You are on page 1of 23

BỘ CÔNG THƯƠNG

STT Họ và tên MSSV


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
1 Lê Hải Yến 20085361
VIỆN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
2 Võ Thị Bích Hạnh 20039371
******
3 Lê Khả Vy 20032631

CHỦ ĐỀ: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ


NĂNG SINH LỜI CỦA 28 NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2020-2022

Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Thu Trang

Nhóm: 3

Lớp: DHTD16ATT
NHÓM 3 (BT3)

1. Tên tình huống nghiên cứu được lựa chọn (vấn đề nghiên cứu)
Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của 28 ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2020-2022
2. Thông tin nhóm và phiếu đánh giá kỹ năng làm việc nhóm
Tham gia
thảo luận
nhóm
nhiệt tình
đưa ra ý
STT Họ và tên MSSV Deadlin Tổ Hiệu quả Tổng Chữ
kiến, tạo
e chức làm việc cộng ký
môi

trường
hướng
hợp tác
dẫn cả
tốt
nhóm
Tối đa Tối đa Tối đa Tối đa
30% 30% 10% 30%
1 Võ Thị Bích Hạnh 20039371 30% 30% 10% 30% 100%

2 Lê Hải Yến 20085361 30% 30% 30% 90%

3 Lê Khả Vy 20032631 30% 30% 30% 90%

3. Lý do chọn tình huống nghiên cứu (vấn đề nghiên cứu):


Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế như hiện nay tại Việt Nam, hệ thống NHTM đã xây
dựng nên mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước và đối tượng khách hàng ngày càng đa
dạng. Nó không chỉ đóng vai trò là trung gian cung ứng dịch vụ tài chính cho nền kinh tế,
NHTM còn là doanh nghiệp kinh doanh hoạt động với mục tiêu tạo ra lợi nhuận bền vững.
NHTM còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chu chuyển nguồn vốn từ nơi thừa
vốn đến nơi thiếu vốn, bên cạnh đó ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tài chính khác cần
thiết cho các cá nhân, tổ chức và chính phủ.
Tuy nhiên, hệ thống các NHTM Việt Nam ngày càng bị cạnh tranh bởi các tổ chức tài
chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài, không những tại thị trường trong nước
mà còn tại các thị trường nước ngoài. Vì vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh trở thành tiêu
chí quan trọng đặc biệt là TSSL/VCSH là mục tiêu quan trọng nhất, nó quyết định sự tồn
tại và phát triển của các ngân hàng.
TSSL/VCSH là một trong những yếu tố đo lường quan trọng để đánh giá kết quả khả năng
sinh lời của các NHTM. Khả năng sinh lời là nền tảng quan trọng giúp các ngân hàng đổi
mới, đa dạng hoá sản phẩm, từ đó giúp kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Chính vì vậy, các
nhà quản trị đầu tư luôn quan tâm đến việc đánh giá khả năng sinh lời và điều hành hoạt
động của NHTM.
Sự cạnh tranh lớn nhất trong hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19
trong 2 năm 2020 – 2021 đã khiến cho 28 NHTM Việt Nam đứng trước áp lực khả năng
sinh lời giảm, rủi ro tăng cao. Trong bối cảnh hiện tại, nhất là thời gian phục hồi kinh tế sau
đại dịch (năm 2022), xu hướng mà các NHTM đang hướng tới là đẩy mạnh việc áp dụng
các tiến bộ KH – KT, cơ cấu lại cấu trúc nguồn vốn, chú trọng nhiều hơn vào các hoạt
động kinh doanh tạo ra thu nhập ngoài lãi. Điều điều này sẽ giảm bớt áp lực cạnh tranh và
hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng - huy động tiền gửi, tạo điều kiện
cho ngân hàng thương mại phân tán được ruổi do và có lợi dụng đa dạng từ nhiều hoạt
động khác nhau.
Trên thực tế, việc đánh giá sự ảnh hưởng của của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là hết sức cần thiết, đặc biệt là khi đã có nhiều bài
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời hoặc rủi ro của ngân hàng
thương mại nhưng chưa đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của TTSL/VCSH và chưa xem
xét đồng thời khả năng sinh lợi và rủi ro. Đồng thời, đề nâng cao khả năng sinh lời trong
những năm gần đây, ngành ngân hàng cần nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời trong hoạt động của mình. Chính vì vậy, nhóm em quyết định chọn đề tài
“Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của 28 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn
2020 – 2022”. Nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng ảnh đến TSSL/VCSH của 28
NHTM Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022.
4. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tên bài Thông tin Chủ đề Phạm vi Phương Đo lường biến Kết quả nghiên
STT báo chung nghiên nghiên pháp nghiên cứu cứu
cứu cứu nghiên
cứu

