và Nam
Mỹ, nơi có lượng mưa trung bình 900 - 1.500mm, mùa khô kéo dài từ 4 đến 6
tháng.

Savan là một quần xã có cao nhiệt đới xen các cây gỗ, cây bụi. Thực vật đặc
trưng ở savan châu Phi có các loài có cao thuộc họ Hòa thảo, cây bao báp, cây
keo (Acacía). Ở lưu vực sông Orinoco, savan cò cao xen với các đám rừng cọ; ở
địa khối Brasil có cây hình chai độc đáo, cây xương rồng. Ở Úc, trên các thảm
cỏ rộng nhỏ lên các cây bụi khuynh diệp, phi lao, cây keo, cây bụi có gai, các
cây mọng nước.

Cảnh quan xavan ở Châu Phi

Quần cư động vật của savan rất phong phú. Sự phong phú của cô kéo theo kéo
theo sự đa dạng của các loài thú móng guốc và các loài khác như gặm nhấm,
động vật ăn xác, bò sát. Savan châu Phi có các loài đặc trưng: Sơn dương, đà
điểu, hươu cao cổ, ngựa vằn, bò rừng, trầu rừng, tê giác, hà mã, voi, sư tử, báo
săn... Ở Nam Mỹ có hổ, đà điểu, cá sấu. Ở Úc có các loài thú có túi như
kangaroo. Sự có mặt của những loài có móng guốc là nguyên nhân xuất hiện
một số thú dữ như sư tử, chó savan... Vào thời kì khô, động vật di cư rất xa.
Những kì có hạn hán lớn, động vật chết hàng loạt.
- Đới hoang mạc và bán hoang mạc nhiệt đới: Phân bố ở vùng chí uyến (trừ ô
gió mùa), kéo dài ngang qua châu Phi (hoang mạc Sahara) đến Hồng Hải, qua
Arabia và tây bắc Ấn Độ (hoang mạc Thar). Ở Bắc Mĩ, đới này thuộc phía tây
Mexico trên hạ lưu sông Colorado, bán đảo Caliphomia; ở Nam Mỹ, bao chiếm
bình sơn nguyên trung tâm Andes (15 - 18 deg * N) Ở Úc phân bố trong miền
nội địa, chiếm 1/3 diện tích lục địa Úc.

Hình thành trong điều kiện khí hậu khô hạn, lượng mưa nhiều nơi nhỏ hơn
200mm/năm, độ ẩm tương đối của không khí thấp, biên độ nhiệt độ lớn nên
thực bì ở đây rất thưa thớt. Thành loài đặc trưng cho đới gồm có các loài có ưa
khô, cây bụi và cây gỗ nhỏ chịu được điều kiện thiếu ẩm, có khả năng tích tụ
được nước trong thân, như các loài trong họ Xương rồng (Cataceae), họ Thầu
dầu (Euphorbiaceae). Giới động vật hoang mạc nghèo hơn savan, tiêu biểu là
những loài có móng guốc như lạc đà, sơn dương, linh dương, lừa dại, linh cầu.
Ngoài ra, còn có các loài bò sát, gặm nhấm.

Sơ đồ phân bố hoang mạ cát trên thế giới

1.6. Đới cận xích đạo

Phân bố ở Đông Nam Á, Trung Phi và Nam Mỹ, trên các lãnh thổ có kiểu khí
hậu cận xích đạo. Nét đặc trưng của đới: Quanh năm có nhiệt độ cao, lượng
mưa trung bình năm trên 1.000mm, nhưng có sự phân hóa của độ ẩm giữa mùa
mưa và mùa khô; chỉ số khô hạn (K) dao động từ 0,8 đến 2,0. Sự phân hóa độ
ẩm theo mùa là chỉ tiêu chính để phân chín thành hai đối nhỏ: Đới rừng rụng lá
có một mùa ẩm và đới rừng thưa cận xích đạo. Thành phần sinh vật tiêu biểu là
những loài thuộc đới nhiệt đới và đới xích đạo.

