You are on page 1of 4

TRƯỜNG :……………………………….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I


Môn: KHOA HỌC
LỚP: .…………………………………… Khối lớp: Năm
Năm học: 2023-2024
HỌ TÊN:………………………………… Thời gian làm bài: 35 phút
Giám thị 1 Giám thị 2 Số thứ tự
……………………………………………

………………………………………………………………………………………………....
Điểm Nhận xét Giám khảo 1 Giám khảo 2

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM


Khoanh tròn vào chữ a, b, c, d đặt trước câu trả lời đúng nhất:
..…../1đ Câu 1. Cách để tránh bị xâm hại:
a. Ở trong phòng kín một mình với người lạ
b. Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ
c. Để người lạ vào nhà
d. Không đi nhờ xe người lạ
……./1đ Câu 2. Chúng ta chỉ nên dùng thuốc khi:
a. Ăn cơm cảm thấy không ngon miệng
b. Thời tiết thay đổi, cảm thấy mệt mỏi trong cơ thể
c. Cần thiết, đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ
d. Thấy người không được khỏe là dùng thuốc
……./1đ Câu 3. Đúng ghi (Đ), sai ghi (S) vào ô trống:
Trẻ em có thể tham gia phòng tránh nhiễm HIV/AIDS bằng cách:
Chủ động phòng tránh, tự bảo vệ trước các nguy cơ lây nhiễm
Nghịch các bơm kim tiêm đã qua sử dụng
.……/1đ Câu 4. Nối ý cột A với ý cột B sao cho phù hợp:
A B

Do một loại vi-rút gây ra

Bệnh sốt rét Do kí sinh trùng gây ra

Muỗi a-nô-phen là con vật trung gian truyền bệnh


……/1đ Câu 5. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho phù hợp:
(thiên thạch, lò rèn, tính dẻo)
Sắt là kim loại có ………………, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập. Sắt màu
trắng xám, có ánh kim. Trong tự nhiên, sắt có trong các ………………….(là khối
chất rắn từ ngoài Trái Đất rơi xuống) và có trong các quặng sắt.
…..../1đ Câu 6. Tác nhân gây ra bệnh viêm não là:
a. Do vi khuẩn gây ra
b. Do một loại kí sinh trùng gây ra
c. Do muỗi vằn truyền vi-rút gây bệnh sang người
d. Do một loại vi-rút có trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ,…gây ra
II/ PHẦN TỰ LUẬN
......../1đ Câu 7. Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm để nêu đúng tính chất của đồng.
Đồng rất bền, dễ ……………… và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất
kì hình dạng nào. Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt và …………… tốt.
........./1đ Câu 8. Em hãy kể tên một số đồ dùng được làm từ chất dẻo.
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
........./1đ Câu 9. Trong xây dựng, gạch được dùng để làm gì?
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
……../1đ Câu 10. Em hãy nêu cách bảo quản đồ thủy tinh trong nhà.
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..

Người duyệt đề HIỆU TRƯỞNG


TRƯỜNG TIỂU HỌC BÙI VĂN NGỮ
ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2023 - 2024
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu làm đúng đạt 1 điểm:
Câu 1: d
Câu 2: c
Câu 3: Đ, S (học sinh viết đúng 1 ý đạt 0,5 điểm; đúng 2 ý đạt 1 điểm)
Câu 4. Nối ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
A B

Do một loại vi-rút gây ra

Bệnh sốt rét Do kí sinh trùng gây ra

Muỗi a-nô-phen là con vật trung gian truyền bệnh

Đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm; đúng 2 ý đạt 1 điểm.


Câu 5: tính dẻo, thiên thạch
(học sinh viết đúng 1 ý đạt 0,5 điểm; đúng 2 ý đạt 1 điểm)
Câu 6: d
II/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 7. Đồng rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì
hình dạng nào. Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
Câu 8. Một số đồ dùng được làm từ chất dẻo: Đĩa, ghế, dép, vỏ bọc ghế, đồ chơi, bàn chải, …
(học sinh trả lời đúng 1 ý đạt 0,5 điểm; đúng 2 ý trở lên đạt 1 điểm)
Câu 9. Gạch được dùng để:
- Xây tường, lát sàn nhà, lát sân, lát vỉa hè, ốp tường, xây trang trí…
(Học sinh trả lời đúng 1 ý đạt 0,5 điểm; đúng 2 ý trở lên đạt 1 điểm)
Câu 10. Cách bảo quản đồ thủy tinh trong nhà:
- Trong khi lau, rửa thì cần phải nhẹ nhàng.
- Khi sử dụng tránh va chạm mạnh.
- Nên bọc lại bằng giấy báo, hộp đựng bằng giấy với những đồ thuỷ tinh ít sử
dụng.
-…
(Học sinh trả lời đúng 1 ý đạt 0,5 điểm; đúng 2 ý trở lên đạt 1điểm)
 Lưu ý: Học sinh có câu trả lời phù hợp vẫn tính điểm.

You might also like