1 Các - Tác giả: Các yếu - Không - Phương Biến phụ thuộc: - SIZE tác động
yếu tố Đỗ Hoàng tố tác gian pháp tổng LNST cùng chiều lên khả
- ROE =
VCSH
ảnh Quang động đến nghiên hợp, năng sinh lời.
Biến độc lập:
hưởng - Năm khả năng cứu: 30 thống kê
- Quy mô ngân hàng: - CAP tác động
đến xuất bản: sinh lời NHTM dữ liệu,
SIZE = Log (TTS) cùng chiều lên khả
khả 2021 của 28 - Thời …
- Quy mô VCSH: năng sinh lời.
năng Ngân gian - Phân
VCSH - DPC tác động
sinh lời hàng ở nghiên tích CAP =
TTS
của Việt Nam cứu: tương cùng chiều lên khả
- Tiền gửi khách
NHTM 2008 - quan năng sinh lời.
hàng: DPC =
cổ 2021 - Kiểm - LOAN tác động
Tổng tiền gửi của khách hàng
phần định TTS !
cùng chiều lên khả
Việt phương - Dư nợ cho vay:
năng sinh lời.
NAM sai thay LOAN =
Tổng cho vay khách hàng - COR tác động
đổi, tự
(ROE TTS ngược chiều lên khả
(1).pdf) tương - Chi phí hoạt động: năng sinh lời.
quan COR =
phần dư - LLP tác động
Tổng chi phí hoạt động
và đa Tổng thu nhập hoạt động ngược chiều lên khả

cộng - Tỷ lệ thanh khoản: năng sinh lời.

tuyến. LIQ =
- AHH tác động
Tổng tài sản thanh khoản
- OLS, ngược chiều lên khả
TTS
FEM,
- Rủi ro tín dụng: năng sinh lời.
REM.
LLP = - GDP tác động
- Kiểm Nợ xấu
cùng chiều lên khả
định và Tổng dư nợ cho vay
năng sin h lời
dùng - Đa dạng hoá thu
phương nhập (AHH) = 1 – - INF tác động cùng
pháp so [(NII/NOI)2 + chiều lên khả năng
sánh để (NON/NOI)2]
tìm ra mô - GDP sinh lời.
hình phù - INF
hợp nhất.
2 Các - Tác giả: Các yếu - Không -Pooled Biến phụ thuộc: - Quy mô ngân
yếu tố Lý Hoàng tố tác gian OLS LNST hàng (SIZE), Chi
- ROE = x
VCSH
tác Khang, Lê động đến nghiên phí hoạt động
- FEM 100%
động Vũ Kỳ khả năng cứu: (COSR), Tỷ lệ lạm
- REM Biến độc lập:
đến Nam, sinh lời NHTM phát (INF), Tổng
- SIZE = SIZE = Log
khả Nguyễn của 28 Việt - FGLS sản phẩm quốc nội
(TTS)
năng Kim Chi Ngân Nam (GDP) tác động
- CR = Tỷ lệ nợ xấu
sinh lời hàng ở cùng chiều đến khả
- Năm - Thời VCSH
của các Việt Nam - CAP = năng sinh lời.
xuất bản: gian TTS
ngân - LOAN =
2021 nghiên - Quy mô vốn chủ
hàng Dư nợ cho vay
cứu: sở hữu, Tỷ lệ nợ
thương TTS
2010 – xấu (CR), Quy mô
mại VN - COSR =
2019 Chi phí hoạt động cho vay khách hàng
Tài liệu TTS (LOAN), Rủi ro tín
số - Xem - LLR = dụng (LLR) tác
chi tiết Dự phòng rủi rotín dụngđộng ngược chiều
(iuh.edu. Tổng dư nợ tín dụng năm(t−1)
đến khả năng sinh
vn) - INF = Tỷ lệ lạm
lời.
phát hằng năm
- GDP = Tổng sản
phẩm quốc nội hằng
năm

3 Tác - Tác giả: Các yếu - Không - Phân Biến phụ thuộc: - Đa dạng hoá thu
động Nguyễn tố tác gian tích hồi nhập, đa dạng hoá
của đa Vũ Bảo động đến nghiên quy mô LNST nguồn vốn càng cao
ROA =
TTS bình quân
dạng Yến, Lê khả năng cứu: 28 hình Pool thì KNSL càng
ROE =
hoá Thị Thu sinh lời NHTM OLS, tăng, rủi ro càng
LNST
đến Huyền, của 28 tại VN FEM, VCSH bìnhquân giảm.
khả Mạc Bùi Ngân REM và - TSSL trên TTS bình - Đa dạng hoá tài
- Thời
năng Phương hàng ở GLS quân có hiệu chỉnh
gian sản và tập trung thị
sinh lời Uyên, Việt Nam rủi ro (AROAA) =
nghiên trường, chi phí hoạt
và rủi Nguyễn ROAA
cứu: động tác động
σROAA
ro của Ngọc Nhã
2010 - ngược chiều đến
- TSSL trên VCSH
các Uyên
2020 khả năng sinh lời.
bình quân có hiệu
NHTM
- Năm
chỉnh rủi ro - Tỷ lệ dư nợ, quy
tại Việt
xuất bản: ROAE
Nam (AROAE) = mô ngân hàng tác
2022 σROAE
động cùng chiều
Tài liệu - Rủi ro phá sản của
đến TTSL hiệu
số - Xem ngân hàng =
chỉnh rủi ro trong
chi tiết VCSH
ROAA + khi biến giả đại diện
(iuh.edu. TTS
σROAA năm xuất hiện dịch
vn)
- Đa dạng hoá thu COVID – 19 chưa
nhập (HHI_ID) thấy tác động rõ rệt.
- Đa dạng hoá tài sản
(HHI_AD)
- Đa dạng hoá nguồn
vốn (HHI_FD)
- Dư nợ cho vay
Dư nợ
(LTA) =
TTS
- Quy mô ngân hàng
= Ln (TTS)
- Tỷ lệ chi phí hoạt
động (CIR) =
Chi phí hoạt động
Thu nhập
- Tỷ lệ dự phòng rủi
ro tín dụng (MCR)
- Mức độ tập trung thị
trường (MAR)
- GDP
- Đại dịch COVID19
(COVID)