1.7 Đới xích đạo

Phân bố quanh đường xích đạo, giới hạn trong khoảng 5°B đến 5°N, bao gồm
lưu vực sông Amazone ở Nam Mỹ, lưu vực sông Congo & châu Phi, một số
nhóm đảo ở Malaysia, Indonesia và New Ghine.
Đặc điểm khí hậu khu vực có cân bằng bức xạ lớn, trên 80Kcal/cm³/năm, nhiệt
độ trung bình năm 24 - 26 deg * C lượng mưa dao động từ
1,800-3,000mm/năm, độ ẩm không khí cao. Sự phong phú của nhiệt, ẩm tạo
điều kiện cho sinh vật sinh trưởng và phát triển quanh năm.

Rừng mưa xích đạo còn có tên gọi là rừng Ghilê, rừng mưa nhiệt đới thường
xanh. Cấu trúc rừng phân hóa thành nhiều tầng. Cao nhất là tầng nhô (50 –
60m), gồm một số loài thường xanh mọc rải rác vượt hẳn lên bên trên tạo thành
tầng vượt tán, tiếp theo là tầng lập quần tạo nên tán rừng, bên dưới là các tầng
cây gỗ nhỏ, tầng cây bụi và tầng có thưa chịu bóng. Trong rừng có nhiều dây
leo, cây phụ sinh. Hiện tượng biểu sinh cũng rất phổ biến; nét đặc thù là cây bụi
biểu sinh trên cây gỗ.

Rừng xích đạo còn có một số đặc điểm khác: Rừng ẩm ướt, tân cây tìm, cây
thường xanh. Do độ ẩm quanh năm cao và đồng nhất nên tỉnh chất mùa của
rừng xích đạo biểu hiện rất yếu, hầu như mùa nào cây rừng cũng ra hoa, kết quả.
Hệ thực vật và động vật giàu về thành phần loài, nhưng số lượng cá thể trong
mỗi loài lại không nhiều. Các cây gỗ cao đều có rễ bạnh về, tương ứng với bộ rễ
ngầm mọc nông. Nhiều loài cây có hoa, quả đinh thẳng vào thân cây một cách
độc đáo, ví dụ những đại điện trong chỉ sung và (Ficus). Cấp chia cành lớn, có
thể đến 6 - 7 cấp, thân cây cao nhưng tán lá nhỏ hẹp, lá cây hình bầu dục, mũi lá
thuôn dài để nước mưa dễ thoát đi nhanh chóng.

Giới động vật cũng rất phong phú về loài và độc đáo về phân bố. Nguồn thức ăn
phong phú và có sẵn tạo điều kiện thuận lợi cho động vật sinh sản liên tục. Hiện
tượng phân bố theo tầng rất rõ rệt, kể cả chim và thú rừng. Có nhiều dạng sinh
sống và làm tổ ngay ở đinh tầng, ở tầng giữa hay tầng sát mặt đất. Ngay trên các
tầng cây rừng, ngoài các nhóm chuyên leo trèo như vượn, khỉ, sóc ăn quả cây,
cầy bay (Galeopithecus) dơi, chuột cây; còn có những dạng ăn thịt, săn mồi trên
cây như mèo, rừng, cầy hương, cây vần. Có nhiều loài chim có bộ lông sặc sỡ
như công; nhiều loài bò sát. Động vật không xương sống cũng đa dạng, trong đó
kiến và mối là những thành phần tiêu biểu. Độ ẩm của đất cao tạo điều kiện cho
vắt tồn tại trên mặt đất.

Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới thường xanh


Do lịch sử phát triển không đồng nhất dẫn đến sự khác biệt trong giới sinh vật ở
các vùng khác nhau của rừng mưa xích đạo. Những đi điện đặc thù của đới này
ở Amazone là cọ, lau, cao su, khỉ hú, heo với hể Nam Mỹ, cá sấu aligater, vẹt,
chim ruồi, bướm, kiến. Ở các răng châu Á có đứa dại, cây ký sinh có hoa
(Rafflesiaceae), cọ, đười ươi, gấu Mã Lai, heo vòi, bò rừng châu Á, hươu, voi,
hổ, báo, hươu xạ, thần lần, trăn, thằn lằn bay, mối. Ở châu Phi có cây cọ dầu,
tinh tỉnh, vượn, voi, hà mã, cá sấu sông Nile, rắn hổ mang, bọ hung, kiến, mối,
muỗi, ruồi tse tsé Ở những khu vực bờ biển bị ngập nước khi triều lên có rừng
ngập mặn với các loài mắm, sú, vẹt, đước.