 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất:

Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Biến độc lập:
- Quy mô ngân hàng (SIZE) tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
(ROE). Bởi vì quy mô ngân hàng càng lớn thì chiếm lĩnh các thị trường rộng lớn, cũng như
là đa dạng các loại sản phẩm (lãi suất cho vay cạnh tranh, huy động vốn từ thị trường một
cách dễ dàng và ít tốn phí) từ đó sẽ tạo ra một lợi thế rất lớn trong việc đạt được lợi nhuận
cao trong tương lai.
- Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE). Vốn chủ sở hữu càng cao làm giảm khả năng sinh lợi vì đây được coi là nguồn
kinh phí đắt đỏ, chính vì thế tăng vốn chủ sở hữu làm tăng chi phí vốn trung bình. Điều này
làm giảm lợi nhuận của ngân hàng (Angbazo,1997)
- Chi Phí hoạt động (CORS) tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE) Chi phí hoạt động là một phần phí mà ngân hàng nào cũng phải trả trong quá trình
hoạt động của mình. Ngân hàng thường phụ thuộc vào quy mô và phạm vi hoạt động của
ngân hàng. Khi ngân hàng mở rộng hoạt động và tăng cường dịch vụ, chi phí hoạt động
cũng tăng lên. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có thể bị ảnh hưởng bởi việc tăng chi
phí này.
- Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE). Khả năng thanh khoản cao cho thấy ngân hàng có quá nhiều tài sản thanh khoản.
trong khi những tài sản này có tỷ suất sinh lời thấp, ngân hàng mất các hoạt động đầu tư
sinh lời và có thể dẫn đến giảm lợi nhuận (Moolyneux và Thorton, 1992; Tan, 2016)

Ký Tác giả nghiên cứu Tác động


STT Tên Biến Đo lường
hiệu KNSL
Biến Phụ thuộc
Lợi nhuận sau thuế TS Nguyễn Thị Thu Hiền
ROE=
Tổng tài sản (2017), Dr. Abedalfattah
Zuhair AI-abedallat
Y Khả năng sinh lời ROE (2017), Nguyễn Thị Bích
Dung (2015)
ROE (1).pdf

Biến Độc lập


SIZE=Log (Tổng tài sản) TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Tác động
X2 Quy mô ngân hàng SIZE (2017) cùng chiều
ROE (1).pdf

Vốnchủ sở hữu TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Tác động


CAP=
Quy mô vốn chủ Tổng tài sản (2017), Lê Đồng Duy cùng chiều
X3 CAP Trung (2020)
sở hữu
ROE (1).pdf

Chi phí hoạt động TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Tác động
CORS=
Tổngtài sản (2017), Lê Đồng Duy cùng chiều
X4 Chi phí hoạt động CORS Trung (2020)
ROE (1).pdf

Tổng tài sản thanh khoản


Moolyneux và Thorton Tác động
LIQ=
Tổng tài sản (1992) và Tan (2016) ngược chiều
X5 Tỷ lệ thanh khoản LIQ
: doc20230403sfem.pdf
(iuh.edu.vn)