Rừng mưa xích đạo là nơi có sự sống phong phú và có độ đa dạng sinh học cao
nhất trên Trái đất. Ngoài chức năng bảo vệ đa dạng sinh học, rừng còn là nguồn
tài nguyên cung cấp nhiều loài gỗ quý và các lâm sản có giá trị khác.

2. Thực vật và động vật đại dương thế giới

2.1. Các nhân tố sinh thái của thực, động vật ở đại dương
Biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt Trái đất, phân bố đến độ sâu
11.034 m, với thể tích nước 1,368 tỉ k * m ^ 3 Đây là hệ sinh thái nước mặn
khổng 1 * 1/O đặc trưng chính của đại dương là nước mặn với nồng độ muối
cao 32 - 35%o.
2.1.1. Ánh sáng

Trong môi trường nước, ánh sáng chi xuống sâu đến một mức độ nhất định, tạo
ra lớp nước có ánh sáng, sâu trung bình khoảng 200m.

Lớp nước có ánh sáng là môi trường sống và quang hợp của thực vật thủy sinh
(đầu mối dinh dưỡng của dây chuyền thức ăn trong biển và đại dương). Phân bố
của thực vật thủy sinh thường không vượt quá độ sâu 200m, để quang hợp
chúng có thể nổi lên mặt nước theo nhịp điệu ngày đêm, sâu hơn nữa chỉ còn
tồn tại những động vật không trực tiếp cần đến ánh sáng. Trong tầng nước của
lớp có ánh sáng, động vật hoặc trong suốt hoặc xanh đậm hay có màu sáng bạc,
còn sinh vật ở đáy sâu có màu tối, mầu thích nghi với môi trường không có ánh
sáng.

2.1.2. Nhiệt độ

Nước biển dao động từ -2°C đến +36°C, biên độ nhiệt bé hơn so với không khí,
giới hạn này thích hợp với đa số các động vật biển nhiệt, ngoại trừ chim và một
số thủ ở biển như cá voi, thú chân màng, lợn biển.

2.1.3. Áp suất

Trong môi trường nước, cứ xuống sâu 10m, áp suất tăng thêm 1 atmosphere. Ở
độ sâu 10.000m, áp suất có thể lên đến 1.000 atmosphere. Với áp suất lớn, cá ở
đáy sâu vẫn sinh sống bình thưởng do cơ thể có những mô có khả năng thẩm
thấu đặc biệt và áp suất trong thân cả luôn luôn cao so với bên ngoài.

Sinh vật ở môi trường nước buộc phải có những thích nghi riêng, để giảm bớt
trọng lượng, chúng có bộ xương cấu tạo mảnh dẻ và mềm, trong cơ thể tích tụ
một lớp mỡ và có không khí chứa đựng trong những buồng riêng. D hat hat e
bơi lội được tự do, nên ma sát của cơ thể trong môi trường nước phải giảm đi
đến mức tối tiểu, thân của động vật thường thon dài.

2.1.4. Độ mặn

Độ mặn của nước ảnh hưởng đến sự phân bố, số lượng và thành phần loài. Mỗi
loài sinh vật thường chỉ tồn tại được trong một giới hạn độ mặn nhất định. Cũng
có những loài có khả năng thích ứng được những nơi có biên độ dao động độ
mặn lớn trong năm như vùng cửa sông, ven biển. Có loài, trong từng giai đoạn
phát triển cần phải di cư đến những vùng có nồng độ muối khác nhau.

2.1.5. Sự vận động của nước


Sự vận động của nước có tác động rất lớn đến đời sống sinh vật biển, nhất là các
sinh vật thủy sinh. Các hình thức vận động cơ giới của nước như sóng, dòng
biển, các vận động tuần hoàn theo thẳng đứng (vùng nước trồi, vùng nước chìm)
có ảnh hưởng đến sự phân bố của nhiệt độ, độ mặn, chất dinh dưỡng. Các dòng
nước khác nhau trong đại dương thường tạo ra những mặt tiếp xúc gọi là khu
tiền diện. Trong khu này, các chất phủ dưỡng như phốt phát, nitrat được chuyển
lên tầng nước của lớp ánh sáng. Tại đây đã phát triển vô số những thực vật nổi
và tiếp theo đó là những động vật nổi. Khu tiền diện là nơi hội tụ của những đàn
cá lớn, trong đó các loài cá bé là thức ăn của các loài cỡ lớn. Ví dụ, trong vùng
biển bắc Thái Bình Dương, sự tập trung các đàn cá hồi có liên quan chặt chẽ với
khu tiền diện Bắc Cực, ở đó có sự tiếp xúc giữa dòng biển nóng Kuroshivo và
các dòng lạnh Kamchatka, Kuril, Bering và Alaska.

2.1.6. Tầng đất đáy

Tầng đất đây có vai trò quan trọng đối với các loài sinh vật đấy. Dạng địa hình
và vật liệu của bề mặt đáy ảnh hưởng đến sự phân bố, dạng sống và thành phần
các loài thực vật, động vật. Nền của sinh cảnh đáy là đã mẹ rắn thì các loài tảo
lục, tảo đỏ phát triển phong phú, động vật ưu thế là những dạng thường trú sống
trong các khe nút. Đáy biển là những lớp vật liệu vụn bở như cát hay bùn thì
thực vật chủ yếu là các loài cỏ biển; động vật dạng thường trú ít hơn, phần lớn
là những dạng sống chui rúc thuộc ngành nhuyễn thể, hoặc bỏ tự do trên bùn,
các chi phát triển.

2.1.7. Chuỗi dinh dưỡng,

Chuỗi dinh dưỡng cơ sở của toàn bộ sự sinh sống ở biển là thực vật thủy sinh có
khả năng quang hợp, chủ yếu là các ngành tảo, mắt xích đầu tiên trong chuỗi
dinh dưỡng ở đại dương. Thực vật nổi là thức ăn cho động vật nổi; những động
vật này đến lượt chúng lại làm mồi cho những động vật lớn hơn.

2.2. Các vùng sinh thái biển và đại dương

Vùng sinh thái biển là vùng tương ứng với các điều kiện sinh thái của môi
trường biển có độ sâu và mức độ xa bờ khác nhau. Có ba vùng lớn: Duyên hải,
viễn hải và vùng biển sâu.

2.2.1. Vùng duyên hải (vùng ven bờ)

Ở độ sâu từ 0 đến 200m, thuộc vùng thềm lục địa, thường cách xa bờ từ 200 -
250km, chiếm 7% tổng diện tích đại dương thế giới. Đây là lớp nước có ánh
sáng, điều kiện nhiệt độ, áp suất của nước thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào, có
nhiều sinh cảnh phong phú nên có số lượng loài lớn.

Mặt biển luôn vận động do tác động của thủy triều, sóng, các dòng biển trên
một nền đáy sẵn nhiều chỗ trú ẩn nên cá ở đây có nhiều màu sắc và hay thay đổi
để thích hợp với màu của các loài tảo hay màu của nền đá, nhiều loài có hình
thù ki dị dễ lẫn vào với các bụi tảo sợi.

Hệ sinh thái sinh vật biển


Giới động vật đặc trưng cho vùng có bọt biển, thân mềm, giun, giáp xác và
nhiều loài cá. Các loài có vú không nhiều, chỉ có một số loài chân màng như
chó biển (Phoca), sư tử biển (Otaria), voi biển (Mirounga). Một số loài sống
trên mặt đấy nên có hình dạng độc đáo; có loài bụng dẹt như cá đuối, có loài
mắt, miệng đều ở phía trên....