5. Dữ liệu phân tích


Để tính ra các chỉ tiêu thì nhóm đã thu thập từ báo cáo tài chính thuyết minh của từng ngân hàng
(Cách tính số liệu đính kèm theo file)
Ngân hàng Idd Nam ROE SIZE CAP COSR LIQ
Ngân hàng TMCP An Bình 1 2020 0.010 8.066 0.077 0.016 0.005
Ngân hàng TMCP An Bình 1 2021 0.013 8.083 0.097 0.015 0.004
Ngân hàng TMCP An Bình 1 2022 0.010 8.114 0.100 0.015 0.004
Ngân hàng TMCP Á Châu 2 2020 0.018 8.722 0.085 0.016 0.013
Ngân hàng TMCP Á Châu 2 2021 0.017 8.648 0.080 0.017 0.017
Ngân hàng TMCP Á Châu 2 2022 0.023 8.784 0.096 0.019 0.014
Ngân hàng TMCP Bắc Á 3 2020 0.005 8.069 0.071 0.011 0.005
Ngân hàng TMCP Bắc Á 3 2021 0.006 8.078 0.076 0.011 0.005
Ngân hàng TMCP Bắc Á 3 2022 0.006 8.110 0.076 0.013 0.006
Ngân hàng TMCP Đầu từ và
4 2020 0.005 9.181 0.053 0.012 0.008
phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu từ và
4 2021 0.006 9.246 0.049 0.011 0.007
phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu từ và
4 2022 0.009 9.326 0.049 0.011 0.006
phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Bản Việt 5 2020 0.003 7.786 0.064 0.014 0.007
Ngân hàng TMCP Bản Việt 5 2021 0.003 7.884 0.061 0.014 0.008
Ngân hàng TMCP Bản Việt 5 2022 0.005 7.899 0.063 0.016 0.006
Ngân hàng TMCP Công
6 2020 0.010 9.128 0.064 0.012 0.007
thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công
6 2021 0.009 9.185 0.061 0.011 0.007
thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công
6 2022 0.009 9.257 0.060 0.011 0.006
thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại Xuất
7 2020 0.007 8.205 0.105 0.015 0.013
nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng thương mại Xuất
7 2021 0.006 8.220 0.107 0.015 0.012
nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng thương mại Xuất
7 2022 0.016 8.267 0.111 0.019 0.011
nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng TMCP Phát triển
8 2020 0.015 8.504 0.077 0.019 0.007
TP Hồ Chí Minh
Ngân hàng TMCP Phát triển
8 2021 0.017 8.574 0.082 0.017 0.007
TP Hồ Chí Minh
Ngân hàng TMCP Phát triển
8 2022 0.020 8.619 0.094 0.021 0.007
TP Hồ Chí Minh
Ngân hàng TMCP Kiên Long 9 2020 0.002 7.758 0.068 0.019 0.013
Ngân hàng TMCP Kiên Long 9 2021 0.009 7.923 0.056 0.015 0.012
Ngân hàng TMCP Kiên Long 9 2022 0.006 7.933 0.060 0.017 0.009
Ngân hàng TMCP Bưu điện
10 2020 0.008 8.384 0.059 0.019 0.014
Liên Việt
Ngân hàng TMCP Bưu điện
10 2021 0.010 8.461 0.058 0.018 0.010
Liên Việt
Ngân hàng TMCP Bưu điện
10 2022 0.014 8.516 0.073 0.016 0.009
Liên Việt
Ngân hàng TMCP Quân đội 11 2020 0.017 8.695 0.101 0.021 0.006
Ngân hàng TMCP Quân đội 11 2021 0.022 8.783 0.103 0.020 0.006
Ngân hàng TMCP Quân đội 11 2022 0.025 8.862 0.109 0.020 0.005
Ngân hàng TMCP Hàng hải
12 2020 0.011 8.247 0.096 0.020 0.012
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Hàng hải
12 2021 0.020 8.309 0.108 0.019 0.007
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Hàng hải
12 2022 0.022 8.328 0.125 0.021 0.007
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Nam Á 13 2020 0.006 8.128 0.049 0.012 0.007
Ngân hàng TMCP Nam Á 13 2021 0.009 8.185 0.052 0.015 0.007
Ngân hàng TMCP Nam Á 13 2022 0.010 8.249 0.071 0.016 0.006
Ngân hàng TMCP Quốc dân 14 2020 0.000 7.952 1.000 0.009 0.003
Ngân hàng TMCP Quốc dân 14 2021 0.000 7.868 1.000 0.013 0.003
Ngân hàng TMCP Quốc dân 14 2022 0.000 7.954 1.000 0.011 0.004
Ngân hàng TMCP Phương
15 2020 0.023 14.183 0.114 0.015 0.000
Đông
Ngân hàng TMCP Phương
15 2021 0.024 14.266 0.118 0.013 0.000
Đông
Ngân hàng TMCP Phương
15 2022 0.018 14.288 0.130 0.016 0.000
Đông
Ngân hàng TMCP xăng dầu
16 2020 0.005 10.558 0.000 0.018 0.000
petrolimet
Ngân hàng TMCP xăng dầu
16 2021 0.006 7.608 0.103 0.016 0.005
petrolimet
Ngân hàng TMCP xăng dầu
16 2022 0.008 7.690 0.094 0.015 0.007
petrolimet
Ngân hàng TMCP Sài gòn
17 2020 0.004 7.379 1.000 0.020 0.007
Công Thương
Ngân hàng TMCP Sài gòn
17 2021 0.005 7.391 1.000 0.023 0.008
Công Thương
Ngân hàng TMCP Sài gòn
17 2022 0.007 7.442 1.000 0.021 0.009
Công Thương
Ngân hàng TMCP Sài Gòn -
18 2020 0.006 8.616 0.058 0.010 0.004
Hà Nội
Ngân hàng TMCP Sài Gòn -
18 2021 0.010 8.705 0.070 0.009 0.004
Hà Nội
Ngân hàng TMCP Sài Gòn -
18 2022 0.014 8.741 0.078 0.008 0.003
Hà Nội
Ngân hàng TMCP Đông Nam
19 2020 0.008 8.256 0.076 0.012 0.006
Á
Ngân hàng TMCP Đông Nam
19 2021 0.012 8.326 0.088 0.012 0.005
Á
Ngân hàng TMCP Đông Nam
19 2022 0.018 8.364 0.113 0.015 0.004
Á
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
20 2020 0.005 8.692 0.059 0.022 0.016
Thương Tín
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
20 2021 0.007 8.717 0.066 0.019 0.016
Thương Tín
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
20 2022 0.009 8.772 0.065 0.018 0.013
Thương Tín
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
21 2020 0.029 8.643 0.170 0.020 0.008
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
21 2021 0.032 8.755 0.164 0.020 0.006
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
21 2022 0.029 8.844 0.162 0.019 0.006
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Tiên Phong 22 2020 0.017 8.315 0.081 0.020 0.011
Ngân hàng TMCP Tiên Phong 22 2021 0.016 8.467 0.089 0.016 0.009
Ngân hàng TMCP Tiên Phong 22 2022 0.019 8.517 0.098 0.018 0.007
Ngân hàng TMCP Việt á 23 2020 0.004 13.937 0.066 0.007 0.003
Ngân hàng TMCP Việt á 23 2021 0.006 14.004 0.063 0.007 0.004
Ngân hàng TMCP Việt á 23 2022 0.008 14.022 0.069 0.008 0.004
Ngân hàng TMCP Việt Nam
24 2020 0.003 7.961 0.058 0.014 0.006
Thương Tín
Ngân hàng TMCP Việt Nam
24 2021 0.005 8.014 0.056 0.011 0.005
Thương Tín
Ngân hàng TMCP Việt Nam
24 2022 0.005 8.047 0.056 0.012 0.006
Thương Tín
Ngân hàng TMCP Ngoại
25 2020 0.014 9.123 0.071 0.012 0.011
thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại
25 2021 0.016 9.151 0.077 0.012 0.013
thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại
25 2022 0.016 9.259 0.075 0.012 0.010
thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
26 2020 0.019 8.389 0.073 0.018 0.006
Nam
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
26 2021 0.021 8.491 0.078 0.017 0.005
Nam
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
26 2022 0.025 8.535 0.095 0.018 0.005
Nam
Ngân hàng TMCP Việt Nam
27 2020 0.025 8.622 0.126 0.027 0.008
Thịnh Vương
Ngân hàng TMCP Việt Nam
27 2021 0.021 8.738 0.158 0.020 0.004
Thịnh Vương
Ngân hàng TMCP Việt Nam
27 2022 0.027 8.800 0.164 0.022 0.004
Thịnh Vương
Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông Thôn Việt 28 2020 0.007 9.195 0.047 0.017 0.011
Nam
Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông Thôn Việt 28 2021 0.007 9.229 0.045 0.015 0.011
Nam
Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát triển Nông Thôn Việt 28 2022 0.010 9.273 0.046 0.015 0.010
Nam