Động vật vùng duyên hải giàu nhất là ở miền ôn đới. Ở miền nhiệt đới, động vật
duyên hải có nhiều san hô, bọt biển. Ở các rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới,
nơi có nguồn thức ăn phong phú nên có nhiều đại diện thuộc lớp giáp xác như
tôm, cua.

2.2.2. Vùng viễn hải (vùng khơi đại dương)

Có độ sâu từ 0m đến 200m, tương ứng với bề dây của lớp nước có ánh sáng
nhưng lại ở ngoài khơi đại dương. Môi trường nước tương đối đồng nhất, sinh
cảnh ít có sự phân hóa. Nhiệt độ là nhân tố sinh thái có ý nghĩa lớn nhất, quy
định ranh giới cho một số loài ở vùng khơi đại dương.
Môi trường nước ở vùng viễn hải có độ trong suốt cao, ít bị văn dục, có nhiều
ánh sáng, là nơi phong phú các loài thực vật nổi và động vật nổi, nguồn thức ăn
của cá nhỏ, đi theo đó là những đàn cá lớn. Vùng này không tiếp xúc với tầng
đáy nên cá nhỏ muốn tự vệ được phải bơi rất nhanh, hoặc cơ thể phải trong suốt.
Nhìn chung, động vật vùng khơi đại dương có số lượng loài phong phú và đa
dạng, màu xám bạc là phổ biến.

2.2.3. Vùng biểu sâu

Nằm bên dưới giới hạn của lớp nước có ánh sáng, chiếm 80% khối lượng nước
của các đại dương thế giới. Các điều kiện sinh thái của môi trường khá đồng
nhất, nhiệt độ dao động trong khoảng +3^ 0 d hat en + 4 ^ 0 * C nồng độ muối
cao, áp suất lớn, vật liệu nền đáy chủ yếu là bùn.

Sự thích nghi của động vật ở biển sâu bằng khả năng chịu đựng được áp suất
cao, có mắt to để tiếp thu được những ánh sáng yếu ớt ở đây không còn tảo nên
cả là những loài ăn thịt. Một số loài ăn các chất bã hữu cơ của tầng trên lắng
xuống.

2.3. Các miền các miền địa lý sinh vật đại dương thế giới

2.3.1. Nguyên tắc cơ bản phân chia các miền địa lý sinh vật đại dương

Việc phân vùng địa lí sinh vật đại dương rất khó khăn do môi trường sống của
đại dương tương đối đồng nhất, ít có vật chướng ngại của tự nhiên có ảnh
hưởng lớn đến sự phân bố của sinh vật biển. Về thành phần hệ thực vật, đại
dương chỉ có các ngành tảo, là thực vật bậc thấp nên không thể dùng làm cơ sở
thể phân vùng. Ngược lại, ở đại dương có đầy đủ đại diện các họ động vật. Vì
vậy, phân vùng địa lí sinh vật đại dương thực chất là phân vùng địa lí động vật
đại dương.

Những yếu tố sinh thái như nhiệt độ, nồng độ muối, sự vận động của nước biển
biển... là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật
biển. Căn cứ vào điều kiện sinh thái và giới động vật ở các miền đại dương, có
thể chia đại dương thế giới thành một số miền địa lí sinh vật. Tuy nhiên, sự
phân chia này chỉ có tính chất tương đối và chủ yếu căn cứ vào động vật miền
viễn hải.

2.3.2. Các miền địa lí sinh vật đại dương

- Miền Bắc Cực (Arctic), phân bố chủ yếu ở Bắc Băng Dương. Đặc điểm chung
của miền là nhiệt độ nước thấp, thường dưới 0°C, mặt biển hầu như bị đóng
băng quanh năm.

Giới sinh vật nghèo về thành phần loài. Vào mùa hè số lượng cá thể tăng cao do
có nhiều phù du sinh vật cạnh rìa các tảng băng kéo theo sự xuất hiện các loài
động vật đến kiếm mồi. Động vật đặc trưng cho miền có cá voi, cá heo trắng,
hài cầu, gấu trắng. Về chim có nhiều loài hải âu trắng, hải âu hồng, mòng biển.

- Miền biển ôn hòa bán cầu Bắc: Phân bố ở bắc Thái Bình Dương và bắc Đại
Tây Dương, giới hạn phía nam của miền vào khoảng vĩ tuyến 40°B.

Đặc điểm chung của miền là nhiệt độ có sự dao động theo mùa rõ rệt và ấm hơn
miền Bắc Cực.

Giới động vật giàu hơn so với miền Bắc cực cả về số lượng loài và số cá thể,
nhất là cá. Miền biển ôn hòa bán cầu Bắc bị ngăn cách bởi lục địa Á - Âu và
Bắc Mĩ dẫn đến có sự khác nhau về thành phần loài động vật trong mỗi vùng
biển, có thể chia thành 2 miền phụ:

+ Miền Bắc Thái Bình Dương: Hệ động vật giàu, có nhiều loài đặc hữu. Thú
biển đặc trưng có cá voi Viễn Đông, cá voi Nhật Bản, sư tử biển bòm (Otaria
jubata), rái cá biển, rái cá biển... Có nhiều loài cá đặc hữu như cá hồi Viễn
Đông.

+ Miền bắc Đại Tây Dương: giới động vật nghèo hơn miền bắc Thái Bình
Dương. Loài địa phương có chó biển Greenland, chó biển mõm dài
(Halichoerus gryphus). Về chim, có mòng bạc và một số loài chim thuộc nhóm
chim cánh cụt. Các dạng cá môruy là nét đặc trưng của miền. Ngoài ra, còn có
nhiều loài tôm hùm, tôm rồng.

- Miền biển nhiệt đới: Bao gồm vùng biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và
Đại Tây Dương nhiệt đới.

Đặc điểm chung của miền là nhiệt độ nước biển quanh năm cao và ổn định,
tháng lạnh nhất cũng trên 19°C, biên độ nhiệt không quá 2°C.
Hệ động vật giàu về số lượng loài, chỉ và họ; số lượng cá thể tron mỗi loài cũng
nhiều nhưng không bằng miền biển lạnh và ôn hòa. Động vật tiêu biểu hải sâm,
rùa nước mặn; cá rất đa dạng, có nhiều cá chuồng cá đuối, cá mặt trăng..., cá có
nhiều dạng kì dị, màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là cá ở các rạn san hô. Về chim, có
các loài đặc trưng trong họ chim én (Apodidae) như loài yến sào. Thú biển có cá
nhà táng, bò nước. Vùng duyên hải có nhiều san hô. Trong miền có những hệ
sinh thái đặc biệt tạo điều kiện cư trú cho nhiều loài động vật như hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở vùng ven biển và ở nhiều đảo san hô trong đại dương. Miền
biển nhiệt đới được chia thành hai miền phụ:
+ Miền Ấn Độ - Thái Bình Dương nhiệt đới, hệ động vật khá giàu, có nhiều loài
cổ xưa. Động vật đặc trưng có loài lợn biển, cá voi lớn Ấn Độ, cá nhà táng. Ở
đây có khu hệ cá phong phú nhất, nhiều loài cá nguyên thủy, nhiều loài địa
phương. Miền này được xem là trung tâm phát sinh của nhiều nhóm cá biển
hiện nay. Về bò sát có nhiều vich, rắn biển (Hydrophis). Vùng duyên hải có
nhiều san hô và thân mềm.
+Miền Đại Tây Dương nhiệt đới, hệ động vật gần giống như miền Ấn Độ - Thái
Bình Dương nhiệt đới, nhưng nghèo hơn. Động vật đặc trung có loài lợn biển
Manatus, cá kiếm Đại Tây Dương. Trong miền có nhiều san hô, cua, bò nước,
cá voi, cá ngựa, thân mềm.

Miền Nam Cực (Antarctic): Bao gồm các vùng biển phía nam các đại dương lớn
bao quanh lục địa Nam Cực.