6. Kết quả thống kê mô tả


Câu lệnh: sum roe size cap cosr liq
Bảng kết quả:
Variable Obs Mean Std. Dev Min Max

ROE 84 0.0120119 0.0076591 0 0.032

SIZE 84 8.866845 1.554677 7.379 14.288

CAP 84 0.1483929 0.2395015 0 1

CORS 84 0.0156071 0.0040717 0.007 0.027

LIQ 84 0.0072857 0.0036982 0 0.017

Phân tích ngắn gọn kết quả: 84 quan sát tương đương với 84 của tưng ngân hàng giai đoạn
thời gian 2020-2022
- Tỷ suất trên VCSH trong đó có giá trị trung bình 0.0120119, độ lệch chuẩn 0.0076591, giá
trị nhỏ nhất 0 ở Ngân hàng TMCP Quốc Dân năm 2020-2022 và giá trị lớn nhất 0.032 ở
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam năm 2021.
- Quy mô ngân hàng trong đó có giá trị trung bình 8.866845, độ lệch chuẩn 1.554677, giá trị
nhỏ nhất 7.379 ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương năm 2020 và giá trị lớn nhất
14.288 ở Ngân hàng TMCP Phương Đông năm 2022.
- Quy mô Vốn chủ sở hữu trong đó giá trị trung bình 0.1483929, độ lệch chuẩn 0.2395015,
giá trị nhỏ nhất là 0 ở Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimet năm 2020 và giá trị lớn nhất là
1 ở Ngân hàng TMCP Quốc Dân năm 2020-2022, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
năm 2020-2022.
- Chi phí hoạt động trong đó giá trị trung bình 0.0156071, độ lệch chuẩn 0.0040717, giá trị
nhỏ nhất là 0.007 ở Ngân hàng TMCP Việt Á năm 2020-2021 và giá trị lớn nhất là 0.027 ở
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm 2020.
- Tỷ lệ thanh khoản trong đó giá trị trung bình 0.0072857, độ lệch chuẩn 0.0036982, giá trị
nhỏ nhật là 0 ở Ngân hàng TMCP Phương Đông năm 2020-2022 và giá trị lớn nhất là 0.017
ở Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2021.
7. Kết quả phân tích hệ số tương quan
Câu lệnh: corr roe size cap cosr liq
Bảng kết quả:
ROE SIZE CAP COSR LIQ