Các điều kiện sinh thái có những nét tương đồng với miền biển Bắc cực. Hệ
động vật nghèo về thành phần loài, nhưng có nhiều loài địa phương. Thú địa
phương có cá voi phương Nam, cá voi lùn, hải cẩu, sư tử biển bởm phương
Nam.

*Liên hệ thực tiễn Việt Nam

Do sự phân hóa khí hậu ở Việt Nam phân hóa theo quy luật địa đới và phi địa
đới dấn đến sự phân hóa của cảnh quan và các điều kiện tự nhiên khác .

1. Sự phân hóa theo quy luật địa đới.

a) Phần lãnh thổ phía Bắc:

-Từ dãy núi Bạch Mã trở ra

- Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.

- Nhiệt độ trung bình năm 22 - 24 ^ 0 * C

- Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ


-Cảnh quan, phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới ẩm

- Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.

b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dây Bạch Mã vào)

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm

- Nhiệt độ trung bình năm trên 25 ^ 0 * C

- Phân thành 2 mùa là mưa và khô

- Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận xích đạo

- Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài - Sự
phân hoả khí hậu là nguyên nhân chính làm cho thiên nhiên phân hoả theo vĩ độ

(Bắc - Nam). Sự khác nhau về thiên nhiên giữa hai phần Bắc và Nam lãnh thổ
thể hiện ở sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa, ở thành phần các loài
động, thực vật tự nhiên và nuôi trồng

Rừng cận xích đạo gió mùa

2. Quy luật phi địa đới


a, theo độ cao:Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:

Đai nhiệt đới gió mùa :

- Độ cao:

+ Miền Bắc dưới 600-700m

+ Miền Nam 900-1000m.

- Khí hậu : Mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt.

- Thổ nhưỡng:

+ Nhóm đất phù sa chiếm 24%diện tích.

+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp > 60% diện tích : feralit đỏ vàng,nâu đỏ.

- Sinh vật :

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh với 3 tầng cây gỗ, động
vật đa dạng.

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và
rừng thưa nhiệt đới khô.

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

- Độ cao :

+ Miền Bắc 600-700m lên đến 2600m.

+ Miền Nam 900-100m lên 2600m.

- Khí hậu : mát mẻ , mưa nhiều , độ ẩm tăng.

+ Độ cao 600-700m đến 1600-1700m hình thành rừng cận nhiệt đới lá rộng và
lá kim trên đất fealit có mùn.

+ Trên 1600 -1700m hình thành đất mùn rừng phát triển kém đã xuất hiện các
loài cây ôn đới .

Đai ôn đới gió mùa trên núi.

- Độ cao từ 2600m trở lên .

- Khí hậu ; có tính chất khí hậu ôn đới ( t0 < 50C - < 150C)
- Thổ nhưỡng : chủ yếu đất mùn thô.

- Sinh vật : các loài thực vật ôn đới : đỗ quyên ,lãnh sam ,thiết sam.
b, Phân hóa đông tây

Khái quát sự phân hóa Đông – Tây của thiên nhiên nước ta: Từ Đông sang Tây,
từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành ba dải rõ rệt.
- Vùng biển và thềm lục địa: diện tích lớn gấp ba lần đất liền, độ nông- sâu,
rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi
núi kế bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
- Vùng đồng bằng ven biển:
+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp
phẳng, thềm lục địa rộng nông, đồi núi lùi sâu vào đất liền
+ Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu
với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ
biến…
- Vùng đồi núi: Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.
+ Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt gió mùa; vùng núi
thấp phía Nam của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới.
Vùng núi cao của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất ôn đới.
+ Đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đón gió mùa Tây Nam có
mưa lớn thì Đông Trường Sơn lại chịu hiệu ứng phơn khô nóng. Ngược lại, vào
thời kì thu đông, khi Đông Trường Sơn đón các luồng gió từ biển thổi vào gặp
bức chắn địa hình gây mưa lớn thì Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa khô.
Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm
lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên:
- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng
bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
+ Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp
phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
+ Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành
những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp
giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.

Bản đồ
tự
nhiên
Việt
Nam

You might also like