ROE 1.000

SIZE 0.1716 1.000

CAP -0.2461 -0.2082 1.000

CORS 0.4873 -0.3139 0.0928 1.000

LIQ -0.0720 -0.3769 -0.1421 0.3348 1.000

Phân tích ngắn gọn kết quả:


- Hệ số tương quan của quy mô ngân hàng là 0.1716 và Chi phí hoạt đông là 0.4873 < 0.8
=> Không có hiện tương đa cộng tuyến xảy ra. Hệ sô tương quan của quy mô ngân hàng và
chi phí hoạt động tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên Vốn chủ sở hữu.
- Hệ số tương quan của quy mô Vốn chủ sở hữu là -0.2461 và Tỷ lệ thanh khoản là -
0.0720 < 0.8 => Không có hiện tương đạ cộng tuyến xảy ra. Hệ số tương quan của quy mô
Vốn chủ sở hữu và tỷ lệ tác động ngược chiều với khả năng sinh lời trên Vốn chủ sở hữu.
- Hệ số tương quan giữa quy mô vốn chủ sở hữu với quy mô ngân hàng là -0.2082 < 0.8 =>
Không có hiện tượng đa công tuyến xảy ra. Hệ số tương quan giữa quy mô vốn chủ sở hữu
với quy mô ngân hàng tác động ngược chiều với khả năng sinh lời trên Vốn chủ sở hữu.
- Hệ số tương quan giữa chi phí hoạt động với quy mô ngân hàng là -0.3139 < 0.8 =>
Không có hiện tượng đa công tuyến xảy ra. Hệ số tương quan giữa chi phí hoạt động với
quy mô ngân hàng tác động ngược chiều với khả năng sinh lời trên Vốn chủ sở hữu.
- Hệ số tương quan giữa tỷ lệ thanh khoản với quy mô ngân hàng là -0.3769 < 0.8 =>
Không có hiện tượng đa công tuyến xảy ra. Hệ số tương quan giữa tỷ lệ thanh khoản với
quy mô ngân hàng tác động ngược chiều với khả năng sinh lời trên Vốn chủ sở hữu.
- Hệ số tương quan giữa chi phí hoạt động sở hữu với quy mô vốn chủ sở hữu là 0.0928 <
0.8 => Không có hiện tượng đa công tuyến xảy ra. Hệ số tương quan giữa chi phí hoạt
động với quy mô vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên Vốn chủ
sở hữu.
- Hệ số tương quan giữa chi phí hoạt động với quy mô vốn chủ sử hữu là 0.0928 < 0.8 =>
Không có hiện tượng đa công tuyến xảy ra. Hệ số tương quan giữa chi phí hoạt động với
quy mô vốn chủ sử hữu tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên Vốn chủ sở hữu.
- Hệ số tương quan giữa tỷ lệ thanh khoản với quy mô vốn chủ sở hữu là -0.1421< 0.8 =>
Không có hiện tượng đa công tuyến xảy ra. Hệ số tương quan giữa tỷ lệ thanh khoản với
quy mô vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều với khả năng sinh lời trên Vốn chủ sở hữu.
- Hệ số tương quan giữa tỷ lệ thanh khoản với chi phí hoạt động là 0.3348< 0.8 => Không
có hiện tượng đa công tuyến xảy ra. Hệ số tương quan giữa tỷ lệ thanh khoản với chi phí
hoạt động tác động cùng chiều với khả năng sinh lời trên Vốn chủ sở hữu.
=> Hệ số tương quan giữa tỷ lệ thanh khoản với chi phí hoạt động có giá trị lớn nhất là
0.3348 < 0.8
=> Không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng
8. Ước lượng mô hình nghiên cứu theo các phương pháp cơ bản
 So sánh giữa phương pháp Pooled OLS và phương pháp FEM
(Giả thuyết Ho = Chọn Pooled OLS)
Câu lệnh 1: reg roe size cap cosr liq
Câu lệnh 2: xtreg roe size cap cosr liq, fe
Bảng kết quả:

Number of obs = 84
Number of groups = 28
Obs per group
min = 3
avg = 3.0
max = 3
F (4,52) = 7.90
Prob > F = 0.0000

ROE Coefficient Std. err t P > |t| [95% conf. interval]

SIZE 0.0028269 0.0019661 1.44 0.156 -0.0011185 0.0067722

CAP 0.1329396 0.0382462 3.48 0.001 0.056193 0.2096863

COSR 0.3250509 0.210428 1.54 0.128 -0.0972037 0.7473055

LIQ -0.546169 0.3077904 -1.77 0.082 -1.163796 0.0714577

_Cons -0.0338746 0.0233159 -1.45 0.152 -0.0806613 0.0129121

Sigma_u 0.03447091
Sigma_e 0.00233036

rho 0.99545053 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F (27, 52) = 16.11 Prob > F = 0.0000
Phân tích ngắn gọn:
- F test: P-value (Prob > F) = 0.0000 < 1% => Bác bỏ giả thuyết H0 tại mức ý nghĩa 1%
 Chọn FEM
 So sánh giữa phương pháp FEM và REM
(Giả thuyết H0 = Chọn REM)
Câu lệnh 1: xtreg roe size cap cosr liq, fe
Câu lệnh 2: est sto FE
Câu lệnh 3: xtreg roe size cap cosr liq, re
Câu lệnh 4: est sto RE
Câu lệnh 5: hausman FE RE
Bảng kết quả:

Test of H0: Difference in coefficients not systematic


chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B) ^ (-1)] (b-B)
= 169.18
Prob > chi2 = 0.0000

Phân tích ngắn gọn:


- P-value (Prob > chi2) =0.0000 < 1% => Bác bỏ giả thuyết H0 tại mức ý nghĩa 1%
 Chọn FEM
Kết luận chung: Qua 2 lần so sánh giữa phương pháp Pooled OLS với phương pháp FEM
và giữa phương pháp FEM với REM thì chọn phương pháp FEM.
9. Kiểm định các khuyết tật của mô hình
 Kiệm định hiện tượng đa cộng tuyến
Nhân tử phóng đại phương sai
Câu lệnh: collin size cap cosr liq
Variable VIF SQRT VIF Tolerance R-Squared

SIZE 1.31 1.15 0.7620 0.2380

CAP 1.12 1.06 0.8918 0.1082

CORS 1.19 1.09 0.8392 0.1608

LIQ 1.33 1.15 0.7519 0.2481

MEAN VIF 1.24

Phân tích ngắn gọn:


- VIF của quy mô ngân hàng 1.31 < 10 không có hiện tượng đa cộng tuyến
- VIF của quy mô vốn chủ sở hữu 1.12 < 10 không có hiện tượng đa cộng tuyến
- VIF của chi phí hoạt động 1.19 < 10 không có hiện tượng đa cộng tuyến
- VIF của tỷ lệ thanh khoản 1.33 < 10 không có hiện tượng đa cộng tuyến
 Giá trị trung bình VIF 1.21 < 10 các biến độc lập không có hiện tượng đa cộng tuyến
cao với các biến khác.
 Kiểm định phương sai thay đổi
(Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi)
Câu lệnh: xtreg roe size cap cosr liq, fe
xttest3
Bảng kết quả:
Modified Wald test for groupwise
heteroskedasticity
in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (28) = 1.7e+05
Prob>chi2 = 0.0000

Phân tích ngắn gọn:


- P-value (Prob > chi2) = 0.0000 < 1% => Bác bỏ giả thuyết H0 tại mức ý nghĩa 1% => Mô
hình có hiện tượng phương sai thay đổi
 Cần khắc phục
 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
(Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan)
Câu lệnh: xtserial roe size cap cosr liq
Bảng kết quả:

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first order autocorrelation
F(1, 27) = 1.467
Prob > F = 0.2364

Phân tích ngắn gọn:


- P-value (Prob > F) = 0.2364 > 10% => Chấp nhận giả thuyết H0
 Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
Kết luận chung: Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, mô hình REM không xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Tuy nhiên mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi
và phân dư không có phân phối chuẩn. Vì vậy tiến hành thực hiện phương pháp bình
phương nhỏ nhất tổng quan để khắc phục hiên tượng phương sai thay đổi.
10. Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu
 Khắc phục mô hình bằng cách sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quan
Câu lệnh: xtgls roe size cap cosr liq, panel(het)
Bảng kết quả:

Number of obs = 84
Number of groups = 28
Time periods = 3
Wald chi2(4) = 250.41
Prob > chi2 = 0.0000

ROE Coefficient Std. err t P > |t| [95% conf. interval]

SIZE 0.0010248 0.0003262 3.14 0.002 0.0003854 0.0016641

CAP -0.0098658 0.0014494 -6.81 0.000 -0.0127065 -0.0070251

COSR 1.289752 0.0941611 13.70 0.000 1.1052 1.474304

LIQ -0.7247964 0.1420602 -5.10 0.000 -1.003229 -0.4463635

_Cons -0.0105998 0.0038227 -2.77 0.006 -0.0180922 -0.0031074


 Kết quả và thảo luận nghiên cứu
ROE

Biến độc lập Giả thuyết Kết quả nghiên cứu

Tác động đến Tác động đến P-value Mức ý nghĩa


KNSL (ROE) KNSL (ROE)

SIZE Cùng chiều Cùng chiều 0.002 Tại mức ý


nghĩa 1%, độ
tin cậy 99%

CAP Ngược chiều Ngược chiều 0.000 Tại mức ý


nghĩa 1%, độ
tin cậy 99%

CORS Cung chiều Cùng chiều 0.000 Tại mức ý


nghĩa 1%, độ
tin cậy 99%

LIQ Ngược chiều Ngược chiều 0.000 Tại mức ý


nghĩa 1%, độ
tin cậy 99%

Phương trình mô hình:

ROEi = β0 + β1SIZEi + β2CAP2i + β3COSR3i + β4LIQ4i


= -0.0105998 + 0.0010248 SIZEi + (-0.0098658) CAP2i + 1.289752 COSR3i + (-0.7247964) LIQ4 + εi

Kiểm định F:
(Giả thuyết H0 = 0: Mô hình không phù hơp)
=> Giá trị P-value (Prob > chi2) = 0.0000 < 1% => Bác bỏ giả thuyết H0 tại mức ý nghĩa
1% độ tin cậy 99% => Mô hình phù hợp
Kiểm định hệ số β:
(Giả thuyết H0: βj = 0)
- Biến quy mô ngân hàng giá trị P-value (P > |t|) = 0.002 < 1% tại mức ý nghĩa 1%. Biến
quy mô ngân hàng (SIZE) tác động cùng chiều với ROE là 0.0010248. Khi quy mô ngân
hàng tăng giảm 1% thì ROE tăng giảm 0.0010248%. Điều này cho thấy khi ngân hàng mở
rộng quy mô hoạt động có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì khi ngân hàng mở
rộng quy mô thì việc tiếp cận khách hàng càng nhiều từ đó thu về lợi nhuận từ việc khách
hàng.
- Biến quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) giá trị P-value (P > |t|) = 0.000 < 1% tại mức ý nghĩa
1%. Biến quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) tác động ngược chiều với ROE là -0.0098658.
Khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng giảm 1% thì ROE giảm tăng -0.0098658%. Điều này cho
thấy khi ngân hàng thương mại sử dụng đòn bẩy tài chính cao để tăng cường hoạt động cho
vay. Khi ngân hàng vay một phần vốn từ các nguồn khác nhau để cấp cho vay. Từ đó khi
đòn bẩy tài chính tăng lên quy mô vốn chủ sở hữu tăng. ROE có thể giảm do chi phí lãi
suất và chi phí vốn.
- Biến chi phí hoạt động (COSR) có giá trị P-value (P > |t|) = 0.000 < 1% tại mức ý nghĩa
1%. Biến chi phí hoạt động (COSR) tác động cùng chiều với ROE là 1.289752. Khi chi phí
hoạt động tăng giảm 1% thì ROE tăng giảm 1.289752%. Chi phí hoạt động là chi phí mà
ngân hàng thương mại phải trả trong quá trình hoạt động của mình. Để kiểm soát tốt các
chi phí cần có một quản lý nguồn nhân lực hiểu quả qua đó đánh giá thực lực từng nhân
viên đưa ra các chính sách mức lương để thúc đẩy nhân viên hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Từ đó giúp cho ngân hàng thương mại cải thiện được khả năng sinh lời.
- Biến tỷ lệ thanh khoản (LIQ) có giá trị P-value (P > |t|) = 0.000 < 1% tại mức ý nghĩa 1%.
Biến tỷ lệ thanh khoản (LIQ) tác động ngược chiều với ROE là -0.7247964. Khi tỷ lệ thanh
khoản tăng giảm 1% thì ROE giảm tăng -0.7247964%. Tỷ lệ thanh khoản cao trong ngân
hàng có thể đảm bảo sự sẵn sàng và khả năng chi trả nhanh chóng khi gặp nhu cầu rút tiền
của khách hàng hoặc khi xảy ra biến động trong hệ thống tài chính. Tuy nhiên, để duy trì
mức thanh khoản cao, ngân hàng thường phải giữ một số tiền lớn dưới dạng tiền mặt hoặc
khoản tiền tương đương, đồng nghĩa với việc không sử dụng hoặc đầu tư hết tất cả vốn chủ
sở hữu của mình. Điều này có thể làm giảm ROE vì lợi nhuận tiềm năng từ việc sử dụng
vốn chủ sở hữu không được tận dụng.
- Cons β0 là -0.0105998 tác động ngược chiều với ROE có giá trị P-value = 0.006 < 1%
bác bỏ giả thuyết H0 tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của các biến không kể đến
trong mô hình đến biến phụ thuộc tỷ suất trên vốn chủ sở hữu.
11. Kết luận
Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời (ROE) của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam
giai đoạn từ 2020-2022 dựa theo phương pháp Fixed effects model (FEM) cho thấy các kết
quả nghiên cứu khi so sánh với giả thuyết nghiên cứu đưa ra thì cần xem xét lại ở Việt
Nam trong bối cảnh hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quy mô ngân
hàng (SIZE), quy mô vốn chủ sở hữu (CAP), chi phí hoạt động (CORS) và tỷ lệ thanh
khoản đều có tác động lên khả năng sinh lời (ROE) đối với các ngân hàng thương mại.
Trong đó có 2 yếu tố tác động cùng chiều với khả năng sinh lời (ROE) là quy mô ngân
hàng và chi phí hoạt động, 2 yếu tố còn lại tác động ngược chiều với khả năng sinh lời
(ROE).

You might also like